Tải bản đầy đủ (.pdf) (25 trang)

Đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại thành phố cần thơ tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (771.85 KB, 25 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ

ĐOÀN HOÀI NHÂN

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SẢN XUẤT VÀ NHỮNG
YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
CỦA NÔNG HỘ TRỒNG RAU MÀU
TẠI THÀNH PHỐ CẦN THƠ

BẢN TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ
NGÀNH KINH TẾ NÔNG NGHIỆP
MÃ NGÀNH: 9 62 01 15

Tháng 8/2018


Phản biện 1:...........................................................................................................
Phản biện 2:..........................................................................................................

Luận án sẽ được bảo vệ trước hội đồng chấm luận án cấp trường tại:.............
...........................................................................................................................
Vào lúc............giờ................ngày..................tháng ...........năm ..............

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
-

Trung tâm học liệu – Trường Đại học Cần Thơ
Thư viện Quốc Gia Việt Nam

i




DANH MỤC LIỆT KÊ CÁC CÔNG TRÌNH ĐÃ CÔNG BỐ
1. Đoàn Hoài Nhân và Đỗ Văn Xê. Phân tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân
phối nguồn lực của hộ trồng dưa hấu tại huyện Phong Điền thành phố Cần
Thơ. Tạp chí khoa học Trường Đại học Cần Thơ, 42 (2016): 9-14.
2. Đoàn Hoài Nhân và Đỗ Văn Xê. Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả canh tác
của hộ trồng dưa hấu tại thành phố Cần Thơ. Tạp chí Phát triển Kinh tế,
27(3):98-116.
3. Võ Minh Sang, Đoàn Hoài Nhân và Đỗ Văn Xê. Thực trạng và giải pháp thu
hút nông hộ tham gia sản xuất rau an toàn tại thành phố Thơ. Tạp chí khoa học
Trường Đại học Cần Thơ, 46(2016):75-83

ii


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU
1.1 TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Luận án thể hiện tính cấp thiết và có ý nghĩa thực tế cao thông qua một số cơ
sở sau: (1) Việc qui hoạch vùng chuyên canh rau màu tại thành phố Cần Thơ (TPCT)
diễn ra còn chậm và thiếu bền vững; (2) Vành đại thực phẩm, cây rau màu được chú
trọng phát triển nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa của TPCT; (3) Vấn đề sản xuất và
tiêu dùng rau màu, rau màu an toàn là nhu cầu thực sự cần thiết của xã hội; (4) Trên
địa bàn TPCT có nhiều hệ thống siêu thị, nên sản phẩm rau màu sản xuất ra tại địa
phương có ưu thế hơn về chi phí và thời gian vận chuyển so với sản phẩm rau màu
nhập từ TPHCM và Đà Lạt; (5) Qui mô sản xuất tại địa phương còn nhỏ lẻ, chủng
loại chưa đa dạng, sản lượng không ổn định; (6) Rau màu được nông dân sản xuất ra
phải đáp ứng được số lượng lẫn chất lượng và truy nguyên nguồn gốc. Vì vậy, việc
đánh giá hiệu quả sản xuất và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của
nông hộ trồng rau màu tại TPCT là thực sự cần thiết.

1.2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả sản xuất rau màu và những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả
sản xuất của nông hộ trồng rau màu tại TPCT.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung nêu trên, đề tài tập trung thực hiện các mục tiêu
cụ thể sau: (1) Phân tích hiện trạng sản xuất rau màu tại TPCT; (2) Đo lường hiệu
quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí; (3) Xác định các yếu tố tác động
đến hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí; (4) Đề xuất một số giải
pháp nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu tại TPCT.
1.3 CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
Trước thực tế đó, đề tài nghiên cứu có bốn giả thuyết được đặt ra là: (1) Thực
trạng hoạt động sản xuất rau màu của nông hộ tại TPCT như thế nào? (2) Mức độ
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối nguồn lực đầu vào và hiệu quả chi phí của nông
hộ trồng rau màu tại TPCT ra sao? (3) Những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ
thuật, hiệu quả phân phối và hiệu quả chi phí đối với nông hộ sản xuất rau màu? (4)
Giải pháp nào cần phải được thực thi nhằm góp phần thúc đẩy tăng hiệu quả sản xuất
rau màu tại TPCT?
1.5 ĐỐI TƯƠNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU
Đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung đánh giá hiệu quả sản xuất trong hoạt động
sản xuất rau màu thuộc nhóm họ bầu bí tại TPCT. Đặc biệt, luận án chú trọng phân
1


tích hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả kinh tế và những yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ trồng rau màu trên ba loại màu ăn quả là
dưa hấu, dưa leo và khổ qua thuộc nhóm họ bầu bí.
Phạm vi không gian: tập trung nghiên cứu hiệu quả sản xuất của hộ trồng chuyên
màu trên địa bàn các quận Bình Thủy, Ô Môn, Cái Răng, huyện Vĩnh Thạnh, Cờ Đỏ,
Thới Lai của TPCT.

Phạm vi thời gian: Các vụ màu được gieo trồng trong năm 2014. Do hạn chế về mặt
thời gian, kinh phí nên đề tài không phân tích sự biến động của hiệu quả theo thời
gian.
Phạm vi về nội dung: Hiện trạng sản xuất rau màu của nông hộ tại TPCT; Đánh giá
hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối, hiệu quả chi phí và xác định các yếu tố ảnh
hưởng đến hiệu quả sản xuất rau màu. Kết quả nghiên cứu về TE, AE sẽ có những
hạn chế nhất định trong việc đánh giá chính sách và cụ thể về số lượng từng yếu tố
sản xuất đầu vào. Tuy nhiên, giá các yếu tố đầu vào được lấy tại những thời điểm
trong năm 2014 không có biến động lớn, nên hạn chế này không ảnh hưởng nhiều
đến kết quả phân tích; Đề xuất giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu.

CHƯƠNG 2.TỔNG QUAN TÀI LIỆU NGHIÊN CỨU
2.1 KHÁI NIỆM VỀ HIỆU QUẢ
Hiệu quả của một đơn vị sản xuất có thể được định nghĩa là khả năng giảm chi
phí và lãng phí ở mức thấp nhất để đạt được kết quả sản xuất và lợi nhuận tối đa, dựa
trên công nghệ sản xuất tốt nhất có thể. Khái niệm về hiệu quả có thể được phân tách
ra thành hai thành phần: hiệu quả kỹ thuật và phân bổ (Farrell, 1957). Hiệu quả kỹ
thuật dùng để chỉ năng lực của các đơn vị sản xuất có thể đạt được mức tối đa của kết
quả sản xuất nằm trên giới hạn sản xuất sau khi lựa chọn một công nghệ sản xuất dựa
trên một mức độ các yếu tố đầu vào hoặc các yếu tố sản xuất được huy động, hoặc sử
dụng các nguồn tài nguyên ít nhất có thể để sản xuất tại một mức sản lượng cố định
có tính đến các dạng khác nhau của công nghệ sản xuất có sẵn. Hiệu quả phân bổ là
khả năng của cơ sở sản xuất để điều chỉnh các mức đầu vào theo các tỉ lệ tối ưu có
tính đến giá tương đối của các yếu tố này. Một quá trình sản xuất có hiệu quả về mặt
“phân bổ” nếu tỉ lệ thay thế biên giữa mỗi cặp đầu vào bằng với tỉ lệ của giá tương
ứng.
2.2 PHƯƠNG PHÁP ĐO LƯỜNG HIỆU QUẢ SẢN XUẤT TRONG NÔNG
NGHIỆP
Hiệu quả ở đây được các nhà kinh tế như Aigner, Chu (1968); Aigner và cộng
sự (1977); Meeusen, Van Den Broeck và Timmer (1971); Yotopoulos và Lau (1973)


