Tải bản đầy đủ (.docx) (14 trang)

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.29 KB, 14 trang )

MỘT SỐ PHƯƠNG PHÁP VÀ KỸ THUẬT TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG HƯỚNG
NGHIỆP Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
A NUMBER OF METHODS AND TECHNIQUES ABOUT ORGANIZING CAREER
GUIDANCE ACTIVITIES IN HIGH SCHOOL

TS. Nguyễn Thị Ngọc Bé, Trường Đại học Sư phạm Huế
Email:
ThS. Phạm Thị Quyên, Trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế

Tóm tắt: Một trong những mục tiệu cơ bản của chương trình Giáo dục Hướng nghiệp
(GDHN) trung học phổ thông (THPT) là rèn luyện cho học sinh kỹ năng tự đánh giá được xu
hướng, năng lực của bản thân và điều kiện gia đình, đối chiếu với nhu cầu xã hội để có khả năng
định hướng và lựa chọn nghề nghiệp tương lại một cách hợp lý. Trong bài báo này, chúng tôi giới
thiệu các phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT
nhằm nâng cao hiệu quả giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh có sự lựa chọn nghề nghiệp tương
lai đúng đắn, phù hợp với năng lực và hứng thú của bản thân.
Từ khoá: Hướng nghiệp, hứng thú, học sinh THPT, phương pháp, kỹ thuật, năng lực.
Abstracts: One of the basic targets of career guidance education program in high school is
training for students the self-assessment skills about trends, the self-capacity and family
conditions, compare with the demand of social in order to have the capacity of orientation and
chosing the future career reasonably. In this study, we introduce a number of methods and
techniques about organizing career guidance education in high school to improve the efficiency
of career guidance education, helping students to have the proper career choice and suitable with
their capacity and interest.
Key words: Career guidance, interest, high school student, method, technique, capacity,

1. Đặt vấn đề


Hướng nghiệp là một trong những nội dung không thể thiếu trong công tác dạy học và giáo
dục ở các trường phổ thông hiện nay. “Chiến lược phát triển giáo dục đến năm 2010 và chủ


trương đổi mới chương trình giáo dục phổ thông hiện nay nhấn mạnh đến yêu cầu tăng cường
giáo dục hướng nghiệp nhằm góp phần tích cực và có hiệu quả trong cách định hướng nghề
nghiệp cho HS, chuẩn bị cho học sinh đi vào cuộc sống lao động hoặc tiếp tục đi đào tạo phù hợp
với năng lực của bản thân và nhu cầu của xã hội” [12].
GDHN hiện nay có vai trò rất lớn giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp,
chọn được nghề phù hợp với bản thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội, góp phần vào
việc phân luồng và sử dụng hợp lí nguồn lao động thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội bền vững.
Trong Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng đã nêu rõ: “Coi trọng công tác
hướng nghiệp và phân luồng học sinh trung học, chuẩn bị cho thanh niên, thiếu niên đi vào lao
động nghề nghiệp phù hợp với sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong cả nước và từng địa phương”
[8].
Học sinh THPT là những người đang học những năm cuối của hệ thống giáo dục phổ
thông, với các em, yếu tố chọn nghề có ý nghĩa nghiêm túc, trực tiếp, cấp bách. Trong quá trình
chọn nghề, các em thường gặp khó khăn, bế tắc mà bản thân không đủ khả năng giải quyết như
còn mơ hồ về các ngành nghề, lựa chọn mang tính nước đôi, cảm tính, chủ quan, mâu thuẫn, bất
đồng giữa cha mẹ và con cái… Những khó khăn này không được giải quyết kịp thời sẽ gây nên
sự lo lắng cho các em và đưa ra những quyết định không đúng đắn trong chọn nghề.
Nguyên nhân của thực trạng trên là do công tác GDHN thời gian qua trong nhà trường
THPT chưa tốt. Việc GDHN cho học sinh chưa đồng bộ và hệ thống. Đội ngũ giáo viên đảm
nhiệm công việc này không được đào tạo bài bản, chính quy mà là giáo viên dạy môn khác
chuyển sang hoặc kiêm nhiệm. Phân bố thời gian, số tiết học cho môn hoạt động GDHN còn ít.
Nội dung GDHN trong nhà trường hiện nay còn hạn chế: phiến diện, chưa nói rõ được bản chất
của các nghề, chưa xác lập được những yêu cầu về phẩm chất, năng lực của cá nhân phù hợp với
nghề đó. Về hình thức, còn nghèo nàn mang tính chất xơ cứng, đại trà, hình thức mà chưa phân
hóa theo các đối tượng học sinh. Trong quá trình hướng nghiệp chỉ hướng tới cung cấp thông tin,
đưa ra những lời khuyên mang tính chủ quan đôi khi áp đặt của nhà giáo dục, của giáo viên.
Với thực trạng trên, chúng tôi đã nghiên cứu đề xuất một số phương pháp và kỹ thuật trong
tổ chức hoạt động hướng nghiệp ở nhà trường trung học phổ thông nhằm giúp học sinh đánh giá
hứng thú và năng lực nghề nghiệp của bản thân và lựa chọn ngành nghề một cách đúng đắn



