Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI ĐOẠN QUA CẦU ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.8 MB, 41 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA MÔI TRƯỜNG VÀ TÀI NGUYÊN


PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU KHOA HỌC MÔI TRƯỜNG
PHÂN TÍCH ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI
ĐOẠN QUA CẦU ĐỒNG NAI

GVHD: TS. LÊ QUỐC TUẤN
NHÓM 1:
Trần Thị Ái Lan
Lữ Hà Ngân
Phạm Trần Thùy My
Nguyễn Hồng Lạt
Nguyễn Thành Duy
Nguyễn Hùng Đức


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Tháng 09 năm 2011

2
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1



MỤC LỤC
CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ................................................................................................4
I.1.Tính cấp thiết của đề tài...........................................................................................................................4
I.2.Tầm quan trọng của sông Đồng Nai.....................................................................................................4
I.3. Mục tiêu của đề tài...........................................................................................................5
I.4. Nhiệm vụ của đề tài..........................................................................................................5
I.5. Cơ sở khoa học và thực tiễn của đề tài.............................................................................5
I.6. Giới hạn của đề tài...........................................................................................................5
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU.............................................................................5
II.1. Giới thiệu sông Đồng Nai...............................................................................................5
II.2. Hiện trạng chất lượng nước sông Đồng Nai....................................................................6
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU.............................................................7
III.1. Phương pháp định tính...................................................................................................7
III.2. Phương pháp định lượng................................................................................................7
III.2.1. Thực nghiệm lấy mẫu...............................................................................................................7
III.2.2. Phân tích số liệu đo đạc và biện luận kết quả...................................................................8
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH.............................9
IV.1. Quy trình lấy mẫu.......................................................................................................9
IV.1.1. Địa điểm lấy mẫu.......................................................................................................................9
IV.1.2. Quy trình lấy mẫu....................................................................................................................11
IV.2. Kết quả phân tích và đánh giá...................................................................................12
IV.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá.................................................................................................................12
IV.2.2. Kết quả phân tích.....................................................................................................................13
IV.2.2.1. Độ pH ........................................................................................................13
IV.2.2.2. Oxy hòa tan ( DO ) ....................................................................................14
IV.2.2.3. Nhu cầu oxy hóa học ( COD ).....................................................................20
IV.2.2.4. Photphat ( PO43-).......................................................................................25
IV.2.2.5. Nitrogen – Nitrate ( NO3- ).........................................................................28
IV.2.2.6. NH4+/NH3.................................................................................................30

IV.2.2.7. Chất rắn lơ lửng ( SS )................................................................................32
CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ....................................................................37
V.1. Đánh giá chất lượng nước sông đồng nai dựa trên các số liệu đã phân tích..................38
V.2. Những thuận lợi và khó khăn trong quá trình thực hiện nghiên cứu.............................39

3
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

MỤC LỤC HÌNH ẢNH..........................................................................................trang
Hình 1: Cầu Đồng Nai ..............................................................................................10
Hình 2: Đoạn nước chảy qua cầu Đồng Nai..............................................................10
Hình 3: Cầu Đồng Tròn ............................................................................................11
Hình 4: Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cầu Đồng Tròn ............................................11
Hình 5: Lấy mẫu tại cầu Đồng Nai ...........................................................................12
Hình 6: Mẫu nước tại 3 địa điểm ..............................................................................12
Hình 7: Dung dịch Iodide – Azide kiềm, MnSO4, Na2S2O3.......................................16
Hình 8: Thêm hóa chất vào dưới mặt thoáng.............................................................17
Hình 9: Kết tủa trong chai ........................................................................................17
Hình 10: Thêm H2SO4 đậm đặc vào chai ..................................................................18
Hình 11: Sau khi thêm H2SO4 đậm đặc vào chai ......................................................18
Hình 12: 3 mẫu trước khi định phân .........................................................................19
Hình 13: 3 mẫu sau khi định phân (màu vàng rơm)..................................................19
Hình 13: 3 mẫu sau khi định phân (màu vàng rơm)..................................................20
Hình15: Mẫu trước khi đun ......................................................................................22
Hình16: Mẫu trước khi chưa định phân (màu vàng xanh).........................................23

Hình 17: Định phân bằng FAS .................................................................................23
Hình 18: Mẫu sau khi định phân (màu nâu đỏ).........................................................24
Hình 19: Hóa chất dùng để test PO4..........................................................................25
Hình 20: Bảng so màu ..............................................................................................26
Hình 21: Cho hóa chất vào mẫu ...............................................................................27
Hình 22: 4 mẫu so sánh với thang màu ....................................................................27
Hình 23: Hóa chất để test NO3-..................................................................................29
Hình 24: Màu của 4 mẫu sau khi cho hóa chất .........................................................30
Hình 25: Kết quả sau khi thêm hóa chất được so sánh với thang màu ......................31
Hình 26: Máy hút chân không ..................................................................................33
Hình 27: Cân phân tích .............................................................................................33
Hình 28: Bình hút ẩm ...............................................................................................34
Hình 29: Giấy lọc trong bình hút ẩm ........................................................................34
Hình 30: Mẫu nước ..................................................................................................35
Hình 31: Lọc nước qua giấy lọc ...............................................................................36
Hình 32: 3 mẫu giấy lọc ...........................................................................................36
Hình 33: Sấy giấy lọc trong tủ sấy ...........................................................................37

4
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

CHƯƠNG I: ĐẶT VẤN ĐỀ
I.1.TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Tài nguyên nước là thành phần chủ yếu của môi trường sống, quyết định sự thành công
trong các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng,

