Tải bản đầy đủ (.doc) (19 trang)

SKKN Đổi mới cách kiểm tra bài cũ trong các tiết dạy Tiếng Anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (165.4 KB, 19 trang )

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
ĐỀ TÀI:
“ĐỔI MỚI CÁCH KIỂM TRA BÀI CŨ TRONG CÁC TIẾT DẠY
TIẾNG ANH”
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Cùng với việc đổi mới chương trình sách giáo khoa , đổi mới phương pháp giảng
dạy thì vấn đề đổi mới kiểm tra đánh giá là khâu hết sức quan trọng trong quá trình giảng
dạy và học tập. Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá là hai hoạt
động có liên quan chặt chẽ với nhau . Đổi mới kiểm tra đánh giá là động lực đổi mới
phương pháp dạy học, góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo. Đổi mới kiểm tra
đánh giá bao gồm nhiều khâu, nhiều nội dung, nhiều công đoạn trong đó việc đổi mới
kiểm tra miệng là khâu hết sức quan trọng vì đây là một hoạt động diễn ra thường xuyên
liên tục. Kiểm tra miệng không chỉ là kiểm tra ở đầu giờ mỗi tiết học mà cũng có thể
diễn ra xuyên suốt trong một tiết học. Nếu giáo viên lơ là không thực hiện tốt việc kiểm
tra miệng thì quá trình tiếp thu kiến thức của học sinh sẽ bị gián đoạn , các em sẽ bị hổng
các kiến thức kỹ năng cần có trong mỗi tiết học. Điều này sẽ ảnh hưởng đến kết quả của
các bài kiểm tra định kỳ (1 tiết, học kỳ, ) . Trên thực tế việc kiểm tra miệng trong các
tiết học Tiếng Anh hiện nay còn nhiều bất cập do áp lực của lượng kiến thức , kỹ năng
cần phải tải trong mỗi tiết dạy nên thời gian dành cho việc kiểm tra miệng hầu như rất ít.
Bên cạnh đó phần lớn học sinh rất thụ động, học vẹt để đối phó thậm chí một số em do
mất căn bản nên lười nhác trong việc học bài cũ. Trước thực tế đó, tôi đã “Đổi mới cách
kiểm tra bài cũ trong các tiết dạy Tiếng Anh” để giúp các em chủ động hơn trong học
tập, tích luỹ kiến thức, kỹ năng đồng thời tạo không khí sinh động trong các giờ học.
II. CƠ SỞ LÝ LUẬN:
Hoạt động dạy và học luôn cần có những thông tin phản hồi để điều chỉnh kịp thời
nhằm tạo ra hiệu quả ở mức cao nhất thể hiện ở chất lượng học tập của học sinh. Kiểm tra
thường xuyên giúp cho giáo viên điều chỉnh, bổ sung những kiến thức, kỹ năng, thái độ
mà môn học đề ra đồng thời sẽ giúp cho học sinh hình thành được động cơ, thái độ học
tập đúng đắn từ đó tích lũy được kiến thức, kỹ năng cần thiết.
Việc đổi mới kiểm tra miệng ngay tại lớp không những giúp không khí học tập
sinh động mà còn giúp học sinh tránh được lối học vẹt, học thụ động, học đối phó từ đó


