Tải bản đầy đủ (.doc) (62 trang)

tìm hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp phú mậu ii - huyện phú vang - thừa thiên huế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (491.73 KB, 62 trang )

PHẦN 1: MỞ ĐẦU
1.1 Tính cấp thiết của đề tài
“Hợp tác xã” một khái niệm đã quen với chúng ta, sự ra đời hình thành
và phát triển của nó gắn liền với sự thịnh suy của nền kinh tế nước ta. Trước năm
1986, nền kinh tế mang tính chất bao cấp, nền kinh tế của chúng ta lạc hậu và trì
trệ nhưng sau khi nghị định khoán 10 được ra, HTX mang một vai trò mới, một
nhiệm vụ mới, nó vẫn là một phần trong phát triển kinh tế nông thôn.
Ở xã Phú Mậu, Huyện Phú Vang tỉnh Thừa Thiên Huế, một xã thuần
nông nghiệp, còn nhiều khó khăn, đời sống nhân dân còn thấp, điều kiện tự
nhiên, thời tiết khí hậu diễn biến bất thường, rét đậm rét hại và các trận mưa
lớn làm ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển làm giảm năng suất của cây
trồng gây nhiều khó khăn cho sản xuất nông nghiệp, cũng như trong quá trình
thu hoạch. Ngoài ra cơ cấu giống lúa chủ lực vẫn chưa có sự thay đổi, các
giống đã tồn tại nhiều năm nên nhiễm các loại sâu bệnh bên cạnh đó còn gặp
nhiều trở ngại trở ngại khác, thị trường sản phẩm nông nghiệp thiếu tính ổn
định, chi phí đầu vào tăng, kỹ thuật phòng trừ sâu bệnh chưa triệt để, dịch
bệnh xảy ra thường xuyên gây khó khăn cho người nông dân. Để cải thiện
đời sống không những đòi hỏi nhân dân và chính quyền địa phương phấn đấu
sản xuất mà còn đòi hỏi ban quản lí HTX phải có hướng đi đúng cả trong sản
xuất lẫn trong hoạt động dịch vụ.
Trong những năm gần đây HTX đã có nhiều hướng đi đúng đắn như:
đưa cây hoa vào sản xuất, sản xuất rau an toàn… ứng dụng tiến bộ khoa học
kĩ thuật, chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi mang lại hiệu quả, tổ chức các
hoạt động dịch vụ nông nghiệp chủ động và hạch toán có lãi, sản xuất kinh
doanh có hiệu quả, năng suất cây trồng tăng, cuộc sống xã viên ngày một
nâng cao, HTX đã cung ứng nhiều loại dịch vụ đầu vào và đầu ra, giúp người
dân yên tâm hơn trong sản xuất, cải thiện đời sống nhưng bên cạnh những
thành tựu đã đạt được đó còn có nhiều yếu tố làm ảnh hưởng đến hoạt động
sản xuất cũng như dịch vụ ở xã. Vì vậy tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm
hiểu thực trạng và các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động dịch vụ của Hợp
tác xã Nông nghiệp Phú Mậu II - Huyện Phú Vang - Thừa Thiên Huế ”


1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Tìm hiểu và phân tích hoạt động dịch vụ của mô hình kinh tế hợp tác xã
từ đó tìm hiểu các yếu tố ảnh hưởng tới hoạt động dịch vụ của các hợp tác xã,
hướng tới xây dựng và hoàn thiện mô hình chuyển đổi hợp tác xã dịch vụ
nông nghiệp nâng cao hiệu quả và chất lượng phục vụ sản xuất.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II.
- Xác định các yếu tố ảnh hưởng (bao gồm cả yếu tố bên trong và bên
ngoài hợp tác xã) tới hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II.
- Đề ra một số giải pháp phù hợp nhằm thúc đẩy hoạt động dịch vụ của
hợp tác xã Phú Mậu II.
2
PHẦN 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Khái niệm hợp tác xã, tổ hợp tác dịch vụ và hợp tác xã dịch vụ
2.1.1 Khái niệm hợp tác xã
Nhà kinh tế học A.V Traianốp đã nhấn mạnh: “Hợp tác nông nghiệp là
sự phân bổ sung cho kinh tế hộ nông dân, phục vụ cho nó và vì thế thiếu kinh
tế hộ nông dân thì hợp tác xã không có ý nghĩa gì cả” và “chỉ những hợp tác
xã do chính những người nông dân điều hành theo sáng kiến của họ và lợi ích
của các hợp tác xã ấy được kiểm nghiệm trên thực tế mới có giá trị". [8]
Luật hợp tác xã năm 1996 và sửa đổi bổ sung năm 2003 của Việt Nam
định nghĩa:
Hợp tác xã là một tổ chức kinh tế tập thể do cá nhân, hộ gia đình, pháp
nhân (sau đây gọi chung là xã viên) có nhu cầu, lợi ích chung, tự nguyện góp
vốn, góp sức lập ra theo quy định của luật này để phát huy sức mạnh của tập
thể của từng xã viên tham gia hợp tác xã, cùng giúp nhau thực hiện có hiệu
quả các hoạt động sản xuất, kinh doanh và nâng cao đời sống vật chất, tinh
thần, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. [8]

Hợp tác xã hoạt động như một loại hình doanh nghiệp, có tư cách pháp
nhân, tự chủ, tự chịu trách nhiệm về các nghĩa vụ tài chính trong phạm vi vốn
điều lệ, vốn tích lũy và các vốn khác của hợp tác xã theo quy định của pháp
luật. [8]
2.1.2 Khái niệm tổ hợp tác dịch vụ và hợp tác xã dịch vụ
Đây là hình thức liên kết kinh doanh dịch vụ của các hộ dịch vụ và các
hộ sản xuất.
Tổ hợp tác dịch vụ là hình thức liên kết dịch vụ của vài ba hộ theo
nguyên tắc thỏa hiệp, dưới sự điều hành của tổ trưởng. Tổ trưởng là người có
cổ phần lớn và có khả năng kinh doanh dịch vụ. [2]
Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp là hình thức liên kết với quy mô vài
chục hộ trở lên. Hoạt động của hợp tác xã tuân theo các quyết định của đại
3
hội đại biểu xã viên và chịu sự điều hành của ban chủ nhiệm. Ban chủ nhiệm
do đại hội đồng xã viên bầu ra. Xã viên hoàn toàn tự nguyện ra nhập hoặc rút
khỏi hợp tác xã, làm chủ phần tài sản, phần vốn góp của mình và được hưởng
quyền lợi dịch vụ, hiệu quả kinh doanh tương ứng với cổ phần mà mình đóng
góp vào hợp tác xã. [2]
- Mục tiêu của dịch vụ
Hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã nông nghiệp là hoạt động phục vụ
cho quá trình sản xuất kinh doanh của xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp,
do vậy mục tiêu chính không phải là lợi nhuận mà là phục vụ kịp thời, chất
lượng tốt, giá cả phải chăng.
Lợi nhuận của hoạt động dịch vụ chính là kết quả hoạt động sản xuất
kinh doanh của các hộ gia đình xã viên.
Từ mục tiêu đó yêu cầu của hoạt động dịch vụ trong hợp tác xã nông
nghiệp là chất lượng, tính kịp thời và giá cả.
2.2 Khái niệm về dịch vụ nông nghiệp
Theo Kotler và Armstrong (1991) dịch vụ nông nghiệp được định nghĩa
như sau:

Một dịch vụ (DV) là một hoạt động hay một lợi ích mà một bên có thể
cung cấp cho bên kia, trong đó nó có tính vô hình và không dẫn đến sự chuyển
giao sở hữu nào cả.
Khái niệm dịch vụ nông thôn được hiểu là toàn bộ các hoạt động
thương mại, dịch vụ đáp ứng nhu cầu phát triển sản xuất, đời sống và các nhu
cầu phát triển khác ở nông thôn.
Dịch vụ nông thôn là một trong những nhân tố thúc đẩy sản xuất nông
nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, công nghiệp ở nông thôn phát triển, cải thiện
đời sống vật chất, văn hóa tinh thần cho người dân nông thôn.
Phát triển hệ thống dịch vụ ở nông thôn thực chất là một trong những
nội dung của chương trình xóa đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người lao
động, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn và phân bổ lại lao động
trong khu vực nông thôn.[2]
4
Khái niệm dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: đó là những
hoạt động tạo điều kiện và cung cấp (đáp ứng) nhưng yếu tố cần thiết hoặc
cần có cho một quá trình sản xuất kinh doanh một sản phẩm nào đó trong
nông nghiệp (ví dụ như cung cấp giống cây trồng, vật nuôi, cung cấp phân
bón, thuốc bảo vệ thực vật, thuốc thú y ), mà người sản xuất không có
sẵn, không thể làm được hoặc nếu tự làm cũng không có hiệu quả. Cho nên
họ tiếp cận các điều kiện, các yếu tố bên ngoài bằng các cách thức khác
nhau như mua bán, trao đổi, thuê mướn hoặc nhờ [2]
Đặc điểm của dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp: Dịch vụ
đầu vào cho sản xuất nông nghiệp mang tính thời vụ, được cung cấp từ
nhiều nguồn khác nhau, nó chỉ có hiệu quả cao khi thực hiện trên phạm vi
rộng lớn, một số loại dịch vụ đầu vào cho sản xuất nông nghiệp rất khó định
lượng.[2]
- Dịch vụ vật tư nông nghiệp
Vật tư: Vật tư nói chung là tất cả những gì liên quan đến sản xuất, các
loại nguyên vật liệu, máy móc, phụ tùng…phục vụ cho sản xuất, xây dựng

mói chung.
Vật tư nông nghiệp: Vật tư nông nghiệp là tất cả những nguyên nhiên
vật liệu, máy móc, phụ tùng… phục vụ cho quá trình sản xuất trong lĩnh vực
nông nghiệp.[14]
Giống cây trồng: Giống là một quần thể cây trồng do con người sáng
tạo ra, nhằm thỏa mãn những nhu cầu nào đó của mình. Nhóm cây trồng đó
có tính di truyền và biến dị nhất định, có đặc trưng, đặt tính sinh vật, hình
thái và kinh tế nhất định. Những đặc trưng, đặc tính đó có tính di truyền
tương đối ổn định và qua thực tiễn chứng minh có thể cho sản lượng cao,
phẩm chất tốt trong những khu vực nhất định và dưới những điều kiện trồng
trọt nhất định.[1]
Ý nghĩa: Nhờ vào việc cung cấp cho người dân các cung cụ sản xuất, các
máy móc: máy phay, máy tuốt lúa, máy gặt đập liên hợp… bà con đã có thể
giảm bớt thời gian lao động trên đồng, giảm bớt công sức tại người dân không
thể dùng sức người, sức trâu để cày trên diện tích lớn được. Đồng thời với sự
5
trợ giúp của các máy móc nông nghiệp việc cày cấy đã được bà con tiến hành
đúng mùa vụ và đảm bảo thời gian mang lại hiệu quả kinh tế cao. Ngoài việc
cung cấp các giống cây trồng đã đáp ứng kịp thời nhu cầu người dân về đầu
vào cần thiết để có thể tiến hành sản xuất đúng mùa vụ. Hơn nữa nó cũng giúp
người dân có thể tự do lựa cho những giống cây trồng phù hợp với điều kiện
thời tiết của vùng, cũng như khả năng trồng, chăm sóc và nhu cầu của thị
trường mà không phải phụ thuộc vào bất kỳ một yếu tố chủ quan nào.
- Dịch vụ dự tính, dự báo sâu bệnh, diệt chuột
Dịch vụ dự báo sâu bệnh là dịch vụ cung cấp cho người những thông
tin về các loại sâu hại và dịch bệnh sắp xảy ra
Ý nghĩa: Khi người dân đã nhận biệt các loài sâu bệnh và khả năng gây
hại của nó, họ kế hoạch hay cùng người dân, cán bộ nông nghiệp tiến hành
phòng chống kịp thời nhờ đó mà giảm thiểu rủi ro về sau.
- Dịch vụ thủy lợi

Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ được thực hiện bởi các hợp tác xã và tiến
hành theo kế hoạch đã đề ra, nó còn phụ thuộc vào thời tiết, khí hậu của từng
địa phương qua các năm.
Ý nghĩa: Dịch vụ thủy lợi là dịch vụ tối cần thiết trong nông nghiệp, nó
được sử dụng để tháo hay bơm nước vào ruộng tạo điều kiện thúc đẩy cây
trồng sinh trưởng phát triển tốt.
- Dịch vụ tín dụng nội bộ
Dịch vụ tín dụng nội bộ là dịch vụ nhằm cung cấp cho người dân vốn
vay với lãi suất thấp để họ sử dụng mua những đầu vào cần thiết cho hoạt
động sản xuất nôn nghiệp của nông hô và sử dụng vào các hoạt động khác.
Ý nghĩa: Nhờ được vay vốn kịp thời với lãi suất thấp hơn nhiều so với
những nơi khác mà bà con nông dân có thể yên tâm sản xuất.
- Dịch vụ chuyển giao khoa học kỹ thuật
Là dịch vụ cung cấp cho người dân các kiến thức, phương thức nuôi
trồng và chăm sóc.
6
Ý nghĩa: Dịch vụ này góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất cho người
dân khi họ sử dụng các loại giống mới hay một phương thức kỹ thuật phù hợp
với thời tiết khí hậu của địa phương, điều kiện kinh tế hộ cũng như đáp ứng
thị hiếu.
2.3 Các đặc trưng của dịch vụ nông nghiệp
- Dịch vụ nông nghiệp có nhiều hình thức khác nhau, người nông dân
được xem như một khách hàng có thể tự xem xét, đánh giá xem nó có phù hợp
với nhu cầu của mình không. Ngược lại, dịch vụ nông nghiệp mang tính vô
hình, làm cho người nông dân không nhận biết được trước khi tham gia vào các
hoạt động của dịch vụ nông nghiệp, làm cho người nông dân khó hình dung ra,
không thể thử trước khi tham gia vào dịch vụ, người nông dân khó đánh giá
chất lượng. Người nông dân có thể thông qua thương hiệu, giá cả để đánh giá
chất lượng DV, tìm kiếm tư vấn của người quen, người bán hàng để xem xét sử
dụng dịch vụ. Đây chính là một khó khăn lớn vì nó không thể đoán trước được