2. Nội dung
2.1. Phương pháp và kỹ thuật trong tổ chức hoạt động hướng nghiệp
2.1.1. Các phương pháp trong tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiêp
Trong mọi hoạt động, giáo viên đóng vai trò cố vấn, xác định mục tiêu, nội dung, cách thức
hoạt động, còn các em học sinh giữ vai trò chủ thể hoạt động, điều khiển hoạt động và tự đánh
giá. Do vậy, phương pháp tổ chức hoạt động hướng nghiệp gồm một số phương pháp đặc thù
sau:
- Thuyết trình nêu vấn đề: giáo viên truyền đạt thông tin và tri thức đến học sinh bằng lời
nói. Phương pháp thuyết trình có thể áp dụng trong những tình huống dưới đây: Giới thiệu khái
quát chủ đề, nói ngắn gọn những vấn đề quan trọng và cần thiết để học sinh biết được ý nghĩa và
nội dung của chủ đề; Giải thích các điểm chính của chủ đề; Giao bài tập cho học sinh.
- Dạy học theo tình huống: là phương pháp dạy học dựa trên quan điểm “Giáo dục là sự
chuẩn bị cho người học vào việc giải quyết các tình huống của cuộc sống”(Soul B. Robinsohl
1967). Học theo tình huống học sinh có điều kiện trao đổi với nhau, trao đổi với giáo viên, được
nhận xét, trình bày những suy nghĩ và hiểu biết của mình về cuộc sống, về nghề nghiệp và nhất
là vấn đề chọn nghề tương lai. Phương pháp tình huống được tiến hành theo những bước sau:
Bước 1: Học sinh nhận biết tình huống và những vấn đề cần giải quyết thuộc trường hợp
nào và liên hệ với kinh nghiệm của bản thân.
Bước 2: Học sinh thu thập thông tin cần thiết để giải quyết vấn đề.
Bước 3: Thảo luận, trao đổi để tìm các phương án giải quyết.
Bước 4: So sánh các phương án, lựa chọn một phương án giải quyết.
Bước 5: Trình bày, bảo vệ phương án đã lựa chọn.
Bước 6: So sánh, vận dụng hoặc lấy ví dụ trong thực tiễn.
- Dạy học dự án: Trong hoạt động hướng nghiệp, dự án thường được thực hiện là loại dự
án tìm hiểu thông tin nghề và cơ sở đào tạo cần thiết cho học sinh. Dạy học dự án được thực hiện
theo những bước sau:
+ Chọn đề tài và xác định mục tiêu của dự án.
+ Xây dựng đề cương và kế hoạch thực hiện.



