Tải bản đầy đủ (.pdf) (73 trang)

XÁC ĐỊNH MỨC CHI TRẢ VÀ LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NGƯỜI GIỮ RỪNG QUA CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG RỪNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.21 MB, 73 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

XÁC ĐỊNH MỨC CHI TRẢ VÀ LỢI ÍCH ĐỐI VỚI NGƯỜI
GIỮ RỪNG QUA CƠ CHẾ CHI TRẢ DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG
RỪNG TỈNH LÂM ĐỒNG

LÊ BẢO LÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Xác Định Mức Chi
Trả và Lợi Ích Đối với Người Giữ Rừng qua Cơ Chế Chi Trả Dịch Vụ Môi
Trường Rừng Tỉnh Lâm Đồng” do Lê Bảo Lâm, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành
Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến thầy TS. Đặng Thanh Hà lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Thầy
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH.Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.
Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Sở Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn
tỉnh Lâm Đồng, Chi Cục Kiểm Lâm và Chi Cục Lâm Nghiệp tỉnh Lâm Đồng, đặc biệt
là chú Nguyễn Trúc Bồng Sơn (Sở NN&PTNT tỉnh Lâm Đồng), chú Lê Văn Trung
(Phó Chi Cục Lâm Nghiệp), chú Nghiệp (Chi Cục Kiểm Lâm) đã nhiệt tình cung cấp

số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu này.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, dưỡng dục, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
TP. Hồ Chí Minh, ngày 13 tháng 06 năm 2009
Sinh viên
Lê Bảo Lâm


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ BẢO LÂM. Tháng 06 năm 2009. “Xác Định Mức Chi Trả và Lợi Ích Đối
với Người Giữ Rừng qua Cơ Chế Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Rừng Tỉnh Lâm
Đồng”.
LE BAO LAM. June 2009. “Defining The Paid Rate and Benefits for
Household that Take over Forest through Payment of Environmental Services in
Lam Dong Province”.
Khóa luận nghiên cứu kinh tế tài nguyên rừng trên cơ sở tổng hợp, phân tích cơ
chế chi trả dịch vụ môi trường áp dụng thí điểm tại tỉnh Lâm Đồng cụ thể là ở ba
huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và TP Đà Lạt. Trên các đối tượng là hai
nhà máy Thủy Điện Đa Nhim và Đại Ninh, hai nhà máy cấp nước SAWACO và Biên
Hòa và 14 khu du lịch thuộc 09 đơn vị kinh doanh du lịch trên địa bàn bàn áp dụng
chính sách.
Theo kết quả nghiên cứu diện tích lưu vực thực hiện dịch vụ cung cấp và điều
tiết nguồn nước cho nhà máy cấp nước SAWACO và Biên Hòa là: 245.678 ha. (Bao
gồm cả phần lưu vực cung cấp và điều tiết nước cho hai Nhà máy thuỷ điện Đa Nhim
và Đại Ninh). Lưu vực thực hiện dịch vụ cho hồ chứa nước Đa Nhim là: 73.863,6 ha;
Lưu vực hồ chứa nước Đại Ninh là: 114.949 ha.
Mức chi trả từ các dịch vụ MTR như sau: dịch vụ sản xuất thủy điện là 44,08 tỷ

đồng, dịch vụ sản xuất nước sạch là 6,040 tỷ đồng và dịch vụ du lịch là 0,63 tỷ đồng.
Khoản thu từ dịch vụ sản xuất thủy điện được chuyển cho Quỹ bảo vệ và phát triển
rừng tỉnh Lâm Đồng và được phân phối lại cho các chủ rừng với định mức chi trả bình
quân là 295.697 đồng/ha/năm.
Thu nhập của các hộ ĐBDTTS chủ yếu là từ tiền công nhận khoán và hỗ trợ
của nhà nước. Thu nhập từ tiền nhận khoán là 2,1 triệu đồng/năm, thu nhập từ hỗ trợ
gạo là 1,9 triệu đồng/năm. Đối với các hộ thuộc khu vực thực hiện chính sách chi trả
dịch vụ MTR là 6,2 triệu đồng/năm từ tiền chi trả dịch vụ và thu nhập cá nhân tính cho
một hộ có 5 nhân khẩu là 103.000 đồng/người/tháng.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

Danh mục các phụ lục

xi

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

U

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu chung

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3

1.4.1. Phạm vi thời gian


3

1.4.2. Phạm vi không gian

4

1.4.3. Về nội dung

4

1.5. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

6

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

6

2.2. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng

7

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

7


2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

10

2.3. Đánh giá khái quát chung

13

2.3.1. Lợi thế

13

2.3.2. Khó khăn

14

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về tài nguyên rừng và các giá trị của tài nguyên rừng

15
15

3.1.1. Một số khái niệm liên quan đến tài nguyên rừng

15

3.1.2. Các khái niệm về giá trị của tài nguyên rừng

16


v


3.2. Cơ chế chi trả dịch vụ MTR

17

3.2.1. Khái niệm dịch vụ MTR

17

3.2.2. Các đối tượng áp dụng chính sách

17

3.2.3. Các hình thức chi trả dịch vụ MTR

18

3.2.4. Mục đích và yêu cầu về chi trả dịch vụ MTR

18

3.3. Phương pháp nghiên cứu

19

3.3.1. Phương pháp thu thập và tổng hợp tài liệu


19

3.3.2. Phương pháp tính mức chi trả dịch vụ môi trường

19

3.3.3. Phương pháp tính thu nhập

22

3.3.4. Phương pháp xử lý số liệu

23

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Hiện trạng tài nguyên rừng và công tác giao khoán QLBVR

