Tải bản đầy đủ (.doc) (17 trang)

4 tiểu luận lựa chọn phong trào có thật, phân tích sự hình thành và phát triển của phong trào xã hội ở việt nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (81.95 KB, 17 trang )

TIỂU LUẬN
Đề bài: Phân tích, so sánh, làm rõ sự giống và khác
nhau giữa tổ chức chính trị - xã hội và tổ chức xã hội mà
anh (chị) biết. Lựa chọn phong trào có thật, phân tích sự
hình thành và phát triển của phong trào xã hội ở Việt
Nam?

Họ và tên học viên:
Lớp:
Trường:

1


I. Tổ chức xã hội và tổ chức chính trị - xã hội
1. Khái quát chung về tổ chức xã hội
Tổ chức xã hội là những bộ phận cấu thành của hệ thống
chính trị nước ta, được hình thành trên các nguyên tắc tự
nguyện, tự quản của người lao động được tổ chức và hoạt
động theo điều lệ hay theo các quy định của nhà nước,
nhân danh tổ chức mình khi tham gia vào quản lý nhà
nước, quản lý xã hội nhằm bảo vệ lợi ích chính đáng của
các thành viên.
Hoạt động quản lý nhà nước được tiến hành không chỉ bởi
các cơ quan nhà nước mà còn được hình thành bởi các tổ
chức xã hội và cá nhân. Là một bộ phận của hệ thống
chính trị, các tổ chức xã hội đã góp phần to lớn vào công
cuộc xây dựng và bảo vệ đất nước, phát huy quyền làm
chủ của nhân dân lao động. Các tổ chức xã hội rất đa dạng
về hình thức, tên gọi, chủng loại như: Ðảng cộng Sản Việt
Nam, Ðoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Tổng Liên


đoàn Lao động Việt Nam, Hội liên hiệp phụ nữ Việt nam,
Trọng tài kinh tế, Hội nhà văn, Hội nhà báo, Hội Luật
gia...
Các tổ chức xã hội được hiểu là hình thức tổ chức tự
nguyện của công dân, tập hợp các thành viên có chung
mục đích, hoạt động theo pháp luật và điều lệ, không vì lợi
2


nhuận nhằm đáp ứng những lợi ích chính đáng của các
thành viên và tham gia vào quản lý nhà nước, quản lý xã
hội.
Các tổ chức xã hội có những đặc điểm chung nhất định,
phân biệt với các cơ quan nhà nước và các tổ chức kinh tế.
Các đặc điểm đó bao gồm:
- Các tổ chức xã hội được hình thành trên nguyên tắc tự
nguyện của những thành viên cùng chung một lợi ích hay
cùng giai cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích….
Yếu tố tự nguyện được thể hiện rõ nét trong việc nhân dân
được quyền tự do lựa chọn và quyết định tham gia hay
không tham gia vào một tổ chức xã hội nào đó. Không ai
có quyền ép buộc một người nào đó phải tham gia hay
không được tham gia vào các tổ chức xã hội nhất định.
Tuy nhiên yếu tố tự nguyện ở đây không đồng nghĩa với tự
do vô tổ chức mà mỗi tổ chức xã hội đều đặt ra những tiêu
chuẩn nhất định đối với người muốn trở thành thành viên
của tổ chức xã hội đó.
Yếu tố tự nguyện được hiểu là việc kết nạp hay không khai
trừ các thành viên của tổ chức hoàn toàn do tổ chức xã hội
và những thành viên của tổ chức đó quyết định chứ nhà

nước không can thiệp cũng như không sử dụng quyền lực
nhà nước để chi phối hoạt động đó.
- Các tổ chức xã hội nhân danh chính tổ chức mình để
tham gia các hoạt động quản lý nhà nước, chỉ trong trường
3


