Tải bản đầy đủ (.doc) (25 trang)

SKKN lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy tiếng anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.36 MB, 25 trang )

SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

1. MỞ ĐẦU
1.1. Lí do chọn đề tài:
Trong xu thế mở cửa hội nhập của đất nước, cùng với sự du nhập ào ạt của
các nền khoa học công nghệ cao thì bên cạnh đó còn có sự du nhập của các nền văn
hóa của các nước trên thế giới. Như vậy làm thế nào để có thể tiếp cận được với
những tiến bộ về khoa học kỹ thuật hiện đại cũng như việc tiếp thu một cách có
chọn lọc những tinh hoa văn hóa của các dân tộc trên thế giới đồng thời giữ gìn
được bản sắc văn hóa dân tộc, không có con đường nào khác là phải đào tạo cho thế
hệ trẻ Việt Nam vốn kiến thức về ngoại ngữ nói chung và Tiếng Anh nói riêng là
điều hết sức cần thiết. Nhưng ai cũng biết rằng các ngoại ngữ nói chung và Tiếng
Anh nói riêng là một môn học khó. Vì thế một vấn đề đặt ra là làm thế nào để việc
dạy và học Tiếng Anh trong các nhà trường phổ thông một cách có hiệu quả đồng
thời giúp học sinh hứng thú hơn khi học bộ môn này. Đây chính là lí do vì sao tôi
chọn đề tài này để nghiên cứu.
1.2. Mục đích nghiên cứu :
Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bất kì một người nào giảng dạy bộ môn
Tiếng Anh cũng cần phải suy nghĩ là làm thế nào để tìm ra những phương pháp
giảng dạy tốt nhất nhằm tạo được sự hứng thú học tập cho người học và mang lại
hiệu quả tối ưu nhất. Giúp người học có được những kiến thức cơ bản về bộ môn,
hình thành và phát triển các kỹ năng để vận dụng vào thực tế cuộc sống.
Như chúng ta đã biết, mỗi môn học có những phương pháp giảng dạy, đặc
thù riêng. Với môn Tiếng Anh, để các giờ dạy đạt chất lượng tốt, tạo cho học trò sự
hứng khởi khi tiếp thu bài học thì người giáo viên giảng dạy phải thực sự có những
phương pháp độc đáo, hấp dẫn.
Đề tài còn góp phần tìm ra một số giải pháp cơ bản để giúp học sinh học tốt
môn Tiếng Anh.
1.3. Đối tượng nghiên cứu:
Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh ở khối 6,7,8.


1.4. Phương pháp nghiên cứu:
Tìm hiểu khảo sát thực tế, đánh giá nhận xét số liệu khảo sát thực tế.
Tìm hiểu tài liệu sách báo và áp dụng thực tế giảng dạy.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 1

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

1.5. Giới hạn phạm vi nghiên cứu:
Đề tài này được nghiên cứu đối với học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm
Nung.

2. NỘI DUNG
2.1. Cơ sở lí luận của vấn đề:
Tiếng Anh là một môn học khó đối với nhiều học sinh vì môi trường để các
em thực hành Tiếng Anh chỉ gói gọn 45 phút ở lớp. Mặt khác giọng nói của các em
mang nặng âm hưởng phương ngữ nên cũng gây khó khăn cho việc phát âm làm