24
24

4.1.1. Hiện trạng tài nguyên rừng tỉnh Lâm Đồng

24

4.1.2. Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng

29

4.2. Đối tượng chi trả và mức trả tiền cho dịch vụ MTR


31

4.2.1. Các dịch vụ môi trường và các đối tượng chi trả

31

4.2.2. Mức chi trả tiền sử dụng dịch vụ MTR

34

4.3. Đối tượng được chi trả và định mức chi trả bình quân

38

4.3.1. Khu vực được thực hiện chi trả

38

4.3.2. Hình thức chi trả và định mức chi trả

42

4.4. Đánh giá lợi ích của chính sách chi trả dịch vụ MTR

43

4.4.1. Lợi ích trực tiếp đối với người giữ rừng

43


4.4.2. Các lợi ích khác

45

4.5. Một số đề xuất cho việc thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ MTR

46

4.5.1. Đối với việc tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức

46

4.5.2. Đối với công tác giao khoán rừng

46

4.5.3. Đối với việc thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ MTR

47

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

51

5.1. Kết luận

51

5.2. Kiến nghị


52

5.2.1. Đối với các cơ quan chức năng

52
vi


5.2.2. Đối với chủ rừng.

54

5.2.3. Đối với Uỷ ban nhân dân các cấp.

54

5.2.4. Đối với lực lượng Công an.

55

5.2.5. Đối với lực lượng Quân đội.

55

5.2.6. Đối với các tổ chức xã hội.

55

5.2.7. Đối với các lực lượng kiểm lâm.


56

TÀI LIỆU THAM KHẢO

57

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Cty CP DLST

Công ty cổ phần du lịch sinh thái

Cty CP DVDL

Công ty cổ phần dịch vụ du lịch

Cty CP

Công ty cổ phần

Cty TNHH

Công ty trách nhiệm hữu hạn

DNTN

Doanh nghiệp tư nhân


ĐBDTTS

Đồng bào dân tộc thiểu số

ĐVT

Đơn vị tính

KCN

Khu công nghiệp

KDL

Khu du lịch

MTR

Môi trường rừng

PES

Payment of Environmental Services

QLBVR

Quản lý bảo vệ rừng

SAWACO


Tổng Công ty cấp nước Sài Gòn

Sở NN & PTNT

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

TP

Thành phố

TP.HCM

Thành phố Hồ Chí Minh

UBND

Ủy ban nhân dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4-1: Diện Tích Các Loại Rừng Tỉnh Lâm Đồng Quy Hoạch Giai Đoạn 20062020

26

Bảng 4-2: Mục Đích Đầu Tư Dự Án trong Lĩnh Vực Nông Lâm Nghiệp Tỉnh Lâm
Đồng


30

Bảng 4-3: Các Đơn Vị Kinh Doanh Du Lịch trên Địa Bàn Áp Dụng Chính Sách

33

Bảng 4-4: Khoản Chi Trả của Hai Nhà Máy Thủy Điện Đa Nhim và Đại Ninh

35

Bảng 4-5: Khoản Chi Trả của Hai Nhà Máy Nước SAWACO và Biên Hòa

37

Bảng 4-6: Khoản Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường Áp Dụng cho Các Khu Du Lịch

37

Bảng 4-7: Diện Tích Ba Loại Rừng Trong Lưu Vực Hồ Thủy Điện Đa Nhim Và Đại
Ninh

40

Bảng 4-8: Diện Tích Ba Loại Rừng Thuộc Lưu Vực Sông Đồng Nai Trong Khu Vực
Thí Điểm

41

Bảng 4-9: Phân Phối Tiền Được Chi Trả Dịch Vụ MTR


42

Bảng 4-10: Thu nhập của hộ gia đình từ giao khoán QLBVR

44

Bảng 4-11: So sánh thu nhập của các hộ có và không thuộc khu vực áp dụng chính
sách chi trả dịch vụ MTR (hộ có 5 nhân khẩu)

45

Bảng 4-12: Kinh phí thực hiện gia khoán QLBVR cho các hộ ĐBDTTS qua các năm
45

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2-1: Mô Hình Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường ở Costa Rica

7

Hình 4-1: Cơ Cấu Phân Bổ Diện Tích Đất Nông-Lâm Nghiệp Tỉnh Lâm Đồng

25

Hình 4-2 Bản Đồ Quy Hoạch Ba Loại Rừng Tỉnh Lâm Đồng

26


Hình 4-3: Cơ Cấu Ba Loại Rừng trên Địa Bàn Tỉnh Lâm Đồng Quy Hoạch Giai Đoạn
2006 -2020

28

Hình 4-4: Sơ Đồ Cung Cấp Các Giá Trị Dịch Vụ Môi Trường cho Các Dịch Vụ Sản
Xuất Kinh Doanh.

31

Hình 4-5: Sơ Đồ Mức Chi Trả Được Áp Dụng cho Các Đối Tượng Chi Trả

35

Hình 4-6: Lưu Vực Sông Đồng Nai trên Địa Phận Tỉnh Lâm Đồng

36

Hình 4-7: Ranh Giới Lưu Vực Hồ Thủy Điện Đa Nhim và Đại Ninh trên Địa Bàn Tỉnh
Lâm Đồng

39

Hình 4-8: Ranh Giới Lưu Vực Sông Đồng Nai trong Khu Vực Thí Điểm

41

x



DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Trang
Phụ lục 1: Danh Sách Các Nhà Đầu Tư Thuê Đất trong Phạm Vi Thí Điểm Chính Sách
Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường

51

Phụ lục 2: Một số hình ảnh rừng trong khu vực thí điểm

52

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.