hợp đặc biệt do pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt
động nhân danh nhà nước.
- Các tổ chức xã hội hoạt động tự quản theo quy định của
pháp luật và theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức
xây dựng.
- Các tổ chức xã hội hoạt động không nhằm mục đích lợi
nhuận mà nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các
thành viên.
Thứ nhất, có 5 loại tổ chức xã hội ở Việt Nam là tổ chức
trính trị, tổ chức chính trị xã hội, tổ chức chính trị xã hội
nghề nghiệp, các tổ chức tự quản và tổ chức khác.
Thứ hai, Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định pháp
nhân là tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp:
"1. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp được cơ quan nhà nước có
thẩm quyền cho phép thành lập, công nhận điều lệ và có
hội viên là cá nhân, tổ chức tự nguyện đóng góp tài sản
hoặc hội phí nhằm phục vụ mục đích của hội và nhu cầu
chung của hội viên là pháp nhân khi tham gia quan hệ dân
sự.
2. Tổ chức chính trị xã hội - nghề nghiệp, tổ chức xã hội,
tổ chức xã hội - nghề nghiệp chịu trách nhiệm dân sự

bằng tài sản của mình.

4


3. Trong trường hợp tổ chức chính trị xã hội - nghề
nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội - nghề nghiệp chấm
dứt hoạt động thì tài sản của tổ chức đó không được phân
chia cho các hội viên mà phải được giải quyết theo quy
định của pháp luật."
Theo đó, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp có đặc điểm: được cơ
quan nhà nước có thẩm quyền cho phép thành lập, công
nhận điều lệ. Hội viên có thể bao gồm cả cá nhân và tổ
chức, tài sản của loại tổ chức này được hình thành chủ yếu
từ sự đóng góp tự nguyện của các hội viên hoặc hội phí,
nhằm phục vụ cho nhu cầu chung của hội viên và mục
đích của tổ chức.
Chỉ các tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp thỏa mãn đầy đủ các
điều kiện quy định tại Điều 84 Bộ luật dân sự năm
2005 mới trở thành tổ chức có tư cách pháp nhân và chịu
sự điều chỉnh của các Khoản 2,3 của điều luật này. Pháp
nhân là tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, tổ chức xã
hội, tổ chức xã hội – nghề nghiệp phải chịu trách nhiệm
độc lập bằng tài sản của mình như các pháp nhân nói
chung. Khoản 3 Điều 104 Bộ luật dân sự năm 2005 chỉ
nhằm xác định rõ tính chất độc lập trong việc gánh vác
trách nhiệm dân sự của tổ chức này: có sự tách biệt rõ ràng
giữa tài sản riêng của hội viên và tài sản của tổ chức; hội

5


viên không có nghĩa vụ phải đem tài sản của mình để thực
hiện nghĩa vụ dân sự của tổ chức. Như vậy, không có quy
định đơn vị cụ thể nào được coi là tổ chức tổ chức chính trị
xã hội - nghề nghiệp.
Các tổ chức xã hội có thể là chủ thể của quản lý nhà nước
nhưng không phải là chủ thể mặc nhiên. Các tổ chức xã
hội khi tham gia vào quản lý xã hội, quản lý nhà nước
không được quyền nhân danh nhà nước nếu không được
pháp luật quy định vì tổ chức xã hội không phải là một
thành phần trong cơ cấu bộ máy nhà nước. Nhà nước chỉ
thừa nhận và bảo hộ sự tồn tại của các tổ chức xã hội bằng
việc quy định các quyền và nghĩa vụ pháp lý cho các tổ
chức xã hội. Khi thực hiện các quyền và nghĩa vụ này, các
tổ chức xã hội nhân danh tổ chức mình chứ không nhân
danh nhà nước, không sử dụng quyền lực nhà nước.
Tuy nhiên, trong một số trường hợp do pháp luật quy định,
nhà nước trao quyền cho các tổ chức xã hội, cho phép các
tổ chức này được thay mặt nhà nước quản lý một số công
việc nhất định, lúc này tổ chức xã hội mới được phép nhân
danh nhà nước sử dụng quyền lực nhà nước, các quyết
định do tổ chức xã hội đưa ra mới mang tính chất quyền
lực nhà nước, có tính chất bắt buộc đối với những đối
tượng có liên quan.
Ví dụ: tổ chức Công đoàn được nhà nước cho phép thực
hiện hoạt động kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo
6