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 2

Trường THCS Nâm



SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

cho các em ngại nói, ngại đọc. Chính điều này làm cản trở việc vận dụng các từ
vựng, các mẫu câu vào mục đích giao tiếp dẫn đến việc mất dần kiến thức.
Nội dung kiến thức trong một tiết học là quá nhiều cộng với việc phân chia sĩ
số lớp theo quy định hiện nay là quá đông đối với một lớp học ngoại ngữ chính vì
vậy nên thật khó có cơ hội cho tất cả các em được thực hành Tiếng Anh trong một
giờ học cũng như việc vận dụng lý thuyết để làm các bài tập trong sách.
2.2. Thực trạng của đề tài nghiên cứu:
Hiện nay, Tiếng Anh được sử dụng ở hầu hết mọi lĩnh vực trong cuộc sống
và nó được coi là ngôn ngữ quốc tế số một trên thế giới. Vì thế việc học và sử dụng
Tiếng Anh ngày càng tăng. Ở Việt Nam, Tiếng Anh ngày càng chiếm vị trí quan
trọng và đang là môn ngoại ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Trước đây, việc giảng
dạy Tiếng Anh chủ yếu chú trọng vào cấu trúc câu và ngữ pháp. Người học Tiếng
Anh thành công hay thất bại phụ thuộc vào khả năng nắm vững các quy tắc về ngữ
pháp và cấu trúc câu. Ở thời điểm đó, việc giảng dạy ngoại ngữ bị chi phối bởi
phương pháp dạy truyền thống, trong đó giáo viên là người chi phối mọi hoạt động
dạy và học trên lớp và môi trường học tập chủ yếu là môi trường lấy người dạy làm
trung tâm. Hơn thế nữa, Tiếng Anh là một ngoại ngữ, không phải là tiếng mẹ đẻ, do
đó việc giảng dạy Tiếng Anh đã là một việc khó, để học sinh tiếp thu và vận dụng
vào thực tiển của cuộc sống lại là việc làm khó khăn hơn. Là một giáo viên giảng
dạy bộ môn Tiếng Anh, bản thân tôi nhận thấy rằng học sinh không mấy hứng thú
với bộ môn này, tỷ lệ học sinh yếu kém còn nhiều. Qua điều tra tôi được biết những
nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do hoàn cảnh kinh tế của đại đa số các em
học sinh còn khó khăn. Điều kiện học tập của các em còn hạn chế, các em không có
từ điển, sách tham khảo….. Nhiều em ngoài giờ học trên lớp ra còn phải phụ giúp
gia đình làm kinh tế, các em không có thời gian ôn bài cũ và chuẩn bị bài mới.

Thêm vào đó là sự mệt mỏi với những công việc ở nhà đã khiến các em không còn
hứng thú với việc học ở trên lớp… Nhưng nguyên nhân được các em đề cập nhiều
nhất đó chính là môn học này khó, các em không có môi trường để giao tiếp hằng
ngày nên chóng quên. Và là giáo viên hẳn tất cả chúng ta sẽ thấy rất khó chịu, trăn
trở khi mỗi lần nhìn xuống lớp thấy học sinh của mình uể oải không tập trung vào
bài giảng.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 3

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

* Thuận lợi – khó khăn:
Thuận lợi
Nhà trường luôn được sự quan tâm chỉ đạo của phòng giáo dục huyện Krông
Nô. Đảng ủy, UBND, HĐND xã Nâm Nung và phụ huynh học sinh trong bước đầu
củng cố xây dựng cơ sở vật chất của nhà trường .
Chương trình sách giáo khoa có nội dung kiến thức phù hợp với thực tế cuộc sống
học sinh, có nhiều tranh ảnh đẹp, dễ bắt mắt, tạo niềm hứng thú cho học sinh.
Sự phát triển của công nghệ thông tin giúp giáo viên có được nhiều nguồn tư
liệu, hình ảnh qua mạng Internet.
Giáo viên nhiệt tình, có trách nhiệm trong công tác giảng dạy môn Tiếng
Anh.
Khó khăn
Trường nằm trên địa bàn xã vùng ba nên rất khó khăn trong việc tìm kiếm

các tài liệu chuyên môn cũng như việc làm các đồ dùng dạy học. Nhà trường còn
gặp nhiều khó khăn về cơ sở vật chất như: chưa có phòng học bộ môn, thiếu tranh
ảnh…
Kinh tế của nhân dân trong khu vực không đồng đều, còn gặp nhiều khó
khăn nên sự quan tâm của phụ huynh đến việc học của con em còn hạn chế, thiếu
các điều kiện học tập cần thiết.
Đại đa số học sinh ở cách trường rất xa (ba tầng). Về mùa mưa đường lầy lội,
về mùa nắng thì bụi nhiều, việc đi lại rất khó khăn. Điều này cũng ảnh hưởng không
nhỏ đến việc tiếp thu kiến thức ở lớp của các em.
Động cơ và ý thức học tập của học sinh chưa cao. Phần lớn các em là người
dân tộc thiểu số.
Hầu hết các em rất ngại thực hành giao tiếp. Vì khả năng tiếp thu chậm, sợ
thực hành sai, sợ những nhận xét không tốt của giáo viên.
2.3. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:
a. Mục tiêu của biện pháp:
Từ thực tế việc dạy Tiếng Anh nói trên và cùng với sự thay đổi của xã hội,
phương pháp dạy học cũng thay đổi theo để đáp ứng nhu cầu sử dụng thành thạo
các kỹ năng giao tiếp Tiếng Anh ngày càng tăng. Chính nhu cầu này đã tạo ra đòi
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 4

