Tải bản đầy đủ (.doc) (50 trang)

KẾ TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (202.07 KB, 50 trang )

Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

LỜI MỞ ĐẦU
Tài sản cố định là cơ sở vật chất không thể thiếu trong nền kinh tế quốc
dân cũng như trong hoạt động sản xuất kinh doanh của bất kỳ doanh nghiệp nào.
Yêu cầu đặt ra với công tác kế toán trong các doanh nghiệp là phải quản lý chặt
chẽ, theo dõi chi tiết sự biến động của từng loại, phản ánh đầy đủ hiện trạng của
TSCĐ trong toàn bộ doanh nghiệp cũng như ở từng bộ phận sử dụng, có chế độ
tính khấu hao hợp lý và chặt chẽ. Các thông tin kế toán TSCĐ giúp ban lãnh đạo
doanh nghiệp xây dựng kế toán mua sắm, sửa chữa, nâng cấp TSCĐ nhằm nâng
cao năng lực cạnh tranh đồng thời tăng năng suất lao động cho công ty và góp
phần hiệu quả của công tác quản lý tài sản.
Xuất phát từ vị trí và vai trò của TSCĐ và thấy đước sự cần thiết của quản
lý cũng như sử dụng TSCĐ trong doanh nghiệp, do đó sau thời gian thực tập tại
công ty cổ phần vận tải thuỷ I, em đã đi sâu nghiên cứu và chọn đề tài: “ KẾ
TOÁN TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN
TẢI THUỶ I ”. Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung đề tài của em gồm 3
chương:
CHƯƠNG I
CHƯƠNG II

: Lý luận chung về kế toán TSCĐ hữu hình
: Thực trạng công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại

CHƯƠNG III

công ty cổ phần vận tải thuỷ I
: Hoàn thiện công tác kế toán TSCĐ hữu hình tại



công ty cổ phần vận tải thuỷ I.
Hoàn thiện đề tài này, em xin gửi lời chân thành cảm ơn sự hướng dẫn tận
tình của T.s Đỗ Thị Phương, em cũng chân thành cảm ơn Ban lãnh đạo và Phòng
kế toán của công ty đã nhiệt tình giúp đỡ em hoàn thiện đề tài này.
Do trình độ bản thân còn nhiều hạn chế và thời gian thâm nhập thực tế
không nhiều nên luận văn của em còn nhiều thiếu sót. Em rất mong được sự đóng
góp ý kiến của các thầy cô giáo để bài luận văn của em được hoàn thiện hơn.
Em xin chân thành cảm ơn!

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

CHƯƠNG I
LÝ LUẬN CHUNG VỀ KẾ TOÁN
TÀI SẢN CỐ ĐỊNH HỮU HÌNH
I. Khái niệm về tài sản cố định hữu hình và ý nghĩa của tài sản cố định hữu
hình trong doanh nghiệp
Tài sản cố định hữu hình (TSCĐHH) là những tài sản có thể có hình thái
vật chất do doanh nghiệp nắm giữ để phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh
doanh, cho thuê hoặc cho hoạt động hành chính sự nghiệp, phúc lợi phù hợp với
tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ.
Theo chuẩn mực kế toán Viêth Nam số 03 (TSCĐHH) thì các TSCĐ được

coi là TSCĐHH phải thoả mãn đồng thời 4 chỉ tiêu ghi nhận sau đây:
• Chắc chắn thu dược lợi ích kinh tế trong tương lai.
• Nguyên giá phải được xác định một cách đáng tin cậy.
• Thời gian sử dụng ước tinh trên 1 năm.


Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định.

Theo quy định hiện hành thì những tài sản thoả mãn 3 tiêu chuẩn đầu tiên
và có giá trị từ 10 triệu đồng trở lên được coi là TSCĐ (Quyết định số
206/2003/QĐ-BTC ngày 12/02/2003 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính).
Đối với một doanh nghiệp thì TSCĐHH là một bộ phận quan trọng nhất
trong các tư liệu lao động sử dụng trong quá trình sản xuất kinh doanh. Đó là
những tư liệu lao động chủ yếu được sử dụng một cách trực tiếp hay gián tiếp
trong quá trình sản xuất kinh doanh như máy móc thiết bị, phương tiện vận tải,
nhà xưởng công trình, kho tàng, dây chuyền công nghệ …
Như vậy có thể nói TSCĐHH là cơ sở vật chất kỹ thuật quan trọng và có ý
nghĩa to lớn đối với doanh nghiệp kinh doanh trong nền kinh tế quốc dân. Nâng
cấp, hoàn thiện, đổi mới sử dụng có hiệu quả TSCĐHH là một trong những nhân
tố quyết định sự tồn tại và phát triển của toàn bộ nền kinh tế nói chung và của
các doanh nghiệp nói riêng.
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà


II. Các đặc điểm TSCĐHH
TSCĐHH có các đặc điểm sau:
• TSCĐHH tham gia vào nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh khác nhau
nhưng vẫn giữ nguyên được hình thái vật chất ban đầu.
• Trong quá trình tồn tại TSCĐHH hao mòn dần, song giá trị còn lại của
nó lại được dịch chuyển dần từng phần vào giá trị sản phẩm sản xuất ra.
• TSCĐHH chỉ thực hiện được một vòng luân chuyển khi giá trị của nó
được thu hồi toàn bộ.
III. Phân loại TSCĐHH
Trong các doanh nghiệp, TSCĐHH rất đa dạng cả về số lượng và chất
lượng cũng như về chủng loại. Để tạo điều kiện cho công tác quản lý và kế toán
TSCĐ thì việc phân loại TSCĐHH là điều cần thiết.
Phân loại TSCĐHH là việc phân chia toàn bộ TSCĐ hiệc có của doanh
nghiệp theo tiêu thức nhất định nhằm phục vụ cho nhu cầu quản lý.
Cách phân loại như sau:
1. Phân loại TSCĐHH theo kết cấu:
Theo hình thức phân loại này toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp được
chia làm các loại sau:
• Nhà cửa, vật kiến trúc: Bao gồm nhà kho, nhà xưởng sản xuất, nhà làm
việc, sân bãi, cửa hàng …
• Phương tiện, thiết bị vận tải, truyền dẫn: Là những TSCĐHH dùng để
vận chuyển vật tư hàng hoá, sản phẩm như ôtô, tàu thuỷ, tàu hoả … các hệ thống
truyền dẫn như đường dây tải điện, ống dẫn xăng dầu, hơi nước … cũng được
xếp vào nhóm TSCĐHH này.
• Máy móc thiết bị: Gồm toàn bộ máy móc thiết bị dung trong doanh
nghiệp như máy móc thiết bị động lực, máy móc thiết bị công tác, dây truyền
sản xuất, các máy đơn lẻ …
• Thiết bị dụng cụ quản lý: Gồm các thiết bị, dụng cụ phục vụ cho quản
lý như thiết bị điện tử, máy vi tính, máy điện thoại, máy fax …