2


định nghĩa là tỷ lệ giữa năng suất, sản lượng và lợi nhuận đạt được của người sản xuất
so với mức tiềm năng tối đa mà họ có thể đạt được.
Một số nhà nghiên cứu sử dụng SFA tiêu biểu như: Timmer (1971), Bagi (1982),
Bravo-Ureta (1986), Tauer và Belbase (1987), Kumbhakar (1989), Ali và Flin (1989),
Carter và Zlang (1994), Hallam và Machado (1996), Latruffe và cộng sự (2000),
Revilla và cộng sự (2001), Illukpitiya (2005), Binici và cộng sự (2006), Shehu và
cộng sự (2007), Oladeebo và cộng sự (2007), Tchale (2009), Từ Văn Bình (2010),
Phạm Lê Thông (1998, 2010, 2011), Nguyễn Hữu Đặng (2011), … ; Một số nhà khoa
học sử dụng phương pháp DEA tiêu biểu như: Cloutier và Rowley (1993), Thiele và
Brodersen (1999), Nguyễn Khắc Minh (2008), Nguyễn Phú Son (2008), Paul (2004),
Fandel (2003), Quan Minh Nhựt (2010), Nguyễn Văn Song (2006), Alemdar (2006),
Vũ Hoàng Linh (2006), Krasachat (2007),… ; Và một số nghiên cứu được các nhà
khoa học sử dụng kết hợp cả hai phương pháp như: Dawson (1985, 1987, 1990, 1991),
Weersink (1990), Sharma (1997), Wadud và White (2000),…
2.3 HIỆU QUẢ KINH TẾ
Một nông hộ muốn đạt được hiệu quả kinh tế trong sản xuất nói chung hay trong
hoạt động sản xuất rau màu nói riêng thì cần phải đạt được cả hiệu quả kỹ thuật lẫn
hiệu quả phân phối (Theodore, 1964; Rizzo, 1979; Ellis, 1993).
Bravo-Ureta và Rieger (1991) tiếp nối nghiên cứu của Kopp & Diewert (1982)
dùng phương pháp SFA đo lường hiệu quả sản xuất cho 511 trang trại bò sữa ở New
England và Rhode Island năm 1984, trong đó có hiệu quả kinh tế. Yếu tố đầu vào của
hàm sản xuất Cobb-Douglas được tính dưới dạng chi phí để tính hiệu quả kinh tế.
Aung (2011) đã dùng phương pháp DEA để phân tích hiệu quả kinh tế của nông hộ
trồng lúa ở hai địa phương Bago và Yangoon tại Myanmar.
Ali và Flin (1989) ước lượng hiệu quả kinh tế của nông dân trồng lúa ở Pakistan,
kết quả đạt trung bình là 72% và mức độ biến động khá lớn giữa những nông dân

tham gia sản xuất lúa; Xu & Jeffrey (1995) đã phân tích hiệu quả kinh tế trong sản
xuất giống lúa lai và giống lúa thông thường ở Trung Quốc.
Nguyễn Phú Son (2008) dùng phương pháp DEA để đo lường hiệu sản xuất cho
24 hộ sản xuất rau màu an toàn và 16 hộ sản xuất rau màu truyền thống ở vùng ven
TPCT, trong đó có hiệu quả kinh tế.
2.4 HIỆU QUẢ KỸ THUẬT
Hiệu quả kỹ thuật cũng được Theodore (1964), Rizzo (1979) và Dhungana &
cộng sự (2004), cho là nếu tiếp cận theo các yếu tố đầu vào thì hiệu quả kỹ thuật (TE)
là số lượng sản phẩm có thể đạt được bằng cách sử dụng lượng đầu vào tối thiểu với
trình độ công nghệ đang được áp dụng.
3


Nối tiếp Farrell có rất nhiều tác giả đã đo lường hiệu quả kỹ thuật trong lĩnh vực
nông nghiệp. Đối với trang trại nông nghiệp tổng hợp được rất nhiều tác giả nghiên
cứu đo lường hiệu quả sản xuất nhất là đo lường hiệu quả kỹ thuật, tiêu biểu như:
Timmer (1971), Kopp (1981), Russell & Young (1983), Bagi (1982, 1984), Bagi
& Huang (1983), Haag và cộng sự (1992), Thiele và Brodersen (1999), Amara và
cộng sự (1999), Latruffe và cộng sự (2000), Tan & cộng sự (2010), Orawan &
Somporn (2012),…
Đặc biệt trong năm 2008, Nguyễn Phú Son đã đo lường hiệu quả sản xuất và
những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất rau màu an toàn tại vùng ven TPCT
với phương pháp DEA và hồi qui Tobit.
2.5 HIỆU QUẢ PHÂN PHỐI
Hiệu quả phân phối được cho là khả năng sử dụng đầu vào tối ưu để tối đa hóa
lợi nhuận khi sản phẩm được sản xuất ra có giá sản phẩm (doanh thu bình quân) bằng
chi phí biên của nguồn lực được sử dụng đầu vào của quá trình sản xuất (Rizzo, 1979;
Ellis, 1993).
Phương pháp dùng để tính chỉ tiêu hiệu quả phân phối cũng giống như hai chỉ tiêu
hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả kinh tế (SFA và DEA). Việc ước lượng khá dễ dàng nếu

như chúng ta tính được hai chỉ tiêu EE và TE vì hiệu quả kinh tế bằng tích của hiệu quả
kỹ thuật và hiệu quả phân phối (EE = AE * TE). Tiêu biểu gồm: Kopp & Diewert
(1982), Kumbhakar và cộng sự (1989), Bravo-Ureta và Rieger (1991), Rahman
(2003), Dhungana & cộng sự (2004), Quan Minh Nhựt (2005), Phạm Lê Thông
(1998) và Phạm Lê Thông & cộng sự (2010), Nguyễn Phú Son (2008), Galawat &
Yabe (2012).
2.6 CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT
Do tính chất đặc thù của dữ liệu và phạm vi nghiên cứu nên các tác giả đã sử
dụng số lượng biến giải thích khác nhau. Trong nghiên cứu của Latruffe và cộng sự
(2000), Binici và cộng sự. (2006) và Shehu và cộng sự (2007) sử dụng bốn biến giải
thích. Revilla và cộng sự (2001) sử dụng năm biến giải thích. Illukpitiya (2005) sử
dụng sáu biến giải thích trong nghiên cứu. Oladeebo và cộng sự. (2007) sử dụng bảy
biến trong nghiên cứu và 20 biến trong nghiên cứu của Tchale (2009),.... Kết quả
nghiên cứu thực nghiệm của nhiều tác giả cho thấy đất đai, lao động và phân bón có
ảnh hưởng đáng kể đến kết quả đầu ra của quá trình trồng trọt, đặc biệt là quá trình
sản xuất lúa.

4


CHƯƠNG 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP SỐ LIỆU
3.1.1 Thu thập số liệu thứ cấp
Các số liệu đã thu thập, bao gồm:(1) Các thông tin về điều kiện tự nhiên, sinh
thái, kinh tế xã hội và sản xuất nông nghiệp của TPCT; (2) Các báo cáo tổng kết nông
nghiệp, báo cáo các kết quả nghiên cứu về mô hình sản xuất rau an toàn và rau màu
truyền thống; (3) Các chính sách đã ban hành về phát triển sản xuất nông nghiệp,
chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi, các chính sách về đầu tư xây dựng cơ sở hạ
tầng, chính sách về xuất nhập khẩu nông sản, thủy sản có liên quan đến vấn đề nghiên
cứu; (4) Số liệu thống kê tình hình sản xuất nông nghiệp TPCT từ 2005 – 2014 của

TPCT; (5) Các chủ trương, chỉ thị về phát triển nông nghiệp của Chính phủ đối với
ĐBSCL và TPCT; (6) Báo cáo kinh tế, xã hội TPCT.
3.1.2 Số liệu sơ cấp
Luận án đã phỏng vấn ngẫu nhiên 580 nông hộ sản xuất rau màu họ bầu bí trong
năm 2014 có diện tích canh tác lớn (từ 0,5 công trở lên) để ghi nhận tình hình hoạt
động sản xuất rau màu thuộc nhóm họ bầu bí tại TPCT.
3.2 PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH
3.2.1 Phương pháp thống kê mô tả
Sử dụng phương pháp thống kê mô tả để phân tích nguồn dữ liệu thứ cấp và
số liệu điều tra, nhằm mô tả và trình bày số liệu dưới dạng trung bình, độ lệch chuẩn,
biểu đồ mô tả xu hướng, bảng biểu tầng suất, ... một cách đơn giản của vấn đề nghiên
cứu.
3.2.2 Phương pháp đo lường hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu
quả sản xuất
Luận án sử dụng phương pháp bao dữ liệu (Data Envelopment Analysis-DEA)
để đo lường hiệu quả sản xuất rau màu tại thành phố Cần Thơ. Phương pháp DEA là
một trong những phương pháp thường dùng để phân tích hiệu quả sản xuất.
Luận án cũng sử dụng công cụ Metafrontier để mở rộng ứng dụng của mô hình
DEA trong việc đánh giá năng suất và hiệu quả sản xuất (O’ Donnell và cộng sự,
2008). Để đóng góp thêm cho phương pháp DEA, luận án cũng mở rộng thêm là ứng
dụng công cụ Metafrontier để so sánh hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối và hiệu
quả chi phí của 03 loại màu (dưa hấu, dưa leo và khổ qua) với nhau.

