Tải bản đầy đủ (.pdf) (30 trang)

Đánh giá tác động môi trường xây dựng kè

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (699.65 KB, 30 trang )

II. CÁC TÁC ĐỘNG MÔI TRƢỜNG
2.1. Các loại chất thải phát sinh
2.1.1. Tác động trong quá trình chuẩn bị, GPMB
Tổng diện tích giải phóng mặt bằng phục vụ xây dựng công trình tạm thời là
2,5 ha. Trong đó diện tích chiếm vĩnh viễn của công trình là 1,5 ha.
Trong giai đoạn GPMB, chuẩn bị xây dựng, các hoạt động gây tác động đến
môi trường tự nhiên và KT - XH gồm:
- Công tác đền bù: Kè chống xói lở bờ sông Thạch Hãn khu vực thôn Trung
Yên, xã Triệu Độ, huyện Triệu Phong được xây dựng sẽ làm xáo trộn sinh hoạt
hàng ngày và một số quyền lợi của các hộ dân sống dọc tuyến kè. Nếu công tác
khảo sát, đo đạc, thống kê để xác định các thiệt hại và mức giá đền bù không thỏa
đáng thì sẽ ảnh hưởng đền quyền lợi cũng như cuộc sống của người dân, từ đó làm
chậm tiến độ Dự án.
- Phá dỡ nhà cửa, các công trình nằm sát chân Kè: Qua khảo sát thực tế tại
khu vực triển khai xây dựng Kè cho thấy công trình nằm sát bờ sông nên đất chiếm
dụng chủ yếu là đất trống và một phần đất trồng tre của các hộ dân sống gần khu
vực. Vì vậy, việc giải phóng mặt bằng tương đối đơn giản. Tuy nhiên, để đảm bảo
cho quyền lợi của nhân dân cũng như tiến độ của công trình trước khi đi vào xây
dựng UBND huyện Triệu Phong thành lập hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng
theo quy định hiện hành của nhà nước và của Tỉnh.
- Chặt, phá bỏ cây cối (Tre, hoa màu và cây bụi): Trước khi triển khai các
hoạt động san ủi, đào đắp, thi công xây dựng Kè thì phải tiến hành chặt, phá bỏ các
loại cây cối, hoa màu nằm trong khu vực Dự án.
Qua khảo sát thực tế tại khu vực, các loại cây chủ yếu là tre, thảm cỏ và cây
bụi,... Quá trình này làm phát sinh một lượng CTR tương đối lớn, Chủ dự án sẽ có
biện pháp thu gom và xử lý thích hợp.
Dựa vào tài liệu đánh giá sinh khối thảm thực vật của Ogawa & Kato và căn
cứ vào tình trạng cây cối, hiện trạng sử dụng đất tại khu vực Dự án thì cứ 1ha đất
trồng cây có khoảng 7,5 tấn/ha sinh khối thực vật. Vậy khối lượng chất thải rắn
phát sinh trong giai đoạn GPMB, chuẩn bị xây dựng Dự án là:
M = 7,5 tấn/ha × 2,5 ha = 18,75 tấn.




Đây là lượng CTR phát sinh tương đối lớn. Vì vậy, Chủ dự án sẽ áp dụng các
biện pháp thu gom triệt để loại chất thải này.
- Quy hoạch khu vực xây dựng Kè, bãi tập kết vật liệu và điểm làm lán trại
cho công nhân: Dự án sẽ thu hồi, giải phóng diện tích đất tạm thời khoảng 150 m2
làm kho tàng chứa vật tư, lán trại, bãi đúc cọc và diện tích đất chiếm vĩnh viễn là
1,5 ha phục vụ cho xây dựng Kè, trong đó chủ yếu là đất đất vườn và đất hoang
hóa, đất không canh tác ven sông,… Vì vậy, sẽ tác động đến hoạt động sản xuất
nông nghiệp và làm mất đất canh tác, gây ra một số khó khăn nhất định cho các hộ
dân cư nằm trong diện bị mất đất.
2.1.2. Tác động trong quá trình thi công xây dựng
2.1.2.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
a. Tác động gây ô nhiễm môi trường không khí:
* Bụi và khí thải từ phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu và máy móc thi
công cơ giới:
Nguồn gây tác động:
- Các phương tiện vận chuyển nguyên nhiên vật liệu và máy móc, thiết bị thi
công tại công trường, khi sử dụng nhiên liệu là dầu DO sẽ thải vào môi trường
không khí các khí độc hại như: SO2, NOx, CO, VOC, bụi,...
- Bụi từ quá trình đào, đắp phục vụ thi công công trình.
- Bụi đất, cát cuốn lên từ các tuyến đường vận chuyển, bãi tập kết nguyên vật
liệu và trên công trường xây dựng.
Tải lượng:
- Khí thải từ phương tiện vận chuyển, máy móc thi công: Các phương tiện
giao thông vận tải sử dụng nhiên liệu là dầu DO sẽ thải ra môi trường một lượng
khí thải chứa các chất ô nhiễm không khí như NO2, CO, SO2, VOC,... Mức độ phát
thải các chất ô nhiễm phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện thời tiết, vận tốc
chạy, tải trọng xe, chiều dài quãng đường đi, chất lượng đường sá, phân khối động
cơ, loại nhiên liệu, các biện pháp kiểm soát ô nhiễm, tuổi thọ của phương tiện,...

Căn cứ vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thiết lập như sau:
Bảng 2.1. Hệ số ô nhiễm của các loại xe chạy dầu diezel


Phƣơng tiện
Xe tải, trọng tải < 3,5T
Xe trọng tải 3,5T - 16T
Xe trọng tải > 16T

Đơn vị
(U)

Bụi
(kg/U)

SO2
(kg/U)

NOx
(kg/U)

CO
(kg/U)

VOC
(kg/U)

1000km

0,2


1,16S

0,7

1

0,15

tấn dầu

3,5

20S

12

18

2,6

1000km

0,9

4,29S

11,8

6


2,6

tấn dầu

4,3

20S

55

28

12

1000km

1,6

7,26

18,2

7,3

5,8

tấn dầu

4,3


20S

24,81

20

16

Nguồn: Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - Part I - WHO, Geneva, 1993.

Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (%), S = 0,05% đối với
dầu diezel, tỷ trọng dầu diezel là 875 kg/m3.
Căn cứ vào các nguồn cung cấp nguyên vật liệu phục vụ cho công trình như:
Sắt thép, xi măng, sỏi sạn lấy tại Đông Hà; cát được lấy tại thị xã Quảng Trị; đá
học lấy tại Đầu Mầu huyện Cam Lộ. Như vậy, quãng đường vận chuyển nguyên
vật liệu phục vụ xây dựng công trình tạm tính trung bình là 20km và trọng tải các
phương tiện sử dụng từ 3 đến 16 tấn.
Trong quá trình thi công xây dựng các hạng mục công trình, với khối lượng
vật liệu như đã thống kê ở trên khoảng 31.674 m3.
+ Dự án sử dụng các loại xe chuyên chở trung bình khoảng 5m3 nguyên
liệu/chuyến với quãng đường dài 20km. Vậy số chuyến xe cần vận chuyển toàn bộ
khối lượng nguyên vật liệu là: 31.674 m3/5m3/chuyến ≈ 6335 chuyến.
+ Tương ứng mỗi chuyến là quãng đường 20km thì tổng số km cần vận
chuyển cho Dự án là: 6335 chuyến × 20 km/chuyến = 126.700 km.
+ Dựa vào hệ số ô nhiễm ở Bảng 2.1 có thể tính được tải lượng phát thải của
các chất ô nhiễm không khí toàn bộ Dự án như bảng sau:
Bảng 2.2. Tải lƣợng các chất ô nhiễm trong quá trình vận chuyển
TT


Chất ô nhiễm

Hệ số ô nhiễm (kg/U)

Tải lƣợng ô nhiễm (kg)

1

Bụi

0,9

114,03

2

SO2

4,29S

326,13

3

NOx

11,8

1.495,06



4

CO

6

760,2

5

VOC

2,6

329,42

- Bụi phát sinh do đào đắp, đất đá, san ủi mặt bằng và phát sinh dọc tuyến
đường trong quá trình vận chuyển:
Lượng bụi phát sinh phụ thuộc vào nhiều yếu tố như: Điều kiện khí hậu,
không gian và thời gian, chất lượng đường sá, quãng đường vận chuyển, loại
phương tiện, ý thức công nhân, loại công trình,… Để xác định tải lượng bụi phát
sinh trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ công trình, áp dụng Hệ số
phát sinh bụi của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) như sau:
Bảng 2.3. Hệ số phát thải bụi do các hoạt động san lấp mặt bằng
TT

Nguyên nhân gây ô nhiễm

Ƣớc tính hệ số phát thải


1

Bụi sinh ra do quá trình đào đất, san ủi mặt
bằng, bị gió cuốn lên (bụi cát).