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

hỏi cao về chất lượng giảng dạy, cũng như về các nguồn và tài liệu phục vụ giảng

dạy Tiếng Anh. Ngoài ra, nhu cầu về phương pháp giảng dạy phù hợp hiện nay cũng
trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, phương pháp dạy ngoại ngữ hiện
nay đã chuyển từ đường hướng lấy người dạy làm trung tâm sang đường hướng lấy
người học làm trung tâm. Ở đó, người học được giao tiếp trong môi trường giao tiếp
thực sự, được hoạt động theo cặp hay theo các nhóm nhỏ để thực hiện các công việc
cụ thể. Người học có cơ hội được bày tỏ ý kiến hay cảm xúc của mình và được đặt
câu hỏi nếu họ không hiểu vấn đề nào đó.
Thực tế, trong dạy và học ngoại ngữ, học sinh sẽ học hiệu quả hơn nếu các
em được học trong bầu không khí học tập vui vẻ, thư giản và có nhiều cơ hội được
giao tiếp trong bối cảnh của thế giới thực. Việc lồng ghép các trò chơi trong giảng
dạy Tiếng Anh là một trong những phương pháp hữu hiệu có thể làm tăng động cơ
học tập cho học sinh. Đồng thời chúng giúp và khích lệ học sinh duy trì việc học và
sự hứng thú của các em với môn học. Hơn thế nữa chúng còn giúp cho giáo viên tạo
ra những ngữ cảnh mà ở đó ngôn ngữ thực hành rất hữu dụng và dễ hiểu với người
học. Người học muốn tham gia vào trò chơi thì họ phải hiểu người khác đang nói gì
hay đã viết gì, họ phải nói và viết ra được những điều để trình bày quan điểm riêng
của họ hay để trình bày thông tin cho người khác hiểu.
b. Nội dung và cách thực hiện:
Trò chơi là hình thức giáo dục cho nên người giáo viên phải biết qua trò chơi
mình cần trang bị cho học sinh những gì, ngoài ra còn có tính công minh, thuyết
phục mọi người qua từng cử chỉ, hành vi cũng như cách mời gọi sự tham gia nhiệt
tình của học sinh.
Người giáo viên cần có tính phán đoán và quan sát nhanh để ứng xử kịp thời
các tình huống nhằm giúp trò chơi diễn ra thành công. Tổ chức trò chơi từ dễ đến
khó.
Cần có hình thức khen thưởng riêng để khuyến khích học sinh.
Khi học sinh trả lời chưa chính xác giáo viên nên nhắc nhở, động viên học
sinh cố gắng hơn tạo không khí thoải mái, tránh gây áp lực trong tiết học.
Tạo sự luyến tiếc cho lần chơi sau, đừng gây sự nhàm chán, ngán ngơi.
Linh hoạt, khéo léo, không quá nguyên tắc, cứng nhắc làm mất không khí