+ Thực hiện dự án.
+ Thu thập kết quả và công bố sản phẩm.
+ Đánh giá kết quả.
- Phương pháp làm việc theo nhóm là một trong những phương pháp học tập có hiệu quả
trong việc tổ chức hoạt động hướng nghiệp cho học sinh phổ thông. Giảng dạy dựa trên phương
pháp làm việc theo nhóm là một phương pháp sư phạm mà theo đó, lớp được chia thành nhiều
nhóm, mỗi nhóm được phân công giải quyết một công việc cụ thể hướng tới một nội dung công
việc chung lớn hơn; kết quả của từng nhóm sẽ được trình bày để thảo luận chung trước khi giáo
viên đi đến kết luận cuối cùng. Khi làm việc nhóm, học sinh có thể cùng nhau đạt được những
điều mà các em không làm được một mình, bằng cách là đóng góp một phần hiểu biết của mình
rồi cả nhóm tập hợp lại thành “bức tranh tổng thể” về thông tin nghề hoặc quyết định chọn nghề.
- Tổ chức thảo luận lớp về nội dung hướng nghiệp: trong quá trình tổ chức hoạt động
hướng nghiệp cho học sinh, phương pháp thảo luận có những thuận lợi: Giúp học sinh nhận thức
sâu sắc và xử lí thông tin nhanh trong những chủ đề có nội dung tìm hiểu một nghề cụ thể.
+ Qua thảo luận, học sinh hiểu được quan điểm của bạn khác.
+ Học sinh phân tích, đánh giá được nhiều tình huống học tập do giáo viên đưa ra.
+ Học sinh học cách lập luận, lí giải được vấn đề chọn nghề.
- Tổ chức trò chơi theo chủ đề hướng nghiệp: là một phương pháp có hiệu quả để thu hút
sự tham gia của học sinh nhằm giúp học sinh hứng thú, giảm bớt mệt mỏi trong quá trình học
tập. Hoạt động giáo dục hướng nghiệp nhiều khi được thể hiện như một sân chơi bổ ích cho học
sinh. Qua đó, các em vừa được học, vừa được tham gia những trò chơi hấp dẫn. Các bước tiến
hành phương pháp:
+ Phổ biến luật chơi.
+ Đảm bảo học sinh nắm được qui tắc chơi.
+ Giáo viên rút ra kết luận cho học sinh qua trò chơi.
- Đóng vai (diễn kịch), mô phỏng: là phương pháp cơ bản để rèn luyện kĩ năng giao tiếp
cho học sinh. Đóng vai là cơ hội để học sinh thực hành một số nhiệm vụ hay cách ứng xử nào đó
trong một môi trường mẫu trước khi các tình huống thực xảy ra. Qua đóng vai, học sinh biết xử lí



thông tin, ứng dụng những lý thuyết đã học vào thực tế sinh động và đa dạng. Đóng vai tạo điều
kiện cho học sinh thực hành kĩ năng ra quyết định cho hướng đi của mình. Có thể áp dụng
phương pháp này để tạo tình huống trước khi thảo luận một chủ đề nào đó. Đóng vai sẽ kích
thích học sinh thảo luận sôi nổi về chủ đề được nêu
2.1.2. Kỹ thuật tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
Các kỹ thuật phát huy tính tích cực, sáng tạo của người học trong tổ chức hoạt động
hướng nghiệp bao gồm: Kỹ thuật động não, kỹ thuật thông tin phản hồi, kỹ thuật Philip 6x6, kỹ
thuật tia chớp…
- Kỹ thuật động não (Brainstorming): là một kỹ thuật được sử dụng trong tổ chức hoạt
động hướng nghiệp nhằm huy động những tư tưởng mới mẻ, độc đáo về một chủ đề của các
thành viên trong thảo luận. Các thành viên được cổ vũ tham gia một cách tích cực, không hạn
chế các ý tưởng (nhằm tạo ra “cơn lốc” các ý tưởng)[6]. Các bước tiến hành kỹ thuật:
+ Người điều phối dẫn nhập vào chủ đề và xác định rõ một vấn đề;
+ Các thành viên đưa ra những ý kiến của mình: trong khi thu thập ý kiến, không đánh
giá, nhận xét. Mục đích là huy động nhiều ý kiến tiếp nối nhau;
+ Kết thúc việc đưa ra ý kiến;
+ Đánh giá
- Kỹ thuật Philip 6x6: là một kỹ thuật làm việc nhóm nhằm phát huy tính tích cực của mỗi
thành viên trong nhóm, trong đó mỗi nhóm có 6 thành viên, mỗi thành viên cần đưa ra một ý
kiến trong khoảng thời gian 6 phút.
- Kỹ thuật tia chớp: là một kỹ thuật huy động sự tham gia của các thành viên đối với một
câu hỏi nào đó, hoặc nhằm thu thông tin phản hồi thông qua việc các thành viên lần lượt nêu
ngắn gọn và nhanh chóng (nhanh như chớp!) ý kiến của mình về câu hỏi hoặc tình trạng vấn
đề[6].
Quy tắc thực hiện: Có thể áp dụng bất cứ thời điểm nào khi các thành viên thấy cần thiết và
đề nghị; Lần lượt từng người nói suy nghĩ của mình về một câu hỏi đã thoả thuận, ví dụ: Hãy nêu
các yếu tố cần thiết để con người thành đạt trong nghề? Mỗi người chỉ nói ngắn gọn 1-2 câu ý
kiến của mình; Chỉ thảo luận khi tất cả học sinh đã nói xong ý kiến.
2.1.2. Hứng thú nghề nghiệp và năng lực nghề nghiệp