1.1. Đặt vấn đề
Rừng là bộ phận không thể thay thế được của môi trường sinh thái. Rừng giữ
vai trò cực kỳ quan trọng đối với đời sống con người. Ngoài vai trò cung cấp gỗ, củi
và các loại lâm sản khác làm sản phẩm cho một số ngành sản xuất và rừng còn cung
cấp các dịch vụ môi trường. Các sản phẩm từ rừng và các dịch vụ của rừng đã và đang
mang lại những lợi ích cho cộng đồng địa phương và Quốc tế. Tuy nhiên không phải
tất cả các hình thức sử dụng rừng được thừa nhận là tạo ra lợi nhuận, ngoại trừ các giá
trị kinh tế trực tiếp, bởi vì các giá trị khác của rừng đặc biệt là các giá trị về dịch vụ
môi trường không được đem bán ở thị trường hoặc chưa được xác định giá. Trên thế
giới, phần lớn các dịch vụ môi trường như bảo vệ đầu nguồn, hấp thụ các bon, bảo tồn

đa dạng sinh học.v.v. không thể đem ra mua bán do chúng được coi là “hàng hóa công
cộng”. Thị trường về dịch vụ môi trường của rừng trên phạm vi toàn cầu đã được xem
xét và đánh giá. Theo đó rừng có tác dụng cung cấp các dịch vụ môi trường gồm: Bảo
tồn đa dạng sinh học, hấp thụ các bon, phòng hộ đầu nguồn, vẻ đẹp cảnh quan,.v.v.
Các nghiên cứu đã xác định cơ cấu giá trị cho các loại dịch vụ môi trường của rừng là:
Hấp thụ các bon chiếm 27%; Bảo tồn đa dạng sinh học chiếm 25%; Phòng hộ đầu
nguồn chiếm 21%; vẻ đẹp cảnh quan chiếm 17% và các giá trị khác chiếm 10%
(Natasha Land-Mill & Ina T.Porras, 2002). Giá trị dịch vụ do hệ sinh thái rừng trên
toàn trái đất được ước tính là khoảng 33.000 tỷ USD/năm. Riêng ở Bristish Clubia,
giá trị phòng hộ giữ và điều tiết nước của rừng đã giúp các cộng đồng địa phương
tránh được chi phí xây dựng các nhà máy lọc nước, ước tính khoảng 7 triệu USD/ nhà
máy và 300.000 USD vận hành mỗi năm (The World Bank, 1998). Như vậy có thể
thấy giá trị của rừng rất to lớn đặc biệt là giá trị môi trường và dịch vụ môi trường của
rừng.


Trong những năm gần đây, diện tích rừng của Việt Nam ngày càng bị thoái hoá
và suy giảm nghiêm trọng do công nghiệp hoá, phát triển đô thị, du lịch và các hoạt
động phá hoại của con người. Diện tích rừng bị suy giảm từ 43% xuống còn 28,2%
trên tổng diện tích cả nước (1943 - 1995). Rừng ngập mặn ven biển bị suy thoái
nghiêm trọng giảm 80% diện tích. Gần đây, diện tích rừng tuy có tăng lên 37% (năm
2005), nhưng tỷ lệ rừng nguyên sinh cũng vẫn chỉ ở mức khoảng 8% so với 50% của
các nước trong khu vực. Hệ quả kéo theo làm cho rừng mất khả năng phòng hộ môi
trường và giảm khả năng hạn chế tác hại của thiên tai đến sản xuất và đời sống của con
người. Bình quân hàng năm thiên tai tại Việt Nam làm 750 người bị chết và mất tích
(theo đánh giá của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nhiều công trình kinh tế
xã hội bị phá hủy ước tính thiệt hại hàng năm chiếm trên 1,5% GDP của cả nước (VN
Express – Viet Nam News Daily - 01/10/2007). Một trong các nguyên nhân khiến
rừng bị thoái hoá và suy giảm diện tích là sự nhận thức không đầy đủ về giá trị của
chúng. Điều này dẫn đến việc giá trị và vai trò của các hệ sinh thái rừng nói chung và

ngành lâm nghiệp nói riêng thường bị đánh giá thấp và không nhận được sự quan tâm
xứng đáng của những nhà hoạch định chính sách.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi nằm ở phía nam Tây Nguyên, với tổng diện
tích đất rừng lớn nhất trong 9 tỉnh Vùng Đông Nam Bộ, chiếm 38,26% và đứng thứ 3
cả nước sau Nghệ An và Kon Tum, về độ che phủ của rừng thì tỉnh Lâm Đồng đứng
thứ 3 cả nước (đạt 62,1%) sau Kon Tum (65,1%) và Quảng Bình (63,6%). Tài nguyên
rừng của Lâm Đồng nằm ở thượng nguồn sông Đồng Nai, có vai trò quan trọng về
phòng hộ đầu nguồn cho hệ thống sông Đồng Nai, đảm bảo nguồn nước cung cấp cho
các công trình Thủy điện quốc gia và các nhà máy cấp nước sinh hoạt ở vùng hạ lưu.
Hiện nay, cơ chế chi trả dịch vụ môi trường đang được áp dụng thí điểm tại tỉnh Lâm
Đồng theo Quyết Định số 380/2008/QĐ-TTg do chính phủ ban hành ngày 10/04/2008.
Để đánh giá hiệu quả của cơ chế chính sách chi trả dịch vụ môi trường rừng thông qua
lợi ích của người giữ rừng tại tỉnh Lâm Đồng, tôi thực hiện đề tài nghiên cứu: “Xác
định mức chi trả và lợi ích đối với người giữ rừng qua cơ chế chi trả dịch vụ môi
trường rừng tỉnh Lâm Đồng”.