1 - 100g/m3

2

Xe vận chuyển cát, đất làm rơi trên mặt đường
phát sinh bụi.

0,1 - 1g/m3

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chức Y tế thế giới (WHO, 1993)

Trong hai nguồn phát sinh trên thì lượng bụi phát sinh lớn và đáng kể nhất là
từ quá trình đào đắp, san ủi thi công với khối lượng như sau:
Bảng 2.4. Tổng hợp khối lƣợng đào, đắp của Dự án
TT

Hạng mục

Đơn vị
3

Số lƣợng

1


Đất đào các loại

m

4.855

2

Đất đắp các loại

m3

1.253

m3

6108

Tổng

Vậy lượng bụi phát sinh trong công đoạn đào, đắp là:
Mbụi = Khối lượng (đất đào, đắp) × Hệ số phát sinh
Áp dụng hệ số phát sinh do quá trình đào đất, san ủi mặt bằng, bị gió cuốn lên
(bụi cát) ở Bảng 2.3, tính được tải lượng bụi phát sinh do hoạt động đào, đắp như
sau:
Bảng 2.5. Tải lƣợng bụi phát sinh trong quá trình đào, đắp


TT Khối lƣợng đào, đắp


Hệ số phát
sinh (g/m3)

Lƣợng bụi phát sinh lớn nhất (kg)

1

Đất đào các loại

1 - 100

485,5

2

Đất đắp các loại

1 - 100

125,3

-

610,8

Tổng

Đánh giá tác động:
- Tác động do khí thải: Đối với tác động của khí thải do máy móc và phương

tiện thi công là điều không thể tránh khỏi, các tác động liên quan đến môi trường
không khí chủ yếu do phát sinh bụi từ quá trình đào, đắp và các phương tiện vận
chuyển nguyên vật liệu. Tuy nhiên, ngày nay các phương tiện được sản xuất trên
dây chuyền hiện đại (qua Đăng kiểm trước khi sử dụng) và giảm thiểu tác động ô
nhiễm theo các quy định nghiêm ngặt nên tải lượng ô nhiễm thực tế từ khí thải
phương tiện vận chuyển là không lớn như tải lượng ô nhiễm do WHO, 1993 thiết
lập.
- Tác động do bụi: Chủ yếu từ hoạt động của phương tiện vận chuyển, quá
trình đào đắp trên nền đất với kết cấu bở rời, đặc biệt vào mùa khô dễ phát sinh bụi
khi có gió Tây Nam. Các tác động do bụi như sau:
+ Tác động đến hệ thực vật: Bụi bám vào cây xanh ảnh hưởng đến khả năng
hô hấp và quang hợp của thực vật, từ đó làm giảm khả năng phát triển của cây và
làm giảm năng suất cây trồng (hoa màu của người dân).
+ Tác động đến cảnh quan: Bụi bám vào cây xanh, các công trình xây dựng,
bụi cuốn lên ở công trường và các tuyến đường vận chuyển làm mất mỹ quan khu
vực.
+ Tác động đến sức khoẻ con người: Ảnh hưởng đến thị lực, gây đau mắt và
ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Bụi còn ảnh hưởng đến khả năng quan sát và có thể gây
tai nạn lao động, tai nạn giao thông.
b. Tiếng ồn:
- Nguồn phát sinh:
+ Từ quá trình vận hành các máy móc, thiết bị trong thi công xây dựng các
hạng mục công trình: Máy ủi, xe lu, máy xúc, máy đào, máy trộn bê tông…
+ Từ các phương tiện vận chuyển: Xe tải, ô tô loại nhỏ,…


- Mức ồn: Theo (Tài liệu 1 - Nguyễn Đình Tuấn và Cộng sự; Tài liệu 2Mackernize, L.da,1985) về giới hạn tối đa mức ồn phát sinh từ hoạt động của các
thiết bị thi công ở khoảng cách 1m có thể tính toán được khả năng lan truyền của
độ ồn đến các khoảng cách như sau:
Bảng 2.6. Mức ồn phát sinh từ hoạt động của các thiết bị, máy móc

TT

Loại thiết bị

Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 1m
Tài liệu 1

Tài liệu 2

TB

1

Máy ủi

-

80,0÷93,0

86,5

2

Xe tải

-

82,0÷94,0

88,0


3

Máy xúc gầu ngược

-

72,0÷ 93,0

82,5

4

Máy trộn bê tông

75,0

75,0÷88,0

81,5

5

Máy nén

80,0

75,0÷87,0

81,0


6

Máy đầm (xe lu)

-

72,0÷74,0

73,0

Nguồn: Tài liệu 1 - Nguyễn Đình Tuấn và Cộng sự; Tài liệu 2 – Mackernize, L.da, 1985.

Mức ồn sẽ giảm dần theo khoảng cách và được xác định theo công thức:
LP(x) = LP(x0) + 20.lg(x0/x).
Trong đó: - LP(x0): Mức ồn cách nguồn 1m (dBA).
- x0 = 1m.
- LP(x): Mức ồn tại vị trí tính toán (dBA).
- x: Khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m).
Bảng 2.7. Mức ồn phát sinh từ hoạt động các thiết bị tại khoảng cách x
TT

Thiết bị

Mức ồn (dBA),
cách nguồn ồn 1m

Mức ồn cách nguồn

Trung bình


20m

50m

1

Máy ủi

86,5

60,5

52,5

2

Xe tải

88,0

62,0

54,0

3

Máy xúc gầu ngược

82,5


56,5

48,5

4

Máy trộn bê tông

81,5

55,5

47,5

5

Máy nén

81,0

55,0

47,0


6

Máy đầm (xe lu)


73,0

47,0

39,0

- Tính toán trên cho thấy mức ồn từ khoảng cách 20m trở đi có giá trị thấp
hơn quy chuẩn cho phép theo: QCVN 26:2010/BTNMT - Quy chuẩn kỹ thuật Quốc
gia về tiếng ồn - Mức ồn tối đa cho phép 70dBA tính từ 6 - 21 giờ. Nhưng do trên
khu vực xây dựng có nhiều thiết bị cùng hoạt động trong một đơn vị thời gian nên
tiếng ồn sẽ tác động cộng hưởng do đó, trên thực tế cường độ ồn có thể lớn hơn.
- Tiếng ồn lớn sẽ ảnh hưởng đến khả năng làm việc của công nhân và tác
động đến cuộc sống sinh hoạt hàng ngày của người dân như: gây mất ngủ, đau đầu,
tăng strees,...
c. Tác động do phát sinh chất thải rắn:
* Chất thải rắn sinh hoạt:
- Nguồn phát sinh và thành phần: Từ quá trình sinh hoạt của cán bộ công nhân
trên công trường. Thành phần bao gồm thực phẩm thừa, túi nilon, giấy vụn, chai,
lon, vỏ hoa quả,...
- Tải lượng: Trên công trường với khoảng 30 công nhân lao động thì lượng
chất thải rắn sinh hoạt thải ra một ngày khoảng 15kg/ngày (với định mức mỗi
người thải ra 0,5kg/ngày theo tài liệu: Quản lý chất thải rắn của GS. Trần Hiếu
Nhuệ biên soạn, Nhà xuất bản Xây dựng, Hà Nội - 2001). Chất thải rắn sinh hoạt
nếu để lâu sẽ phân hủy, tạo ra các khí thải có mùi hôi khó chịu như H 2S, CH4,… là
nơi phát sinh các mầm bệnh cho con người. Vì vậy, Chủ dự án sẽ kiểm soát bằng
các biện pháp thu gom hợp vệ sinh.
* Chất thải rắn xây dựng:
Để thực hiện các hoạt động xây dựng Kè, phải tiến hành đào lớp đất thừa và
đắp đất ở những khu vực thiếu do đó sẽ làm phát sinh một lượng đất đá tương đối
lớn. Đây được xem là chất thải phát sinh. Theo tính toán thì lượng đất đào, đắp các