có phù hợp với nhu cầu của người dân hay không.
- HTX quản lý các hoạt động dịch vụ để cung cấp cho người dân khi họ
có nhu cầu. Do vậy HTX có thể đạt được tính kinh tế theo quy mô do quản lý
tập trung, hàng loạt, và quản lý chất lượng sản phẩm tập trung. HTX cũng có
thể liên hệ với nhà cung cấp, ví dụ cung cấp phân bón rồi cất trữ vào kho và
đem bán khi người dân có nhu cầu. Do vậy, HTX dễ thực hiện cân đối cung
cầu. Nhưng quá trình cung cấp các hoạt động DV và tiêu dùng DV xảy ra
đồng thời. Người cung cấp DV do HTX quản lý và điều hành và nông dân
phải tiếp xúc với nhau để cung cấp và tiêu dùng DV tại các địa điểm và thời
gian phù hợp cho hai bên. Đối với một số các DV, người nông dân phải có mặt
trong suốt quá trình cung cấp DV.
Đối với HTX cung cấp các hoạt động dịch vụ thì tính không tách rời giữa
HTX và các xã viên là vô cùng quan trọng. Nếu HTX không có xã viên thì HTX
sẽ không tồn tại và ngược lại.
- DV không thể cung cấp hàng loạt, tập trung như sản xuất hàng hoá. Do
vậy, nhà cung cấp (HTX) khó kiểm tra chất lượng theo một tiêu chuẩn thống
nhất. Mặt khác, sự cảm nhận của khách hàng (nông dân) về chất lượng DV lại
7
chịu tác động mạnh bởi kỹ năng, thái độ của người cung cấp DV. Sức khoẻ, sự
nhiệt tình của nhân viên cung cấp DV (cán bộ cung cấp các DV) vào buổi sáng
và buổi chiều có thể khác nhau. Do vậy, khó có thể đạt được sự đồng đều về
chất lượng DV ngay trong một ngày. DV càng nhiều người phục vụ thì càng
khó đảm bảo tính đồng đều về chất lượng.
Để khắc phục nhược điểm này, HTX có thể thực hiện cơ giới hoá, tự
động hoá trong khâu cung cấp DV, đồng thời có chính sách quản lý nhân sự
đặc thù đối với các nhân viên cung cấp DV. Tuy nhiên, việc tiếp xúc với nhân
viên cung cấp DV lịch sự, niềm nở cũng là một yếu tố hấp dẫn khách hàng.
Mặt khác, không phải bất kỳ DV nào cũng có thể tự động hoá quá trình cung
cấp được.
- DV chỉ tồn tại vào thời gian mà nó được cung cấp. Do vậy, DV không

thể sản xuất hàng loạt để cất vào kho dự trữ, khi có nhu cầu thị trường thì đem
ra bán.
Đặc tính này sẽ ảnh hưởng đến các chính sách của Marketing DV như
chính sách giá cước thay đổi theo thời gian, mùa vụ, chính sách dự báo nhu
cầu, kế hoạch bố trí nhân lực…
- Tính không chuyển quyền sở hữu được
Khi mua một hàng hoá, người dân được chuyển quyền sở hữu và trở
thành chủ sở hữu hàng hoá mình đã mua. Khi mua DV thì người dân chỉ được
quyền sử dụng DV, được hưởng lợi ích mà DV mang lại trong một thời gian
nhất định mà thôi.
Đặc tính này ảnh hưởng đến chính sách phân phối trong Marketing DV,
trong đó người bán buôn, bán lẻ cũng không được chuyển quyền sở hữu. Họ đơn
thuần chỉ là người tham gia vào quá trình cung cấp DV. Và tất nhiên, họ có ảnh
hưởng đến chất lượng DV. Như vậy, vấn đề huấn luyện, hỗ trợ, tư vấn kiểm tra
đánh giá các trung gian phân phối là yếu tố cần thiết để đảm bảo chất lượng.
2.4 Các loại hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp
Tùy từng điều kiện của từng hợp tác xã mà có thể tổ chức các dịch vụ
với số lượng và quy mô khác nhau. Nhìn chung các dịch vụ trong hợp tác xã
bao gồm:
- Dịch vụ đưa tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất
8
- Dịch vị tín dụng
- Dịch vụ bảo vệ đồng ruộng và thủy nông
- Dịch vụ điện
- Dịch vụ bảo vệ thực vật
- Dịch vụ vệ sinh và môi trường
- Dịch vụ nước sinh hoạt
- Dịch vụ thú y
- Dịch vụ vật tư kỹ thuật
- Dịch vụ làm đất

- Dịch vụ tiêu thụ sản phẩm
- Dịch vụ vật liệu xây dựng
2.5 Tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp ở Việt Nam
2.5.1 Về số lượng HTX
Theo liên minh HTX Việt Nam (Số: 834 /LMHTX-CSPT), tháng9,
năm 2008: Cả nước hiện nay có hơn 340.000 tổ hợp tác, 17.133 HTX, 26 liên
hiệp HTX. Bình quân 5 năm qua, mỗi năm có hơn 30.000 tổ hợp tác và hơn
1.000 HTX mới ra đời[8]. Những con số này cho thấy đối với khu vực nông
nghiệp và nông thôn thì HTX có vai trò và vị trí vô cùng to lớn.
2.5.2 Về xã viên và lao động
Cho đến nay, chưa có số liệu thống kê đầy đủ về số lượng xã viên và
lao động đang làm việc trong khu vực kinh tế hợp tác và HTX. Tuy nhiên.
theo báo cáo tổng hợp của Ban chỉ đạo tổng kết kinh tế hợp tác và HTX( năm
2001) thì số lượng xã viên của 4.876 HTX đã chuyển đổi và thành lập mới có
báo cáo là 3.171.576 người, chiếm khoảng 8% lực lượng lao động của cả
nước, nếu suy rộng cho đầy đủ 14.207HTX thì lực lượng lao động đang làm
việc trong khu vực HTX sẽ là 24%. [3]
Đây là một con số đáng kể thể hiện vai trò to lớn của khu vực kinh tế
hợp tác và HTX trong việc giải quyết công ăn việc làm, đặc biệt là cho lao
động ở khu vực nông thôn.
9
2.5.3 Về vốn hoạt động
Theo điều tra của Ban Kinh tế TW tháng 8 năm 2001, đến 31/12/2000
tổng số vốn của 5.052 HTX có báo cáo là 5.018.994 triệu đồng (hơn 5 nghìn
tỉ đồng), trong đó gần 2.000 tỉ đồng là vốn tự có của các HTX. Số liệu tổng
hợp của Viện quản lý kỹ thuật trung ương từ báo cáo của 51 Sở Kế hoạch và
Đầu tư các tỉnh/thành phố đến 31/6/2002 cho kết quả về quy mô vốn hoạt
động trung bình như sau: HTX dịch vụ thương mại 438,7triệuđồng/HTX
(thấp nhất); QTDND 2684,5 triệu đồng (cao nhất). [7]
Xã viên tham gia HTX đã có ý thức góp vốn để HTX có thể hoạt động

