Tải bản đầy đủ (.doc) (21 trang)

SKKN tiếng việt: Kinh nghiệm vận dụng Phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Luyện từ và câu lớp 2

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (917.14 KB, 21 trang )

A. PHẦN MỞ ĐẦU:
I. Lý do chọn đề tài:
Trong trường tiểu học, cùng với những môn học khác ,Tiếng Việt là môn học
có nhiều đổi mới cả về mục đích, nội dung và quan điểm dạy học. Tiếng Việt lớp 2
bao gồm sáu phân môn, mỗi phân môn có một vị trí đặc biệt quan trọng. Học tốt
từng phân môn là học tốt Tiếng Việt. Tiếng Việt là môn học cơ sở để tiếp thu và lĩnh
hội tri thức các môn học khác.
Mỗi phân môn Tiếng Việt có một sắc thái riêng. Phân môn Luyện từ và
câu tuy bản chất là cung cấp vốn từ (từ ngữ) và học về câu (ngữ pháp), song
trong sách giáo khoa không đưa ra “những kiến thức đóng khung có sẵn” mà là
“hệ thống các bài tập”. Học sinh muốn lĩnh hội tri thức không thể khác là thực
hành làm tất cả các bài tập trong sách giáo khoa. Vậy một giờ Luyện từ và câu
(LTVC) ở lớp 2 được tiến hành ra sao ?
Thực tế cho thấy mỗi giáo viên đều tích cực đổi mới phương pháp dạy học
nhưng nhiều tiết dạy LTVC ở lớp 2 diễn ra vẫn còn trầm lắng và chưa thật sự
hiệu quả. Tuy chưa phải học những kiến thức sâu rộng như thành phần chính, phụ
của câu hoặc những khái niệm mang tính bản chất, phức tạp nhưng với hệ thống bài
tập cũng dễ làm học sinh chán học nếu giáo viên không có sự thay đổi linh hoạt các
phương pháp và hình thức tổ chức dạy học.
Đối với học sinh lớp 2, ở lứa tuổi này các em tâm lí các em còn hồn nhiên,
sự tập trung chú ý chưa cao. Bên cạnh học là hoạt động chủ đạo thì nhu cầu
chơi, nhu cầu được giao tiếp với bạn bè… vẫn tồn tại và cần thoả mãn. Hiểu
được điều đó, trong quá trình dạy học, người giáo viên biết lựa chọn phương
pháp, hình thức tổ chức dạy học phù hợp với đặc điểm tâm, sinh lí của các em sẽ
đem lại hiệu quả cao. Dạy học bằng phương pháp “ trò chơi học tập” là đưa học
sinh đến với các hoạt động vui chơi, giải trí có nội dung gắn liền với bài học.
Trò chơi trong học tập có tác dụng giúp học sinh thay đổi động hình, chống mệt
mỏi, tăng cường khả năng thực hành kiến thức của bài học, phát huy hứng thú,
tạo thói quen độc lập, chủ động và sự sáng tạo của học sinh…
Xuất phát từ lý do trên tôi đã tìm tòi, nghiên cứu, đưa một số trò chơi vào
trong bài giảng của mình, nhằm gây hứng thú cho học sinh lớp 2 khi học phân


môn LTVC và đúc kết thành kinh nghiệm giảng dạy của mình “ Kinh nghiệm
vận dụng Phương pháp trò chơi học tập trong dạy học Luyện từ và câu lớp 2”
II. Mục đích nghiên cứu:
- Nghiên cứu nội dung chương trình phân môn luyện từ và câu để nắm
vững nội dung chương trình.
- Hệ thống thành các dạng bài, từ đó lựa chọn một số trò chơi phù hợp vào
giảng dạy, nhằm tạo hứng thú học tập cho học sinh, nâng cao chất lượng học tập
phân môn LTVC nói riêng, môn Tiếng Việt nói chung từ đó giúp học sinh có
khả năng sử dụng Tiếng Việt như một công cụ giao tiếp, học tập.
III. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu:
- Nghiên cứu thực tế giảng dạy và học tập LTVC khối lớp 2, 3 trường tiểu
học Thị Trấn Nga Sơn.
1


- Nghiên cứu nội dung chương trình SGK, tài liệu về các trò chơi, cách vận
dụng các trò chơi trong dạy học LTVC lớp 2.
- Học sinh lớp 2C trường Tiểu học Thị Trấn Nga Sơn.
IV. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:
1. Phương pháp nghiên cứu lí luận:
- Đọc các tài liệu liên quan đến đề tài: Sách hướng dẫn giảng dạy TV2, Tạp
chí giáo dục Tiểu học, trò chơi học tập Tiếng Việt 2.
- Nghiên cứu chương trình TV lớp 2, tài liệu hướng dẫn về đổi mới nội
dung - phương pháp dạy học ở Tiểu học, chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
- Tài liệu hướng dẫn trò chơi Tiếng Việt lớp 2.
- Nghiên cứu tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng, nghị quyết số 29 của TW về
đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục.
2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn:
- Dự giờ đồng nghiệp .
- Sinh hoạt chuyên môn

- Khảo sát chất lượng học sinh.
3. Phương pháp thực nghiệm:
- Dự giờ đồng nghiệp.
- Tiến hành dạy thực nghiệm, đối chứng, trao đổi rút kinh nghiệm, đánh giá của
việc vận dụng đổi mới nội dung - phương pháp dạy học vào lớp 2C trường Tiểu học
Thị Trấn
- Quan sát việc học tập LTVC của học sinh.
- Thống kê chất lượng thông qua bài khảo sát.

2


PHẦN B : NỘI DUNG
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN CỦA VIỆC DẠY VÀ HỌC PHÂN MÔN LTVC
1. Vị trí, vai trò của phân môn luyện từ và câu
Ở lớp 2, phân môn luyện từ và câu là một môn học giữ vị trí chủ đạo trong
chương trình Tiếng Việt mới của lớp 2. Ngay từ đầu của hoạt động học tập ở
trường, học sinh đã được làm quen với lí thuyết của từ và câu. Sau đó, kiến thức
được mở rộng thêm và nâng cao dần để phục vụ cho nhu cầu ngày một cao trong
cuộc sống của các em cũng như trong lao động, học tập và giao tiếp.
Luyện từ và câu là môn học nền tảng để học sinh học các môn học khác trong
tất cả các cấp học sau, cũng như trong lao động và giao tiếp trong cuộc sống, bởi
nó giúp học sinh có kĩ năng nói đúng. Từ đó, sử dụng Tiếng Việt một cách
thành thạo làm công cụ tư duy để học tập giao tiếp và lao động.
2. Trò chơi học tập:
Trò chơi học tập là hình thức học tập thông qua trò chơi. Trò chơi học tập
không chỉ nhằm chơi vui giải trí mà còn nhằm góp phần củng cố tri thức, kỹ
năng học tập của các em. Với các đặc điểm riêng, trò chơi mở ra cho học sinh
tiểu học một khả năng phát triển lớn. Các em được tiếp cận hoàn cảnh chơi,
nhiệm vụ chơi, hoạt động chơi … từ đó các em lĩnh hội các tri thức sống động