* Hứng thú nghề nghiệp
Hứng thú nghề nghiệp thể hiện thái độ của con người đối với nghề hoặc một số nghề xác
định, biểu hiện thái độ của con người muốn làm quen, tìm hiểu những nghề đó, là động lực thúc
đẩy chọn nghề và là nguồn gốc rất cơ bản của lòng yêu nghề, của niềm vui nghề nghiệp.
Những chỉ số cơ bản của hứng thú nghề nghiệp ở học sinh phổ thông là: Tỏ sự chú ý hoặc
hào hứng khi có dịp tiếp xúc với nghề, khi tìm hiểu nghề, phát biểu ý thích và sự lựa chọn nghề;
Thích học và học tốt những môn có liên quan đến nghề mình thích; Đọc nhiều hoặc sưu tầm
những tài liệu nói về nghề; Thích làm những công việc gần gũi với nghề định chọn; Thể hiện cụ
thể sự lựa chọn nghề của mình như đánh giá cao về nghề, viết đơn xin học nghề. Ở thanh niên,
xu hướng nghề thể hiện qua những kế hoạch đường đời
Kế hoạch đường đời là một khái niệm rộng. Nó bao quát toàn bộ phạm vi của sự tự xác
định bản thân, bộ mặt đạo đức, phong cách sống và mức độ kỳ vọng nghề nghiệp...
Ngày nay, tự xác định nghề nghiệp là một quá trình có nhiều mức độ nhiều tầng bậc, có thể
xem xét dưới các quan điểm khác nhau. Thứ nhất, đó là một loạt vấn đề do xã hội đặt ra trước
một nhân cách đang hình thành và nhân cách đó phải giải quyết một cách triệt để trong một
khoảng thời gian nhất định. Thứ hai, đó là quá trình ra quyết định mà nhờ đó cá thể hình thành
và tối ưu hoá sự điều chỉnh giữa một bên là cái mình quan tâm và các xu hướng và cái bên kia là
nhu cầu của hệ thống phân công lao động xã hội hiện hành. Thứ ba, đó là quá trình hình thành
phong thái sống của cá thể mà một phần trong đó là hoạt động nghề nghiệp.
Do vậy, việc hướng dẫn cho học sinh biết tự xác định hứng thú nghề nghiệp là nhiệm vụ
quan trọng trong công tác GDHN của người giáo viên.
* Năng lực nghề nghiệp
Năng lực là tổng hợp các đặc điểm, thuộc tính tâm lý của cá nhân phù hợp với yêu cầu đặc
trưng của một hoạt động nhất định nhằm đảm bảo cho hoạt động đó đạt hiệu quả cao [3].
Năng lực nghề nghiệp là sự tương ứng giữa những đặc điểm tâm lý và sinh lý của con
người với những yêu cầu do nghề đặt ra. Năng lực nghề nghiệp vốn không có sẵn, không phải là
những phẩm chất bẩm sinh, nóhình thành và phát triển qua hoạt động học tập và hoạt động lao
động. Trong quá trình lao động nghề nghiệp, năng lực tiếp tục phát triển và tiếp tục hoàn thiện.

