Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Giáo án Hóa học 8 bài 33: Điều chế khí hidro Phản ứng thế

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (63.04 KB, 4 trang )

BÀI 33: ĐIỀU CHẾ KHÍ HIĐRO - PHẢN ỨNG THẾ
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
HS biết được:
- Phương pháp cụ thể và nguyên liệu điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm và trong công
nghiệp, Cách thu khí hiđro bằng cách đẩy không khí và nước.
- Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn chất
thay thế nguyên tử của nguyên tố khác trong hợp chất.
2. Kỹ năng
- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh… rút ra được nhận xét về phương pháp điều chế và cách thu
khí hiđro. Hoạt động của bình kíp đơn giản.
- Viết được PTHH điều chế hiđro từ kim loại (Zn, Fe) và dung dịch axit (HCl, H2SO4 loãng).
- Tính được thể tích khí hiđro điều chế được ở đktc.
3. Thái độ : Tiếp tục gây hứng thú học tập.
II. Phương pháp dạy học: Thí nghiệm, đàm thoại, nêu vấn đề, hoạt động nhóm.
III. Chuẩn bị
1. Giáo viên:
- Dụng cụ: Khay, giá, ống nghiệm, kẹp, nút cao su có ống dẫn khí .
- Hoá chất: HCl, Zn
- Tranh vẽ cách thu khí hiđro.
2. Học sinh: Ôn lại tính chất của hiđro.
Đọc bài mới.
IV. Tiến trình
1. Ổn định tổ chức (30”)
2. Kiểm tra bài cũ (7’)
- 1 HS làm bài tập 3.
- 1 HS đọc ghi nhớ.

TaiLieu.VN

Page 1




a. Vào bài (30”): Trong phòng thí nghiệm và trong công nghiệp nhiều khi người ta cần dùng khí
hiđro. Làm thế nào để điều chế được khí hiđro? Phản ứng điều chế hidro trong phòng thí
nghiệm thuộc loại phản ứng nào?
b. Hoạt động dạy và học:

Nội dung
I. Điều chế khí hiđro (20’)

Hoạt động của GV, HS
Hoạt động 1: Điều chế khí hiđro

1. Trong phòng thí nghiệm:

.GV: Nguyên tắc sản xuất (điều chế một chất
phải đi từ các chất chứa nguyên tố đó). Để
- Nguyên liệu điều chế hiđro :
điều chế hiđro trong phòng thí nghiệm người
Kim loại hoạt động mạnh: Al, Zn, Fe.
ta đi từ axit (HCl, H2SO4 loãng) kim loại hoạt
động hoá học mạnh (Al, Zn, Fe…). GV tiến
Axit HCl , axit H2SO4 loãng.
hành thí nghiệm điều chế hiđro trong phòng
- Phương pháp : Cho kim loại tác dụng với
thí nghiệm từ HCl và Zn, yêu cầu HS quan sát,
axit.
thảo luận nhóm.
- Phương trình phản ứng:
.HS: Quan sát, thảo luận, báo cáo, bổ sung:

Zn + 2HCl
ZnCl2 + H2
- Có các bọt khí xuất hiện trên bề mặt kim loại
- Có 2 cách thu khí hiđro:
kẽm, mảnh kẽm tan dần.
+ Khí hiđro đẩy không khí.
- Khí thoát ra không làm tàn đóm đỏ cháy.
+ Khí hiđro đẩy nước.

- Đưa que đóm đang cháy, khí thoát ra cháy
trong không khí với ngọn lửa màu xanh nhạt
đó là khí hiđro.
- Cô cạn dung dịch thu được chất rắn màu
trắng, đó là kẽm clorua ZnCl2.
- Phương trình phản ứng:
Zn

+

2HCl

ZnCl2 +

H2

.GV: Để điều chế khí hiđro có thể thay thế Zn
bằng Fe, Al và axit HCl thay bằng axit H 2SO4
loãng.
.GV: Treo tranh vẽ cách thu khí hiđro, yêu cầu
HS quan sát cho biết có mấy cách thu khí


TaiLieu.VN

Page 2


hiđro?
.HS: Có 2 cách thu khí hiđro:
- Khí hiđro đẩy không khí.
- Khí hiđro đẩy nước.
.GV: Vì sao thu được khí hiđro theo hai cách
đó?
.HS: Vì hiđro nhẹ hơn không khí và ít tan
trong nước.
.GV: So sánh vị trí ống nghiệm với thu khí oxi.
Có thể điều chế hiđro với một lượng lớn bằng
bình kíp.
.GV: Muốn điều chế hiđro với một lượng lớn,
người ta phải sản xuất trong công nghiệp. Về
nhà đọc tham khảo.
Hoạt động 2: Phản ứng thế
.GV: Cho 2 phản ứng, hãy trả lời hai câu hỏi
trong SGK.
.HS: Trong hai phản ứng nguyên tử Zn, Fe đã
thay thế nguyên tử hiđro của axit.
2. Trong công nghiệp:

Định nghĩa: Phản ứng thế là phản ứng hoá học
giữa đơn chất và hợp chất, trong đó nguyên tử
của đơn chất thay thế nguyên tử của một

nguyên tố khác trong hợp chất.

II. Phản ứng thế (8’)
- Phản ứng thế là phản ứng hoá học giữa đơn
chất và hợp chất, trong đó nguyên tử của đơn
chất thay thế nguyên tử của một nguyên tố
trong hợp chất.
- Ví dụ:
2Al + 6HCl

TaiLieu.VN

2AlCl3 + 3H2

Page 3


V. Luyện tập, củng cố (8’)
- GV củng cố bằng sơ đồ:
Công nghiệp

Điều chế hiđro

Phòng thí nghiệm

Phản ứng thế

HS nêu ghi nhớ.
- Bài 5: GV hướng dẫn, sau đó yêu cầu 1 HS giải trên bảng.
a) PTHH:


Fe + H2SO4

Số mol Fe tham gia:

FeSO4 + H2

22,4
24,5
= 0,4 (mol); số mol H2SO4 tham gia:
= 0,25 (mol)
56
98

Theo PTHH Fe còn dư, axit sunfuric phản ứng hết.
Theo PTHH: số mol Fe = số mol H2SO4 = 0,25 mol
Số mol Fe dư:

0,4 – 0,25 = 0,15 (mol). Khối lượng Fe dư: 0,15 , 56 = 8,4 (g)

b) Theo PTHH: Số mol H2 = số mol H2SO4 = 0,25 mol
Thể tích khí H2 thu được ở đktc là: 0,25 , 22,4 = 5,6 (l)
- Bài 1: HS chọn đáp án đúng.
VI. Hướng dẫn về nhà (1’)
- Bài tập về nhà: Bài 2, 3, 4 (SGK) và trong sách bài tập.
- Đọc bài: Bài luyện tập 6, chuẩn bị phần kiến thức cần nhớ.

TaiLieu.VN

Page 4




×