Tải bản đầy đủ (.pdf) (69 trang)

Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học luyện từ và câu lớp 4 (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 69 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

PHẠM THỊ THÚY QUỲNH

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG
DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt

HÀ NỘI, 2018


TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC

PHẠM THỊ THÚY QUỲNH

THIẾT KẾ TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG
DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU LỚP 4
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt
Giảng viên hƣớng dẫn:

TS. LÊ THỊ LAN ANH

HÀ NỘI, 2018


LỜI CẢM ƠN



Trong quá trình tìm hiểu, nghiên cứu khóa luận này tôi không khỏi lúng
túng, bỡ ngỡ và gặp nhiều khó khăn. Nhƣng dƣới sự giúp đỡ, chỉ bảo tận tình
của TS. Lê Thị Lan Anh, tôi đã từng bƣớc tiến hành và hoàn thành khóa luận
với đề tài “Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4”.
Qua đây tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các thầy cô khoa Giáo dục
Tiểu học, các giáo viên cùng các học sinh lớp 4 trƣờng Tiểu học Xuân Hòa,
các giáo viên chủ nhiệm cùng các học sinh lớp 4 trƣờng Tiểu học Hải Triều,
đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Thúy Quỳnh


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Kết quả
nghiên cứu và dữ liệu trong khóa luận là trung thực và chƣa từng công bố
trong bất kì công trình khoa học nào.
Hà Nội, ngày 25 tháng 04 năm 2018
Tác giả

Phạm Thị Thúy Quỳnh


DANH MỤC VIẾT TẮT

STT


Viết tắt

Từ, cụm từ

1

ĐC

Đối chứng

2

HS

Học sinh

3

GV

Giáo viên

4

GVCN

Giáo viên chủ nhiệm

5


TN

Thực nghiệm


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU ...................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ...................................................................... 2
3. Mục đích nghiên cứu............................................................................... 4
4. Đối tƣợng nghiên cứu.............................................................................. 4
5. Phạm vi nghiên cứu................................................................................. 4
6. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 4
7. Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................ 4
8. Cấu trúc khóa luận ................................................................................. 4
Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG DẠY HỌC LUYỆN
TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 ......................................................... 6
1.1. Cơ sở lí luận về việc xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy
học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ........................................................ 6
1.1.1. Một số vấn đề về trò chơi ô chữ ......................................................... 6
1.1.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học......................................................... 7
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trong
phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ........................................... 11
1.2.1. Nhận thức của giáo viên về trò chơi ô chữ ..................................... 11
1.2.2. Thực trạng sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 .................................................. 12
1.2.3. Chương trình Luyện từ và câu lớp 4 ............................................... 17
Kết luận chƣơng 1 ..................................................................................... 20

Chƣơng 2: THIẾT KẾ HỆ THỐNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG
DẠY HỌC LUYỆN TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4 .................... 21
2.1. Nguyên tắc của việc thiết kế hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ............................................................. 21
2.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính mục đích ................................................. 21


2.1.2. Nguyên tắc đảm bảo phù hợp nội dung chương trình ................... 21
2.1.3. Nguyên tắc đảm bảo vừa sức và phát triển tính sáng tạo .............. 21
2.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính thẩm mĩ .................................................. 21
2.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi .................................................... 21
2.2. Các biện pháp thiết kế trò chơi ô chữ .............................................. 22
2.2.1. Thiết kế nội dung ............................................................................. 22
2.2.2. Thiết kế hình thức - ứng dụng công nghệ thông tin ...................... 27
2.3. Quy trình sử dụngtrò chơi ô chữ ...................................................... 33
2.3.1. Tiêu chuẩn của trò chơi ô chữ ........................................................ 33
2.3.2. Quy tắc sử dụng trò chơi ô chữ ....................................................... 33
Kết luận chƣơng 2 ..................................................................................... 35
Chƣơng 3: THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM................................................ 36
3.1. Mục đích thực nghiệm ....................................................................... 36
3.2. Nội dung thực nghiệm........................................................................ 36
3.3. Đối tƣợng và địa bàn thực nghiệm ................................................... 37
3.3.1. Đối tượng thực nghiệm .................................................................... 37
3.3.2. Địa bàn thực nghiệm........................................................................ 38
3.4. Phƣơng pháp thực nghiệm ................................................................ 38
3.5. Kết quả thực nghiệm .......................................................................... 39
Kết luận chƣơng 3 ..................................................................................... 40
KẾT LUẬN ................................................................................................ 42
TÀI LIỆU THAM KHẢO ........................................................................ 44
PHỤ LỤC ................................................................................................... 45



DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1.1. Kết quả về thực trạng nhận thức mức độ cần thiết của việc sử
dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 4 ở trƣờng Tiểu học ................................................................ 14
Bảng 1.2. Mục đích của việc sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học
phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở Tiểu học ......................... 14
Bảng 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ
trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 .................... 15
Bảng 1.4. Tần suất sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 .................................................... 15
Bảng 3.1. Kết quả thực trạng học sinh nhận thức về trò chơi ô chữ........... 39


