Tải bản đầy đủ (.docx) (8 trang)

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNGCHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG MỀM DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (98.13 KB, 8 trang )

ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNGCHƯƠNG TRÌNH KỸ NĂNG MỀM
DỰA TRÊN NĂNG LỰC THỰC HIỆN CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG DẠY NGHỀ

Orientation for building skill skilling programs based on the performance of
Vocational school students

ThS. PHẠM THỊ LỆ DUNG
Trường Cao đẳng Nghề Đà Nẵng
ThS. NGUYỄN THỊ THẢO
Học viện Chính trị khu vực III Đà Nẵng

Tóm tắt
Trong thời kinh tế hội nhập hiện nay, tiêu chí ưu tiên tuyển dụng của doanh nghiệp không chỉ
là bằng cấp thay vào đó kỹ năng mềm (KNM) dần dần trở thành yếu tố quyết định thành bại của
người lao động. Tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp đã thay đổi, các nhà tuyển dụng ưu tiên
lựa chọn ứng viên không chỉ bằng cấp mà cần có sự dung hòa giữa kiến thức chuyên môn, kỹ
năng cứng kết hợp KNM và thái độ nghề nghiệp tương ứng với mỗi nghề nghiệp. Vì vậy, việc
xây dựng chương trình KNM bám sát vào năng lực thực hiện của SV là việc làm hết sức cần
thiết.
Từ khóa:Kỹ năng mềm, trường dạy nghề, năng lực thực hiện, sinh viên.
Abstract
In the current time of the current business, the professional expert version is not a ticket of
the latch through the business, instead of the software of the progress of the computer is disabled.
The selected user of the business has been changed, the selected users of the selected users are
not only by the level that need to be resolve with the professional expert, the hard skills and
professional craft match each arts. For the fin, build the built-up software program performance
for the power of the student of the working as the required required.

Keywords: Soft skills, vocational school, capacity for implementation, student.
Nhận bài ngày
1




1. Đặt vấn đề
Hiện nay, dạy học theo năng lực thực hiện (NLTH) trong các trường dạy nghề
vẫn chưa quyết liệt, chưa áp dụng rộng rãi. Nếu có thì chủ yếu tập trung để nâng
cao kiến thức và kỹ năng cho người học mà chưa chú trọng để phát triển thái độ
học tập, thái độ nghề nghiệp cho người học. Sự nhận thức chưa đầy đủ và hành
động chưa đồng bộ trên cả 3 mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ phần nào cũng ảnh
hưởng đến định hướng dạy học theo NLTH, đặc biệt chưa làm doanh nghiệp hài
lòng đến nguồn nhân lực. Dạy học theo quan điểm phát triển NLTH không chỉ chú
ý tích cực hóa người học về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý rèn luyện năng lực giải
quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và nghề nghiệp, đồng thời
gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn. Phát triển năng lực cho
người học phải đồng bộ 3 mặt kiến thức, kỹ năng, thái độ. Trong đó, để phát triển
thái độ cho người học cần thông qua chương trình kỹ năng mềm (KNM) dành riêng
cho mỗi nghề nhằm xây dựng chân dung nghề nghiệp, đáp ứng mong đợi củacác
nhà tuyển dụng lao động.

2. Khái quát về dạy học theo NLTHvà KNM
NLTH là sự thực hiện các chức năng của vị trí việc làm một cách an toàn và
hiệu quả tại nơi làm việc. Một người được xem là có năng lực khi họ có kiến thức,
kỹ năng và thái độ cần thiết để thực hiện công việc an toàn và hiệu quả tại nơi làm
việc [2; tr.15]. Năng lực của một vị trí việc làm bao gồm hệ thống kiến thức, kỹ
năng, thái độ cần thiết để thực hiện chức năng của vị trí đó.
Đặc điểm cơ bản nhất của dạy học theo NLTH là nó định hướng chú trọng vào
kết quả và đầu ra của quá trình đào tạo. Trong đó, dạy học theo định hướng đầu ra
được xác định từ những tiêu chí của nhà tuyển dụng các ngành công nghiệp dựa
trên sự phân tích chức năng của vị trí việc làm. Tức là các thức phổ biến là dạy học
2