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

• Cây lâu năm, súc vật làm việc và cho sản phẩm: Gồm các loại cây lâu
năm (chè, cao su, cà phê…), súc vật làm việc ( trâuu, bò, ngựa, voi … cày kéo)
và súc vật cho sản phẩm ( trâu, bò sữa …)
• TSCĐHH khác: là tất cả những TSCĐHH chưa phản ánh ở trên như
TSCĐHH không cần dùng, chưa cần dùng, chờ thanh lý, nhượng bán, các tác
phẩm nghệ thuật, tranh ảnh …
Phân loại TSCĐHH theo kết cấu giúp cho nhà quản lý có một cái nhìn
tổng thể về cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp. Đây là căn cứ quan trọng để xây
dựng các quyết định đầu tư.
2. Phân loại TSCĐHH theo quyền sở hữu
Căn cứ vào quyền sở hữu TSCĐHH của doanh nghiệp chia thành 2 loại:
TSCĐHH tự có và TSCĐHH thuê ngoài
• TSCĐHH tự có: Là những TSCĐHH do doanh nghiệp xây dựng, mua
sắm, hình thành từ nguồn vốn ngân sách cấp hoặc do cấp trên cấp, bằng nguồn
vốn vay dài hạn, nguồn vốn liên doanh …
• TSCĐHH thuê ngoài: Là những TSCĐHH mà doanh nghiệp đi thuê để
sử dụng trong một thời gian nhất định theo hợp đồng đã ký kết. Tuỳ theo các
điều khoản hợp đồng mà TSCĐHH đi thuê được chia thành:
 TSCĐHH thuê tài chính: Là các TCĐHH doanh nghiệp của công ty
thuê tài chính nhưng doanh nghiệp có quyền kiểm soát và sử dụng lâu dàitheo

các điều khoản của hợp đồng cho thuê. Các TSCĐHH được gọi là thuê tài chính
nếu thoả mãn các điều kiện sau:
 Quyền sở hữu TSCĐHH được chuyển cho bên thuê hay bên đi
thuê được tiếp tục thuê tài sản theo quy định của hợp đồng cho thuê khi hết hạn.
 Hợp đồng cho phép bên đi thuê được lựa chọn mua TSCĐHH
thuê với giá thấp hơn giá trị thực tế của TSCĐHH thuê tại thời điểm mua lại.
 Thời hạn thuê hợp đồng phải ít nhất bằng 60% thời gian cần
thiết để khấu hao TSCĐHH thuê.

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

 Tổng số tiền thuê của một loại tài sản quy định tại hợp đồng ít
nhất phải tương đương với giá trị của TSCĐHH đó trên thị trường vào thời điểm
ký kết hợp đồng.
 TSCĐHH thuê hoạt động: Là những TSCĐHH mà doanh nghiệp
chỉ thuê sử dụng trong một thời gian ngắn. TSCĐHH thuê hoạt động không
thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp. Đối với các TSCĐHH này doanh nghiệp
chỉ có quyền sử dụng mà không có quyền định đoạt. Giá trị của các TSCĐHH
này không được tính vào giá trị tài sản của doanh nghiệp đi thuê.
3. Phân loại TSCĐHH theo tình hình sử dụng
• TSCĐHH đang sử dụng tại doanh nghiệp: Những tài sản này doanh
nghiệp đang sử dụng cho các hoạt động sản xuất kinh doanh, phúc lợi, sự

nghiệp, an ninh, quốc phòng, của doanh nghiệp.
• TSCĐHH cho thuê: Những tài sản này được doanh nghiệp sử dụng vào
việc cho thuê hoạt động hoặc cho thuê tài chính.
• TSCĐHH chưa cần dùng: Những tài sản này cần thiết cho các hoạt
động của doanh nghiệp song hiện tại chưa sử dụng, đang trong quá trình cất giữ
để sử dụng sau.
• TSCĐHH không cần dùng, chờ thanh lý nhượng bán: Những tài sản
này không cần thiết hay không phù hợp với hoạt động của doanh nghiệp hoặc
cần thiết nhưng xét thấy bị hư hỏng cần nhượng bán, thanh lý để giải phóng mặt
bằng, thu hồi vốn đầu tư.
4. Phân loại TSCĐHH theo mục đích sử dụng
• TSCĐHH dùng cho mục đích sản xuất kinh doanh: Là những
TSCĐHH đang sử dụng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp,
những TSCĐHH này được trích khấu hao tính vào chi phí sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp.
• TSCĐHH dùng cho hoạt động phúc lợi: Là những TSCĐHH dùng để
phục vụ đời sống vật chất hoặc tinh thần cho cán bộ công nhân viên trong doanh
nghiệp như: nhà trẻ, trạm y tế, nhà văn hoá, câu lạc bộ, các máy móc thiết bị
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

phục vụ cho mục đích phúc lợi … Theo quy định hiện hành phần trích khấu hao
của những tài sản này không tính vào chi phí sản xuất kinh doanh.

• TSCĐHH chờ xử lý: Là những tài sản đã lạc hậu hoặc hư hỏng không
còn sử dụng được dang chờ thanh lý hoặc nhượng bán.
IV. Nhiệm vụ của kế toán TSCĐHH
TSCĐHH thường là bộ phận chủ yếu trong tổng tài sản của doanh nghiệp
nói chung cũng như TSCĐHH nói riêng và do đó công tác kế toán TSCĐHH
đóng vai trò rất quan trọng trọng trong toàn bộ công tác kế toán của doanh
nghiệp.
Để đáp ứng yêu cầu quản lý TSCĐHH trong doanh nghiệp, kế toán
TSCĐHH cần thực hiện tốt các nhiệm vụ sau:
• Tổ chức ghi chép và phản ánh chính xác, kịp thời đầy đủ số lượng,
hiện trạng và giá trị của TSCĐHH hiện có cũng như tình hình tăng giảm và điều
chuyển trong nội bộ doanh nghiệp nhằm giám sát chặt chẽ việc mua sắm, đầu tư,
bảo quản và sử dụng TSCĐHH ở doanh nghiệp.
• Phản ánh kịp thờigiá trị hao mòn trong quá trình sử dụng, tinh toán và
phân bổ chính xác mức khấu hao hoặc kết chuyển kịp thời số khấu hao vào chi
phí sản xuất kinh doanh.
• Tham gia lập kế hoạch sửa chữa và dự toán sửa chữa TSCĐHH, phản
ánh chính xác chi phí thực thế sửa chữa.
• Tham gia kiểm kê, kiểm tra định kỳ hay bất thường TSCĐHH, yham
gia đáng giá lại TSCĐHH khi cần thiết.
V. Đánh giá TSCĐHH
Đánh giá TSCĐHH là biểu hiện giá trị TSCĐHH theo những quy tắc nhất
định, đánh giá TSCĐHH là điều kiện cần thiết để kế toán TSCĐHH tính khấu
hao và phân tích hiệu quả sử dụng tài sản trong doanh nghiệp.
1. Nguyên giá TSCĐHH