Bảng 3.2. Kết quả điểm kiểm tra bài Luyện từ và câu lớp thực nghiệm và
lớp đối chứng............................................................................................... 40


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Cùng với sự phát triển trên toàn thế giới, đất nƣớc ta đang bƣớc vào
thời kì công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nƣớc. Ngành giáo dục cũng đã và
đang có sự đổi mới về cả nội dung và phƣơng pháp dạy học để đào tạo con
ngƣời Việt Nam phát triển toàn diện, có những kiến thức kĩ năng đáp ứng yêu
cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển Tổ quốc.
Tiểu học là cấp học nền tảng, xây dựng nền móng cho việc hình thành
toàn diện nhân cách con ngƣời, đặt nền tảng vững chắc cho giáo dục phổ
thông và các cấp học trên. Nhiệm vụ của môn Tiếng Việt ở tiểu học nhằm
trang bị cho học sinh các kiến thức về hệ thống tiếng Việt, chuẩn tiếng Việt,

các kĩ năng nghe - nói - đọc - viết của tiếng mẹ đẻ giúp các em sử dụng trong
học tập và giao tiếp. Học sinh đƣợc góp phần rèn luyện thao tác tƣ duy cơ bản
nhƣ phân tích, tổng hợp, phán đoán và đƣợc cung cấp những hiểu biết sơ giản
về tự nhiên, xã hội, con ngƣời, văn hóa, văn học trong và ngoài nƣớc. Từ đó
góp phần hình thành bồi đắp tình yêu cái đẹp, cái thiện, lẽ phải, sự công bằng
trong xã hội và hình thành nhân cách ngƣời Việt Nam hiện đại tiếp thu những
tinh hoa văn hóa giá trị truyền thống dân tộc đồng thời học hỏi sự tiến bộ của
nhân loại để theo kịp bƣớc tiến của xã hội. Hơn nữa học sinh đƣợc bồi dƣỡng
tình yêu, sự trân quý, niềm tự hào về tiếng mẹ đẻ có ý thức giữ gìn sự trong
sáng của tiếng Việt.
Để giúp các em học sinh biết cách sử dụng ngôn ngữ sao cho phù hợp
môn Tiếng Việt đƣợc phân chia thành nhiều phân môn: Tập làm văn, Chính
tả, Tập viết, Kể chuyện, Tập đọc, Luyện từ và câu. Trong đó phân môn Luyện
từ và câu đóng vai trò rất quan trọng trong việc phát triển ngôn ngữ của trẻ, là
chìa khóa mở ra kho tàng văn hóa trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội của con
ngƣời. Việc bồi dƣỡng và nâng cao chất lƣợng phân môn Luyện từ và câu sẽ
giúp các em làm giàu vốn từ, vốn tri thức về tâm hồn. Từ đó, các em tích luỹ

1


cho mình những kiến thức cần thiết, tạo điều kiện để các em học tốt các phân
môn khác trong tiếng Việt cũng nhƣ các môn học khác.
Trên thực tế việc giảng dạy phân môn Luyện từ và câu vẫn còn khá
nặng nề về lí thuyết, những bài tập trong trong sách vở chƣa đủ sức cuốn hút
các em học sinh say mê và ghi nhớ kiến thức của môn học. Chính vì thế dạy
học dựa trên trò chơi là một phƣơng pháp gây hứng thú cho ngƣời học, kích
thích sự tích cực nhận thức. Trò chơi học tập bên cạnh việc giải trí còn giúp
học sinh tự củng cố kiến thức, có thói quen làm việc một cách hứng thú, học
tập với nhiều hình thức (cá nhân, nhóm, cả lớp). Các tiết học có trò chơi sẽ

thu hút sự tập trung của học sinh mà không phƣơng pháp nào sánh đƣợc.
Những kiến thức khô khan bỗng trở nên vô cùng sinh động, hấp dẫn nhờ đó
mà kết quả học tập của các em cũng tăng lên. Việc tìm ra đáp án cho “bài
toán” trò chơi giúp các em hiểu sâu sắc hơn các kiến thức đã học, rèn luyện
thói quen tìm tòi những cách giải quyết trƣớc một vấn đề trong cuộc sống.
Mặt khác trong trò chơi học tập muốn đạt đƣợc nhiệm vụ đặt ra học sinh phải
tuân thủ theo các quy tắc của trò chơi, lắng nghe sự hƣớng dẫn của quản trò,
hình thành ý thức chủ định, đồng thời cần phải quyết đoán, sáng tạo, linh hoạt
trong các “chiến lƣợc” từ đó góp phần đẩy mạnh sự phát triển năng lực trí tuệ.
Trò chơi ô chữ đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta, khoa học đã
chứng minh việc giải trò chơi ô chữ có tác dụng tuyệt vời đối với bộ não con
ngƣời. Giải đố trò chơi ô chữ không chỉ để giải trí mà còn giúp bộ não hoạt
động linh hoạt, tăng vốn hiểu biết.
Xuất phát từ những lí do đó, chúng tôi mạnh dạn tập trung nghiên cứu
đề tài Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp 4.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ lâu việc đƣa trò chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ nói riêng
vào dạy học đã đƣợc nhiều tác giả nghiên cứu.