an ninh quốc gia. Hiện nay nguồn tài nguyên thiên nhiên quý hiếm và quan trọng này đang
phải đối mặt với nguy cơ ô nhiễm và cạn kiệt. Nguy cơ thiếu nước, đặc biệt là nước ngọt và
sạch là một hiểm họa lớn đối với sự tồn vong của con người cũng như toàn bộ sự sống trên
trái đất. Do đó con người cần phải nhanh chóng có các biện pháp bảo vệ và sử dụng hợp lý
nguồn tài nguyên nước.
Ngày nay, nhu cầu phát triển kinh tế nhanh với mục tiêu lợi nhuận cao, con người đã lờ
đi các tác động hưởng đến các nhân tố tự nhiên và môi trường một cách trực tiếp hoặc gián
tiếp. Đặc biệt đối với các nước đang phát triển và các nước nghèo đã làm cho môi trường
nước bị ô nhiễm ngày càng trầm trọng hơn. Sự gia tăng dân số quá nhanh là nguyên nhân
chính gây áp lực lên nguồn nước. Vì nhu cầu nước cho phát triển nông nghiệp để gia tăng
lương thực thực phẩm, phát triển công nghiệp để gia tăng hàng hóa và gia tăng thêm nhiều
hình thức dịch vụ…
Các dòng nước mặt (sông, kênh rạch…) đặc biệt là ở vùng đô thị đều bị ô nhiễm trầm
trọng bởi rác thải, nước thải sinh hoạt từ các khu dân cư xả vào kênh rạch chưa qua xử lý.
Tình trạng lấn chiếm lòng, bờ sông kênh rạch để sinh sống, xả rác và nước thải trực tiếp trên
bề mặt gây ô nhiễm nước mặt, cản trở lưu thông của dòng chảy, tắc nghẽn cống rãnh tạo
nước tù. Môi trường yếm khí gia tăng phân hủy các hợp chất hữu cơ, không những gây mùi
hôi thối, ô nhiễm nguồn nước và môi trường mà còn gây khó khăn trong việc lấy nguồn
nước mặt để xử lý thành nguồn nước sạch cấp cho nhu cầu xã hội.
I.2.TẦM QUAN TRỌNG CỦA SÔNG ĐỒNG NAI
Nguồn nước lưu vực sông Đồng Nai rất quan trọng đối với tăng trưởng kinh tế của 11
tỉnh thành có liên quan gồm: Đắk Nông, Lâm Đồng, Ninh Thuận, Bình Thuận, Đồng Nai,
Bình Phước, Bình Dương, Bà Rịa-Vũng Tàu, Long An, Tây Ninh và TPHCM.
Giá trị của sông Đồng Nai là vô giá. Vô giá ở chỗ đây là nguồn nước sinh hoạt của hơn
16 triệu người dân và toàn bộ các hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp và nuôi
trồng thủy hải sản trên địa bàn 12 tỉnh thành. Thế nhưng nhiều tỉnh thành dọc lưu vực hệ
thống sông Đồng Nai vẫn để hoạt động công nghiệp giết dần giết mòn sự sống của con
sông. Năm 2005, 1.000 tỷ đồng được Văn phòng chiến lược bảo vệ môi trường TPHCM đề
xuất nhằm bảo vệ con sông này...
Không dừng lại đó, lưu vực sông Đồng Nai còn đang phải “oằn mình” hứng chịu hàng

triệu mét khối nước thải chứa tải lượng lớn các chất độc hại phát sinh từ hoạt động khác,
bao gồm khai thác khoáng sản, nước thải sinh hoạt, y tế, làng nghề, giao thông vận tải thủy,
bãi chôn lấp rác, nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
Trong đó, đáng lo ngại nhất chất thải phát sinh từ các hoạt động khai thác khoáng sản
kim loại (từ Lâm Đồng, Đồng Nai), phi kim (Bình Dương, TPHCM, Long An, Đồng Nai),
bôxit và vàng (Lâm Đồng, Đắc Nông). Phần lớn cơ sở khai thác lộ thiên với phương tiện thô
sơ, thủ công và lạc hậu. Do đó, lượng lớn nước thải trong quá trình khai thác chứa nhiều
chất thải kim loại độc hại kết hợp với việc đào bới, rửa xói hàng trăm ngàn tấn đất đổ vào
sông Đồng Nai đã khiến dòng sông ngày càng bị suy giảm cả về số lượng lẫn chất lượng.
5
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Mặt khác, hoạt động của 500 làng nghề với 291 xí nghiệp chủ yếu là các ngành nghề đã
“đóng góp” thêm gần 3.000 kg chất thải BOD, COD, SS, nitơ, phốt pho vào lưu vực sông
mỗi ngày. Ngoài ra, nước thải sinh hoạt của các tỉnh thành, khoảng gần 1 triệu m³ nước chưa
qua bất kỳ công đoạn xử lý nào đã và đang khiến sức chịu tải của dòng sông vượt quá giới
hạn cho phép…
Cùng với tốc độ tăng trưởng kinh tế, tình trạng ô nhiễm và suy thoái môi trường lưu vực
sông Đồng Nai đang ngày càng gia tăng, có khu vực ô nhiễm lên đến mức báo động, đòi hỏi
phải nhanh chóng bảo vệ.
Việc bảo vệ môi trường nước cho lưu vực sông Đồng Nai hiện nay rất quan trọng, đó là
bảo vệ tài nguyên sinh học, đa dạng sinh học, tài nguyên vi sinh vật sống trong lưu vực sông
này.
Ngoài ra, bảo vệ môi trường lưu vực hệ thống sông Đồng Nai có ý nghĩa cực kỳ quan
trọng trong phát triển kinh tế, xã hội và phát triển bền vững toàn lưu vực và của từng địa

phương. Đã đến lúc chính quyền và nhân dân địa phương trên lưu vực cần phải tập trung các
nguồn lực đầu tư với những quyết tâm cao để bảo vệ an toàn nguồn nước, phục vụ lâu dài
cho phát triển bền vững của toàn lưu vực.
I.3. MỤC TIÊU CỦA ĐỀ TÀI





Phân tích được các chỉ tiêu về môi trường của sông Đồng Nai.
Từ các chỉ tiêu đã phân tích được so sánh với chỉ tiêu xả thải.
Đánh giá mức độ ô nhiễm chất lượng nước sông Đồng Nai
Đưa ra biện pháp khắc phục ô nhiễm.

I.4. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI
Làm sáng tỏ chất lượng nước sông Đồng Nai (đoạn qua cầu Đồng Nai) trên cơ sở khảo
sát hiện trạng, phân tích đánh giá chất lượng nước ở khu vực này. Từ đó nêu lên nguyên
nhân gây ra biến đổi chất lượng nước ở khu vực.
I.5. CƠ SỞ KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
Cơ sở khoa học: làm sáng tỏ hiện trạng về chất lượng nước sông Đồng Nai qua các chỉ
tiêu phân tích được.
Thực tiễn: những kết quả phân tích được giúp lý đề ra các biện pháp làm sạch và giảm
thiểu ô nhiễm nguồn nước.
I.6. GIỚI HẠN CỦA ĐỀ TÀI
Do thời gian thực hiện đề tài không cho phép nên người thực hiện không thể đánh giá
toàn bộ chất lượng nước sông Đồng Nai mà chỉ khoanh vùng và đánh giá một số điểm trong
khả năng: đoạn qua cầu Đồng Nai, đoạn qua cầu Đồng Tròn và tại trạm Hóa An.
CHƯƠNG II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU
II.1. GIỚI THIỆU SÔNG ĐỒNG NAI
Đồng Nai là tên con sông lớn thứ nhì Nam Bộ, chỉ sau sông Cửu Long.