5


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 THỰC TRẠNG NÔNG HỘ SẢN XUẤT RAU MÀU TẠI TPCT
4.1.1 Đặc điểm nông hộ sản xuất rau màu
Tuổi đời trung bình của lao động sản xuất chính trong hộ trồng rau màu tại vùng

nghiên cứu tương đối cao (khoảng 43 tuổi), thậm chí có những lao động chính đã quá
tuổi lao động nhưng họ vẫn còn tham gia sản xuất rau màu (78 tuổi). Xét về trình độ
học vấn, người lao động chính trực tiếp sản xuất rau màu có trình độ học vấn tương
đối thấp trung bình lớp 7, thậm chí có một số lao động không đi học. Điều này thể
hiện sự hạn chế nguồn lực về trí lực của nông hộ trong quá trình tiếp nhận khoa học
kỹ thuật. Đây là lực cản quan trọng làm cho nông hộ khó ứng dụng công nghệ, nâng
cao kỹ thuật trong hoạt động sản xuất.
Về diện tích đất gieo trồng rau màu, diện tích canh tác trung bình của nông hộ
sản xuất rau màu là 7.371m2 và phần lớn diện tích trồng rau truyền thống (568/580
hộ sản xuất rau màu, chiếm 97,9%), từ đó cho thấy hộ có ưu thế rất lớn về nguồn lực
đất đai. Về kinh nghiệm sản xuất thì nông hộ trồng rau màu có nhiều kinh nghiệm
sản xuất, ít nhất cũng có một năm kinh nghiệm sản xuất, thậm chí có nông hộ tới 50
năm kinh nghiệm sản xuất rau màu. Qua đó cho thấy, hoạt động sản xuất rau màu đã
gắn với sinh kế của nông hộ tại TPCT. Đối với nguồn nhân lực nông hộ cho thấy,
bình quân mỗi hộ có 4 thành viên đang sinh sống và làm việc chung với gia đình,
trong đó người tham gia trực tiếp sản xuất chủ yếu là nam chiếm 92,6%.
4.1.3 Hiệu quả tài chính của hộ trồng rau màu thuộc nhóm bầu bí năm 2014
Doanh thu của nông hộ sản xuất dưa hấu trung bình là 134,36 triệu đồng/ha/vụ
(độ lệch chuẩn 83,52 triệu đồng/ha/vụ) cao hơn so với những hộ sản xuất rau màu
khác trong họ bầu bí (Đối với cây dưa leo khoảng 1,5 lần và khổ qua khoảng 0,93
lần). Tổng chi phí của các nhập lượng đầu vào trung bình của hộ sản xuất dưa hấu là
94,5 triệu đồng/ha/vụ (đã bao gồm chi phí lao động gia đình), chi phí này so với
những hộ còn lại cũng chênh lệch khá cao, thấp nhất 1,93 lần (dưa leo).
Tổng số ngày công lao động để gieo trồng dưa hấu (bao gồm chăm sóc, thu
hoạch…) trung bình khoảng 521 ngày/ha, trong đó số ngày công lao động gia đình
chiếm 9,5%; dưa leo khoảng 289 ngày/ha, trong đó số ngày công lao động gia đình
chếm 49,25%; đối với khổ qua khoảng 197 ngày/ha, trong đó số ngày công lao động
gia đình chiếm 71,4%.
Qua Bảng 4.1 cho thấy, nếu tính cơ bản về hiệu quả tài chính của ba loại màu
ăn quả là dưa hấu, dưa leo và khổ qua thì lợi nhuận ròng so với với chi phí của khổ

qua cao hơn đạt khoảng 1,09 lần (tương ứng lợi nhuận trên 36 triệu đồng/ha/vụ), 0,42
lần (dưa hấu, tương ứng gần 40 triệu đồng/ha/vụ) và 0,1 lần (dưa leo, tương ứng
6


khoảng gần 5 triệu đồng/ha). Qua đó cho thấy, lợi nhuận của những hộ trồng màu
phần lớn từ công lao động gia đình và cũng có một số hộ bị thua lỗ do năng suất thấp
hoặc bị rớt giá khi thu hoạch.
Bảng 4.1: Phân tích chi phí, lợi nhuận của ba loại rau màu (1.000đ/ha/vụ)
Dưa hấu
Dưa leo
Khổ qua
Chỉ tiêu
Trung
Độ lệch
Trung
Độ lệch
Trung
Độ lệch
Tổng chi phí
- CP giống
- CP phân bón
- CPT nông dược
- CPLĐ thuê
- CP lãi vay
- CP thuê đất
- CP làm đất
- CP bom tưới
- CP khấu hao
- CPLĐ gia đình

- CP Khác
Doanh thu
Lợi nhuận ròng
Lợi nhuận
ròng/chi phí (lần)

bình
chuẩn
bình
chuẩn
bình
chuẩn
94.502,13 39.285,95 48.814,50 36.068,98 33.297,19 17.619,22
8.386,47 6.946,56 3.055,74 2.310,53 2.638,08 1.475,89
6.756,89 4.425,70 3.196,48 2.796,75 3.522,77 1.781,25
5.713,45 4.067,40 1.654,98 1.592,29 1.193,21
758,73
56.449,19 41.971,17 17.903,85 27.744,62 6.636,55 12.875,31
47,26
331,59
105,45
322,33
35,34
80,15
4.107,89 6.771,55 1.203,16 4.335,63
84,96
858,06
1.951,85 1.732,62 1.593,11 2.408,10 1.153,38
583,35
680,86

579,83
484,66
702,65
213,27
142,26
2.008,11 2.032,75 1.689,68
974,70 2.239,74 1.229,75
6.053,38 4.572,12 17.383,73 18.845,76 15.353,10 13.146,41
1.831,61

2.347,93

255,98

750,80

30,21

287,25

134.355,29 83.515,06 53.490,16 49.100,23 69.654,66 63.976,15
39.853,16 93.097,29 4.675,66 38.968,49 36.357,47 65.573,07

0,42

0,10

1,09

Nguồn: Kết quả điều tra, 2014

4.1.4 Những thuận lợi và khó khăn trong hoạt động sản xuất và tiêu thụ
Những thuận lợi trong sản xuất và tiêu thụ:
Trong khâu sản xuất, hộ dân có thể tận dụng được lao động nhàn rỗi (38,17%),
thời gian canh tác quanh năm (39,69%), nơi canh tác gần nhà (37,21%) và đặc biệt là
có kinh nghiệm, kỹ thuật sản xuất (24,07%). Bên cạnh đó, hộ dân được hỗ trợ từ địa
phương như được tập huấn kỹ thuật sản xuất (22,71%) và hỗ trợ giống, phân bón
(11,26%). Đó cũng là các điều kiện thuận lợi để họ có thể ứng dụng tiến bộ khoa học
kỹ thuật vào quá trình sản xuất và đạt mức thu nhập cao hơn so với sản xuất lúa.
Đối với khâu tiêu thụ, có 08 hộ cho rằng gần các chợ truyền thống là điều kiện
thuận lợi nhất đối với hộ trồng rau (4,02%); một số điều kiện khác cũng được xem là
thuận lợi như sản phẩm dễ bán, có đầu ra ổn định (19 hộ); được các công ty bao tiêu,
giá cả ổn định nhưng chiếm tỷ lệ rất thấp. Để gia tăng hiệu quả ở thị trường tiêu thụ,
thị trường các siêu thị là phân khúc họ mong muốn được tiếp cận nhằm ổn định đầu
7