2


Trong cuốn Vui học Tiếng Việt, do trần Mạnh Hƣởng chủ biên, tác giả
đã đi sâu nghiên cứu việc dạy học dựa trên trò chơi cho học sinh tiểu học
trong đó có trò chơi ô chữ tổ chức cho học sinh thi điền thơ ghép chữ. [4]
Trong cuốn Vui học tiếng Việt, do Nguyễn Thị Thúy, Lê Minh Thu chủ
biên, tác giả nghiên cứu sâu về việc tổ chức trò chơi ô chữ bằng cách điền chữ
vào ô chữ bởi các từ còn khuyết trong câu thơ hay ca dao, tục ngữ. [9]
Trong tác phẩm Trò chơi trẻ em, tác giả Nguyễn Ánh Tuyết đã đề cập
đến trò chơi trí tuệ. Loại trò chơi này có tác dụng thúc đẩy hoạt động trí tuệ

của trẻ. Trong tác phẩm này, bà đã giới thiệu một số trò chơi trí tuệ dành cho
trẻ em. [11]
Trong cuốn Dạy học thành ngữ, tục ngữ ở Tiểu học qua trò chơi ô chữ,
do Lê Thị Lan Anh chủ biên đã đề cập đến các biện pháp thiết kế trò chơi ô
chữ thành ngữ, tục ngữ và đƣa ra các trò chơi ô chữ dạy thành ngữ, tục ngữ
cho học sinh tiểu học. [2]
Một số luận văn, luận án và các nhà nghiên cứu gần đây cũng đề cập
đến việc xây dựng và sử dụng trò chơi dạy học nhằm phát huy tính tích cực
của ngƣời học. Tuy nhiên, mỗi một tác giả lại xem xét các trò chơi dạy học ở
các bộ môn khác nhau, chẳng hạn: Trƣơng Thị Xuân Huệ nghiên cứu việc xây
dựng và sử dụng trò chơi nhằm hình thành biểu tƣợng toán ban đầu cho trẻ 56 tuổi. Hứa Thị Hạnh nghiên cứu việc Thiết kế và sử dụng trò chơi học tập
nhằm phát triển trí tuệ của trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi. Tác giả đã nêu ra một số
biện pháp nhằm phát huy tính tích cực học tập của học sinh thông qua việc
xây dựng và sử dụng trò chơi học tập. Tuy nhiên, các tác giả chỉ dừng lại ở
phạm vi nghiên cứu chủ yếu là trẻ lứa tuổi mầm non và lớp đầu Tiểu học.
Nhƣ vậy, từ lịch sử nghiên cứu vấn đề, chúng ta có thể thấy việc sử
dụng trò chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ trong dạy học là một vấn đề
đang thu hút đƣợc sự quan tâm của nhiều ngƣời, nhiều cấp. Tuy nhiên, việc

3


nghiên cứu đề tài Thiết kế trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu lớp
4 nhƣ một khoảng trống bỏ ngỏ để chúng tôi tìm hiểu và khám phá.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trong phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 4.
4. Đối tƣợng nghiên cứu
Hệ thống trò chơi ô chữ trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh
lớp 4.

5. Phạm vi nghiên cứu
Trong khuôn khổ thời gian cho phép nên ở đề tài này chúng tôi dừng lại
nghiên cứu xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ với kiểu bài mở rộng vốn từ
trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 tại trƣờng Tiểu học xã
Hải Triều - huyện Hải Hậu - tỉnh Nam Định và trƣờng Tiểu học Xuân Hòa thị xã Phúc Yên - tỉnh Vĩnh Phúc.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
- Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc xây dựng hệ thống trò
chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
- Xây dựng hệ thống các trò chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 4.
- Thực nghiệm sƣ phạm.
7. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phƣơng pháp phân tích - tổng hợp
- Phƣơng pháp quan sát
- Phƣơng pháp điều tra
- Phƣơng pháp tổng kết kinh nghiệm
- Phƣơng pháp hệ thống
8. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, nội dung của khóa luận gồm ba chƣơng:

4


- Chƣơng 1: Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn về việc xây dựng hệ thống trò
chơi ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
- Chƣơng 2: Xây dựng hệ thống các ô chữ trong dạy học Luyện từ và câu
cho học sinh lớp 4.
- Chƣơng 3: Thực nghiệm sƣ phạm.