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương



Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Nguyên giá TSCĐHH là toàn bộ các chi phí thực tế dã bỏ ra để có
TSCĐHH cho tới khi đưa TSCĐHH đi vào hoạt động bình thường. Nói cách
khác đó là giá trị ban đầu, đầy dủ của TSCĐHH khi dưa vào sử dụng.
1.1. TSCĐHH do mua sắm
• Nguyên giá TSCĐHH loại mua sắm ( kể cả mua mới và mua cũ ) bao
gồm : giá thực tế phải trả, tiền vay đầu tư cho TSCĐHH khi chưa đưa TSCĐHH
vào sử dụng, các chi phí vận chuyển bốc dỡ, các chi phí sửa chữa, tân trang
trước khi TSCĐHH đưa vào sử dụng, chi phí lắp đặt, chạy thử, thuế và lệ phí
trước bạ.
• Trường hợp TSCĐHH được mua theo phương thức trả chậm: Nguyên
giá TSCĐHH đó được phản ánh theo giá mua trả ngay tại thời điểm mua và các
chi phí liên quan trực tiếp khác. Khoản chênh lệch giữa giá mua trả chậm và giá
mua trả tiền ngay được hạch toán vào chi phí theo kỳ hạn thanh toán, trừ khi số
chênh lệch đó được tính vào nguyên giá TSCĐHH theo quy định của chuẩn mực
chi phí đi vay.
• Trường hợp TSCĐHH do đầu tư xây dựng cơ bản hoàn thành thep
phương pháp giao thầu: Nguyên giá TSCĐHH là giá quyết toán công trình đầu
tư xây dựng, chi phí liên quan trực tiếp khác và lệ phí trước bạ ( nếu có ). Với
trường hợp là nếu mua TSCĐHH là nhà cửa, vật kiến trúc, gắn liền với quyền sử
dụng đất thì giá trị quyền sử dụng phải được xác định riêng biệt và ghi nhận là
TSCĐ vô hình.
Ngoài ra còn các khoản chi phí phát sinh như: Chi phí quản lý hành chính,
chi phí sản xuất chung, chi phí lắp đặt chạy thử … nếu không lien quan trực tiếp
đến việc mua sắm và đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sang sử dụng thì không

được tính vào nguyên giá TSCĐHH, các khoản lỗ ban đầu do máy móc không
hoạt động đúng như dự tính được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh.
1.2. TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự chế
Nguyên giá TSCĐHH tự chế hoặc xây dựng là giá thành thực tế của
TSCĐHH tự xây dựng hoặc tự chế cộng với chi phí lắp đặt chạy thử … Trường
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

hợp doanh nghiệp dùng sản phẩm do mình tự sản xuất ra để chuyển thành
TSCĐHH thì nguyên giá là chi phí sản xuất sản phẩm đó cộng với các chi phí
trực tiếp lien quan đến việc đưa TSCĐHH vào trạng thái sẵn sang sử dụng. Các
chi phí không hợp lý như nguyên vật liệu, vật liệu lãng phí, lao động hoặc các
khoản chi phí khác sử dụng vượt quá mức bình thường trong quá trình xây dựng
hoặc tự chế không được tính vào nguyên giá TSCĐHH.
1.3. TSCĐHH thuê tài chính
Trường hợp đi thuê TSCĐHH theo hình thức thuê tài chính thì nguyên giá
TSCĐHH được xác định theo quy định của chuẩn mực kế toán “thuê tài sản”.
1.4. TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi
• Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH
không tương tự hoặc tài sản khác: nguyên giá được xác định theo giá trị hợp lý
của TSCĐHH nhận về hoặc giá trị hợp lý của tài sản mang đi trao đổi, sau khi
điều chỉnh các khoản tiền tương đương tiền trả them hoặc thu về.
• Nguyên giá TSCĐHH mua dưới hình thức trao đổi với một TSCĐHH

tương tự hoặc có thể hình thành do bán để đổi lấy quyền sở hữu một tài sản
tương tự.
1.5. TSCĐHH tăng từ các nguồn khác
• Nguyên giá TSCĐHH được tài trợ, biếu tặng được ghi nhận ban đầu
theo giá trị hợp lý ban đầu. Trong trường hợp không ghi nhận theo giá trị ban
đầu thi doanh nghiệp ghi nhận theo giá trị danh nghĩa công ccá chi phí lien quan
trực tiếp đến việc đưa tài sản vào trạng thái sẵn sang sử dụng.
• Nguyên giá TSCĐHH nhận của đơn vị góp vốn liên doanh: Là giá trị
thoả thuận giữa các bên liên doanh ( do hội đồng lien doanh đánh giá ) cộng với
chi phí lắp đặt, chạy thử …
Nguyên giá của TSCĐHH chỉ thay đổi trong các trường hợp sau :
 Đánh giá lại TSCĐHH theo chủ trương của Nhà Nước.
 Lắp đặt thêm, nâng cấp TSCĐHH đã có.
 Tháo dỡ một hay một số bộ phận của TSCĐHH.
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Việc ghi sổ TSCĐHH theo nguyên giá cho phép đánh giá tổng quát năng
lực sản xuất, trình độ trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật và quy mô của doanh
nghiệp, chỉ tiêu nguyên giá TSCĐHH còn là cơ sở để tính khấu hao, theo dõi
tình hình thu hồi vốn đầu tư ban đầu và xác định hiệu suất sử dung TSCĐHH.
2. Giá trị còn lại của TSCĐHH
Giá trị còn lại của TSCĐHH được xác định theo công thức:

GTCL CỦA TSCĐHH = NG TSCĐHH – SỐ KHẤU HAO LŨY KẾ
Nguyên giá của TSCĐHH được lấy theo số liệu trong sổ kế toán sau khi
đã tính đến các chi phí phát sinh sau khi ghi nhận ban đầu.
Nguyên giá TSCĐHH được đánh giá lại thì giá trị còn lại của TSCĐHH
được điều chỉnh theo công thức sau:
GT_2*GT_3
GT_1 =
NG
Trong đó:
GT_1 : Giá trị còn lại của TSCĐHH sau khi đánh giá lại
GT_2 : Giá trị còn lại của TSCĐHH đánh giá lại
GT_3 : Giá trị đánh giá lại của TSCĐHH
NG
: Nguyên giá
Đánh giá TSCĐHH theo giá trị còn lại cho biết số tiền cong lại cần tiếp
tục thu hồi dưới hình thức khấu hao đồng thời nó cũng một phần phản ánh được
trạng thái kỹ thuật của TSCĐHH và là căn cứ để lập kế hoạch đổi mới, thanh lý
TSCĐHH. Tuy nhiên giá trị còn lại thường khác với giá trị thực tế của TSCĐHH
đó tính theo giá hiện tại trên thị thường. Do đó ngoài việc theo dõi giá trị còn lại
của TSCĐHH trên sổ sách, các nhà quản lý cũng phải cần nắm vững giá trị thực
tế của TSCĐHH để có được quyết định đầu tư đúng đắn.
VI. Kế toán chi tiết TSCĐHH trong doanh nghiệp
1. Kế toán chi tiết TSCĐHH ở địa điểm sử dụng, bảo quản
Để quản lý, theo dõi TSCĐ theo địa điểm sử dụng, người ta mở “Sổ
TSCĐ theo đơn vị sử dụng” cho từng đơn vị, bộ phận. Sổ này dùng để theo dõi
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương



Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

tình hình tăng, giảm TSCĐ trong suốt thời gian sử dụng tại đơn vị trên cơ sở các
chứng từ gốc về tăng, giảm TSCĐ.