ra, giá cao và từng bước xây dựng thương hiệu rau an toàn tại các HTX, CLB trồng
rau hiện nay.
Những khó khăn trong sản xuất và tiêu thụ:
Trong quá trình sản xuất, yếu tố sâu bệnh là vấn đề khó khăn lớn nhất (chiếm
41,11% số ý kiến), thiếu kỹ thuật, đặc biệt là kỹ thuật về trồng rau an toàn (14% số ý
kiến), thiếu vốn (14,9%), chi phí đầu vào cao nhưng chất lượng lại thấp (12,93%).
Bên cạnh đó, người sản xuất còn gặp khó khăn do qui mô sản xuất nhỏ, sản phẩm
không đồng đều, chất lượng sản phẩm chưa cao, khó thuê lao động trong quá trình
sản xuất.
Vấn đề tiêu thụ, khó khăn lớn nhất là giá cả không ổn định (67,68%), kế đến là
thường xuyên bị thương lái ép giá (chiếm 44,17% số ý kiến), ngoài ra thiếu thông tin
thị trường, nhu cầu tiêu thụ không ổn định, thương lái thành toán tiền chậm cũng gây
không ít khó khăn cho những hộ sản xuất rau màu. Thực tế vấn đề nông hộ quan tâm
là làm sao để bán được sản phẩm, giá bán ổn định.

4.1.5 Những giải pháp của người sản xuất đã thực hiện
Giải pháp phun thuốc bảo vệ thực vật để phòng trị sâu bệnh được nhiều nông
dân thực hiện (chiếm 74,49% trong tổng số ý kiến), thăm đồng thường xuyên để phát
hiện sớm và xử lý kịp thời để kiểm soát được những mầm móng sâu bệnh trên rau
màu (chiếm 44,88% trong tổng số ý kiến), sử dụng phân hữu cơ để giảm lượng phân
vô cơ nhằm cải thiện chất lượng của đất và giảm chi phí sản xuất (chiếm 34,08%),
đối với những hộ sản xuất liên tục nhiều vụ trên một thửa rau màu thì họ phải tăng
cường việc cải tạo đất để giảm thiểu sâu bệnh (chiếm 14,9%), những hộ sản xuất là
xã viên của HTX không tiêu thụ hết qua kênh siêu thị sẽ bán rau màu cho những tác
nhân khác (thương lái, bán tại chợ tại địa phương khác) và một số giải pháp khác như
trồng thêm một số loại rau khác hoặc thay đổi loại rau trồng, tham gia tổ hùn vốn để
tranh thủ được nguồn vốn tương trợ phục vụ cho sản xuất,…
4.2 HIỆU QUẢ SẢN XUẤT ĐƯỢC TÍNH TOÁN THEO MÔ HÌNH DEA

4.2.1 Hiệu quả và các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa hấu
Về hiệu quả sản xuất:
Kết quả Bảng 4.2 cho thấy rằng đa số nông hộ trồng dưa hấu đạt hiệu quả kỹ
thuật cao, trên 90% chiếm 59,6% trong tổng số hộ là 344 hộ khảo sát tại TPCT. Chỉ
có 02 hộ đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới 60%. Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa
hộ thấp nhất với độ lệch chuẩn 9,9%, rõ ràng sự chênh lệnh về kỹ thuật trồng dưa hấu
của nông dân là không lớn.

8


Về hiệu quả chi phí, trung bình thì thấp hơn nhiều so với hiệu quả kỹ thuật,
30,7% so với 91,2%. Điều này cho thấy, hiệu quả phân phối của hộ trồng dưa hấu đạt
không cao và hầu như không dễ để cải thiện được.
Mặt khác, giá thường thay đổi mà đó là yếu tố mà người tham gia sản xuất
không thể kiểm soát được. Không chọn được lượng đầu vào tối ưu, người trồng dưa

hấu không thể đạt lợi nhuận tối ưu và do vậy không đạt mức hiệu quả chi phí cao.
Chênh lệch hiệu quả chi phí giữa các nông hộ cũng rất lớn, với mức dao động trong
khoảng 6,2% đến 100%. Sự chênh lệch quá lớn giữa các mức hiệu quả đạt được cũng
cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện mức hiệu quả của những hộ trồng dưa
hấu.
Bảng 4.2: Hiệu quả kinh tế, phân phối và kỹ thuật dưa hấu
Tần số
Tần suất (%)
Hiệu quả
TE
AE
CE
TE
AE
(%)
Từ 0 đến 10
0
8
12
0,0
2,3
Trên 10 đến 20
0
96
123
0,0
27,9
Trên 20 đến 30
0
86

71
0,0
25,0
Trên 30 đến 40
0
41
33
0,0
11,9
Trên 40 đến 50
0
45
48
0,0
13,1
Trên 50 đến 60
2
37
37
0,6
10,8
Trên 60 đến 70
11
16
6
3,2
4,7
Trên 70 đến 80
40
8

7
11,6
2,3
Trên 80 đến 90
86
5
5
25,0
1,5
Trên 90
205
2
2
59,6
0,6
Tổng
344
344
344
100
100
Trung bình
0,912 0,333 0,307
Độ lệch chuẩn
0,099 0,182 0,180
Nhỏ nhất
0,545 0,062 0,062
Lớn nhất
1,000 1,000 1,000


CE
3,5
35,8
20,6
9,6
14,0
10,8
1,7
2,0
1,5
0,6
100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2014

Hệ số hiệu quả kinh tế 30,7% (Bảng 4.2) cho thấy, nếu như những hộ sản xuất
này hoạt động tại mức hiệu quả hoàn toàn thì họ đã có thể giảm hoặc tiết kiệm đến
69,3% chi phí sản xuất mà vẫn giữ được mức sản lượng không đổi.
Hầu hết các hộ sản xuất đều đạt hệ số hiệu quả về mặt qui mô (SE) tương đối
thấp (trung bình hệ số SE là 59%). Điều này cho thấy là vẫn còn tồn tại tính không
hiệu quả về mặt qui mô sản xuất của các hộ sản xuất dưa hấu trong mẫu điều tra tại
vùng nghiên cứu.

9


Bảng 4.3: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô của các hộ sản xuất dưa hấu
Tần số
Tần suất (%)
Hiệu quả

TEvrs TEcrs
SE
TEvrs TEcrs
SE
(%)
Từ 0 đến 10
0
3
3
0,0
0,9
0,9
Trên 10 đến 20
0
9
8
0,0
2,6
2,3
Trên 20 đến 30
0
35
20
0,0
10,2
5,8
Trên 30 đến 40
0
60
42

0,0
17,4
12,2
Trên 40 đến 50
0
73
66
0,0
21,2
19,2
Trên 50 đến 60
2
52
65
0,6
15,1
18,9
Trên 60 đến 70
11
28
40
3,2
8,1
11,6
Trên 70 đến 80
40
15
25
11,6
4,4

7,3
Trên 80 đến 90
86
15
18
25,0
4,4
5,2
Trên 90
205
54
57
59,6
15,7
16,6
Tổng
344
344
344
100
100
100
Trung bình
0,912 0,545 0,590
Độ lệch chuẩn
0,099 0,248 0,237
Nhỏ nhất
0,545 0,000 0,000
Lớn nhất
1,000 1,000 1,000

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2014
Chú thích: TECRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp không đổi theo qui mô và TEVRS là
hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp thay đổi theo qui mô

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất:
Hiệu quả kỹ thuật sản xuất dưa hấu như đã phân tích ở trên (Bảng 4.4) đạt được
rất cao, trung bình đạt trên 91%. Ở mức hiệu quả này thì những yếu tố quan sát được
có thể ít ảnh hưởng đến.
Số liệu ở Bảng 4.6 cho thấy có ba yếu tố tác động và có ý nghĩa thống kê đến
hiệu quả phân phối là Vốn tự có của gia đình (tại mức ý nghĩa 10%), tuổi người tham
gia trực tiếp sản xuất (tại mức ý nghĩa 5%) và Tiếp cận nguồn vốn vay (tại mức ý
nghĩa 1%). Kết quả phân tích hồi qui cho thấy, người sản xuất có vốn tự có càng
nhiều thì hiệu quả phân phối có xu hướng gia tăng. Nếu người sản xuất tích lũy được
vốn, gia tăng vốn tự có thêm 1 triệu đồng thì làm cho hiệu quả phân phối tăng thêm
trung bình 0,053%.