dựa trên việc làm và tại nơi làm việc theo chức năng của từng vị trí việc làm.Trong
dạy học theo NLTH thì kiến thức, kỹ năng, thái độ tích hợp thành các thành tố và
đơn vị năng lực. Người học sau khi ra trường phải tích hợp 3 yếu tố kiến thức
chuyên môn, kỹ năng cứng kết hợp KNM và thái độ nghề nghiệp. Để đảm bảo
được 3 yếu tố này, trong đánh giá dạy học theo NLTH, người học phải thực hiện
đầy đủ các tiêu chí, chỉ số công nghiệp của nhà tuyển dụng lao động. Nếu thiếu
hoặc không hoàn thành được 1 trong các chỉ số đó bao gồm chỉ số về kiến thức, kỹ
năng cứng, KNM và thái độ nghề nghiệp, người học được xem là không có NLTH
và bắt buộc phải đào tạo lại.Vì vậy, dạy học theo NLTH cần sự liên kết giữa các
thành tố nội dung, phương thức và đánh giá trong quá trình dạy học.
KNM(soft skills) là thuật ngữ dùng để chỉ các kỹ năng quan trọng trong cuộc
sống con người như: kỹ năng giao tiếp, làm việc theo nhóm, quản lý thời gian, quản
lý cảm xúc, giải quyết vấn đề, vượt qua khủng hoảng, sáng tạo và đổi mới... Chúng
quyết định bạn là ai, làm việc thế nào. Là thước đo hiệu quả cao trong công việc.
Đó là những bí quyết quyết định thành công bên cạnh kiến thức chuyên môn.
KNM khác với kỹ năng cứng (hard skills) để chỉ trình độ chuyên môn, kiến
thức chuyên môn hay bằng cấp và chứng chỉ chuyên môn. KNM thiên khá nhiều về
yếu tố bẩm sinh, tuy nhiên phần lớn con người nếu chịu khó rèn luyện thì vẫn có
thể nâng cao đáng kể kỹ năng của bản thân. KNM bao gồm các đặc điểm cá tính dễ
chịu và hấp dẫn như sự tự tin, thái độ tích cực, trí thông minh cảm xúc, ân huệ xã
hội, tính linh hoạt, thân thiện và kỹ năng giao tiếp hiệu quả. Nó đại diện cho một
thuộc tính cơ bản mà nền kinh tế dựa trên tri thức ngày nay đòi hỏi từ các nhà tuyển
dụng, nhân viên và doanh nghiệp của nó.
KNM quan trọng như vậy, nhưng trong chương trình đào tạo chính thức của
các nhà trường, đặc biệt là hệ thống các trường dạy nghề rất ít quan tâm đến việc
này. Do vậy, để có được các KNM, SV cần được tạo cơ hội để rèn luyện trong quá
3



trình còn trên ghế nhà trường, nhà trường chú trọng đầu tư xây dựng chương trình
KNM thực tiễn, phù hợp với nhu cầu xã hội, nhu cầu của nhà tuyển dụng lao động.
3. Phác thảo chương trình KNM theo định hướng phát triển NLTH cho
người học
Giáo dục trong xu hướng hiện nay không chỉ hướng vào mục tiêu tạo ra nguồn
nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, mà còn hướng đến mục tiêu
phát triển đầy đủ và tự do giá trị của mỗi cá nhân, giúp con người có năng lực để
cống hiến, đồng thời có năng lực để sống một cuộc sống có chất lượng và hạnh
phúc nên phát triển KNM trở thành quyền của người học và trong đánh giá chất
lượng của giáo dục luôn có tiêu chí KNM của SV.
Trong khuôn khổ hợp tác Việt - Đức về chương trình đổi mới đào tạo nghề Việt
Nam đã tiến hành khảo sát 280 doanh nghiệp đang sử dụng học sinh tốt nghiệp từ
26 cơ sở doanh nghiệp. Các trường tham gia khảo sát là những trường được lựa
chọn đầu tư thành trường chất lượng cao. Theo đánh giá thực tếcủacác doanh
nghiệp, năng lực thực tế về KNM của SV đã tốt nghiệp đều thấp hơn so với yêu cầu
của các doanh nghiệp ở tất cả hạng mục. Trong đó, cần quan tâm đến KNM như:
Đưa ra quyết định và giải quyết các vấn đề ; tổ chức lên kế hoạch và sắp xếp thứ tự
ưu tiên công việc; Áp dụng điều lệ, quy định về an toàn sức khỏe nghề nghiệp;
Thúc đẩy và áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường và tiết kiệm năng lượng. Tuy
nhiên, chương trình đào tạo KNM tại trường dạy nghề theo dự án Save children
chưa có KNM này. Nhiều trường đại học, cao đẳng nói chung, đặc biệt là trường
dạy nghề nói riêng chưa quan tâm đến thái độ nghề nghiệp và KNM của SV, có
những trường học đã đưa chương trình KNM vào giáo dục SV, nhưng chương trình
vẫn áp dụng đại trà, chủ yếu là kỹ năng thường gặp như thuyết trình, kỹ năng làm
việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, chưa đặc trưng hóa cho mỗi nghề. Ngoài ra,
thời lượng chương trình KNM rất ít, 30 tiết, trong đó khởi sự doanh nghiệp 15 tiết
4


và KNM 15 tiết rất khó để tổ chức các buổi ngoại khóa rèn luyện KNM cho SV.