Sông Đồng Nai chảy qua các tỉnh Lâm Đồng, Đăk Nông, Bình Phước, Đồng Nai, Bình
Dương, Thành phố Hồ Chí Minh với chiều dài trên 437 km và lưu vực 38.600 km
6
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Nguồn sông chính xuất phát từ cao nguyên Lâm Viên, tỉnh Lâm Đồng. Đoạn trên sông
mang tên sông Đắc Dung. Sông uốn khúc chảy theo hướng Đông Bắc-Tây Nam vượt khỏi
miền núi ra đến bình nguyên ở Tà Lài, tỉnh Đồng Nai.
Sông Đa Nhim, góp nước vào sông Đắc Dung ở Đại Ninh. Ở khoảng hợp lưu với sông
Bé thì có đập Trị An chắn dòng sông, tạo nên hồ nước nhân tạo lớn nhất miền Nam, tức hồ
Trị An cung cấp nước cho nhà máy thủy điện Trị An. Hồ Trị An cũng là nơi sông La Ngà từ
triền núi phía nam cao nguyên Di Linh dồn nước về.
Đến thị trấn Uyên Hưng thì sông Đồng Nai chảy theo hướng Bắc-Nam ôm lấy cù lao
Tân Uyên và Cù Lao Phố. Sông chảy qua thị xã Biên Hòa và Nhà Bè thì có thêm chi lưu là
sông Sài Gòn.
Gia Định là rẽ theo sông Sài Gòn lên phía Tây Ninh, còn Đồng Nai là theo dòng sông lên
Biên Hòa..
Nhánh chính sông Đồng Nai ở khúc hạ lưu thường gọi là sông Nhà Bè. Sách xưa gọi
sông này là “Phước Bình”. Sông Đồng Nai hoà với nước của sông Vàm Cỏ từ Long An đổ
về trước khi tuôn ra biển Đông.
Hai phân lưu chính của sông Đồng Nai là sông Soài Rạp đổ vào vịnh Soài Rạp tại cửa
Soài Rạp (rộng 2.000 – 3.000 m, sâu 6 – 8 m) ở huyện Cần Giờ và sông Lòng Tàu (sâu 1520 m) đổ vào vịnh Gành Rái.
II.2. HIỆN TRẠNG CHẤT LƯỢNG NƯỚC SÔNG ĐỒNG NAI
Trung tâm quan trắc Môi trường, Tổng cục Môi trường, Bộ Tài nguyên và Môi trường
thống kê: mỗi ngày sông Đồng Nai phải tiếp nhận 1,9 triệu m 3 nước thải công nghiệp và hơn

2,8 triệu m3 nước thải sinh hoạt. Trong số này, có khoảng hơn 80% khối lượng nước thải
chưa được xử lý triệt để. Với hoạt động của 140 khu công nghiệp (KCN), khu chế xuất
(KCX) và hơn 710 làng nghề ven các nhánh sông, đã làm cho môi trường nước bị ô nhiễm
ngày càng nặng hơn. Các KCN, KCX thải nước ra hệ thống sông Đồng Nai nhiều phải kể
đến Khu Công nghiệp Biên Hòa I có diện tích 323 ha. KCN này có gần 100 doanh nghiệp
đang hoạt động, nhưng chỉ khoảng 40% trong số đó xây dựng được hệ thống thoát nước
mưa, nước thải riêng, số còn lại thải chung và cho chảy trực tiếp ra sông Đồng Nai với hàm
lượng chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn từ 12 đến 200 lần. Các KCN, KCX khác như Hố Nai,
Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch III, AMATA, Song Mây (Đồng Nai), Gò Dầu (Tây Ninh), Sóng
Thần (Bình Dương), Tân Thuận, Linh Trung (Thành phố Hồ Chí Minh)…cũng là những nơi
gây ô nhiễm nặng. KCN AMATA có hàm lượng phốt-pho trong nước thải cao gấp 10 lần qui
định, còn chỉ số amoniac vượt hơn 95 lần. Hàm lượng Crôm từ nước thải của KCN Hố Nai
vượt 76 lần qui định cho phép.
Theo kết quả điều tra và khảo sát của Cục Bảo vệ môi trường, nước sông Đồng Nai, phát
hiện hàm lượng chì vượt tiêu chuẩn TCVN 5942-1995. Tại đây, chất rắn lơ lửng thường
vượt tiêu chuẩn 3 – 9 lần, giá trị COD vượt 1,8 – 2,8 lần, giá trị DO thấp dưới giới hạn cho
phép.Trong khi đó, chất lượng nước sông của khu vực hạ lưu, giá trị DO giảm xuống rất
thấp, SS vượt từ 2 – 2,5 lần TCVN 5942- 1995 (loại B). Vùng này cũng đã bị nhiễm mặn
nghiêm trọng, nước sông khu vực này không thể sử dụng cho sinh hoạt và tưới tiêu.
Ô nhiễm nhất trong toàn bộ lưu vực đó là sông Thị Vải, trong đó có một đoạn sông dài
trên 10 km gọi là “dòng sông chết”. Đây là đoạn sông từ sau khu vực hợp lưu Suối Cả sông Thị Vải khoảng 2 km đến khu công nghiệp Mỹ Xuân. Tại đây, nước bị ô nhiễm hữu cơ
trầm trọng, có màu nâu đen và bốc mùi hôi thối cả ngày lẫn đêm, cả khi thủy triều. Theo kết
7
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1