loại của toàn bộ Dự án là 6.108 m3. Lượng đất, đá thải ra môi trường phụ thuộc vào
thành phần và tính chất của quá trình xây dựng, trình độ tay nghề, ý thức của công
nhân. Tuy nhiên, thành phần rác thải loại này không độc hại và phần lớn đều được
tận dụng để đắp, gia cố ở những khu vực thấp hơn nên phát sinh không đáng kể.
Ngoài ra, lượng chất thải rắn còn phát sinh từ quá trình thi công, trộn vữa, gia
cố chân kè tạm thời,… Thành phần bao gồm: đất, đá, cát dư thừa, xi măng chết, sắt
thép thừa, tre nứa,...


* Chất thải nguy hại: Chủ yếu phát sinh từ quá trình sửa chữa máy móc, thiết
bị thi công, bao gồm các loại như: giẻ lau, dầu mỡ thải,… Tuy nhiên, công tác bảo
dưỡng, thay thế và sửa chữa máy móc, thiết bị sẽ được Chủ dự án và nhà thầu thực
hiện ở các gara trên địa bàn nên việc phát sinh chất thải nguy hại tại khu vực công
trường là lớn.
d. Đánh giá tác động nguồn gây ô nhiễm môi trường nước:
* Nước thải sinh hoạt:
- Phát sinh từ sinh hoạt của cán bộ công nhân thi công trên công trường.
- Thành phần của nước thải: Chủ yếu chứa các chất rắn lơ lửng, chất hữu cơ
và các vi sinh vật. Với số lượng công nhân, cán bộ quản lý, giám sát trên công
trường khoảng 30 người, theo Tiêu chuẩn (TCXDVN 33:2006 - Cấp nước - mạng
lưới đường ống và công trình tiêu chuẩn thiết kế) thì lượng nước cấp là 80
lít/người.ng.đ. Trong đó, lượng nước thải phát sinh chiếm khoảng 80% lượng nước
cấp. Vậy lượng nước thải phát sinh là: 30 người × 80lít/người.ng.đ × 80% =
1,92m3/ng.đ. Dựa vào thành phần, tính chất nước thải sinh hoạt. Ước tính tải lượng
các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt phát sinh như sau:
Bảng 2.8. Ƣớc tính tải lƣợng các chất ô nhiễm do nƣớc thải sinh hoạt
TT

Thông số


Nồng độ trung bình
(mg/l) (*)

QCVN 14:2008/BTNMT
(cột B)

1

pH

6,8

-

2

SS

220

120

3

COD

500

-


4

BOD5

250

60

5

Ntổng

40

-

6

Ptổng

8

-

Nguồn: (*) Giáo trình công nghệ xử lý nước thải - Trần Văn Nhân, Ngô Thị Nga, NXB
Khoa học Kỹ thuật, 1999.
Ghi chú:
- QCVN 14:2008/BTNMT- Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia về nước thải sinh hoạt.
- Cột B: Quy định giá trị tối đa cho phép trong nước thải sinh hoạt khi thải vào các
nguồn nước không dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.



Qua Bảng 2.8 cho thấy: Nồng độ các chất lơ lửng, các chất hữu cơ trong nước
thải sinh hoạt chưa được xử lý là tương đối cao, một số chỉ tiêu vượt Quy chuẩn
cho phép nhiều lần. Lượng nước thải này nêu xả trực tiếp vào môi trường mà
không qua hệ thống xử lý sẽ gây tác động đến nguồn nước và ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh vật thuỷ sinh hay con người sử dụng nguồn nước. Đặc biệt, khu vực Dự
án dọc bở hữu của sông Thạch Hãn, nguồn nước sông được người dân sử dụng cho
nhiều mục đích khác nhau. Do đó, nếu nguồn nước sông Thạch Hãn bị ô nhiễm thì
tác động của nó đến hoạt động sản xuất, canh tác của người dân là tương đối lớn.
Vì vậy, Chủ dự án sẽ có biện pháp xử lý thích hợp.
* Nước thải xây dựng:
- Phát sinh từ việc bảo dưỡng các công trình, trộn bê tông, rửa thiết bị, máy
móc,... Thành phần các chất ô nhiễm chủ yếu có trong nước thải loại này là các
chất vô cơ như: cát, xi măng,...
- Lượng thải này nhiều hay ít tuỳ thuộc vào các yếu tố như: quy mô công
trình, thời điểm xây dựng, điều kiện thời tiết, ý thức của công nhân, phương pháp
và công nghệ thi công, chất lượng vật liệu xây dựng...
- Tác động: Loại nước thải có mức độ ô nhiễm thấp, phát sinh không thường
xuyên, tải lượng ít, tác động chỉ xảy ra cục bộ trên công trường trong giai đoạn thi
công.
* Nước mưa chảy tràn:
Lượng nước mưa đổ vào khu vực được xác định theo (TCXDVN 51:2008Thoát nước - Mạng lưới và công trình bên ngoài - Tiêu chuẩn thiết kế) như sau:
Q=qxCxF
Trong đó:
Q - là lượng nước mưa chảy tràn.
F - là tổng diện tích mặt bằng khu vực Dự án 25.000m2.
q - là lượng mưa tháng lớn nhất 1.081,5mm (tháng 10/2007).
C - là hệ số dòng chảy, C = 0,3.
 Vậy: Q = 25.000m2 × 1,0815m × 0,3 = 8111,25 m3/tháng.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), thành phần và nồng độ các chất ô nhiễm
trong nước mưa chảy tràn như sau:


Bảng 2.9. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nƣớc mƣa chảy tràn
TT

Các chất ô nhiễm

1

Tổng Nitơ

2

Tổng Phốt pho

3

Tổng chất rắn lơ lửng

Nồng độ (mg/l)
0,5 ÷ 1,5
0,004 ÷ 0,03
10 ÷ 20

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của tổ chức Y tế thế giới (WHO), 1993

- Nước mưa chảy tràn qua khu vực xây dựng: do khu vực xây dựng dọc theo
bờ sông Thạch Hãn có độ dốc lớn. Mặt khác, khu vực xây dựng có cấu trúc địa

chất, độ liên kết đất yếu nên dễ xảy ra hiện tượng xói lở bờ sông nhất là vào mùa
mưa. Vì vậy, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp khai thông, tạo dòng nhằm hạn
chế dòng chảy bề mặt.
- Nước mưa chảy tràn qua bãi trộn bê tông và khu vực chứa nguyên vật liệu sẽ
kéo theo các chất bẩn trên mặt đất như: Cát, sạn, xi măng chảy loang gây đục và ô
nhiễm nguồn nước. Từ đó, làm tăng độ đục, gây ô nhiễm và suy thoái nguồn nước
sông Thạch Hãn.
* Nước thải từ dầu mỡ:
Đối với Dự án thì số lượng và chủng loại các máy móc, thiết bị sử dụng trên
công trường là tương đối ít, chủ yếu các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu.
Mặt khác, quá trình bảo dưỡng, thay thế thiết bị, máy móc được chủ phương tiện
thực hiện ở các trung tâm bảo dưỡng, bảo hành hay trung tâm sửa chữa đóng trên
địa bàn. Vì vậy, tác động của nước thải từ dầu mỡ là không đáng kể. Trong trường
hợp có sự cố xảy ra ngoài ý muốn trên công trường sẽ được tiến hành thu gom và
đưa đi xử lý.
2.1.2.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
a. Hiện tượng bồi lắng lòng sông và xói lở bờ sông:
- Với đặc thù của Dự án, thì hiện tượng này rất dễ xảy ra, đặc biệt vào các
mùa mưa lũ. Nếu hoạt động thi công diễn ra vào mùa mưa, khi dòng chảy sông
mạnh với lưu lượng lớn, cây cối dọc bờ sông bị phá bỏ, cũng như các đoạn sông
này chưa được gia cố bằng các tuyến kè thì hiện tượng xói lở là khó tránh khỏi.


