Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin (2018)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.12 MB, 75 trang )

TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM HÀ NỘI 2
KHOA GIÁO DỤC TIỂU HỌC
======

NINH THỊ NGUYỆT NGA

XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG
PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA
CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VỚI SỰ HỖ TRỢ
CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC
Chuyên ngành: Phƣơng pháp dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học
Ngƣời hƣớng dẫn khoa học

TS. LÊ THỊ LAN ANH

Hà Nội, 2018


LỜI CẢM ƠN
Em xin gửi lời cảm ơn chân thành nhất tới các thầy cô giáo trƣờng Đại
Học Sƣ Phạm Hà Nội 2, các thầy cô trong khoa Giáo dục Tiểu học đã tận tình
giúp đỡ em trong quá trình học tập tại trƣờng và tạo điều kiện thuận lợi cho
em thực hiện khóa luận này.
Đặc biệt em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đến cô giáo TS. Lê Thị
Lan Anh – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình học
tập, nghiên cứu và hoàn thành khóa luận này.
Qua đây em xin gửi tới Ban giám hiệu và các thầy cô giáo trƣờng Tiểu
học Đồng Xuân – Phúc Yên – Vĩnh Phúc và trƣờng Tiểu học Đào Mỹ - Lạng
Giang – Bắc Giang lời cảm ơn chân thành.
Em xin chân thành cảm ơn!


Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Ninh Thị Nguyệt Nga


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan những nội dung mà tôi trình bày trong khóa luận tốt
nghiệp này là kết quả của quá trình nghiên cứu mà bản thân tôi thực hiện dƣới
sự hƣớng dẫn chỉ bảo của cô giáo TS. Lê Thị Lan Anh – Giảng viên trƣờng
Đại Học Sƣ Phạm Hà Nội 2.
Những nghiên cứu này không hề trùng khít với kết quả nghiên cứu của
các tác giả khác.
Hà Nội, tháng 5 năm 2018
Sinh viên

Ninh Thị Nguyệt Nga


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................ 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ............................................................................ 3
3. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 4
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu .................................................................... 4
5. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................... 4
6. Phƣơng pháp nghiên cứu............................................................................... 4
7. Cấu trúc khóa luận ........................................................................................ 5
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY
DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG PHÂN BIỆT TỪ ĐỒNG

ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC ................................ 6
1.1. Cơ sở lí luận về việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học................................................. 6
1.1.1. Từ đồng âm ............................................................................................. 6
1.1.1.1. Khái niệm từ đồng âm .......................................................................... 6
1.1.1.2. Giá trị sử dụng của từ đồng âm ............................................................ 7
1.1.2. Từ nhiều nghĩa ........................................................................................ 8
1.1.2.1. Khái niệm từ nhiều nghĩa ..................................................................... 8
1.1.2.2. Giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa ....................................................... 9
1.1.3. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa................................................ 10
1.1.3.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa ............................ 10


1.1.3.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa .............................. 11
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học .................................... 12
1.1.4.1. Tƣ duy ................................................................................................ 12
1.1.4.2. Tri giác .............................................................................................. 12
1.1.4.3. Tƣởng tƣợng ....................................................................................... 13
1.1.5. Vai trò của công nghệ thông tin và một số phần mềm thƣờng sử dụng
trong thiết kế bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học ... 13
1.1.5.1. Khái niệm của công nghệ thông tin ................................................... 13
1.1.5.2. Khái niệm về phần mềm dạy học ....................................................... 14
1.1.5.3. Vai trò của các phần mềm trong dạy học ........................................... 14
1.1.5.4. Phần mềm Violet trong dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ............ 16
1.2. Cơ sở thực tiễn về việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt
từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học .......................................... 18
1.2.1. Nội dung chƣơng trình dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ................ 18
1.2.1.1. Nội dung chƣơng trình dạy học từ đồng âm ...................................... 18
1.2.1.2. Nội dung chƣơng trình dạy học từ nhiều nghĩa ................................. 19
1.2.1.3. Nhận xét chung .................................................................................. 21

1.2.2. Việc dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ở trƣờng tiểu học ................ 21
1.2.3. Khảo sát thực trạng kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa ...... 22
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 24
CHƢƠNG 2. HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG PHÂN BIỆT TỪ
ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC VỚI SỰ HỖ
TRỢ CỦA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ THỰC NGHIỆM SƢ PHẠM . 25


2.1. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho
học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin ................................ 25
2.1.1. Các nguyên tắc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin ..................................................................................................................... 25
2.1.1.1. Nguyên tắc đảm bảo tính hệ thống..................................................... 25
2.1.1.2. Nguyên tắc đảm bảo tính phù hợp với nội dung chƣơng trình .......... 25
2.1.1.3. Nguyên tắc đảm bảo tính vừa sức và phát huy tính sáng tạo của học
sinh .................................................................................................................. 25
2.1.1.4. Nguyên tắc đảm bảo tính kế thừa....................................................... 26
2.1.1.5. Nguyên tắc đảm bảo tính khả thi ....................................................... 26
2.1.2. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho
học sinh tiểu học.............................................................................................. 26
2.1.2.1. Bài tập về từ đồng âm (Bài 1- 14) ...................................................... 26
2.1.2.2. Bài tập về từ nhiều nghĩa (Bài 15 – 28) ............................................. 29
2.1.2.3. Bài tập phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa (Bài 29 – 40) .......... 33
2.1.3. Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin................ 35
2.1.3.1. Các bƣớc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông
tin ..................................................................................................................... 35
2.1.3.2. Sử dụng phần mềm Violet 1.9 để xây dựng bài tập trắc về từ đồng âm

và từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học .......................................................... 37
2.2. Thực nghiệm sƣ phạm .............................................................................. 49