5



Chƣơng 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG TRÒ CHƠI Ô CHỮ TRONG DẠY HỌC LUYỆN
TỪ VÀ CÂU CHO HỌC SINH LỚP 4
1.1. Cơ sở lí luận về việc xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
1.1.1. Một số vấn đề về trò chơi ô chữ
1.1.1.1. Khái niệm trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ là một trò chơi trí tuệ đã có từ lâu đời và đƣợc sử dụng
rộng rãi trong nhiều lĩnh vực, nhiều khu vực và quốc gia trên thế giới. Ngày
nay trò chơi ô chữ ngày càng xuất hiện nhiều trong các trò chơi hoạt động
nhóm đội, các buổi hoạt động ngoại khóa của học sinh, trên báo chí và cả các
chƣơng trình truyền hình.
Trò chơi ô chữ đã không còn xa lạ với mỗi chúng ta, khoa học đã chứng
minh việc giải trò chơi ô chữ có tác dụng tuyệt vời đối với bộ não con
ngƣời, giúp phát triển thể chất và trí tuệ, hình thành các quá trình tri giác, chú
ý, ghi nhớ, tƣ duy, tƣởng tƣợng, sáng tạo. Kích thích học sinh biểu hiện tính
sáng tạo và tính độc lập. Giải đố trò chơi ô chữ không chỉ để giải trí mà còn
giúp bộ não hoạt động linh hoạt, tăng vốn hiểu biết, giúp ngƣời bản ngữ khám
phá thêm cái hay, cái đẹp của tiếng mẹ đẻ, kích thích trí não, phát triển năng
lực ngôn ngữ.
1.1.1.2. Phân loại trò chơi ô chữ
Trò chơi ô chữ rất đa dạng về cả hình thức và nội dung. Có rất nhiều
quan niệm khác nhau về cách phân loại trò chơi ô chữ. Qua quá trình tìm tòi,
phát hiện chúng tôi thấy rằng phổ biến nhất là trò chơi ô chữ với hình thức
ngƣời tổ chức đƣa ra những ô vuông để trống yêu cầu ngƣời chơi phải giải mã
ô chữ hàng dọc bằng cách giải mã từng ô chữ hàng ngang qua các gợi ý. Mỗi
ô chữ hàng ngang sẽ có một chữ cái liên quan đến ô chữ hàng dọc. Đây là
kiểu ô chữ có từ khóa.


6


1.1.2. Đặc điểm của học sinh tiểu học
1.1.2.1. Đặc điểm tư duy của học sinh tiểu học
Quá trình phát triển tƣ duy của học sinh tiểu học: Tƣ duy là hoạt động
nhận thức và phản ánh nhận thức của con ngƣời về hiện thực khách quan.
Quá trình tƣ duy của con ngƣời trải qua hai giai đoạn: tƣ duy cảm tính
(nhận thức, phản ánh nhận thức về hiện thực khách quan bằng trực quan sinh
động) và tƣ duy trừu tƣợng (nhận thức, phản ánh nhận thức bằng khái niệm,
phán đoán, suy luận thông qua phân tích, tổng hợp…).
Đối với học sinh tiểu học, tƣ duy hình thành và phát triển liên tục theo
từng giai đoạn cụ thể.
Ở các lớp đầu cấp (lớp 1, 2, 3) trẻ chủ yếu tƣ duy cảm tính bằng tri giác,
tri giác của các em thƣờng gắn với hành động, hoạt động trực quan của trẻ,
các em vừa chuyển từ tƣ duy cảm giác - vận động sang tƣ duy biểu tƣợng và
nhận thức đối tƣợng chủ yếu trực tiếp thông qua các giác quan. Tƣ duy của trẻ
đã đƣợc chuyển từ tiền hoạt động sang thời kì hoạt động cụ thể, từ tiền thao
tác sang thao tác. Trong giai đoạn này trẻ chủ yếu hành động trên đồ vật và
hành động tri giác với sự kết hợp của các giác quan. Thực chất của loại tƣ
duy này là trẻ tiến hành các hành động để phân tích, đối chiếu, so sánh các sự
vật hiện tƣợng.
Trong giai đoạn tiếp theo, ở các lớp cuối cấp (lớp 4,5) tƣ duy trừu
tƣợng bằng khái niệm và phán đoán cũng nhƣ khả năng phân tích, tổng hợp
của các em dần dần đƣợc phát triển. Trẻ đã chuyển đƣợc các hành động phân
tích, đối chiếu, so sánh từ bên ngoài thành các thao tác trí óc bên trong mặc
dù tiến hành các thao tác này vẫn phải dựa vào các hành động đối với đối
tƣợng thực. Đặc biệt ở giai đoạn này tƣ duy của trẻ xuất hiện sự phân loại, có
khả năng đảo ngƣợc các hình ảnh tri giác, bảo tồn sự vật khi có sự thay đổi

các hình ảnh tri giác về chúng tuy nhiên vẫn còn hạn chế. Nhƣng trong quá
trình học tập, rèn luyện khả năng phân tích – tổng hợp, trừu tƣợng hóa – khái