Học hỏi và lao động không mệt mỏi là con đường phát triển năng lực nghề nghiệp. Lao động


chân chính với sự cố gắng phi thường sẽ làm cho năng lực nghề nghiệp trở thành tài năng và
thiên tài.
Trước khi chọn nghề cần phải xem xét đến năng lực riêng của mỗi người. Bởi vì, ngày nay
trong quá trình lao động, người ta quan tâm đến hiệu quả cao nhất trong công việc và chú ý nhiều
đến trình độ chuyên môn hoá của mỗi lao động để giao việc phù hợp với năng lực thực sự của
họ, đầu tư tối đa vào họ và từ đó đưa đến hiệu quả công việc cao nhất.
Ngay từ trong nhà trường THPT trí tuệ của học sinh phát triển mạnh. Những năng lực
chuyên môn được phát triển đặc biệt nhanh chóng. Phán đoán theo những cứ liệu hiện có, quá
trình phân hóa các năng lực trí tuệ ở các em trai được bắt đầu sớm hơn và thể hiện rõ rệt hơn ở
các em gái. Sự chuyên môn hóa các năng lực và hứng thú làm cho những khác biệt cá nhân khác
cũng trở nên rõ ràng hơn và có ý nghĩa về mặt thực tế hơn. Trong khi tính tới điều đó cũng như
tính tới sự cần thiết phải chuẩn bị cho học sinh lớp trên lựa chọn nghề nghiệp, cần tăng cường cá
biệt hóa việc dạy học ở các lớp trên bằng cách nâng cao mức độ tính độc lập của học sinh và
bằng cách tạo khả năng chuyên môn hóa phần nào cho các em trong khuôn khổ của trường phổ
thông (các môn học tự chọn, công tác nhóm ngoại khóa, các trường dạy nghề....). Ở đây cần chú
ý rằng: sự hình thành các năng lực chuyên môn tự bản thân nó được quy định trên một mức độ
rất lớn, bởi tính chất và xu hướng dạy học.
2.2. Gợi ý một số phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt động giáo dục hướng nghiệp
theo các chủ đề giúp học sinh tự đánh giá hứng thú và năng lực nghề nghiệp của bản thân
Lớp 10
Chủ đề

Mục tiêu

Gợi ý về phương pháp và kĩ thuật dạy học

Em thích


1. Biết được cơ sở của sự phù hợp nghề; Biết - Phương pháp làm việc nhóm và dạy học

nghề gì?

cách lựa chọn nghề phù hợp với hứng thú, theo tình huống có vấn đề (tiếp cận bởi năng
năng lực của bản thân và nhu cầu của thị lực)
trường lao động.
2. Lập được bản xu hướng nghề nghiệp
của bản thân.
3. Bộc lộ được hứng thú nghề nghiệp của
mình.

- Kỹ thuật: Philip 6x6


Năng lực
nghề
nghiệp và
truyền
thống nghề
nghiệp gia
đình

1. Biết được năng lực của bản thân thông - Giáo viên phát các câu hỏi trong phiếu “Tìm
qua quá trình học tập và lao động.
2. Tự xác định được năng lực của bản
thân phù hợp với nghề nào.
3. Có ý thức tìm hiểu nghề và chọn nghề
(chú ý đến năng lực bản thân và truyền

thống nghề nghiệp của gia đình)

hiểu năng lực và truyền thống nghề nghiệp
gia đình học sinh (trang 26, 27 Sách Giáo
khoa) đề nghị học sinh chuẩn bị nhanh
(khoảng 10 phút).
- Mời một số học sinh trình bày nhận định về
năng lực của mình và phương hướng nghề
nghiệp tương lại của bản thân học sinh. Sau
đó, giáo viên tổng kết. Chú ý nhấn mạnh
những đặc điểm sau:
1. Muốn thành đạt trong nghề và cảm thấy yêu
nghề, phải quan tâm lựa chọn cho mình một
nghề phù hợp. Cần tránh chọn nghề theo dư luận
xã hội
2. Khi đã xác định được lý tưởng nghề nghiệp
cần có kế hoạch thực hiện những ước mơ về
nghề nghiệp.