2


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tìm hiểu cơ chế chi trả dịch vụ môi trường được áp dụng thí điểm tại tỉnh Lâm
Đồng và xác định lợi ích của người giữ rừng qua cơ chế trên.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích hiện trạng tài nguyên rừng và các dịch vụ môi trường tỉnh Lâm
Đồng.
- Xác định khoản thu từ các đối tượng thực hiện chi trả dịch vụ MTR.
- Xác định mức gia tăng thu nhập của người giữ rừng trong cơ chế chi trả dịch
vụ MTR.
- Đánh giá các lợi ích thực hiện của chính sách.

- Đề xuất một số ý kiến nhằm thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ MTR có hiệu
quả.
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Đề tài được tiến hành với giả thiết sau:
Địa bàn áp dụng thí điểm chính sách chi trả dịch vụ môi trường gồm bốn huyện
Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Đạ Tẻh và TP Đà Lạt. Huyện Đạ Tẻh được bổ
sung thêm để thực hiện chi trả từ dịch vụ cung ứng nguồn nước từ Nhà máy
SAWACO –Tp Hồ Chí Minh và Nhà máy cấp nước Đồng Nai nhằm hỗ trợ cộng đồng
dân cư huyện Đạ Tẻh, do mới được bổ sung nên các số liệu về diện tích rừng thuộc lưu
vực thí điểm và các số liệu khác đang trong giai đoạn cập nhật nên đề tài chỉ tiến hành
nghiên cứu theo số liệu của ba huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng và TP Đà
Lạt.
1.4. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.4.1. Phạm vi thời gian
Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 20/03/2009 đến 20/06/2009. Trong
đó khoảng thời gian từ 26/04 đến 10/05 tiến hành thu thập số liệu thứ cấp về hiện trạng
quản lý bảo vệ rừng (QLBVR) tại tỉnh Lâm Đồng ở Chi cục Lâm Nghiệp và các Báo
cáo kết quả tiến độ thực hiện chính sách “Chi trả dịch vụ môi trường” tại Sở Nông
3


1.4.2. Phạm vi không gian
Đề tài nghiên cứu trên địa bàn ba huyện Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng
và TP Đà Lạt.
1.4.3. Về nội dung
Do hạn chế về số liệu thứ cấp có sẵn và thời gian nghiên cứu tương đối ngắn
nên đề tài chỉ nhằm vào các nội dung chính là:
- Mô tả hiện trạng tài nguyên rừng của tỉnh Lâm Đồng
- Hiện trạng quản lý tài nguyên rừng tỉnh Lâm Đồng
- Mô tả và phân tích chính sách chi trả dịch vụ MTR đang được áp dụng.

- Đánh giá các lợi ích của chính sách.
- Đề xuất một số ý kiến hỗ trợ thực hiện chính sach có hiệu quả.
1.5. Cấu trúc của khóa luận
Đề tài nghiên cứu gồm 5 chương:
Chương1. Mở đầu
Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu, nội
dung nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu tổng quan về tài liệu tham khảo, trình bày về điều kiện tự nhiên kinh
tế, kinh tế, xã hội của tỉnh Lâm Đồng
Chương 3. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm về lĩnh vực nghiên cứu, các chỉ tiêu sử dụng và
phương pháp để tiến hành nghiên cứu.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Trong chương này sẽ trình bày những kết quả nghiên cứu chính bao gồm: hiện
trạng quản lý tài nguyên rừng ở tỉnh lâm Đồng; Tình hình triển khai chính sách thí
điểm chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh; Đánh giá các hiệu quả khi áp dụng
chính sách đối với thu nhập của người dân; Cuối cùng là đề xuất các biện pháp khắc
phục và hỗ trợ việc thực hiện chính sách.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
4


Tóm lược các kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị nhằm nâng cao
hiệu quả trong thực hiện cơ chế chi trả dịch vụ MTR.

5


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

2.