2.2.1. Mục đích thực nghiệm .......................................................................... 49
2.2.2. Đối tƣợng thực nghiệm ......................................................................... 49
2.2.3. Phƣơng pháp thực nghiệm .................................................................... 50
2.2.4. Nội dung thực nghiệm ........................................................................... 50
2.2.5. Kết quả thực nghiệm ............................................................................. 51
2.2.6. Nhận xét chung về thực nghiệm ........................................................... 58
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 59
KẾT LUẬN ..................................................................................................... 60
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 61
PHỤ LỤC


MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Đất nƣớc ta đang trên đƣờng thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo
dục và đào tạo để đáp ứng yêu cầu của công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong
điều kiện kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế
hiện nay. Trong công cuộc đổi mới đó, con ngƣời là khâu đột phá, có tính
quyết định nhất. Chính vì vậy, Đảng và Nhà nƣớc đã có đƣờng lối quan điểm
chỉ đạo, chính sách nhằm đổi mới giáo dục và đào tạo ở mọi ngành học, cấp
học, coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Đặc biệt là Giáo dục Tiểu học –
cấp học nền tảng trong hệ thống giáo dục quốc dân – nơi ƣơm mầm và nuôi
dƣỡng những tài năng, chủ nhân tƣơng lai của đất nƣớc. Bởi, nền tảng có
vững chắc thì toàn bộ hệ thống mới tạo nên cấu trúc bền vững và phát triển
hài hòa.
Ở cấp Tiểu học, Tiếng Việt là một trong những môn học quan trọng,

chiếm nhiều thời lƣợng trong chƣơng trình dạy học. Môn Tiếng Việt không
những cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ giản về tiếng Việt, những
hiểu biết sơ giản về tự nhên, xã hội và con ngƣời mà còn hình thành và phát
triển ở học sinh các kĩ năng sử dụng tiếng Việt (nghe, nói, đọc, viết) để hoạt
động và giao tiếp trong các môi trƣờng hoạt động lứa tuổi góp phần rèn luyện
các thao tác tƣ duy. Môn Tiếng Việt qua đó bồi dƣỡng tình yêu tiếng Việt,
hình thành thói quen giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt, góp phần nhỏ trong
việc hình thành những phẩm chất quan trọng của con ngƣời. Môn Tiếng Việt
ở tiểu học bao gồm bảy phân môn đó là Học vần, Tập viết, Chính tả, Tập đọc,
Luyện từ và câu, Tập làm văn, Kể chuyện. Mỗi phân môn đều có nhiêm vụ,
mục tiêu riêng nhƣng đều có mối quan hệ mật thiết với nhau.
Ngôn ngữ tiếng Việt của chúng ta thực sự có nhiều khía cạnh khó, một
trong những nội dung khó đó chính là phần nghĩa của từ. Phân môn Luyện từ

1


và câu giữ vai trò quan trọng trong việc cung cấp cho học sinh những kiến
thức về từ và câu. Từ trong tiếng Việt rất phong phú và đa dạng, bao gồm có
từ thuần Việt và từ vay mƣợn. Từ là đơn vị nhỏ nhất để tạo thành câu, câu là
đơn vị giao tiếp nhỏ nhất. Vì vậy, trong quá trình học tập và giao tiếp hàng
ngày ngƣời nói, ngƣời nghe phải hiểu đƣợc, sử dụng đƣợc từ chuẩn xác nhất
thì việc giao tiếp mới đạt hiệu quả. Đối với học sinh tiểu học, vốn từ của các
em còn hạn chế nên việc dạy học về từ khá khó khăn, đặc biệt là từ đồng âm
và từ nhiều nghĩa. Khi học từ đồng âm và nhiều nghĩa các em thƣờng hay có
sự nhầm lẫn bởi từ đồng âm và từ nghiều nghĩa có hình thức giống nhau, ranh
giới không rõ ràng.
Trong thực tế dạy học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa hiện nay đã có
những thành công đạt đƣợc song vẫn còn nhiều hạn chế so với yêu cầu đặt ra.
Trong quá trình dạy học còn mang nặng lối dạy học theo phƣơng pháp truyền

thống. Do đó hiệu quả giờ học không cao, giờ học còn khô khan, nhàm chán,
chƣa tạo đƣợc hứng thú cho học sinh. Vì vậy, để khắc phục đƣợc tình trạng
trên và đáp ứng nhu cầu của việc đổi mới phƣơng pháp dạy học nói chung,
đặc biệt là trong dạy học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nói riêng cần thiết phải
sử dụng hệ thống bài tập trong quá trình dạy học từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin. Việc sử dụng công nghệ thông
tin trong quá trình dạy học giúp thay đổi hình thức học tập, làm cho không khí
lớp học sôi nổi hơn, học sinh vui vẻ cởi mở hơn qua đó góp phần nâng cao
tình thần đoàn kết của học sinh. Đặc biệt học sinh tiếp thu bài một cách tự
giác, tích cực qua đó kiến thức đƣợc củng cố và ghi nhớ sâu hơn.
Tuy nhiên, trong thực tiễn dạy học cho thấy việc sử dụng công nghệ
thông tin vào dạy học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa còn là vấn đề mới, chƣa
đƣợc giáo viên sử dụng nhiều. Nguyên nhân là do giáo viên vẫn còn e ngại và
lung túng trong việc sử dụng công nghệ thông tin. Vậy việc sử dụng công