quả khảo sát của Bộ Tài nguyên và Môi trường, giá trị DO ở đây thường xuyên dưới 0,5
mg/l, có nơi chỉ 0,04 mg/l. Với giá trị DO gần như bằng 0 như vậy, các loài sinh vật hầu như
không còn khả năng sinh sống. Lưu vực sông Đồng Nai đã bị ô nhiễm nghiêm trọng. Đất bị
thoái hóa, xói mòn trầm trọng ở nhiều nơi như Long Khánh, Đức Trọng…, đặc biệt đất đỏ
bazan, đất xám phù sa cổ đã có biểu hiện mất chất màu. Không ít vùng ở phía thượng lưu,
đất đã bị cuốn trôi, trồi, trượt và nứt thành những rãnh lớn rất nguy hiểm. Ở hạ lưu, đất đã bị
lở bờ.
Theo một con số thống kê, lượng nước thải công nghiệp đổ xuống sông Thị Vải trong
một ngày ước khoảng trên 33.000m 3. Nhưng phần lớn lượng nước thải này không được xử
lý hoặc xử lý chưa đạt tiêu chuẩn đã tống thẳng ra sông Thị Vải. Đơn cử, Khu công nghiệp
Nhơn Trạch 2 (thuộc Đồng Nai) tập trung các ngành dệt nhuộm, cơ khí, điện tử... với lượng
nước thải hàng nghìn mét khối/ngày. Nhưng có những thời điểm trong thành phần nước thải
của khu công nghiệp này chất ô nhiễm hữu cơ vượt chuẩn cho phép hơn gấp đôi, chất dinh
dưỡng vượt chuẩn gấp 5-6 lần, còn vi khuẩn có khu vực vượt chuẩn hơn 1.000 lần... Tại một
số khu vực là đường thoát nước thải của khu công nghiệp luôn bốc mùi hôi thối, người dân
phản ảnh có lúc ô nhiễm nghiêm trọng làm tôm, cá ở các ao đầm trong khu vực chết hàng
loạt.
Các cơ quan chuyên môn tính toán chỉ riêng một doanh nghiệp sản xuất gạch men thuộc
tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu có tổng tải lượng các chất ô nhiễm gồm các chất hữu cơ, cặn lơ
lửng... thải thẳng xuống sông Thị Vải khoảng hơn 4.000kg/ngày. Dọc sông Thị Vải có hàng
trăm nhà máy công nghiệp mỗi ngày thải ra sông Thị Vải thấp thì vài trăm kilogam tổng các
chất ô nhiễm, còn mức trung bình thì mỗi nhà máy cũng thải cả nghìn kilôgam các chất ô
nhiễm/ngày...
CHƯƠNG III: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
III.1. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH TÍNH
Dựa trên các số liệu và thông tin về sông Đồng Nai: Thành phần dân cư, các xí nghiệp,
doanh nghiệp trên sông, thành phần kinh tế( tỉ lệ các thành phần: công nghiệp, nông nghiệp,
chăn nuôi…). Từ đó xác định thành phần chính của mẫu nước.
III.2. PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH LƯỢNG
III.2.1. Thực nghiệm lấy mẫu

Nhóm tổ chức một số buổi đi thực tế ở sông Đồng Nai tại vị trí chảy qua cầu Đồng Nai
và một vài đoạn cách cầu Đồng Nai khoảng 1km về 2 phía.
 Chuẩn bị dụng cụ: xô, chai nhựa, gang tay, khẩu trang y tế, sào múc nước( để lấy
nước ở xa bờ)
 Quy trình lấy mẫu:
Bước 1: Lấy 3 mẫu nước tại 3 vị trí khác nhau( mỗi mẫu cách nhau khoảng 1km). lấy
mỗi mẫu 1000ml.
Bước 2: Sau khi lấy mẫu cho bình chứa mẫu ngập trong lòng nước.
 Bảo quản mẫu:
Tốt nhất mẫu được phân tích ngay khi lấy.
Nếu không thể phân tích ngay trong vòng 1 giờ, phải bảo quảnmẫu ở 4 oC không quá
24giờ.
8
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Nếu bảo quản trong thời gian dài nên đông lạnh ở -20oC .
Do điều kiện không cho phép nên nhóm đã thực hiện phân tích ngay các chỉ tiêu DO,
tổng N, tổng P, pH.
Sau đó bảo quản mẫu trong điều kiện 4 oCsau khoảng 20 giờ rồi phân tích tiếp các chỉ
tiêu còn lại.
III.2.2. Phân tích số liệu đo đạc và biện luận kết quả
 Độ pH: Phản ánh tính axit hay tính kiềm của nước, pH ảnh hưởng đến các hoạt động
sinh học trong nước, tính ăn mòn, tính hòa tan.
 Ôxy hòa tan (DO): Ôxy hòa tan trong nước phụ thuộc vào các yếu tố: nhiệt độ, áp
suất và đặc tính của nguồn nước (thành phần hóa học, vi sinh, thủy sinh). Xác định lượng

ôxy hòa tan là phương tiện để kiểm soát ô nhiễm và kiểm tra hiệu quả xử lý.
 Nhu cầu ôxy hóa học (COD): Là lượng ôxy cần thiết để ôxy hóa hết các hợp chất
hữu cơ có trong nước. Nước nhiễm bẩn sẽ có độ ôxy hóa cao phải tốn nhiều hóa chất cho
công tác khử trùng.
 Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD): Là lượng ôxy cần thiết để vi khuẩn sử dụng phân hủy
chất hữu cơ dưới điều kiện hiếu khí. Chỉ tiêu này để đánh giá khả năng tự làm sạch của
nguồn nước. BOD càng cao chứng tỏ mức độ ô nhiễm càng nặng.
 Phốt phát (PO43-): Có phốt phát vô cơ và phốt phát hữu cơ. Trong môi trường tự
nhiên, phốt phát hữu cơ hầu hết là những chất mang độc tính mạnh dưới dạng thuốc diệt côn
trùng, các vũ khí hóa học. Phốt phát làm hóa chất bón cây, chất kích thích tăng trưởng, chất
tạo bọt trong bột giặt, chất làm mềm nước, kích thích tăng trưởng nhiều loại vi sinh vật,
phiêu sinh vật, tảo… phốt phát gây nhiều tác động trong việc bảo vệ môi trừơng.
 Nitơ (N) và các hợp chất chứa Nitơ (NH 4+, NO2-, NO3-): Sự phân hủy của rác thải,
các chất hữu cơ có trong nước thải sinh hoạt, nước thải công nghiệp tạo thành các sản phẩm
amoniac, nitrít, nitrát. Sự hiện diện của các hợp chất này là chất chỉ thị để nhận biết trạng
thái nhiễm bẩn của nguồn nước.
 Chất rắn lơ lửng (SS):
Chất rắn ảnh hưởng tới chất lượng nước khi sử dụng cho sinh hoạt, cho sản xuất, cản trở
hoặc tiêu tốn nhiều hóa chất trong quá trình xử lý. Ngoài ra cặn lơ lững còn ảnh hưởng
nghiêm trọng trong việc kiểm soát quá trình xử lý chất thải bằng phương pháp sinh học.
 Kim loại nặng: có mặt lợi và mặt hại:
Mặt lợi: với hàm lượng hữu ích, giúp duy trì và điều hòa những hoạt động của cơ thể.
Mặt hại: với hàm lượng cao gây khó chịu hoặc dẫn đến ngộ độc.
 Chất béo và dầu mỡ: Chất béo và dầu mỡ dễ phân tán và khuyết tán rộng. Chất béo
đưa vào nguồn nước từ các nguồn nước thải, các lò sát sinh, công nghiệp sản xuất dầu ăn,
lọc dầu, chế biến thực phẩm… Chất béo ngăn sự hòa tan ôxy vào nước, giết các vi sinh vật
cần thiết cho việc tự làm sạch nguồn nước.
 Tổng số vi trùng: Chỉ tiêu này để đánh giá mật độ vi trùng trong nước, các vi khuẩn
này hoặc sống trong nước, hoặc từ đất rửa trôi vào nước hoặc từ các chất bài tiết. Chỉ tiêu
này không đánh giá về mặt độc hại đối với sức khỏe mà chỉ đánh giá chất lượng nguồn