- Khi hiện tượng xói lở bờ sông xảy ra thì một lượng đất, đá, cát tương đối lớn
được cuốn theo dòng nước và gây hiện tượng bồi lắng cho vùng hạ lưu, hạn chế
dòng chảy sông. Bồi lắng lòng sông làm thay đổi dòng chảy và tăng khả năng sạt
lở cho các bờ sông trong các đợt mưa lũ tiếp theo.
b. Suy giảm chất lượng môi trường đất:
Trong quá trình xây dựng, nếu Chủ dự án không có những phương án cụ thể
như: chặt phá bỏ cây cối bừa bãi, không có kế hoạch thi công hợp lý,... thì hiện

tượng cuốn trôi và xói mòn đất ở các khu vực gần vị trí thi công là rất dễ xảy ra,
khi đó sẽ làm cho lớp đất phì nhiêu trên bề mặt bị mất đi còn lại lớp đất bạc màu.
Ngoài ra, các loại chất thải phát sinh nếu không được kiểm soát và thu gom triệt để
khi có mưa nước mưa cuốn trôi các chất thải ngấm vào đất, ảnh hưởng đến môi
trường đất. Mặt khác, do khu vực dọc bờ sông là những khu vực sản xuất nông
nghiệp của người dân nên làm suy giảm chất lượng đất, ảnh hưởng đáng kể đến đời
sống của người dân.
c. Tác động tới tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học:
- Tác động đến hệ động vật: Qua khảo sát và thu thập thông tin thì khu vực
thực hiện Dự án không có các loài động vật quý hiếm nằm trong Sách đỏ, mà chỉ
có các loài gia súc, gia cầm của một số hộ gia đình và một số loài động vật ngoài
tự nhiên (như các loài chim, rắn, chuột đồng, cá, tôm, cua đồng, ếch, nhái,...). Do
đó, tác động của Dự án đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học trong vùng
xem như không đáng kể. Song, các hoạt động thi công sẽ ảnh hưởng tức thời đến
sự cư trú và di trú của một số loài do mất sinh cảnh, mất nơi cư trú và thay đổi môi
trường sống. Một số loài không có khả năng di cư có thể sẽ bị mất, dẫn đến giảm
nguồn sinh vật của vùng.
- Tác động đến hệ thực vật: Hoạt động thi công sẽ phá bỏ thảm thực vật trên
các khu vực này và thay vào đó là các tuyến đê kè, đường đi, bãi tập kết vật liệu,…
Qua đó, thảm thực vật sẽ bị mất đi vĩnh viễn, dẫn đến một số loài của khu vực bị
suy giảm. Tuy nhiên, qua khảo sát, điều tra và thu thập thông tin thì hệ sinh thái tự
nhiên dọc các đoạn kè đã chịu sự tác động lớn của con người nên thảm thực vật
tương đối nghèo, không có các loại thực vật quý hiếm, chủ yếu là tre và cây bụi
nên tác động đến tài nguyên sinh vật và đa dạng sinh học là không đáng kể.
d. Ảnh hưởng đến môi trường nước ngầm trong khu vực:


Do mạch nước ngầm gần các khu vực dự kiến xây dựng kè nhìn chung là
tương đối nông, nếu các nguồn thải không được kiểm soát và xử lý khi ngấm
xuống đất sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nước ngầm.

e. Tác động gây ảnh hưởng đến các tuyến đường vận chuyển:
Dự án sẽ sử dụng một số tuyến đường chính để vận chuyển nguyên vật liệu
phục vụ quá trình xây dựng như Quốc lộ 1A, Quốc Lộ 9 và các tuyến đường liên
thôn liên xã.
Do điều kiện của Dự án là các nguyên vật liệu phải vận chuyển từ nơi khác
đến nên việc lựa chọn các tuyến đường vận chuyển là rất quan trọng. Quá trình vận
chuyển nguyên vật liệu (đá, đất, cát, sạn, sắt thép, xi măng,...) của các phương tiện
sẽ dễ gây hư hỏng, sụt lún các tuyến đường. Đặc biệt là các tuyến đường liên thôn,
liên xã có tải trọng thiết kế nhỏ hoặc chưa được trải nhựa, bê tông hóa.
f. Tác động đến kinh tế - xã hội:
- Việc thu hồi đất tạm thời và vĩnh viễn để triển khai các hoạt động của Dự án
sẽ ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, canh tác của người dân. Do đó, tác động nhất
định đến đời sống của các hộ dân thuộc diện bị mất đất.
- Việc tập trung cán bộ công nhân với mật độ cao trong khu vực sẽ dẫn đến
những khó khăn về mặt quản lý xã hội cũng như các vấn đề về an ninh trật tự. Cụ
thể:
+ Mâu thuẫn giữa công nhân, người dân địa phương với công nhân ở nơi khác
đến do những cạnh tranh hay do văn hoá sinh hoạt khác nhau.
+ Phát sinh các tệ nạn xã hội như cờ bạc, gây mất trật tự trong khu vực là khó
tránh khỏi.
- Khi triển khai xây dựng dự án nếu đơn vị thi công không hướng dẫn kỹ
thuật, trang bị bảo hộ lao động, áo phao cho cán bộ công nhân thì rất dễ xảy ra các
tai nạn lao động.
2.1.3. Tác động khi Dự án đi vào vận hành
Giai đoạn Dự án đi vào vận hành sẽ có những tác động tích cực và tiêu cực
đến các yếu tố môi trường tự nhiên và kinh tế - xã hội của địa phương. Tuy nhiên,
với đặc thù và tính chất của công trình thì những tác động tích cực của Dự án mang
lại là chủ yếu.