theo nhu cầu của chính các xã viên. Số lượng vốn góp của các xã viên trong
từng HTX chuyển đổi đã tăng bình quân từ 1,5 đến 2 lần. Mặc dù mức góp
còn rất nhỏ, song đó là sự thể hiện nhận thức của xã viên về trách nhiệm của
mình đối với HTX. Tuy nhiên việc góp vốn của các xã viên, đặc biệt là ở các
HTX nông nghiệp đã chưa căn cứ vào nhu cầu hoạt động của HTX, ở các
HTX này việc góp vốn mới chỉ đơn thuần là để thực hiện theo đúng quy định
của Luật và bước đầu xác định trách nhiệm của xã viên đối với HTX. Chính
vì vậy, lượng vốn thực tế của các HTX thấp hơn rất nhiều so với nhu cầu về
vốn để duy trì và phát triển các hoạt động của HTX. Cho đến nay còn rất ít
HTX dịch vụ nông nghiệp xác định được lượng vốn cần thiết để phát triển và
mở rộng các hoạt động của mình. Hầu hết các HTX nói rằng thiếu vốn để hoạt
động nhưng chưa tiếp cận được với các nguồn vốn tín dụng, kể cả tín dụng
ngân hàng và các nguồn vốn tín dụng khác. Chỉ có khoảng 11% tổng số HTX
thống kê được vay vốn ngân hàng và các tổ chức tín dụng khác.
2.4.5 Kết quả sản xuất, kinh doanh
Nhìn chung kết quả sản xuất, kinh doanh của HTX nông nghiệp Việt Nam
đã tiến bộ hơn so với trước khi đăng ký hoạt động theo luật. Giá trị sản xuất bình
quân của các HTX chuyển đổi đã tăng 2,18 lần trong giai đoạn 1997-2002; các
HTX thành lập mới chỉ tăng 1,3 lần (năm 2001 so với năm 1997)
Tỷ lệ các HTX thua lỗ, làm ăn kém hiệu quả đã giảm nhưng chưa
nhiều, vẫn còn khoảng 45-50% số HTX được thống kê hoạt động không có
lãi. Đối với các HTX có lãi thì số lãi cũng không lớn. Tổng số lãi của 1.998
HTX từ tất cả các ngành được thống kê đến 31/12/2000 là 106.841 triệu đồng,
bình quân mỗi HTX lãi khoảng 60,5 triệu đồng/năm.
10
2.5.5 Phân phối lãi và thu nhập của xã viên
Hầu hết các HTX đã thực hiện phân phối lãi theo đúng Luật quy định.
Ngoài khoản thuế đóng góp vào ngân sách nhà nước, các HTX đã phân phối
lãi theo quy định của luật: như trích quỹ phát triển sản xuất, quỹ dự phòng và
chia lãi cho xã viên theo vốn góp, chia theo mức độ sử dụng dịch vụ. Bên

cạnh đó, các HTX đã đóng góp rất nhiều cho sự phát triển chung của cộng
đồng như xây dựng trường học trạm y tế, đường giao thông, thuỷ lợi, nhà văn
hoá trên địa bàn, điển hình như HTX nông nghiệp kinh doanh tổng hợp
Bình Tây - Tiền Giang đặc biệt là các HTX trong lĩnh vực nông nghiệp mặc
dù còn nhiều khó khăn những đã cố gắng chăm sóc các gia đình chính sách,
tạo điều kiện cho con em của các gia đình chính sách tham gia lao động cho
HTX để có thu nhập
2.6 Tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã nông nghiệp ở Thừa
Thiên Huế
2.6.1 Tình hình kinh tế tập thể
Trong thời gian qua, tình hình hợp tác xã có xu hướng phát triển về mặt
số lượng, năm 2000 có 209 HTX nhưng đến nay, toàn tỉnh có 343 tổ hợp tác,
293 HTX , trong đó 162 HTX nông nghiệp, 15 HTX công nghiệp - tiểu thủ
công nghiệp, 17 HTX giao thông, 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn, 5 HTX
xây dựng, 38 HTX thủy sản, 7 quỹ tín dụng nhân dân, 2 HTX thương mại -
dịch vụ. Nhìn chung, các HTX trên địa bàn tỉnh hoạt động ngày càng có hiệu
quả, các dịch vụ phục vụ xã viên được mở rộng hơn; vai trò của cán bộ quản
lý, điều hành HTX ngày càng tăng. Trong nông nghiệp, vai trò HTX thể hiện
rõ, nhất là việc dịch vụ thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, việc ứng dụng tiến bộ
kỹ thuật vào sản xuất, việc tiếp nhận nguồn vốn ngân sách và huy động đóng
góp của nhân dân để hoàn thành các chương trình kiên cố kênh mương, bê
tông hóa đường giao thông nông thôn. Về phân loại HTX năm 2005 thì có
44% đạt loại khá, giỏi, 48% đạt loại trung bình và 8% đạt loại yếu, kém. [8]
11
2.6.2. Hoạt động của Liên minh Hợp tác xã tỉnh
Thực hiện chức năng, nhiệm vụ của mình. Liên minh HTX tỉnh Thừa
Thiên - Huế đã tham mưu cho Tỉnh ủy. UBND tỉnh chỉ đạo thực hiện nghị
quyết, chính sách của Đảng và Nhà nước về phát triển kinh tế tập thể. Trực
tiếp tham mưu cho Tỉnh ủy xây dựng chương trình hành động nhằm thực hiện
nghị quyết 13 về “Tiếp tục đổi mới, phát triển và nâng cao hiệu quả kinh tế

tập thể của mình”của tỉnh nhà. Liên minh HTX đã chú trọng tuyên truyền, vận
động phát triển kinh tế tập thể thông qua các hội nghị, hội thảo, phát thanh
truyền hình, xuất bản 3 kỳ đặc san kinh tế hợp tác, HTX. Duy trì tờ tin nội bộ
hàng tháng từ năm 1998 cho đến nay đã có tác dụng thiết thực chuyển tải
thông tin chính sách, pháp luật của Nhà nước, về những điển hình tiên tiến ở
trong và ngoài tỉnh đến các đơn vị thành viên. [8]
Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy Văn phòng Liên minh HTX tỉnh,
nâng cao năng lực điều hành quản lý, gắn hoạt động với cơ sở, chú trọng vận
động kết nạp thành viên. Coi công tác phát triển thành viên là vấn đề sống còn
và xuyên suốt, nhờ vậy mà số thành viên tăng đáng kể, đến nay đã có 213
thành viên tăng hơn 3 lần so với năm 1998 trong đó có 20 công ty, doanh
nghiệp tư nhân và 193 HTX là thành viên. Trong 5 năm qua đã hướng dẫn thủ
tục thành lập được 90 HTX trong đó có 47 HTX tiêu thụ điện nông thôn. [8]
Tổ chức được 60 lớp đào tạo cho gần 1.350 lượt người tham gia, trong
đó 3 lớp trung cấp kế toán, 10 lớp kế toán tin học, các lớp bồi dưỡng chủ
nhiệm, trưởng ban kiểm soát, kế toán trưởng HTX, cán bộ quản lý HTX và
trên 1000 lao động được đào tạo nghề, trong đó có 6 lớp công nhân điện bậc
3/7 với 200 học viên. Liên minh HTX tỉnh còn thực hiện các hoạt động hỗ trợ
khác như hướng dẫn các HTX xây dựng dự án vay vốn từ các chương trình
kinh tế xã hội đã được cấp thẩm quyền xét duyệt cho 20 dự án vay vốn với
tổng số tiền 1,8 tỷ đồng. [8]
12
Về công tác đối ngoại: xây dựng các dự án kêu gọi đầu tư từ các tổ
chức nước ngoài, đến nay đã có 3 dự án được hỗ trợ không hoàn lại với số
tiền trên 500 triệu đồng. Ký kết chương trình phối hợp hoạt động với Sở
Thương mại, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, chuẩn bị ký kết
chương trình phối hợp hoạt động với Sở Công nghiệp, thông qua việc ký kết
các chương trình phối hợp hoạt động. Liên minh HTX tỉnh đã ký kết hợp tác
với Liên hiệp HTX tiêu dùng Thụy Điển về phát triển thương mại dịch vụ
trong những năm 2001 - 2005 đã kết thúc và tiếp tục phát triển thương mại