2. Kế toán chi tiết TSCĐHH ở bộ phận kế toán
Tại phòng kế toán sử dụng thẻ TSCĐ để theo dõi chi tiết cho từng TSCĐ
của doanh nghiệp, tình hình thay đổi nguyên giá và giá trị hao mòn đã trích hàng
năm của từng TSCĐ. Thẻ TSCĐ do kế toán TSCĐ lập cho từng đối tượng ghi
TSCĐ.
Căn cứ để kế toán lập thẻ TSCĐ là:
• Biên bản giao nhận TSCĐ
• Biên bản đánh giá lại TSCĐ
• Biên bản thanh lý TSCĐ
• Các chứng từ khác có liên quan
Thẻ TSCĐ được lưu ở phòng kế toán trong suốt quá trình sử dụng, để
tổng hợp TSCĐ theo từng loại, nhóm TSCĐ kế toán còn sử dụng “Sổ TSCĐ”.
Mỗi loại TSCĐ ( nhà cửa, máy móc, thiết bị … ) được mở riêng một sổ hoặc
một số trang trong sổ TSCĐ.
VII. Kế toán tổng hợp tăng giảm TSCĐHH
Mục đích của kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH nhằm ghi chép và
phản ánh về giá trị các TSCĐHH hiện có, phản ánh tình hình tăng, giảm việc
kiểm tra, giữ gìn, sử dụng, bảo quản TSCĐHH và kế hoạch đầu tư mới trong
doanh nghiệp, tính toán phân bổ chính xác số khấu hao TSCĐHH vào chi phí
sản xuất kinh doanh.
1. Tài khoản kế toán sử dụng
Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 20/03/2006 về việc

hạch toán TSCĐHH được theo dõi chủ yếu trên TK 211- TSCĐHH.
TK 211 có kết cấu như sau:
Bên Nợ

: Nguyên giá TSCĐHH đang dùng

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Bên Có
Dư Nợ

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Điều chỉnh tăng nguyên giá TSCĐHH
: Nguyên giá TSCĐHH giảm
Điều chỉnh giảm nguyên giá TSCĐHH
: Nguyên giá TSCĐHH hiện có

TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:
• TK 2111 : Nhà cửa, vật kiến trúc
• TK 2112 : Máy móc, thiết bị
• TK 2113 : Phương tiện, vận tải, truyền dẫn
• TK 2114 : Thiết bị, dụng cụ quản lý
• TK 2118 : TSCĐHH khác

Ngoài ra trong quá trình hạch toán, kế toán còn sử dụng một số tài khoản
khác có liên quan như: TK 111, 112, 131, 331, 3331 …
2. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH
TSCĐ của công ty do nhiều nguyên nhân như mua sắm, xây dựng, cấp
vốn, viện trợ, biếu tặng … Khi có TSCĐ tăng do bất kỳ nguyên nhân nào đều
phải có đầy đủ chứng từ gốc có liên quan, đảm bảo cho nghiệp vụ tăng là thực tế
phát sinh và đảm bảo tính pháp lý đúng đắn.
3. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH
Tài sản của công ty có thể giảm do nhiều nguyên nhân khác nhau như:
đem đi góp vốn liên doanh, nhượng bán, thanh lý …
Tuỳ theo từng trường hợp giảm TSCĐ mà công ty lập các chứng từ “biiên
bản giao nhận TSCĐ” hoặc “biên bản thanh lý” … Trên cơ sở các chứng từ này
kế toán ghi giảm TSCĐ trên các sổ TSCĐ.
VIII. Kế toán khấu hao TSCĐHH
Kế toán khấu hao TSCĐHH là một trong những nội dung quan trọng
trong công tác kế toán TSCĐ ở doanh nghiệp. Xác định đúng đắn số khấu hao
phải trích và phân bổ phù hợp vào các đối tượng sử dụng TSCĐHH vừa đảm
bảo đủ nguồn vốn để tái tạo TSCĐHH trả nợ vay …
Khấu hao TSCĐHH là phần giá trị của TSCĐHH được tính chuyển vào
chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên nó một mặt làm tăng giá trị

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà


hao mòn, mặt khác làm tăng chi phí sản xuất kinh doanh. Theo chuẩn mực kế
toán mới của Bộ Tài Chính có 3 phương pháp khấu hao TSCĐHH:
• Khấu hao theo phương pháp đường thẳng
• Khấu hao theo phương pháp số dư giảm dần
• Khấu hao theo phương pháp số lượng sản phẩm.
Phương pháp khấu hao theo đường thẳng: số khấu hao hàng năm không
thay đổi trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần: số khấu hao hàng năm giảm
dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản.
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm: dựa trên tổng số đơn vị
sản phẩm ước tính tài sản có thể tạo ra.
Phương pháp khấu hao do doanh nghiệp xác định để áp dụng cho từng
loại TSCĐHH phải được thực hiện nhất quán, trừ khi có sự thay đổi trong việc
sử dụng tài sản đó.
Doanh nghiệp không được phép tiếp tục khấu hao đối với những
TSCĐHH đã khấu hao hết giá trị nhưng vẫn còn sử dụng vào hoạt độnh sản xuất
kinh doanh.
Phương pháp khấu hao TSCĐHH phải được xem xét lại theo định kỳ,
thường là cuối năm tài chính nếu có sự thay đổi đáng kể trong cách sử dụng tài
sản để đem lại lợi ích cho doanh nghiệp thì được thay đổi phương pháp tính
khấu hao và mức khấu hao tính cho năm hiện hành và các năm tiếp theo.
1. Các phương pháp tính khấu hao
1.1. Phương pháp khấu hao tuyến tính ( phương pháp khấu hao theo đường
thẳng) được xác định theo công thức:
NG

Mk =
T
Trong đó:


Mk

: Mức khấu hao cơ bản bình quân hàng năm của TSCĐHH

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

NG

:

Nguyên giá TSCĐHH

T

:

Thời gian sử dụng TSCĐHH

Theo phương pháp này thì tỷ lệ khấu hao TSCĐHH được xác định như
sau:
1


Tk =
T
Trong đó:

Tk

: Tỷ lệ khấu hao hàng năm của TSCĐHH
T
: Thời gian sử dụng hữu ích TSCĐHH
Đối với TSCĐHH tăng giảm trong kỳ được tính theo nguyên tắc tròn
tháng nên để đơn giản trong việc tính toán, quy định những TSCĐHH tăng hoặc
giảm trong tháng này thì tháng sau mới tính hoặc thôi khấu hao.
Phương pháp khấu hao đường thẳng cố định mức khấu hao theo thời gian
nên có tác dụng thúc đẩy doanh nghiệp nâng cao năng suất lao động.
1.2. Phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần
Theo phương pháp khấu hao theo số dư giảm dần thì số khấu hao hàng
năm giảm dần trong suốt thời gian sử dụng hữu ích của tài sản và được xác định
theo công thức:

Mk = Gd * Tkh
Trong đó:

Mk
Gd
Tkh

: Mức khấu hao hàng năm của TSCĐHH
: Giá trị còn lại của TSCĐHH
: Tỷ lệ khấu hao nhanh


SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Tỷ lệ khấu hao nhanh được xác định bằng công thức:

Tkh = Tk * Hs
Trong đó:

Tk
Hs

:

Tỷ lệ khấu hao của TSCĐHH theo phương pháp đường thẳng

: Hệ số điều chỉnh
Hệ số điều chỉnh:
• Hệ số điều chỉnh bằng 1,5 đối với TSCĐHH có thời gian sử dụng lớn
hơn hoặc bằng 4 năm.
• Hệ số điều chỉnh bằng 2 đối với TSCĐHH có thời gian sử dụng nhỏ
hơn hoặc bằng 6 năm.
• Hệ số điều chỉnh bằng 2,5 đối với TSCĐHH có thời gian sử dụng lớn

hơn 6 năm.
1.3. Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm
Phương pháp khấu hao theo số lượng sản phẩm được xác định theo công
thức sau:

NG
Mkh =

x SLt
SLtổng

Trong đó:

Mkh
NG
SLtổng
SLt

: Mức khấu hao phải trích khỏi kỳ
: Nguyên giá TSCĐHH
: Sản lượng ước tính cả đời của TSCĐHH

: Sản lượng thực tế trong kỳ
2. Tài khoản kế toán sử dụng
Để phản ánh giá trị hao mòn của TSCĐ trong quá trình sử dụng ( tình
hình trích khấu hao ) và các khoản tăng giảm giá trị hao mòn khác, kế toán sử
dụng TK 214 “Hao mòn TSCĐ”.
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương



Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

TK 214 có 3 TK cấp 2:
• TK 2141: Hao mòn TSCĐHH
• TK 2142: Hao mòn TSCĐHH thuê tài chính
• TK 2143: Hao mòn TSCĐ vô hình
• TK 2147: Hao mòn bất động sản đầu tư
Theo quyết định 15/2006/QĐ-BTC, ban hành ngày 20 tháng 03 năm 2006
của Bộ Tài Chính thì hiện nay các doanh nghiệp không có TK 009 “Nguồn vốn
khấu hao cơ bản” để tính khấu hao.
IX. Kế toán sửa chữa TSCĐHH
Để duy trì năng lực hoạt động của TSCĐ trong suốt quá trình sử dụng thì
doanh nghiệp cần phải sửa chữa, bảo dưỡng TSCĐ. Để quản lý chặt chẽ tình
hình sửa chữa TSCĐ cần phải có dự toán chi phí sửa chữa, cần ghi chép theo dõi
chặt chẽ và kiểm tra thường xuyên tình hình chi phí phát sinh trong quá trình sửa
chữa.
Sửa chữa nhỏ thường xuyên: Là loại sửa chữa có các đặc điểm mức đọ hư
hỏng nhẹ nên kỹ thuật sửa chữa đơn giản, công việc sửa chữa có thể do doanh
nghiệp tự thực hiện, thời gian sửa chữa ngắn chi phí sửa chữa phát sinh ít nên
được hạch toán toàn bộ một lần vào chi phí của đối tượng sử dụng TSCĐ.
Sửa chữa lớn: Là loại sửa chữa có các đặc điểm mức độ hư hỏng nặng nên
kỹ thuật sửa chữa phức tạp, công việc sửa chữa có thể do doanh nghiệp tự thực
hiện hoặc thuê ngoài, thời gian sửa chữa kéo dài và TSCĐ phải ngừng hoạt
động, chi phí sửa chữa phát sinh lớn nên không thể tính hết một lần vào chi phí
của đối tượng sử dụng mà phải sử dụng phương pháp phân bổ thích ứng.

Chứng từ kế toán để phản ánh công việc sửa chữa lớn hoàn thành là “biên
bản giao nhận TSCĐ sửa chữa lớn hoàn thành”. Đây là chứng từ xác định việc
giao nhận TSCĐ sau khi hoàn thành công việc sửa chữa lớn giữa bên có TSCĐ
và bên thực hiện sửa chữa. ( Sơ đồ kế toán sửa chữa_Phụ lục 13 )

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

CHƯƠNG II
THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN TSCĐ HỮU
HÌNH TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I
I. Khái quát chung về công ty cổ phần vận tải thuỷ I
1. Quá trình hình thành và phát triển
Tên Công ty

: CÔNG TY CỔ PHẦN VẬN TẢI THUỶ I

Trụ sở chính

: 78 BẠCH ĐẰNG, HAI BÀ TRƯNG, HÀ NỘI

Điện thoại


: (84 – 33) 3778 456

Fax

: (84 – 33) 778 466

Website

:

Mã số thuế

: 0102 456299

Công ty cổ phần vận tải thuỷ I được thành lập từ năm 1962, trên cơ sở của
XN Vận tải Sông Hồng gồm các XN vận tải sông Hà Nội, Phú Thọ, Ninh Bình,
Nam Ðịnh, Hải Dương.
- Năm 1965 đổi tên thành XN Vận tải sông 204
- Năm 1992 đổi tên thành Công ty Vận tải đường sông số 1
- Năm 1999 đổi tên thành Công ty Vận tải thuỷ 1
- Năm 2005 đổi tên thành Công ty CP vận tải thủy I.
Công ty cổ phần vận tải thuỷ I là một đơn vị vận tải sông Trung ương
đóng trên địa bàn Thành phố Hà Nội nên được sự quan tâm của các cấp Uỷ đảng
chính quyền địa phương và nhiều đồng chí lãnh đạo Ðảng, Nhà nước và Bộ giao
thông vận tải. Công ty đã vinh dự được đón các đồng chí:
- Cố Thủ tướng Phạm Văn Ðồng đã đi thị sát Sông Hồng trên tàu Thăng
Long Công ty...
- Nguyên Bộ trưởng Ðồng Sỹ Nguyên xuống thăm làm việc tại Công ty
và các đồng chí nguyên Thứ trưởng đã đến thăm, chỉ đạo giúp đỡ Công ty.


SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Thủ Tướng Phan Văn Khải đến thăm và làm việc với Cảng Hoà Bình nhân dịp
đầu xuân năm 2003.
Lực lượng phương tiện vận tải ban đầu chỉ là các loại thuyền trọng tải từ
30T đến 70T sau đó dần dần phát triển lên loại 100T, 120T, 150T, 200T, 250T,
300T đến nay đã phát triển lên loại sà lan có trọng tải 400T, 500T, 600T, 1000T
đi với các đầu máy có mã lực 185CV, 275CV, 350CV đẩy đoàn sà lan trọng tải
1000T-2000T bên cạnh đó còn có các tàu tự hành có các loại trọng tải 200T,
500T, 600T, 800T, 1000T. Tính tới nay Công ty có 46 tầu với 9.359 mã lực và
trên 45.600 tấn sà lan.
Hàng năm ngoài nhiệm vụ sản xuất kinh doanh chăm lo đời sống cho
CBCNV, Công ty còn hoàn thành nghĩa vụ ngân sách Nhà nước, nghĩa vụ quân
sự với địa phương, công tác phòng chống bão lụt, tích cực hoạt động công tác
xã hội; chăm sóc bà mẹ Việt nam Anh hùng (bà Nguyễn Thị Ðược - Quảng
Nam, Ðà Nẵng)...
2. Chức năng và nhiệm vụ chủ yếu của Công ty vận tải thủy I
*Chức năng:
- Ðảm nhiệm vận chuyển bốc xếp các loại hàng rời hàng siêu trường siêu
trọng, container trên tất cả tuyến sông Miền Bắc, đồng bằng sông Cửu Long
theo phương án từ kho đến kho.
- Tổ chức liên vận tuyến Bắc - Nam và đại lý tàu biển.

- Trục vớt nạo vét luồng lạch, khai thác cát vàng, tôn tạo san lấp mặt bằng,
xây dựng các công trình vừa và nhỏ.
- Ðại lý ximăng Chinfon và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng.
- Ðóng mới và sửa chữa các loại tàu và sà lan có trọng tải đến 1000 tấn
đáp ứng đầy đủ đồng bộ phụ tùng máy thuỷ, hệ thống trục láp và chân vịt, hệ
thống lái và nâng hạ ca bin bằng thuỷ lực, các thiết bị an toàn phù hợp với từng
loại tàu có tốc độ cao.
- Sửa chữa các loại ôtô - xe máy - đại lý dầu nhờn.
- Ðúc kim loại và làm các công tác cơ khí như gia công cốp pha, kết cấu
xây dựng bằng kim loại, sửa chữa làm mới các thiết bị xếp dỡ.
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

*Nhiệm vụ:
- Đăng ký và hoạt động sản xuất kinh doanh đúng nghành nghề đã dăng ký,
chịu trách nhiệm trước các cổ đông về kết quả sản xuất kinh doanh, chịu trách nhiệm
trước khách hàng và pháp luật về sản phẩm và dịch vụ cho công ty thực hiện.
- Ký kết và tổ chức thực hiện các hợp đồng kinh tế dã dăng ký với các đối tác.
- Thực hiện các nghĩa vụ đối với người lao động theo quy luật của Bộ luật
lao động, đảm bảo cho người lao động tham gia quản lý công ty bằng thoả ước
lao động và các quy chế khác.
- Thực hiện chế độ nộp thuế theo quy định của Nhà nước, tăng trưởng
vốn, tạo nguồn thu ngày càng cao cho cán bộ công nhân viên.

- Thực hiện chế độ báo cáo thống kê, kế toán, baó cáo định kỳ theo quy
định và chịu trách nhiệm về tính xác thực của báo cáo.
- Thực hiện đúng chế độ và các quy định về quản lý vốn, tài sản, các quỹ,
kế toán, thống kê, chế độ kiểm toán và các chế độ khác do pháp luật quy định.
- Công bố công khai các thông tin và báo cáo tài chính hằng năm, đánh
giá đúng đắn và khách quan về hoạt động tài chính của công ty.
- Đăng ký kê khai và nộp thuế, thực hiện nộp ngân sách Nhà nước theo
quy định của pháp luật.
3. Tình hình và kết quả sản xuất, kinh doanh một số năm
Trải qua 40 năm hoạt động Công ty đã được Nhà nước tặng thưởng nhiều
Huân, Huy chương và Bằng lao động sáng tạo:
- 1 Huân chương lao động Hạng Nhất
- 3 Huân chương lao động Hạng Nhì
- 14 Huân chương lao động Hạng Ba
- Năm 2000-2002 Công ty được tặng cờ luân lưu của Chính phủ
- Năm 2002 Uỷ ban Nhân dân Thành phố Hà Nội có quyết định khen
thưởng "Giám đốc Doanh Nghiệp Giỏi năm 2002".
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

Và nhiều Bằng khen, Giấy khen lao động sáng tạo của Tổng Liên đoàn
Lao Ðộng Việt Nam, Bộ GTVT, Tổng công ty Ðường sông miền Bắc tặng cho
các cá nhân có thành tích xuất xắc trong lao động và sản xuất.


BẢNG KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH
Đơn vị tính : Đồng
Năm 2008/2009
STT

Chỉ tiêu

Năm 2008

Năm 2009

Số tiền

Tỷ

lệ(%

1

Doanh thu bán hàng và cung

173.868.971.656

207.670.817.416

33.801.845.760

19.4


2
3
4

cấp dịch vụ
Các khoản giảm trừ doanh thu
Doanh thu thuần
Giá vốn hàng bán

103.815.713
173.765.155.943
113.541.963.427

154.467.342
207.516.350.074
144.825.416.994

50.651.629
33.751.194.131
31.283.453.567

48.7
19.4
27.5

5

Lợi nhuận gộp về bán hàng và

60.223.192.516


62.690.933.080

2.467.740.564

4.09

6
7

cung cấp dịch vụ
Doanh thu hoạt động tài chính
Chi phí tài chính

209.115.228
2.288.664.510

255.984.109
2.349.651.206

46.868.881
60.986.696

22.4
2.66

8
9
10


Chi phí bán hàng
19.672.531.420
Chi phí QLDN
14.716.420.418
Lợi nhuận thuần từ hoạt động

19.872.589.233
15.076.993.704

200.057.810
360.573.286

1.01
2.45

11
12
13
14

kinh doanh
Thu nhập khác
Chi phí khác
Lợi nhuận khác
Tổng lợi nhuận trước thuế

25.647.683.046
16.812.371.426
9.510.775.605
7.301.595.821

32.949.278.867

1.892.991.660
10.087.415.904
7.015.024.847
3.072.391.057
4.965.382.717

7.96
150
281
72.6
17.7

312.171.740

39.618.225

14.5

23.754.691.386
6.724.955.522
2.495.750.758
4.229.204.764
27.983.896.150

15 Chi phí thuế thu nhập 272.553.515
doanh nghiệp
16 Lợi nhuận sau thuế


27.711.342.635 32.637.107.127 4.925.764.492

*Nhận xét :
- Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ thay đổi: Năm 2009 so với
2008 tổng doanh thu bán hàng tăng 33.801.845.760 VND, tương ứng tăng
19.44%
- Lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh năm 2009 so với năm 2008 tăng
1.892.991.660 VND, tương ứng tăng 7.96% đã hoàn thành vượt mức kế hoạch.

