Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

2 tiểu luận hãy phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.11 KB, 14 trang )

TIỂU LUẬN
Học viên :
Lớp

:

MSHV :

ĐỀ BÀI:

Phân tích, so sánh làm rõ sự giống và khác nhau giữa tổ chức
chính trị - xã hội và tổ chức xã hội mà em biết? Lựa chọn phong trào
xã hội có thật? Phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã
hội của Việt Nam?
BÀI LÀM:
1. Khái quát chung về tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội:
Tổ chức là một tập hợp nhóm người hoặc nhiều nhóm có sự liên kết với
nhau, có cùng chung mục đích hoạt động, lợi ích được hình thành trên cơ sở
những điều lệ, nguyên tắc nhất định.
Mỗi tổ chức dựa trên 4 yếu tố:
- Những hoạt động được định hình thường xuyên của tổ chức. Ví dụ: Sinh
viên trường Đại học Công đoàn được tham gia những hoạt động định kì
thường xuyên diễn ra trong lớp như điểm danh, kiểm tra, đi thi, văn nghệ,
thể dục thể thao,…
- Tổ chức bao gồm các hoạt động có tính hướng đến mục đích chung là bao
gồm các hoạt động định kì thường xuyên để phân biệt sự khác nhau giữa
các tổ chức. Ví dụ: mỗi tổ chức có một mục đích riêng như: Công an
(giữa gìn an ninh trật tự); Quân đội (quốc phòng an ninh); Trường học
(giáo dục trí đức).
- Tổ chức là một hệ thống mở có sự tương tác với môi trường và phụ thuộc
môi trường.


- Tổ chức là một sản phẩm xã hội.


Mỗi một người đều có đa tổ chức, để xác định họ thuộc về một tổ chức
nào là rất khó. Tổ chức có tính bất định và phức tạp. Tổ chức không nhất thiết là
một tập hợp người mà có thể là một hệ thống hoạt động. Loại tổ chức xã hội phổ
biến ở nước ta là tổ chức chính trị xã hội và tổ chức xã hội. Cụ thể:
1.1. Tổ chức xã hội:
Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống chính trị nước ta,
được hình thành trên các nguyên tắc tự nguyện, tự quản của người lao động
được tổ chức và hoạt động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước,
nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội
nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của các thành viên.
Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi các cơ quan nhà
nước mà còn được hình thành bởi các tổ chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận
của hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công cuộc xây
dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm chủ của nhân dân lao động. Các tổ
chức xã hội rất đa dạng về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản
Việt Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên đoàn Lao động
Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội
nhà báo, Hội Luật gia...
Các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự nguyện của công dân,
tập hợp các thành viên có chung mục đích, hoạt động theo pháp luật và điều lệ,
không vì lợi nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các thành viên
và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã hội.
Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định, phân biệt với các cơ
quan nhà nước và các tổ chức kinh tế. Các đặc điểm đó bao gồm:
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của
những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp,
cùng sở thích….

Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân được quyền tự
do lựa chọn và quyết định tham gia hay không tham gia vào một tổ chức xã hội
nào đó. Không ai có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay không


được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định. Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở
đây không đồng nghĩa với tự do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra
những tiêu chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên của tổ chức
xã hội đó.
Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai trừ các thành
viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội và những thành viên của tổ chức
đó quyết định chứ nhà nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực
nhà nước để chi phối hoạt động đó.
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt
động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ
chức xã hội mới hoạt động nhân danh nhà nước.
- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và
theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.
- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Thứ nhất, có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức trính trị, tổ chức
chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ
chức khác.
Thứ hai, Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định pháp nhân là tổ
chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
"1. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận
điều lệ và có hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản hoặc hội
phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu chung của hội viên là pháp nhân
khi tham gia quan hệ dân sự.

