Tải bản đầy đủ (.pdf) (128 trang)

Quản lý dịch vụ bay du lịch bằng máy bay trực thăng ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 128 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRỊNH NGỌC TUYÊN

QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH
BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Đà Nẵng - Năm 2018


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

TRỊNH NGỌC TUYÊN

QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH
BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG Ở VIỆT NAM

LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN LÝ KINH TẾ

Mã số: 60.34.04.10

N ƣờ

ƣớn

n


o



TS

Đà Nẵng - Năm 2018

ẢO


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi.
Các số liệu, kết quả nêu tron g luận văn là trung thực và chưa từng
được ai công bố trong bất cứ công trình nào khác.
Tác giả

Trịnh Ngọc Tuyên


MỤC ỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài........................................................................ 1
2. Mục tiêu nghiên cứu ............................................................................. 2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ........................................................ 3
4. Phƣơng pháp nghiên cứu ...................................................................... 3
5. Tổng quan tài liệu nghiên cứu .............................................................. 5
6. Kết cấu của luận văn........................................................................... 15
CHƢƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU
LỊCH ............................................................................................................... 16

1.1. KHÁI QUÁT VỀ QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH ..................... 16
1.1.1. Một số khái niệm .......................................................................... 16
1.1.2. Đặc điểm của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ........................... 20
1.1.3. Ý nghĩa của việc quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ......... 22
1.2. NỘI DUNG QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT ..... 24
1.2.1. Xây dựng, ban hành các chính sách liên quan đến quản lý dịch vụ
bay du lịch bằng MBTT .................................................................................. 24
1.2.2. Quy hoạch mạng lƣới dịch vụ bay du lịch bằng MBTT .............. 27
1.2.3. Tổ chức bộ máy QLNN về dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ...... 27
1.2.4. Quản lý công tác tổ chức thực hiện dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT

...................................................................................................... 28

1.2.5. Kiểm tra, kiểm soát dịch vụ bay du lịch bằng MBTT...................... 29
1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH
VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT ................................................................ 30
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ........................................................................ 30
1.3.2. Điều kiện kinh tế .......................................................................... 30
1.3.3. Điều kiện văn hóa xã hội .............................................................. 32


1.3.4. An ninh chính trị .......................................................................... 33
1.4. KINH NGHIỆM QUẢN LÝ DU LỊCH BẰNG TRỰC THĂNG Ở MỘT
SỐ QUỐC GIA TRÊN THẾ GIỚI VÀ BÀI HỌC CHO VIỆT NAM ........... 33
1.4.1. Kinh nghiệm quản lý dịch vụ bay du lịch ở một số quốc gia trên
thế giới

...................................................................................................... 33


1.4.2. Một số bài học đối với quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở
Việt Nam ...................................................................................................... 35
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1................................................................................ 37
CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY
DU LỊCH BẰNG MBTT Ở VIỆT NAM ..................................................... 38
2.1. ĐẶC ĐIỂM CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƢỞNG ĐẾN CÔNG TÁC QUẢN
LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT Ở VIỆT NAM ...................... 38
2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên ........................................................ 38
2.1.2. Đặc điểm tình hình kinh tế ........................................................... 39
2.1.3. Đặc điểm văn hóa xã hội .............................................................. 42
2.1.4. Đặc điểm an ninh chính trị ........................................................... 49
2.2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỀ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH
BẰNG MÁY BAY TRỰC THĂNG Ở VIỆT NAM ...................................... 52
2.2.1. Thực trạng xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện các quy
định liên quan đến quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ......................... 52
2.2.2. Thực trạng quy hoạch mạng lƣới dịch vụ bay du lịch bằng MBTT55
2.2.3. Thực trạng bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT ở Việt Nam .......................................................................................... 67
2.2.4. Thực trạng QLNN về công tác tổ chức thực hiện dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT .............................................................................................. 78
2.2.5. Thực trạng công tác kiểm tra, kiểm soát, đối với dịch vụ bay du
lịch bằng trực thăng ......................................................................................... 88


2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU
LỊCH BẰNG TRỰC THĂNG ........................................................................ 91
2.3.1. Những mặt thành công ................................................................. 91
2.3.2. Những mặt hạn chế ...................................................................... 92
2.3.3. Nguyên nhân của những mặt hạn chế .......................................... 94
KẾT LUẬN CHƢƠNG 2................................................................................ 96

CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC
QUẢN LÝ DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT Ở VIỆT NAM...... 97
3.1. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ ĐỊNH HƢỚNG PHÁT TRIỂN DỊCH
VỤ BAY DU LỊCH BẰNG TRỰC THĂNG Ở VIỆT NAM......................... 97
3.1.1. Quan điểm .................................................................................... 97
3.1.2. Mục tiêu........................................................................................ 97
3.1.3. Định hƣớng................................................................................... 98
3.2. CÁC GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QLNN ĐỐI VỚI
DỊCH VỤ BAY DU LỊCH BẰNG MBTT Ở VIỆT NAM............................. 99
3.2.1. Hoàn thiện quy hoạch mạng lƣới dịch vụ bay du lịch bằng MBTT99
3.2.2. Nâng cao hiệu lực việc xây dựng, ban hành và triển khai thực hiện
các quy định liên quan đến quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT .......... 101
3.2.3. Hoàn thiện bộ máy tổ chức quản lý dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT

.................................................................................................... 102

3.2.4. Hoàn thiện công tác tổ chức thực hiện dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT

.................................................................................................... 105

3.2.5. Tăng cƣờng công tác kiểm tra, kiểm soát đối với dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT ............................................................................................ 107
3.2.6. Nhóm giải pháp khác.................................................................. 108
3.3. MỘT SỐ KIẾN NGHỊ .......................................................................... 110
3.3.1. Đối với nhà nƣớc ........................................................................ 110
3.3.2. Đối với các tỉnh thành phố ......................................................... 111