phát huy được tính tích cực, chủ động của học sinh và đem lại hiệu quả cao trong giảng
dạy và học tập
III. CƠ SỞ THỰC TIỄN:
Đa số học sinh trường tôi ở nông thôn, kiến thức về bộ môn bị hổng nhiều nên
nhiều em chưa thật sự yêu thích bộ môn này. Điều này dẫn đến ý thức tự giác học tập của
nhiều em chưa cao. Để đối phó với giáo viên các em thường dùng sách “Học tốt Tiếng
Anh” mà không chịu khó học từ vựng hay thực hành các kỹ năng.
Trong các đề thi kiểm tra học kỳ (do Sở giáo dục hoặc trường ra) hoặc đề thi tốt
nghiệp ( do Bộ giáo dục ra) chỉ tập trung vào kiểm tra ngữ pháp và kỹ năng đọc hiểu, hơn
nữa lại bằng hình thức trắc nghiệm 100% nên nhiều học sinh đã lơ là trong việc học bài
cũ và thực hành các kỹ năng mà chỉ trông mong vào sự may rủi trong việc làm bài trắc
nghiệm
Việc kiểm tra bài cũ truyền thống thường là gọi 1 hoặc 2 học sinh lên bảng trả lời
câu hỏi. Việc này vừa tốn nhiều thời gian, lại gây tâm lý căng thẳng cho học sinh hơn nữa
lại không thể kiểm tra được nhiều em cùng một lúc. Vì vậy không thể đánh giá được khả
năng của học sinh
Tất cả những yếu tố trên làm cho học sinh lười nhác, thụ động trong học tập, chất
lượng dạy và học không cao.
Những cơ sở trên đã giúp tôi áp dụng những đổi mới cách kiểm tra miệng trong
các tiết dạy Tiếng Anh
IV. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU:
Như trên đã nói việc kiểm tra để lấy điểm miệng không chỉ thực hiện vào đầu của
mỗi tiết học mà tùy theo từng kỹ năng, kiến thức có thể thực hiện vào đầu, giữa hay cuối
của tiết học. Muốn thực hiện được việc kiểm tra miệng đạt kết quả thì cần có những nội
dung sau:
1. Việc chuẩn bị cho kiểm tra miệng:
- Công việc chuẩn bị trước hết là phải xác đinh thật chính xác cần kiểm tra những gì .
Giáo viên cần xác định được mức độ tối thiểu kiến thức và kỹ năng mà học sinh đã thu
nhận được trong quá trình học tập. Câu hỏi đặt ra cho học sinh phải chính xác , rõ để học
sinh không hiểu thành hai nghĩa khác nhau dẫn đến việc trả lời lạc đề

- Giáo viên phải thiết kế lại các yêu cầu , bài tập trong sách giáo khoa hay ra các bài tập
tương tự để tránh việc các em sử dụng các keys trong sách “ Hướng dẫn học tốt” nhằm
đối phó với giáo viên
- Cột điểm Miệng trong sổ điểm cá nhân được chia thành 2 cột : M1 và M2.
Cột M1 sẽ ghi điểm cho học sinh trực tiếp lên bảng để trả lời hoặc làm bài tập. Cột M2
được ghi điểm cho học sinh ngồi dưới lớp để trả lời hoặc làm bài tập. Điểm miệng chính
thức của học sinh là điểm trung bình cộng của M1 và M2
Lớp 11C3 ( HKII/ 2010 -2011)
Số Họ và tên học sinh M
TT M1 M2
1 Lê Thị Ba 9
2 NguyễnThịThuý Bông 10
3 Nguyễn Thị Kim
Chung
6 8
4 Bùi Thị Cưng 5 9
5 Phan Thị Xuân Diễm 3 4
6 Trần Thị Phương
Dung
5
7 Lê Thị Mỹ Duyên 9
8 Nguyễn Văn Dự 8 9
9 Bùi Thị Hà 7 7
10 Huỳnh Sơn Hải 3

2. Những yêu cầu sư phạm về cách tổ chức kiểm tra miệng:
- Tạo điều kiện thuận lợi để học sinh có thể bộc lộ một cách tự nhiên đầy đủ nhất những
hiểu biết của các em
- Dựa vào những câu trả lời miệng và hoạt động thực hành của học sinh mà phát hiện
được tình trạng thật của kiến thức và kỹ năng của các em