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương

17,7


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

- Tổng lợi nhuận trước thuế năm 2009 so với 2008 tăng 4.965.382.717
VND, tương ứng tăng 17.74%. Lợi nhuận sau thuế tăng 4.925.764.492 VND,
tương ứng tăng 17.77%.
4. Đặc điểm hoạt động kinh doanh và tổ chức bộ máy quản lý kinh doanh
của công ty CPVT Thủy I.
Công ty CPVT Thủy I quản lý quá trình hoạt động theo nhiều khâu khác
nhau như : giao dịch, hợp đồng vận chuyển hàng hóa.Bộ máy quản lý của công
ty gồm :



Giám đốc: đồng thời là chủ tịch hội đồng quản trị là người chịu trách

nhiệm trước hội đồng quản trị và các thành viên trong công ty.


Phó giám đốc: chịu trách nhiệm trước giám đốc về các mặt phân công

, đồng thời thay mặt giám đốc giải quyết các phần việc cụ thể khác.


Phòng tổ chức nhân chính: có chức năng cơ bản là tổ chức quản lý

và thực hiện công tác hành chính,quản trị. Thực hiện công việc văn thư lưu giữ
hồ sơ, văn bản và con dấu. Có nhiệm vụ đảm bảo cung ứng đủ lực lượng lao
động cả về số lượng và chất lượng cho các đơn vị dịch vụ vận tải.Quản lý hồ sơ
nhân sự và lên kế hoạch đào tạo, theo dõi hợp đồng lao động.


Phòng kinh doanh vận tải: có nhiệm vụ cung ứng toàn bộ số phương

tiện mà công ty cần để đảm bảo quá trình hoạt động liên tục của các đội tàu, đội
xe trong quá trình vận chuyển hàng hoá.


Phòng kỹ thuật vật tư: có nhiệm vụ quản lý công tác kỹ thuật, chất

lượng phương tiện vận tải. Nghiên cứu các hồ sơ thiết kế, đề xuất các giải pháp
kỹ thuật, các phương án tối ưu, nghiệm thu kỹ thuật các phương tiện vận tải theo
giai đoạn và bàn giao đưa vào sử dụng.



Phòng tài chính kế toán: thực hiện toàn bộ công tác về tài chính

thông tin kinh tế và hạch toán kế toán, hạch toán chung toàn công ty. Theo dõi
kiểm tra và lên báo cáo tài chính đảm bảo tổ chức và chỉ đạo công tác tài chính
phục vụ sản xuất kinh doanh.
(Xem sơ đồ 1- Sơ đồ bộ máy tổ chức)

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

5. Đặc điểm tổ chức bộ máy kế toán tại công ty
5.1. Cơ cấu tổ chức kế bộ máy kế toán
Công ty lựa chọn hình thức tổ chức công tác kế toán tập trung, bộ máy kế
toán của công ty gồm:
• Kế toán trưởng: là người chịu trách nhiệm chung về công tác tổ chức
hạch toán quản lý kế toán của công ty. Là người điều hành chung bộ máy kế
toán và trực tiếp giúp giám đốc trong việc cân đối khả năng tài chính và sử dụng
vốn kinh doanh có hiệu quả.
• Kế toán vốn bằng tiền: có nhiệm vụ theo dõi công nợ phải thu, phải
trả. Mở sổ kế toán chi tiết, ghi sổ kế toán chi tiết và tổng hợp để phản ánh thu,
chi, tồn quỹ tiền mặt, tiền gửi và tiền vay. Từ đó lên báo cáo kế toán phục vụ cho

công tác tài chính của công ty.
• Kế toán vật tư: có nhiệm vụ nhận và kiểm tra chứng từ kế toán liên
quan đến phần việc mà mình phụ trách. Theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho
NVL, CCDC. Tính và trích khấu hao TSCĐ, cập nhật chứng từ vào sổ kế toán
chi tiết và tổng hợp để lập bảng phân bổ theo dõi về tình hình biến động NVL,
CCDC, TSCĐ.
• Kế toán tiền lương: dựa vào bảng chấm công của công ty để tiến hành
tính lương cho cán bộ, công nhân, theo dõi và tính các khoản trích theo lương
theo chế độ hiện hành.
• Kế toán giá thành: có nhiệm vụ tập hợp chi phí sản xuất kinh doanh
theo từng đối tượng tập hợp để phục vụ cho việc tính giá thành sản phẩm cuối
mỗi kỳ hạch toán của công ty, đồng thời lên biểu giá cho từng đối tượng tính giá
thành.
• Thủ quỹ: có nhiệm vụ nhập, xuất quỹ và quản lý tiền mặt, ghi chép sổ
quỹ, lập báo cáo quỹ và thường xuyên đối chiếu sổ quỹ với sổ kế toán tiền mặt.
Căn cứ các chứng từ hợp pháp, hợp lệ để tiến hành nhập, xuất quỹ và ghi sổ quỹ.
(Xem sơ đồ 2- Sơ đồ bộ máy kế toán của công ty)
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

5.2. Chính sách kế toán tại công ty
- Chế độ kế toán : Theo quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ban hành ngày
20/03/2006

- Niên độ kế toán : từ 01/01 đến 31/12
- Kì kế toán : Một tháng
- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: VNĐ (VIỆT NAM ĐỒNG)
- Phương pháp tính thuế GTGT : Phương pháp khấu trừ
- Phương pháp hạch toán hàng tồn kho : kê khai thường xuyên
- Phương pháp xác định trị giá nguyên vật liệu xuất kho : giá đích danh
- Hình thức kế toán : Công ty đang sử dụng hình thức kế toán Nhật ký
chứng từ và sử dụng phần mềm kế toán Gold star.
( Xem sơ đồ 3- Trình tự ghi sổ kế toán tại công ty)
II. Thực trạng công tác kế toán TSCĐHH tại công ty
1. Tình hình trang bị TSCĐHH của công ty
Tại công ty Cổ phần vận tải thuỷ I thì toàn bộ TSCĐHH của công ty đều
được theo dõi và quản lý chặt chẽ cả về mặt hiện vật và giá trị:
• Về mặt hiện vật: Việc quản lý theo dõi TSCĐHH theo chỉ tiêu này
được thực hiện ở từng đội tầu, đội xe, hàng ngày, hàng tháng, nhân viên theo dõi
về chủng loại, số lượng TSCĐHH, theo dõi tình hình sửa chữa, bảo dưỡng máy
móc thiết bị.
• Về mặt giá trị: Việc theo dõi TSCĐHH về mặt giá trị được thực hiện ở
phòng kế toán của công ty, phòng kế toán lập hồ sơ sổ sách theo dõi tình hình
tăng giảm TSCĐHH ở công ty, tính toán, ghi chép trích khấu hao TSCĐHH,
phân bổ cho các đối tượng chịu chi phí, cho các đơn vị sử dụng từ đó có các biện
pháp thu hồi vốn đầu tư từ việc trích khấu hao để tái đầu tư TSCĐHH của công
ty.