10


Bảng 4.4 Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất dưa hấu

Biến số
dy/dx
Tuổi
-0,00223
Trình độ học vấn
-0,00066
Số năm kinh nghiệm trồng rau
-0,00083
màu

Quy mô gia đình
0,004707
Chi tiêu gia đình
-3,05E-07
Quy mô diện tích
0,035431
Số lần được tập huấn
-0,00301
Tiếp cận thông tin thị trường
0,012779
-0,16736
Tiếp cận nguồn vốn vay
Vốn tự có của gia đình
5,25E-07

Sai số
chuẩn
0,00101
0,00339

Giá trị
thống kê
(Z)
-2,20
-0,19

ns

0,00167


-0,49

ns

0,00703
2,59E-07
0,02421
0,00365
0,02403
0,02524
1,01E-06

0,67
-0,85
1,46
-0,82
0,53
-6,63
1,92

**
ns

ns
ns
ns
ns
***
*


Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra trực tiếp hộ trồng dưa hấu năm 2014
Ghi chú: *, ** và *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%; ns: không có ý nghĩa thống


Kết quả Bảng 4.4 cũng chỉ ra có một yếu tố có ý nghĩa lớn đối với hiệu quả phân
phối nguồn lực tại mức ý nghĩa 1% là tiếp cận nguồn vốn vay. Kết quả này cho thấy,
người sản xuất vay vốn nhằm mục đích sản xuất dưa hấu thì có hiệu quả phân phối
thấp hơn với người sản xuất không vay vốn. Theo kết quả hồi qui thì hộ không vay
vốn có hiệu quả phân phối cao hơn trung bình 16,74% so với người vay vốn.
Kết quả hồi qui Tobit cũng chỉ ra rằng độ tuổi của người trực tiếp sản xuất cũng
có ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối của các hộ sản xuất dưa hấu, nhưng ảnh hưởng
này là ảnh hưởng nghịch. Cụ thể, nếu tuổi người trực tiếp sản xuất thêm một tuổi có
xu hướng gia giảm 0,22% trong hiệu quả phân phối.

4.2.2 Hiệu quả sản xuất dưa leo
Theo kết quả phân tích tại Bảng 4.5 cho thấy rằng số hộ đạt hiệu quả kỹ thuật
cao, trên 90% chiếm 85,1% trong tổng số 134 hộ khảo sát tại TPCT. Chỉ có 7,4% hộ
đạt mức hiệu quả kỹ thuật dưới 80%. Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hộ thấp
nhất với độ lệch chuẩn 8,2%, rõ ràng sự chênh lệnh về kỹ thuật trồng dưa leo của
nông dân là không lớn.
Đối với mức trung bình về hiệu quả chi phí thì thấp hơn nhiều so với hiệu quả
kỹ thuật, tương ứng 38% so với 96,3%. Điều này cho thấy, hiệu quả phân phối của
hộ trồng dưa leo cũng đạt không cao và điều này hầu như không dễ để cải thiện được.
Điều này cũng là một thách thức rất lớn đối với nông hộ trồng dưa leo. Kết quả đã
11


cho thấy, chênh lệch hiệu quả chi phí giữa các nông hộ cũng rất lớn, với mức dao
động trong khoảng 5,7% đến 100%. Sự chênh lệch quá lớn giữa các mức hiệu quả
đạt được cũng cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện mức hiệu quả của những

hộ trồng dưa leo. Điều này chỉ ra tính không hiệu quả về mặt phân phối, sử dụng các
nguồn lực đầu vào trong quá trình sản xuất dưa leo vẫn còn cao, chưa tối ưu.
Bảng 4.5: Hiệu quả chi phí, phân phối và kỹ thuật hộ dưa leo
Hiệu quả
(%)
Từ 0 đến 10
Trên 10 đến 20
Trên 20 đến 30
Trên 30 đến 40
Trên 40 đến 50
Trên 50 đến 60
Trên 60 đến 70
Trên 70 đến 80
Trên 80 đến 90
Trên 90
Tổng
Trung bình
Độ lệch chuẩn
Nhỏ nhất
Lớn nhất

TE
0
0
0
0
0
0
3
7

10
114
134
0,963
0,082
0,621
1,000

Tần số
AE
7
29
30
14
14
9
10
7
8
6
134
0,391
0,252
0,057
1,000

CE
7
31
30

17
11
8
9
7
8
6
134
0,380
0,254
0,057
1,000

Tần suất (%)
TE
AE
0,0
5,2
0,0
21,6
0,0
22,4
0,0
10,4
0,0
10,4
0,0
6,7
2,2
7,5

5,2
5,2
7,5
6,0
85,1
4,5
100
100

CE
5,2
23,1
22,4
12,7
8,2
6,0
6,7
5,2
6,0
4,5
100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2014

Hệ số hiệu quả chi phí 38% (Bảng 4.5) cho thấy, nếu như những hộ sản xuất
này hoạt động tại mức hiệu quả hoàn toàn thì họ đã có thể giảm hoặc tiết kiệm đến
62% chi phí sản xuất mà vẫn giữ được mức sản lượng không đổi.
Hầu hết các hộ sản xuất đều đạt hệ số hiệu quả về mặt qui mô (SE) tương đối
cao (trung bình hệ số SE là 82,4%). Kết quả này cho thấy vẫn còn tồn tại tính không
hiệu quả về mặt qui mô sản xuất của các hộ sản xuất dưa leo trong mẫu nghiên cứu

(Bảng 4.6). Nó vẫn còn đặc điểm đặc trưng cho các hộ sản xuất nhỏ lẻ, hay nói cách
khác là các hộ sản xuất với qui mô lớn sẽ thu được hiệu quả kinh tế cao hơn.

12


Bảng 4.6: Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô hộ sản xuất dưa leo
Tần số
Tần suất (%)
Hiệu quả
TEvrs TEcrs
SE
TEvrs TEcrs
SE
(%)
Từ 0 đến 10
0
0
0
0,0
0,0
0,0
Trên 10 đến 20
0
1
1
0,0
0,7
0,7
Trên 20 đến 30

0
3
2
0,0
2,2
1,5
Trên 30 đến 40
0
9
4
0,0
6,7
3,0
Trên 40 đến 50
0
11
15
0,0
8,2
11,2
Trên 50 đến 60
0
5
3
0,0
3,7
2,2
Trên 60 đến 70
3
17

11
2,2
12,7
8,2
Trên 70 đến 80
7
5
13
5,2
3,7
9,7
Trên 80 đến 90
10
14
12
7,5
10,4
9,0
Trên 90
114
69
73
85,1
51,5
54,5
Tổng
134
134
134
100

100
100
Trung bình
0,963 0,801 0,824
Độ lệch chuẩn
0,082 0,243 0,225
Nhỏ nhất
0,621 0,120 0,150
Lớn nhất
1,000 1,000 1,000
Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2014
Chú thích: TECRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp không đổi theo qui mô và TEVRS là
hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp thay đổi theo qui mô

Cũng giống như hoạt động sản xuất dưa hấu, hiệu quả phân phối của hộ sản xuất
dưa leo vẫn còn thấp, trung bình 39,1%, điều này có nghĩa là khả năng sử dụng đúng
sự phối hợp nhập lượng với giá được đưa ra của hộ sản xuất còn thấp. Kết quả ước
lượng về hiệu quả chi phí thấp chủ yếu là do hiệu quả phân phối nguồn lực thấp.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất dưa leo:
Hiệu quả kỹ thuật đạt được rất cao, nên kết quả phân tích dưới dạng mô hình
Tobit không có ý nghĩa thống kê, có nghĩa là các yếu tố được xem xét không có tác
động đến hiệu quả kỹ thuật.
Đối với hiệu quả phân phối, có 03 yếu tố ảnh hưởng là Tuổi của người trực tiếp
sản xuất, Qui mô diện tích và Số lần được tập huấn (Bảng 4.7). Nếu tuổi người sản
xuất trực tiếp thêm một tuổi thì có xu hướng gia giảm 0,38% trong hiệu quả phân
phối; Đối với qui mô diện tích, khi tăng diện tích gieo trồng 1 hecta sẽ làm gia tăng
trung bình 10,45% trong hiệu quả phân phối. Số lần nông hộ được tập huấn có tác
động rất lớn đến hiệu quả phân phối, cụ thể là nếu nông hộ tham gia thêm một lớp
13



tập huấn thì nông hộ đó có xu hướng gia tăng thêm trung bình 3,96% trong hiệu quả
phân phối.
Bảng 4.7: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất dưa leo
Biến số
Tuổi
Trình độ học vấn
Số năm kinh nghiệm trồng rau
màu
Quy mô gia đình
Chi tiêu gia đình
Quy mô diện tích
Số lần được tập huấn
Tiếp cận thông tin thị trường
Tiếp cận nguồn vốn vay
Vốn tự có