về thực tế cuộc sống xung quanh và tri thức khoa học. Bởi “chơi” là được sống
hết mình và khác với hoạt động học. Các thành tích học tập cơ bản phụ thuộc
vào bản thân các em còn sự thắng thua trong trò chơi mang tính ngẫu nhiên. Các
em tham gia chơi với hy vọng chiến thắng và để khẳng định chính mình. Bên
cạnh đó trò chơi tạo cho bản thân các em sự thư giãn thoải mái, vui vẻ.
Áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy phân môn LTVC là đưa học sinh vào
hoạt
động vận dụng. Học sinh phải thể hiện chủ động, sáng tạo để phát hiện điều cần
học. Nó làm bớt đi sự căng thẳng khô khan không còn sự tẻ nhạt; đem đến sự sôi
nổi, ham mê, hấp dẫn, say sưa tìm hiểu khám phá và lĩnh hội tri thức trong mỗi
giờ học. Thành công của việc sử dụng trò chơi trong học tập là góp phần đạt
được mục tiêu giờ học. Bởi vậy để đảm bảo cho sự thành công việc sử dụng trò
chơi thì nội dung trò chơi phải gắn với mục tiêu bài học, luật chơi rõ ràng đơn
giản, dễ nhớ, dễ thực hiện, điều kiện - phương tiện tổ chức trò chơi phong phú,
chơi đúng lúc, đúng chỗ, đồng thời phải kích thích sự thi đua giành phần thắng
giữa các đội tham gia.
II. THỰC TRẠNG DẠY HỌC CỦA PHÂN MÔN LUYỆN TỪ VÀ CÂU
LỚP 2:
1. Thực trạng của giáo viên.
Tiểu học Thị Trấn là một trường luôn dẫn đầu về phong trào dạy tốt trong
khối tiểu học của Huyện Nga Sơn. Trường có đội ngũ giáo viên vững về chuyên
môn, nghiệp vụ, gần 100% giáo viên của nhà trường có trình độ trên chuẩn.
3


Trong các kỳ thi giáo viên giỏi cấp huyện, năm nào nhà trường cũng có giáo
viên đạt thủ khoa, có rất nhiều đồng chí có năng lực vững vàng, phương pháp
dạy học linh hoạt, đã lôi cuốn được học sinh vào học tập.
Tuy nhiên, trong thực tế giảng dạy, qua thao giảng, kiến tập của giáo viên
trong trường, đặc biệt là giáo viên khối 2(qua một số tiết LTVC) bản thân tôi và

đồng nghiệp vẫn còn một số tồn tại:
- Một số tiết dạy chưa có sự đầu tư : đổi mới PPDH chưa triệt để, các hình
thức tổ chức hoạt động trong giờ học Luyện từ và câu còn đơn điệu, nghèo nàn,
phương tiện, đồ dùng dạy học chuẩn bị chưa chu đáo.
- Nhiều tiết dạy LTVC giáo viên đã sử dụng phương pháp “trò chơi học
tập”, tuy nhiên chủ yếu chỉ ở những tiết thao giảng, dự giờ. Còn những tiết dạy
hàng ngày trên lớp giáo viên còn ngại tổ chức trò chơi cho học sinh. Việc sử
dụng phương pháp trò chơi trong dạy học chưa thực sự được chú trọng và chưa
mang lại hiệu quả: tổ chức qua loa, chưa bài bản, chưa xác định rõ mục tiêu và
tác dụng của trò chơi, lớp học ồn... dẫn đến giờ học chưa hiệu quả, chưa lôi cuốn
được học sinh tham gia vào hoạt động học tập.
- Tài liệu nói về hình thức tổ chức trò chơi học tập còn hạn chế, một số tài
liệu có đưa ra các hình thức trò chơi phong phú song chưa sát thực, không mang
tính khả thi.
2. Thực trạng của học sinh.
Trường tiểu học Thị Trấn là một trong những trường chuẩn quốc gia mức
độ 2 tốp đầu tiên của Tỉnh Thanh Hóa. Học sinh Trường Tiểu học Thị Trấn vốn
có truyền thống hiếu học và có bề dày thành tích về học tập. Học sinh chủ yếu là
con gia đình cán bộ, được các bậc phụ huynh quan tâm, tạo điều kiện về vật
chất, tinh thần cho các em học tập tốt. Vì vậy đại đa số học sinh của nhà trường
tự tin, giao tiếp tốt, chất lượng học tập khả quan.
Bên cạnh những học sinh chăm học, vẫn còn một số em đang còn rất thờ ơ
với việc học Tiếng Việt (vì có phân môn Luyện từ và câu ,Tập Làm Văn). Đây
là một phân môn mới lạ với các em từ lớp một lên, có một số em bố mẹ cho đặt
câu, viết đoạn ở nhà là khóc( Phụ huynh em Nguyễn Trí, Tấn Dũng, Lê Vy phản
ánh lại). Vì vậy, kĩ năng giao tiếp, vốn từ ngữ, kiến thức về câu của các em rất
hạn chế, điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng học tập của các em nói chung.
Một số phụ huynh chưa có phương pháp để hỗ trợ cho các em tiếp thu, củng
cố kiến thức môn Tiếng Việt. Vì vậy nói đến học Tiếng Việt là các em thấy sợ,
lo lắng, không muốn học, từ đó chất lượng học môn Tiếng Việt của học sinh

không cao.
3. Khảo sát hứng thú của học sinh khi học phân môn luyện từ và câu.
Sau 2 tuần nhận lớp và giảng dạy trực tiếp tại lớp 2C hai tiết LTVC, tôi nhận
thấy rằng, số học sinh nắm được bài, tích cực xây dựng bài và hoàn thành bài
tập còn hạn chế. Tôi đã tiến hành khảo sát học sinh và thu được kết quả sau:

4


Kếtquả
Số bài
33

Thích học và làm
bài đầy đủ.
SL
%
8
24,2

Bình thường
SL
19

%
57,5

Không thích
SL
6


%
18,3

Với thực trạng trên, cùng với những băn khoăn, trăn trở của mình tôi mạnh
dạn tìm hiểu nội dung chương trình, tài liệu hướng dẫn, thực tế kinh nghiệm
giảng dạy trên lớp, trao đổi cùng đồng nghiệp để lựa chọn một số trò chơi cho
học sinh phù hợp với từng kiểu bài, từng tiết dạy, từng đối tượng học sinh trong
lớp nhằm tạo hứng thú học tập cho các em khi học LTVC, từ đó nâng cao chất
lượng môn Tiếng Việt nói riêng và chất lượng giáo dục nói riêng.
III. CÁC BIỆN PHÁP:
Việc áp dụng phương pháp: “trò chơi học tập” khi dạy LTVC chính là việc
giáo viên khơi dậy hứng thú, niềm say mê học tập, tạo không khí sôi nổi cho
một giờ học. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải xác định rõ yêu cầu đạt của tiết học,
mục tiêu của trò chơi học tập là gì? Trên cơ sở đó cần lựa chọn trò chơi gì? đưa
trò chơi vào lúc nào? bài tập nào? Cách tổ chức ra sao? Nếu giáo viên không tổ
chức tốt thì trò chơi không gặt hái được kết quả như mong muốn mà còn bị phản
tác dụng gây sự mất trật tự trong giờ học. Chính vì vậy việc giảng dạy một tiết
LTVC ở lớp 2 được tiến hành ra sao để học sinh chủ động, hào hứng lĩnh hội tri
thức, đó là điều tôi đã nghiên cứu, nhận biết và tìm hiểu được một số kinh
nghiệm về vận dụng một số trò chơi vào tiết dạy LTVC ở lớp 2. Đó là những trò
chơi gì? được vận dụng vào từng bài dạy như thế nào cho hiệu quả? Giáo viên
cần nghiên cứu kĩ chương trình và phân ra từ dạng bài
cụ thể, rồi đưa các trò chơi phù hợp vào từng bài :