dịch vụ trong các HTX nông nghiệp trong những năm 2006 - 2010; ký kết với
tổ chức hỗ trợ phát triển Đức (DED) từ năm 2004 - 2006; tổ chức SNV của
Hà Lan về chuyển giao công nghệ; tổ chức Norpadele về thị trường, xin cấp
chứng chỉ chất lượng gạo nhằm xúc tiến xuất khẩu, chuyển đổi cơ cấu cây
trồng vật nuôi. [8]
13
PHẦN 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP
NGHIÊN CỨU
3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các hoạt động dịch vụ của hợp tác
xã Phú Mậu II
3.2. Nội dung nghiên cứu
- Thực trạng chung về hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II
+ Thực trạng về quy mô hoạt động dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II
+ Thực trạng về khả năng cung ứng dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II
+ Thực trạng về hiệu quả kinh doanh dịch vụ của hợp tác xã Phú Mậu II
- Các yếu tố ảnh hưởng đến quy mô hoạt động dịch vụ của hợp tác
xã Phú Mậu II
+ Yếu tố năng lực của đội ngũ cán bộ quản lý của các hợp tác xã
+ Yếu tố cơ sở vật chất, phương tiện phục vụ hoạt động kinh doanh
dịch vụ của các hợp tác xã
+ Yếu tố về vốn kinh doanh của các hợp tác xã
+ Yếu tố về thị trường ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh dịch vụ vủa
các hợp tác xã
+ Yếu tố về chính sách
+ Yếu tố về mức độ hợp tác của xã viên
3.3 Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập các số liệu thứ cấp:
Tiến hành thu thập các thông tin thứ cấp dưới dạng các báo cáo của liên
minh hợp tác xã và các báo cáo tổng kết của hợp tác xã qua các năm.

14
Ngoài ra, các báo cáo khoa học và kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả
công bố trên các sách báo, tạp chí chuyên ngành chăn nuôi, nông nghiệp, tài
chính, Website. cũng được sử dụng làm nguồn tài liệu thứ cấp.
- Thu thập số liệu sơ cấp:
Phỏng vấn người am hiểu:
+ Phỏng vấn 2 cán bộ xã Phú Mậu để nắm tình hình kinh tế xã hội của
xã Phú Mậu
+ Phỏng vấn 2 cán bộ của hợp tác xã (chủ nhiệm, phó chủ nhiệm) để
thu thập thông tin về tình hình hoạt động dịch vụ của hợp tác xã
+ Ngoài ra phỏng vấn thêm cán bộ của HTX (kế toán, kiểm soát viên,
thủ quỹ ) đế hiểu rõ hơn về nội dung công việc cũng như kết quả , khó khăn,
trở ngại của các hoạt động dịch vụ của HTX .
Tiến hành thu thập thông tin sơ cấp thông qua khảo sát 15 hộ gia đình
xã viên sử dụng dịch vụ của hợp tác xã bằng bảng hỏi bán cấu trúc.
- Tiêu chí chọn mẫu điều tra, nghiên cứu
Đặc điểm hộ có tham gia, hoặc là đối tượng của hoạt động dịch vụ của
HTX tại các điểm nghiên cứu (xã Phú Mậu) bao gồm 15 loại hộ khác nhau
với nhiều phương thức sản xuất khác nhau. Việc chọn mẫu điều tra cần phải
phải mang tính đại diện cho các loại hộ và với các điều kiện sản xuất khác
nhau. Do vậy, các tiêu chí chọn hộ điều tra là:
+ Phải là những hộ có tham gia vào HTX hoặc hoạt động dịch vụ của HTX
+ Số lượng mẫu điều tra của mỗi loại hộ được xác định tương ứng theo
tỷ lệ giàu nghèo đã được phân loại ở xã tiến hành điều tra.
- Cách chọn: Chọn ngẫu nhiên trong tổng số hộ của 2 thôn Vọng Trì,
Tiên Nộn có nằm trong danh sách thu thập được từ hợp tác xã nông nghiệp
Phú Mậu II, đây là những hộ có tham gia HTX Nông Nghiệp Phú Mậu II.
- Dùng các hàm trên phần mềm Excel như hàm average, max, min,
sum, trích lọc…
15

PHẦN 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.1 Tình hình cơ bản của xã Phú Mậu
4.1.1 Điều kiện tự nhiên của xã Phú Mậu
4.1.1.1 Vị trí địa lý
Trong nền kinh tế thị trường sản xuất hàng hóa hiện nay vị trí địa lý của
địa bàn sản xuất đóng vai trò hết sức quan trọng. Nó ảnh hưởng trực tiếp tới
quá trình sản xuất cũng như trong vận chuyển tiêu thụ sản phẩm đặc biệt là
trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp. Cụ thể là: Nếu địa phương nào đó có vị
trí địa lí là nơi trung tâm được nhiều người biết đến, đồng thời là nơi dễ dàng
để giao lưu được với các địa phương khác thì chắc chắn địa phương đó sẽ có
nhiều cơ hội để phát triển nền kinh tế của mình.
Biểu đồ 1: Bản đồ hành chính xã Phú Mậu - huyện Phú Vang
Thừa Thiên Huế
16
Xã Phú
Mậu
Phú Mậu là một trong những xã của huyện Phú Vang. Nếu tính theo
đường chim bay thì xã Phú Mậu cách trung tâm thành phố Huế 3km, cách
huyện lị Phú Vang 22 km đi về phía Tây. Nhưng do địa hình bị cách trở bởi
các con sông suối, do đó mà khoảng cách từ trung tâm thành phố Huế đến địa
bàn xã lên tới 6Km. Đây là một khó khăn lớn đối với người dân Phú Mậu và
cần có biện pháp khắc phục.
Vị trí địa lý của xã được xác định như sau:
Phía Bắc giáp với xã Phú Thanh huyện Phú Vang
Phía Nam giáp với phừơng Phú Hậu thành phố Huế
Phía Đông giáp xã Phú Dương, Phú Thượng huyện Phú Vang
Phía Tây giáp xã Hương Vinh, Hương Phong huyện Hương Trà.
Đây là xã mà có hai phía giáp đất liền và 2 phía giáp sông suối, cụ thể
là: Về phía Nam và phía Tây có sông Hương bao bọc. Còn phía Bắc và phía
Đông giáp đất liền.