KẾT LUẬN CHƢƠNG 3.............................................................................. 112
KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ( ẢN SAO)


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
STT

Chữ viết đầy đủ

Chữ viết tắt

Chứng chỉ nhà khai thác máy bay đƣợc nhà

1

AOC

2

APEC

3

CAAV

Cục hàng không dân dụng Việt Nam

4


CHC

Cất hạ cánh

5

FIR

6

GDP

Tổng sản phẩm trong nƣớc

7

E

Kinh độ Đông

8

HNKTQT

Hội nhập kinh tế quốc tế

9

IATA


Hiệp hội vận tải hàng không quốc tế

10

ICAO

Tổ chức hàng không dân dụng quốc tế

11

KTDL

Kinh tế du lịch

12

KT-XH

Kinh tế – Xã hội

13

MBTT

Máy bay trực thăng

14

N


Vĩ độ Bắc

15

PK-KQ

Phòng không – không quân

16

QLNN

Quản lý Nhà nƣớc

17

QP-AN

Quốc phòng – An ninh

18

SBTT

Sân bay trực thăng

19

UNESCO


20

VNH

chức trách hàng không phê chuẩn.
Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á – Thái Bình
Dƣơng

Vùng thông báo bay (Flight Information
Region)

Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên
Hiệp Quốc
Tổng công ty trực thăng Việt Nam


DANH MỤC CÁC ẢNG
Số

ệu

Tên bản

bản
2.1.

2.2.

Tốc độ tăng tổng sản phẩm trong nƣớc các năm 20152017

Sân bay và một số điểm cất hạ cánh thƣờng xuyên của
dịch vụ bay du lịch bằng MBTT

Trang

38

58

2.3.

Một số đƣờng bay của dịch vụ bay du lịch bằng MBTT

60

2.4.

Các khu vực cấm bay trong vùng trời Việt Nam

64

2.5.

Thông số chính của MBTT phục vụ du lịch

76

2.6.

Cấp sân bay trực thăng


78

2.7.

Số lƣợng điểm CHC đáp ứng tiêu chuẩn của CAAV

79

2.8.

2.9.

2.10.

2.11.
2.12.

Thực trạng về trình độ của nhân viên hàng không phục
vụ dịch vụ du lịch bằng MBTT (2012-2017)
Thống kê số lƣợng Phi công và nhân viên kỹ thuật hàng
không phục vụ dịch vụ du lịch bằng MBTT (2012-2017)
Số lƣợng khách sử dụng dịch vụ bay du lịch bằng máy
bay trực thăng (2015-2017)
Thống kê các sự cố uy hiếp an toàn bay trong lĩnh vực du
lịch trực thăng
Thống kê các vi phạm trong lĩnh vực du lịch trực thăng

82


82

84

84
86


DANH MỤC CÁC HÌNH
Số

ệu

Tên sơ đồ

sơ đồ

Trang

2.1.

ICOR của nền kinh tế giai đoạn 2011-2017

39

2.2.

Quy hoạch cảng hàng không sân bay tại Quảng Ninh

56


2.3.

Sân bay trực thăng Nƣớc Mặn

57

2.4.

2.4a.

2.4b.
2.5.

Các cơ quan quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở
Việt Nam
Các cơ quan quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
thuộc Bộ Giao thông vận tải
Các cơ quan quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
thuộc Bộ Quốc phòng
Tỷ lệ số điểm CHC đáp ứng tiêu chuẩn của CAAV

65

66

66
79



1

MỞ ĐẦU
1. Tín

ấp t ết ủ đề tà

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, không chỉ mang đến doanh thu trực
tiếp từ các lĩnh vực dịch vụ nhƣ khách sạn, tour tuyến, điểm tham quan mà còn
tạo nguồn thu, góp phần quan trọng thúc đẩy sự phát triển của các ngành nghề
liên quan khác nhƣ giao thông, ăn uống, giải trí, thƣơng mại và một số dịch vụ
phụ trợ khác. Tuy nhiên, theo đánh giá của giới chuyên gia, đến nay khả năng
cạnh tranh của ngành du lịch nƣớc ta vẫn còn thấp, thiếu những sản phẩm du
lịch khác biệt; đầu tƣ phát triển thiếu đồng bộ, chắp vá kể cả những địa bàn
trọng điểm.
Trong quá trình đổi mới và hội nhập, Đảng và Nhà nƣớc ta đã đề ra
những chủ trƣơng, quan điểm hết sức đúng đắn để phát triển du lịch. Ngày
06/10/2017, Thủ tƣớng chính phủ đã ban hành Nghị quyết số 103/NQ-CP về
Chƣơng trình hành động của Chính phủ thực hiện theo Nghị quyết số 08NQ/TW của Bộ Chính trị khóa XII về phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế
mũi nhọn. Theo đó, một trong những nhiệm vụ của Chƣơng trình hành động là:
“Thực hiện thương quyền 5 về vận tải hàng không và chính sách „mở cửa bầu
trời‟, tạo điều kiện cho các hãng hàng không trong nước và quốc tế mở các
đường bay mới nối Việt Nam với các thị trường nguồn khách du lịch…”.
Để đáp ứng tốt nhu cầu của khách du lịch trong và ngoài nƣớc, nhiều
loại hình du lịch đã đƣợc hình thành, các sản phẩm du lịch đa dạng và ngày
càng phong phú. Từ những năm 90 của thế kỷ XX, dịch vụ bay du lịch bằng
máy bay trực thăng (MBTT) đã ra đời là sự tất yếu trong xu thế phát triển của
ngành du lịch Việt Nam. Những năm gần đây, dịch vụ này xuất hiện với tần
suất nhiều hơn tại các trung tâm du lịch nhƣ: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng
Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu và một số địa phƣơng khác trên cả nƣớc và bƣớc