7


quát hóa của trẻ dần đƣợc phát triển và có khả năng phân biệt những dấu hiệu,
những khía cạnh khác nhau của đối tƣợng dƣới dạng ngôn ngữ.
1.1.2.2. Đặc điểm về sự phát triển trí tuệ của học sinh tiểu học
a) Nhận thức cảm tính
Các cơ quan cảm giác: thị giác, thính giác, khứu giác, vị giác, xúc giác
đều phát triển và đang trong quá trình hoàn thiện.
Tri giác: Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi vào chi
tiết và mang tính không ổn định ở đầu tuổi tiểu học tri giác thƣờng gắn với
hành động trực quan, đến cuối tuổi tiểu học tri giác bắt đầu mang tính xúc
cảm, trẻ thích quan sát các sự vật hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ, hấp dẫn, tri
giác của trẻ đã mang tính mục đích, có phƣơng hƣớng rõ ràng – tri giác có
chủ định (trẻ biết lập kế hoạch học tập, biết sắp xếp công việc nhà, biết làm
các bài tập từ dễ đến khó,…). Nhận thấy điều này chúng ta cần phải thu hút
trẻ bằng các hoạt động mới, mang màu sắc, tích chất đặc biệt khác lạ so với
bình thƣờng, khi đó sẽ kích thích trẻ cảm nhận, tri giác tích cực và chính xác.
b) Nhận thức lí tính
Tƣ duy: Tƣ duy mang đậm màu sắc xúc cảm và chiếm ƣu thế ở tƣ duy
trực quan hành động. Các phẩm chất tƣ duy chuyển dần từ tính cụ thể sang tƣ
duy trừu tƣợng khái quát. Khả năng khái quát hóa phát triển dần theo lứa tuổi,
lớp 4, 5 bắt đầu biết khái quát hóa lý luận. Tuy nhiên, hoạt động phân tích,
tổng hợp kiến thức còn sơ đẳng ở phần đông học sinh tiểu học.
Tƣởng tƣợng: Nhờ có bộ não phát triển và vốn kinh nghiệm ngày càng
dầy dạn, tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đã phát triển phong phú hơn so
với trẻ mầm non. Tuy nhiên, tƣởng tƣợng của các em vẫn mang một số đặc

điểm nổi bật sau:
Ở đầu tuổi tiểu học, thì hình ảnh tƣởng tƣợng còn đơn giản, chƣa bền
vững và dễ thay đổi.

8


Ở cuối tuổi tiểu học, tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ
những hình ảnh cũ trẻ đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng sáng
tạo tƣơng đối phát triển ở giai đoạn cuối tuổi tiểu học, trẻ bắt đầu phát triển
khả năng làm thơ, làm văn, vẽ tranh,… Đặc biệt, tƣởng tƣợng của các em
trong giai đoạn này bị chi phối mạnh mẽ bởi các xúc cảm, tình cảm, những
hình ảnh, sự việc, hiện tƣợng đều gắn liền với các rung động tình cảm của các
em.
Qua đây, các nhà giáo dục phải phát triển tƣ duy và trí tƣởng tƣợng của
các em bằng cách biến các kiến thức “khô khan” thành những hình ảnh có
cảm xúc, đặt ra cho các em những câu hỏi mang tính gợi mở, thu hút các em
vào các hoạt động nhóm, hoạt động tập thể để các em có cơ hội phát triển quá
trình nhận thức lí tính của mình một cách toàn diện.
1.1.1.3. Đặc điểm sinh lí của học sinh tiểu học
- Hệ cơ: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, cơ phát triển còn thiếu cân đối nên khả
năng phối hợp vận động còn kém, khi thực hiện động tác sẽ có nhiều cử động
thừa, tốn sức, kém hiệu quả, gây mệt mỏi và sự chán nản trong tập luyện.
- Hệ xƣơng: Ở lứa tuổi này, cấu trúc xƣơng và khớp chƣa phát triển hoàn
chỉnh, các đốt xƣơng ở cột sống đang trong giai đoạn hình thành đƣờng cong
sinh lí nên dễ bị cong vẹo cột sống, gây ảnh hƣởng không tốt tới sự phát triển
của lồng ngực và cấu trúc cân đối toàn cơ thể.
- Hệ tuần hoàn: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, nhịp tim nhanh (85-90 lần/phút).
Khi hoạt động vận động hoặc có trạng thái lo lắng... thì tim đập nhanh hơn,
dồn dập hơn.