2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề
nghiệp chịu trách nhiệm dân sự bằng tài sản của mình.
3. Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ
chức xã hội - nghề nghiệp chấm dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không
được phân chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy định của
pháp luật."
Theo đó, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức
xã hội – nghề nghiệp có đặc điểm: được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho


phép thành lập, công nhận điều lệ. Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ
chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu từ sự đóng góp tự
nguyện của các hội viên hoặc hội phí, nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội
viên và mục đích của tổ chức.
Chỉ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã
hội – nghề nghiệp thỏa mãn đầy đủ các điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật
dân sự năm 2005 mới trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu sự điều
chỉnh của các Khoản 2,3 của điều luật này. Pháp nhân là tổ chức chính trị xã hội
– nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải chịu trách
nhiệm độc lập bằng tài sản của mình như các pháp nhân nói chung. Khoản 3
Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ nhằm xác định rõ tính chất độc lập trong
việc gánh vác trách nhiệm dân sự của tổ chức này: có sự tách biệt rõ ràng giữa
tài sản riêng của hội viên và tài sản của tổ chức; hội viên không có nghĩa vụ phải
đem tài sản của mình để thực hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức. Như vậy, không
có quy định đơn vị cụ thể nào được coi là tổ chức tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp.
Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước nhưng không
phải là chủ thể mặc nhiên. Các tổ chức xã hội khi tham gia vào quản lý xã hội,
quản lý nhà nước không được quyền nhân danh nhà nước nếu không được pháp
luật quy định vì tổ chức xã hội không phải là một thành phần trong cơ cấu bộ

máy nhà nước. Nhà nước chỉ thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã
hội bằng việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ chức xã hội.
Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, các tổ chức xã hội nhân danh tổ chức
mình chứ không nhân danh nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định, nhà nước trao
quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các tổ chức này được thay mặt nhà nước
quản lý một số công việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân
danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết định do tổ chức xã hội
đưa ra mới mang tính chất quyền lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với
những đối tượng có liên quan.
Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực hiện hoạt động
kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo hộ lao động, hợp đồng lao động, chế
độ tuyển dụng, cho thôi việc, tiền lương...
Các nhà xã hội học chỉ ra các đặc trưng sau:


Tổ chức xã hội được lập ra có chủ định và các thành viên của nó ý thức rằng
tổ chức của họ tồn tại để đạt được mục đích nhất định nào đó.
Các tổ chức xã hội có tồn tại và phải có sự thể hiện cụ thể các quan hệ quyền
lực xã hội và các quan hệ đó được phân bố thứ bậc trên dưới, cao thấp. Tuy
không giống quan hệ quyền lực trong các tổ chức nhà nước nhưng vẫn có sự
phân chia thứ bậc.
Tổ chức xã hội là một tập hợp các vị thế và vai trò. Mỗi thành viên của tổ
chức xã hội có vị thế xác định và được trao những trách nhiệm và quyền hạn
nhất định. Vai trò của các thành viên tổ chức xã hội được thực hiện theo sự
mong đợi của tổ chức.
Theo thống kê của Bộ Nội Vụ, trên cả nước có trên 52.000 hội/hiệp hội/câu
lạc bộ. Nếu bao gồm các nhóm sở thích (nhóm đọc sách, chơi chim, đua xe, đi
phượt, đi hỗ trợ người dân miền núi, trượt patanh, hội đồng hương/niên/ngũ...)
thì con số thống kê sẽ tăng lên đáng kể. Các số liệu thống kê này thể hiện đời

sống Hội phong phú của Việt Nam.
1.2. Tổ chức chính trị - xã hội:

Tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa là tập hợp những
người có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo
của Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân
giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Đó là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại diện của các tầng lớp
trong xã hội đối với hoạt động của nhà nước cũng như đóng một vai trò quan
trọng trong hệ thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.
Tổ chức chính trị - xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và chia thành nhiều lớp
hoạt động.
Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013, các tổ chức chính trị - xã hội
ở Việt Nam bao gồm: Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội
Nông dân Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đây là các tổ chức chính trị xã hội được thành lập trên cơ sở tự nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích
hợp pháp, chính đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ chức


thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất hành động trong Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam.
Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ chức và hoạt
động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có hệ thống tổ chức từ trung ương đến
địa phương. Các tổ chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể
hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua.
Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính trị tư tưởng, động
viên và phát huy tích cực xã hội của các tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện
nhiệm vụ chính trị; chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của Nhân
dân; Tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã hội; giữ vững và
tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa Đảng, Nhà nước và Nhân dân, góp phần