a. Các tác động tích cực:
- Dự án hoàn thành có ý nghĩa hết sức to lớn. Công trình đáp ứng nguyện
vọng của người dân địa phương, bảo vệ tính mạng và tài sản, giữ được đất đai canh
tác và ổn định đời sống của các hộ dân sống dọc bờ sông Thạch Hãn thuộc địa
phận huyện Triệu Phong.
- Kè chống xói lở bờ sông Thạch Hãn khu vực thôn Trung Yên, xã Triệu Độ,
huyện Triệu Phong xây dựng sẽ bảo vệ thảm thực vật không bị cuốn trôi xuống
sông nên góp phần làm môi trường sinh thái trong lành thoáng đãng.
- Công trình sẽ tác động đến tất cả các mặt đời sống, tinh thần, sản xuất của
người dân lao động. Tăng thêm độ tin cậy và kích thích phát triển các nhà đầu tư
tham gia vào các lĩnh vực đầu tư sản xuất - dịch vụ - thương mại, mở ra một tiềm
năng kinh tế lớn có thể khai thác được của Tỉnh.
- Hệ thống kè sẽ góp phần tăng thêm mỹ quan khu vực, phát huy được tiềm năng
du lịch, mở mang tuyến đường bộ giao thông vận tải dọc bờ sông Thạch Hãn.
b. Mặt hạn chế
Kè chống xói lở bờ sông Thạch Hãn khu vực thôn Trung Yên, xã Triệu Độ,
huyện Triệu Phong xây dựng sẽ bảo vệ bờ hữu sông Thạch Hãn hạn chế bị xói lỡ
bở sông. Tuy nhiên, do phía hạ lưu của sông chưa được xây dựng đồng bộ nên vấn
đề xâm thực sẽ xảy ra đối với các đoạn chưa được xây dựng kè.
2.2. Các tác động khác
2.2.1. Trong giai đoạn thi công xây dựng
a. Sự cố cháy, nổ:
Sự cố cháy, nổ trong giai đoạn này chủ yếu là do gặp phải bom mìn nếu
không tiến hành rà phá bom mìn trước khi GPMB và thi công xây dựng. Các tác
động kéo theo là đe dọa tính mạng CBCNV, ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe,…
Do đó, trước khi đi vào GPMB và tổ chức thi công, Chủ dự án sẽ có giải pháp rà
phá trên toàn bộ diện tích dự kiến thực hiện.
Ngoài ra, sự cố cháy nổ còn có thể xảy ra trong quá trình vận chuyển và tồn
chứa nhiên liệu hoặc do sự thiếu an toàn về hệ thống cấp điện tạm thời.
b. Sự cố sạt lở đất:



Hoạt động san ủi tạo mặt bằng, phát bỏ thực bì và tạo cốt móng phục vụ xây
dựng kè dễ xảy ra hiện tượng sạt lở đất nhất là vào những ngày có mưa hay dòng
nước sông chảy mạnh khi có mưa nguồn. Mặt khác, địa chất khu vực Dự án bao
gồm các tầng đất pha cát, bùn sét tính dẻo trung bình yếu và tính liên kết trong đất
tương đối yếu nên dễ bị phá vỡ.
Ngoài ra, trong quá trình xây dựng việc khoanh vùng, tạo bờ xây dựng sẽ làm
thay đổi vận tốc và lưu lượng dòng chảy trên sông đoạn qua khu vực Dự án nên
khả năng gây sạt lở cho các vùng hạ lưu tuyến kè cũng dễ xảy ra.
c. Sự cố do gặp mưa lũ:
Với tính chất của Dự án, là thực hiện xây dựng các công trình kè dọc theo bờ
sông. Một khi công trình đang thi công dở dang nếu gặp phải mưa lũ thì thiệt hại
gây ra là rất lớn như: Làm hư hỏng công trình, gây ô nhiễm môi trường, gây thiệt
hại về kinh tế, ảnh hưởng đến tiến độ công trình,... Do đó, Chủ dự án sẽ bố trí lịch
trình và kế hoạch thi công hợp lý.
2.2.2. Trong giai đoạn Dự án đi vào vận hành
a. Sự cố ngập úng cục bộ:
- Kè xây dựng với cao trình đỉnh kè từ 2 m đến 2,5 m và chiều rộng đỉnh kè
4,0 m nên hiện tượng ngập úng trong mùa mưa sẽ khó xảy ra. Tuy nhiên, nếu việc
tính toán các kênh rãnh và cống thoát không đảm bảo. Ngập úng sẽ gây tác động
lớn đến sản xuất nông nghiệp, việc tiêu thoát nước càng dài thì thiệt hại của nó gây
ra càng lớn như:
+ Phá hoại mùa màng, đặc biệt là cây lúa và các loại hoa màu khác.
+ Gây khó khăn cho người dân trong việc đi lại cũng như đời sống sinh hoạt
hàng ngày của nhân dân trong vùng ngập úng.
b. Sự cố xói lở bờ sông:
Dự án xây dựng Kè với mục đích là chống xói lở, bảo vệ đất đai, vườn tược,
nhà cửa, cơ sở hạ tầng và tính mạng của nhân dân vào mùa mưa lũ. Tuy nhiên, Dự
án chỉ mới đáp ứng được nhu cầu cấp thiết của đoạn sông cần chỉnh trị chứ chưa

đáp ứng được hạ lưu sông Thạch Hãn chảy qua thôn Trung Yên nên tác động xói
lở bờ sông vẫn có thể diễn ra trong mùa mưa lũ.
c. Sự cố chết đuối:


Dự án xây dựng sẽ làm tăng thêm phần cảnh quan, thẩm mỹ trong vùng, tạo
ra một nơi nghỉ mát, hóng gió cho nhân dân địa phương, từ đó thu hút người dân
đến vui chơi và tắm rửa nên sự cố vấp ngã, nước cuốn trôi, chết đuối có thể xảy ra.
III. BIỆN PHÁP GIẢM THIỂU TÁC ĐỘNG TIÊU CỰC
3.1. Biện pháp xử lý chất thải
3.1.1. Giải pháp giảm thiểu tác động xấu trong giai đoạn chuẩn bị, GPMB
* Nghiên cứu chỉnh trị sông Thạch Hãn theo các mục tiêu:
- Về lâu dài: Như đã trình bày ở trên, tình hình xói lở hai bờ sông Thạch Hãn
những năm gần đây diễn ra ngày càng nghiêm trọng và phức tạp. Do đó, về lâu dài
việc quy hoạch chỉnh trị sông một cách toàn diện là hết sức cần thiết.
- Về trước mắt: Phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại thiên tai do bão lũ, áp thấp
nhiệt đới, triều cường thường xuyên xảy ra. Chống xói lở và bảo vệ khu dân cư, tài
sản, tính mạng con người, đất đai… của nhân dân và nhà nước trong khu vực Dự
án.
* Giải pháp thiết kế công trình Kè:
Như mô tả đặc trưng địa hình đoạn sông xây dựng kè có địa hình lồi lõm.
Những năm gần đây, đoạn hữu sông Thạch Hãn này đã bị xói, lỡ khá mạnh. Hiện
tại đoạn bờ sông đã bị sạt lở ảnh hưởng đến đường giao thông liên thôn (cách mép
đường bê tông 0,5m). Để phục hồi và hạn chế xói lỡ bờ nhằm ổn định lâu dài của
nhân dân trong vùng dự án. Chủ dự án đã kết hợp với đơn vị tư vấn thiết kế đưa ra
biện pháp kết cấu kè đống cọc, khung, giằng bê tông gia cố mái bằng lát tấm lát T 2
và khung giằng bê tông cốt thép M250, kết hợp đá đổ đá rọ gia cố chân kè nhằm
đảm bảo ổn định bền vững công trình đồng thời chú trọng đến thẩm mỹ và thân
thiện với môi trường.
* Phương án và giải pháp đền bù, GPMB:

- Chủ dự án sẽ phối hợp với chính quyền địa phương, các Ban ngành liên
quan thành lập hội đồng đền bù và GPMB nhằm khảo sát, thống kê, xác định thiệt
hại của Dự án đến nhân dân trong khu vực (đất vườn, đất ruộng, hoa màu, chuồng
trại,...), từ đó có những giải pháp đền bù phù hợp và thỏa đáng theo quy định của
Nhà nước hiện hành.
- GPMB đến đâu thì tiến hành thi công kè đến đó, tránh xói lở khi lũ về.