1. Giáo viên cần nghiên cứu kĩ chương trình, phân ra các dạng bài
trong phân môn Luyện từ và câu:
Việc nắm vững nội dung, chương trình giúp giáo viên có cái nhìn tổng quát
và xác định rõ được mục tiêu cần đạt của môn học. Khác với SGK chương trình
cũ, LTVC lớp 2 chương trình mới không có bài học lí thuyết riêng. Các kiến

thức từ ngữ và ngữ pháp được thể hiện qua thực hành. Thông quan hệ thống bài
tập, giáo viên giúp học sinh hệ thống, khái quát hóa kiến thức trong từng bài. Vì
vậy ngay từ đầu năm học, tôi đã nghiên cứu kĩ chương trình phân môn LTVC
lớp 2 và phân chia thành các dạng bài cụ thể như sau:

a. Dạng bài lí thuyết về từ.
Ở lớp 2, có những bài dạy về lí thuyết từ như :Từ và câu, Từ ngữ chỉ
sự vật (Danh từ), Từ ngữ chỉ hoạt động, trạng thái (Động từ), Từ ngữ chỉ
đặc điểm, tình cảm (Tính từ) …. Những bài học này là tổng kết những kiến
thức được rút ra từ những bài tập học sinh được làm. Khác với chương
trình lớp 2 cũ, chương trình lớp 2 mới học sinh được làm bài tập sau đó
mới rút ra kiến thức trọng tâm của bài.
Dạng bài Lí thuyết lớp 2 gồm các tiết: Tuần 1, 2, 3, 4, 7, 8, 15, 16.
5


b. Dạng bài mở rộng vốn từ :
Cơ sở của việc hệ thống hóa vốn từ là sự tồn tại của từ trong ý thức
con người, từ tồn tại trong đầu óc con người không phải là những yếu tố
rời rạc mà là một hệ thống. Chúng được sắp xếp theo một hệ thống liên
tưởng nhất định giữa các từ này với từ khác có một nét gì chung khiến ta
nhớ đến từ kia nên từ được tích lũy nhanh chóng hơn. Từ mới có thể được
sử dụng trong lời nói và khi sử dụng nhờ hệ thống liên tưởng, học sinh
nhanh chóng huy động lựa chọn từ phù hợp với yêu cầu giao tiếp.
Với mục đích tích lũy nhanh chóng vốn từ và tạo điều kiện để sử dụng
từ một cách dễ dàng, giáo viên đưa ra những từ theo một hệ thống và đồng
thời xây dựng một bài tập hệ thống hóa vốn từ trong dạy từ. Ở lớp 2, các
em được học từ theo chủ đề, cứ 2 tuần các em được học một chủ đề: từ ngữ
về các môn học, về thời tiết,về cây cối, chim chóc...
LTVC lớp 2 gồm các tiết:6 , 7, 19, 20, 21, 22, 23, 24, 25, 26, 28, 29,

30, 31, 33, 34.
c. Dạng bài tích cực hóa vốn từ:
Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn làm
rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập điền
từ, bài tập đặt câu, bài tập tạo từ….
Chương trình LTVC lớp 2 gồm các tiết: Tuần 10,11,13,12,14,32,34.
d. Dạng bài khái niệm câu:
Quá trình hình thành khái niệm câu có thể chỉ ra theo các bước sau :
Đưa ngữ liệu và phân tích ngữ liệu với mục đích làm rõ những dấu
hiệu bản chất của khái niệm câu.
Khái quát hóa dấu hiệu thiết lập quan hệ giữa các dấu hiệu của khái
niệm
đưa thuật ngữ (học sinh nắm thao tác so sánh và tổng hợp)
Để chuẩn bị dạy khái niệm câu giáo viên cần đặt trong hệ thống
chương trình để thấy rõ vị trí của nó đồng thời phải nắm chắc nội dung
khái niệm. Đây
chính là nội dung mà giáo viên cần đưa đến cho học sinh.
Chương trình LTVC lớp 2 gồm các tiết: Tuần 3, 6, 13,14,15,16
2 . Xác định mục tiêu của trò chơi, xây dựng và thiết kế trò chơi:
Trong thực tế , khi dạy LTVC nhiều giáo viên đã sử dụng trò chơi học tập.
Tuy nhiên, nhiều giáo viên chưa xác định rõ được mục tiêu của trò chơi, chưa
khai thác hết được tầm quan trọng của trò chơi học tập.Việc sử dụng trò chơi
học tập chủ yếu ở khâu củng cố bài với mục đích thay đổi không khí lớp học,
củng cố lại kiến thức bài học. Vì vậy giáo viên chưa quan tâm đến cách xây
dựng và thiết kế trò chơi nên hiệu quả của trò chơi học tập chưa cao.
Ngoài việc củng cố kiến thức, trò chơi học tập còn có thể dùng để hình
thành kiến thức, kỹ năng mới, tạo hứng thú học tập cho học sinh ngay từ khi bắt
6



đầu bài học. Và để trò chơi học tập thực sự mang ý nghĩa “ chơi mà học” khi sử
dụng trò chơi học tập người giáo viên cần xác định rõ mục tiêu của trò chơi:
- Sử dụng trò chơi học tập để hình thành kiến thức, kỹ năng mới hoặc củng
cố kiến thức, kỹ năng đã học.
- Phát triển tư duy, rèn các kĩ năng: giao tiếp, xử lí tình huống; ứng phó,
thao tác, phản xạ nhanh.
- Giáo dục tinh thần đoàn kết, hợp tác, chia sẻ; tính trung thực trong thi
đua, học tập, tạo môi trường và không khí học tập vui tươi, thân thiện.
Bên cạnh đó, việc xây dựng và thiết kế trò chơi học tập phải đảm bảo cấu
trúc và được tiến hành theo đúng quy trình các bước:
Bước 1: Giáo viên giới thiệu tên, mục đích của trò chơi.
Bước 2: Hướng dẫn chơi.
Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Tổ chức người tham gia trò chơi: Số người tham gia, số đội tham gia (mấy
đội chơi), quản trò, trọng tài.
- Các dụng cụ dùng để chơi (giấy khổ to, quân bài, thẻ từ, cờ…)
- Cách chơi: Từng việc làm cụ thể của người chơi hoặc đội chơi, thời gian
chơi, những điều người chơi không được làm…
- Cách xác nhận kết quả và cách tính điểm chơi, cách xếp giải của cuộc
chơi. (nếu có)
Bước 3: Làm mẫu.
Bước 4: Thực hiện trò chơi.
Bước 4: Đánh giá - Nhận xét sau cuộc chơi.
Bước này bao gồm những việc làm sau:
- Giáo viên hoặc trọng tài là HS nhận xét về thái độ tham gia trò chơi của
từng đội, những việc làm chưa tốt của các đội để rút kinh nghiệm.
+ Trọng tài công bố kết quả chơi của từng đội, cá nhân và trao phần thưởng
cho đội đoạt giải.
+ Một số học sinh nêu kiến thức, kỹ năng trong bài học mà trò chơi đã thể hiện.
Việc nắm vững cách xây dựng, quy trình và các bước tổ chức trò chơi sẽ giúp

giáo viên không tổ chức qua loa, ngẫu hứng , trò chơi không đảm bảo mục tiêu, học
sinh nắm rõ luật chơi, khi thực hiện thì không lúng túng, không mất trật tự …
3. Lựa chọn các trò chơi:
Việc lựa chọn các trò chơi học tập trong môn Luyện từ và câu phải đáp ứng
được
mục tiêu của bài học. Các trò chơi phải đặt ra cho học sinh các nhiệm vụ học tập
tương ứng với nội dung dạy học. Mỗi trò chơi cần có một vị trí đóng góp cụ thể
trong tiến trình thực hiện mục đích dạy học. Vì vậy, để đáp ứng yêu cầu dạy học
phân môn Luyện từ và câu lớp 2, hệ thống các trò chơi phải được lựa chọn sao
cho đa dạng về chủ đề, phong phú về cách chơi. Dựa vào hình thức, cách chơi
và luật chơi của trò chơi có thể thay thế các trò chơi một cách linh hoạt dựa theo
nội dung từng bài dạy mà giáo viên tổ chức trò chơi phù hợp với đối tượng học