thực hiện và thúc đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ chế
Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị - xã hội được quy
định cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Luật công đoàn, Luật thanh
niên, Điều lệ Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam, Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam,
Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
1.3. So sánh tổ chức chính trị-xã hội và tổ chức xã hội cụ thể mà em biết:
LOẠI TỔ CHỨC
ĐẶC ĐIỂM
Khác
1. Khái
nhau

niệm

Tổ chức chính trị -xã hội

Tổ chức xã hội

- Là tập hợp những người - Là khái niệm thường
có chung mục tiêu về chính dùng trong xã hội học, và
trị, có cùng đặc điểm xã có thể được hiểu theo
hội, dưới sự lãnh đạo của nghĩa hẹp hoặc rộng.
Đảng Cộng sản Việt Nam, Theo nghĩa rộng, tổ chức
cùng xây dựng Việt Nam xã xã hội để chỉ bất kể tổ
hội chủ nghĩa, dân giàu, chức nào trong xã hội.
nước mạnh, công bằng, dân Theo nghĩa hẹp, thì tổ
chủ, văn minh.

chức xã hội chính là một

tiểu hệ thống xã hội
trong một tổ chức xã hội
nào đó nhằm vào những
lĩnh vực mà nhà nước


không thể bao phủ được
hết.
Theo các nhà khoa học
thì, tổ chức xã hội được
coi là thành tố của cơ cấu
xã hội với 1 nghĩa là hệ
thống các quan hệ xã hội,
các mối liên hệ, mối liên
kết các cá nhân, các
nhóm xã hội nhằm thực
hiện mục đích nhất định.
Câu lạc bộ Tình nguyện
viên
2. Tên tổ
chức em
biết

Đoàn thanh niên cộng sản
HCM là tổ chức chính trị xã hội lớn nhất của thanh
niên Việt Nam.

- Chính thức

đô


(Tên Tiếng Anh: Hanoi
Volunteer Club). Là tổ
chức

cộng

đồng của

thanh niên thủ đô với
nhiệm vụ trọng tâm là
các

2. Con

Thủ

hoạt

động

tình

nguyện.
- Có thể chính thức hoặc

đường

- Tổ chức này do Đảng không chính thức, được


hình

Cộng sản Việt Nam và Chủ thành lập trên cơ sở

thành

tịch Hồ Chí Minh sáng lập, quyền tự do lập hội của
lãnh đạo và rèn luyện.

công dân (điều 69, Hiến
Pháp 92).
- Câu lạc bộ Tình nguyện
viên Thủ đô được thành
lập theo quyết định số
56bQĐ/SVHN ngày 26


tháng 5 năm 2013 của
Hội sinh viên Việt Nam
thành phố Hà Nội.
Đáp ứng nhu cầu hoạt
động tình nguyện của
3. Mục
đích

Quản lý lực lượng thanh sinh viên Thủ đô; đồng
niên đông đảo

thời phục vụ các nhiệm
vụ của Hội Sinh viên


4. Cơ cấu

Thành phố.
Xuất hiện trong sơ đồ cơ Không hoặc có thể xuất

tổ chức cấu tổ chức.
hiện trong sơ đồ cơ cấu
Có khoảng 6,1 triệu Đoàn
tổ chức;
viên (2007).
Số thành viên chính thức:
Cơ quan lãnh đạo cao nhất
350 TNV
là Đại hội Đại biểu toàn
Cơ cấu tổ chức gồm: Ban
quốc. Cơ quan lãnh đạo của
chủ nhiệm, 3 trưởng ban
Đoàn ở mỗi cấp là Đại hội
và 3 phó ban Phong trào,
Đại biểu hoặc Đại hội Đoàn
ban Truyền thông – dự
viên ở cấp đó. Giữa hai kỳ
án, ban Tổ chức cùng 10
Đại hội cơ quan lãnh đạo là
ủy viên và các tình
Ban Chấp hành do Đại hội
nguyện viên khác.
Đoàn cùng cấp bầu ra. Giữa
Địa bàn hoạt động: Hà

2 kỳ họp Ban Chấp hành,
Nội và các tỉnh lân cận.
cơ quan lãnh đạo là Ban
Thường vụ do Ban chấp
hành cùng cấp bầu ra.
Hệ thống tổ chức của Đoàn
được tổ chức từ Trung ương
xuống cơ sở.
Cấp cơ sở gồm Đoàn cơ sở
và Chi đoàn cơ sở