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Cơ chế chi trả dịch vụ môi rừng là một mô hình kinh tế giúp quản lý và phát
triển bền vững tài nguyên rừng. Thông qua đó buộc các đối tượng được hưởng lợi từ
các chức năng dịch vụ môi trường rừng phải góp phần vào sự nghiệp bảo vệ và phát
triển, bằng cách chi trả cho các dịch vụ môi trường mà mình được hưởng. Hiện nay cơ
chế đang được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới và đạt được nhiều hiệu quả trong
bảo vệ và phát triển rừng. Ở Việt Nam cơ chế chi trả dịch vụ môi trường rừng đang
được triển khai thí điểm ở hai tỉnh Lâm Đồng và Sơn La.
Đề tài nghiên cứu được dựa trên các Báo cáo tiến độ triển khai thực hiện chính
sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng và nghiên cứu rà
soát quy hoạch ba loại rừng Lâm Đồng:
- Chi cục Lâm nghiệp Lâm Đồng, 2009, Báo cáo “Tiến độ triển khai thực hiện
chính sách thí điểm chi trả dịch vụ môi trường trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng” thông qua
việc đánh giá các bước thực hiện đưa ra các số liệu thống kê về kết quả điều tra hiện
trạng rừng trong khu vực áp dụng chính sách, các đối tượng áp dụng chính sách và các
kế hoạch thực hiện.
- Phân viện điều tra quy hoạch rừng Nam Bộ, 2007, nghiên cứu “Rà soát quy
hoạch ba loại rừng Lâm Đồng giai đoạn 2006 – 2020” cung cấp các số liệu về diện
tích, hiện trạng sử dụng của ba loại rừng: rừng đặc dụng, rừng phòng hộ và rừng sản
xuất; Thực trạng tổ chức quản lý và sản xuất lâm nghiệp của tỉnh.
Ngoài ra đề tài nghiên cứu còn tham khảo các tài liệu sau:
Vũ Tấn Phương, 2006, bài báo “Giá trị môi trường và dịch vụ môi trường” giới
thiệu một cách tổng quát và rõ ràng về vai trò của hệ sinh thái rừng về duy trì và cung


Nguyễn Đình Quế, 2008, báo cáo “Vai trò và giá trị hệ sinh thái rừng” giới

thiệu mô hình chi trả dịch vụ môi trường ở Costa Rica và các đối tượng hưởng lợi từ
dịch vụ - DV nguồn nước là: các nhà máy Thủy điện; nhà máy Cung cấp nước sinh
hoạt; hệ thống thủy lợi; các khu công nghiệp, nhà máy; và người dân vùng bị tác động
của lũ lụt.
Hình 2-1: Mô Hình Chi Trả Dịch Vụ Môi Trường ở Costa Rica
Công dân Costa
Rica

Thuế xăng dầu

Tín chỉ các bon

Người mua các
bon

Cơ quan đặc
biệt (OCIC)

Bảo tồn các bon,
ĐDSH

Cộng đồng
Quốc tế

Quỹ MT toàn
cầu (GEF)

DV nguồn nước

Công ty sử

dụng nước

FUNDECOR

DỊCH VỤ MÔI TRƯỜNG

CHI TRẢ DVMT

ĐDSH, DV nước,
cảnh quan, giảm
KNK

Người sử
dụng đất

Nguồn: Trung tâm nghiên cứu sinh thái và môi trường rừng
2.2. Tổng quan về tỉnh Lâm Đồng
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Lâm Đồng là tỉnh miền núi phía Nam Tây Nguyên có độ cao trung bình từ 800 1.000m so với mặt nước biển, cao nguyên Lâm Viên - Di Linh (cao 1.500m so với mặt
biển), với diện tích tự nhiên 9.772,19 km2, 70% diện tích là núi rừng; địa hình tương
đối phức tạp chủ yếu, là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng
nhỏ bằng phẳng đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng,
7


- Phía tây nam giáp tỉnh Đồng Nai
- Phía nam – đông nam gáp tỉnh Bình Thuận
- Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc
Lâm Đồng nằm trên 3 cao nguyên và là đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn:

sông Đồng Nai, sông Sê-rê-pok, sông Lũy (Bình Thuận), sông Cái (Ninh Thuận).
b) Tổ chức hành chính
Toàn tỉnh hiện có 12 đơn vị hành chính, bao gồm TP Đà Lạt, thị xã Bảo Lộc và
10 huyện: Lạc Dương, Đơn Dương, Đức Trọng, Lâm Hà, Di Linh, Bảo Lâm, Đạ
Huoai, Đạ Tẻh, Cát Tiên, Đam Rông, với 145 xã, phường, thị trấn; trong đó có 47 xã
vùng sâu, vùng xa, vùng trọng điểm nằm trong danh sách các xã đặc biệt khó khăn.
Thành phố Đà Lạt là trung tâm hành chính - kinh tế - xã hội của tỉnh, cách các trung
tâm kinh tế lớn của vùng và khu vực không xa, hướng nam cách thành phố Hồ Chí
Minh 300Km, Biên Hòa 270Km, Vũng Tàu 340Km, hướng đông cách cảng biển Nha
Trang 210Km.
c) Địa hình
Đặc điểm chung của Lâm Đồng là địa hình cao nguyên tương đối phức tạp, chủ
yếu là bình sơn nguyên, núi cao đồng thời cũng có những thung lũng nhỏ bằng phẳng
đã tạo nên những yếu tố tự nhiên khác nhau về khí hậu, thổ nhưỡng, thực động
vật.v.v. và những cảnh quan kỳ thú cho Lâm Đồng.
Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Lâm Đồng là sự phân bậc khá rõ ràng từ
bắc xuống nam.
- Phía bắc tỉnh là vùng núi cao, vùng cao nguyên Lang Bian với những đỉnh cao
từ 1.300m đến hơn 2.000m như Bi Đúp (2.287m), Lang Bian (2.167m).
- Phía đông và tây có dạng địa hình núi thấp (độ cao 500 – 1.000m).
- Phía nam là vùng chuyển tiếp giữa cao nguyên Di Linh – Bảo Lộc và bán bình
nguyên.
d) Khí tượng - thủy văn
Lâm Đồng nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của khí hậu nhiệt đới gió mùa
biến thiên theo độ cao, trong năm có 2 mùa rõ rệt; mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11,
8