Xã có 7 thôn Vọng Trì, Tiên Nộn, Thanh Tiên, Thế Vinh, Mậu Tài, Lại
Ân, Triêm Ân. Chia thành 9 địa bàn sinh hoạt theo cụm dân cư cách nhau khá
xa, chạy dọc theo tuyến Sông Hương dài 7Km và sông Phổ Lợi 7Km. Toàn xã
có 2 HTX điều hành sản xuất các thôn. Thôn Tiên Nộn, thôn Thế Vinh, thôn
Vọng Trì và thôn Thanh Tiên do HTX nông nghiệp Phú Mậu II điều hành sản
xuất. Thôn Lại Ân, thôn Triêm Ân, thôn Mậu Tài thì HTX nông nghiệp Phú
Mậu I điều hành sản xuất. Trong các thôn này thì thôn Mậu Tài là rộng lớn nhất,
do đó mà thôn này chia thành 3 cụm và một đội sản xuất, trong khi đó các thôn
khác chỉ có một cụm sản xuất. Thường thì cụm trưởng cụm sản xuất đồng thời là
thôn trưởng. Còn thôn có diện tích và dân số ít nhất là thôn Thế Vinh.
Với vị trí địa lý như trên xã Phú Mậu có nhiều điều kiện thuận lợi để
giao lưu kinh tế - văn hóa - xã hội với các địa phương khác.
4.1.1.2 Địa hình
Xã Phú Mậu là vùng đồng bằng thấp trũng, địa hình tương đối bằng
phẳng với độ dốc < 1%. Do đó mà hàng năm thường diễn ra nhiều trận lụt và
cướp đi biết bao mùa vụ của bà con. Diện tích đất chủ yếu là đất thịt và thịt
nhẹ. Hàng năm được lũ bồi đắp một lượng phù sa lớn có ý nghĩa quan trọng
trong sản xuất nông nghiệp nhất là lúa và các loại rau màu.
17
Do địa hình được bao bọc bởi hai mặt sông và thấp trũng nên khi mùa
lũ về gây nên tình trạng xói lở xâm thực bờ sông ảnh hưởng đến sản xuất và
đời sống của người dân.
Tuy nhiên do đã trải qua nhiều năm nên bà con nơi đây cũng đã biết
sống chung với thiên tai. Dần dần người dân đã biết phát huy thế mạnh từ
việc sử dụng lượng phù sa bù đắp những vùng đất mỗi khi lũ về để có thể
trồng trọt mang lại hiệu quả kinh tế cao.
4.1.1.3 Điều kiện thời tiết khí hậu
Thời tiết khí hậu là điều kiện tiên quyết, ảnh hưởng rất lớn đến hoạt
động sản xuất nông nghiệp. Nếu gặp thời tiết thuận lợi như mưa thuận gió hòa
thì vụ mùa của bà con nông dân sẽ bội thu, đời sống của họ sẽ được cải thiện.

Ngược lại nếu thời tiết mà hết sức khắc nghiệt thì bà con nông dân sẽ bị mất
trắng tay, khi đó cuộc sống của họ sẽ gặp không ít những khó khăn. Để giảm
thiểu rủi ro trong sản xuất nông nghiệp thì cần phải có nhiều biện pháp để né
tránh thiên tai vào các giai đoạn đỉnh điểm của cây trồng như trổ, sắp thu
hoạch. Để làm được điều này thì đòi hỏi chúng ta phải nắm được diễn biến
thời tiết, khí hậu của địa phương trong những năm gần đây. Do đó chúng ta
cần phải tiến hành nghiên cứu tình hình thời tiết, khí hậu của vùng. Sau khi đã
nắm vững về tình hình thời tiết, khí hậu của một vùng nào đó thì bắt đầu đưa
về cho vùng một lịch thời vụ hợp lí và khuyến cáo cho bà con nên trồng các
loại giống gì? Thời điểm trồng của các loại giống đó, làm tăng hiệu quả sản
xuất ngành nông nghiệp. Bên cạnh đó còn góp phần xây dựng kế hoạch phòng
chống bão lũ, hạn hán nhằm giảm nhẹ thiên tai và đảm bảo nguồn nước vào
mùa khô.
Xã Phú Mậu nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, trong năm có 2
mùa rõ rệt. Đó là mùa mưa và mùa khô, mùa mưa kéo dài hơn mùa nắng. mùa
mưa thì bắt đầu từ tháng 9 năm trước và kéo dài cho đến tháng 3 năm sau.
Mùa nắng thì chỉ bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc trong tháng 8. Đồng thời chịu
ảnh hưởng trực tiếp hoạt động của hai loại gió mùa chính, đó là gió mùa Đông
Bắc và gió Tây Nam. Gió Đông Bắc bắt đầu hoạt động từ tháng 10 năm trước
và kết thúc vào tháng 3 năm sau thường gây mưa lụt vào tháng 10 và tháng
11. Gió Tây Nam hoạt động từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 8, thường gây
nóng và khô hạn.
18
4.1.1.4 Tình hình sử dụng đất đai của xã
Đối với sản xuất nông nghiệp thì đất là tư liệu sản xuất đặc biệt quan
trọng và không có cái gì có thể thay thế được. Nó vừa là đối tượng lao động
vừa là tư liệu sản xuất và có tính chất giới hạn theo bề mặt không gian. Quy
mô và trình độ sử dụng nguồn lực này có ảnh hưởng rất lớn đến thu nhập từ
sản xuất nông nghiệp. Cụ thể: Nếu một cá nhân, một hộ gia đình hay một tổ
chức nào mà có trình độ sử dụng đất cao đó là biết cải tạo đất trong quá trình

sử dụng như: Biết cung cấp chất dinh dưỡng cho đất, biết luân canh các loại
cây trồng, biết bố trí các loại cây trồng có tính chất cải tạo đất (các cây họ
đậu)…thì tài nguyên đất sẽ không bị suy thoái đồng thời còn mang lại hiệu
quả kinh tế cao.
Bảng 1: Tình hình sử dụng đất của xã năm 2010
Chỉ tiêu
Số lượng
( ha )
Tỉ lệ
(%)
Tổng diện tích đất tự nhiên 702,80 100
I. Tổng diện tích đất sản xuất nông nghiệp 433,45 61,67
1. Đất trồng cây hằng năm 340,38 48,43
2. Đất vườn tạp 0,40 0,06
3. Đất trồng cây lâu năm 65,09 9,26
4. Mặt nước nuôi cá 27,58 3,92
II. Tổng diện tích đất chuyên dùng 120,13 17,10
1. Đất xây dựng 13,07 1,86
2. Đất giao thông 47,14 6,71
3. Đất thủy lợi 27,43 3,90
4. Đất di tích 0,04 0,01
5. Đất nghĩa địa 32,45 4,62
III. Tổng diện tích đất ở nông thôn 53,59 7,62
IV. Tổng diện tích chưa sử dụng, sông suối 95,63 13,61
(Nguồn: báo cáo tình hình sử dụng đất đai của xã)
19
Qua bảng 1 ta thấy: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 702,8 ha.
Đất đai của xã sử dụng với nhiều mục đích khác nhau như: Đất dùng để sản
xuất nông nghiệp, đất chuyên dùng, đất chưa sử dụng. Trong đó đất sản xuất
nông nghiệp là 433,45 ha, chiếm một tỉ lệ rất cao (61,67%). Đất chuyên dùng