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 5

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

sinh hoạt.
Lúc chơi tất cả học sinh đều bình đẳng, không thiên vị hoặc cố tình bắt phạt
một ai.
Giáo viên cần đánh giá ưu khuyết điểm sau mỗi lần chơi để rút ra kinh
nghiệm cho những lần chơi sau.
Trong quá trình dạy học, dự giờ đồng nghiệp, học hỏi kinh nghiệm, và
nghiên cứu tài liệu, tôi đã để ý được nhiều dạng game có thể phù hợp với từng bài
cụ thể trong sách giáo khoa. Từ đó tôi đã mạnh dạn đưa một số trò chơi vào các tiết
dạy Tiếng Anh. Cụ thể như sau:
b1. Hình thức trò chơi – sử dụng “ Things Snatch “
Có thể nói rằng, học từ mới là rất khó, thậm chí đối với cả những học sinh
chăm chỉ và thông minh. Tuy nhiên, trò chơi Things Snatch là biện pháp hữu hiệu
giúp giải quyết vấn đề này. Trò chơi giúp học sinh nhớ từ mới dễ dàng và nhanh
chóng.
Ví dụ: Khi kiểm tra từ mới ở Unit 10: Staying healthy (lớp 6) Phần B1, thay vì
gọi học sinh lên bảng ghi ra từ Tiếng Anh và nghĩa Tiếng Việt … thì giáo viên có
thể chuẩn bị sẵn và mang đến lớp một số đồ vật (tên gọi các đồ vật chính là những
từ vựng cần ôn)
Giáo viên đặt các đồ vật có liên quan đến tiết học trước lên trên ghế hoặc bàn để ở

giữa lớp (Ở vị trí dễ quan sát)

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 6

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 7

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Chia lớp thành hai nhóm A và B. Chọn khoảng 4 đến 6 học sinh ở mỗi nhóm
lên bảng và yêu cầu số học sinh đại diện cho hai nhóm này đứng cách xa nhau. Giao
số cho học sinh.
Nêu yêu cầu trò chơi: Giáo viên sẽ gọi tên đồ vật bằng Tiếng Anh còn học
sinh phải lấy đúng đồ vật có tên gọi đó.
Khi giáo viên gọi số nào thì hai em học sinh mang số ấy ở hai đội đại diện

cho hai nhóm chạy thật nhanh lên lấy đồ vật. Ai nhanh chân hơn và lấy đúng đồ vật
mà giáo viên gọi thì sẽ ghi được điểm (mức điểm tùy theo giáo viên quy định)
Đội nào nhiều điểm hơn thì đội đó thắng cuộc.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 8

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Các chủ đề từ vựng về trái cây, con vật, đồ vật …… rất phù hợp với hoạt
động này.
Thực tế cho thấy học sinh tham gia rất nhiệt tình vào hoạt động này. Đặc biệt
là các em học sinh yếu kém cũng tích cực hơn rất nhiều.
b2. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ Sentence Arranging”
Đây là trò chơi nhằm giúp học sinh ôn lại những cấu trúc ngữ pháp đã học.
Nó rất có ích trong việc giúp học sinh thực hành và phát triển các kỹ năng giao tiếp.
Ví dụ : Unit 15: Computers, phần Language focus (lớp 8) nhằm giúp học sinh ôn
lại thì hiện tại hoàn thành với yet và already. Giáo viên chuẩn bị các tấm bìa giấy
(có thể sử dụng bìa cứng hoặc tờ lịch treo tường để làm), kích thước to hay nhỏ phụ
thuộc vào nội dung cần kiểm tra.
Giáo viên chuẩn bị sẵn một số câu cần ôn tập và viết mỗi từ của các câu này lên một
tấm bìa hoặc tấm thẻ (tùy theo trình độ học sinh mà giáo viên có thể chuẩn bị câu
dài hay ngắn, khó hay dễ ).

Have

I

you
have

done

your

already

done

homework
my

yet ?
homework

Chia lớp thành hai nhóm A và B. Tùy theo số từ của mỗi câu để giáo viên gọi
số học sinh của mỗi nhóm lên trước lớp (ví dụ câu có 6 từ thì gọi 6 học sinh ). Giáo
viên xáo trộn các từ trong câu trước khi phát cho số học sinh được gọi lên bảng, mỗi
em một từ. Trong khoảng thời gian nhất định (ví dụ 30 giây), những học sinh này
phải đưa từ của mình ra phía trước và tự sắp xếp trong đội để có được một câu hoàn
chỉnh và đúng. Đội nào sắp xếp đúng và nhanh nhất được giáo viên cho điểm (mức
điểm tùy theo giáo viên quy định). Đội nào nhiều điểm hơn sẽ thắng cuộc.
b3. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ Chain game “
Trò chơi này nhằm luyện trí nhớ cho học sinh. Học sinh khi tham gia trò chơi
này phải thật sự tập trung qua đó giúp học sinh nhớ từ lâu hơn. Ngoài ra, học sinh
có cơ hội nói, phát âm rõ ràng các từ đã học.