2


nghệ thông tin trong dạy học từ đồng âm và từ nhiều nghĩa nhƣ thế nào để đạt
hiệu quả tốt đang còn là vấn đề trăn trở của nhiều giáo viên.
Bản thân cũng là một giáo viên Tiểu học, với mong muốn giúp học sinh
nắm rõ từ đồng âm, từ nhiều nghĩa, phân biệt đƣợc từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
cũng nhƣ giúp giáo viên có một giờ dạy hiệu quả nên tôi đã chọn nghiên cứu,
đi sâu tìm hiểu đề tài: “Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ
đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ
thông tin”
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa là mảng kiến thức khó đối với học sinh
Tiểu học đặc biệt là việc phân biệt chúng. Chính vì thế mà đã có rất nhiều các
công trình nghiên cứu của các tác giả về từ vựng có đề cập đến từ đồng âm và

từ nhiều nghĩa. Chẳng hạn:
Hai tác giả Lê Phƣơng Nga, Nguyễn Trí trong Giáo trình Phương pháp
dạy học Tiếng Việt 2 – NXB ĐHSP – 2004 đã chú ý đến việc nhận từ đồng
âm, từ nhiều nghĩa.
Tác giả Nguyễn Thiện Giáp (chủ biên) trong Dẫn luận ngôn ngữ học –
NXB ĐHSP – 2008 đã đƣa ra những dấu hiệu để phân biệt từ đồng âm và từ
nhiều nghĩa.
Trong cuốn Hỏi – Đáp về dạy học Tiếng Việt 5 – NXB Giáo dục Việt
Nam đã trình bày biện pháp chơi chữ và những dấu hiệu để phân biệt từ đồng
âm và từ nhiều nghĩa.
Tuy nhiên, các tài liệu trên chỉ nêu nên hiện tƣợng đồng âm, nhiều nghĩa;
chỉ đƣa ra những dấu hiệu chung chung để phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa. Song chƣa có tài liệu nào trình bày về việc xây dựng hệ thống bài tập
để giúp học sinh phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa. Chính vì vậy, đề tài
này của chúng tôi sẽ định hƣớng một cách cụ thể cho việc phân biệt từ đồng

3


âm, từ nhiều nghĩa, xây dựng hệ thống bài tập phân biệt từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa cũng nhƣ nâng cao năng lực sử dụng công nghệ thông tin cho đông đảo
giáo viên đặc biệt là giáo viên tiểu học.
3. Mục đích nghiên cứu
Xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều
nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
4. Đối tƣợng, phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu
Hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho
học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin.
4.2. Phạm vi nghiên cứu

Trong khuôn khổ của đề tài và do thời gian nghiên cứu hạn hẹp nên
chúng tôi chỉ dừng lại ở viêc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt
từ đồng âm và từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công
nghệ thông tin.
5. Nhiệm vụ nghiên cứu
5.1. Tìm hiểu cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học
với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
5.2. Đề xuất các bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin
5.3. Thực nghiệm sƣ phạm
6. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong khóa luận này chúng tôi sử dụng các phƣơng pháp sau:
+ Phƣơng pháp phân tích
+ Phƣơng pháp tổng hợp
+ Phƣơng pháp điều tra

4


+ Phƣơng pháp chuyên gia
+ Phƣơng pháp thực nhiệm
+ Phƣơng pháp thống kê
7. Cấu trúc khóa luận
Ngoài phần Mở đầu và phần Kết luận, nội dung khóa luận gồm 2
chƣơng:
Chƣơng 1. Cơ sở lí luận và cơ sở thực tiễn của việc xây dựng hệ thống
bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học
Chƣơng 2. Hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt từ đồng âm, từ nhiều
nghĩa cho học sinh tiểu học với sự hỗ trợ của công nghệ thông tin và thực

nghiệm sƣ phạm

5


CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ VIỆC
XÂY DỰNG HỆ THỐNG BÀI TẬP RÈN KĨ NĂNG PHÂN BIỆT
TỪ ĐỒNG ÂM, TỪ NHIỀU NGHĨA CHO HỌC SINH TIỂU HỌC
1.1. Cơ sở lí luận về việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân biệt
từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học
1.1.1. Từ đồng âm
1.1.1.1. Khái niệm từ đồng âm
Có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu và đƣa ra các khái niệm khác nhau về
từ đồng âm.
Theo tác giả Đào Duy Anh trong cuốn Hán Việt từ điển giản yếu
thì“đồng âm là những tiếng giống nhau”.[2,tr.208]
Trong cuốn Dẫn luận ngôn ngữ học của tác giả Nguyễn Thiện Giáp (chủ
biên), Đoàn Thiện Thuật, Nguyễn Minh Thuyết chỉ ra rằng “Đồng âm là
hiện tượng trùng nhau về ngữ âm của hai hoặc hơn hai đơn vị ngôn
ngữ khác nhau”.[4,tr.94]
Tác giả Hoàng Phê trong cuốn Từ điển tiếng Việt đã giải thích từ
đồng âm là “những từ có vỏ ngữ âm giống nhau nhưng khác nhau về
mặt ý nghĩa”.[8,tr.432]
Theo Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Hỏi – Đáp Tiếng Việt 5: “Từ
đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhưng có nghĩa hoàn
toàn khác biệt nhau và không hề liên quan với nhau”.[9,tr.129]
Nhƣ vậy, theo chúng tôi: Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình
thức ngữ âm nhưng khác nhau về ý nghĩa.
Ví dụ: Trong tiếng Việt có nhóm từ đồng âm “cầu”
Cầu1: quán ở giữa đồng, hay giữa đƣờng cái để ngƣời qua lại nghỉ chân.