- Hạn chế chặt phá cây cối có sẵn dọc bờ sông và chỉ được phá bỏ cây cối
nằm trong phạm vi xây dựng công trình.
3.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động trong quá trình xây dựng
3.1.2.1. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường không khí
a. Biện pháp làm giảm lượng bụi:
Để hạn chế được lượng bụi thải vào môi trường trong quá trình xây dựng
công trình, một số biện pháp được áp dụng như sau:
- Các phương tiện tham gia vận chuyển nguyên vật liệu phải được che, phủ
bạt kín nhằm hạn chế bụi rơi vãi trên các tuyến đường vận chuyển.
- Dọc các tuyến đường vận chuyển nguyên vật liệu dẫn vào Dự án và trên mặt
bằng công trường cần phun nước thường xuyên nhằm hạn chế lượng bụi phát tán ra
môi trường xung quanh trong những ngày nắng gió.
- Các vật liệu như xi măng, sắt thép sẽ được tập kết vào kho, lán trại kín.
- Dùng xe chuyên dụng để vận chuyển đất, cát, chở với tải trọng phù hợp để
hạn chế tối đa rơi vãi xuống các tuyến đường, đặc biệt là đường trong đô thị.
- Nhà thầu xây dựng phải có kế hoạch thi công và bố trí thời gian, phân tuyến
đường vận chuyển hợp lý nhằm hạn chế tác động do bụi đến người dân khu vực.
- Thi công theo hình thức cuốn chiếu, dứt điểm từng đoạn kè để dễ kiểm soát
và hạn chế ô nhiễm trên diện rộng.
- Trang bị đầy đủ bảo hộ lao động cho công nhân làm việc trên công trường
như khẩu trang, kính bảo vệ mắt, mũ nón, áo quần bảo hộ,... nhằm hạn chế ảnh
hưởng của bụi đến sức khoẻ của người lao động và bảo đảm an toàn lao động.

b. Biện pháp giảm thiểu lượng khí thải:
- Khí thải thoát ra chủ yếu từ các phương tiện vận chuyển và máy móc phục
vụ thi công. Do vậy các máy móc thiết bị, phương tiện giao thông trước khi đi vào
hoạt động phải có giấy phép của Cơ quan Đăng kiểm.
- Tiến hành sửa chữa và thay thế các thiết bị nhằm đảm bảo hiệu suất hoạt
động của các động cơ.
- Xây dựng nội quy, lịch trình phân tuyến và phân luồng cho các loại phương
tiện tham gia vận chuyển trong quá trình thi công.


- Người điều khiển phương tiện phải có giấy phép và đảm bảo không phóng
nhanh vượt ẩu, chạy quá tốc độ quy định trong khi điều khiển phương tiện.
3.1.2.2. Biện pháp hạn chế và giảm thiểu tiếng ồn
Mức độ tác động của tiếng ồn trong giai đoạn thi công không chỉ ảnh hưởng
đến công nhân trên công trường, mà còn ảnh hưởng đến khu dân cư sống gần khu
vực thi công xây dựng và dọc theo các tuyến đường vận chuyển. Do đó, cần phải
có những giải pháp để hạn chế tác động xấu như sau:
- Cũng như các biện pháp trên, để giảm tiếng ồn phát ra trong khu vực Dự án,
các máy móc, phương tiện vận chuyển phải đảm bảo đúng quy định.
- Các thiết bị, phương tiện giao thông phải có giấy phép của Cơ quan Đăng
kiểm (trong đó có quy định về độ ồn cho phép).
- Bố trí lịch thi công hợp lý, không thi công bằng các thiết bị cơ giới có khả
năng gây ồn lớn trong thời gian yên tĩnh, tránh thi công vào thời gian từ 18h đến
6h sáng hôm sau.
- Hạn chế các phương tiện vận chuyển qua các tuyến đường vào giờ cao điểm
hay vào thời gian nghỉ ngơi của người dân.
- Không thi công với cường độ lớn, cần phân kỳ giai đoạn thi công hợp lý,
tránh thi công một lần nhiều hạng mục nhằm giảm sự cộng hưởng của tiếng ồn.
- Các phương tiện vận chuyển phải đảm bảo hoạt động đúng công suất, vận
chuyển đúng trọng tải quy định.

- Tiến hành bôi trơn và thay thế các thiết bị hỏng nhằm hạn chế tiếng ồn phát
sinh từ hoạt động của máy móc, thiết bị.
- Trang bị bảo hộ lao động cho công nhân vận hành các máy móc phương tiện
phát sinh độ ồn cao.
3.1.2.3. Biện pháp giảm thiểu tác động do chất thải rắn:
a. Chất thải rắn sinh hoạt:
- Chất thải rắn sinh hoạt của 30 cán bộ công nhân trong giai đoạn thi công có
thể phát sinh tối đa khoảng 15kg/ngày. Để thu gom và xử lý lượng chất thải rắn
này, Chủ dự án sẽ bố trí các thùng đựng rác (loại 120lít) ở các khu lán trại để thu


gom, định kỳ hợp đồng với Đội vệ sinh môi trường huyện Triệu Phong để đưa đi
xử lý thích hợp.
- Giáo dục ý thức cho công nhân giữ gìn vệ sinh môi trường chung sạch sẽ,
tránh vứt rác bừa bãi.
b. Chất thải rắn từ GPMB:
Đây làm lượng CTR tương đối lớn, các biện pháp được đề xuất như sau:
- Lên kế hoạch GPMB cụ thể, thu gom triệt để lượng CTR phát sinh, tuyệt đối
không được xả ra môi trường, đặc biệt là môi trường nước sông.
- Chất thải rắn là thân tre và các cây cối khác được tận dụng làm cọc chống
xói lở đất trong quá trình xây dựng hay gia cố nền các vùng đất yếu.
- Cành, lá, rễ,... sẽ được công nhân tận dụng làm nhiên liệu đốt phục vụ bếp
ăn tập thể hay được người dân sử dụng làm nhiên liệu đốt. Tuyệt đối không được
xả xuống sông.
- Cây gỗ lớn thì tận dụng để bán cho các đơn vị, cá nhân có nhu cầu trên địa
bàn.
c. Chất thải rắn xây dựng:
CTR xây dựng phát sinh đáng kể nhất là đất đá do hoạt động đào đắp. Để hạn
chế lượng đất đá phát sinh thì Nhà thầu thi công phải luôn tuân thủ các quy định về
công tác đất trong các tiêu chuẩn như: TCVN 4447 - 2012: Công tác đất - Quy

phạm thi công và nghiệm thu; QPTL.1.72: Quy phạm kỹ thuật đắp đê bằng phương
pháp đầm nén; TCVN 8297:2009: Đập đất - Yêu cầu kỹ thuật thi công bằng
phương pháp đầm nén. Một số biện pháp được áp dụng trong công tác đào đắp như
sau:
- Công tác đào đất:
+ Trước khi đào đất, nhà thầu tiến hành lên ranh giới đào đắp của công trình.
Phương án đào đất phải được thực hiện dựa vào bản vẽ thiết kế, các tài liệu địa
chất công trình, địa chất thuỷ văn tại vị trí công trình, tiến hành đào kiểm tra để lựa
chọn thiết bị, biện pháp thi công và tổ chức thi công cho phù hợp, đảm bảo yêu cầu
kỹ thuật.
+ Thải đất không thể sử dụng: Các loại đất không thể sử dụng phải được thải
ra những vị trí thích hợp theo quy định.


+ Sử dụng lại đất đào từ bãi dự trữ: Vật liệu được dự trữ cần đưa vào đắp
ngay khi độ ẩm cho phép đầm nén tốt nhất. Sau khi sử dụng hết đất dự trữ, bãi
chứa tạm phải được làm sạch.
- Công tác đắp:
+ Các vật liệu đắp không thích hợp phải được loại bỏ và vận chuyển ra bãi
thải quy định.
+ Xử lý trước khi đắp: Đối với phần đắp trên nền cũ, trước khi đắp tiến hành
bóc lớp phong hoá, lớp đất hữu cơ trên mặt.
+ Không đắp khi nền chưa được kiểm tra và nghiệm thu, trước khi đổ 1 lớp
thì lớp trước đó phải được đầm chặt và xử lý bề mặt tiếp giáp theo tiêu chuẩn.
+ Các lớp vật liệu không được quá chênh lệch nhau về cấu trúc và thành phần
hạt so với vật liệu kế bên trong cùng khu vực.
+ Trong trường hợp bề mặt khối đắp quá khô không có lực dính thích hợp với
lớp tiếp theo thì phải được xới lên làm ẩm và đầm chặt theo tiêu chuẩn kỹ thuật của
khối đắp trước khi thi công lớp tiếp theo. Vật liệu quá kích thước, không đúng
thành phần hạt, gây trở ngại cho việc đầm chặt đều được loại bỏ và vận chuyển đến