- Thái độ và cách đối xử của giáo viên với học sinh có ý nghĩa to lớn trong khi kiểm tra
miệng. Giáo viên cần biết lắng nghe câu trả lời, biết theo dõi hoạt động của học sinh và
trên cơ sở đó rút ra kết luận về tình trạng kiến thức của học sinh. Sự hiểu biết của giáo
viên về cá tính học sinh, sự tế nhị và nhạy cảm sư phạm trong nhiều trường hợp là những
yếu tố cơ bản giúp thấy rõ thực chất trình độ kiến thức và kỹ năng của học sinh được
kiểm tra.
- Trong quá trình học sinh đang trả lời câu hỏi có thiếu sót hoặc sai, nếu không có lí do gì
cần thiết giáo viên cũng không nên ngắt lời của học sinh. Cùng là một sai sót nhưng giáo
viên phải biết sai sót nào nên sửa ngay và sai sót nào thì nên đợi học sinh trả lời xong.
- Nên phối hợp các cách kiểm tra và cùng một lúc có thể kiểm tra được nhiều học sinh :
trong lúc gọi một số học sinh lên bảng thì giáo viên ra cho các học sinh ở dưới lớp câu
hỏi khác sau đó sẽ thu vở nháp của một số em để chấm.
- Khi tổ chức kiểm tra thì giáo viên phải giải quyết các khó khăn lớn sau đây: khi một hay
vài học sinh được chỉ định lên bảng thì các học sinh khác trong lớp cần phải làm gì và
làm như thế nào. Giáo viên gọi nhiều em cùng một lúc, đưa ra yêu cầu khác nhau phù
hợp với trình độ của mỗi học sinh sau đó đặt các câu hỏi cho cả lớp sau khi các học sinh
này hoàn thành xong nhiệm vụ của mình như sau:
“ Bạn trả lời như vậy có đúng không?” “Các em có đồng ý với câu trả lời đó của bạn
không?” “ Có điểm nào sai hoặc thiếu không ?”… Ngoài những câu cơ bản, giáo viên có
thể sử dụng các câu hỏi phụ trong quá trình kiểm tra miệng. Nhờ những câu hỏi bổ sung
đó mà giáo viên có thể hình dung được chất lượng kiến thức của học sinh.

3. Các cách kiểm tra miệng:
Như ta đã biết , kiểm tra miệng là việc diễn ra thường xuyên, liên tục trong các tiết dạy.
Vì vậy hoạt động này phải đa dạng để tránh sự nhàm chán đơn điệu, tạo không khí sinh
động trong lớp học và giúp học sinh học tập có hiệu quả hơn.
Tuỳ theo mỗi tiết học và tuỳ theo từng yêu cầu về kiểm tra kiến thức, kỹ năng mà giáo
viên có thể áp dụng các cách kiểm tra miệng như sau:
a. Đối với việc kiểm tra từ vựng:
Cách 1: Gọi một lượt 4 học sinh lên bảng. Giáo viên đưa ra câu hỏi chung cho tất cả,

học sinh nào trả lời được trước thì giáo viên cho phép. Các học sinh còn lại sẽ trả lời các
câu hỏi phụ hoặc bổ sung cho bạn trả lời trước
Ví dụ: Kiểm tra từ vựng của tiết Reading Unit 11- English 11
Yêu cầu mà GV đưa ra: “ Write a word in English that means : vô tận”
HS 1 : đưa từ (infinite)
HS 2 : xác định từ loại (adjective)
HS 3 : đưa ra từ đồng nghĩa (unlimited)
Hs 4: đưa ra từ trái nghĩa ( limited)
Với cách này học sinh sẽ bớt đi tâm lý lo sợ, e ngại khi kiểm tra miệng và có được nhiều
sự lựa chọn hơn
Cách 2: Gọi 8 học sinh lên ngồi các dãy bàn đầu, mỗi học sinh mang theo 1 tờ giấy có
đánh số thứ tự từ 1 đến 10, những học sinh trong lớp còn lại sẽ dùng vở nháp để ghi các
từ do giáo viên yêu cầu
GV đọc các từ lần lượt từ 1 đến 10 bằng tiếng Việt và yêu cầu học sinh ghi các từ đó
tương ứng bằng tiếng Anh
Sau đó thu bài của 8 em này và 1 vài bài của các em ngồi bên dưới để chấm điểm. Mỗi
từ đúng tương ứng với 1 điểm
Cũng bằng cách này , GV cũng có thể kiểm tra phần Pronunciation của học sinh bằng
cách phát các handouts có một số từ và yêu cầu học sinh chọn từ có phần gạch chân đọc
khác với các từ còn lại hoặc chọn từ có trọng âm khác với các từ còn lại.
b. Đối với tiết học Reading
- Ngay trong các hoạt động While- Reading , giáo viên cũng có thể kiểm tra để lấy điểm
miệng.
Ví dụ 1: Reading - Unit 3 - English 12
Multiple choice: Choose the best option:
1. Some ways of non-verbal communication to attract someone ’s attention are by
………………….
A. waving B. raising our hand C. both are correct
2. When you see your brother get off the plane and begin walking forward you, if you are
excited, You might jump up and down and wave as ………… as you can to attract his