Chia lớp thành nhiều nhóm nhỏ ngồi quay mặt với nhau.
Học sinh đầu tiên trong nhóm lặp lại câu của giáo viên.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 9

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Học sinh thứ 2 lặp lại câu của học sinh thứ nhất và thêm vào từ khác.
Học sinh thứ 3 lặp lại câu của học sinh thứ nhất, thứ 2 và thêm vào một từ
mới tiếp theo, cứ tiếp tục như vậy cho đến khi trở lại với học sinh thứ nhất trong
nhóm.
Ví dụ : Unit 3: At school
Giáo viên: In my house, there is a table.
HS 1 : In my house, there is a table and a chair.
HS 2 : In my house, there is a table, a chair and a lamp.
HS 3 : In my house, there is a table, a chair, a lamp and a sink.
HS 4 : In my house, there is a table, a chair, a lamp, a sink and a TV.
HS 5 : In my house, there is a table, a chair, a lamp, a sink, a television and a
telephone ……….
b4. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ What and where “
Mục đích của trò chơi này giúp học sinh nhớ nghĩa và cách đọc của từ. Thủ
thuật này được áp dụng cho tất cả các từ có trong bài, thường là những từ dài và khó
đọc.
Ví dụ : Để kiểm tra cách đọc và khả năng nhớ từ mới của học sinh trong Unit 9,

phần Read (lớp 8), giáo viên có thể cho học sinh chơi trò What and where
Giáo viên viết một số từ lên bảng không theo một trật tự nào và khoanh tròn chúng
lại.
fainting

force

revive

damage

minimize

Sau mỗi lần đọc giáo viên lại xóa đi một từ nhưng không xóa vòng tròn.
Cho học sinh lặp lại các từ kể cả từ bị xóa.
Khi xóa hết từ, giáo viên cho học sinh viết lại các từ vào đúng chỗ cũ.
Nếu thực hiện dưới dạng thi đua giữa các đội, giáo viên cần chuẩn bị bảng
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 10

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

phụ có các vị trí giống bảng từ giáo viên vừa xóa lên bảng và phát cho các nhóm có
thể thực hiện trên bảng phụ.

b5. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “ Crossword “
Trò chơi ô chữ là một hình thức rèn luyện kiến thức vừa chơi vừa học khá
thú vị cho học sinh.
Ví dụ : Trong unit 4: At school, phần A (lớp 7) để giới thiệu chủ đề của bài học,
giáo viên có thể sử dụng trò chơi này.

Giáo viên chia học sinh thành các nhóm và lựa chọn hàng ngang để trả lời
câu hỏi. Nếu trả lời đúng thì ghi điểm, nếu trả lời sai thì nhường phần trả lời cho
nhóm khác. Nếu trả lời đúng hàng dọc thì được số điểm cao hơn (tùy theo giáo viên
quy định)
Nhóm nào đạt nhiều điểm hơn sẽ chiến thắng.
2

M
3

1
U
M
5

H
S
A
U

I
I
T
4

N

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

S
C
H
E
D

T

O

R

Y

N
E

G
R

L

I

Trang: 11


S

H

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

L
T

I
I

T
M

E
E

R
T

A
A
8


T
B
G

U
L
E

R
E
O

E
7
G

6
R

A

P

H

Y

1. Which subject is this ?

2. Which subject is this ?


Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 12

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

3. Which subject is this ?

4. Which subject is this ?
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 13

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

5. The fishes are ………. water.

6.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân

Nung

Trang: 14

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

6.Which subject is this ?