đầu đã gặt hái đƣợc thành công. Theo số liệu của Tổng công ty trực thăng


2
Việt Nam, số giờ bay dịch vụ du lịch những năm gần đây có tỷ lệ tăng cao,
năm 2017 lƣợng khách sử dụng dịch vụ đạt gần 9 nghìn lƣợt khách, tăng gần
5% so với năm 2016. Nhiều chuyên gia trong lĩnh vực du lịch đã có những
đánh giá rất khả quan về tiềm năng phát triển của loại hình du lịch mới này,
ông Vũ Thế Bình (Phó Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Việt Nam) khẳng định:
“Việc phát triển dịch vụ trực thăng du lịch sẽ là bước tiến mới của du lịch
Việt Nam”.
Tuy nhiên, trong quá trình triển khai, dịch vụ đã tồn tại một số hạn chế
chƣa thể giải quyết nhƣ: cơ sở hạ tầng nghèo nàn, đa số các bãi đáp trực thăng
là các bãi dã chiến không phù hợp với dịch vụ cao cấp nhƣ du lịch bằng máy
bay trực thăng, chất lƣợng máy bay chƣa phù hợp với đối tƣợng khách hàng,
điều kiện bay và thủ tục bay mất nhiều thời gian, chƣa kể chi phí quá cao so
với khả năng chi trả của nhiều du khách ... Tất cả đã cản trở sự phát triển ổn
định của sản phẩm du lịch này và ảnh hƣởng không nhỏ tới mức độ phát triển
của toàn ngành du lịch Việt Nam.
Với những lý do nêu trên, tác giả lựa chọn đề tài: “Quản lý dịch vụ bay
du lịch bằng máy bay trực thăng ở Việt Nam” làm đề tài luận văn tốt nghiệp
để góp phần lý giải nhiều vấn đề về lý luận và thực tiễn cũng nhƣ đề xuất các
kiến nghị và giải pháp để hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ bay du lịch
bằng trực thăng.
2. Mụ t êu n

ên ứu

2.1. Mục tiêu nghiên cứu tổng quát
Đề tài nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn đối với công tác

quản lý nhà nƣớc (QLNN) về dịch vụ bay du lịch bằng MBTT, đề xuất một số
giải pháp, kiến nghị nhằm phát huy những kết quả đạt đƣợc, khắc phục những
mặt tồn tại nhằm hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT
ở Việt Nam.


3
2.2. Mục tiêu nghiên cứu cụ thể
- Hệ thống hóa lý luận quản lý về dịch vụ bay du lịch bằng MBTT;
- Phân tích, đánh giá thực trạng công tác quản lý về dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT ở Việt Nam;
- Đề xuất một số giải pháp và kiến nghị cơ bản nhằm hoàn thiện công
tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam.
3. Đố tƣợn và p ạm v n

ên ứu

3.1. Đối tượng nghiên cứu
Hoạt động bay du lịch bằng MBTT bao gồm nhiều lĩnh vực nhƣ hoạt
động không lƣu, hệ thống cất hạ cánh (CHC), hệ thống kỹ thuật hàng
không… Luận văn tập trung nghiên cứu về công tác quản lý dịch vụ bay du
lịch bằng MBTT ở Việt Nam.
3.2. Phạm vi nghiên cứu
-

Về nội dung: Nghiên cứu công tác QLNN về dịch vụ bay du lịch
đƣờng hàng không bằng phƣơng tiện máy bay trực thăng (bao gồm
việc nghiên cứu từ hệ thống văn bản pháp quy, công tác quy hoạch,
kế hoạch, tổ chức bộ máy, đào tạo đội ngũ cán bộ công chức, đến
công tác thanh tra, kiểm tra).

- Về thời gian: Đánh giá thực trạng trong giai đoạn 2014 – 2017. Các

giải pháp đề xuất có ý nghĩa trong 5 năm tới.
- Về không gian: Phạm vi lãnh thổ Việt Nam.
4. P ƣơn p áp n

ên ứu

4.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin
- Thông tin đƣợc thu thập từ các công bố chính thức của các cơ quan
nhà nƣớc, các nghiên cứu của các cá nhân, tổ chức về du lịch trực thăng.
Những thông tin về tình hình phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) trong ngành
du lịch và hàng không Việt Nam, các chính sách của các cơ quan trung ƣơng


4
và từng địa phƣơng đối với du lịch trực thăng và tiếp thu có chọn lọc một số
kết quả của các công trình khoa học có liên quan đã đƣợc công bố trong quá
trình nghiên cứu đề tài luận văn.
- Sau khi thu thập, các thông tin đƣợc tiến hành phân loại, lựa chọn,
sắp xếp thành các bảng số liệu để đƣa vào sử dụng trong nghiên cứu đề tài.
- Sử dụng bảng tính Exel để tổng hợp số liệu và lên các biểu số liệu
chi tiết.
4.2. Phương pháp phân tích
- Phương pháp phân tích tổng hợp: Luận văn vận dụng phƣơng pháp
luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử, kết hợp với việc lựa chọn, so
sánh, đối chiếu, phân tích, đánh giá, xử lý khoa học và dự báo tình huống.
- Phương pháp phân tích thống kê kinh tế: Thu thập số liệu từ những
tài liệu, báo cáo của các cơ quan quản lý nhà nƣớc (QLNN) nhƣ: Cục hàng
không Việt Nam (Bộ Giao thông vận tải), Cục tác chiến (Bộ Quốc phòng),

Tổng cục Du lịch, Tổng cục Thống kê, UBND và các Sở du lịch tỉnh, thành
phố Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Đà Nẵng, Vũng Tàu,…và một số cơ
quan QLNN khác thuộc Chính phủ. Các tài liệu điều tra, khảo sát, thu thập số
liệu thống kê và phân tích của các đề tài, dự án, các công trình nghiên cứu đã
đƣợc công bố về vấn đề liên quan đến du lịch trực thăng, để sử dụng phân
tích, đánh giá về công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt
Nam.
- Phương pháp so sánh: So sánh các chỉ tiêu, các hiện tƣợng kinh tế,
xã hội đã đƣợc lƣợng hoá có nội dung, tính chất tƣơng tự nhau. So sánh các
nhiệm vụ kế hoạch; so sánh qua các giai đoạn khác nhau; so sánh các đối
tƣợng tƣơng tự; so sánh các yếu tố, hiện tƣợng cá biệt với trung bình hoặc tiên
tiến. So sánh kết quả hoạt động quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT qua
các năm, ... Biểu hiện bằng số: Có thể tính theo giá trị tuyệt đối hoặc tỷ lệ
phần trăm (%).


