Tải bản đầy đủ (.pptx) (10 trang)

Tiểu luận đô thị hóa dưới góc nhìn xã hội học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (102.71 KB, 10 trang )

ĐÔ THỊ HÓA DƯỚI GÓC
NHÌN XÃ HỘI HỌC
 Góc nhìn lịch sử về quá trình đô thị hóa
thế giới
 Định nghĩa quá trình đô thị hóa từ cách
tiếp cận xã hội học - Giải thích các nội
dung của định nghĩa


Góc nhìn lịch sử về quá trình đô thị
hóa Thế giới
 Lịch sử loài người chứng kiến 2 cuộc Cách mạng
đô thị:
 Cuộc CM đô thị lần thứ nhất: Diễn ra từ 8.000 năm
trước Công nguyên, vào thời kỳ đồ đá mới, lần đầu
tiên trên thế giới xuát hiện một khu định cư kiểu
đô thị
 Cuộc CM đô thị lần thứ hai: Bắt đầu từ thế kỷ XVIII
ở Châu Âu và sau đó lan sang Bắc Mỹ, đây là hệ
quả tất yếu của quá trình công nghiệp hóa tư bản
chủ nghĩa và trở thành một hiện tượng xã hội nổi
bật trong lịch sử phát triển của nhân loại.


Góc nhìn lịch sử về quá trình đô thị hóa Thế giới

 Từ Thế kỷ XX trở đi, các nhà khoa học nói
đến cuộc cách mạng đô thị lần thứ 3 đang
diễn ra ở các nước thuộc thế giới thứ 3 trong
đó có Việt Nam. Nó dường như là sự lặp lại
cuộc cách mạng đô thị lần thứ 2 song với


những nét độc đáo của những điều kiện
không gian và thời gian mới.
  Tóm lại: Quá trình đô thị hóa thế giới là
một quá trình lịch sử xuyên suốt 3 cuộc cách
mạng đô thị này.


Định nghĩa quá trình đô thị hóa từ
cách tiếp cận xã hội học- giải thích

 Khái niệm đô thị hóa dựa trên cách tiếp cận nhân
khẩu học và địa lý kinh tế: “ Quá trình đô thị hóa
chính là sự di cư từ nông thôn vào thành thị, là sự
tập trung ngày càng nhiều dân cư sống trong những
vùng lãnh thổ, địa lý hạn chế được gọi là các đô thị”
 Dưới cách tiếp cận của nhân khẩu học, đây là quá
trình gia tăng tỉ lệ dân cư đô thị trong tổng số dân
cư một quốc gia. Dấu hiệu định lượng này được xem
là dấu hiệu duy nhất để đánh giá mức độ đô thị hóa
của một quốc gia hay một khu vực.


Định nghĩa quá trình đô thị hóa từ
cách tiếp cận xã hội học- giải thích

 Đô thị hóa được hiểu là một quá trình kinh tế
- xã hội lịch sử mang tính quy luật, trên quy
mô toàn cầu. Nghĩa là đô thị hóa được xem
là quá trình tổ chức lại môi trường cư trú của
nhân loại. Bên cạnh mặt dân số, địa lý, môi

trường còn có mặt xã hội, một mặt rất quan
trọng của vấn đề.


Định nghĩa đô thị hóa của John
Macionis
 “ Đô thị hóa không chỉ thay đổi sự phân bố dân cư trong
xã hội mà còn chuyển thể nhiều kiểu mẫu của đời sống
xã hội”
 Đây là sự phổ biến và lan truyền những khuôn mẫu, hành
vi, ứng xử vốn đặc trưng cho người dân đô thị, sự lan
truyền của một lối sống đô thị hay các quan hệ văn hóa
đô thị tới các vùng nông thôn và trên toàn bộ xã hội nói
chung.
 Định nghĩa này được coi như dấu hiệu định tính của quá
trình đô thị hóa từ góc độ xã hội học của John Macionis
trong cuốn sách giáo khoa xã hội học năm 1988.




Kết luận:
Quá trình đô thị hóa là sự lan truyền
hay phổ biến các giá trị văn hóa, cơ
cấu xã hội hay lối sống đô thị, không
chỉ là sự tác động, xâm kích một
chiều mà là sự thâm nhập, thích ứng
lẫn nhau giữa lối sống đô thị và điều
kiện sống nông thôn.



  Đô thị hoá là quá trình chuyển đổi một khu
vực, một vùng nào đó từ chưa "đô thị" thành
"đô thị". Những vùng, khu vực có thể là vùng
ven đô thị hay ngoại thành, có thể thị trấn,
thị tứ khi có cơ hội đô thị hoá, từ đô thị mở
rộng không gian và diện tích cũng như thu
hút luồng di cư của dân không nhất thiết từ
đô thị trung tâm mà cả những vùng khác
nhất là nông thôn trong cả nước 



×