nước.
 Coliform: Coliform sống ký sinh trong đường tiêu hóa của người và động vật, chỉ
tiêu này dùng để xem xét sự nhiễm bẩn của nước bởi các chất thải.
9
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

 E. Coli: Chỉ tiêu này đánh giá sự nhiễm phân của nguồn nước nhiều hay ít (nhiễm
phân người hoặc động vật), gây ảnh hưởng đến sức khỏe con người, đôi khi thành dịch bệnh
lan truyền.
Phương pháp phân tích các chỉ tiêu trên theo bảng sau:
Bảng 1: Phương pháp phân tích một số chỉ tiêu trong nước

1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11

Tên chỉ tiêu

Độ pH
Ôxy hòa tan (DO)
Nhu cầu ôxy hóa học (COD)
Nhu cầu Ôxy sinh hóa (BOD5)
Hàm lượng Amoni (NH4+, tính
theo N)
Hàm lượng Nitrat (NO3, tính theo
N)
Chất rắn lơ lửng (SS)
Chất béo và dầu mỡ
Coliform
E. Coli
Phốt phát (PO43-)

Phương pháp thử
TCVN 6492-1999
TCVN 5499-1995
APHA 2130.B
TCVN 6001-1-2008
TCVN 6179-1-1996
TCVN 6180-1-1996
TCVN 6625-2000
APHA 5520.C
TCVN 6187-2:1996
TCVN 6187-2:1996
TCVN 6202-2008

Dựa vào các kiến thức đã học và các thông tin về sông Đồng Nai để giải thích các số liệu
đo được.
Dựa vào kết quả thực nghiệm so sánh và đánh giá kết quả đo được với các nghiên cứu

trước đó để đưa ra kế luận chính xác.
CHƯƠNG IV: QUY TRÌNH THỰC HIỆN VÀ KẾT QUẢ PHÂN TÍCH
IV.1.

QUY TRÌNH LẤY MẪU

IV.1.1. Địa điểm lấy mẫu
Nhóm thực hiện đã tổ chức lấy mẫu tại 3 vị trí:
 Mẫu 1: Đoạn nước chảy qua cầu Đồng Nai.
 Mẫu 2: Đoạn nước chảy qua cầu Đồng Tròn.
 Mẫu 3: Tại trạm Hóa An.

10
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Hình 1: Cầu Đồng Nai (Nguồn: nhóm 1)

Hình 2: Đoạn nước chảy qua cầu Đồng Nai. (Nguồn: Nhóm 1)

11
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai


Nhóm 1

Hình 3: Cầu Đồng Tròn (Nguồn: Nhóm 1)

Hình 4: Sông Đồng Nai đoạn chảy qua cầu Đồng Tròn.
IV.1.2. Quy trình lấy mẫu
Theo đúng kĩ thuật, cần phải lấy mẫu nước trên mặt dòng chảy, giữa dòng và dưới đáy
dòng ở hai bên bờ và giữa dòng sông, tại mỗi địa điểm cần phải lấy 3 mẫu nước, 3 địa điểm
sẽ lấy tổng cộng phải lấy 9 mẫu. Tuy nhiên do điều kiện không cho phép và lượng hóa chất
12
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

dùng để phân tích có giới hạn nên nhóm thực hiện chỉ lấy 3 mẫu. Tại mỗi địa điểm nhóm
tiến hành lấy mẫu 3 lần, mỗi lần 300ml và pha lại thành 1 mẫu.

Hình 5: Lấy mẫu tại cầu Đồng Nai.

Hình 6: Mẫu nước tại 3 địa điểm.
Mẫu được bảo quản ở điều kiện thường (nhiệt độ 30 oC). Để đảm bảo tính chính xác của
quá trình phân tích nhóm đã tiến hành phân tích các chỉ tiêu ngay sau khi lấy mẫu.
IV.2.

KẾT QUẢ PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ

IV.2.1. Tiêu chuẩn đánh giá

Dựa vào QCVN08-2008 Bộ Tài Nguyên Môi Trường, giá trị giới hạn của các thông số
chất lượng nước mặt được quy định tại bảng 1.

13
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Bảng 3: Giá trị giới hạn các thông số chất lượng nước mặt
STT
1
2
3
4
5
6
7

Thông
số
COD
DO
pH
SS
PO43NH4+
NO3-


Giá trị giới hạn
Đơn vị
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l
mg/l

A
A1
10
≥6
6-8,5
20
0,1
0,1
2

B
A2
15
≥5
6-8,5
30
0,2
0,2
5

B1

30
≥4
5,5-9
50
0,3
0,5
10

B2
50
≥2
5,5-9
100
0,5
1
15

A1: Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục đích khác như loại A2, B1,
B2.
A2: Dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt nhưng phải áp dụng công nghệ xử lý phù
hợp, bảo tồn động thực vật thủy sinh, hoặc các mục đích sử dụng như loại B1 và B2.
B1: Dùng cho mục đích tưới tiêu thủy lợi hoặc các mục đích sử dụng khác có yêu cầu
chất lượng nước tương tự hoặc các mụn đích sử dụng như loại B2.
B2: Giao thông thủy và các mục đích khác với yêu cầu nước chất lượng thấp.
IV.2.2. Kết quả phân tích
IV.2.2.1. Độ pH
a. Ý nghĩa môi trường:
Độ pH là một trong những chỉ tiêu cần kiểm tra đối với chất lượng nước cấp và nước
thải. Giá trị pH cho phép ta quyết định xử lý nước theo phương pháp thích hợp, hoặc điều
chỉnh lượng hóa chất trong quá trình xử lý như đông tụ hóa học. Sự thay đổi giá trị pH trong