5
- Phương pháp phân tổ: Những thông tin thứ cấp khi thu thập đƣợc sẽ
tiến hành phân tổ, phân nhóm theo một số tiêu thức. Phƣơng pháp phân tổ sẽ
giúp nhìn nhận rõ ràng những số liệu đã thu thập đƣợc để có thể đi đến kết
luận chính xác nhất.
- Phương pháp chuyên gia chuyên khảo: Là phƣơng pháp thăm dò ý
kiến của các chuyên gia, giáo viên hƣớng dẫn, các lãnh đạo, đồng nghiệp có
kinh nghiệm đánh giá về hoạt động quản lý bay du lịch và dịch vụ bay du lịch
bằng trực thăng ở Việt Nam nhằm thu thập ý kiến đóng góp, kinh nghiệm
quý báu và thực tế.
5. Tổn qu n tà l ệu n

ên ứu


1. Phan Huy Đƣờng (2015), Giáo trình Quản lý nhà nước về kinh tế,
NXB Đại học Quốc gia Hà Nội.
Trong bối cảnh toàn cầu hóa, khu vực hóa và hội nhập kinh tế quốc tế
ngày càng sâu rộng hiện nay, đặc biệt là khi vai trò của “bàn tay vô hình” trong
nền kinh tế thị trƣờng hiện đại có nhiều bất cập khiến nền kinh tế bất ổn thì vai
trò quản lý, điều tiết nền kinh tế của nhà nƣớc ở mỗi quốc gia đòi hỏi phải có
sự tƣơng thích nhằm ổn định và tạo đà cho nền kinh tế đất nƣớc phát triển bền
vững. Ở Việt Nam, các nội dung của QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị
trƣờng cũng đang dần đƣợc hoàn thiện, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì
tốc độ tăng trƣởng kinh tế. Chính vì vậy, việc học tập, nghiên cứu và vận dụng
vào thực tiễn những kiến thức cơ bản về QLNN nói chung, QLNN về kinh tế
nói riêng có ý nghĩa đặc biệt đối với sinh viên, học viên và những ngƣời nghiên
cứu kinh tế.
QLNN về kinh tế là môn khoa học giáp ranh giữa kinh tế học, quản trị
học, quản trị kinh doanh, khoa học quản lý và nhà nƣớc pháp quyền, có đối
tƣợng nghiên cứu là các quy luật và các vấn đề mang tính quy luật về sự ra đời,
hình thành, tác động qua lại của các mối quan hệ, giữa các thực thể có liên
quan đến các hoạt động kinh tế và quản lý kinh tế của một quốc gia.


6
Giáo trình QLNN về kinh tế đƣợc biên soạn trên cơ sở đúc kết lý luận và
thực tiễn QLNN về kinh tế trong nền kinh tế thị trƣờng hiện đại và trong quá
trình đổi mới nền kinh tế thị trƣờng định hƣớng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam.
Giáo trình đã khái quát hóa các khái niệm, phạm trù, các yếu tố, bộ phận cấu
thành, các chức năng, nguyên tắc, phƣơng pháp, tổ chức bộ máy, thông tin và
quyết định quản lý, cán bộ, công chức QLNN về kinh tế. Tác giả đã kế thừa và
chọn lọc những kiến thức từ các công trình nghiên cứu, các chuyên đề về
QLNN và QLNN về kinh tế kết hợp với những vấn đề lý luận và thực tiễn mới
nảy sinh; giúp ngƣời đọc sẽ có cái nhìn rõ hơn về QLNN về kinh tế.

2. Nguyễn Văn Đính, Trần Thị Minh Hòa (2008), Giáo trình Kinh tế du
lịch, NXB Đại học Kinh tế Quốc dân, Hà Nội.
Giáo trình đã cung cấp các tri thức cơ bản về khái niệm du lịch, khách
du lịch, sản phẩm du lịch và tính đặc thù của nó; lịch sử hình thành, xu hƣớng
phát triển và tác động KT-XH của du lịch. Khái quát về lịch sử hình thành và
phát triển của du lịch thế giới; hệ thống hóa những xu hƣớng phát triển cơ bản
của cung và cầu du lịch trên thế giới và phân tích các tác động về KT-XH của
du lịch đối với một địa bàn phát triển du lịch (chủ yếu dƣới góc độ một quốc
gia).
Cung cấp những kiến thức cơ bản về: (1) cầu du lịch, loại hình du lịch
và các lĩnh vực kinh doanh du lịch; (2) điều kiện để phát triển du lịch; tính
thời vụ trong du lịch; (3) lao động trong du lịch; (4) cơ sở vật chất - kỹ thuật
du lịch; (5) chất lƣợng dịch vụ du lịch; (6) hiệu quả kinh tế du lịch; (7) quy
hoạch phát triển du lịch; (8) tổ chức và quản lý ngành du lịch.
Trong đó, cuốn sách đã dành một dung lƣợng nhất định để đánh giá
ngành du lịch Việt Nam từ khi ra đời nhất là từ khi đổi mới đến nay. Khẳng
định vai trò của du lịch đối với sự phát triển KT-XH của quốc gia và những
khó khăn, hạn chế cả về chủ quan lẫn khách quan mà ngành du lịch Việt Nam
đang gặp phải. Cuốn sách còn chỉ rõ những nguyên nhân mà kinh tế du lịch