Cầu2: đồ chơi có một đế nhỏ hình tròn, trên mặt có nhóm lông chim hoặc
túm giấy nhỏ, dùng để đá chuyền qua lại cho nhau hay dùng vợt đánh.

6


Cầu3: công trình bắc qua mặt nƣớc hay một nơi đất trũng để tiện cho việc
qua lại.
Cầu4: mong muốn những điều tốt đẹp.
Cả 4 ý nghĩa trên của từ “cầu” không liên quan gì với nhau cho nên 4 từ
trên là từ đồng âm.
1.1.1.2. Giá trị sử dụng của từ đồng âm
Theo định nghĩa trên thì “Từ đồng âm là những từ giống nhau về hình
thức ngữ âm nhƣng khác nhau về ý nghĩa.”
Ví dụ: Nghĩa của đồng (một khoảng đất rộng để gieo trồng) khác hẳn với
nghĩa đồng (đơn vị tiền tệ).
Chính vì có ý nghĩa khác xa nhau, không liên quan đến nhau nhƣ vậy
nên ngƣời Việt xƣa đã khai thác triệt để điều này bằng việc sử dụng từ đồng
âm để chơi chữ, để gây cƣời và sử dụng trong giao tiếp hằng ngày.
Chơi chữ là cách dùng từ đồng âm dựa vào hiện tƣợng đồng âm, tạo ra
những câu nói có nhiều nghĩa, gây những bất ngờ thú vị cho ngƣời đọc, ngƣời
nghe. Ngƣời xƣa thƣờng sử dụng từ đồng âm để chơi chữ, nó vừa thể hiện sự
thông minh, hiểu biết vừa thể hiện sự hài hƣớc, dí dỏm của mình. Chẳng hạn
trong bài ca dao:
Bà già đi chợ Cầu Đông
Bói xem một quẻ lấy chồng lợi1 chăng?
Thầy bói gieo quẻ nói rằng:
Lợi2 thì có lợi3 nhƣng răng chẳng còn.
Lợi1: lợi lộc, ngụ ý nói đến viêc lấy chồng có đƣợc lợi lộc gì không?
Lợi2,3: nói đến lợi ở răng, phần thịt bao giữ chân răng.

Việc sử dụng từ đồng âm “lợi” trong bài ca dao trên tạo nên sự bất ngờ
trong câu ca dao làm cho ngƣời đọc cảm giác hài hƣớc, vui vẻ, đầy thú vị.
Ngoài ra còn có rất nhiều các câu sử dụng từ đồng âm nhƣ:

7


Kiến bò đĩa thịt bò.
Trong câu trên, bò1 là động từ chỉ hoạt động , di chuyển ở tƣ thế nằm sấp
bằng cử động cả chân lẫn tay.
bò2 là danh từ chỉ loài động vật to, chân cao có hai móng, sừng tròn và
ngắn, lông thƣờng màu vàng, nuôi để kéo cày, kéo xe, lấy sữa, ăn thịt.
Hay: “Một nghề cho chín1 còn hơn chín2 nghề”.
Chín1: chỉ sự thành thạo, tinh thông trong nghề nghiệp của mỗi ngƣời.
Chín2: chỉ số lƣợng nghề nghiệp.
Hay nhƣ trong câu:
“Ai1 công hầu, ai2 khanh tƣớng, trong trần ai3, ai4 dễ biết ai5?
Thế1 Chiến Quốc, thế2 Xuân Thu, gặp thời thế3, thế4 thời phải thế5.”
Ai1,2,4,5: là các đại từ.
Ai3: là từ tố của trần ai (bụi).
Thế1,2 là danh từ chỉ cục diện, thế lực.
Thế3: là từ tố của thời thế chỉ tình thế, hoàn cảnh chung của một thời kì
xã hội.
Thế4,5: là đại từ.
1.1.2. Từ nhiều nghĩa
1.1.2.1. Khái niệm từ nhiều nghĩa
Tác giả Nguyễn Minh Thuyết trong cuốn Hỏi – Đáp Tiếng Việt 5 cho
rằng :”Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa. Từ nhiều nghĩa hình
thành theo phương thức hoán dụ hoặc ẩn dụ”.[9,tr.131]
Nhƣ vậy, theo chúng tôi: Từ nhiều nghĩa là một từ nhưng có nhiều nghĩa

trong đó có một từ mang nghĩa gốc từ còn lại mang nghĩa chuyển.
Ví dụ: từ “ăn”
Ăn cơm
Ăn cƣới