của xã cũng chiếm một tỉ lệ lớn (17,1 %). Đất ở nông thôn chiếm 7,62 % đất
này có xu hướng tăng lên theo thời gian, bởi vì nhu cầu về nhà ở ngày càng
cao, và một điều hiển nhiên là đất nông nghiệp sẽ giảm dần. Một diện tích đất
tương đối lớn của xã chưa sử dụng 95,63 ha chiếm 13,61% tổng diện tích đất
tự nhiên của xã, đó là đất sông suối và mặt nước, đất này có thể nuôi trồng
thủy sản.
4.1.2. Điều kiện kinh tế xã hội
4.1.2.1. Tình hình dân số và lao động
Dân số và lao động đây là loại tài sản vô cùng quý giá và quan trọng,
nó quyết định đến việc phát triển kinh tế của địa phương. Nó có thể làm cho
nền kinh tế của địa phương phát triển mạnh nhưng ngược lại nó có thể làm
cản trở sự phát triển nền kinh tế của địa phương. Khi việc làm và đời sống của
nhân dân được đảm bảo thì khi đó nó thể hiện mặt tích cực. Ngược lại khi
nhân dân thiếu việc làm, không có thu nhập, đời sống không đảm bảo thì nó
sẽ thể hiện mặt tiêu cực, thường xảy ra các tệ nạn xã hội Do đó muốn có
một nền kinh tế phát triển thì trước hết phải quan tâm đến việc làm và đời
sống của nhân dân, nếu không thì sẽ không bao giờ có sự phát triển.
20
Bảng 2: Tình hình dân số và lao động của xã Phú Mậu
Chỉ tiêu ĐVT
Năm 2009 Năm 2010
Số
lượng
Tỉ lệ
( %)
Số lựơng
Tỉ lệ
( %)
I. Tổng số hộ
Hộ

2136 100 2182 100
1. Hô NN 1726 80,81 1726 79,1
2. Hộ phi NN 410 19,19 456 20,9
II. Tổng nhân khẩu
Người
10491 100 10859 100
1. Nam 5219 49,75 5449 50,18
2. Nữ 5272 50,25 5410 49,82
III. Tổng lđ 6874 100 6906 100
Theo giới tính
1. Nam
Lao động
3369 49,01 3385 49,02
2. Nữ 3505 50,99 3521 50,98
Theo ngành nghề
1. Lao động NN
Lao động
5845 85,03 5870 85
2. Lao động phi NN 1029 14,07 1036 15
IV. Bình quân
1. Bình quân nhân khẩu/hộ Khẩu 4,91 4,97
2. Bình quân lao động/hộ Lao động 3,21 3,16
3.Bình quân lao động nông
nghiệp/hộ
Lao động
NN
3,38 3,4
V. Thu nhập bình quân trên hộ USD 760 840
(Nguồn: Báo cáo tình hình kinh tế xã hội xã Phú Mậu năm 2009,
2010)

21
Qua bảng 2 trên ta thấy rằng: Hiện nay toàn xã có 2182 hộ tăng 46 hộ
so với năm 2009. Trong đó có 1726 hộ là tham gia sản xuất nông nghiệp, 456
hộ là hộ sản xuất phi nông nghiệp. Trong khoảng thời gian hai năm 2009 đến
2010 thì số hộ sản xuất nông nghiệp không thay đổi, còn số hộ phi sản xuất
nông nghiệp tăng lên 46 hộ, số này là do người dân vạn đó mới chuyển về tái
định cư ở xã. Số nhân khẩu của xã năm 2010 là 10.859 người tăng 368 người
so với năm 2009. Số nhân khẩu nam chiếm 50,18 %, còn số nhân khẩu nữ
chiếm tỷ lệ thấp hơn 49,82 %. Số nhân khẩu nữ có xu hướng giảm dần, còn số
nhân khẩu nam có xu hướng tăng dần từ 49,75 -50,18 %. Tổng số lao động
có xu hướng tăng dần từ 6874 lao động giảm xuống 6906 lao động. Lao động
nữ chiếm 50,98%, còn lao động nam chiếm 49,02%, đây là một khó khăn
trong sản xuất nhất là trong sản xuất nông nghiệp cần những lao động khỏe
mạnh. Lao động nông nghiệp chiếm tỉ lệ lớn hơn lao động phi nông nghiệp và
lao động nông nghiệp có xu hướng giảm dần, ngược lại thì lao động phi sản
xuất nông nghiệp có xu hướng tăng dần. Lao động sản xuất nông nghiệp từ
85,03% xuống còn 85%. Lao động phi sản xuất nông nghiệp từ 14,07% lên
tới 15%. Bình quân mỗi hộ gia đình có 4,97 người, có 3,16 lao động trong đó
có 3,4 là lao động nông nghiệp. Số nhân khẩu/hộvà số lao động nông
nghiệp/hộ đều có xu hướng tăng lên trong hai năm 2009,2010. Cụ thể: Năm
2009 trung bình mỗi hộ gia đình có 4,91 người nhưng đến năm 2010 thì tăng
lên 4,97 người. Lao động nông nghiệp năm 2009 là 3,38 lao động, còn năm
2008 là 3,4 lao động. Nhưng bình quân lao động /hộ lại giảm xuống cụ thể
năm 2010 là 3,16 người trong khi năm 2009 là 3,21 người. Điều này chứng tỏ
dân số của xã đang tăng lên. Ngoài ra do xã hội ngày càng phát triển mỗi con
người được học hành đầy đủ hơn vì vậy mà tỉ lệ công dân đi học ngành, học
nghề là lớn, hai nữa do có nhiều khu công nghiệp ra đời, nó đã thu hút rất
nhiều lao động, nhất là lao động từ sản xuất nông nghiệp. Hơn nữa do toàn xã
hiện nay còn 490 hộ nghèo chủ yếu là do nguồn di dân là dân vạn đò về xã, tái
định cư tại thôn Lại Tân.