7
Việt Nam phát triển chƣa ổn định, thiếu bền vững, hiệu quả chƣa tƣơng xứng
với tiềm năng du lịch to lớn của đất nƣớc.
3. Bùi Thị Hải Yến (2009), Quy hoạch du lịch, NXB Giáo dục Hà Nội.
Nội dung cuốn sách hƣớng làm rõ các dẫn luận quy hoạch du lịch: lịch
sử phát triển của khoa học quy hoạch du lịch, khái niệm quy hoạch du lịch,
nguyên tắc quy hoạch du lịch, tiềm năng và các điều kiện quy hoạch du lịch.
Thực trạng kinh doanh du lịch và cơ sở khoa học của việc xây dựng bản đồ
trong quy hoạch du lịch. Dự báo nhu cầu phát triển du lịch và các định hƣớng

chiến lƣợc phát triển du lịch. Tổ chức thực hiện và đánh giá tác động từ các
dự án quy hoạch phát triển du lịch đến tài nguyên và môi trƣờng. Kinh
nghiệm của thế giới về quy hoạch ở vùng biển, vùng núi, các vùng nông thôn
và ven đô.
Tác giả cuốn sách còn đƣa ra những khuyến nghị về quy hoạch du lịch
vùng nông thôn và ven đô ở Việt Nam, khẳng định phát triển du lịch gắn với
việc bảo vệ, tôn tạo tài nguyên môi trƣờng đảm bảo sự phát triển bền vững;
cần có kế hoạch và cơ chế quản lý phù hợp để khai thác có hiệu quả các lợi
thế về vị trí, tiềm năng, đẩy mạnh phát triển du lịch góp phần vào phát triển
KT-XH song vẫn bảo tồn đƣợc giá trị về tự nhiên, văn hóa, xã hội.
4. Martin Oppermann và Kye - Sung Chon (1997), Tourism in
Developing Countries (Du lịch ở các nước đang phát triển), NXB
International Thomson Business Press.
Nội dung cuốn sách tập trung phân tích những vấn đề sau: sự phát triển
du lịch ở các nƣớc đã và đang phát triển, trong đó tác giả nhấn mạnh về quá
trình nghiên cứu du lịch tại các đất nƣớc đang phát triển theo nhiều giai đoạn:
1930-1960, 1970-1985 và 1985-1993. Đồng thời, công trình này còn đề cập
đến mối liên hệ giữa chính phủ và du lịch, các mô hình phân tích phát triển du
lịch, các phƣơng pháp đo lƣờng phát triển du lịch quốc tế, sự phát triển các
điểm đến du lịch nhƣ khu nghỉ mát ven đồi hay ven biển, các khu du lịch
vùng ngoại ô.


8
5. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu đề xuất các giải pháp đầu tƣ phát triển
khu du lịch” của nhóm tác giả do Lê Văn Minh làm chủ nhiệm, Viện nghiên
cứu phát triển du lịch Việt Nam chủ trì (2006).
Đề tài tập trung nghiên cứu hệ thống các khái niệm về khu du lịch, vai
trò của đầu tƣ phát triển các khu du lịch và kinh nghiệm thực tiễn của các nƣớc
về đầu tƣ phát triển các khu du lịch. Phân tích thực trạng về hệ thống các cơ

chế, chính sách của Đảng và Nhà nƣớc trong lĩnh vực đầu tƣ du lịch nói riêng
và phát triển du lịch nói chung; xác định thực trạng chính sách đầu tƣ phát triển
khu du lịch của Việt Nam và đề xuất 10 giải pháp nhằm hoàn thiện chính sách
đầu tƣ bao gồm: (1) Giải pháp về công tác tổ chức, quản lý các khu du lịch; (2)
Giải pháp về xây dựng, quản lý và thực hiện quy hoạch các khu du lịch; (3)
Giải pháp về quyền sử dụng đất đai ở các khu du lịch; (4) Giải pháp về đầu tƣ
phát triển các khu du lịch; (5) Giải pháp về huy động các nguồn vốn đầu tƣ
phát triển khu du lịch; (6) Giải pháp về cơ chế, chính sách tài chính, thuế trong
đầu tƣ phát triển các khu du lịch; (7) Giải pháp về phối hợp và hợp tác liên
ngành, liên vùng trong khai thác tài nguyên ở các khu du lịch; (8) Giải pháp về
cải cách thủ tục hành chính; (9) Giải pháp hỗ trợ, khuyến khích cộng đồng
tham gia phát triển các khu du lịch; và (10) Giải pháp về đầu tƣ, bảo tồn, tôn
tạo các giá trị tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trƣờng.
6. Đề tài cấp Bộ “Nghiên cứu xây dựng sản phẩm du lịch Việt Nam có
tính cạnh tranh trong khu vực, quốc tế” của nhóm tác giả do Đỗ Cẩm Thơ làm
chủ nhiệm, Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam chủ trì (2007).
Tiếp cận trên quan điểm QLNN và kinh tế vĩ mô, các tác giả của đề tài
khai thác những hƣớng nhƣ: Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về cạnh tranh
sản phẩm du lịch. Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống sản phẩm du lịch
Việt Nam theo 02 tiêu chí: (1) cấu thành sản phẩm chung của điểm đến và (2)
sản phẩm theo các loại hình du lịch.
Nghiên cứu cạnh tranh và định vị sản phẩm du lịch Việt Nam trong thị
trƣờng du lịch khu vực và quốc tế. Phân tích và đánh giá hệ thống sản phẩm