7


sinh của mình. Để từ đó các em cảm thấy : “Mỗi ngày đến trường là một ngày
vui”.Vì vậy khi lựa chọn trò chơi, giáo viên cần lưu ý:
- Lựa chọn trò chơi phải phù hợp với đặc điểm lứa tuổi, vừa sức với học sinh.
- Lựa chọn thời điểm thích hợp khi tổ chức các trò chơi học tập cho học sinh
lớp.
- Các thời điểm có thể tổ chức trò chơi khi dạy phân môn Luyện từ và câu là:
+ Hình thành kiến thức, kỹ năng mới .
+ Củng cố kiến thức, kỹ năng đã học và mở rộng vốn từ cho các em.
4. Vận dụng các trò chơi vào trong từng dạng bài cụ thể:
Mỗi một dạng bài LTVC có mục tiêu riêng và cách khai thác riêng. Mỗi trò
chơi học tập có mục đích, vai trò và hiệu quả nhất định. Vì vậy, giáo viên cần
căn cứ vào từng dạng bài cụ thể để lựa chọn trò chơi chủ đạo:

a. Dạng bài lí thuyết về từ.

Đối với dạng bài lí thuyết về từ, thông thường giáo viên cho học sinh
quan sát tranh để nêu từ hoặc thảo luận nhóm (nhóm đôi, hoặc nhóm 4) tìm
từ và viết vào bảng nhóm. Sau đó cho đại diện các nhóm trưng kết quả và
đọc lên những từ đã tìm được, nhóm khác nhận xét và bổ sung thêm từ còn
thiếu. Với cách dạy này, tôi thấy hầu như tất cả học sinh đã tìm được đúng
từ theo yêu cầu của bài tập. Song vẫn còn một số học sinh trong nhóm
không chịu thảo luận cùng bạn mà chỉ chờ bạn nêu kết quả, cô giáo chữa
bài rồi viết vào vở.Vậy làm thế nào để tất cả học sinh đều cùng nhau tham
gia vào hoạt động học tập?
Tôi đã nghiên cứu kỹ nội dung bài, lựa chọn phương pháp, hình thức tổ
chức
dạy học phù hợp với đối tượng học sinh của lớp, với dạng bài này tôi đã áp
dụng trò chơi: “Ghép nhanh tên cho sự vật”, “ tìm nhanh các từ cùng chủ
đề” .....
Trò chơi 1: Ghép nhanh tên cho sự vật:
* Ví dụ: Khi dạy bài 1, tuần 3- Tr 26
- Chuẩn bị tranh ảnh ( đã tô màu) theo nội dung bài tập 1 ba bộ.
- Luật chơi: Giáo viên gắn 3 tranh đã chuẩn bị lên bảng và lớp đếm một,
hai, ba thì em thứ nhất của ba nhóm lên viết từ chỉ sự vật vào tranh ảnh phù hợp,
( Nếu em nào viết sai thì những bạn sau không được sửa lại), sau đó tiếp đến học
sinh thứ hai và đến khi hết thời gian quy định.
- Cách chơi: Cho ba nhóm, mỗi nhóm có 4 học sinh tham gia chơi tiếp sức,
thi đua viết từ chỉ sự vật vào các tranh ảnh, (với thời gian 2 phút), ban giám
khảo là số học sinh còn lại và cô giáo.
- Đánh giá trò chơi: Nhóm trưởng của một nhóm đọc kết quả từng hình theo
số thứ tự và từ chỉ sự vật của hình đó như: Hình 1 – bộ đội; hình 2- công nhân;
hình 3 – ô tô; hình 4 – máy bay; hình 5 – voi; hình 6 – trâu; hình 7 – cây dừa;
hình 8 – cây mía, ban giám khảo nhận xét ghi đúng hoặc sai và thời gian của
từng nhóm để bình chọn nhóm nhất, nhì, ba.
8



Kết quả của nhóm 1 và nhóm 2 các em đều viết đúng được 8 từ vào 8 tranh
ảnh phù hợp của bài tập 1. Riêng nhóm thứ ba, các tìm từ chỉ sự vật ở hình 2 là
nông dân, ban giám khảo đánh giá là sai, tôi đã hướng dẫn học nhận xét: Người
nông dân ngày nay cũng đã sử dụng máy móc trong sản xuất rất nhiều để tăng
năng xuất và tiết kiệm được thời gian nên vẫn chấp nhận kết quả đúng cho tổ ba
và khẳng định người công nhân chủ yếu trong các công trường nhà máy thì sử
các loại máy móc để sản xuất.

* Hiệu quả: Với cách tổ chức trò chơi: Ghép nhanh tên cho sự vật, tôi thấy
tất cả học sinh trong lớp đều tích cực học tập tìm đúng các từ phù hợp với hình
ảnh đã cho. Tôi cho một học sinh đọc to lại cả 8 từ các em vừa viết ở bài tập 1
và chốt: các từ bạn vừa đọc đó là từ chỉ sự vật. Tôi hỏi:
Hỏi:Từ chỉ sự vật thường là những từ chỉ gì ?
Hầu hết học sinh đều trả lời: Từ chỉ sự vật là những từ chỉ người, đồ vật,
cây cối, con vật... và các em đã tìm thêm được nhiều từ chỉ sự vật khác. Như
vậy, các em đã nắm vững về từ chỉ sự vật và các em sẽ vận dụng để làm tốt bài
tập 2.
Trò chơi được vận dụng ở các bài : Bài 1( Tuần 1 – Tr 8) , Bài 1( Tuần 3 –
Tr 26), Bài 1( Tuần 15 – Tr 122)
Trò chơi 2: Tìm nhanh các từ cùng chủ đề:
* Ví dụ:
Khi dạy bài tập 2( Tuần 1 – tr 8) Tìm các từ chỉ đồ dùng học tập (hoặc: hoạt
động của học sinh, tính nết của học sinh (trong thời gian 3 phút)
- Từng nhóm trao đổi, tìm từ ngữ để nhóm trưởng ghi lại thật nhanh vào tờ
giấy to (hoặc bảng phụ).

9



- Hết thời gian tìm từ, trọng tài yêu cầu các nhóm đính (treo) kết quả lên
bảng lớp và tiến hành điều khiển việc chấm đúng sai cho từng nhóm (theo thứ tự
1, 2, 3...) như sau:
+ Nhóm trưởng lần lượt đọc to, chậm rãi từng từ ngữ đã tìm được của nhóm
mình (ghi trên giấy khổ to hoặc bảng phụ).
+ Các nhóm khác theo dõi và xác nhận kết quả (Đúng - Sai) để trọng tài ghi
kết quả: Mỗi từ viết đúng yêu cầu và không mắc lỗi chính tả, được tính đúng
(không đúng yêu cầu hoặc viết sai chính tảl à sai).
+ Dựa vào kết quả đạt được của từng nhóm, trọng tài công bố xếp hạng Nhất,
Nhì, Ba... (các nhóm bằng điểm nhau được xếp cùng một hạng).