Nhiệt độ: thay đổi rõ rệt giữa các khu vực, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
Nhiệt độ trung bình năm của tỉnh dao động từ 18 – 250C, thời tiết ôn hòa và mát mẻ

quanh năm, thường ít có những biến động lớn trong chu kỳ năm..
Lượng mưa: trung bình 1.750 – 3.150 mm/năm, độ ẩm tương đối trung bình cả
năm 85 – 87%, số giờ nắng trung bình cả năm 1.890 – 2.500 giờ, thuận lợi cho phát
triển du lịch nghỉ dưỡng và phát triển các loại cây trồng, vật nuôi có nguồn gốc ôn đới.
Sông suối: nằm trong khu vực địa hình đồi núi cao chia cắt mạnh và có số
lượng mưa lớn nên mạng lưới sông suối ở Lâm Đồng khá phong phú. Sông suối trên
địa bàn phân bố khá đồng đều, mật độ trung bình 0,6km/km2 với độ dốc đáy nhỏ hơn
1%. Phần lớn sông suối chảy từ hướng đông bắc xuống tây nam. Số lượng sông suối
có chiều dài > 10 km trong phạm vi toàn tỉnh lên đến gần 60. Lâm Đồng có ba hệ
thống sông suối lớn bao gồm:
- Hệ sông Krông Nô có diện tích lưu vực là 1248 km2.
- Hệ sông Đa Nhim, Đạ Dâng và Đồng Nai : sông Đa Nhim có diện tích lưu
vực là 2010 km2, sông Đa Dâng là 1225 km2, sông Đồng Nai là 7051 km2 (trên địa bàn
tỉnh Lâm Đồng).
- Hệ sông Đại Nga, La Ngà với diện tích lưu vực là 968 km2.
e) Tài nguyên thiên nhiên
Tài nguyên rừng: Với tổng diện tích đất có rừng 602.573 ha trong đó rừng tự
nhiên 549.924 ha, rừng trồng 52.649 ha. Tổng trữ lượng gỗ 62.063.655 m3 và 606 triệu
cây tre nứa; rừng ở Lâm Đồng khá phong phú về kiểu rừng, chủng loại, thực vật đặc
hữu, vừa có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường, phòng hộ đầu nguồn đồng thời có vai
trò quan trọng phát triển kinh tế du lịch sinh thái nghỉ dưỡng và nghiên cứu khoa học
của Tỉnh. Rừng Lâm Đồng là vùng phân bố của nhiều loại động vật, thực vật đặc hữu,
quý hiếm vừa có giá trị kinh tế cao vừa có ý nghĩa quan trọng về khoa hoc, văn hóa xã hội. Với một số loài đặc hữu như : thông lá dẹt, thông đỏ, thông 5 lá.v.v; đặc biệt

9


Khoáng sản: Theo kết quả điều tra thăm dò, Lâm Đồng có 25 loại khoáng sản,
trong đó bauxite, bentonite, cao lanh, đá Granít, thiếc, diatomite và than bùn trữ lượng
lớn, có khả năng khai thác ở quy mô công nghiệp. Liên đoàn địa chất 6 đã tổng hợp

được 165 điểm khoáng sản, trong đó có 23 mỏ lớn, 3 mỏ vừa, 48 mỏ nhỏ và 91 điểm
quặng.
2.2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
a) Tình hình kinh tế
▪ Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp:
Công nghiêp: Tổng giá trị sản xuất của ngành công nghiệp toàn tỉnh trong năm
2005 đạt 2.237.324 triệu đồng gấp 2,26 lần so với năm 2000. Trong đó công nghiệp
chế biến chiếm 75%. Tỷ trọng ngành công nghiệp (khai thác và chế biến) chiếm
10,09% trong tổng GDP toàn tỉnh năm 2005. Các sản phẩm chế biến chiếm tỉ trọng lớn
về giá trị gồm: sản xuất thực phẩm-thức uống, sản phẩm dệt, sản phẩm từ kim loại, đồ
gỗ, hóa chất.
Thủ công nghiệp: với vị trí địa lý và các điều kiện tự nhiên thuận lợi đã tạo cho
tỉnh có mối quan hệ khá chặt chẽ với các vùng lân cận, đặc biệt là các tỉnh thuộc vùng
Đông Nam Bộ bên cạnh đó Lâm Đồng có Đà Lạt là trung tâm du lịch – nghỉ dưỡng
của cả nước, nên số khách nội địa và khách quốc tế đến đây hàng năm khá lớn. Thực tế
đó đã tạo nên nhu cầu lớn về các mặt hàng đặc sản của du khách thập phương. Vì vậy,
ở Lâm Đồng nói chung và Đà Lạt nói riêng có nhiều nghề tiểu thủ công nghiệp nổi
tiếng, bao gồm các nghề như làm mứt, sản xuất rượu hoa quả, chế biến chè, cà phê,
cưa lộng, chạm bút lửa, đan len, thêu và các nghề thủ công truyền thống của đồng bào
dân tộc ít người như dệt vải, làm rượu cần, dệt chiếu lát.v.v.
▪ Sản xuất nông nghiệp:
Nông nghiệp Lâm Đồng với thế mạnh cây công nghiệp dài ngày, đã hình thành
những vùng chuyên canh tương đối tập trung về cây công nghiệp như cà phê, chè,
vùng rau, hoa với quy mô lớn và chất lượng ngày càng được nâng lên làm cơ sở cho
phát triển công nghiệp chế biến. Giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân mỗi năm thời
kỳ 2001-2005, tăng 7,53%. Ngành nông nghiệp có mức đóng góp hàng năm từ 60-69%
10