8


Da ăn nắng
Ăn ảnh
Tàu ăn hàng
Sông ăn ra biển
Sơn ăn mặt
Ăn trong ăn cơm mang nghĩa gốc chỉ hoạt động cho chất dinh dƣỡng vào
cơ thể.
Ăn trong các từ còn lại mang nghĩa chuyển, do mở rộng nghĩa gốc mà có.
1.1.2.2. Giá trị sử dụng của từ nhiều nghĩa
Cũng giống nhƣ từ đồng âm, từ nhiều nhĩa có rất nhiều giá trị sử dụng.
- Gọi tên đồ vật, sự vật: Để gọi tên đƣợc sự vật, đồ vật ta có thể mở rộng
nghĩa gốc của từ nhiều nghĩa.
Ví dụ: từ “chân”
Nghĩa 1:là bộ phận dƣới cùng của cơ thể ngƣời hay động vật dụng để đi,
đứng, chạy, nhảy (chân ngƣời, chân trâu,…).
Nghĩa 2: chỉ phần dƣới cùng, phần cuối cùng của một sự vật nào đó
(chân bàn, chân trời,…).
Hay nhƣ trong câu:
Ngày ngày mặt trời1 đi qua trên lăng
Thấy một mặt trời2 trong lăng rất đỏ.
Mặt trời1: là ngôi sao trung tâm của hệ mặt trời, có tác dụng chiếu sáng
và tỏa nhiệt.

Mặt trời2: chỉ Bác Hồ - vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam.
- Làm phong phú vốn từ
Từ nhiều nghĩa là một từ nhƣng có nhiều nghĩa, trong đó có một từ mang
nghĩa gốc còn các từ còn lại mang nghĩa chuyển. Các từ mang nghĩa chuyển
đƣợc tạo ra bằng phƣơng thức ẩn dụ hay hoán dụ. Chính nhờ hiện tƣợng

9


chuyển nghĩa ấy đã tạo ra rất nhiều từ khác nhau nhƣng có nghĩa liên quan tới
nhau. Điều đó không chỉ làm cho từ tiếng Việt trở nên phong phú và đa dạng
hơn, các câu thơ hay đoạn văn trở nên hay hơn, sinh động hơn mà còn giúp
mở rộng vốn từ cho học sinh, giúp học sinh phát huy đƣợc trí tƣởng tƣợng và
khả năng sáng tạo của mình.
1.1.3. Phân biệt từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
1.1.3.1. Sự giống nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
- Đều đƣợc hình thành từ quy luật tiết kiệm từ của ngôn ngữ - dùng ít
ngôn ngữ nhƣng biểu đạt đƣợc nhiều.
Ví dụ: từ bò có những nghĩa biểu đạt sau:
+ Là danh từ chỉ một loài động vật to, chân cao có hai móng, sừng tròn
và ngắn, lông thƣờng màu vàng, nuôi để kéo cày, kéo xe, lấy sữa, ăn thịt.
+ Là động từ chỉ hoạt động , di chuyển ở tƣ thế nằm sấp bằng cử động cả
chân lẫn tay.
- Đều có hình thức giống nhau, đọc giống nhau, viết giống nhau, chỉ
khác nhau về nghĩa.
Ví dụ:
cơm đã chín1
chín2 điểm
chín3 chắn
chín1: tính từ chỉ trạng thái

chín2: số từ chỉ số lƣợng.
chín3: tính từ chỉ trạng thái.
Trong đó:
Chín2 đồng âm với chín1 và chín3 nhƣng nghĩa hoàn toàn khác nhau.
Chín1, chín3 là từ nhiều nghĩa với chín1 mang nghĩa gốc, chín3 mang
nghĩa chuyển.

10


1.1.3.2. Sự khác nhau giữa từ đồng âm và từ nhiều nghĩa
Từ đồng âm và từ nhiều nghĩa có điểm khác biệt chủ yếu sau:
Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Là hai hay nhiều từ giống nhau về - Là một từ nhƣng có nhiều nghĩa.
hình thức ngữ âm.
Ví dụ: cơm chín và chín điểm

Ví dụ: Cơm đã chín1 và ngƣợng chín2
mặt

- Có nghĩa hoàn toàn khác biệt nhau, - Có nghĩa liên quan tới nhau, trong
đó có một từ mang nghĩa gốc, từ còn

không có bất cứ mối liên hệ nào

lại mang nghĩa chuyển.
Ví dụ:


Ví dụ:

Cơm chín: là việc hạt gạo đƣợc nấu Chín1: là việc hạt gạo đƣợc nấu kĩ để
kĩ để ăn.

ăn (nghĩa gốc).

Chín điểm: là chỉ số đếm, số liền sau Chín2: mặt đỏ lên vì ngại (nghĩa
số tám.

chuyển)

- Không giải thích đƣợc bằng cơ chế - Do cơ chế chuyển nghĩa tạo thành
chuyển nghĩa.

(ẩn dụ hoặc hoán dụ).

Ví dụ: cơm chín và chín điểm thì cả Ví dụ:
hai từ chín trong đều mang nghĩa Chín1: là việc hạt gạo đƣợc nấu kĩ để
ăn (nghĩa gốc).

gốc.