7. What is this ?

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 15

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

8. Which subject is this ?

b6. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Present – Past – Past Participle “
Trò chơi này giúp học sinh luyện khả năng nhớ các động từ Tiếng Anh và rèn
luyện sự nhanh nhạy, phản xạ tốt. Đặc biệt trò chơi này rất hữu dụng khi học sinh

học về thì hiện tại hoàn thành và chia câu bị động.
Ví dụ : Trong unit 13, phần language focus (lớp 8), sử dụng trò chơi “Present –
Past – Past Participle “ nhằm giúp học sinh có thể chia các động từ trong ngoặc
theo hình thức bị động hay thì hiện tại hoàn thành.
Giáo viên có thể cho một số động từ như sau:
Make, Write, Put, Break, Hold.
Giáo viên xếp các học sinh thành hàng ngang rồi hướng dẫn cách chơi. Bạn
đầu tiên sẽ đọc lên một động từ Tiếng Anh ở thì hiện tại với điều kiện là động từ đó
phải có quá khứ phân từ. Bạn thứ hai cạnh bên sẽ đọc động từ đó ở thì quá khứ, bạn
thứ ba sẽ đọc động từ đó ở dạng quá khứ phân từ. Tiếp tục với các bạn tiếp theo.
Nếu học sinh nào đọc sai hoặc đọc động từ nào mà không có quá khứ phân từ sẽ bị
phạt. Hình thức phạt có thể là: Mỗi người bị phạt phải đọc động từ mà mình bị mắc
lỗi 10 lần to, rõ ràng.
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 16

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

b7. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Leave me out “
Ví dụ : Trong unit 9: The body, phần A (lớp 6), sử dụng trò chơi “Leave me out “
nhằm giúp học sinh có thể ôn lại các từ chỉ về các bộ phận trên cơ thể người.
Giáo viên chuẩn bị các từ có trong bài học. Trong mỗi từ sẽ thêm vào một
chữ cái bất kỳ. Học sinh phải loại (gạch) chữ không liên quan để tạo thành một từ
đúng.

Hoạt động này được áp dụng khi giáo viên kiểm tra từ vựng sau mỗi tiết học
và được áp dụng cho tất cả các bài học ở các khối, lớp.
Hoạt động này có thể tổ chức cá nhân, theo cặp hoặc theo nhóm đều phù hợp.
Giáo viên lấy ví dụ mẫu:
FOEOT à FOOT

b8. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Let’s count “

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 17

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Ví dụ : Trong unit 3: At home, phần B (lớp 6), sử dụng trò chơi “Let’s count “
nhằm giúp học sinh có thể ôn lại các số đếm.
Giáo viên chuẩn bị các tấm thẻ có ghi các con số. Trò chơi này có thể áp dụng cho 5
hoặc 6 em. Nó phù hợp nhất khi củng cố bài học.
Giáo viên giơ tấm thẻ có số lên học sinh phải đọc số đó bằng Tiếng Anh. Để tránh
tình trạng học sinh đọc theo bạn giáo viên có thể chia lượt chơi cho từng học sinh.
b9. Hình thức dùng trò chơi – sử dụng “Lucky number “
Ví dụ : Trong unit 3: At home , phần B1 (lớp 7), sử dụng trò chơi “Lucky number
“ nhằm giúp học sinh nắm kỹ nội dung bài đọc.

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân

Nung

Trang: 18

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Giáo viên dùng các tấm bìa (8 tấm) rồi đánh số thứ tự lên một mặt, còn lại
sơn các màu xanh hoặc đỏ lên mặt còn lại. Số có mặt sau màu đỏ là số may mắn “
lucky number ”. (Nếu giáo viên sử dụng trình chiếu power point sẽ tạo hiệu ứng rất
tốt)
Chia lớp làm hai nhóm. Các nhóm lần lượt chọn các con số. Nếu nhóm nào
chọn số có mặt sau màu đỏ thì được điểm mà không phải trả lời câu hỏi. Nhóm
chọn số có mặt sau màu xanh thì phải trả lời câu hỏi, nếu trả lời đúng thì được điểm
ngược lại thì lượt chơi thuộc về đội kia.
Tiếp tục cho đến khi các con số được lật hết, đội nào có số điểm nhiều hơn
thì thắng.
1. What does Hoa’s father do ?
2. Where does Hoa’s father work ?
3. Lucky number
4. What is Hoa’s mother’s job ?
5. What does Hoa’s mother do every day ?
6. Lucky number
7. Are Hoa’s father and mother happy ?
8. How old is Hoa’s sister ?
C. Điều kiện thực hiện các biện pháp :
Đối với các trường có đầy đủ trang thiết bị máy móc thì giáo viên có thể soạn

giáo án điện tử bằng phần mềm MS – Power point. Bằng phương pháp này giáo
viên có thể truy cập vào trang web Google.Net để tải về các hình ảnh thật hết sức
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 19