hộ lao động, hợp đồng lao động, chế độ tuyển dụng, cho
thôi việc, tiền lương...
2. Khái quát chung về tố chức chính trị- xã hội
Tổ chức chính trị xã hội ở Việt Nam được hiểu theo nghĩa
là tập hợp những người có chung mục tiêu về chính trị, có
cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Việt Nam, cùng xây dựng Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
dân giàu, nước mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh.
Đó là tổ chức mang màu sắc chính trị với vai trò là đại
diện của các tầng lớp trong xã hội đối với hoạt động của
nhà nước cũng như đóng một vai trò quan trọng trong hệ
thống chính trị, cơ sở của chính quyền nhân dân.
Tổ chức chính trị - xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ và
chia thành nhiều lớp hoạt động.
Theo quy định tại Điều 9 Hiến pháp năm 2013, các tổ chức
chính trị - xã hội ở Việt Nam bao gồm: Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Công đoàn Việt Nam, Hội Nông dân Việt Nam,
Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chính Minh, Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Đây là
các tổ chức chính trị - xã hội được thành lập trên cơ sở tự
nguyện, đại diện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính
đáng của thành viên, hội viên tổ chức mình; cùng các tổ
chức thành viên khác của Mặt trận phối hợp và thống nhất
hành động trong Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

7


Tổ chức chính trị - xã hội là các tổ chức tự nguyện được tổ

chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ, có
hệ thống tổ chức từ trung ương đến địa phương. Các tổ
chức xã hội này có điều lệ hoạt động do hội nghị toàn thể
hoặc hội nghị đại biểu các thành viên thông qua.
Các tổ chức chính trị - xã hội có nhiệm vụ giáo dục chính
trị tư tưởng, động viên và phát huy tích cực xã hội của các
tầng lớp nhân dân, góp phần thực hiện nhiệm vụ chính trị;
chăm lo bảo vệ lợi ích chính đáng và hợp pháp của Nhân
dân; Tham gia vào công việc quản lý Nhà nước, quản lý xã
hội; giữ vững và tăng cường mối liên hệ mật thiết giữa
Đảng, Nhà nước và Nhân dân, góp phần thực hiện và thúc
đẩy quá trình dân chủ hóa và đổi mới xã hội, thực hiện cơ
chế Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, Nhân dân làm chủ.
Vai trò, nhiệm vụ và quyền hạn của các tổ chức chính trị xã hội được quy định cụ thể trong Luật Mặt trận Tổ quốc
Việt Nam, Luật công đoàn, Luật thanh niên, Điều lệ Hội
liên hiệp phụ nữ Việt nam, Điều lệ Hội Nông dân Việt
Nam, Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
3. So sánh tổ chức xã hội và tổ chức chính trị- xã hội
Qua những phân tích trên, có thể thấy rằng, tổ chức xã hội
và tổ chức chính trị - xã hội có nhiều điểm giống và khác
nhau.

8


Tổ chức chính trị - xã hội là một loại tổ chức xã hội. Bởi
vậy nó cũng mang những đặc điểm chung của tổ chức xã
hội như:
- Đều được hình thành trên nguyên tắc tự nguyện của
những thành viên cùng chung một lợi ích hay cùng giai

cấp, cùng nghề nghiệp, cùng sở thích….
- Đều nhân danh chính tổ chức mình để tham gia các hoạt
động quản lý nhà nước, chỉ trong trường hợp đặc biệt do
pháp luật quy định tổ chức xã hội mới hoạt động nhân
danh nhà nước.
- Đều hoạt động tự quản theo quy định của pháp luật và
theo điều lệ do các thành viên trong tổ chức xây dựng.
- Đều hoạt động không nhằm mục đích lợi nhuận mà nhằm
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các thành viên.
Bên cạnh đó, giữa hai tổ chức cũng có sự khác biệt, Cụ
thể:
Tổ chức xã hội
Tính chất

Tổ chức chính trị xã hội
Tổ chức xã hội thể Tổ chức chính trị hiện tính xã hội của xã hội thống nhất
tổ chức
giữa hai mặt chính trị
và xã hội
Có thể không phải là Là cấp hành chính
cấp hành chính.
Ví dụ: Thôn, tổ dân
phố không phải là
9


một cấp hành chính
mà là tổ chức tự
quản của cộng đồng
dân cư có chung địa

bàn cư trú.
Phân loại Gồm 5 tổ chức:
- Tổ chức chính trị
- Tổ chức chính trị xã hội
- Tổ chức chính trị xã hội nghề nghiệp
- Các tổ chức tự quản
- Tổ chức khác