Vấn đề giới 1.Biết được vai trò, ảnh hưởng của giới tính - Kết hợp 2 phương pháp: thuyết trình và làm
trong chọn
nghề

và giới khi chọn nghề.
2. Liên hệ về ảnh hưởng của giới tính và

việc nhóm.
Giáo viên giới thiệu ngắn gọn 2 khái niệm

giới khi chọn nghề với bản thân để chọn “Giới tính” và “Giới”; Những vấn đề giới

nghề.
3. Tích cực khắc phục ảnh hưởng của giới tính
và giới với LĐ nghề nghiệp.

trong chọn nghề… Sau đó, cho học sinh làm
việc theo nhóm.
+ Kĩ thuật: động não

Nghề tương 1. Hiểu được cơ sở chọn nghề: cần có sự - Kết hợp phương pháp thuyết trình và
lai của tôi

phù hợp giữa yêu cầu nghề nghiệp với phương pháp làm việc nhóm.
năng lực nghề nghiệp bản thân và nhu cầu
xã hội.
2. Lập được bản “Kế hoạch nghề nghiệp
tương lai” phù hợp.
3. Chủ động, tự tin lập và thực hiện kế

- Kĩ thuật Philip 6x6 và kĩ thuật động não
trong hoạt động nhóm.


hoạch để thực hiện được ước mơ nghề
nghiệp của bản thân.

Lớp 11
Chủ đề
Tôi muốn

Mục tiêu


Gợi ý về phương pháp và kĩ thuật dạy học

1. Phân tích được những khó khăn, hạn - Phương pháp thảo luận kết hợp với làm

đạt được ước chế của cá nhân, nỗ lực phấn đấu và rèn việc nhóm hoặc phương pháp dạy học theo


luyện để đạt được ước mơ nghề nghiệp.

tình huống.

2. Nêu được những nhân tố ảnh hưởng đến + Phương pháp thảo luận: Giáo viên đóng vai
quyết định chọn nghề. Điều chỉnh được bản trò hướng dẫn, tổ chức học sinh tham gia
“Kế hoạch nghề nghiệp tương lai” cho phù thảo luận theo các câu hỏi gợi ý trước.
hợp với hứng thú, năng lực của bản thân và
yêu cầu của xã hội.

+ Làm việc theo nhóm (mỗi tổ làm 1 nhóm).
Từng nhóm trình bày ý kiến của mình trước

3. Tự tin và rèn luyện bản thân để đạt được lớp.
ước mơ nghề nghiệp.

+ Hoặc mỗi cá nhân trình bày ngắn gọn trong
khoảng 2 - 3 phút trước lớp.
+ Cuối giờ, giáo viên tổng kết

Giao lưu với 1. Biết được các con đường hình thức - Giao lưu trực tiếp với các khách mời (khoảng 2
những

gương vượt
khó, điển
hình về sản
xuất, kinh
doanh giỏi

học tập sau khi tốt nghiệp THPT.
2. Tích cực tham gia giao lưu với người
lao động.
3. Nhận thức được ý nghĩa, vị trí, sự vinh
quang của nghề nghiệp, có thái độ tôn

người) của nhà trường. Các câu hỏi chuẩn bị trước
được giáo viên biên tập gửi các khách mời. Chọn 2
học sinh dẫn chương trình, 1- 2 tiết mục văn nghệ
xen kẽ.
- Các vị khách trao đổi ý kiến với học sinh.

trọng đối với người lao động có tay nghề - Học sinh có thể đặt câu hỏi trực tiếp với các
cao và thành đạt trong công tác.

vị khách mời (theo phân công).
- Giáo viên dẫn dắt buổi tọa đàm và đưa ra


những kết luận .

Lớp 12
Chủ đề


Mục tiêu

Gợi ý về phương pháp và kĩ thuật dạy học

Những điều 1. Học sinh nhận thức được những yếu tố - Phương pháp thảo luận nhóm hoặc phương pháp
kiện để
thành đạt
trong nghề

cần thiết để con người thành đạt trong dạy học theo tình huống.
nghề.

- Kỹ thuật: Có thể sử dụng kỹ thuật “Tia

2. Học sinh thấy được những con đường chớp”: Mỗi học sinh đều phải trả lời ngắn gọn
để đạt được ước mơ nghề nghiệp của trong khoảng 1 phút các câu hỏi do giáo viên
mình.

đưa ra.

3. Học sinh có được ý thức học tập để - Giáo viên đóng vai trò người điều phối: Điều
đạt được ước mơ nghề nghiệp của bản khiển và phối hợp sự tham gia của học sinh,
thân.

có những kết luận cuối cùng của buổi thảo
luận: các con đường học tập, các điều kiện để
thành đạt trong nghề.