Chín2: mặt đỏ lên vì ngại (nghĩa
chuyển).

11



Dựa vào bảng so sánh trên, ta có thể thấy đƣợc những điểm khác nhau cơ
bản nhất của từ đồng âm và từ nhiều nghĩa.
Từ đồng âm là những từ có hình thức ngữ âm giống nhau nhƣng khác
nhau về ý nghĩa. Ở mọi văn cảnh khác nhau thì từ đồng âm luôn mang nghĩa
gốc. Còn từ nhiều nghĩa là một từ nhƣng mang nhiều nghĩa khác nhau trong
đó một từ mang nghĩa gốc còn lại các từ mang nghĩa chuyển từ nghĩa gốc.
Các từ mang nghĩa chuyển đƣợc tạo ra từ phƣơng thức ẩn dụ hoặc hoán dụ.
1.1.4. Đặc điểm tâm sinh lí lứa tuổi học sinh tiểu học
1.1.4.1. Tư duy
Tƣ duy là quá trình nhận thức và phản ánh nhận thức của con ngƣời về
tự nhiên và xã hội.
Do đặc điểm tâm lí, lứa tuổi, sự phát triển tƣ duy của các em diễn ra theo
con đƣờng từ những cái trực quan, cụ thể đến tƣ duy trừu tƣợng. Nên khả
năng nhận thức về thế giới khách quan của học sinh tiểu học bắt đầu từ cảm
giác, tri giác sau đó là khả năng liên tƣởng, tƣởng tƣợng (các biểu tƣợng dần
dần hiện ra khi trẻ liên tƣởng và tƣởng tƣợng). Ở những lớp cuối cấp tiểu học
(lớp 4,5) khả năng sử dụng khái niệm kết hợp với thao tác phân tích, tổng hợp
ngày càng phong phú.
1.1.4.2. Tri giác
Tri giác là quá trình nhận thức cao hơn cảm giác, phản ánh trực tiếp và
trọn vẹn sự vật, hiện tƣợng bên ngoài với đầy đủ đặc điểm của nó.
Tri giác của học sinh tiểu học mang tính đại thể ít đi sâu vào những tiểu
tiết, chi tiết. Ở giai đoạn đầu tiểu học tri giác gắn với các hành động trực
quan. Đến giai đoạn cuối tiểu học tri giác của các em phát triển hơn, trẻ thích
thú quan sát các sự vật, hiện tƣợng có màu sắc sặc sỡ hấp dẫn, lúc này tri giác
của trẻ mang tính có chủ định.

12



1.1.4.3. Tưởng tượng
Tƣởng tƣợng là một quá trình xây dựng những cái mới dựa vào những
biểu tƣợng đã có sẵn của bản thân.
Tƣởng tƣợng của học sinh tiểu học đƣợc chia ra thành tưởng tượng tái
tạo và tưởng tượng sáng tạo. Đối với học sinh giai đoạn đầu tiểu học thì
tƣởng tƣợng hình ảnh còn đơn giản, chƣa bền vững, dễ thay đổi và chủ yếu là
tƣởng tƣợng tái tạo. Còn học sinh cuối tiểu học thì tƣởng tƣợng sáng tạo bắt
đầu phát triển, trẻ thích thú với việc làm thơ, vẽ tranh,…
Tìm hiểu các yếu tố tâm lí (tri giác, tƣ duy, chú ý,…) của học sinh tiểu
học giúp chúng ta hiểu đúng đối tƣợng dạy học. Từ đó lựa chọn nội dung dạy
học, mức độ yêu cầu bài học,... phù hợp với học sinh.
1.1.5. Vai trò của công nghệ thông tin và một số phần mềm thường sử dụng
trong thiết kế bài tập về từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học
1.1.5.1. Khái niệm của công nghệ thông tin
Thuật ngữ "Công nghệ thông tin" xuất hiện lần đầu vào năm 1958 trong
bài viết xuất bản tại tạp chí Harvard Business Review. Hai tác giả của bài viết,
Leavitt và Whisler đã bình luận: "Công nghệ mới chưa thiết lập một tên riêng.
Chúng ta sẽ gọi là công nghệ thông tin (Information Technology – IT).
Công nghệ thông tin trong tiếng Anh là Information Technolory viết tắt
là IT: là ngành khoa học ứng dụng công nghệ quản lí và xử kí thông tin. Đó
là ngành sử dụng máy tính và phần mền máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo
vệ, xử lí và thu thập thông tin.
Ở Việt Nam, khái niệm “Công nghệ thông tin” đƣợc hiểu và định nghĩa
trong Nghị quyết Chính phủ 49/CP ký ngày 04/08/1993: "Công nghệ thông
tin là tập hợp các phương pháp khoa học, các phương tiện và công cụ kĩ thuật
hiện đại – chủ yếu là kĩ thuật máy tính và viễn thông – nhằm tổ chức khai thác

