Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (116.22 KB, 2 trang )
Kỹ năng giao tiếp: bí quyết nói lời cám ơn
Bí quyết nói lời cám ơn này rất ngắn, rất ngọt ngào, rất đơn giản và rất hiệu
quả. Nó không chỉ thể hiện cho thấy bạn là một người giao tiếp tinh tế, mà
còn khuyến khích người khác làm điều tốt đẹp cho bạn, thích hợp tác với
bạn hoặc yêu quý bạn Cảm ơn nơi làm việc
Lời cảm ơn hay lòng biết ơn tạo nên sợi dây liên kết bền vững, kéo mọi
người lại gần nhau. Khi là sếp, lời cảm ơn đối với các nhân viên lại càng giá
trị hơn. Đừng bao giờ nghĩ rằng, mình là sếp thì nhân viên phải cảm ơn mình
chứ không có chiều ngược lại. Bởi nếu chỉ có một mình, liệu bạn có thể
thành công và giữ vị trí sếp hay không?
Ở vị trí nhân viên, nói lời cảm ơn tới sếp là việc đương nhiên, tuy nhiên,
không có nghĩa là cứ hơi một tý là bạn phải cảm ơn. Đôi khi, sếp cũng bực
mình vì chuyện chẳng có gì đáng để cảm ơn mà bạn cũng nói, cứ như thể đó
là câu cửa miệng để lấy lòng sếp vậy. Hãy cảm ơn sếp khi có sự đánh giá
cao nỗ lực của bạn, khi sếp biết phân định đúng sai, công tâm trong mọi
việc...
Với đồng nghiệp, nếu dùng lời cảm ơn tùy tiện, dần dần người ta sẽ không
cảm thấy giá trị của nó mà chỉ thấy bạn là kẻ khéo mồm, thậm chí là giả dối
mà thôi. Bởi vậy, hãy biết lúc nào nên nói cảm ơn để phát huy được sức
mạnh của cụm từ này. Khi đồng ghiệp giúp đỡ bạn, dù việc bé hay việc lớn,
bạn cũng nên có lời cảm ơn. Chẳng phải tự nhiên mà người xưa đã đúc kết
"lời nói chẳng mất tiền mua, lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau". Vì thế, bạn
nên nói “cám ơn” và ca tụng bất cứ khi nào có thể, những biểu hiện đó sẽ
giúp mọi người có thêm động lực để làm việc và gắn bó với nhau.
Bí quyết chung: Đừng cám ơn cộc lốc!
Đừng bao giờ nói lời cám ơn cộc lốc. Hãy nói lời cám ơn kèm với những lý
do. Sử dụng độc một tiếng “cám ơn” cộc lốc thường xuyên, có thể khiến