Thảo luận nhóm 4: Tìm nhanh các từ cùng chủ đề
* Hiệu quả:
Với cách tổ chức trò chơi này, tôi thấy tất cả học sinh trong lớp đều hăng
say làm việc trong nhóm học tập của mình, nhóm nào cũng mong nhóm mình
tìm được nhiều từ để được tuyên dương và kết quả ba nhóm báo cáo cho thấy
các em đều tìm đúng các từ ngữ liên quan đến hoạt động học tập như: bút, mực,
thước kẻ, tẩy, sách, bảng, phấn, đọc, nghe giảng, thảo luận, làm bài, chăm chỉ,
cần cù, chiụ khó, siêng năng, lời nhác...

b. Dạng bài mở rộng vốn từ :
Khi dạy kiểu bài mở rộng vốn từ, thông thường giáo viên hướng dẫn cho học
sinh làm từng bài tập rồi chữa bài, chốt kết quả và cuối cùng là học sinh chữa
bài vào vở bài tập. Với cách dạy này thì học sinh tìm được ít các câu thành ngữ
nói về các con vật, tôi đã áp các trò chơi dụng trò chơi:
Trò chơi 3: Thi tìm nhanh tục ngữ, thành ngữ về loài vật”.
* Ví dụ: Khi dạy bài tập 2 (Tuần 24, tr.55),

10



- Cách chơi : Cho ba nhóm, mỗi nhóm 4 em tham gia chơi, lần lượt từng
cá nhân trong nhóm bắt thăm( Là hình ảnh các con vật quen thuộc) và nêu các
câu tục ngữ hoặc thành ngữ nói về con vật trong tranh ảnh đó.
Với cách làm này, tôi thấy hầu hết các em nêu được đúng các câu thành
ngữ, tục ngữ nói về các con vật như:
- Chó treo, mèo đậy; Chó cậy gần nhà, gà cậy gần chuồng; Chó ngáp phải
ruồi; Chó chê mèo lắm lông; …
- Trâu chậm uống nước đục; Trâu buộc ghét trâu ăn; Ruộng sâu trâu nái
không bằng con gái đầu lòng,
- Nhanh như sóc, …
- Chậm như rùa.
- Ngựa non háu đá; Ngựa quen đường cũ, …
- Đen như quạ; quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa; …
- Hót như khướu; Học như cuốc kêu
- Nói như vẹt ; Hôi như cú …
- Không ngoan đối đáp người ngoài, gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau;
- Gà què ăn quẩn cối xay; Chữ như gà bới…

Trò chơi: Thi tìm nhanh tục ngữ, thành ngữ về loài vật.
*Trò chơi này có thể áp dụng dạy cho các tiết học LTVC tuần 22, 24.
Như vậy, cùng một dạng bài: mở rộng vốn từ, chúng ta có thể dụng bằng
nhiều phương pháp và hình thức tổ chức khác dạy học khác nhau. Người giáo
viên cần đọc kĩ nội dung bài dạy để lựa chọn các hình thức và các trò chơi cho
phù hợp với nội dung bài .

11



Trò chơi 4 : “ Tìm kẻ trú ẩn”
*Mục đích:
- Mở rộng vốn từ, tìm nhanh và gọi tên được các sự vật ẩn trong tranh.
- Luyện kỹ năng quan sát tinh, óc tưởng tượng, liên tưởng giỏi.
* Chuẩn bị :- Phóng to tranh có trong hai bài luyện từ và câu ở tuần 6
(Tr.52); tuần 11(Tr.90) - sách giáo khoa TV 2 tập 1.
- Mỗi nhóm chơi (4; 5 học sinh ) cần chuẩn bị giấy, bút (ghi sẵn tên nhóm vào
giấy khổ to đã chuẩn bị. VD: Nhóm Mực tím; nhóm Tuổi thơ…)
- Băng dính hoặc hồ dán.
* Cách tiến hành :
- Giáo viên nêu yêu cầu: Tìm số đồ vật được vẽ ẩn trong tranh (gọi là kẻ trú
ẩn)
rồi ghi ra giấy đã chuẩn bị. Trong khoảng 3 phút, nhóm nào tìm được đủ số
lượng đồ vật (tìm hết được những kẻ trú ẩn) là nhóm đạt giải nhất.
- Các nhóm chơi cùng quan sát bức tranh do giáo viên đưa ra (hoặc trong sách
giáo khoa TV 2) ghi lại các từ gọi tên các đồ vật đã quan sát được và số lượng
mỗi loại đồ vật đó vào giấy khổ to có ghi tên nhóm (thời gian 3 phút)
- Hết thời gian, các nhóm lên đính tờ giấy ghi kết quả lên bảng. Giáo viên hướng
dẫn cả lớp hô ''đúng'' (hoặc ''sai'', hoặc ''thiếu'') giáo viên trợ giúp việc xác nhận
kết quả của từng nhóm.
+ Khi các nhóm đọc xong kết quả, giáo viên cùng cả lớp dựa vào số lượng đồ
vật tìm được để xếp giải nhất, nhì, ba (có thể xếp đồng giải nhất, nhì, ba hoặc
yêu cầu trả lời thêm câu hỏi phụ để phân rõ thứ hạng).
* Hiệu quả: Học sinh đều tích cực thảo luận nhóm, hợp tác với bạn để tìm
hết được các đồ vật có trong tranh( vì nhóm nào cũng mong được giải nhất) và
nêu được tác dụng của từng đồ vật. Như vậy, qua hình thức trò chơi này, tôi thấy
các em học sinh lớp hai cũng có kỹ năng quan sát rất tinh và óc liên tưởng tinh
tế.Tuy nhiên, còn một số nhóm chưa tìm hết được số lượng của đồ vật.

c. Dạng bài tích cực hóa vốn từ:

Dạng bài tập này không chỉ giúp học sinh nắm được nghĩa mà còn
làm rõ khả năng kết hợp từ. Những bài tập được sử dụng ở lớp 2 là bài tập
điền từ, bài tập đặt câu, bài tập tạo từ….
Ví dụ : Bài “ Từ ngữ về tình cảm” (tuần 12)
Thông thường, khi dạy bài tập 1 của tuần 12, giáo viên hướng dẫn các em
làm:
Dùng mũi tên () nối các tiếng sau thành những từ có hai tiếng rồi ghi
các từ tìm được vào dòng dưới
yêu
thương
quý
mến

kính

12


- Giáo viên hướng dẫn học sinh bằng cách : Hướng dẫn các em tạo các
từ theo từng tiếng dưới dạng sơ đồ cây. Như tiếng“ yêu” ta có các từ: yêu
thương, yêu quý, yêu mến..tương tự như vậy học sinh sẽ tạo các từ tiếp
theo. Nhưng nhiều em không biết nối, nên khi đọc kết quả các em chỉ nêu
được khoảng 5, 6 từ.
Tôi đã nghiên cứu nội dung của bài và đã lựa chọn trò chơi:
Trò chơi 5 : Thi ghép tiếng thành từ.
* Chuẩn bị :
- Dựa theo bài tập 1, tiết luyện từ và câu tuần 12 (sách giáo khoa TV 2 tập
1- Tr.99) Giáo viên làm các bộ quân bài ghi tiếng (đủ cho số nhóm học sinh
tham gia thi); mỗi bộ quân bài có kích thước khoảng 5cm x 12cm . Mỗi bộ gồm
24 quân ghi các tiếng sau: yêu (8 quân); thương (4 quân); quý (3 quân); mến (6