attention.
A. hard B. slightly C. slowly
3. Pointing at S.O is usually considered rude. However, there are times when pointing is
perfectly acceptable, such as when …………….
A. You want S.O to look at yourself.
B. A teacher wants to get S.O’s attention in class.
C. You want S.O to look at sth.
4. Decide which of the three options below is the best title for the passage.
A. Attracting Attention: Non- verbal Cues
B. Attracting Attention by Waving
C. The Best Ways of Attracting Attention
Ví dụ 2: Reading Unit 9 – English 11: T- F statements
- give some statements ( handouts) and ask ss to read these carefully and reread the text
to decide if each statement is true or false
1.You can’t send a parcel which is more than 31.5 kg
2. There are only two different ways of sending a letter
3. You cannot make a phone call at Thanh Ba Post Office on Sundays
4. The post office offers a special mail service which is particular fast
5. If you want to get your newspapers and magazines delivered to your house, you will
have to subscribe to your favorite newspapers and magazines
Cách thực hiện : Sau khi phát handouts, giáo viên yêu cầu học sinh làm theo cá nhân,
đọc bài text rồi sau đó làm các bài tập này trong khoảng 8 phút. Trong khoảng thời gian
này giáo viên đi vòng quanh lớp để hỗ trợ cho các em và quan sát không cho các em nhìn
nhau. Sau khoảng thời gian qui định, giáo viên thu bài của một số em, sau đó yêu cầu cả
lớp trả lời và chấm điểm ngay tại lớp. Và cột điểm này sẽ cho vào cột M2.
c. Đối với tiết học Speaking
Đây là một kỹ năng rất quan trọng, nếu thực hiện tốt thì việc kiểm tra miệng học sinh
kỹ năng này sẽ có tác dụng rất lớn đối việc khuyến khích các em học môn Tiếng Anh.
Tuy nhiên tùy theo trình độ của các em mà giáo viên nên có những yêu cầu phù hợp
nhằm khuyến khích và động viên các em thực hành tiếng . Trong giờ Speaking tùy theo

các task mà tôi sẽ yêu cầu các em thực hành theo cặp, nhóm hoặc cá nhân. Tôi cũng cho
học sinh điểm thực hành của kỹ năng này. Đối với kỹ năng này tôi chỉ áp dụng những
task vừa sức với các em. Hoặc có thể cho điểm cọng cho các em xung phong thực hành
trước lớp theo cặp hoặc nhóm
Ví dụ: Task 3- English 11- Unit 6 Competitions
Works in pair. Talking about a competition or contest you have recently joined or seen.
Use the suggestions below:
1. Where and when did you see or take part in?
2. What type of competition/ contest was it?
3. Who organized it?
4. Who participated in it?
5. Who won the competition / contest?
6. Did you enjoy it? Why/ why not?
Sau khi hướng dẫn, gợi ý và làm mẫu với một học sinh khá trong lớp, tôi yêu cầu học
sinh thực hành theo cặp, một em hỏi và một em trả lời. Trong thời gian các em đang thực
hành, tôi có thể đi quanh để giúp đỡ các em nếu thấy cần thiết. Sau khoảng 8- 10 phút tôi
gọi một số cặp đứng lên thực hành, sau đó nhận xét và cho điểm
d. Đối với tiết học Listening:
Đây là kỹ năng khó vì vốn từ của các em còn hạn chế và các em cũng không quen với
giọng người bản xứ nên kiểm tra các em kỹ năng này ngay trong giờ bài mới là rất khó
thực hiện. Thay vào đó, tôi sẽ kiểm tra miệng các em thông qua hình thức vấn đáp để vừa
kiểm tra được kỹ năng nghe, nói vừa kiểm tra được kiến thức mà các em học được từ bài
cũ.
Việc kiểm tra này được thực hiện vào đầu của tiết học sau:
Cách thực hiện: Gọi học sinh để trả lời một câu hỏi mà các em đã được học và củng cố
rất kỹ trong tiết trước (5 điểm), câu thứ hai em chọn một bạn ( đang ngồi dưới lớp) hỏi
em một câu trong bài rồi trả lời (2 điểm) , Câu thứ 3 do chính em học sinh này hỏi một
bạn khác ( đang ngồi dưới lớp) (3 điểm). Số điểm mà em học sinh này đạt được sẽ được
ghi vào cột M1, Số điểm mà 2 học sinh khác do đặt câu hỏi đúng hoặc trả lời đúng sẽ
được ghi vào cột M2. Sau một thời gian quen dần cần nâng cao yêu cầu câu hỏi của học