vị trí quy định.
+ Bảo vệ khối đắp: Trong trường hợp có mưa, thì bề mặt của khối đất đắp
được làm nhẵn, đầm chặt và chống thấm bằng cách cho thiết bị có bánh lốp cao su
đi qua.
- Đất, đá và chất thải rắn xây dựng sau khi thi công trên công trường sẽ được
tập trung lại và tận dụng để gia cố nền kè và san nền đường, đỉnh kè.
- Sử dụng máy trộn bê tông nhằm giảm được lượng nguyên vật liệu và bê tông
rơi vãi ra mặt đất.
- Các chất thải rắn xây dựng khác có thể tận dụng được như: bao xi măng, gỗ,
sắt thép vụn... thì thu gom để riêng, tận dụng bán phế liệu.
3.1.2.4. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường nước
a. Đối với nước thải sinh hoạt:
Như đã trình bày trên, nguồn nước thải sinh hoạt phát sinh từ cán bộ công
nhân trong quá trình xây dựng của Dự án. Nhằm đảm bảo cho cán bộ công nhân thi


công vệ sinh thuận tiện và không gây ô nhiễm môi trường, Chủ dự án sẽ yêu cầu
nhà thầu thi công thỏa thuận sử dụng nhà vệ sinh của người dân hoặc sử dụng nhà
vệ sinh di động bằng vật liệu Composite, bố trí gần khu lán trại. Sơ đồ cấu tạo của
nhà vệ sinh di động bằng vật liệu Composite như sau:
Sơ đồ cấu tạo nhà vệ sinh di động bằng vật liệu Composite
Ghi chú:
- I: Ngăn chứa
- II: Ngăn
I
II

III

IV


lắng
- III: Ngăn
phân hủy hiếu
khí

Cấu tạo:
Nhà vệ sinh di động bằng vật liệu Composite được cấu tạo theo dạng mẽ gồm
4 ngăn rõ rệt: Ngăn chứa (ngăn phân hủy bằng vi sinh), ngăn lắng (ngăn phân hủy
kỵ khí), ngăn phân hủy hiếu khí và ngăn lọc.
Nguyên tắc hoạt động:
+ Nước và phân được tập trung về bồn tự hoại.
+ Đầu tiên, nước và phân được dẫn vào ngăn chứa bằng ống dẫn phân. Tại
ngăn chứa quá trình phân hủy bằng vi sinh vật diễn ra, phân sẽ bị phân hủy tạo
thành dạng nước.
+ Tiếp theo, hỗn hợp nước từ ngăn chứa sẽ chảy tràn qua ngăn lắng (ngăn
phân hủy hiếu khí) nhờ hoạt động phân hủy của vi sinh vật kỵ khí, tại ngăn này
một lượng khí được sinh ra mà thành phần khí chủ yếu là khí CH 4 được dẫn ra
ngoài bằng ống thông khí đặc biệt có gắn than hoạt tính đảm bảo vệ sinh và không
gây mùi. Thành phần cặn trong nước sẽ lắng xuống đáy ngăn lắng phần nước trong
sẽ nổi lên trên mặt và tiếp tục chảy qua ngăn xử lý hiếu khí tiếp theo.
+ Tại ngăn hiếu khí, vi sinh vật phân hủy hoạt động rất mạnh nhờ hệ thống
cung cấp khí từ bên ngoài. Khí được sục liên tục đảm bảo đủ lượng oxy cung cấp


cho vi sinh vật hoạt động phân huỷ hoàn toàn các hợp chất hữu cơ có trong nước
thải.
+ Sau cùng phần nước trong được dẫn qua ngăn lọc, vật liệu lọc ở đây là than
hoạt tính, ngăn lọc được thiết kế đặc biệt được chia thành 3 ngăn riêng biệt và mỗi
ngăn lọc được gắn với mỗi ống dẫn riêng làm tăng thêm khả năng xử lý.

Loại vật liệu này có ưu điểm:
+ Sản phẩm được sản xuất từ nguyên liệu nhựa Composite cốt sợi thủy tinh
(FRP).
+ Khả năng chịu nhiệt độ nóng, lạnh cũng như các tác động từ môi trường bên
ngoài tốt, không bị oxy hoá.
+ Khả năng chịu lực tác động cơ học cao mà vẫn duy trì được kích thước,
hình dáng ban đầu.
+ Có thể di chuyển dễ dàng, phù hợp với các công trình xây dựng trải rộng.
Sau khi kết thúc quá trình thi công xây dựng và trước khi nghiệm thu, bàn
giao công trình Kè thì nhà thầu xây dựng phải thuê đơn vị có chức năng thu gom,
vận chuyển đến các bãi xử lý hợp vệ sinh để xử lý.
b. Nước mưa chảy tràn:
Mặt bằng thi công xây dựng của Dự án trải dài 832,08m trên bờ hữu sông
Thạch Hãn nên biện pháp giảm thiểu tác động do nước mưa chảy tràn là khó thực
hiện. Biện pháp hiệu quả và dễ thực hiện được đưa ra ở đây là nhà thầu xây dựng
phải hạn chế xây dựng trong những ngày mưa và thi công theo hình thức cuốn
chiếu (theo từng đoạn kè), tiến hành GPMB đến đâu thì xây dựng kè đến đó nhằm
hạn chế nước mưa chảy tràn cuốn đất, đá và các chất thải trên bề mặt xây dựng
xuống sông.
c. Nước thải xây dựng:
Như đã trình bày ở trên tải lượng của nước thải xây dựng là không đáng kể. Tuy
nhiên, để giảm thiểu đến mức thấp nhất ảnh hưởng trong quá trình thi công đến môi
trường thì Chủ dự án sẽ yêu cầu các nhà thầu thực hiện các biện pháp như:
- Quá trình thi công cần tận dụng tối đa các nguồn nước để phục vụ cho bảo
dưỡng các công trình.


- Cần phải tiết kiệm nước trong quá trình trộn bê tông, vữa, hạn chế tối đa
việc thất thoát ra môi trường...
- Trong quá trình thi công cần thực hiện an toàn về máy móc, thiết bị, hạn chế

tối đa rò rỉ dầu mỡ.
d. Đối với nước thải chứa dầu mỡ:
Trong quá trình tập kết nguyên vật liệu sử dụng tuyến đường bộ để vận
chuyển, do đó cần có một số biện pháp như sau:
- Phương tiện ô tô tham gia vận chuyển phải đảm bảo về chất lượng, máy móc
phải được cấp giấy xác nhận của Cơ quan Đăng kiểm.
- Không tiến hành sửa chữa, thay thế thiết bị máy móc trên công trường và
trên sông.
3.1.2.5. Biện pháp giảm thiểu tác động khác
a. Biện pháp kiểm soát hiện tượng bồi lắng lòng sông:
- Lượng đất đào lên sẽ được lấp ngay vào những khu vực cần đắp đất cấp và
tiến hành đầm, nén chặt nhằm hạn chế bị xói lở do dòng nước.
- Gia cố chân kè, nền đất yếu bằng các cọc chống như tre, gỗ để hạn chế sạt lở
gây bồi lắng lòng sông.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động môi trường nước mặt, ngầm:
Nhằm hạn chế tác động đến nước mặt, ngầm thì Chủ dự án cần hạn chế việc
khoan giếng nước ngầm để phục vụ xây dựng, đối với nhu cầu nước phục vụ cho
sinh hoạt thì nên thỏa thuận với các hộ dân địa phương sống gần khu vực xây dựng
sử dụng các giếng khoan hoặc giếng đào có sẵn để khai thác.
c. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường đất:
- Tổ chức thi công hợp lý, thi công dứt điểm đối với từng hạng mục để giảm
thời gian chiếm dụng đất tạm thời.
- Kiểm tra máy móc thi công thường xuyên tránh để dầu nhớt rò rỉ ra ngoài.
- Thu gom quản lý các loại chất thải hợp lý, hạn chế tối đa việc thải bừa bãi
chất thải rắn, lỏng… gây mất mỹ quan và ô nhiễm môi trường đất.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường sinh thái:


Các biện pháp giảm thiểu tác động trên cũng góp phần đáng kể các tác động
đến môi trường sinh thái khu vực. Bên cạnh đó, thì Chủ dự án cũng như nhà thầu

thi công cần thực hiện các biện pháp như sau:
- Chỉ được GPMB, phá bỏ cây cối trong khu vực thi công các đoạn kè, không
được chặt phá tràn lan các loại cây cối gần các khu vực xây dựng.
- Tăng công suất thi công để hoàn thành khối lượng công việc diễn ra trong
thời gian ngắn.
- Thi công dứt điểm từng hạng mục, tránh thi công tràn lan nhiều hạng mục
dỡ dang một lần, gây đục nguồn nước ở diện rộng.
- Thi công xong phải tiến hành thu dọn sạch sẽ nhằm trả lại mặt bằng và hiện
trạng ban đầu.
- Không được rửa các máy móc thiết bị khi có sự thải ra của dầu mỡ ở trên
sông Thạch Hãn.
e. Biện pháp giảm thiểu tác động đến KT-XH của địa phương:
- Thực hiện việc hỗ trợ đền bù: Chủ dự án sẽ phối hợp cùng với các Ban
ngành liên quan và Chính quyền địa phương thành lập Hội đồng đền bù sau đó tiến
hành khảo sát, thống kê mức độ thiệt hại để tổ chức thực hiện đền bù cho các cá
nhân và tổ chức liên quan, căn cứ vào các văn bản pháp lý như sau:
+ Luật Đất đai được Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XI, kỳ họp thứ
4 thông qua ngày 26/11/2003;
+ Nghị định số 47/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về
bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
+ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP ngày 16/11/2004 về phương án xác định giá
đất và khung giá các loại;
+ Quyết định số 38/2014/QĐ-UBND ngày 19/9/2014 của UBND tỉnh Quảng
Trị về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi Nhà nước thu
hồi đất trên địa bàn tỉnh Quảng Trị;
+ Quyết định số 01/2013/QĐ-UBND, ngày 02/01/2013 của UBND tỉnh
Quảng trị về việc ban hành đơn giá các loại tài sản là nhà, vật kiến trúc và các loại
cây trồng áp dụng trên địa bàn tỉnh Quảng Trị.



Căn cứ theo các cơ sở pháp lý trên và tình hình thực tế của địa phương, Chủ
dự án tổ chức thực hiện công tác đền bù thỏa đáng theo các Quy định hiện hành
của Nhà nước, phù hợp lòng dân.
- Tạo điều kiện và cơ cấu việc làm cho lao động tại địa phương. Đặc biệt sẽ
ưu tiên những hộ nằm trong diện đền bù do bị mất đất.
- Các loại phương tiện như máy xúc, máy ủi có bánh xích phải được chở vào
khu vực bằng xe chuyên dụng, không được chạy trực tiếp trên đường. Nếu Chủ dự
án hoặc đơn vị thi công làm hư hỏng, sụt lún các tuyến đường trong khu vực thì
phải tiến hành các biện pháp khắc phục, sửa chữa kịp thời.
- Quản lý tốt công nhân trong thời gian làm việc và lưu trú tại khu vực; phối
hợp với công an, dân phòng địa phương thường xuyên kiểm tra sinh hoạt của các
công nhân, xử lý các tình trạng gây rối an ninh trật tự xã hội.
f. Biện pháp giảm thiểu tác động đến các tuyến đường vận chuyển:
- Chủ dự án và nhà thầu thi công xây dựng phải bố trí thời gian, phân luồng,
tuyến hợp lý trong quá trình tập kết nguyên vật liệu phục vụ thi công. Tránh tập
trung vận chuyển trên một tuyến cố định vừa làm xuống cấp các tuyến đường, vừa
ảnh hưởng đến hoạt động đi lại của người dân trong vùng.
- Xây dựng và bố trí các tuyến đường công vụ tạm thời sát bờ sông nhằm
thuận tiện cho các phương tiên vận chuyển dọc tuyến, hạn chế đi lại trên tuyến
đường của người dân, đặc biệt là các tuyến đường hẻm bê tông nông thôn từ các
trục đường chính xuống mép bờ sông.
- Nguyên vật liệu được vận chuyển đến công trường theo phương án chung
như sau:
+ Xi măng, sắt thép, sỏi sạn: Lấy tại Đông Hà, vận chuyển đến công trình
bằng ôtô qua các trục đường công vụ vào khu vực Dự án.
+ Cát lấy tại thị xã Quảng Trị sau đó vận chuyển đến bãi tập kết vật liệu bằng
ô tô.
+ Đá các loại: Lấy tại mỏ đá Đầu Mầu huyện Cam Lộ, vận chuyển bằng ô tô
về tập kết tại bãi vật liệu.
g. Biện pháp phục hồi, hoàn trả mặt bằng sau thi công:

- Trong quá trình tổ chức đấu thầu, Chủ dự án nêu rõ trong hồ sơ mời thầu và


yêu cầu đơn vị nhận thầu phải tổ chức thực hiện phục hồi, hoàn trả mặt bằng thi
công theo quy định.
- Trước khi hoàn thành việc xây dựng tuyến kè, đường công vụ. Chủ dự án sẽ
yêu cầu đơn vị thi công có kế hoạch hoàn phục môi trường và thực hiện các biện
pháp khác nhằm hạn chế các tác động tiêu cực đến môi trường đất, nước, không
khí như sau:
- Thu dọn vệ sinh toàn bộ mặt bằng: Nhà cửa, lán trại được dỡ bỏ, các loại vật
liệu tận dụng được thì đưa về sử dụng hay bán lại, loại không tận dụng được thì xử
lý cùng chất thải rắn sinh hoạt.
- Đất đá dư thừa không sử dụng hết sẽ cho người dân có nhu cầu hoặc chở về
bãi khai thác vật liệu đất đắp để đổ lại những nơi đã khai thác nhằm trả lại mặt
bằng.
- San lấp trả lại mặt bằng ở các khu lán trại, đường thi công tạm, bãi vật liệu
đất đá, sau đó thống nhất với địa phương để chuyển mục đích sử dụng, tùy theo
thỏa thuận mà có thể trồng cây xanh rồi bàn giao hoặc chỉ bàn giao lại mặt bằng
sau khi đã san gạt cho địa phương.
- Trồng cây xanh trên các tuyến kè sau đó bàn giao lại cho các cơ quan, địa
phương quản lý.
h. Biện pháp phòng ngừa, giảm thiểu tai nạn lao động, tai nạn giao thông:
Để giảm thiểu khả năng phát sinh tai nạn lao động, tai nạn giao thông đảm
bảo sức khoẻ và tính mạng cho công nhân làm việc tại công trường, cũng như
người dân khi tham gia giao thông, Chủ dự án sẽ thực hiện các biện pháp sau:
- Chấp hành nghiêm chỉnh việc phân luồng, phân tuyến vận chuyển và lập các
biển báo, biển cấm tại khu vực xây dựng.
- Lập rào chắn tại các khu vực có dân cư qua lại, khu vực tiếp giáp với đường
giao thông, nhà dân.
- Các phương tiện vận chuyển không được chạy nhanh vượt ẩu, tránh dừng đổ

xe trên các tuyến đường hẹp.
- Lập ban an toàn lao động tại công trường và cử người chuyên trách; xây
dựng, ban hành các nội quy, quy định làm việc tại công trường bao gồm nội quy ra
vào làm việc tại công trường, nội quy về trang bị bảo hộ lao động, nội quy sử dụng


×