Thanh niên 1. Học sinh nhận thức được những điều - Phương pháp thảo luận và làm việc nhóm.
lập thân,

lập nghiệp

kiện lập thân, lập nghiệp của thanh niên
trong giai đoạn hiện nay.
2. Học sinh biết chọn cho mình một
hướng đi thích hợp để làm giàu cho bản
thân và cho xã hội.
3. Học sinh biết tôn trọng những người
lao động, làm việc hết mình trong bất cứ
vị trí công tác nào của đời sống xã hội.

+ Mời thanh niên thành đạt tới tham dự tọa
đàm cùng học sinh.
+ Giáo viên dẫn dắt học sinh thảo luận thông
qua các câu hỏi đã chuẩn bị sẵn.
+ Giáo viên đưa ra vấn đề thảo luận: Điều
kiện để thanh niên lập thân, lập nghiệp? sau
đó tổ chức làm việc nhóm để học sinh cùng
nhau suy nghĩ về vấn đề cần phải thảo luận.
Giáo viên đóng vai trò định hướng và giúp đỡ,


quan sát các nhóm làm việc và tổng kết vấn
đề.
+ Kỹ thuật: sử dụng kỹ thuật động não

Tổ chức

1. Học sinh hiểu rõ thêm ý nghĩa và tầm + Nếu chỉ làm 1 tiết, chủ đề được tổ chức theo


tham quan

quan trọng của hướng nghiệp trong việc phương pháp thảo luận hoặc trò chơi hướng

hoặc hoạt

chọn nghề tương lai.

động văn
hóa theo

nghiệp.

2. Học sinh tích cực tham gia các hoạt + Nếu có 1 buổi, thực hiện việc tham quan sản
động hướng nghiệp.

xuất hoặc tổ chức hoạt động văn hóa theo chủ

chủ đề

đề hướng nghiệp.

hướng

+ Kỹ thuật: Tùy từng thời lượng, giáo viên có

nghiệp

thể tổ chức cho học sinh hoạt động theo
nhóm, sử dụng kỹ thuật tham vấn bằng phiếu.


Trong sinh hoạt, trong học tập và trong lao động, mỗi học sinh đều hướng về một mục tiêu
nào đó mà các em cho là có ý nghĩa đối với bản thân. Sự hướng tới mục tiêu nghề nghiệp thường
là một quá trình lâu dài, tương đối phức tạp. Việc mở rộng nhãn quan nghề nghiệp và cho các em
làm quen với các dạng hoạt động khác nhau sẽ giúp học sinh sớm tự xác định được nghề nghiệp
tương lai phù hợp với bản thân, gia đình và nhu cầu của xã hội, các chủ đề giáo dục hướng
nghiệp đã giúp học sinh tự đánh giá được xu hướng và năng lực của mình, đối chiếu với các yêu
cầu của xã hội, trên cơ sở đó sẽ xác định được nghề nghiệp tương lai một cách hợp lý.
2.3. Một số gợi ý về mục tiêu và phương pháp trong tư vấn chọn nghề, hướng dẫn học
sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh ở lớp 12

Mục tiêu

Gợi ý về phương pháp và
kĩ thuật dạy học


1. Biết được ý nghĩa và sự cần - Có thể sử dụng phương pháp
thiết của tư vấn khi chọn nghề.
Tư vấn chọn nghề

2. Biết lắng nghe có chọn lọc ý
kiến người khác để chọn được

thuyết trình kết hợp với dạy học
nhóm hoặc sử dụng phương
pháp tiếp cận theo kĩ năng.

nghề phù hợp với năng lực bản - Sử dụng kĩ thuật động não
thân và nhu cầu xã hội.

3. Có ý thức chọn nghề phù hợp,

hoặc kĩ thuật Philip 6x6 trong tổ
chức hoạt động nhóm.

không chọn nghề theo cảm tính,
theo dư luận xã hội.
1. Biết được những thông tin - Sử dụng phương pháp thuyết
cần thiết về quy chế tuyển sinh; trình kết hợp với phương pháp
Hướng dẫn học sinh
chọn nghề và làm
hồ sơ tuyển sinh

biết chọn trường phù hợp với dạy học nhóm.
bản thân và yêu cầu của xã hội.

- Vận dụng kĩ thuật động não

2. Làm hồ sơ tuyển sinh chính xác, hoặc Philip 6x6.
đúng yêu cầu và thời hạn.
3.Thận trọng khi chọn ngành và
chọn trường khi làm hồ sơ tuyển
sinh.