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

sinh động để minh họa cho các trò chơi. Chính sự sinh động này sẽ tạo sự hấp dẫn,
lôi cuốn đối với học sinh.
Đối với các trường chưa có đủ trang thiết bị máy móc thì giáo viên có thể
sưu tầm tranh ảnh trên báo chí hoặc tự vẽ hoặc giao đề tài cho các nhóm học sinh tự
vẽ bằng cách này có thể vừa giúp học sinh luyện tập môn Mỹ thuật vừa có được
nhiều hình ảnh sinh động do chính các em tạo ra và thu hút được tất cả mọi đối
tượng học sinh tham gia học tập.
2.4. Kết quả đạt được:
Đề tài trên tôi cùng với nhà trường, tổ chuyên môn và các bạn đồng nghiệp
thảo luận và thống nhất tổ chức thực hiện tại trường THCS Nâm Nung. Thực tế cho
thấy với các lớp tôi tổ chức trò chơi Tiếng Anh thì học sinh rất hứng thú khi đến giờ
học, hiểu bài sâu hơn và tự nhiên hơn, bớt đi những rụt rè vốn có. Từ kết quả đó cho
thấy việc lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh không chỉ giúp thay đổi
không khí trong tiết học và làm cho các bài học bớt căng thẳng mà còn giúp học
sinh dễ nhớ và tiếp thu kiến thức một cách sâu sắc. Lồng ghép trò chơi trong các tiết
dạy Tiếng Anh sẽ bổ trợ cho công việc giảng dạy ngoại ngữ của người giáo viên
đồng thời sẽ dễ dàng gây hứng thú học tập trở lại hơn ở học sinh mà không cần phải

sử dụng đến những bài “Thánh ca muôn thuở” hoặc những hình phạt đe dọa.
Cụ thể:
Tôi lấy mỗi khối 20 học sinh của năm học 2014-2015 để tiến hành thực hiện.
Kết quả như sau:
Năm học 2014 – 2015
Khối
6
7
8

Số HS
khảo
sát
20
20
20

Giỏi
SL
01
01
01

%
5
5
5

Kết quả khảo sát
Khá

Trung Bình
SL
%
SL
%
3
15
8
40
4
20
6
30
3
15
8
40

Yếu
SL
8
9
8

%
40
45
40

Năm học 2015 – 2016

Số HS
Khối

Giỏi

khảo
sát

Kết quả khảo sát
Khá
Trung Bình

SL

%

SL

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

%
Trang: 20

SL

%

Yếu
SL


%

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

6
7
8

20
20
20

03
03
02

15
15
10

5
6
6

25

30
30

8
6
7

40
30
35

4
5
5

20
25
25

Như vậy, qua kết quả khảo sát cho thấy rằng việc lồng ghép trò chơi trong
giảng dạy Tiếng Anh đã mang đến những kết quả khả quan, chất lượng học tập bộ
môn Tiếng Anh ngày càng được nâng cao. Việc tiếp thu bài của học sinh có tiến bộ
rõ rệt, lượng học sinh tham gia phát biểu xây dựng bài khá nhiều. Việc truyền đạt
kiến thức của giáo viên hiệu quả hơn so với trước. Điều này thể hiện khá rõ qua kết
quả điều tra của năm học 2015-2016.