13



và sử dụng có hiệu quả các nguồn tài nguyên thông tin rất phong phú và tiềm
năng trong mọi lĩnh vực hoạt động của con người và xã hội".[11].
Nhƣ vậy, Công nghệ thông tin đƣợc hiểu là: ngành khoa học ứng dụng
công nghệ quản lí và xử kí thông tin. Đó là ngành sử dụng máy tính và phần
mền máy tính để chuyển đổi, lưu trữ, bảo vệ, xử lí và thu thập thông tin.
1.1.5.2. Khái niệm về phần mềm dạy học
Phần mềm dạy học là phần mềm đƣợc tạo lập nhằm trợ giúp trong một
chừng mực nào đó có thể thay thế một phần hay toàn bộ các hoạt động dạy
học của thầy.
Nói đến dạy học ngƣời ta phải đề cập đến các khía cạnh chủ yếu sau:
- Nội dung kiến thức cần truyền đạt.
- Đối tƣợng cần truyền đạt.
- Phƣơng pháp, phƣơng tiện cần truyền đạt kiến thức.
Hiệu quả của việc dạy học đƣợc đánh giá bằng khối lƣợng, chất lƣợng
kiến thức đƣợc chuyển từ giáo viên sang học sinh.
Trong giáo dục truyền thống, quá trình dạy học diễn ra giữa ngƣời với
ngƣời, việc đánh giá hiệu quả phụ thuộc chủ yếu vào kiến thức cũng nhƣ khả
năng của thầy. Khi có sự hỗ trợ của máy tính điện tử nói chung và sự hỗ trợ
của phần mềm dạy học nói riêng thì hiệu quả cho việc đánh giá là sự tích hợp
kiến thức đầy đủ của nhiều lĩnh vực.
1.1.5.3. Vai trò của các phần mềm trong dạy học
Giáo dục và đào tạo đang là vấn đề đƣợc quan tâm hàng đầu ở các tất cả
các quốc gia nói chung và Việt Nam nói riêng. Hiện nay, các quốc gia trên thế
giới đang nỗ lực đổi mới nội dung và phƣơng pháp giáo dục – đào tạo với
nhiều mô hình biện pháp khác nhau nhằm mở rộng quy mô, nâng cao tính tích
cực trong dạy học một cách toàn diện; dạy học hƣớng ngƣời học đến việc học
tập chủ động, sáng tạo. Muốn vậy cần phải nâng cao, cải thiện đồng bộ các

14



thành tố liên quan, trong đó có công nghệ thông tin, mà điều quan trọng là
việc ứng dụng các phần mềm trong việc thiết kế các bài giảng điện tử. Bởi vì,
với sự hỗ trợ của các phần mềm dạy học đã giảm nhẹ công việc của giáo viên
và giúp học sinh hứng thú hơn trong các giờ học. Bên cạnh đó với sự hỗ trợ
của công nghệ thông tin còn giúp cho giáo viên thể hiện đƣợc các năng lực
khác của mình.
- Ƣu điểm của việc sử dụng các phần mềm dạy học
Ƣu điểm đầu tiên phải kể đến khi sử dụng các phần mềm để thiết kế các
dạng bài tập đó là góp phần truyền tải đến học sinh một khối lƣợng lớn kiến
thức trong một giờ dạy.
Ngoài ra, việc sử dụng các phần mềm dạy học để thiết kế các dạng bài
tập giúp giáo viên đƣa đƣợc một lƣợng lớn các tƣ liệu có liên quan nhƣ tranh
ảnh, đoạn phim, video, flash,…làm cho bài học sinh động hơn, tạo hứng thú
cho học sinh trong học tập.
Một trong những lí do khiến nhiều quốc gia coi việc sử dụng các phần
mềm dạy học trong dạy học là một việc làm không thể thiếu trong công cuộc
đổi mới phƣơng pháp dạy học vì nó giúp học sinh hình thành đƣợc những
biểu tƣợng rõ nét liên quan đến bài học. Từ đó kích thích học sinh tƣ duy,
phát huy tính tích cực, tự lực của học sinh trong quá trình học.
Sử dụng các phần mềm dạy học giúp giáo viên bớt đƣợc thời gian treo
bảng phụ, tranh minh họa và thời gian viết bảng chỉ bằng một cái Click chuột,
vì vậy khắc phục đƣợc việc “cháy giáo án” khi dạy, giáo viên có thể dành
nhiều thời gian cho việc mở rộng kiến thức liên quan tới bài học cho học sinh.
Thông qua đó, giáo viên có nhiều thời gian đặt các câu hỏi gợi mở tạo điều
kiện cho học sinh hoạt động nhiều hơn trong giờ học.