Trong khi đó, đặc thù mỗi nghề cần những con người khác nhau không chỉ về kiến
thức, kỹ năng cứng mà còn phải đặc trưng hóa KNMtương xứng với mỗi nghề hay
vị trí việc làm.Vì vậy, các cơ sở dạy nghề cần quan tâm đến việc đào tạo KNM cho
SV và xây dựng chương trình KNM theo NLTH theo yêu cầu doanh nghiệp [5,
tr.116].
Cũng giống như KNM, thái độ làm việc của SV bị đánh giá thấp hơn so với yêu
cầu các doanh nghiệp. Cụ thể là: Tính chính xác, cẩn thận, tập trung; Kỷ luật, ngăn
nắp, đúng giờ; Tính sáng tạo, đổi mới; Chịu khó và chịu được áp lực [5 ; tr.117].
Trong khi đó, doanh nghiệp quan tâm và đánh giá rất cao thái độ nghề nghiệp và
trong mục tiêumôn học, mục tiêu bài học nào đều có mô tả thái độ nghề nghiệp.Tuy
nhiên giáo viên, nhà trường chưa quan tâm sâu sát đến vấn đề này. Vì vậy, việc xây
dựng chương trình khung KNM cho mỗi nghề rất cần sự phân tíchdựa trên năng lực
nghề nghiệp và có tiêu chí đánh giá rõ ràng.Ví dụ, cụ thể 1 số nghề và chương trình
KNMcần có dựa trên hạng mục KNM của các doanh nghiệp theo Chương trình Đổi
mới Đào tạo nghề Việt Nam [1; tr.204].
TT

Nghề

Tố chất nghề

Chương trìnhkỹ năng mềm
Kỹ năng lãnh đạo
Kỹ năng thiết kế và quản lý chiến
lược

1

Quản
doanh


trị

kinh

Có tầm nhìn, chiến lược, sáng tạo, đổi mới; có
năng lực tổ chức và quản lý; tự tin, luôn tin
tưởng vào khả năng và vượt qua những rủi ro

Kỹ năng đàm phán
Kỹ năng tổ chức công việc hiệu
quả
Kỹ năng đặt mục tiêu/tạo động
lực làm việc
Kỹ năng biết lắng nghe

2

May- Thiết
thời trang

kế

Có óc sáng tạo và thực tế, tính kiên trì, biết lắng
nghe

Kỹ năng tư duy sáng tạo
Kỹ năng giao tiếp

5



3

4

Công nghệ thông
tin

Kiên trì, nhẫn nại; khả năng làm việc nhóm; tính
cẩn thận, chính xác trong công việc; khả năng
làm việc dưới áp lực lớn

Kỹ năng làm việc nhóm

Kỹ năng trình bày

Nghề Sư phạm

Giàu tình yêu thương, đặc biệt yêu lớp người
trẻ; thích giúp người khác hiểu mình; biết cách
truyền đạt; biết tạo không khí thoải mái, dễ
chịu; giàu lòng bao dung, độ lượng

Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng giải quyết vấn đề

5


6

Hướng dẫn viên
du lịch

Nghề quảng cáo

- Diễn đạt lưu loát, gọn ghẽ.Giọng nói nhẹ
nhàng, dễ nghe; biết tổ chức công việc; nhanh
nhẹn, năng động, tự tin

Kỹ năng tổ chức công việc

Tính sáng tạo, óc tưởng tượng cực kỳ phong
phú; năng lực sáng tác và truyền tải thông điệp;
tư duy phân tích, năng lực tổ chức và tính toán;
kỹ năng giao tiếp; tính kiên trì, cầu thị; hài
hước, lãng mạn, tự tin

Kỹ năng tư duy sáng tạo

Kỹ năng giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng tổ chức công việc hiệu
quả
Kỹ năng tính toán

7


Nghề y

Kiên trì, nhẫn nại; can đảm; cẩn thận, tỉ mỉ,
trung thực với công việc; biết tạo sự tin cậy,
cảm thông chia sẻ với bệnh nhân; khả năng
phán đoán tốt, nhạy bén.