sinh đặt ra cho bạn mình.
Ví dụ: Kiểm tra miệng tiết Listening Unit 15- English 11.
Các câu hỏi được dùng để kiểm tra miệng( đã học trong tiết trước)
1. How many astronauts were there on board the spacecraft to the moon?
2. Who was the first astronaut to set foot on the moon?
3. How long did the astronauts stay on the moon’s surface?
4. What did they do while they were staying on the moon’s surface?
5. Did they return to the Earth safely?
……
Rõ ràng cách kiểm tra trên đã theo hướng đổi mới kiểm tra đánh giá: phát huy tính chủ
động sáng tạo của học sinh, tạo điều kiện để kích thích tư duy, tính năng động về mọi
hoạt động ở trên lớp, giảm “người thầy là trung tâm” mà tăng cường “lấy học sinh là
trung tâm”. Tuy nhiên giáo viên phải linh hoạt gợi ý cho học sinh đặt câu hỏi cho phù
hợp với nội dung cần kiểm tra, để không bị lạc đề và đỡ tốn thời gian vào bài mới.
Cách kiểm tra để tự học sinh đặt câu hỏi này không chỉ áp dụng cho kiểm tra miệng tiết
Listening mà còn có thể áp dụng với cả tiết Reading, Language Focus Để phát huy hơn
nữa tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh, giáo viên có thể ra bài tập về nhà cho
các em như sau: Dựa vào phần bài học mỗi em sẽ ra cho cô 5 câu tương tự ( 2 câu trắc
nghiệm khách quan, 3 câu tự luận vừa có vận dụng cả lý thuyết vừa có bài tập. Đến tiết
học tiếp theo giáo viên sẽ thu toàn bộ các bài của cả lớp và chọn ngẫu nhiên bài của một
số em sau đó giáo viên gọi học sinh cầm những câu hỏi đó để làm bài kiểm tra miệng của
mình.
e. Đối với tiết học Writing:
Kỹ năng này ít được áp dụng vào các bài kiểm tra thường xuyên ở lớp vì chiếm thời gian
lớn và không phù hợp với kiểu đề trắc nghiệm .Vì vậy để giúp các em tích cực hơn trong
việc học kỹ năng Writing, giáo viên có thể thiết kế lại một số nội dung của bài viết để
tránh tình trạng học sinh sử dụng sách tham khảo để đối phó hoặc đưa ra các dạng bài tập
phù hợp hơn như sentence building, sentence transformation để các em làm rồi sau
đó giáo viên sửa và cho điểm một số em, hoặc cho điểm theo nhóm.
Ví dụ : Writing Unit 12- English 11: Guided sentence building

Cách thực hiện: sau khi gợi ý giúp học sinh có được từ vựng và các ý tưởng cần thiết,
tôi yêu cầu học sinh làm việc cá nhân, mỗi học sinh sẽ lựa chọn cho mình 3 câu để hoàn
thành, và 3 câu này không được giống với người bên cạnh
1. We / have / a lot/ things/ do/ prepare/ coming Asian Games
2. We/ build/ one / National stadium/ sports building/ car park
3. We/ widen/ training areas/ roads / sports buildings
4. We/ equip/ hotels/ guest houses/ modern facilities
5. We/ promote/ advertise/ preparations / the Asian Games / the radio/ TV
6. We/ hold / competition / choose an offcial song
7. We/ recruit/ volunteers/ be/ good/ English/ serve the Games
f. Đối với tiết học ngữ pháp ( Language Focus)
+ Đối với tiết học bài mới: Tôi thường thiết kế lại một số bài tập trong sách giáo khoa
(để tránh tình trạng học sinh dùng sách hướng dẫn để trả lời ) đồng thời ra thêm một số
bài tập trắc nghiệm trong phần production, sau đó gọi học sinh lên bảng làm để lấy điểm
hoặc thu bài của một số em để chấm
Ví dụ : ở Unit 16 trong phần Production tôi đưa vào bài tập trắc nghiệm để kiểm tra độ
hiểu biết của học sinh đồng thời củng cố kiến thức cho các em:
Exercise: Choose the best option:
1. We ……… our decision as soon as we come back
a. will make b. make c. made d. would make
2. I haven’t met him since I ……………school
a. has left b. left c. leave d. am leaving
3. Mary will come after she ……… her work
a. finish b. will finish c. has finished d. is going to finish
4. After he ………….his homework, he went to bed
a. had done b. did c. will do d. does
5. By the end of this year, we …………in this company for 3 years
a. will work b. work c. will have worked d. have worked
6. By the time he got home, his wife ………out
a. went c. have gone c. had gone d. has gone