▪ Thương mại – dịch vụ

Giá trị sản xuất ngành thương mại và khách sạn-nhà hàng trong năm 2005 toàn
tỉnh đạt 616.436 triệu đồng, bằng 1,88 lần so với năm 2000 (tính theo giá so sánh năm
1994). Tổng mức hàng bán lẻ và doanh thu dịch vụ (giá thực tế) đạt 5.861.560 triệu
đồng, bằng 2,7 lần so với năm 2000. Trong đó doanh thu khách sạn-nhà hàng và các
hoạt động dịch vụ, du lịch chiếm 14,8%. Tỷ trọng này có thể tăng mạnh trong hiện nay
do Lâm Đồng đang chứa đựng các lợi thế cạnh tranh mà ít địa phương khác có được,
đó là tiềm năng du lịch sinh thái và nghỉ dưỡng trong điều kiện khí hậu mát lạnh quanh
năm, là xứ sở của ngàn hoa và cay cảnh, thắng cảnh đặc sắc.
b) Tình hình dân số - lao động – xã hội
▪ Dân số: Theo Niên giám thống kê năm 2005 dân số toàn tỉnh là 1.169.851
người, trong đó dân số nông thôn 649.412 người, chiếm 61,47% dân số tỉnh. Mật độ
dân số 118 người/km2. Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên là 15,89%.
Toàn tỉnh hiện có trên 40 dân tộc khác nhau cư trú và sinh sống, trong đó đông
nhất người Kinh chiếm khoảng 77%, đến nguời K’Ho chiếm 12%, Mạ chiếm 2,5%,
Nùng chiếm gần 2%, Tày chiếm 2%, Hoa chiếm 1,5%, Chu-ru 1,5% v..v, còn lại các
dân tộc khác có tỷ lệ dưới 1% sống thưa thớt ở các vùng xa, vùng sâu trong tỉnh, tập
trung chủ yếu ở các huyện phía Bắc và Tây Bắc tỉnh giáp Đăk Nông, Đăk Lăk.
Lâm Đồng là vùng đất mới có sức thu hút dân cư trong cả nước đến lập nghiệp,
quần thể dân cư ở đây chưa ổn định và liên tục biến động, hiện tượng di dân tự do
trong những năm qua từ các tỉnh khác nhau trong cả nước hội tụ về Lâm Đồng tuy có
giảm nhưng vẫn còn lớn, bình quân hàng năm thời kỳ 2001-2005 có khoảng 5.000
người di cư tự do vào Lâm Đồng.
▪ Lao Động: Tổng số người trong độ tuổi lao động là 609.663 người (2005),
trong đó: nông-lâm nghiệp 457.292 người (chiếm 75%), thủy sản là 687 người (chiếm
11


c) Tình hình cơ sở hạ tầng kỹ thuật
▪ Hệ thống cung cấp nước: Hệ thống cấp nước đã hoàn thiện tương đối tốt,
hiện có: nhà máy cấp nước Đà Lạt, công suất 35.000 m3/ngày - đêm hệ thống cấp nước

thị xã Bảo Lộc, công suất 10.000 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Đức Trọng,
công suất 2.500 m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Di Linh, công suất 3.500
m3/ngày-đêm; hệ thống cấp nước huyện Lâm Hà, công suất 6.000 m3/ngày-đêm. Đồng
thời với việc cấp nước, hệ thống xử lý nước thải công nghiệp và sinh hoạt đang được
hoàn thiện.
▪ Thủy lợi: Toàn tỉnh hiện nay có 577 công trình vừa, nhỏ và rất nhỏ, trong đó
có 271 hồ chứa, 283 đập dâng và 17 trạm bơm và 76 công trình cống, kênh khác và
trên 500 km kênh mương các cấp, trong đó đã kiên cố hóa 300 km. Công trình thủy lợi
đã chủ động cung cấp nước tưới cho 40.387 ha lúa, màu, cây công nghiệp và các yêu
cầu dùng nước khác như phát điện, nước sinh hoạt, nuôi trồng thủy sản, du lịch – dịch
vụ v..v.
▪ Thủy điện: trên địa bàn tỉnh Lâm Đồng có các nhà máy thủy điện lớn như Đa
Nhim (160 MW), Suối Vàng, Lộc Bắc (3,7 MW) hoặc cung cấp nước trực tiếp cho
công trình thủy điện như Hàm Thuận-Đa Mi (472 MW), Đại Ninh. Hiện tỉnh đang
triển khai xây dựng công trình thủy điện Đồng Nai 3, Đồng Nai 4 trên địa bàn huyện
Bảo Lâm, Di Linh giáp tỉnh Đắc Nông và một số thủy điện như Đạ Khai, Đasiat, Đạm
Ri v..v.g
▪ Hệ thống giao thông: Hiện nay hệ thống đường bộ của Lâm Đồng tương đối
dày và phân bố khá đều khắp trong tỉnh, cho phép các phương tiện giao thông có thể
đến được hầu hết các xã và đáp ứng được nhu cầu đi lại của nhân dân. Nếu chỉ tính
riêng các tuyến quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện, đến nay mạng lưới đường bộ ở
Lâm Đồng có tổng chiều dài 1.744km, trong đó tổng chiều dài:
- Hệ thống quốc lộ (20, 27, 28) là 412,15 km
12


- Hệ thống đường tỉnh là 346,25 km
- Hệ thống đường huyện là 985,69 km.
Cảng hàng không Liên Khương nằm cách trung tâm thành phố Đà Lạt 30 km có
tổng diện tích 160 ha đang được nâng cấp thành sân bay quốc tế với đường băng dài