Kỹ năng giao tiếp
Kỹ năng thuyết phục
Kỹ năng lắng nghe

Bảng 1: KNM của các doanh nghiệp theo Chương trình Đổi mới Đào tạo nghề Việt Nam

3. Một số kiến nghị vềphát triển KNM cho SV theo định hướng NLTH
3.1. Đối với nhà trường
Đặc trưng hóa chương trình KNM cho mỗi nghề vào các khoa chuyên môn;
Xây dựng tiêu chí về thái độ trong đánh giá SV đáp ứng yêu cầu của nhà tuyển
dụng lao động. Để thực hiện được công việc nhà trường cần tạo mối liên kết chặt
chẽ với các doanh nghiệp để đặc tảNLTH cần có trong mỗi vị trí việc làm, đặc biệt
nhấn mạnh đến thái độ nghề nghiệp và KNM. Xây dựng nội dung KNM ngoài việc
chú trọng đến đặc điểm từng ngành nghề cần quan tâm đến đặc điểm tâm lý, lứa
6


tuổi, giới, nhu cầu của SV để phát huy vai trò tích cực, chủ động, tự giác, sáng tạo
của SV.
3.2. Đối với giáo viên
Giáo viên phải xuất phát từ mục tiêu phát triển con người cho từng nghề, từng
bài học để phát triển KNM cho SV. Ở mỗi bài giảng, giáo viên cần chú trọng lồng
ghép phát triển từng KNMcho SV gắn với từng thái độnghề nghiệp. Giáo viên cần

lập chương trình, lên kế hoạch và xây dựng các phương pháp dạy học tích cực tạo
hứng thú cho người học tham gia tích cực. Ngoài ra, giáo viên cần chủ động tạo
môi trường thực tếtạicác doanh nghiệp để SV có cơ hội nhận biết và trải nghiệm
những thái độ nghề nghiệp thực tế khi còn ngồi trên ghế nhà trường.
3.3. Đối với Đoàn Thanh niên
Về phía Đoàn thanh niên cần nâng cao nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của
việc trang bị kỹ năng mềm cho bản thân sinh viên.
Đặc biệt, các tổ chức Đoàn - Đội đầu tư thiết kế các chủ đề về KNMlôi cuốn,
hấp dẫn, phù hợp với đặc điểm tâm lý và ngành nghề của SV.Xây dựng và phát
triển rộng rãi các loại hình Câu lạc bộ; Đội; Nhóm để sinh viên tương tác, giao lưu
học hỏi và khẳng định bản thân. Tổ chức các diễn đàn, khóa học về “KNM” cho
SV, cần định hướng ngay từ ban đầu cho SV năm nhất về vai trò của KNM nhằm
kích thích các em tự rèn luyện.
4. Kết luận
Như vậy,vấn đề đào tạo KNM cho SV là rất cần thiết, đặc biệt là đào tạo KNM
theo yêu cầu từng nghề, phù hợp với thực tiễn nghề nghiệp. Để đào tạo cho SV
những KNM rất cần có sự quan tâm thỏa đáng của tất cả các cấp, các ngành, các
lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này đòi
hỏi nhà trường, đặc biệt là giáo viên, Đoàn Thanh niên cần nhận thức được tầm
quan trọng của chương trình KNM theo NLTH và quyết tâm xây dựng cũng như
7


đưa ra các tiêu chí về thái độ (KNM) trong giáo dục cũng như trong đánh giá chất
lượng người học sát với yêu cầu tuyển dụng của từng vị trí việc làm.
______________
Tài liệu tham khảo
1. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bồi dưỡng kỹ năng dạy học, Tổng cục Dạy nghề, Hà
Nội, 2010.
2. Nguyễn Thanh Bình, Giáo trình Chuyên đề giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học Sư phạm, Hà

Nội, 2009.
3. Hướng Dương (2008), “Nhà tuyển dụng “lắc đầu”, vì sao?”, Bản tin Đại học quốc gia Hà Nội
4. Nguyễn Thị Môn (2009),“Giáo trình Giáo dục học nghề nghiệp”,Khoa Sư phạm kỹ thuật,
trường Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định.
5. Viện Khoa học Giáo dục nghề nghiệp, Báo cáo giáo dục nghề nghiệp Việt Nam 2015, Hà Nội,
2017.
6. Tổng cục Dạy nghề, Báo cáo kết quả khảo sát doanh nghiệp, NXB Hà Nội, 2004.
7. Nguyễn Thị Môn (2009), Giáo trình Tâm lý học nghề nghiệp,Khoa Sư phạm kỹ thuật, trường
Đại học Sư phạm kỹ thuật Nam Định.

8



×