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp

Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

2. Phân loại TSCĐHH
2.1. Phân loại theo kết cấu
• TSCĐHH dùng cho hoạt động vận tải: xà lan, tàu thuỷ, ôtô…
• TSCĐHH dùng cho hoạt động văn phòng: máy vi tính, máy in, máy
photo, điện thoại…
2.2. Phân loại theo đặc trưng kỹ thuật
• Nhà cửa, vật kiến trúc: Nhà kho, nhà xưởng,nhà văn phòng, nhà kỹ
thuật …
• Máy móc thiết bị: Máy cẩu, máy ép thuỷ lực …
• Phương tiện vận tải: ôtô, tàu thuỷ, xà lan …
• Thiết bị, dụng cụ quản lý: máy vi tính, máy in, máy photo, điện
thoại…
3. Đánh giá TSCĐHH tại công ty
3.1. Đánh giá TSCĐHH theo nguyên giá
Việc đánh giá TSCĐ là rất quan trọng bởi nó được tính làm cơ sở để xác
định mức khấu hao hàng năm. Trong công ty Cổ phần vận tải thủy I sử dụng
công thức tính nguyên giá sau :
NGTSCĐ = GIÁ MUA (chưa thuế GTGT) + THUẾ (nếu có) + CHI PHÍ
LẮP ĐẶT, CHẠY THỬ - Số tiền giảm giá (nếu có)
Ví dụ: Ngày 01/12/2009 công ty mua 1 dàn máy vi tính phục vụ cho bộ
phận văn phòng trong công ty. Giá mua chưa có thuế là 12.000.000đ (thuế
GTGT 10%) , chi phí vận chuyển 100.000đ. Kế toán xác định nguyên giá
NG = 12.000.000 + 100.000 = 12.100.000 đ
3.2. Đánh giá TSCĐ theo giá trị còn lại
Giá trị còn lại của TSCĐ là chênh lệch giữa nguyên giá TSCĐ và số khấu
hao lũy kế

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

GTCL CỦA TSCĐ = NG TSCĐ – SỐ KHẤU HAO LŨY KẾ
Ví dụ: Công ty có một nhà làm việc có nguyên giá là 525.000.000đ số
khấu hao luỹ kế đến hết ngày 31/12/2009 là 320.543.000đ. Kế toán xác định giá
trị còn lại của nhà làm việc là
GTCL = 525.000.000 – 320.543.000 = 204.457.000đ
4. Kế toán chi tiết TSCĐHH tại công ty
4.1. Kế toán chi tiết TSCĐ tại bộ phận quản lý và sử dụng TSCĐHH
Công ty không mở sổ TSCĐ cho từng đơn vị bộ phận mà theo dõi chung
tình hình tăng giảm TSCĐHH của công ty tại phòng kế toán.
4.2. Kế toán chi tiết TSCĐ tại phòng kế toán
Tại phòng kế toán, kế toán sử dụng thẻ TSCĐ và sổ TSCĐ để ghi chép,
theo dõi số hiện có, tình hình tăng giảm và hao mòn TSCĐ.
- Thẻ TSCĐ dùng dể ghi chép, theo dõi từng đối tựng ghi TSCĐ về
nguyên giá, tình hình tăng, giảm, giá trị còn lại, hao mòn luỹ kế dựa vào các
chứng từ có liên quan.
- Sổ TSCĐ để theo dõi tình hình biến động của TSCĐ, tình hình hao mòn.
5. Kế toán tổng hợp tăng, giảm TSCĐHH
5.1. Tài khoản kế toản sử dụng
Kế toán sử dụng TK 211 “TSCĐ hữu hình” để phản ánh tình hình tăng
giảm TSCĐHH và hiện có của TSCĐHH theo nguyên giá.

TK 211 được chi tiết thành các tài khoản cấp 2 sau:
• TK 2111 : Nhà cửa, vật kiến trúc
• TK 2112 : Máy móc, thiết bị
• TK 2113 : Phương tiện, vận tải, truyền dẫn
• TK 2114 : Thiết bị, dụng cụ quản lý
• TK 2118 : TSCĐHH khác
5.2. Kế toán tổng hợp tăng TSCĐHH tại công ty
Tại công ty nguyên nhân tăng TSCĐ là do mua sắm vì xuất phát từ nhu
cầu của các bộ phận trong công ty, căn cứ vào kế hoạch đầu tư, triển khai áp
dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật và yêu cầu đổi mới công nghệ tiên tiến. Công ty
SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


Luận văn tốt nghiệp
Nội

Trường Đại học Kinh doanh và công nghệ Hà

đã quyết định mua sắm thêm TSCĐ cho một số bộ phận, phòng ban trong công
ty.
Ví dụ: Ngày 15/10/2009 công ty tiến hành mua 1 tàu thuỷ có nguyên giá
800.000.000đ để dùng cho việc vận chuyển hàng hoá ( thuế GTGT 10% ). Công
ty mua bằng quĩ đầu tư phát triển. Ngày 25/10/2009 công ty nhập hàng, công ty
tiến hành lập hội đồng giao nhận TSCĐ. Khi công việc mua bán hoàn thành, kế
toán tập hợp các chứng từ có liên quan để thành lập một hồ sơ gồm:
• Hoá đơn GTGT do mua sắm TSCĐHH ( Phụ lục 01 )
• Biên bản bàn giao thiết bị ( Phụ lục 02)
• Phiếu chi ( Phụ lục 10 )

• Biên bản nghiệm thu thiết bị
Căn cứ vào phiếu nhập kho ( Phụ lục 03 ), hoá đơn mua hàng và biên bản
bàn giao thiết bị:
Kế toán hạch toán:
• Kế toán tập hợp các chi phí về mua sắm, lắp ráp, vận hành, chạy thử:
Nợ TK 241(1): 800.000.000đ
Nợ TK 133(2): 80.000.000đ
Có TK 112: 880.000.000đ
• Khi kết thúc quá trình lắp ráp, vận hành, chạy thử đưa vào sử dụng, kế
toán ghi tăng nguyên giá TSCĐHH:
Nợ TK 211(2): 800.000.000đ
Có TK 241(1): 800.000.000đ
• Đồng thời kế toán ghi tăng nguồn vốn kinh doanh, giảm quỹ đầu tư
phát triển:
Nợ TK 414: 800.000.000đ
Có TK 411: 800.000.000đ
( Phụ lục 05_Nhật ký chứng từ số 10 )
5.3. Kế toán tổng hợp giảm TSCĐHH tại công ty

SV: Nguyễn Tuấn Minh

GV: T.s Đỗ Thị Phương


×