quân); kính (3 quân).
- Băng dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng thành một từ (2 tiếng).
* Cách tiến hành:
- Căn cứ vào số bộ quân bài đã chuẩn bị, giáo viên lập các nhóm thi ghép
tiếng thành từ (mỗi nhóm khoảng 4; 5 học sinh ); Cử nhóm trưởng điều hành và
vào ban giám khảo.
Ví dụ : Có 2 bộ quân bài - lập 2 nhóm thi - cử 2 nhóm trưởng tham gia vào
ban giám khảo cùng với giáo viên .
- Giáo viên nêu yêu cầu:
+ Mỗi nhóm có 1 bộ quân bài ghi các tiếng dùng để ghép thành các từ có 2
tiếng, các nhóm dùng bộ quân bài để ghép từ (xếp lên mặt bàn, hoặc dùng băng
dính để ghép 2 quân bài ghi tiếng lại để thành 1 từ).
+ Sau khoảng 5 phút, các nhóm dừng lại; ban giám khảo (Giáo viên cùng
các nhóm trưởng) lần lượt đi đến từng nhóm để ghi kết quả và cho điểm (cứ xếp
được 1 từ đúng, được 1 bông hoa màu vàng).
- Giáo viên trao các bộ bài cho các nhóm thi ghép từ; phát lệnh ''bắt đầu''
cho các nhóm làm bài. Ban giám khảo đánh giá kết quả ghép từ theo nội dung
bộ bài đã chuẩn bị (mục B) như sau:
+ Ghép đúng, đủ 12 từ (mỗi từ có 2 tiếng) VD: Yêu thương, thương yêu,
yêu mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu, thương mến, mến
thương, quý mến, kính mến.
- Ghép đúng mỗi từ được 1 bông hoa màu vàng; đúng cả 12 từ được một
bông hoa màu đỏ.
- Dựa vào số bông hoa, ban giám khảo xếp giải nhất, nhì, ba, (hoặc đồng
giải nhất, nhì, ba)

13


Thảo luận nhóm trò chơi ghép từ.

+ Hiệu quả: Đại diện hai nhóm ghép từ, nhóm một xếp được 12 từ là: (Yêu
thương, thương yêu, yêu mến, mến yêu, kính yêu, yêu kính, yêu quý, quý yêu,
thương mến, mến thương, quý mến, kính mến), nhóm hai xếp được 11 từ. ( So
với kết quả để các em tự ghép từ với các tiếng đã cho thì các em ghép được
nhiều hơn khoảng 4, 5 từ).
Tôi chốt kiến thức, tất cả các từ các em vừa ghép được ở bài tập 1 là những
từ chỉ tình cảm gia đình và lưu ý học sinh các từ: yêu mến, mến yêu, thương
mến, mên thương là những từ chỉ tình cảm của người nhiều tuổi đối với người ít
tuổi, khi các em nắm vững nghĩa của từ ở bài tập 1 thì hầu hết các em đều chọn
đúng từ để điền vào bài tập 2 thành câu hoàn chỉnh. Ví dụ : Cháu kính yêu

ông bà.
+ Tác dụng của trò chơi: Mở rộng vốn từ bằng cách ghép tiếng; Rèn khả
năng nhận ra từ, rèn tác phong nhanh nhẹn.
Trò chơi này có thể áp dụng cho:
+ Bài tập 1 ( Tuần 2- tr 17) và bài 1 ( Tuần 25- tr 64)
Trò chơi 6: “ Xếp từ theo nhóm ”
* Mục đích:
- Nhận biết nghĩa của từ bằng cách tìm ra những điểm giống nhau của sự vật mà
từ gọi tên.
- Rèn trí thông minh, khả năng phân tích, khái quát nhanh của đối tượng.
*Chuẩn bị :
- Làm các thẻ quân bài trên mỗi thẻ ghi một từ cần phân nhóm.
- Hoặc hình ảnh các sự vật mà từ gọi tên.
14


- Số lượng người chơi là 2 nhóm chơi; mỗi người chơi đều có bút để hoặc băng
dán.
*Cách tiến hành :

- Giáo viên phát cho mỗi người (nhóm) chơi một bộ bài hoặc một bảng từ,
nêu luật chơi. VD: Dựa vào những đặc điểm của các sự vật được gọi tên trong
bộ bài (bảng từ) hãy sắp xếp các từ trong bộ bài thành 2; 4 nhóm.
- Mỗi người (nhóm) chơi cầm bảng từ hoặc bày các quân bài ra, đọc một
lượt các từ rồi dựa đặc điểm giống nhau của sự vật, hành động….(cũng là nghĩa
của từ ghi trong bảng hoặc trong các quân bài); Xếp các quân bài theo các nhóm
hoặc dùng bút đánh dấu các từ trong bảng theo nhóm (1; 2)
- Hết thời gian quy định (khoảng 2 phút) cá nhân (nhóm) nào phân loại
được đúng và nhanh sẽ được được khen trước lớp.
Ví dụ :
Dạy bài tập 1, ( Tuần 26 - trang 73), tôi đã tổ chức cho học sinh thảo luận
nhóm ba, xếp tên các loài cá : cá thu, cá mè, cá chép, cá chim, cá trê, cá chuồn,
cá nục, cá quả vào hai nhóm : Cá nước mặn và cá nước ngọt. Sau khi học sinh
thảo luận xong (với thời gian hai phút), tôi đã tổ chức trò chơi : Ai nhanh, ai
đúng : xếp từ theo nhóm.
- Hình thức chơi : Mỗi nhóm 2 người, một em xếp tên các loài cá vào nhóm cá
nước mặn, một em xếp tên các loài cá vào nhóm các nước ngọt.( Thời gian chơi
2 phút).
- Cách đánh giá : Nhóm nào xếp được nhiều từ vào đúng nhóm và nhanh sẽ
thắng cuộc.

Các nhóm học tập của lớp 2C đang thảo luận, đánh giá kết quả học tập

15


* Hiu qu :
Sau khi ỏnh giỏ kt qu trờn bng ca hai nhúm, cỏc em u xp ỳng tờn
cỏc loi cỏ nc mn : Cỏ thu, cỏ chim, cỏ chun, cỏ nc ; cỏ nc ngt l : Cỏ
mố, cỏ chộp, cỏ trờ, cỏ qu. i chiu vi kt qu cỏc nhúm di lp ( 11

nhúm hc tp) thỡ cú hai nhúm cỏc em xp cỏ chim vo cỏ nc ngt. Tụi ó
giỳp cỏc em hiu cú mt s loi cỏ cú th sng c c nc mn v nc
ngt nh cỏ chim, cỏ nanh...T ú giỳp cỏc em t tin hn trong hc tp, cui
cựng tụi cho cỏc em tỡm thờm cỏc loi cỏ khỏc sng nc mn v sng nc
ngt.