9
du lịch của các nƣớc cạnh tranh trong khu vực nhƣ: Thái Lan, Singapore,
Malaysia, Indonesia, Trung Quốc. Nghiên cứu điều tra từ góc độ tiêu dùng,
tìm ra, định vị sản phẩm hiện tại của du lịch Việt Nam. Đồng thời, tác giả
phân tích đặc thù, thế mạnh và đánh giá một cách có hệ thống các sản phẩm

du lịch Việt Nam, xác định sản phẩm du lịch Việt Nam so sánh với các sản
phẩm cạnh tranh nhƣ du lịch biển đảo, du lịch văn hóa, du lịch sinh thái...
7. Báo cáo “Du lịch Việt Nam – thực trạng và giải pháp phát triển” của
Viện nghiên cứu phát triển du lịch Việt Nam (2014).
Báo cáo đã nêu một cách rõ nét nhất thực trạng của du lịch Việt Nam
hiện nay cùng các xu hƣớng phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế
(HNKTQT). Các thành công và hạn chế đƣợc đánh giá cụ thể cùng các
nguyên nhân làm nên các kết quả này. Các vấn đề toàn cầu, xu hƣớng quốc tế
và trong nƣớc đƣợc đề cập và chỉ rõ các tác động đối với du lịch Việt Nam.
Từ những phân tích cụ thể này, báo cáo cũng đã đúc rút ra những giải pháp
then chốt mang tính đột phá mà giai đoạn tới du lịch Việt Nam cần hƣớng tới,
cụ thể là: (1) xây dựng nhận thức đúng về du lịch; (2) đẩy mạnh chính sách
thu hút đầu tƣ, tạo nguồn lực phát triển; (3) tháo gỡ rào cản cho phát triển du
lịch; (4) tập trung quản lý điểm đến và chất lƣợng du lịch; (5) tăng cƣờng liên
kết, phối hợp liên ngành, liên vùng trong phát triển du lịch; (6) đầu tƣ phát
triển nguồn nhân lực du lịch.
Có thể nói, đây là một trong những báo cáo quan trọng của ngành du
lịch. Hiểu rõ về thực trạng và các xu hƣớng tác động đến hoạt động du lịch
trong thời gian qua để có các kế hoạch triển khai các giải pháp bứt phá sẽ giúp
cho ngành, các ngành liên quan, các địa phƣơng và doanh nghiệp có hƣớng
tiếp cận đúng đắn thực hiện thành công phát triển du lịch trên cả nƣớc.
8. Báo cáo “Quy hoạch tổng thể phát triển du lịch vùng du lịch Bắc
Trung Bộ đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ Văn hóa, Thể thao
và Du lịch (2013).


10
Nội dung Báo cáo đã tập trung vào một số vấn đề chủ yếu:
Một là, đánh giá các yếu tố nguồn lực và hiện trạng phát triển du lịch
vùng Bắc Trung Bộ; xác định cơ hội và thách thức đối với phát triển du lịch

của vùng.
Hai là, quy hoạch phát triển du lịch vùng Bắc Trung Bộ đến năm 2020,
tầm nhìn đến năm 2030. Trên cơ sở đƣa ra quan điểm, mục tiêu và dự báo các
chỉ tiêu phát triển du lịch, đã đƣa ra một số định hƣớng phát triển về các mặt
nhƣ: sản phẩm du lịch, thị trƣờng khách du lịch, xây dựng hình ảnh, phát triển
thƣơng hiệu và xúc tiến quảng bá, tổ chức không gian phát triển du lịch, đầu
tƣ phát triển du lịch, bảo vệ tài nguyên môi trƣờng du lịch vùng.
Ba là, các giải pháp và tổ chức thực hiện quy hoạch, trong đó, bao gồm
các giải pháp: nhóm giải pháp đầu tƣ và huy động vốn đầu tƣ, giải pháp phát
triển nguồn nhân lực; xúc tiến, quảng bá; tổ chức, quản lý; ứng dụng khoa học
- công nghệ; liên kết vùng và hợp tác quốc tế; bảo vệ tài nguyên môi trƣờng
du lịch vùng và ứng phó với biến đổi khí hậu.
9. Nguyễn Đình Sơn (2002), Phát triển kinh tế du lịch ở vùng du lịch
Bắc Bộ và tác động của nó tới quốc phòng – an ninh, Học viện Chính trị –
Quân sự, Hà Nội.
Tác giả đã khái quát lý luận chung về phát triển kinh tế du lịch (KTDL)
kết hợp với củng cố quốc phòng – an ninh (QP-AN). Theo tác giả, du lịch là
hoạt động của con ngƣời mà trong quá trình đó đồng thời diễn ra cả hai mặt:
sản xuất và tiêu dùng các sản phẩm du lịch, ngƣời đi du lịch là những ngƣời
tiêu dùng các sản phẩm du lịch, ngƣời kinh doanh du lịch là ngƣời cung cấp các
sản phẩm du lịch, chỉ có hoạt động diễn ra đồng thời thì mới đảm bảo đƣợc một
chƣơng trình du lịch hoàn chỉnh.
Phân tích những đặc điểm cơ bản của KTDL, thực trạng KTDL ở vùng
Bắc Bộ trong mối quan hệ với củng cố QP-AN. Sau khi chỉ rõ những tồn tại,
hạn chế và nguyên nhân của những tồn tại, hạn chế của KTDL vùng Bắc Bộ
trong thời gian qua, tác giả đã đề xuất phƣơng hƣớng, mục tiêu và những giải