Gồm 6 tổ chức:
Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam
Công đoàn
Việt Nam
Hội Nông dân
Việt Nam
Đoàn Thanh
niên Cộng sản Hồ
Chính Minh
Hội Liên hiệp
Phụ nữ Việt Nam
Hội Cựu
chiến binh Việt Nam.
Bản chất
Không trực tiếp thực Trực tiếp thực hiện
hiện các nhiệm vụ các nhiệm vụ của
của Đảng và Nhà Đảng và Nhà nước
nước
Vai trò và Nhân danh tổ chức Vừa tham gia quản
Nhiệm vụ mình khi tham gia lý phát triển xã hội,
vào quản lý nhà vừa phải bảo vệ lợi

10


nước, quản lý xã hội
nhằm bảo vệ lợi ích
chính đáng của các
thành viên.
Tổ chức xã hội có
một vai trò quan
trọng trong việc đòi
hỏi và thúc đẩy tinh
thần trách nhiệm của
Nhà nước đối với
công dân của mình
thông qua giám sát
và phản biện chính
sách.
Hệ thống Một số tổ chức xã
tổ chức
hội không được tổ
chức từ trung ương
đến địa phương.
Ví dụ như: Đoàn Luật
sư là một tổ chức xã
hội – nghề nghiệp
không được tổ chức
từ trung ương đến địa
phương.
Hội viên
Hội viên có thể bao

gồm cả cá nhân và tổ

ích chính đáng của
các thành viên, vừa
giám sát, vừa vận
động đoàn kết giúp
nhau chấp hành tốt
đường lối của Đảng,
luật pháp và chính
sách của Nhà nước.

Từ trung ương đến
địa phương

Hội viên chỉ bao
gồm các cá nhân
11


chức
Ngân sách Từ ngân sách của Nhà Một phần từ ngân
nước, sự đóng góp sách Nhà nước và
của các thành viên một phần từ sự đóng
trong tổ chức.
góp của các thành
Ngân sách nhà nước viên trong tổ chức.
hỗ trợ cho các tổ chức Ví dụ: cá nhân tham
chính trị - xã hội nghề gia vào tổ chức công
nghiệp, tổ chức xã đoàn phải đóng phí
hội, tổ chức xã hội - Công đoàn. Bên cạnh

nghề nghiệp trên cơ đó, Nhà nước cũng
sở các nguồn thu tự cấp ngân sách để chi
bảo đảm hoạt động cho các hoạt động
của các tổ chức này của tỏ chức này.
theo chế độ chi tiêu
tài chính hiện hành và
khả năng của ngân
sách nhà nước các cấp
hàng năm.
II. Phong trào xã hội.
1. Khái quát chung về phong trào xã hội
Phong trào xã hội là sự vận động, chuyển động, huy động
của một số người làm thúc đẩy sự thay đổi hoặc cản trở sự
thay đổi (trật tự xã hội, văn hóa,…) trong xã hội. Phong
trào xã hội xuất hiện khi có vấn đề bức xúc trong xã hội.
Nó thực chất phải được thực hiện từ dưới lên trên, do
12


chính người dân tham gia phát hiện và động chạm trực tiếp
đến tất cả mọi người. Thủ lĩnh của phong trào thường mãi
mới xuất hiện mà không xuất hiện từ ban đầu. Bộ máy của
phong trào xã hội là tổ chức xã hội dân sự.
Phong trào xã hội giải quyết vấn đề xã hội trực tiếp với
mục tiêu rõ ràng. Câu khẩu hiệu của phong trào xã hội thì
cụ thể nên có khả năng huy động lực lượng nhanh, mạnh.
Kinh phí cho hoạt động của phong trào thường là do tự
giác, tự nguyện đóng góp, huy động nguồn lực từ người
tham gia, người ủng hộ.
Điều này thể hiện sự khác biệt của phong trào xã hội với