d. Dng bi khỏi nim cõu:
Dy bi dng khỏi nim cõu, giỏo viờn thng a ra mu cõu nh: Ai
l gỡ? Hoc Ai lm gỡ? Ri hng dn hc sinh tỡm b phn cõu tr li cõu
hi Ai? hoc cõu hi l gỡ? Lm gỡ? Cho hc sinh lm mu, cui cựng l
hc sinh lm bi vo v, ri c bi lm, lp cha bi, hu ht cỏc em u
t c cõu nhng cỏc cõu gn ging nhau nh: M em ang git qun
ỏo. Hoc: Em ang quột nh.Cõu no cng ch núi v ngi, cõu no cỏc
em cng cú t ( ang) i vi mu cõu Ai lm gỡ?...............
Trũ chi 7: Thi t cõu theo mu

Tụi ó t chc cho hc sinh chi trũ chi hc tp: Thi t câu theo
mẫu dy mu cõu: Ai ? ( cỏi gỡ, con gỡ? )l gỡ?
- Mục đích: Luyện tập kỹ năng đặt câu theo mẫu: Ai? (Cái gì, con gì ?) là
gì ?
Củng cố kỹ năng nhận biết nhanh các từ chỉ ng ời, vật (danh từ);
biết tìm nhanh những từ ngữ giới thiệu ngắn gọn về ng ời,vật đó để
tạo thành câu (kể).
- Kết hợp luyện tập kỹ năng giải nghĩa từ ở mức độ sơ giảm dựa theo sự suy nghĩ
và cảm nhận bớc đầu của học sinh lớp 2.
- Chuẩn bị:
Yêu cầu hc sinh quan sát ngời, vật xung quanh và nhớ lại các đối tợng sẽ
nói đến để tìm các danh từ (ai, cái gì, con gì? Vế A); suy nghĩ tìm ra những từ
ngữ giới thiệu về danh từ đó (là gì - vế B) sao cho ngắn gọn và thích hợp tạo
thành câu (kể)

- Đồng hồ bàn (tờng) lớn, tính thời gian.
Ví dụ: Bạn Lan / là lớp trởng.
- Cách tiến hành :
Cách 1: Chơi theo nhóm
- Chia lớp làm 2 nhóm Chăm và Ngoan. Hớng dẫn mẫu.
- Nhóm Chăm cử ngời (HS 1 nhóm Chăm) nêu vế A (từ chỉ sự vật, ngời ai, cái gì, con gì ?) sau đó chỉ định 1 ngời của nhóm Ngoan (HS1 nhóm Ngoan)
nói nhanh vế B (là gì ? ). Nếu học sinh 1 nhóm Ngoan nêu đúng vế B thì đợc
quyền nêu từ chỉ sự vật, ngời (vế A) và chỉ định 1 học sinh 2 nhóm Chăm nêu vế
B. Nếu quá 5 giây (các bạn đếm từ 1 đến 5) mà học sinh 2 nhóm Chăm không
nêu đợc vế B thì học sinh 3 nhóm Ngoan sẽ nêu vế B và cứ tiếp tục nh vậy.
Ví dụ:
Học sinh 1 nhóm Chăm nêu: Cái bút (chỉ định HS1 nhóm Ngoan)
Học sinh 1nhóm Ngoan: Là đồ dùng học tập.Sau đó nêu tiếp: Cô giáo
Học sinh 2 nhóm Chăm: (không nói đợc hoặc nói sai)
16


Học sinh 2 nhóm Ngoan: Là ngời rất hiền. Nêu tiếp: Cây bàng
Chú ý: Cần chỉ định nhiều ngời trong nhóm đối diện cùng tham gia, tránh
chỉ định tập trung vào một vài ngời.
- Sau một thời gian chơi, nhóm nào có số ngời đứng tại chỗ nhiều hơn sẽ
thua.
Cách 2: Chơi tập thể theo kiểu: Truyền điện (chỉ định nhanh từng ngời
trong lớp thực hiện yêu cầu đặt câu)
Ngời thứ nhất (HS1) xung phong nêu vế A. Sau đó chỉ định nhanh (truyền điện)
HS 2 nêu vế B. Nếu HS 2 nói đúng vế B thì sẽ đợc quyền chỉ định HS 3 đứng lên
nêu tiếp vế A (không lặp lại từ ngữ đã nêu trớc đó); học sinh 3 lại chỉ định tiếp
HS 4 nói vế B
Trờng hợp ngời đợc chỉ định đợc (truyền điện) nói lại từ ngữ nêu trớc đó
hay nói sai yêu cầu (hoặc sau khi đếm từ 1 - 5 mà không nêu đợc) thì phải đứng

tại chỗ (bị điện giật) và ngời khác xung phong nêu hộ; ngời xung phong nói
đúng sẽ đợc quyền chỉ định tiếp (nếu sai thì không phải đứng nhng không đợc
quyền chỉ định)
Ví dụ:
HS1: Cái ô( Chỉ định nhanh HS2)
HS2: là vật che mát ( chỉ định nhanh HS3)
HS3: Cây bàng/ ( Chỉ định nhanh HS4)
HS4: Không nói đợc ( Hoặc : Xoè tán rộng - sai mẫu)
HS5 : Xung phong: là cây bóng mát ( chỉ định HS6)
Tuỳ điều kiện thời gian để chơi nhiều lợt hay ít.
Lu ý: Học sinh không nên chỉ định một ngời lên nhiều lợt.
- Kết thúc trò chơi, tuyên dơng những ngời thực hiện đúng yêu cầu và bình chọn
ngời nói đúng nhiều lần ( hoặc ngời nên đợc vế B hay nhất ) để khen thởng.
* Hiu qu:
Vi cỏch t chc trũ chi ny, tụi thy hu nh tt c hc sinh c ch nh
cỏc em tỡm c nhiu t c cõu khỏc nhau núi v ngi, vt, cõy ci
v cng qua trũ chi ny tụi thy cỏc em ó hiu c cõu chia theo mc ớch
núi, xỏc nh c hai b phn chớnh ca cõu: Ai? ( Con gỡ, Cỏi gỡ) l gỡ?
Hoc lm gỡ? Nh th no?
* Trò chơi này áp dụng dạy phân môn LTVC ở tuần 3, 5. Hình thức trò chơi
còn áp dụng cho những tiết dạy mẫu câu: Ai ( con gì, cái gì)? làm gì ? Ai (con
gì , cái gì?)? nh thế nào ? - Tuần 13, 14, 15, 16, 17.
Trũ chi 8: Thi t cõu theo tranh
Vớ d: Dy bi 3( tun 1 - Tr9)
- Mc ớch:
+ Luyn tp k nng tỡm t t cõu (theo mu) theo ni dung bc tranh v
cnh sinh hot gn gi vi la tui hc sinh Tiu hc.
+ Tp cho hc sinh thúi quen quan sỏt, nhn xột v s vt hot ng, c im
ca i tng c din t qua tranh v; Bit t cõu ỳng ng phỏp Ting Vit.
- Chun b: Hai tranh nh SGK phúng to v tụ mu.

Hai bng nhúm v bỳt d, giy kh to cho 9 nhúm.
- Cỏch tin hnh:
Chia lp thnh cỏc nhúm 3 hc sinh.