4.1.2.2 Tình hình cơ bản về giao thông và thủy lợi
Cơ sở hạ tầng là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng trực
tiếp đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Nó biểu hiện sự phát triển hay kém
22
phát triển của một quốc gia, một vùng, một địa phương hay một đơn
vị Điều này được minh chứng ở ví dụ sau: ở vùng nông thôn và thành thị
thì có sự khác biệt rất lớn về đường giao thông, trường học, các thiết bị phục
vụ học tập, chợ, bưu điện
Trong sản xuất nông nghiệp thì giao thông và thủy lợi là 2 yếu tố quyết
định đến hiệu quả của quá trình sản xuất. Thật vậy nếu giao thông đi lại được
thuận tiện thì quá trình lưu thông hàng hóa được diễn ra nhanh chóng và giảm
thiểu tỉ lệ hàng hóa bị hư hỏng trong quá trình vận chuyển, đặc biệt là đối với
các loại hàng dễ vỡ, dễ dập nát Ngược lại nếu giao thông đi lại còn khó khăn
thì quá trình lưu thông hàng hóa diễn ra chậm chạp và tỉ lệ hàng hóa bị hư
hỏng trong quá trình vận chuyển là cao.
Đối với sản xuất nông nghiệp thì nước đóng vai trò hết sức quan trọng,
người ta có câu "nhất nước nhì phân tam cần tứ giống". Nếu trong một giai
đoạn sinh trưởng nào đó của cây trồng mà bị thiếu nước thì năng suất thấp và
chất lượng của cây trồng sẽ rất kém. Ngược laị trong các giai đoạn sinh
trưởng và phát triển của các loại cây trồng nếu tiêu và thoát nước tốt thì năng
suất cao và chất lượng tốt. Ví dụ nếu vào giai đoạn trổ bông của cây lúa mà bị
thiếu nước thì tỉ lệ hạt lép trên bông cao và tỉ lệ bông trên cây rất thấp.
- Giao thông
Thực hiện phương châm nhà nước và nhân dân cùng làm thì nhiều
tuyến đường mới được mở rộng với chất lượng cao. Trên địa bàn xã có tuyến
tỉnh lộ chạy qua với chiều dài là 2,5Km. Tuyến WB2 đã thâm nhập nhựa
được 2Km và bê tông được 1,5Km. Đồng thời đã bê tông đường nông thôn
liên thôn liên xóm được 16Km và địa phương đang có chủ trương bê tông
thêm 2Km. Đây là một thuận lợi rất lớn trong sản xuất nông nghiệp.
- Thủy lợi

+ Trạm bơm
Hiện nay trên địa bàn xã đã có 3 trạm bơm điện do HTX liên doanh xây
dựng với công ty quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế.
Trong đó HTX nông nghiệp Phú Mậu II chỉ có một trạm bơm điện Vọng Trì.
23
Trạm này có 2 máy công suất 2000m
3
/giờ đảm trách diện tích 100ha 2 vụ.
Trong vụ hè thu nếu bị hạn nặng có khả năng bơm chuyền qua hói Mậu Tài
của HTX nông nghiệp Phú Mậu I. HTX nông nghiệp Phú Mậu I thì có 2 trạm
bơm điện. Ngoài ra xã còn hợp đồng với các tư nhân có máy bơm dầu để phục
vụ tưới tiêu cho vùng sản xuất.
+ Kênh tưới
Hệ thống thủy lợi phục vụ tưới và tiêu nước của xã là đã khá hoàn
thiện. Từ năm 2000 tới nay cùng với sự đầu tư kinh phí của huyện và của
công ty quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế thì xã Phú
Mậu đã kiên cố hóa được 12,3 Km kênh mương. Trong đó 9km là nguồn ngân
sách của huyện và nhân dân đóng góp. Còn 3,3 km là nguồn ngân sách của
công ti quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi. Thật vậy trong khoảng thời gian từ
năm 2000- 2008 với nguồn ngân sách mà huyện bỏ ra là gần 1,8 tỉ đồng cùng
với 672 triệu đồng do các hộ gia đình đóng góp thì trên địa bàn xã đã kiên cố
hóa kênh mương đựơc 9,0025Km. Trong đó thì 4,7135Km là của địa bàn
HTX nông nghiệp Phú Mậu II. Còn 4,289Km là của địa bàn HTX nông
nghiệp Phú Mậu I. Cũng trong khoảng thời gian này với nguồn kinh phí của
công ti quản lí kĩ thuật công trình thủy lợi tỉnh Thừa Thiên Huế thì năm 2000
xây dựng trạm bơm Phú Mậu I với hệ thống kênh mưong dài là 0,57Km.
Trạm bơm Phú Mậu 3 được xây dựng năm 2004 có hệ thống kênh mương dài
là 1,737Km. Đồng thời năm 2000 kiên cố hóa được 0,6Km và đến năm 2001
kiên cố được 0,4Km ở trên địa bàn HTX Phú Mậu II .
4.2 Thực trạng hoạt động dịch vụ của HTX Phú Mậu II

4.2.1 Tổ chức bộ máy quản lý nhà nước
Đội ngũ cán bộ HTX Phú Mậu II gồm:
- Đại biểu xã viên (trung bình cứ 5 hộ thì có 1 đại biểu). HTX Phú Mậu
II có số lượng xã viên nhiều (465 xã viên) nên HTX hằng năm tổ chức Đại
hội đại biểu xã viên; việc bầu đại biểu xã viên đi dự Đại hội đại biểu xã viên
do Điều lệ hợp tác xã quy định. Đại hội xã viên có quyền quyết định cao nhất
của hợp tác xã.
24
Vai trò của xã viên đối với sự tồn tại và phát triển của các hoạt động
dịch vụ của HTX vô cùng quan trọng, hoạt động của các dịch vụ có cao hay
không là tùy vào mức độ hợp tác của xã viên .
- Đối với HTX Phú Mậu II Ban quản trị là cơ quan quản lý do trưởng
ban quản trị đứng đầu bao gồm 1 chủ nhiệm và 1 phó chủ nhiệm HTX.
Trong HTX bộ phận quan trọng nhất chính là ban quản trị.
Chủ nhiệm HTX là người đứng đầu đại diện HTX theo pháp luật. Thực
hiện kế hoạch sản xuất, kinh doanh và điều công việc hàng ngày của HTX
.Đồng thời tổ chức thực hiện các quyết định của ban quản trị hợp tác xã .Bổ
nhiệm, miễn nhiệm phân công các chức danh trong ban quản trị HTX (trừ các
chức danh thuộc thẩm quyền của Đại hội xã viên và quản trị HTX). Do vậy
vai trò của chủ nhiệm đối với quá trình phát triển các hoạt động dịch vụ của
HTX là vô cùng quan trọng. Các hoạt động này có đem lại kết quả cao hay
không là nhờ vào sự sắp xếp quản lý, điều hành của ban quản lý.
Ngoài ra chủ nhiệm HTX còn là người đại diện ký kết hợp đồng nhân
danh HTX, chịu trách nhiệm trước Đại hội xã viên và Ban quản trị HTX do
vậy quyết định của chủ nhiệm HTX trong các lĩnh vực mang ảnh hưởng rất
lớn đến hoạt động dịch vụ của HTX
Khi vắng mặt, chủ nhiệm ủy quyền cho phó chủ nhiệm hoặc 1 thành
viên Ban quản trị điều hành công việc của HTX.
- Ban kiểm soát: 1 kiểm soát viên
Nhiệm vụ của Ban kiểm soát:

+ Kiểm tra việc chấp hành điều lệ, nội quy HTX và nghị quyết của đại
hội xã viên.
+ Giám sát hoạt động của chủ nhiệm và phó chủ nhiệm HTX và xã viên
theo đúng pháp luật và điều lệ, nội quy HTX.
+ Kiểm tra về tài chính, kế toán, thủ kho, phân phối thu nhập, xử lý các
khoản lỗ, sử dụng các quỹ của HTX, sử dụng tài sản vốn vay và các khoản hỗ
trợ của nhà nước.
25

×