Cấp Huyện và tương đương
Cấp Tỉnh và tương đương
Cấp Trung ương
Hội Sinh viên Việt Nam
5. Địa chỉ

T.Ư Đoàn - 62 Bà Triệu,

TP. Hà Nội (14A, Phan

Hoàn Kiếm, Hà Nội

Chu Trinh, Hoàn Kiếm,
Hà Nội)
Các hành trình du khảo
tìm hiểu về văn hóa, cội
nguồn dân tộc: “Hành
trình Xuân cao nguyên


Khắp các Tỉnh thành, các đá”, “Trẩy hội Bính
trường Đại học, các công ty Thân 2016”,…
Việt Nam, đều có cơ sở Hoạt động tình nguyện
Đoàn. Hằng năm, Đoàn hỗ trợ những người có
TNCS tổ chức chiến dịch hoàn cảnh khó khăn:
tình nguyện Mùa hè xanh “Xuân khát vọng 2016”,
6. Các

và nhiều hoạt động cụ thể Tạo môi trường học hỏi,

hoạt

khác. Kết nạp, phát triển, năng động, điều kiện để

động

quản lý Đoàn viên; Triển thanh niên giao lưu, gặp
khai hai phong trào lớn là: gỡ, chia sẻ với nhau
"5 xung kích phát triển kinh cũng như các kĩ năng
tế - xã hội và bảo vệ Tổ sống cho các bạn sinh
quốc" và "4 đồng hành với viên thủ đô yêu thích
thanh niên lập thân, lập tình nguyện: “Hè Thái
nghiệp".

Bình – Hành trình tuổi
20”,…
Triển khai các dự án tình
nguyện, phát triển cộng
đồng.



7. Nguồn
lực
8. Cơ sở
hình
thành

Hoạt động bằng ngân sách
nhà nước

Hoạt động bằng thu phí,
lệ phí nội bộ tổ chức để
duy trì hoạt động.

Thường là quyền lực chính
trị, giai cấp đáp ứng những Trên cơ sở tự nguyện, cơ
nhu cầu mà cá nhân không sở cùng có lợi.
đáp ứng được.
- Đều được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của
những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai
cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích….
- Đều có quy mô, số lượng người nhất định.; có thủ tục
và điều kiện tham gia.
- Đều có sứ mệnh, tầm nhìn, mục đích và các hoạt động
cũng như thành tích đạt được; có trụ sở liên lạc,…
- Đều nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các

Giống nhau


hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc
biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt
động nhân danh nhà nước
- Đều hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật
và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây
dựng.
- Đều hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà
nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành
viên.

2. Phong trào xã hội:
Phong trào xã hội là sự vận động của nhóm người có tổ chức để thúc đẩy sự
thay đổi giúp xã hội phát triển hoặc chống lại sự thay đổi; là quá trình, sự
chuyển động xã hội liên tục phát triển.
Trong những năm vừa qua Việt Nam chứng kiến nhiều phong trào xã hội
khác nhau, được phát động bởi nhà nước, các hội quần chúng. Gần đây, có
những phong trào được hình thành và phát triển trong xã hội dân sự, điển hình


như phong trào Save Son Doong, Tôi Đồng Ý, hay Tử Tế Là. Đặc biệt, phong
trào bảo vệ 6700 cây xanh Hà Nội diễn ra vào tháng 3 năm 2015 đã tạo ra những
thảo luận xã hội sâu rộng về cây, môi trường, minh bạch thông tin trong quản lý
đô thị, tham nhũng, tự do biểu đạt, bao gồm cả việc người dân tuần hành vì cây
xanh, tạo một văn hóa mới trong việc chủ động thể hiện quan điểm của người
dân đối với các cơ quan chính quyền.
Tháng 3 năm 2015 có một phong trào bảo vệ cây xanh chưa từng có diễn ra ở
Hà Nội, phản đối đề án thay 6.700 cây của UBND TP. Dưới sức ép của người
dân, Chủ tịch UBND ra quyết định dừng dự án, kỷ luật một số cán bộ, và thành
lập đoàn thanh tra liên ngành. Đây là một phong trào xã hội thành công, diễn ra
một cách hòa bình với sự tham gia của hầu hết mọi thành phần của người dân