phong trào chính trị - xã hội. Phong trào chính trị - xã hội
được thực hiện từ trên xuống dưới. Thủ lĩnh của phong
trào thường là tổ chức chính trị - xã hội và sự tham gia của
cả hệ thống chính trị, đằng sau là sự lãnh đạo của Đảng
Cộng sản Việt Nam. Kinh phí hoạt động được lấy chủ yếu
từ nguồn ngân sách Nhà nước. Tính tự nguyện tham gia vì
mục đích có lợi ít.
Thực tế ở Việt Nam hiện nay, chỉ có khoảng 10% làm việc
trong khu vực Nhà nước. Bởi vậy, các phong trào chính trị
- xã hội của nhóm này bị trượt ra khỏi xã hội, không
hướng đến toàn bộ cộng đồng.
Bản chất của phong trào chính trị - xã hội chủ yếu vì mục
tiêu chính trị, với nòng cốt là tổ chức chính trị - xã hội. bộ
máy quan liêu, bộ máy nhiệm sở.
Điều quan trọng là phong trào chính trị - xã hội dó giải
quyết vấn đề gì thì chưa được thể hiện rõ, chưa thể hiện
13


được tính bức xúc trong vấn đề xã hội. Các khẩu hiệu đưa
ra thường chung chung, mơ hồ, trừu tượng.
Trong khi đó, phong trào xã hội chính là những biểu hiện
cho sự truyền tải ý tưởng và tư tưởng. Phong trào xã hội
không đơn thuần là một phong trào chính trị, đó có thể
là phong trào nghệ thuật, phong trào tôn giáo, phong trào
khoa học – công nghệ, phong trào chống phân biệt đối
xử… góp phần làm thay đổi diện mạo xã hội.
Phong trào xã hội trải qua các giai đoạn:
Giai đoạn 1: phát hiện vấn đề xã hội nảy sinh. Vấn đề này
chưa có thủ lĩnh.

Giai đoạn 2: xuất hiện thủ lĩnh
Giai đoạn 3: hình thành tổ chức xã hội có người đứng đầu,
có bộ phận liên lạc, khẩu hiệu,…
2. Sự hình thành và phát triển của một phong trào xã
hội cụ thể ở Việt Nam.
Phong trào của tổ chức 350 từ lâu đã gây được rất nhiều
những tiếng vang trong xã hội Việt Nam. Với những bức
bối từ vấn đề Biến đổi khí hậu và sự nóng lên của toàn
cầu, hàng tram, hàng ngàn các diễn đàn Quốc tế đã được
họp và đưa ra hàng ngàn những biện pháp để giảm thiểu
những tác động của Biến đổi khí hậu lên trái đất. Tuy
nhiên, với Việt Nam – quốc gia được coi là chịu ảnh
hưởng nặng nề nhất của Biến đổi khí hậu đã cố gắng nỗ
lực để tham gia vào các cộng đồng cũng như dung các biện
pháp để khắc phục tình hình ngày càng trở nên nghiêm
trọng của Biến đổi khí hậu đang diễn ra tại Việt Nam cũng
14


như trên toàn cầu. Và 350 ra đời giống như một luồng sinh
khí mới thổi vào các phong trào chống lại Biến đổi khí hậu
tại Việt Nam trong thời gian qua.
Biến đổi khí hậu (BĐKH) vốn là một trong những vấn đề
bất cập và đáng được quan tâm nhất trên thế giới hiện nay.
Vì vậy, Phong trào Toàn cầu về Biến đổi Khí hậu 350.org
tại Việt Nam đã phát động chiến dịch “Công dân Hành
động vì Khí hậu”, hưởng ứng chương trình People’s
Climate Mobilisation (tạm dịch: Huy động Cộng đồng vì
Khí hậu) do 350.org toàn cầu khởi xướng trong năm nay.
Phong trào Toàn cầu về Biến đổi khí hậu 350.org được