0,00217
0,00549

Giá trị
thống kê
(z)
-1,73
0,17

ns

0,00271


0,18

ns

0,01523
2,09E-07
0,04027
0,0087
0,0359
0,04152
3,05E-07

0,86
0,52
2,59
4,56
-1,01
-0,96
0,81

Sai số
chuẩn

dy/dx
-0,00376
0,000945

*

0,000479

0,013094
4,01E-07
0,104494
0,039619
-0,03615
-0,04004
3,76E-07

ns

ns
**
***
ns
ns
ns

Ghi chú: *, ** và *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%; ns: không có ý nghĩa thống


Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra thực tế, 2014

4.2.3 Hiệu quả sản xuất khổ qua
Theo số liệu được miêu tả trong Bảng 4.8 cho thấy rằng số hộ đạt hiệu quả kỹ
thuật cao, trên 90% chiếm 48% trong tổng số hộ là 102 hộ khảo sát tại TPCT, mức
hiệu quả kỹ thuật dưới 80% chiếm 40,2%. Sự chênh lệch về mức hiệu quả giữa hộ
thấp nhất với độ lệch chuẩn 15,5%, rõ ràng sự chênh lệnh về kỹ thuật trồng khổ qua
của nông dân là khá lớn.
Đối hiệu quả chi phí, với mức trung bình thì thấp hơn khá nhiều so với hiệu quả
kỹ thuật, 50,2% so với 84,4%. Điều này cho thấy, hiệu quả phân phối của hộ trồng

khổ qua đạt không cao, nhưng nếu nhìn về mặt giá trị thì hiệu quả chi phí đạt được
cao hơn so với dưa leo và dưa hấu. Đồng thời, hiệu quả này cũng rất khó để cải thiện
được. Muốn cải thiện hiệu quả chi phí thì phải cải thiện được hiệu quả phân phối và
đây cũng là một thách thức lớn đối với những hộ sản xuất khổ qua.
Kết quả ở Bảng 4.8 cho thấy sự chênh lệch hiệu quả chi phí giữa các nông hộ
cũng rất lớn, với mức dao động trong khoảng 11,1% đến 100%. Sự chênh lệch này
cũng cho thấy tiềm năng lớn trong việc cải thiện mức hiệu quả của những hộ sản xuất
khổ qua. Điều này chỉ ra tính không hiệu quả trong việc sử dụng các nguồn lực đầu
vào của những hộ tham gia sản xuất khổ qua vẫn còn cao.
14


Bảng 4.8: Hiệu quả chi phí, phân phối và kỹ thuật nhóm hộ khổ qua
Tần số
Tần suất (%)
Hiệu quả (%)
TE
AE
CE
TE
AE
Từ 0 đến 10
0
0
0
0,0
0,0
Trên 10 đến 20
0
2

4
0,0
2,0
Trên 20 đến 30
0
4
10
0,0
3,9
Trên 30 đến 40
0
14
22
0,0
13,7
Trên 40 đến 50
3
12
17
2,9
11,8
Trên 50 đến 60
1
17
21
1,0
16,7
Trên 60 đến 70
19
17

11
18,6
16,7
Trên 70 đến 80
18
26
11
17,6
25,5
Trên 80 đến 90
12
6
2
11,8
5,9
Trên 90
49
4
4
48,0
3,9
Tổng
102
102
102
100
100
Trung bình 0,848 0,592 0,502
Độ lệch chuẩn 0,155 0,192 0,199
Nhỏ nhất 0,413 0,111 0,111

Lớn nhất 1,000 1,000 1,000

CE
0,0
3,9
9,8
21,6
16,7
20,6
10,8
10,8
2,0
3,9
100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2014

Bảng 4.9 Hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả qui mô hộ sản xuất khổ qua
Tần số
Tần suất (%)
Hiệu quả
(%)
TEvrs TEcrs
SE TEvrs TEcrs
Từ 0 đến 10
0
0
0
0,0
0,0

Trên 10 đến 20
0
2
1
0,0
2,0
Trên 20 đến 30
0
12
6
0,0
11,8
Trên 30 đến 40
0
16
9
0,0
15,7
Trên 40 đến 50
3
9
9
2,9
8,8
Trên 50 đến 60
1
22
15
1,0
21,6

Trên 60 đến 70
19
10
12
18,6
9,8
Trên 70 đến 80
18
6
10
17,6
5,9
Trên 80 đến 90
12
3
10
11,8
2,9
Trên 90
49
22
30
48,0
21,6
Tổng
102
102
102
100
100

Trung bình 0,848 0,558 0,689
Độ lệch chuẩn 0,155 0,258 0,247
Nhỏ nhất 0,413 0,167 0,189
Lớn nhất 1,000 1,000 1,000

SE
0,0
1,0
5,9
8,8
8,8
14,7
11,8
9,8
9,8
29,4
100

Nguồn: Kết quả điều tra thực tế năm 2014
Chú thích: TECRS là hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp không đổi theo qui mô và TEVRS là
hiệu quả kỹ thuật trong trường hợp thay đổi theo qui mô

15


Hệ số hiệu quả chi phí 50,2% cho thấy, nếu như những hộ sản xuất này hoạt
động tại mức hiệu quả hoàn toàn thì họ đã có thể giảm hoặc tiết kiệm đến 49,8% chi
phí sản xuất mà vẫn giữ được mức sản lượng không đổi.
Hầu hết các hộ sản xuất đều đạt hệ số hiệu quả về mặt qui mô (SE) không cao
(trung bình hệ số SE là 68,9%). Điều này cho thấy là hộ sản xuất khổ qua vẫn còn tồn

tại tính không hiệu quả về mặt qui mô sản xuất của các hộ trong mẫu điều tra tại vùng
nghiên cứu.
Tương tự như dưa hấu và dưa leo, hiệu quả phân phối tuy có khá hơn về mặt hệ
số nhưng vẫn còn thấp, trung bình 59,2%, điều này có nghĩa là khả năng sử dụng
đúng sự phối hợp nhập lượng với giá cả được đưa ra của nông dân trồng khổ qua vẫn
chưa cao. Hay nói khác hơn là họ còn hạn chế khá nhiều trong việc tính sự cân bằng
sản phẩm biên của yếu tố đầu vào với giá của yếu tố đó trên thị trường.
Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất khổ qua:
- Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả kỹ thuật:
Kết quả ước lượng cho thấy yếu tố quy mô diện tích đất canh tác khổ qua tác
động ngược chiều với hiệu quả kỹ thuật tại mức ý nghĩa 1%. Kết quả này cho thấy xu
hướng tăng quy mô diện tích đất cho hoạt động sản xuất khổ qua thì hiệu quả kỹ thuật
có xu hướng gia giảm, cụ thể là khi tăng diện tích gieo trồng 1 hecta sẽ làm gia giảm
trung bình 12% trong hiệu quả kỹ thuật. Điều này khá phù hợp với thực tế tại vùng
nghiên cứu.
Bảng 4.10: Tác động biên của các yếu tố đến TE hộ sản xuất khổ qua
Biến số
Tuổi
Trình độ học vấn
Số năm kinh nghiệm trồng rau màu
Quy mô gia đình
Chi tiêu gia đình
Quy mô diện tích
Số lần được được tập huấn
Tiếp cận thông tin thị trường
Tiếp cận nguồn vốn vay
Vốn tự có

dy/dx
0,004596

0,016118
0,004856
0,054115
-6,21E-06
-0,12033
0,005639
0,080576
0,012626
-3,13E-06

ns
ns
ns
ns
ns
***
ns
ns
ns
ns

Sai số
Giá trị thống
chuẩn
kê (z)
0,0041
1,12
0,01277
1,26
0,00698

0,7
0,0349
1,55
9,81E-06
-1,58
0,03667
-3,28
0,01819
0,31
0,08278
0,97
0,05685
0,22
3,1E-06
-0,99

Ghi chú: *, ** và *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%; ns: không có ý nghĩa thống