thành phố. Điều đặc biệt là sức ép của công chúng được sinh ra không phải từ sự
THÙ HẬN hay BẠO LỰC, nó được sinh ra từ TÌNH YÊU và TRÁCH NHIỆM
với thành phố. Với các khẩu hiệu như “6700 người vì 6700 cây”, “Vì một Hà
Nội xanh”, “tôi yêu cây”. “bảo vệ môi trường, bảo vệ màu xanh”, “tôi đang khỏe
mạnh xin đừng giết tôi”, “cây ôm miễn phí”, “tôi là cây, mình ôm nhau đi”,…
Trong toàn bộ chiến dịch bảo vệ cây xanh, mạng xã hội đóng vai trò quan
trọng, đặc biệt trong giai đoạn đầu của phong trào. Nó cung cấp không gian để
mọi người kết nối, chia sẻ cảm xúc, thông tin, và thực hiện các hành động tập
thể - nó tạo ra đám đông. Những người chủ thốt (admin và nhóm nòng cốt) có
cách tiếp cận tích cực, xây dựng, coi trọng dân chủ và sự tham gia. Sử dụng
thông điệp “Tôi Yêu Cây” như là tinh thần để bày tỏ sự không hài lòng với
chính quyền. Tinh thần này tạo ra năng lượng tích cực, lan sang các sự kiện
khác, hoạt động khác kể cả trên đường phố. Mạng xã hội cũng tạo ra một nhu
cầu thông tin lớn về dự án thay cây, truyền cảm hứng cho báo chí tham gia điều
tra và tiếp tục đưa ra nhiều vấn đề xung quanh dự án thay cây
Từ phát ngôn “chặt cây không phải hỏi dân”, đến việc đổ lỗi cho nhà tài trợ
“nóng vội trong việc chặt cây”. Từ việc họp báo nhưng không trả lời 21 câu hỏi
của nhà báo đến những khẳng định cây trồng trên đường Nguyễn Chí Thanh là
Vàng Tâm (Manglietia Dandyi) không phải Mỡ (Manglietia conifera) đã làm


người dân bức xúc, mất niềm tin vào chính quyền trong vụ việc cây xanh. Qua
đó, có thể thấy nếu chính quyền không hiểu và tôn trọng cảm xúc của người dân,
một cái cây có thể dẫn đến kết quả không ngờ. Có thể nói, chính 9 thái độ và
hành xử của chính quyền đã thúc giục người dân hành động phản đối, bao gồm
cả việc tuần hành phản đối dự án chặt cây. Chiến dịch bảo vệ cây đã có nhiều kết
quả, cụ thể: bảo vệ được những cây chưa bị chặt; bài học chính quyền cần thiết
phải lắng nghe tiếng nói và tình cảm của người dân; tăng số người tự tin và trải
nghiệm tự do hội họp, đặc biệt trong sinh viên và thanh niên; tăng năng lực hoạt
động của xã hội dân sự trên mạng xã hội; tạo ra tiền lệ người dân lên tiếng tập

thể về các vấn đề quốc nội (bên cạnh vấn đề biển đông/TQ) một cách hòa bình
và trật tự; và làm rõ sự “khô cứng” của hệ thống chính trị (MTTQ/Đoàn thể)
trong việc kết nối nhân dân với chính quyền.
Chiến dịch bảo vệ cây cho thấy nếu các giá trị dân chủ, tự do, tinh thần tích
cực và xây dựng, không khí hòa bình và thân thiện được thực hành trong các
phong trào xã hội nó có thể mang lại thành công. Cách tiếp cận này làm tăng sự
tham gia của người dân và tạo không khí thuận lợi cho đối thoại với chính
quyền. Bên cạnh đó, nó cũng cho thấy một khoảng cách giữa người dân và chính
quyền cần phải được thu hẹp.
3. Sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội của Việt Nam:
Phong trào xã hội có nhiều cấp độ:
- Giai đoạn 1. Xuất phát của phong trào xã hội có thể chỉ là sự bức xúc, tin
đồn. Từ đó mà có sự khuấy động, chủ trương. Phong trào xã hội nếu chưa có thủ
lĩnh thì những người thạo tin đưa tin trạng -> thái bức xúc được nhiều người
chia sẻ. Khi ấy thực tế cần người đứng ra làm nhiệm vụ truyền thông, người phát
động, khuấy động phong trào.
- Giai đoạn 2: Cấu trúc: Có sự hình thành các nhóm người, sự ủng hộ của
những người xung quanh. Từ đó cần tập trung xử lý những người làm sai, tập
trung vào những mối quan tâm chủ đề gì. Thủ lĩnh bẩm sinh có thể xuất hiện với
những khẩu hiệu tiêu biểu. Tuy có sự tập trung nhưng chưa có tổ chức. Có người
lãnh đạo mang tính tự phát, thủ lĩnh tự phát, hùng biện,biết nói to trong đám
đông,… Nếu triệt tiêu được người thủ lĩnh hoặc mạng lưới thông tin (như cấm