3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ:
3.1. Kết luận:
Với sự thay đổi nội dung chương trình sách giáo khoa cùng với sự chỉ đạo
của ngành giáo dục về việc đổi mới phương pháp giảng dạy trong các cơ sở giáo

dục theo hướng tích cực hóa hoạt động học tập của học sinh. Việc lồng ghép các trò
chơi vào bài giảng còn tạo ra môi trường lớp học lấy người học làm trung tâm, tạo
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 21

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

cho học sinh nhiều cơ hội chủ động và tự chủ hơn để các em có thể làm chủ được
mình trong các hoạt động giao tiếp. Bên cạnh đó, khi học sinh có cơ hội để tham gia
các trò chơi trên lớp, các em sẽ được khuyến khích lựa chọn bạn chơi cùng với
mình. Điều này không chỉ tạo ra không khí học tập thân thiện mà còn khích lệ học
sinh giúp đỡ lẫn nhau. Những học sinh nào yếu hơn thì được những học sinh giỏi
hơn trong nhóm giúp đỡ để trở nên tự tin hơn và có thể mạnh dạn bày tỏ ý kiến của
mình. Kết quả là tất cả học sinh trong lớp đều cảm thấy thích thú hơn, và có nhiều
động cơ để tham gia vào trò chơi hơn, mà động cơ học tập là một yếu tố không thể
thiếu được trong quá trình thu nhận kiến thức của học sinh. Nó là nhân tố chính
quyết định sự thành công hay thất bại của học sinh. Sự thành công và động cơ học
tập có mối tương hỗ lẫn nhau: nếu người học thành công học tập, họ sẽ càng có
nhiều động cơ hơn để thực hiện những nhiệm vụ do quá trình học đặt ra.
Để việc lồng ghép trò chơi trong giảng dạy Tiếng Anh mang lại hiệu quả cao
giáo viên nên xem việc lồng ghép các trò chơi là một phần không thể thiếu trong
giờ học, liên tục tổ chức các trò chơi để học sinh tham gia trên lớp, tạo bầu không
khí học Tiếng Anh vui vẻ, thư giản, nhiệt huyết và mang tính hợp tác.
Những vấn đề được trình bày trên đây chỉ là một ý kiến nhỏ, chủ quan của

riêng tôi trong việc lồng ghép trò chơi vào các tiết dạy bộ môn Tiếng Anh ở khối
6,7,8, Nếu có gì chưa phù hợp kính mong sự góp ý của các đồng nghiệp.
3.2. Kiến nghị:
Việc đạt hiệu quả giáo dục “ Học mà chơi- Chơi mà học” đảm bảo an toàn,
đoàn kết, vui vẻ thật sự cho người tham gia nhiều khi còn khó hơn kể một câu
chuyện hấp dẫn hoặc lên lớp giảng bài. Vì thế người giáo viên muốn đạt hiệu quả
cao nhất phải có tấm lòng nhiệt tình, có sự hiểu biết về tâm sinh lý từng lưa tuổi,
phải không ngừng học tập, rèn luyện và trau dồi kinh nghiệm sử dụng trò chơi làm
công cụ giáo dục trong sự nghiệp “ Trăm năm trồng người cho đất nước”.
Nhà trường và phòng giáo dục cần có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở vật chất
và trang thiết bị dạy học để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao trong công tác giáo dục
theo hướng đổi mới hiện nay.

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 22

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

Nâm Nung, ngày 28 tháng 11 năm 2016
Người thực hiện

Nguyễn Lê Kim Nhân

TÀI LIỆU THAM KHẢO.

1. Tạp chí Special English.
2. Teach English của Adrian Doff.
3. Tài liệu BDTX chu kỳ III môn Tiếng Anh THCS.
4. SGK khối 6,7,8.

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 23

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP TRƯỜNG
………………………………………………………………………………………
………..…………………………………………………………………..
………………………………..………………………………………………..
Xếp loại: …………
TM. HĐKH NHÀ TRƯỜNG
CHỦ TỊCH
(ký tên, đóng dấu)

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP PHÒNG
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Xếp loại: …………

TM. HĐKH PGD&ĐT
CHỦ TỊCH
(ký tên, đóng dấu).
Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 24

Trường THCS Nâm


SKKN: Lồng ghép trò chơi trong các tiết dạy Tiếng Anh
nhằm gây hứng thú cho học sinh khối 6,7,8 ở trường THCS Nâm Nung.

ĐÁNH GIÁ NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CẤP SỞ
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………………………
………………………………………………………………………
Xếp loại: …………
TM. HĐKH SGD&ĐT
CHỦ TỊCH
(ký tên, đóng dấu)

Người thực hiện: Nguyễn Lê Kim Nhân
Nung

Trang: 25

Trường THCS Nâm



×