khởi xướng năm 2007 với sự tham gia của hàng triệu
người trên khắp 188 quốc gia. Phong trào hướng đến mục
tiêu cao nhất là hạ nồng độ khí carbon dioxide (CO2)
trong bầu khí quyển từ 402ppm ở hiện tại về 350ppm để
tránh các hậu quả nghiêm trọng.
ăm nay, than đá được chọn là chủ đề chính trong chiến
dịch. Nhằm huy động sự ủng hộ, tham gia của cộng đồng
trong việc kêu gọi Chính Phủ sửa đổi quy hoạch tổng thể
và chỉến lược phát triển năng lượng quốc gia, chuyển đổi
sử dụng nguyên liệu cải tạo thay vì nguyên liệu từ than đá
và các nhiên liệu hóa thạch khác.
Tập huấn truyền thông về BĐKH và năng lượng
sạch: Được tổ chức bởi Phong trào 350.org Việt Nam và
Redraw the Line, trong ba ngày 05-07/9 tại Đà Nẵng, với
sự quy tụ của 60 bạn trẻ từ TPHCM, Hà Nội và Đà Nẵng.
15


Mục đích để tìm hiểu và chia sẻ những kỹ năng và công cụ
truyền thông về BĐKH. Các trại sinh cũng đã có dịp tìm
hiểu về chương trình “Huy động Cộng đồng vì Khí hậu”
toàn cầu, từ đó bàn thảo ý tưởng truyền thông cho chiến
dịch “Công dân Hành động vì Khí hậu” tại Việt Nam. Đây
sẽ là cơ hội đầu tiên để các trại sinh thử nghiệm những
công cụ kỹ thuật số được cung cấp trong hội trại trong việc
xây dựng các hoạt động truyền thông với tiêu chí hiệu quả,
sáng tạo, chi phí thấp, cho một chiến dịch BĐKH hoàn
toàn do cộng đồng và giới trẻ thực hiện.
Mặt nạ đen với thông điệp “Cuộc sống thường nhật của
chúng ta sẽ bị đảo lộn khi ô nhiễm than đá trở nên trầm

trọng” sẽ được truyền tải bằng hình ảnh những người
mang mặt nạ hơi độc ngay trong những sinh hoạt thường
ngày của họ. Dự án chụp ảnh này dự kiến diễn ra từ ngày
08/09 tới 30/09, với khoảng 200 bạn trẻ tham gia. Một bộ
ảnh chính thức từ chương trình với tên gọi “Tôi không
thể…” cũng sẽ được đăng tải trên các phương tiện thông
tin đại chúng bắt đầu từ ngày 18/09 để truyền cảm hứng
cho cộng đồng cùng tham gia.
Săn rồng than đá là một trò chơi kết hợp trực tuyến và
ngoại tuyến do 350.org Đông Á khởi xướng, sẽ được thực
hiện tại Hà Nội bắt đầu từ ngày 21/09. Người tham gia tại
các quốc gia khác nhau sẽ dựa vào các manh mối trên
website của trò chơi này, tìm ra những “con rồng than đá”,
là những cơ sở có liên quan đến than đá trong thành phố
nơi họ sinh sống, và qua đó tìm hiểu thêm thông tin về ảnh
hưởng tiêu cực của than đá tới môi trường và sức khoẻ con
người.
Chiến dịch truyền thông nhằm nâng cao nhận thức và thay
đổi quan điểm của công chúng về vấn đề than đá, và mối
liên hệ của nó với biến đổi khí hậu, từ đó nêu bật hướng
phát triển tất yếu của Việt Nam trong tương lai phải dựa
16


trên năng lượng tái tạo để đảm bảo tính bền vững cho cả
con người và môi trường.
Ngày Công dân Hành động vì Khí hậu (September Black
Day) với chủ đề là than đá, những nhân tượng (người đóng
giả thành tượng) với hình ảnh toàn thân đen, mang mặt nạ
hơi độc, và thông điệp về than đá, sẽ đứng ở những địa

điểm công cộng để thu hút sự chú ý của người dân và
khách du lịch.Mọi người sẽ được khuyến khích chụp ảnh
với tượng người, đăng lên mạng xã hội kèm với hashtag.
Dự kiến diễn ra vào ngày 20 tháng Chín tại Hà Nội, Đà
Nẵng và Cần Thơ, và vào ngày 21 tháng Chín tại
TP.HCM.

17



×