báo chí đưa tin, đưa ra thông tin áp đảo thông tin xấu) thì sẽ không xuất hiện giai
đoạn 3.
- Giai đoạn 3: Phong trào bắt đều có tổ chức
Xuất hiện thủ lĩnh, những người công khai với bên ngoài. Có chính sách, tên
tuổi rõ ràng, có người phát ngôn chính thức của phong trào. Có sự liên kết các
nhóm với nhau tạo thành phong trào. Có những tổ chức chính liên kết với các tổ

chức khác. Có tiền, phương tiện, kinh nghiệm.
Đặc trưng phong trào: tập trung quyền lực hình thành tổ chức có thành viên
(biểu tương/đồng phục/biểu ngữ giống nhau), có thành viên ngày càng đông đảo.
Ví dụ các phong trào tự phát và tự giác như phong trào Cổ vũ bóng đá.
- Giai đoạn 4: Thiết chế hóa:
Các mục tiêu của phong trào được thực hiện, được thể chế hóa, được chấp
nhận, ban hành các quyết định, hiện thực hóa cácquy định pháp luật, các thành
viên được thỏa mãn nhu cầu.
Nếu còn phát triển sẽ có ban bệ theo dõi, phân công nhiệm vụ để duy trì
phong trào.
Được xã hội ghi nhận, nhà nước thừa nhận hoặc cảm ơn.
Phong trào tạm lắng. Những người tích cực, cốt cán, thủ lĩnh được duy trì để
theo dõi kết quả hoặc chuyển hóa sang phong trào khác.
Hiện nay, có rất nhiều việc phải làm. Hành động chính trị – xã hội là việc lên
tiếng bảo vệ chủ quyền biển đảo, hạn chế sự phụ thuộc của nền kinh tế và chính
trị Việt Nam vào Trung Quốc; phản biện chống tham nhũng và các nhóm lợi ích,
nhóm thân hữu; thúc đẩy Quốc hội sớm ban hành Luật biểu tình, Luật lập hội,
Luật trưng cầu dân ý; thúc đẩy tiếng nói của trí thức độc lập tại Quốc hội;
Còn hành động kinh tế – xã hội là bảo vệ quyền lợi của nông dân trước hành vi
trưng thu đất đai bất hợp pháp và vô lối; phản biện đối với chủ đề sở hữu trong
Luật đất đai và cơ chế thu hồi đất đối với các dự án kinh tế – xã hội; bảo vệ
quyền lợi của công nhân và thị dân về điều kiện làm việc và an sinh xã hội; đấu
tranh chống tác động tiêu cực của một số doanh nghiệp đối với môi trường tự
nhiên…
Ngày nay thông tin đến với người dân không còn chỉ qua hệ thống tuyên truyền
của nhà nước, nó còn đến từ mạng xã hội và truyền thông quốc tế. Người dân
đang ngày càng chủ động mở rộng không gian tự do của mình, nếu chính quyền


không khai thông và gắn liền với không gian đó, không cảm nhận được tâm

trạng của công chúng, thì những phong trào xã hội xảy ra là không tránh khỏi.
Điều này chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến uy tín cũng như năng lực điều hành của
chính quyền vì niềm tin sẽ bị xói mòn qua từng vụ người dân phản đối.



×