17


Hướng dẫn học sinh quan sát tranh và đặt câu theo nội dung tranh( Có thể
đặt tên cho các nhân vật trong tranh), phát bảng nhóm, giấy và bút dạ cho các
nhóm.
Gắn tranh lên bảng, hô hiệu lệnh “Bắt đầu” thì các nhóm bắt đầu làm bài
trong thời gian 5 phút thì dừng lại. Các nhóm trưng kết quả lên bảng..
- Tổ chức cho cả lớp nhận xét kết quả của từng nhóm:
Nhóm 1: Lan và các bạn dạo chơi trong công viên. Nhóm 2: Buổi sáng thứ bảy,
Huệ cùng các bạn đi thăm vườn hoa của nhà trường….
* Hiệu quả: Qua nhận xét kết quả, các nhóm đều đặt đúng câu theo nội dung
của tranh và các em đều đặt tên cho nhân vật trong tranh, nội dung câu văn
phong phú.
IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN:
Trong quá trình giảng dạy, tôi luôn áp dụng các trò chơi phù hợp trong mỗi
bài tập, mỗi tiết dạy. Kết quả thu được là các em tiếp thu bài tốt, phát huy tính
tích cực, chủ động sáng tạo của học sinh, giúp các em học tập một cách tự nhiên,
nhẹ nhàng và hiệu quả. Chất lượng học sinh học môn Tiếng Việt nâng lên rõ rệt.
Câu văn của các em ít có từ dùng sai hơn. Đặc biệt rèn kĩ năng nói, diễn đạt của
các em rất mạch lạc, phong phú, tự nhiên. Nhiều câu văn hay, từ ngữ gây sự bất
ngờ thú vị, có sức gợi cảm lớn. Điều đó chứng tỏ vốn từ của các em được nâng
lên, các em biết sử dụng vốn từ một cách hợp lý hơn, sinh động hơn. Sau mỗi
giờ học gây được sự sảng khoái ham thích học tập.
Để có kết quả, tôi tiến hành khảo sát chất lượng lớp 2C, kết quả đạt
được( Tại thời điểm cuối tháng 3 năm học 2015 - 2016) như sau:

Kếtquả
Số bài
33

Thích học
SL
%
25
75,8

Bình thường
SL
%
8
14,2

Không thích
SL
%
0
0

Năm học 2015-2016, tôi đã áp dụng phương pháp trò chơi vào dạy - học
phân môn luyện từ và câu tôi thấy 100% học sinh hứng thú học, các giờ học mất
đi sự trầm lắng thay vào đó là không khí sôi nổi, hào hứng . Việc áp dụng những
trò chơi vào dạy Luyện từ và câu là một hướng đi đúng góp phần nâng cao chất
lượng giáo dục toàn diện học sinh mở ra một triển vọng tốt đẹp trong môn Tiếng
Việt nói chung, phân môn luyện từ và câu nói riêng.
PHẦN C: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
I, Kết luận:

Đối với môn Tiếng Việt, để học sinh lớp 2 bước đầu có được vốn từ phong
phú, dùng từ tương đối chuẩn xác, có chọn lọc nhằm giúp các em học tốt tiếng
mẹ đẻ cũng như các môn học khác thì không thể ''nhồi nhét'' một cách cứng
nhắc kiến thức vào đầu học sinh mà đòi hỏi cả giáo viên và học sinh phải kiên
trì. Học sinh phải thực hành nhiều tạo thói quen, từ đó hình thành kĩ năng, kĩ
xảo. Tuỳ theo từng bài, từng đối tượng học sinh để có những phương pháp và
18


những hình thức, trò chơi khác nhau thích hợp giúp học sinh nắm vững kiến
thức.
Có thể nói, để phương pháp trò chơi thực sự có hiệu quả trong giờ học luyện
từ và câu ở lớp 2 thì mỗi giáo viên phải lựa chọn trò chơi hay và hiệu quả nhất
cho mỗi bài dạy. Trong một tiết giáo viên không nên tổ chức quá 2 trò chơi,có
bài chỉ cần tổ chức một trò chơi. Đổi mới trò chơi vận dụng để giải bài tập giáo
viên chỉ được tổ chức một lần trong tiết dạy. Cần phối hợp liên hoàn, linh hoạt
và sáng tạo giữa các phương pháp truyền thống, hiện đại và trò chơi để tiết học
sôi nổi, hứng thú và hiệu quả.
Trong quá trình nghiên cứu và vận dụng phương pháp trò chơi để gây hứng
thú tạo hiệu quả cho giờ học luyện từ và câu ở lớp 2, tôi nhận thấy:
Trước hết người giáo viên phải có tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi, học hỏi,
trao đổi kiến thức, cập nhật những vấn đề mới của xã hội.
Cần khơi dậy hứng thú học tập, lòng say mê thích học hỏi của học sinh. Làm
cho học sinh cảm thấy mỗi giờ học là một buổi tham quan kỳ thú. Không nên gò
ép các em theo một khuôn thước nhất định. Biết trân trọng và phát huy tính sáng
tạo của học sinh.
Cần phối kết hợp các phương pháp trong quá trình dạy học. Cần coi trọng
phương pháp trò chơi và phát huy tối đa tiềm lực của phương pháp này trong
dạy học phân môn luyện từ và câu. Tuy nhiên khi vận dụng phương pháp trò
chơi vào dạy học giáo viên cần chú ý:

- Trò chơi phải góp phần thực hiện được mục tiêu bài học.
- Trò chơi phải được chuẩn bị kỹ, chu đáo phù hợp với đối tượng học sinh
(về thẩm mỹ và nội dung)
- Luật chơi rõ ràng, đơn giản, dễ nhớ, dễ thực hiện.
- Không nên lạm dụng trò chơi. Chỉ nên chọn 1 trò chơi hay áp dụng cho 1
bài. Trong 1 tiết chỉ nên tổ chức từ 1 đến 2 trò chơi. Tuyệt đối tránh hiện tượng
tổ chức 2 trò chơi trong 1 bài tập. Sử dụng trò chơi đúng lúc, đúng chỗ.
- Giáo viên cần “khéo” tổ chức trò chơi để trò chơi học tập mang đúng nghĩa
của nó: Học mà chơi, chơi mà học. Giáo viên cần kích thích sự thi đua giành
phần thắng giữa các bên tham gia.
Trò chơi không nên tổ chức kéo dài vì nó sẽ ảnh hưởng tới mạch kiến thức.
II. Kiến nghị, đề xuất:
Nhà trường và ngành giáo dục nên tổ chức triển khai, nhân rộng những
SKKN có tác dụng thực tiễn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
XÁC NHẬN CỦA HIỆU TRƯỞNG

Thị Trấn, ngày 20 tháng 04 năm
2016.
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của
mình viết, không sao chép nội dung của
19


người khác.

Ngô Thị Thảo

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Sách giáo viên , sách giáo khoa – Lớp 2.

2. Hướng dẫn tổ chức các trò chơi Tiếng Việt 2
3. Một số tài liệu khác: đổi mới PPDH, Nghị quyết 29 TW về giáo dục….
4. Chương trình bồi dưỡng thường xuyên.
5.Vở Bài tập Tiếng Việt lớp 2.

20


MỤC LỤC
Trang
Phần A: Mở đầu...................................................................................................1
1. Lý do chọn đề tài...............................................................................................1
2. Mục đích nghiên cứu.........................................................................................1
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu.....................................................................1
4. Phương pháp nghiên cứu...................................................................................2
Phần B: Nội dung ................................................................................................3
I. Cơ sở lý luận......................................................................................................3
II.Thực trang dạy và học luyện từ và câu..............................................................3
III. Các biện pháp………………………………………………………………..5
IV. Hiệu quả của một số trò chơi trong dạy học LT&C lớp2..............................18
Phần C: Kết luận và kiến nghị:...........................................................................19

21



×