15



Nhƣ vậy, khả năng mới mẻ và ƣu việt này của việc sử dụng các phần
mềm dạy học sẽ nhanh chóng làm thay đổi cách sống, cách làm việc, cách tƣ
duy và quan trọng hơn là cách quyết định con ngƣời.
- Nhƣợc điểm của việc sử dụng các phần mềm dạy học
Khi sử dụng các phần mềm dạy học trong thiết kế các dạng bài tập, giáo
viên phải mất nhiều thời gian chuẩn bị công phu do phải tìm kiếm nhiều tài
liệu từ nhiều nguồn khác nhau. Đây cũng chính là lí do khiến nhiều giáo viên
ngại sử dụng các phần mềm dạy học. Việc sử dụng các phần mềm dạy học đòi
hỏi giáo viên có những hiểu biết nhất định về tin học và các phần mềm dạy
học; về phía nhà trƣờng thì phải đảm bảo cơ sở vật chất, cung cấp đầy đủ các
trang thiết bị cho giáo viên trong quá trình giảng dạy.
Khi trình chiếu giảng dạy trên lớp học sinh tò mò, chú ý đến phim, hình
ảnh,…mà ít chú ý đến nội dung của bài học và ít ghi chép những nội dung
quan trọng của bài học.
1.1.5.4. Phần mềm Violet trong dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
a) Giới thiệu phần mềm Violet
Violet đƣợc viết tắt từ cụm từ tiếng Anh: Visual & Leson Editor for
Teachers (công cụ soạn thảo bài giảng trực tuyến dành cho giáo viên).
Violet là phần mềm công cụ giúp giáo viên có thể xây dựng đƣợc các bài
giảng trên máy tính một cách nhanh chóng và hiệu quả. So với các công cụ
khác, Violet chú trọng hơn trong việc tạo ra các bài giảng có âm thanh, hình
ảnh, chuyển động và tƣơng tác,…rất phù hợp với học sinh tiểu học.
b) Chức năng của phần mềm Violet
Violet có đầy đủ các tính năng để xây dựng bài giảng nhƣ:
- Cho phép nhập các dữ liệu, văn bản, công thức, hình vẽ, các dữ liệu
multimedia (hình ảnh, âm thanh, phim hoạt hình, flash,..), sau đó lắp ghép
với nhau, sắp xếp thứ tự, căn chỉnh và thiết lập tham số.

16



- Tạo các hiệu ứng hình ảnh, hiệu ứng chuyển động, riêng với việc sử lí
multimedia Violet tỏ ra mạnh hơn các phần mền khác.
- Cho phép thể hiện và các file flash, cho phép sử dụng mọi định dạng
file, video, thao tác các quá trình chạy các đoạn video.
- Xây dựng hệ thống bài tập trắc nghiệm khách quan, tạo bài tập ô chữ
cần thiết cho hoạt động củng cố kiến thức và nâng cao nhận thức của
học sinh.
Bài tập trắc nghiệm gồm các loại: một đáp án đúng, nhiều đáp án đúng,
ghép đôi, chọn đúng sai,…
* Ƣu, nhƣợc điểm của phần mềm Violet
- Ƣu điểm
+ Violet là phần mềm dễ sử dụng, có đầy đủ các tính năng soạn thảo và
trình chiếu, phiên bản mới nhất tính tới thời điểm hiện tại là Violet 1.9, trải
qua quá trình nâng cấp, cải tiến từ Violet 1.1 đến Violet 1.9 nhƣ hiện nay.
Violet cho phép ngƣời dùng có thể thực hiện thao tác sao chép, cắt ,
dán dữ liệu (ảnh, văn bản, các dạng bài tập, phim,..) trên cùng một màn
hình soạn thảo.
+ Bên cạnh đó Violet còn tạo ra các bài tập trắc nghiệm, bài tập ô chữ
mà có thể đóng gói và nhúng trực tiếp vào bài giảng PowerPoint một cách
đơn giản, từ đó tạo ra hứng thú học tập và phát huy tính tích cực trong học tập
cho học sinh.
+ Với Violet giáo viên có thể giảng bài một cách dễ dàng, đƣa đƣợc
nhiều kiến thức trong một bài giảng, đồng thời cũng giúp giáo viên kiểm tra,
đánh giá đƣợc khả năng tiếp thu bài của học sinh.
- Nhƣợc điểm
Ngƣời khai thác, sử dụng còn ngại trong vấn đề cài đặt phức tạp và mang
tính kinh tế (phải mua bản quyền sử dụng nếu muốn sử dụng trong thời gian

17



dài). Đây là một phần mới chƣa đƣợc khai thác triệt để và chuyên sâu nên
chƣa cập nhật rộng tới ngƣời giáo viên, giao diện màn hình chƣa nhiều mẫu
sẵn có, nền cho bài giảng thƣờng là một màu trắng đơn giản. Nhƣợc điểm
chung của các bài giảng điện tử là không lƣu tuần tự nội dung dạy học trên
màn chiếu giống nhƣ dạy trên bảng đen phấn trắng, khắc phục nhƣợc điểm
trên bằng cách kết hợp phƣơng pháp truyền thống “bảng đen phấn trắng” với
trình chiếu bằng các phần mền dạy học, nghĩa là sử dụng công nghệ thông tin
nhƣ một công cụ hỗ trợ bài dạy.
1.2. Cơ sở thực tiễn về việc xây dựng hệ thống bài tập rèn kĩ năng phân
biệt từ đồng âm, từ nhiều nghĩa cho học sinh tiểu học
1.2.1. Nội dung chương trình dạy học từ đồng âm, từ nhiều nghĩa
1.2.1.1. Nội dung chương trình dạy học từ đồng âm
Việc dạy học từ đồng âm đƣợc thực hiện trong phân môn Luyện từ và
câu ở lớp 5 nhƣng học sinh đã đƣợc làm quen với từ đồng âm từ rất sớm. Cụ
thể trong các phân môn sau:
Bảng 1.1. Bảng thống kê các phân môn sử dụng kiến thức từ đồng âm

Phân môn
Lớp

Tập đọc Chính tả

Tập làm Luyện từ
văn

và câu

Kể

chuyện

Tập viết

1

0

0

x

x

0

0

2

1

0

1

0

0


0

3

1

1

0

0

2

1

4

0

0

1

1

1

x


5

0

1

2

4

1

x

18


×