16


Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả phân phối:
Kết quả hồi qui ở Bảng 4.11 chỉ ra rằng qui mô gia đình có tác động nghịch và
ý nghĩa đến hiệu quả phân phối, nếu như nông hộ tăng thêm một nhân khẩu thì hiệu
quả phân phối có xu hướng giảm trung bình 5,7%.
Số liệu ở Bảng 4.11 chỉ ra vốn tự có của gia đình có ảnh hưởng ý nghĩa đến
hiệu quả phân phối của những hộ sản xuất khổ qua trong vùng nghiên cứu, nếu tăng
thêm 1 triệu đồng trong vốn tự có sẽ làm gia tăng trung bình 0,72% trong hiệu quả
hiệu quả phân phối; Kết quả đã chỉ ra nếu nông hộ tham gia thêm một lớp tập huấn

thì hiệu quả phân phối sẽ có xu hướng gia tăng thêm trung bình là 3,13%. Điều này
cũng đã khẳng định thêm về tính hiệu quả của việc tập huấn, nó đã đem lại nhiều lợi
ích cho bà con nông dân trồng khổ qua trong thời gian qua.
Bảng 4.11: Tác động biên của các yếu tố đến AE hộ sản xuất khổ qua
Biến số

dy/dx

Tuổi
Trình độ học vấn
Số năm kinh nghiệm trồng rau màu
Quy mô gia đình
Chi tiêu gia đình
Quy mô diện tích
Số lần được tập huấn
Tiếp cận thông tin thị trường
Tiếp cận nguồn vốn vay
Vốn tự có

0,004954
0,011676
-0,00565
-0,05792
4,70E-06
0,038995
0,031277
0,070299
-0,00031
7,16E-06


ns
ns
ns
**
ns
ns
**
ns
ns
***

Sai số
Giá trị
chuẩn
thống kê (z)
0,00319
1,55
0,00939
1,24
0,00432
-1,31
0,02535
-2,28
7,43E-06
1,58
0,02782
1,4
0,01428
2,19
0,06424

1,09
0,04337
-0,01
2,14E-05
2,99

Ghi chú: *, ** và *** chỉ mức độ ý nghĩa thống kê là 10%, 5% và 1%; ns: không có ý nghĩa thống


Nguồn: Kết quả xử lý từ số liệu điều tra thực tế, 2014

4.2.3.4 So sánh hiệu quả sản xuất 03 loại rau màu
Dựa trên thông số Bảng 4.2, Bảng 4.5, Bảng 4.8, nếu quan sát khách quan thì
hộ sản xuất dưa leo đạt giá trị hiệu quả kỹ thuật bình quân theo biên sản xuất riêng là
cao nhất so với hộ sản xuất dưa hấu và khổ qua. Tuy nhiên, theo kết quả tính MTR
thì có sự thay đổi kết quả so sánh, hiệu quả kỹ thuật của hộ sản xuất dưa hấu là cao
nhất và thấp nhất vẫn là hộ sản xuất khổ qua. Điều này phản ánh các hộ sản xuất dưa
leo, hộ sản xuất khổ qua đạt hiệu quả tối ưu (TE = 1,00) có giá trị về mặt hiệu quả
thấp tương đối so với các hộ sản xuất dưa hấu đạt hiệu quả tối ưu (TE = 1,00).

17


Bảng 4.12: Tỷ số khảng cách kỹ thuật theo loại rau màu
Dưa hấu
Hiệu quả kỹ thuật bình quân theo biên
sản xuất riêng
Hiệu quả kỹ thuật bình quân theo biên
sản xuất chung
Tỷ số khoảng cách kỹ thuật bình quân

(mean MTR)
Giá trị kiểm định Chi-Square
Significance

Rau màu
Dưa leo

Khổ qua

0,912

0,963

0,848

0,895

0,924

0,740

0,982

0,956

0,857

67,353
0,000


Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ước lượng TE

Tương tự như hiệu quả kỹ thuật, vị trí về hiệu quả phân phối có sự thay đổi,
hiệu quả phân phối của hộ sản xuất dưa leo cao nhất và thấp nhất là hộ sản xuất khổ
qua, kết quả cụ thể được trình bày Bảng 4.13.
Bảng 4.13: Tỷ số khoảng cách phân phối theo loại rau màu

Hiệu quả phân phối bình quân
theo biên sản xuất riêng
Hiệu quả phân phối bình quân
theo biên sản xuất chung
Tỷ số khoảng cách phân phối bình
quân (mean MAR)
Giá trị kiểm định Chi-Square
Significance

Dưa hấu

Rau màu
Dưa leo

Khổ qua

0,3334

0,3908

0,5917

0,2472


0,3019

0,3939

0,7396

0,8389

0,6899

47,546
0,0000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ước lượng AE
Kết quả tổng hợp ở Bảng 4.14 thì vẫn cho thấy là hiệu quả chi phí của hộ sản
xuất dưa leo là cao nhất, thấp nhất vẫn là hộ trồng khổ qua. Kết quả này hoàn toàn
phù hợp với kết quả so sánh về hiệu quả phân phối của dưa hấu, dưa leo và khổ qua.
Kết quả được thể hiện qua bảng sau:

18


Bảng 4.14: Tỷ số khoảng cách chi phí theo loại rau màu

Hiệu quả chi phí bình quân theo
biên sản xuất riêng
Hiệu quả chi phí bình quân theo
biên sản xuất chung
Tỷ số khoảng cách chi phí bình

quân (mean MCR)
Giá trị kiểm định Chi-Square
Significance

watermelon

Vegetable
cocumber

Bitter gourd

0,3066

0,3798

0,5021

0,2210

0,2820

0,2789

0,7251

0,7957

0,5806

122,532

0,0000

Nguồn: Tổng hợp từ kết quả ước lượng CE

CHƯƠNG 5. GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ SẢN XUẤT RAU
MÀU
5.1 CƠ SỞ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
Giải pháp của luận án chủ yếu dựa vào kết quả phân tích thực trạng sản xuất,
kinh doanh rau màu trên địa bàn TPCT; dựa vào kết quả ước lượng hiệu quả sản xuất
và xác định những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất của nông hộ sản xuất dưa
hấu, dưa leo và khổ qua. Đồng thời, giải pháp của luận án cũng dựa vào những chủ
trương, chính sách phát triển rau màu tại thành phố Cần Thơ.
5.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP
5.2.1 Vốn sản xuất
Ngân hàng cần mở rộng cho vay sản xuất để nông dân có thể đầu tư thiết bị
nông nghiệp, mua vật tư nông nghiệp nhằm giảm bớt những khoản chi phí đầu vào
không cần thiết. Đồng thời cần phải kết hợp tập huấn cho họ kiến thức về quản lý
ngồn vốn, cách thức sử dụng nguồn vốn sao cho có hiệu quả và đúng mục đích.
Nông hộ cần liên kết lại để hình thành các tổ hợp tác, HTX, trong đó thành lập
qũy tín dụng nhằm chia sẻ và chủ động hơn nguồn vốn cho sản xuất.
Nông hộ cũng cần phải tích lũy nguồn vốn dự phòng. Muốn vậy, nông hộ cần
tận dụng cơ hội đa dạng hóa nguồn thu nhập bằng các sáng kiến kết hợp sản xuất rau
màu, trồng cây ăn trái, kết hợp chăn nuôi và nuôi trồng thủy sản.
Tiết kiệm là một giải pháp khá hữu hiệu giúp nông hộ điều hòa biến động thu
nhập, tái đầu tư vào sản xuất khi bị thiệt hại do rủi ro gây ra.
19