11
pháp cơ bản để phát triển KTDL ở vùng Bắc Bộ kết hợp với tăng cƣờng củng

cố QP-AN trong thời gian tới.
10. Trần Xuân Ảnh (2011), Thị trường du lịch Quảng Ninh trong hội
nhập kinh tế quốc tế, Học viện Chính trị – Hành chính quốc gia Hồ Chí Minh,
Hà Nội.
Tác giả đã hƣớng nghiên cứu vào làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn về
thị trƣờng du lịch trong HNKTQT; phân tích thực trạng của thị trƣờng du lịch
Quảng Ninh trong HNKTQT, trong đó tác giả đã phác họa rõ nét về những
thành tựu, đặc biệt là nêu rõ những vấn đề đặt ra cần khắc phục để mở rộng
thị trƣờng du lịch Quảng Ninh đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020. Nêu
rõ xu hƣớng phát triển của thị trƣờng du lịch quốc tế và quốc gia, từ đó đề
xuất phƣơng hƣớng trọng tâm phát triển thị trƣờng du lịch Quảng Ninh trong
HNKTQT: (1) Xây dựng chƣơng trình thị trƣờng trong đó xây dựng chính
sách thị trƣờng phù hợp nhằm đẩy mạnh công tác quy hoạch chiến lƣợc và kế
hoạch ngắn hạn cho từng giai đoạn, từng thị trƣờng khách du lịch; (2) Tăng
cƣờng hợp tác du lịch trong nƣớc và quốc tế; (3) Phát triển không gian, lãnh
thổ của thị trƣờng du lịch; (4) Định hƣớng đầu tƣ phát triển cơ sở hạ tầng cho
du lịch; (5) Dự báo các chỉ tiêu phát triển thị trƣờng du lịch Quảng Ninh trong
giai đoạn 2006 - 2010, định hƣớng đến 2020 tầm nhìn 2030. Cuối cùng, tác
giả đã đề xuất 4 nhóm giải pháp nhằm phát triển thị trƣờng du lịch trong thời
gian tới bao gồm: (1) Nhóm các giải pháp tạo lập nguồn cung hàng hóa du
lịch; (2) Nhóm các giải pháp kích cầu; (3) Nhóm giải pháp điều tiết giá cả; (4)
Nhóm giải pháp tạo lập môi trƣờng du lịch trong HNKTQT.
11. Nguyễn Anh Tuấn (2010), Năng lực cạnh tranh điểm đến của du
lịch Việt Nam, Đại học Quốc gia Hà Nội.
Tác giả đã tập trung nghiên cứu khái quát một số vấn đề lý luận cơ bản
về cạnh tranh điểm đến trong phát triển du lịch nhƣ: cạnh tranh, năng lực cạnh
tranh, điểm đến và năng lực cạnh tranh điểm đến. Tác giả áp dụng một số mô
hình và phƣơng pháp nghiên cứu mới để phân tích, đánh giá thực trạng năng



12
lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam; chỉ ra những mặt mạnh,
mặt yếu, cơ hội và áp lực đối với ngành du lịch Việt Nam cũng nhƣ nguyên
nhân của hạn chế về năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt
Nam. Đề xuất 4 quan điểm nâng cao năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành
du lịch Việt Nam xác đáng và phù hợp với thực tiễn Việt Nam: (1) Ngành du
lịch phải trở thành một trong những ngành kinh tế hàng đầu, đóng góp quan
trọng vào sự thịnh vƣợng quốc gia; (2) Môi trƣờng chính sách phải tạo thuận
lợi cho du lịch phát triển; (3) Ngành du lịch phải đƣợc phát triển theo hƣớng
năng động, thích ứng nhanh và ứng phó kịp thời với những thay đổi; (4)
Ngành du lịch phải đƣợc phát triển theo hƣớng chất lƣợng, hiệu quả, bền
vững. Trên cơ sở các quan điểm này và kết quả nghiên cứu lý luận, thực tiễn,
tác giả đã đề xuất các nhóm khuyến nghị về chính sách và giải pháp nâng cao
năng lực cạnh tranh điểm đến của ngành du lịch Việt Nam với những luận cứ
chặt chẽ, toàn diện và có tính khả thi.
12. S. Medlik (1995), Managing Tourism (Quản lý Du lịch), NXB
Butterworth - Heinemann Ltd.
Nghiên cứu tập trung vào những nội dung chính sau: “Tƣơng lai - Phân
tích - Kế hoạch”, trong đó tác giả phân tích và trả lời các câu hỏi về khả năng
đóng góp của các cuộc nghiên cứu tƣơng lai đối với chính sách về du lịch,
vòng đời của khu vực du lịch liệu có thể đƣợc kiểm soát? Tác giả đã cho rằng:
“Trong du lịch, các chính sách phải dựa trên một kết hợp chặt chẽ của kinh tế,
chính trị, xã hội và các đối tƣợng về không gian. Những đối tƣợng này phải
đƣợc đặt vào một khuôn khổ mang tính quyết định mà chức năng chính của
nó là việc đạt đƣợc mục tiêu với những ý nghĩa cụ thể trong một khoảng thời
gian nhất định” [42]. Thiết lập chính sách trong du lịch không phải là một
nhiệm vụ phức tạp với chính phủ, mà là việc phát triển thông qua sự cộng tác
với các tổ chức du lịch và ngành công nghiệp du lịch. Ngoài ra, công trình
còn đề cập về khái niệm sản phẩm, sự cạnh tranh trong ngành hàng không, sự
quảng bá sản phẩm và điểm đến, sự quản lý du lịch, giới hạn cũng nhƣ thách