Choose the underlined part that needs correcting:
7. He said that he has done his homework since 7 o’clock
A B C D
8. The statue was broken while it was moved to another room
A B C D
+ Đối với tiết học bám sát ( củng cố và ôn tập)
Áp lực thời gian trong tiết Language Focus là rất lớn vì vừa phải tải phần pronunciation
vừa phải tải phần Grammar nên thời gian dành cho việc kiểm tra học sinh bị hạn chế. Vì
vậy tiết học bám sát này là cứu cánh cho tiết học Language Focus và một số tiết học
Writing.Với tiết này sẽ giúp cho học sinh có điều kiện ôn tập, củng cố và rèn luyện kỹ
năng giải bài tập về ngữ âm và ngữ pháp cũng như phần biến đổi câu ( đây là phần được
gặp rất nhiều trong các đề thi, kiểm tra định kỳ)
Trong tiết này tôi sẽ phát bài tập gồm 10 câu trắc nghiệm khách quan cho cả lớp làm
trong 10 phút, đồng thời gọi 2 học sinh lên bảng, mỗi em làm 3 câu tự luận ( thường là
biến đổi câu hay viết lại câu dùng từ gợi ý cho sẵn …) Sau 10 phút tôi thu bài của 5 em
học sinh bất kỳ và giao cho 5 em khác chấm, 2 em học sinh trên bảng vẫn tiếp tục giải
trong khi giáo viên sửa 10 câu trắc nghiệm. Sau đó giáo viên thu lại bài của 5 em được
chấm và kiểm tra lại, ghi điểm vào cột M2. Tiếp tục hướng dẫn cách làm bài tự luận trên
bảng và yêu cầu 2 học sinh chấm chéo cho nhau, giáo viên vừa sửa cho cả lớp vừa quan
sát để cho điểm.
Như vậy đây là hình thức kiểm tra phát huy được tính chủ động, tích cực của học sinh,
giảm bớt áp lục căng thẳng trong kiểm tra miệng vừa phát huy được việc đổi mới kiểm
tra đánh giá cả 2 hình thức tự luận và trắc nghiệm, vừa kiểm tra miệng, vừa ôn tập.
V. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
Để đánh giá hiệu quả của việc áp dụng đề tài này, tôi đã so sánh và thống kê kết quả
như sau:
1. Các lớp không áp dụng đề tài:
- Điểm kiểm tra miệng của các em không cao, có nhiều em bị điểm không (vì các em lười
học bài cũ).
- Điểm trung bình học kỳ môn của các em thấp hơn.

Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ I năm học 2010-2011

Lớp Tổng số
học sinh
8-10
điểm
6-7
điểm
4-5
điểm
1-3
điểm
0
điểm
12A3 52 7 8 20 13 4
11C1 53 6 12 16 16 3
Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ I năm học 2010-2011:
Lớp Tổng số
học sinh
8.0 trở
lên
6.5 -7.9 5.0-
6.4
3.5-
4.9
0-3.4
12A3 52 2 3 15 26 7
11C1 53 3 7 16 23 4
2. Các lớp có áp dụng đề tài:
- Sau một năm áp dụng phương pháp mới này, hầu hết học sinh của tôi có điểm kiểm tra

miệng cao hơn năm trước, số em bị điểm kém rất thấp, không có em bị điểm 0
- Điểm trung bình môn học kỳ cũng được tăng lên rõ rệt.
Số liệu thống kê điểm kiểm tra miệng học kỳ I năm học 2010-2011
Lớp Tổng số
học sinh
8-10
điểm
6-7
điểm
4-5
điểm
1-3
điểm
0
điểm
12C3 52 13 16 16 7 0
11C3 54 19 19 12 4 0
Số liệu thống kê điểm trung bình môn học kỳ I năm học 2010-2011:
Lớp Tổng số
học sinh
8.0 trở
lên
6.5 -7.9 5.0-
6.4
3.5-
4.9
0-3.4
12C3 49 5 10 16 18 0
11C3 54 4 16 22 12 0
VI. KẾT LUẬN:

Vấn đề đổi mới phương pháp giáo dục phải gắn liền với đổi mới kiểm tra đánh giá
trong đó đổi mới kiểm tra miệng là một khâu vô cùng quan trọng và mang tính cấp bách
mà giáo viên phải thực hiện thường xuyên để nâng cao chất lượng giáo dục và phát huy
tính tích cực chủ động của học sinh trong quá trình lĩnh hội kiến thức. Rõ ràng qua một
năm áp dụng đề tài này, tôi nhận thấy không khí lớp học đã sinh động hẳn, thái độ học
tập của các em mang tính tự giác cao, các em không còn tư tưởng học chỉ để đối phó.
Hơn nữa kết quả học tập của học sinh cũng được cải thiện đáng kể. Chính điều đó cũng là
động lực giúp giáo viên nhiệt tình, phấn chấn hơn trong các giờ dạy. Thông qua các hình
thức kiểm tra miệng thường xuyên này , giáo viên sẽ phát hiện được khả năng của học
sinh cũng như biết được em nào còn yếu kém để kịp thời giúp đỡ các em bổ sung kiến
thức và kỹ năng. Ngoài ra còn giúp giáo viên điều chỉnh quá trình dạy học của mình cho
phù hợp với trình độ hiểu biết, nhận thức của học sinh.
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM:
Tuy nhiên để áp dụng những cải tiến này một cách hiệu quả, đòi hỏi sự chuẩn bị
rất chu đáo của giáo viên. Giáo viên phải thiết kế lại các Exercise, các Task trong sách
giáo khoa và ra thêm các dạng bài tập sát với các đề kiểm tra, đề thi. Ngoài ra giáo viên
phải đánh giá thật công bằng, khách quan, thái độ cư xử phải tế nhị, khuyến khích, động
viên các em kịp thời. Trong khi kiểm tra bài của học sinh thì giáo viên phải có cách để
thu hút được các học sinh khác cùng tham gia để giải quyết vấn đề, tránh tình trạng giáo
viên hỏi đáp với một người. Giáo viên đặt hệ thống câu hỏi để cho cả lớp cùng suy nghĩ
và huy động kiến thức, như thế thì có khả năng kiểm tra trình độ hiểu biết của các học
sinh trong lớp.
VII. KIẾN NGHỊ:
Qua thực tế giảng dạy và thực hiện đề tài này tôi xin được kiến nghị một số việc
như sau:
- Chương trình sách giáo khoa nên được giảm tải để giáo viên có thời gian hơn
trong việc kiểm tra miệng học sinh
- Hình thức đánh giá và thi cử nên được cải tiến, các đề kiểm tra không nên 100%
trắc nghiệm, vì như vậy sẽ không đánh giá được các kỹ năng Speaking, Writing của học
sinh. Qua đó hạn chế tính ỷ lại, lười nhác của học sinh trong việc tích luỹ kiến thức, kỹ

năng, từ vựng….đồng thời giúp học sinh thấy được kết quả phản ánh đúng với khả năng
thực của các em.
- Thư viện nhà trường nên bổ sung thêm nhiều sách tham khảo cho học sinh và giáo
viên
Trên đây là kinh nghiệm nhỏ bé của tôi trong việc đổi mới kiểm tra miệng nhằm
góp phần đổi mới kiểm tra, đánh giá. Rất mong nhận được nhiều ý kiến đóng góp của các
đồng nghiệp để đề tài của tôi được hoàn thiện hơn.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Phương Hoa – Lý luận dạy học hiện đại.
2. Thái Duy Tuyên – Phương pháp dạy học truyền thống và đổi mới. NXB Giáo dục
2008.
3. Quy chế 40 đánh giá xếp loại học sinh THCS-THPT.

×