5.2.2 Yếu tố đầu vào
Nhà quản lý cần có chính sách thiết thực để phát triển thị trường vật tư nông

nghiệp lành mạnh và hiệu quả. Nhà nước phải buộc các đại lý vật tư nông nghiệp
đăng ký kinh doanh rõ ràng và đầy đủ, tăng cường kiểm tra, xử lý thích đáng các
trường hợp vi phạm. Đồng thời, cung cấp đủ thông tin, kịp thời và chính xác, giá đầu
vào ổn định sẽ giúp hộ nông dân lựa chọn được lượng đầu vào tối ưu tương ứng với
mức giá cả thị trường.
Chính quyền địa phương cần làm đầu mối để liên kết giữa ngân hàng và cửa
hàng vật tư nông nghiệp trong việc hỗ trợ tín dụng cho nông dân thông qua việc mua
chịu vật tư nông nghiệp với lãi suất hiện hành.
5.2.3 Qui mô sản xuất
Đối với những nông hộ có điều kiện tốt nhưng quy mô diện tích đất nhỏ, cần
xem xét phát triển theo hướng tích tụ ruộng đất nhằm tận dụng tính kinh tế quy mô.
Những hộ không có khả năng cần mạnh dạn chuyển đổi ngành nghề, cùng với sự hỗ
trợ của các cấp chính quyền trong việc đào tạo nghề, chuyển dịch lao động nông thôn
sang các lĩnh vực.
Tổ hợp tác, HTX sẽ giúp nông hộ khắc phục nhược điểm là trình độ học vấn
thấp nên năng lực quản lý bị giới hạn. Tổ hợ tác, HTX sẽ giúp thành viên của mình
tránh được rủi ro trong sản xuất và đảm bảo chất lượng rau màu để nâng cao hiệu quả
kinh tế.
Để cho loại hình kinh tế hợp tác phát triển, cần có sự hỗ trợ của nhà nước. Thay
vì áp dụng các chính sách như trợ giá hay hỗ trợ khó khăn thì với cơ chế chính sách
khoa học và thông thoáng, nhà nước có thể giúp loại hình kinh tế hợp tác rau màu
hoạt động ổn định và có thể cạnh tranh trên thị trường.
5.2.4 Nhân lực nông hộ
Công tác tập huấn, công tác khuyến nông, cán bộ tập huấn cần hướng dẫn kỷ kỹ
thuật kết hợp, phối trộn các yếu tố đầu vào với liệu lượng hợp lý nhất tương ứng với
mức giá của thị trường để nông hộ có thể biết cách lựa chọn mức đầu vào tối ưu,
nhằm đạt được mức chi phí tối ưu cho hoạt động sản xuất cụ thể của mình. Từ đó,
góp phần làm tăng hiệu quả phân phối và tăng hiệu quả kinh tế cho hộ sản xuất.
Nông dân cần phải thương xuyên cập nhật thông tin về giống, tích cực tham gia
các lớp tập huấn để có thể biết và áp dụng những tiến bộ kỹ thuật mới phù hợp với

điều kiện biến đổi khí hậu để đạt năng suất cao áp dụng các phương pháp sản xuất
mới, nhằm tăng năng suất và tăng lợi nhuận.
Nhà nước, nhà khoa học cần tăng cường đào tạo, tập huấn về kỹ thuật sản xuất
cho nông hộ, đặc biệt là nông hộ lớn tuổi trồng dưa hấu và dưa leo.
20


Cần nhân rộng mô hình câu lạc bộ nông dân truy cập thông tin trên mạng internet
đến Hội nông dân, tổ hợp tác và HTX nông nghiệp. Đặc biệt là cần tập huấn và hướng
dẫn nông dân sử dụng Zalo và Facebook. Cần xây dựng mỗi loại rau màu một nhóm
chuyên mục trên Zalo, Facebook để tiện chia sẻ kỹ thuật sản xuất, thông tin thị
trường,..... một cách nhanh chóng. Và tiến tới quảng bá sản phẩm của chính mình sản
xuất ra qua các mạng xã hội.
Về lâu dài, nhà nước cần xem hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung và rau
màu nói riêng là một trong những nghề nghiệp đặc thù, cần phải có đủ điều kiện, tiêu
chuẩn thì mới tham gia sản xuất, người trực tiếp tham gia sản xuất cần có trình độ tối
thiểu là đại học chuyên ngành.
5.2.5 Giải pháp chính sách
Nói cho cùng, vấn đề quan trọng nhất trong quá trình hoạt động sản xuất rau
màu, rau màu an toàn vẫn là làm sao phải bán được sản phẩm. Cho nên, ngoài những
giải pháp vừa nêu ở trên, chính quyền địa phương cần có thêm một số giải giáp sau:
(1) Nâng cao năng lực quản lý nhà nước về sản xuất rau an toàn; (2) Cần thành lập
và nâng cao năng lực cho Tổ liên kết, Hợp tác xã sản xuất rau an toàn; (3) Chuẩn hóa
trình độ kỹ thuật của nông hộ sản xuất rau an toàn theo quy chuẩn VietGAP; (4) Năng
cao năng lực đầu tư - sản xuất rau an toàn cho nông hộ.

CHƯƠNG 6. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
6.1 KẾT LUẬN
Hiện trạng sản xuất nông hộ: (1) Hiện tại vùng sản xuất tập trung về rau an
toàn tại TPCT còn ít, chưa nối kết được nông dân với thị trường. (2) Qui mô sản xuất

rau an toàn còn nhỏ, lẻ; (3) Khả năng tổ chức sản xuất với qui mô lớn còn nhiều hạn
chế; sâu bệnh, thiếu vốn, thiếu kỹ thuật sản xuất; giá rau màu không ổn định. (4) Điều
kiện thuỷ lợi tốt và sự hỗ trợ của nhà nước được xem là hai thuận lợi lớn cho các hộ
sản xuất. (5) Đa số nông hộ trồng rau màu đều có ý định tiếp tục sản xuất (chiếm
74,31%) và có xu hướng chuyển sang sản xuất rau an toàn chiếm 69,61%.
Hiệu quả sản xuất và các yếu tố ảnh hưởng:
Có sự chênh lệch về về hiệu quả kỹ thuật, hiệu quả phân phối giữa hộ sản xuất
dưa hấu, dưa leo và khổ qua. Hiệu quả kỹ thuật ước lượng theo biên sản xuất riêng
của các hộ sản xuất đạt được rất cao, trung bình tương ứng cho dưa hấu, dưa leo và
khổ qua là 91,2%, 96,3% và 84,8%, hiệu quả phân phối tương ứng chỉ đạt 33,3%,
39,1% và 59,2%.

21


Những yếu tố ảnh hưởng đến hiệu quả sử dụng nguồn lực đầu vào là (1) tuổi
của chủ hộ, người trực tiếp tham gia sản xuất; (2) số lần tham gia tập huấn; (3) vốn
tự có của gia đình và (4) qui mô diện tịch.
Để nâng cao hiệu quả sản xuất rau màu tai TPCT thì cần tập trung thực hiện tốt
giải pháp về vốn sản xuất và giải pháp về năng lực nông hộ là một trong những giải
pháp rất quan trọng nên ưu tiên thực hiện trước.
6.2 KIẾN NGHỊ
Trung tâm khuyến nông thành phố phối hợp với sự hỗ trợ của trường Đại học
Cần Thơ tập huấn kiến thức về quả lý kinh tế nông hộ, giúp nông hộ trồng rau màu
dễ dàng quản lý các nguồn lực trong sản xuất, góp phần tăng hiệu quả kinh tế trong
sản xuất nông nghiệp.
Sở NN&PTNT và Trung tâm xúc tiến thương mại tăng cường công tác cung
cấp thông tin thị trường cho các hộ sản xuất. Sở Công thương phối hợp với chính
quyền địa phương tăng cường kiểm tra, giám sát chất lượng vật tư nông nghiệp trên
địa bàn.

Sở Công thương và sở NN&PTNT làm cầu nối để liên kết vùng chuyên canh
rau màu của TPCT với các tỉnh/thành lân cận nhằm điều chỉnh cơ cấu rau màu hợp
lý cho mục đích tiêu thụ sản phẩm nội địa cũng như xuất khẩu.

22


×