- Hệ hô hấp: Hệ hô hấp đang thời kì hoàn thiện, các em đang dần dần tạo thói
quen chuyển từ thở kiểu bụng sang thở kiểu ngực, lồng ngực phát triển chƣa
hoàn thiện.
- Hệ thần kinh: Ở lứa tuổi học sinh tiểu học, hoạt động phân tích và tổng hợp
của học sinh kém nhạy bén, nhận thức các hiện tƣợng biến đổi của xã hội còn

9


mang tính chủ quan, cảm tính, bị động. Các em có khả năng bắt chƣớc một
cách máy móc, khả năng phân biệt, tính sáng tạo còn hạn chế.
1.1.1.4. Đặc điểm tâm lí của học sinh tiểu học
- Học sinh tiểu học lứa tuổi từ 6 - 11 tuổi, ở lứa tuổi này các em có những
biến đổi quan trọng trong cuộc sống, lao động, học tập, do đó đặc điểm tâm lí
thể hiện qua các hoạt động về nhận thức, tình cảm, cảm xúc có những thay
đổi cơ bản.
- Đối với lứa tuổi tiểu học, học tập đã trở thành một hoạt động chủ đạo.
- Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể, ít đi sâu về chi tiết và nặng
về tính không chủ động.
- Học sinh tiểu học ở các lớp đầu cấp có khuynh hƣớng ghi nhớ một cách máy
móc, chƣa có khả năng phân tích tự giác.
Học sinh tiểu học các lớp 3, 4 bƣớc đầu đã biết tìm các dấu hiệu đặc
trƣng cho sự vật, biết phân biệt các đặc điểm của các chi tiết,…
Ở các lớp cuối cấp, việc ghi nhớ đƣợc hình thành và phát triển
- Học sinh chƣa chủ động, các em thƣờng trông chờ vào sự giúp đỡ của ngƣời
khác khi gặp khó khăn, vì vậy hoạt động giáo dục cần có các yêu cầu mới phù
hợp với khả năng của trẻ để gây dựng cho các em lòng say mê và sáng tạo.
1.1.1.5. Đặc điểm tâm lí của học sinh lớp 4
Ở học sinh lớp 4 các em có sự phát triển cao về tâm lí
- Tâm lí của các em học sinh lớp 4 cũng đã có sự phát triển một số mặt nhƣ: ý

thức, tự đánh giá, lòng tự trọng và dễ tự ái. Thế giới nội tâm của các em
phong phú hơn, có sự riêng tƣ.
- Sự phát triển trí tuệ: ở học sinh lớp 4 các cơ quan cảm giác đều phát triển và
đang trong quá trình hoàn thiện. Các em bắt đầu tri giác có chủ định hơn, biết
lập kế hoạch, phƣơng hƣớng rõ rang.
- Tƣ duy: các em đã bắt đầu biết khái quát hóa lí luận.

10


- Tƣởng tƣợng: ở học sinh lớp 4, tƣởng tƣợng tái tạo đã bắt đầu hoàn thiện, từ
những hình ảnh cũ học sinh đã tái tạo ra những hình ảnh mới. Tƣởng tƣợng
sáng tạo tƣơng đối phát triển và gắn liền với những cảm xúc của các em.
- Về chú ý: chú ý có chủ định dần phát triển và ngày càng chiếm ƣu thế.
- Về trí nhớ: ghi nhớ có chủ định phát triển. Học sinh ghi nhớ có ý nghĩa và
ghi nhớ từ ngữ đƣợc tăng cƣờng.
1.2. Cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống trò chơi ô chữ trong phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
1.2.1. Nhận thức của giáo viên về trò chơi ô chữ
Việc sử dụng trò chơi ô chữ trong dạy học cũng đã có nhiều giáo viên
sử dụng trong tiết dạy của mình. Tuy nhiên để thiết kế đƣợc một ô chữ cho
một tiết học không hề đơn giản. Giáo viên cần tìm hiểu các thông tin để xây
dựng nội dung cho các từ khóa hàng dọc, từ đó phát triển các ô chữ hàng
ngang sau khi đã phác thảo đƣợc nội dung sẽ thiết kế ô chữ bằng phần mềm
Violet hoặc PowerPoint. Không chỉ phải dày công tìm tòi, nghiên cứu nội
dung mà nhiều thầy cô còn gặp khó khăn trong việc sử dụng công nghệ thông
tin để thiết kế bài giảng điện tử. Khi đã áp dụng dạy học bằng công nghệ
thông tin thì mỗi giáo viên cần phải trang bị cho bản thân máy vi tính (nếu
máy tính xách tay thì càng thuận tiện). Đây là điều không dễ dàng gì với
nhiều giáo viên, nhất là giáo viên trẻ mới ra trƣờng hay giáo viên vùng núi,

nông thôn bởi đồng lƣơng còn eo hẹp, ít ỏi trong khi giá cả leo thang và bộn
bề công việc cần phải lo toan thì việc bỏ ra ngót chục triệu đồng để mua một
chiếc máy vi tính hàng bình dân cũng là một điều khó khăn, không phải giáo
viên nào cũng thực hiện đƣợc. Ngay cả khi đã có trong tay máy vi tính thì
không phải giáo viên nào cũng có thể làm chủ trình độ tin học trong giảng
dạy. Kĩ năng về công nghệ thông tin ở một số giáo viên vẫn còn hạn chế, nhất
là giáo viên lớn tuổi thƣờng giảng dạy theo lối mòn cũ, né tránh sử dụng công
nghệ, e ngại học hỏi giáo viên trẻ với suy nghĩ “tầm sƣ học đạo”. Việc trang