13
thức đối với ngành du lịch.
Ngoài ra, còn nhiều công trình khoa học khác nghiên cứu về các vấn đề
có liên quan nhƣ:
13. Bùi Bích Phƣơng (2014) “Phát triển loại hình du lịch bằng MBTT
tại thành phố Đà Nẵng”, Khóa luận tốt nghiệp, Trƣờng Đại học Văn Hóa Hà
Nội.
Tác giả tập trung nghiên cứu về loại hình du lịch bằng MBTT trên thế
giới và Việt Nam, chỉ ra những đặc trƣng cơ bản và lợi ích của dịch vụ này
mang lại thông qua việc phân tích những thuận lợi về điều kiện tự nhiên, tài
nguyên thiên nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn để thấy đƣợc khả năng
phát triển sản phẩm du lịch bằng MBTT ở thành phố Đà Nẵng, đồng thời góp
phần đa dạng hóa sản phẩm du lịch của địa phƣơng cũng nhƣ nâng cao sức
cạnh tranh của du lịch Việt Nam. Ngoài ra, tác giả cũng đề cập tới thực trạng
và đƣa ra một số giải pháp phát triển loại hình du lịch bằng MBTT tại thành
phố Đà Nẵng.
14. Hồ Thị Phƣơng Thảo (2012) “Xây dựng chính sách Marketing
nhằm khai thác nguồn khách cho loại hình du lịch trực thăng tại công ty
TNHH MTV Lữ hành Vitour Đà Nẵng”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Huế.
Công trình này tác giả đƣa ra những lý luận cơ bản nhằm khái quát hóa
một số vấn đề về hoạt động marketing ở công ty Lữ hành Vitours Đà Nẵng.
Tiến hành khảo sát nhu cầu của hành khách về dịch vụ du lịch trực thăng, từ
đó làm cơ sở đƣa ra những chính sách marketing phù hợp nhằm khai thác hiệu
quả nguồn khách cho dịch vụ du lịch trực thăng; đồng thời xác định đối tƣợng
khách hàng mục tiêu và tìm hiểu nhu cầu của nguồn khách hàng tiềm năng.
Đƣa ra các giải pháp xây dựng chính sách marketing cho các tour du lịch trực
thăng nhằm khai thác nguồn khách có nhu cầu du lịch bằng phƣơng tiện trực
thăng tại Đà Nẵng có mức chi trả cao.

15. Trần Nguyên Đông Thi (2012), “Nghiên cứu thực trạng khai thác
và tiềm năng kinh tế sản phẩm du lịch trực thăng của công ty TNHH MTV Lữ


14
hành Vitour Đà Nẵng”, Khóa luận tốt nghiệp, Đại học Huế.
Nội dung công trình xoay quanh các vấn đề về yếu tố cấu thành nên sản
phẩm du lịch trực thăng, đánh giá thực trạng khai thác sản phẩm du lịch trực
thăng tại công ty Lữ hành Vitours. Nghiên cứu về tiềm năng kinh tế của sản
phẩm du lịch trực thăng thông qua phân tích, đánh giá cơ hội và rủi ro; các
nhân tố thuộc môi trƣờng kinh doanh sản phẩm, khả năng đầu tƣ và phát triển
trong tƣơng lai; khả năng đáp ứng nhu cầu của khách hàng và mức độ đóng
góp của sản phẩm. Ngoài ra, tác giả cũng đƣa ra một số giải pháp nhằm khai
thác tối ƣu thế mạnh, khắc phục các hạn chế và định hƣớng cho việc khai thác
hiệu quả sản phẩm du lịch bằng MBTT trong tƣơng lai.
Nhìn chung, ở những nghiên cứu trên, các tác giả đã khái quát các công
trình chủ yếu đã công bố về du lịch và liên quan đến du lịch bằng MBTT. Đây
là nguồn tài liệu thứ cấp rất cần thiết cho việc nghiên cứu luận văn của tác
giả. Tuy nhiên, các công trình chủ yếu tập trung nghiên cứu đến mặt kinh tế kỹ thuật trong hoạt động du lịch, đến kinh doanh du lịch, thị trƣờng du lịch và
hoạt động kinh doanh của một số doanh nghiệp cụ thể; song nghiên cứu một
cách có hệ thống, toàn diện và dƣới góc độ quản lý kinh tế thì gần nhƣ chƣa
có công trình nào. Do vậy, yêu cầu đặt ra là phải tăng cƣờng nghiên cứu vấn
đề thuộc lĩnh vực này.
Đối với công tác QLNN về dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở Việt
Nam đến nay chƣa có công trình nào nghiên cứu. Vì vậy, có thể khẳng định
đây sẽ là đề tài đầu tiên nghiên cứu một cách hệ thống và tƣơng đối đầy đủ về
thực trạng, các giải pháp chủ yếu nhằm hoàn thiện công tác QLNN về dịch vụ
bay du lịch bằng MBTT trong thời gian tới. Đề tài đề cập một cách trực tiếp
và đầy đủ về thực trạng công tác QLNN trên tất cả các khía cạnh của dịch vụ
du lịch trực thăng ở Việt Nam và ở tất cả các cấp độ từ vĩ mô đến vi mô. Do

hạn chế về thời gian và trong khuôn khổ có hạn của một luận văn tốt nghiệp,
cũng nhƣ những hạn chế trong việc thu thập các tài liệu có liên quan, nên đề
tài này chủ yếu và chỉ dừng lại ở việc đánh giá hoạt động trong công tác


15
QLNN về dịch vụ bay du lịch bằng MBTT ở một số địa phƣơng đang đƣợc
Tổng công ty trực thăng Việt Nam triển khai trong giai đoạn từ 2014-2017 để
nghiên cứu, đánh giá.
6. Kết ấu ủ luận văn
Ngoài lời mở đầu, kết luận, mục lục, danh mục tài liệu tham khảo, danh
mục các bảng biểu, luận văn gồm 3 phần chính:
Chương 1. Cơ sở lý luận về quản lý dịch vụ bay du lịch bằng MBTT.
Chương 2. Thực trạng công tác quản lý dịch vụ bay du lịch bằng
MBTT ở Việt Nam.
Chương 3. Một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác quản lý dịch vụ
bay du lịch bằng MBTT ở Việt Nam.


×