3. Kết luận
GDHN hiện nay có vai trò rất lớn giúp cho học sinh nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp,
chọn được nghề phù hợp với bản thân đồng thời đáp ứng được nhu cầu của xã hội. Để GDHN có
hiệu quả, cần thiết phải có sự thay đổi về phương pháp dạy học, sử dụng các phương pháp dạy
học tích cực như phương pháp thảo luận, phương pháp làm việc nhóm hoặc phương pháp dạy
học theo tình huống… Bài viết này đã giới thiệu một số phương pháp và kỹ thuật tổ chức hoạt

động giáo dục hướng nghiệp theo các chủ đề giúp học sinh tự đánh giá hứng thú và năng lực
nghề nghiệp của bản thân, gợi ý về mục tiêu và phương pháp GDHN trong tư vấn chọn nghề,
hướng dẫn học sinh chọn nghề và làm hồ sơ tuyển sinh ở lớp 12. Giáo viên cần vận dụng các
phương pháp và kỹ thuật một cách linh hoạt và phù hợp trong tổ chức hoạt động hướng nghiệp
nhằm mang lại hiệu quả cao nhất, thể hiện được vai trò dẫn dắt, định hướng giúp học sinh trong
việc tự điều chỉnh động cơ, hứng thú nghề nghiệp. Đồng thời giúp các em có cơ hội, thăng tiến


và thành đạt trong nghề nghiệp mai sau, đảm bảo được mục tiêu lớn nhất mà chương trình
GDHN hướng tới.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Jennifer M Kidd (2006), Understanding Career Counselling, Sage Publications London from
htpt: www.google.com.vn 1.
2. Goh. M & Lee. J-K. (2003), Career Counselling Centers in Higher Education: A study of
Cross – Cultural Applications from the United States to Korea, Asian Pacific Education Review,
V4, N1, 84 – 96.2.
3. Hoàng Thị Tuyết, Phát triển chương trình đại học theo cách tiếp cận năng lực: Xu thế và nhu
cầu.

Đại

học



phạm

TP.


Hồ

Chí

Minh,

2013.

4. Narayana. S. (1981), Counselling Psychology, McGraw – Hill Publishing Company.
5. Nguyễn Bá Đạt (2003), “Về tư vấn tâm lý - hướng nghiệp ở trường THPT”, Tạp chí Tâm lý
học, (63), tr 72.
6. Nguyễn Văn Cường, Bernd Meier (2010). Một số vấn đề chung về đổi mới phương pháp dạy
học ở trường trung học phổ thông. Bộ Giáo dục và Đào tạo, dự án phát triển giáo dục trung học
phổ thông, (LOAN No1979-VIE), Berlin/Hà Nội.
7. Phùng Đình Mẫn (chủ biên), Phan Minh Tiến, Trương Thanh Thuý (2005), Một số vấn đề cơ
bản về hoạt động giáo dục hướng nghiệp ở trường THPT, NXB Giáo dục, Hà Nội.
8. Quyết định 126/CP ngày 19 tháng 3 năm 1981 của Hội đồng Chính phủ về “Công tác
hướng nghiệp trong các trường Phổ thông và việc sử dụng HS các cấp Phổ thông cơ sở và
Phổ thông trung học tốt nghiệp ra trường”
9. Robert Nathan & Linda Hill (2006), Career Counselling, Sage Publications London from
htpt: www.google.com.vn
10. Snyder, J.F, Hill, C.E & Derksen, R.P (1972), Why Some Students Do Not Use University
CounsellingFacilities, Journal of Counselling Psychology, Vol 19, No.


11. Văn kiện Hội nghị thế giới về Giáo dục nghề nghiệp lần thứ hai, năm 1999
12. Võ Nguyên Giáp (1982), “Vấn đề giáo dục hướng nghiệp cho học sinh phổ thông”,
Tạp chí Nghiên cứu Giáo dục, số 2


Thông tin về tác giả:
TS. Nguyễn Thị Ngọc Bé, giảng viên khoa Tâm lý giáo dục, trường Đại học Sư phạm Huế
ThS. Phạm Thị Quyên, giáo viên trường THPT Cao Thắng, thành phố Huế



×