nước có thể dẫn tới những thay đổi về thành phần các chất trong nước do quá trình hòa tan
hoặc kết tủa, hoặc thúc đẩy hay ngăn chặn những phản ứng hóa học, sinh học xảy ra trong
nước.
Giá trị pH của nước trong tự nhiên thường nằm trong khoảng 6,5 – 7,5; giá trị pH thấp
hơn là do sự có mặt của CO 2 tự do, sự phát sinh tảo đưa đến làm mất canxi trong nước mặt
có thể là nguyên nhân đưa pH của nước lên 9,5.
b. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản:
Lấy mẫu theo TCVN 6492-1999– Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở
sông và suối.
c. Phương pháp đo:
 Nguyên tắc
Sự phân ly của nước được biểu thị: Kw = aH+.aOHTrong đó a: hoạt độ và aH+ = [H+].fH+
aOH- = [OH-].fOHVới các dung dịch loãng trong môi trường nước, hệ số hoạt độ (a) được xem bằng, hoặc
tương đương 1, (a=1). Vì vậy Kw = [H+].[OH-] và Kw = 10-14, tích số Kw không thay đổi.
[H+].[OH-] = 10-14 nên [H+] = 10-14/[OH-]
14
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

pH = -log [H+] = 14 – pOH
Dùng pH kế để xác định pH và như vậy ta có thể xác định được [H +]. Dựa vào sự chênh
lệch thế giữa điện cực chuẩn Calomen và điện cực H + (điện cực thủy tinh) cho kết quả chính
xác cao. Hiện nay các loại máy hiện đại chỉ dùng một điện cực loại hỗn hợp.
 Các yếu tố ảnh hưởng
Nếu trong mẫu có hàm lượng dầu cao kết quả thu nhận được không chính xác do dầu mỡ
bám vào điện cực. Với pH cao > 12 kết quả thu nhận được cũng không tốt.

 Dụng cụ và thiết bị
Máy đo pH
 Hóa chất
Không dùng hóa chất
 Thực hiện
Rửa điện cực bằng nước cất, trước tiên dùng dung dịch chuẩn pH = 7 chỉnh máy.
Rửa lại điện cực bằng nước cất, lau khô, cho mẫu nước vào đo, đọc kết quả trên máy khi
tín hiệu ổn định 30 giây.
d. Kết quả:
Bảng 4: Kết quả đo pH tại 3 vị trí lấy mẫu

Địa điểm
Cầu Đồng
Nai
Cầu Đồng
Tròn
Trạm Hóa
An

Đo lần
1

Chỉ số pH
Đo lần
2

Đo lần
3

pH trung bình


6.64

6.52

6.47

6.54

6.86

6.82

6.74

6.81

6.87

6.49

6.56

6.64

e. Đánh giá:
Dựa vào bảng 1, pH đo được của 3 mẫu nước tại 3 địa điểm (6,81; 6,54; 6,64) đều nằm
trong giá trị giới hạn A1 = 6-8,5. Sử dụng tốt cho mục đích cấp nước sinh hoạt và các mục
đích khác như loại A2, B1, B2.
IV.2.2.2. Oxy hòa tan (DO)

a. Ý nghĩa môi trường
DO (Dessolved Oxygen) là lượng oxy hòa tan trong nước cần thiết cho sự hô hấp của
các thủy sinh. Trong các chất khí hòa tan trong nước, oxy hòa tan đóng một vai trò rất quan
trọng. Oxy hòa tan cần thiết cho sinh vật thủy sinh phát triển, nó là điều kiện không thể
thiếu của quá trình phân hủy hiếu khí của vi sinh vật. Khi nước bị ô nhiễm do các chất hữu
cơ dễ bị phân hủy bởi vi sinh vật thì lượng oxy hòa tan trong nước sẽ bị tiêu thụ bớt, do đó
giá trị DO sẽ thấp hơn so với DO bảo hòa tại điều kiện đó. Vì vậy DO được sử dụng như
một thông số để đánh giá mức độ ô nhiễm chất hữu cơ của các nguồn nước. DO có ý nghĩa
lớn đối với quá trình tự làm sạch của sông (assimilative capacity – AC). Đơn vị tính của DO
thường dùng là mg/l.
15
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

b. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản:
Lấy mẫu và bảo quản theo TCVN 5499-1995phương pháp lấy mẫu, vận chuyển, bảo
quản mẫu.
c. Phương pháp đo:
 Nguyên tắc
Xác định DO theo phương pháp Winkler cải tiến dựa trên sự oxy hóa Mn 2+ thành Mn4+
bởi lượng oxy hòa tan trong nước.
Khi cho MnSO4 và dung dịch iodide kiềm (NaOH + NaI) vào mẫu có hai trường hợp xảy
ra:
 Nếu không có oxy hiện diện, kết tủa Mn(OH)2 có màu trắng:
Mn2+ + 2OH- → Mn(OH)2 ↓ (kết tủa trắng)
 Nếu mẫu có oxy, một phần Mn2+ bijoxy hóa thành Mn4+, kết tủa có màu nâu:

Mn2+ + 2OH- + ½ O2→ MnO2 + H2O
(hoặc MnO2 + ½ O2 → MnO2 + H2O
Mn4+ có khả năng khử I- thành I2 tự do trong môi trường acid. Như vậy lượng I2 được giải
phóng tương đương với lương oxy hòa tan có trong môi trường nước. Lượng iod này được
xác định theo phương pháp chuẩn độ bằng thiosulfate với chỉ thị tinh bột.
MnO2 + 2I- + 4H+ → Mn2+ + I2 + H2O
2 Na 2S2O3 + I2 → Na2S4O6 + 2 NaI (không màu)
Phương pháp Winker bị giới hạn bởi các tác nhân oxy hóa khác như nitrite, sắt,… các tác
nhân này cũng có thể oxy hóa 2I- →I2 đưa đến việc nâng cao trị số kết quả. Ngược lại, các
tác nhân khử như Fe2+, sulfite, sunfide,… oxy hóa I2 → 2I- sẽ làm thấp giá trị kết quả.
Đặc biệt ion nitrite là một trong những chất cản thường gặp, nó không oxy hóa Mn 2+
song khi môi trường có iodide và acid, NO2- sẽ oxy hóa 2I- → I2, N2O2 tạo thành từ phản ứng
lại bị oxy hóa bởi oxy khí trời qua mặt thoáng dung dịch để cho lại NO2-:
2NO2- + 2I- + 4H+ → I2 + N2O2 + 2 H2O
Và N2O2 + ½ O2 + H2O → 2NO2- + 2HDo đó khi có NO2- trong mẫu, điểm kết thúc sẽ không phản ứng bình thường khi có sự
biến đổi liên tục từ 2I- → I2, và ngược lại.
Để khắc phục nhược điểm trên, phương pháp Winkler được cải tiến bằng cách: trong
dung dịch iodide kiềm được thêm một lượng nhỏ sodium azide:
NaN3 + H+ → NH3 + Na+
NH3 + NO2- + H+ → N2 + N2O + H2O
Theo phản ứng trên thì ảnh hưởng của nitite bị loại hoàn toàn.
 Các yếu tố ảnh hưởng
Các chất lơ lửng và màu.
 Dụng cụ và thiết bị
Chai BOD 300mg/l;
Ống đong 100ml;
Buret;
Bình tam giác 500ml.
 Hóa chất


16
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Dung dịch MnSO4.4H2O (hoặc 400g MnSO4.H2O hoặc 364g MnSO4.H2O) trong nước
cất, pha loãng thành 1 lít. Dung dịch này không được cho phản ứng chỉ thị hồ tinh bột khi
thêm vào để acid hóa KI.
Dung dịch Iodide – Azide kiềm: Hòa tan 500g NaOH (hay 700g KOH) và 135g NaI
(hoặc 150g KI) trong nước cất và pha loãng thành 1 lít. Thêm vào 10g NaN 3 đã được hòa
tan trong 40ml nước cất. Dung dịch này không được cho phản ứng với hồ tinh bột khi acid
hóa.
Acid sulfuric đậm đặc: 1ml H2SO4 đậm đặc tương đương với 3ml Iodide – Azide kiềm.
Dung dịch Na2S2O3 0,025M: Hòa tan 6,025g Na 2S2O3.5H2O trong nước cất, thêm 1,5ml
NaOH 6N (hoặc 0,4g NaOH viên) và pha loãng thành 1 lít.
Chỉ thị hồ tinh bột: Hòa tan 2g tinh bột và 0,2g acid salicylic (chất bảo quản) trong
100ml nước cất nóng.

Hình 7: Dung dịch Iodide – Azide kiềm, MnSO4, Na2S2O3
 Thực hiện
Lấy mẫu vào đầy chai BOD, đậy nút, gạt bỏ phần trên ra, V = 300ml, không để bọt khí
bám xung quanh thành chai.
Mở nút chai, lần lượt thêm vào bên dưới mặt thoáng mẫu:
 2ml MnSO4
 2ml iodide – azide kiềm.

17

PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Hình 8: Thêm hóa chất vào dưới mặt thoáng.
Đậy nút chai và đảo ngược chai lên xuống trong vài phút.
Để yên cho kết tủa lắng hoàn toàn, cẩn thận mở nút chai, thêm 2ml H2SO4 đậm đặc.

Hình 9: Kết tủa trong chai.
18
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Hình 10: Thêm H2SO4 đậm đặc vào chai.

Hình 11: Sau khi thêm H2SO4 đậm đặc vào chai.
19
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1


Đậy nút, rửa chai dưới vòi nước, đảo ngược chai để làm tan hoàn toàn kết tủa.
Rót bỏ 97ml dung dịch, định phân lượng mẫu còn lại bằng dung dịch Na 2S2O3 0,025M
cho đến khi có màu vàng rơm nhạt.

Hình 12: 3 mẫu trước khi định phân.

Hình 13: 3 mẫu sau khi định phân (màu vàng rơm).

20
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Thêm vài giọt chỉ thị hồ tinh bột, tiếp tục định phân cho đến khi mất màu xanh.

Hình 14: 3 mẫu sau khi định phân mất màu xanh.
d. Tính toán
1ml Na2S2O3 0,025M đã dùng = 1mg O2/l.
e. Kết quả
Bảng 5: Kết quả đo DO tại 3 vị trí lấy mẫu

Mẫu
DO ml

1
8,7


2
8,3

3
6,64

f. Đánh giá
Dựa vào bảng 1, cả 3 mẫu đều có nồng độ oxy hòa tan lớn hơn giá trị giới hạn A1 ≥
6mg/l. Do đó cả 3 nguồn nước đều có DO thích hợp cho sinh vật phát triển.
IV.2.2.3. Nhu cầu oxy hóa học (COD)
a. Ý nghĩa môi trường
Nhu cầu oxy hóa học (COD) là một trong những chỉ tiêu đặc trưng dùng để kiểm tra ô
nhiễm của nguồn nước thải và nước mặt, đặt biệt lầ các công trình xử lý nước thải.
COD được định nghĩa là lượng Oxy cần thiết cho quá tình oxy hóa hóa học các chất hữu
cơ trong nước thành CO2 và nước. Lượng oxy này tương đương với hàm lượng chất hữu cơ
có thể bị oxy hóa, được xác định khi sử dụng một tác nhân oxy hóa hóa học mạnh trong môi
trường axit. Chỉ số COD biểu thị cả lượng các chất hữu cơ không thể bị oxy hóa bằng vi
sinh vật, do đó nó có giá trị cao hơn BOD. Phép phân tích COD có ưu điểm là cho kết quả
nhanh ( khoảng 3 giờ), nên khắc phục nhược điểm của BOD, nên Thí nghiệm đo COD được
sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực kiểm soát ô nhiễm môi trường.
21
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

b. Phương pháp lấy mẫu và bảo quản:

Lấy mẫu theo APHA 2130.B- Chất lượng nước – Lấy mẫu. Hướng dẫn lấy mẫu ở sông
và suối.
c. Phương pháp đo:
 Nguyên tắc
Hầu hết các hợp chất hữu cơ đều bị phân hủy khi đun sôi trong hỗn hợp cromic và acid
sulfuric
CnHaOb + cCr2O72- + 8cH+ → nCO2 + (a/2 + 4c)H2O + 2cCr23+
Với
Lượng Cr2O72- biết trước sẽ giảm tương ứng với lượng chất hữu cơ có trong mẫu. Lượng
Cr2O72- dư sẽ được định phân bằng dung dịch FAS (Ferrous Ammonium Sulfate –
Fe(NH4)2(SO4)2) và lượng chất hữu cơ bị oxy hóa sẽ tính ra bằng lượng oxy tương đương
qua Cr2O72- bị khử. Lượng oxy tương đương này chính là COD.
 Các yếu tố ảnh hưởng
Các hợp chất béo mạch thẳng, hydrocacbon nhân thơm và pyridine không bị oxy hóa,
mặc dù phương pháp này hầu như oxy hóa hoàn toàn hơn so với phương pháp dùng KMnO 4.
Các hợp chất béo mạch thẳng bị oxy hóa dễ dàng hơn khi thêm Ag 2SO4 vào làm chất xúc
tác, nhưng bạc dễ phản ứng với các ion họ halogen tạo kết tủa và chất này cũng có thể bị
oxy hóa một phần.
Khi có kết tủa halogen, có thể dùng HgSO 4 để tạo phức tan với halogen trước khi đun
hoàn lưu. Mặc dù, 1g HgSO4 cần cho 50ml mẫu, nhưng có thể dùng ít hơn khi hàm lượng
chloride < 2.000 mg/l (miễn là duy trì tỷ lệ HgSO4 : Cl- = 10 : 1).
Nitrite cũng gây ảnh hưởng đến việc xác định COD, nhưng không đáng kể có thể bỏ qua.
 Dụng cụ và thiết bị
Ống pipet 25ml
Ống đong 100ml
Buret 25ml
Ống nghiệm có nút vặn
Bình tam giác 250ml
Tủ sấy có điều chỉnh nhiệt độ (1500C)
 Hóa chất

Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,0167M: Hòa tan 4,913g K2Cr2O7 (đã sấy ở 1050C trong 2
giờ) trong 500 ml nước cất, thêm vào 167ml H 2SO4 đậm đặc và 33,3g HgSO4 khuấy tan, để
nguội đến nhiệt độ phòng, định mức thành 1000ml.
Dung dịch chuẩn K2Cr2O7 0,0417M: Hòa tan 12,259 g K2Cr2O7 (đã sấy khô ở 1050C
trong 2 giờ) trong nước cất và định mức thành 1000ml.
Acid sunfuric reagent: Cân 5,5g Ag2SO4 trong 1 kg H2SO4 đậm đặc (d = 1,84), để 1 – 2
ngày để hòa tan hoàn toàn.
Chỉ thị màu Ferroin: Hòa tan 1,485g 1,10 – phenanthroline monohydrate và 0,695g
FeSO4.7H2O trong nước cất định mức thành 100ml (khi hai chất này trộn lẫn với nhau thì
dung dịch chỉ thị sẽ tan hoàn toàn và có màu đỏ).

22
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Dung dịch FAS (Fe[SO4].[NH4]2[SO4].6H2O) 0,1M: Hòa tan 39,2g Fe(NH4)2(SO4)2.
6H2O trong 500ml nước cất, cẩn thận cho thêm 20ml H 2SO4 đậm đặc, để nguội, định mức
thành 1.000ml.
Chuẩn độ lại nồng độ FAS mỗi ngày với K 2Cr2O7 0,0167M: Vì mẫu là nước sông nên ta
chọn thể tích mẫu (dùng nước cất thay cho mẫu) và hóa chất sử dụng như sau:
Bảng 6: Dung cụ thí nghiệm xác định COD

Cỡ ống

V mẫu
(ml)


DD
K2Cr2O7
0,0167M (ml)

H2SO4
reagent (ml)

Tổng V
(ml)

16 x 100
2,5
1,5
3,5
7,5
mm
Để nguội ống đến nhiệt độ phòng và thêm 0,05 – 0,10ml (1 – 2 giọt) chỉ thị ferroin và
chuẩn độ với FAS. Điểm kết thúc phản ứng chuẩn độ, dung dịch chuyển từ màu xanh lá cây
sang màu nâu đỏ.
 Thực hiện
Rửa sạch ống nghiệm có nút vặn kín với H2SO4 20% trước khi sử dụng.
Chuẩn bị 5 mẫu (1 mẫu trắng không đun, 1 mẫu đun và 3 mẫu nước thải). Thể tích mẫu
và thể tích hóa chất tương ứng như bảng trên.
Cho mỗi mẫu vào ống nghiệm, thêm dung dịch K2Cr2O7 0,0167M.
Thêm H2SO4 reagent từ từ dọc theo thành của ống nghiệm.
Đậy nút vặn, lắc kỹ nhiều lần.
Đặt ống nghiệm vào giá inox và cho vào tủ sấy ở nhiệt độ 150oC trong vòng 2 giờ.

Hình15: Mẫu trước khi đun.

Để nguội đến nhiệt độ phòng, đổ dung dịch trong ống nghiệm vào bình tam giác 100ml.
Thêm 1-2 giọt chỉ thị ferroin.
23
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Định phân bằng FAS 0,01M. Khi mẫu chuyển từ màu xanh lá cây sang màu nâu đỏ thì
dừng.

Hình16: Mẫu trước khi chưa định phân (màu vàng xanh).

Hình 17: Định phân bằng FAS.

24
PP nghiên cứu khoa học môi trường


Phân tích và đánh giá chất lượng nước sông Đồng Nai

Nhóm 1

Hình 18: Mẫu sau khi định phân (màu nâu đỏ).
Làm tương tự với 4 mẫu còn lại.
d. Tính toán:
Trong đó:
Vđ: thể tích FAS chuẩn độ mẫu nước cất có đun, ml.

Vm: thể tích FAS chuẩn độ mẫu có đun, ml.
Cn: nồng độ đương lượng của FAS.
Vmẫu: thể tích dung dịch mẫu, ml.
e. Kết quả:
Bảng 7: Kết quả phân tích các mẫu để xác định COD
Thể
Mẫu
tích FAS
Tại cầu Đồng Nai
1.2
Tại cầu Đồng Tròn
1.25
Tại Trạm Hóa An
1.2
Mẫu trắng đun
1.35
Mẫu trắng không
1.45
đun

Giá trị
COD
60mg/l
47.5mg/l
60mg/l
23mg/l
0mg/l

f. Đánh giá:
Dựa vào bảng 1, giá trị COD của 3 mẫu tại cầu Đồng Nai 60mg/l, cầu Đồng Tròn

47.5mg/l và trạm Hóa An 60mg/l đều không đạt tiêu chuẩn do lớn hơn cả giá trị giới hạn B2
= 50 mg/l.
25
PP nghiên cứu khoa học môi trường


×