11


bị cơ sở vật chất máy trình chiếu cho hoạt động giảng dạy và tập huấn hƣớng
dẫn giáo viên cách sử dụng công cụ đắc lực này cũng còn hạn chế. Ở nhiều
trƣờng đặc biệt là nông thôn, vùng sâu vùng xa vùng kinh tế còn khó khăn số
lƣợng máy chiếu khá khiêm tốn, để chuẩn bị cho một tiết học có bài giảng
điện tử, giáo viên khá vất vả trong khâu chuẩn bị và không ít ngƣời lúng túng
khi đứng trƣớc thiết bị này.
1.2.2. Thực trạng sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn
Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
Trong nhiều năm qua, mặc dù đã đổi mới phƣơng pháp dạy học Tiếng
Việt nhƣng một số giáo viên vẫn còn nặng tâm lí đây là môn học chính nên
trong quá trình giảng dạy họ rất chú trọng việc truyền thụ kiến thức với mục
đích giúp học sinh học tốt môn này. Việc sử dụng trò chơi học tập đối với một
số giáo viên còn là hình thức hoặc sử dụng một cách khiên cƣỡng. Mặt khác,
còn một số giáo viên khi sử dụng các trò chơi học tập thì chƣa chọn lọc kĩ,
không có tác dụng thiết thực phục vụ mục tiêu của bài học nên việc tổ chức
trò chơi chƣa đạt hiệu quả. Thực tế cho thấy, vẫn còn một số đối tƣợng học
sinh thụ động, tự ti, chƣa mạnh dạn tham gia vào các hoạt động học tập.
Trƣớc thực trạng đó, chúng tôi thiết nghĩ mình cần phải thay đổi một

cách thức dạy học mới sao cho học sinh hứng thú, say mê và tích cực chủ
động hơn khi học Tiếng Việt. Qua đó, những kĩ năng giao tiếp ở các em sẽ
ngày càng hoàn thiện và phát triển. Và việc vận dụng trò chơi học tập trong
môn Tiếng Việt là hết sức cần thiết. Các trò chơi có nội dung học tập lí thú và
bổ ích phù hợp với việc nhận thức của các em. Thông qua trò chơi, các em sẽ
lĩnh hội tri thức một cách dễ dàng, củng cố khắc sâu kiến thức một cách vững
chắc, tạo cho các em niềm say mê, hứng thú trong học tập, trong việc làm.
Trò chơi ô chữ chính là một trong những kiểu trò chơi học tập. Vì vậy,
chúng tôi sẽ tìm hiểu khảo sát việc sử dụng trò chơi học tập trong đó là trò

12


chơi ô chữ với kiểu bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 4.
Để sử dụng đƣợc trò chơi học tập vào dạy học trong nhà trƣờng thì trƣớc
tiên giáo viên phải có những hiểu biết hay nhận thức đúng về vấn đề này; tìm
ra những ƣu, nhƣợc điểm của việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học để
phối hợp các phƣơng pháp dạy học nhằm đạt đƣợc hiệu quả dạy học.
1.2.2.1. Đối tượng và nội dung khảo sát
Tôi thực hiện việc khảo sát tại 2 trƣờng Tiểu học (đã trình bày ở trên,
tổng số: 35 GV).
Đối tƣợng khảo sát đó là thăm dò ý kiến giáo viên trong trƣờng.
Nội dung khảo sát là tổng hợp ý kiến về một số mặt:
- Nhận thức của giáo viên về việc sử dụng trò chơi học tập trong dạy học kiểu
bài mở rộng vốn từ trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
(mục đích, ý nghĩa, tầm quan trọng, thuận lợi, khó khăn)
- Thực trạng sử dụng trò chơi học tập trong dạy học kiểu bài mở rộng vốn từ
trong phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4.
- Tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến thực trạng nói trên.

Phƣơng pháp khảo sát:
- Trong quá trình nghiên cứu và khảo sát tôi đã sử dụng một số phƣơng pháp
sau: phƣơng pháp quan sát, phƣơng pháp phỏng vấn, phƣơng pháp thống kê,
phƣơng pháp phân tích, phƣơng pháp tổng hợp.
1.2.2.2. Kết quả khảo sát
Tôi đã đƣa ra 3 mức độ cần thiết sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong
dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4, tìm hiểu giữa các giáo
viên trong trƣờng để xác định mức độ mà giáo viên Tiểu học cho là phù hợp.
Ba mức độ là: (i) Rất cần thiết; (ii) Cần thiết; (iii) Không cần thiết. Tìm hiểu
35 giáo viên tôi thu hoạch đƣợc kết quả nhƣ sau:

13


Bảng 1.1. Kết quả về thực trạng nhận thức mức độ cần thiết của việc sử
dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu
cho học sinh lớp 4 ở trƣờng Tiểu học
Mức độ cần thiết

Số phiếu

Ý kiến giáo viên (%)

Rất cần thiết

25

71,4

Cần thiết


8

22,9

Không cần thiết

2

5,7

Nhƣ vậy, đa số giáo viên Tiểu học đều thấy đƣợc việc sử dụng hệ thống
trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở
Tiểu học là quan trọng.
Bảng 1.2. Mục đích của việc sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy
học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 ở Tiểu học
TT

Tiêu chí

Giáo viên
Số phiếu

Tỉ lệ (%)

1

Góp phần đổi mới phƣơng pháp

35


100

2

Tạo hứng thú học tập, thay đổi không

35

100

khí lớp học
3

Vận dụng ngay đƣợc kiến thức đã học

28

80

4

Ngƣời học nắm vững kiến thức, hình

25

71,4

20


57,1

thành kĩ năng, kĩ xảo thông qua trò
chơi
5

Tích hợp đƣợc nhiều mảng kiến thức

Bảng thống kê 1.2 cho ta thấy hầu hết giáo viên đều nhận thức rằng
mục đích của việc sử dụng trò chơi học tập là để góp phần thực hiện đổi mới
phƣơng pháp dạy học và tạo hứng thú cho ngƣời học.

14


Bảng 1.3. Những yếu tố ảnh hƣởng tới việc sử dụng hệ thống trò chơi ô
chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
TT

Giáo viên

Nguyên nhân

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

1

Cơ sở vật chất thiếu


26

74,3

2

Sĩ số lớp quá đông

19

54,3

3

Năng lực thiết kế trò chơi ô chữ còn hạn chế

33

94,3

4

Năng lực tổ chức trò chơi của giáo viên còn

20

57,1

27


77,1

hạn chế
5

Tốn kém thời gian xây dựng bài

Kết quả trên cho thấy nguyên nhân chủ yếu của việc giáo viên ít sử
dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 4 chủ yếu là do năng lực thiết kế trò chơi ô chữ còn hạn chế, các
bƣớc xây dựng hệ thống trò chơi chƣa đƣợc cụ thể, khả năng sử dụng công
nghệ thông tin trong thiết kế trò chơi ô chữ còn hạn chế, các trò chơi còn
mang tính cảm tính của giáo, cách tổ chức theo ngôn ngữ nói của giáo viên,
cách tổ chức chƣa đƣợc thống nhất.
Bảng 1.4. Tần suất sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4
Giáo viên

Mức độ

Số phiếu

Tỉ lệ (%)

Thƣờng xuyên

5

14,3


Thỉnh thoảng

27

77,1

Hiếm khi

3

8,6

15


Việc sử dụng hệ thống trò chơi ô chữ trong dạy học phân môn Luyện từ
và câu cho học sinh lớp 4 là cần thiết tuy nhiên tần suất sử dụng vẫn còn rất
hạn chế.
Qua phỏng vấn trực tiếp, tôi cũng thu nhận đƣợc một số thông tin sau:
- Hứng thú của học sinh khi chơi trò chơi ô chữ:
+ Với đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi, học sinh tiểu học rất thích học
thông qua trò chơi ô chữ.
+ Trò chơi ô chữ là trò chơi trí tuệ nên rất nhiều em cố gắng học hỏi để
tham gia.
- Những khó khăn của giáo viên khi muốn tổ chức cho học sinh chơi trò chơi
ô chữ:
+ Không có hệ thống trò chơi sẵn theo mục đích sử dụng.
+ Giáo viên chƣa biết cách thiết kế nội dung trò chơi ô chữ.
+ Giáo viên yếu về công nghệ thông tin.

+ Khả năng tổ chức các trò chơi của giáo viên còn hạn chế.
Các giáo viên chia sẻ rất chân thật: Chúng tôi đều biết ý nghĩa của trò
chơi học tập nói chung và trò chơi ô chữ trong kiểu bài mở rộng vốn từ phân
môn Luyện từ và câu cho học sinh lớp 4 nói riêng đặc biệt là rất muốn tạo
hứng thú trong học tập cho học sinh nhƣng thực sự chúng tôi rất cần những
bản thiết kế, hƣớng dẫn để chúng tôi chủ động xây dựng các trò chơi ô chữ
trong những giờ dạy kiểu bài mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu cho
học sinh lớp 4 và những hoạt động giáo dục khác nữa.
Qua phân tích thực trạng về sử dụng trò chơi học tập nói chung và trò
chơi ô chữ trong kiểu bài mở rộng vốn từ phân môn Luyện từ và câu cho học
sinh lớp 4 nói riêng cho thấy:
Phƣơng pháp giảng dạy của giáo viên chủ yếu là thuyết trình, giảng giải
học sinh ít có cơ hội thể hiện năng lực của mình. Do vậy, việc ghi nhớ và tái

16


×