3.250 m. Chủ yếu phục vụ cho nhu cầu đi lại, hàng ngày đều có chuyến bay từ Đà Lạt
đi Thành phố Hồ Chí Minh và ngược lại.
2.3. Đánh giá khái quát chung
Từ những đặc điểm tự nhiên và xã hội trên đã mang lại cho tỉnh Lâm Đồng
những lợi thế và hạn chế như sau:
2.3.1. Lợi thế
Vị trí địa lý của Tỉnh tạo ra điều kiện thuận lợi mở rộng giao lưu với các tỉnh
Đông Nam Bộ, nhất là vùng kinh tế phía Nam, là khu vực kinh tế năng động nhất
nước. Điều kiện này là một trong những cơ hội tốt cho phát huy các thế mạnh của Lâm
Đồng đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, chế biến lâm sản, khai thác chế biến khoáng
sản, cây công nghiệp dài ngày .v.v.
Với diện tích rừng phân bố vùng đầu nguồn nên hệ sinh thái rừng trong khu vực
có vai trò quan trọng trong bảo vệ nguồn nước của hệ thống sông Đồng nai là hệ thống
sông có tiềm năng lớn về thủy điện và là nguồn cung cấp nước chủ yếu cho các tỉnh,
thành phố (TP .HCM, Đồng Nai.v.v.) vùng Đông Nam Bộ.
Có vị trí quan trọng về chính trị-quốc phòng-an ninh đối với ba vùng: Tây
Nguyên, Đông Nam Bộ và Nam Trung Bộ.
Điều kiện khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch và nghỉ dưỡng, lợi thế này
được phát huy cao hơn nhiều so với nơi khác nhờ ưu thế về vị trí địa lý. Phát triển tốt
các loại cây trồng vật nuôi có nguồn gốc á nhiệt đới và ôn đới ngay trong vùng có khí
hậu nhiệt đới cận xích đạo. Nhiều quặng mỏ, vật liệu xây dựng như: bô xít, các loại đá
xây dựng và ốp lát, thiếc sa khoáng, các loại vật liệu nhẹ, vật liệu làm gốm -sứ-gạchngói.v.v. Các lợi thế so sánh về điều kiện tự nhiên của Lâm Đồng là tiền đề quan trọng
cho kinh tế Tỉnh phát triển mạnh và vững chắc so với các tỉnh trong vùng Đông Nam
Bộ, nhất là ngành du lịch, nông lâm nghiệp, khai thác khoáng sản, xây dựng.v.v.
Nguồn sinh thủy rộng, modul dòng chảy lớn, địa hình đại mạo khá thuận lợi
cho xây dựng các hồ chứa và đập dâng ngay trong khu vực sản xuất nông nghiệp nên
13


Với tổng diện tích đất có rừng 602.573 ha chiếm 61,2% tổng diện tích tự nhiên

cả tỉnh, trong đó rừng tự nhiên là 549.924 ha, tổng trữ lượng gần 62 triệu m3 gỗ và trên
600 triệu cây tre, lồ ô; rừng Lâm Đồng khá phong phú về kiểu rừng, chủng loại, thực
vật đặc hữu, vừa có giá trị kinh tế, bảo vệ môi trường, phòng hộ đầu nguồn, đồng thời
có nhiều cảnh quan, thắng cảnh độc đáo có tiềm năng lớn về phát triển kinh tế du lịch,
nghỉ dưỡng.
2.3.2. Khó khăn
Nằm gần vùng kinh tế trong điểm phía Nam, đặc biệt là tam giác tăng trưởng
kinh tế TP.HCM-Đồng Nai-Bà Rịa Vũng tàu đã ảnh hưởng nhất định đến thu hút đầu
tư vào Lâm Đồng nhất là trong lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ và đào tạo.
Việc huy động một số tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế có phần bị
hạn chế do yêu cầu về các mối quan hệ và phát triển với vùng hạ lưu.
Do chỉ có giao thông đường bộ và địa hình bị chia cắt mạnh, xa cảng biển ảnh
hưởng giao lưu hàng hóa xuất nhập khẩu với các tỉnh khác, hạn chế tốc độ phát triển
kinh tế của Tỉnh.
Lâm Đồng là một tỉnh miền núi có đia hình phức tạp, nhiều nơi dốc cao và
cường độ mưa lớn nên đất dễ bị xói mòn, rửa trôi nhất là những vùng không có rừng
che phủ, tiềm ẩn nguy cơ thoái hóa đất nếu không có chế độ canh tác và bảo vệ hợp lý.
Hiện tượng xói mòn phổ biến là xói mòn khe và rãnh trên diện tích hẹp.
Lũ lụt thường xảy ra ở vùng hạ lưu sông Đồng Nai gây ngập úng lâu dài cho
các vùng Cát Tiên, Đạ Hoai, Đạ Tẻh, nơi có địa hình thấp trũng và các công trình tiêu
thoát nước chưa được đầu tư đúng mức.
Tốc độ gia tăng dân số cao nhất là tăng cơ học kể từ thời kỳ sau giải phóng đến
nay, đồng bào dân tộc vẫn chiếm tỷ lệ lớn trên 20% dân số với tập quán sinh hoạt, dân
trí còn thấp, cơ sở hạ tầng yếu kém nên có nhiều khó khăn cho quá trình công nghiệp
hóa, hiện đại hóa của địa phương.

14



×