Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN ĐẾN THIỆT HẠI DO LŨ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TP TUY HÒA

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (704.56 KB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN
ĐẾN THIỆT HẠI DO LŨ ĐỐI VỚI
NGƯỜI DÂN TP TUY HÒA

LÊ DUY MƯU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 6/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Ảnh
Hưởng Của Thông Tin Đối Đến Thiệt Hại Do Lũ Đối Với Người Dân Tại TP Tuy
Hòa” do Lê Duy Mưu, sinh viên khóa 2005 – 2009, ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _____________________________.

T.s Đặng Thanh Hà
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã tạm khép lại quá trình đi học của tôi dưới mái trường
thân yêu mang tên Trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ Chí Minh. Những kiến thức đã
được học trong 4 năm qua sẽ là hành trang giúp tôi thêm vững bước để vào đời. Để có
được như ngày hôm nay tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến:
Đầu tiên con xin chân thành ghi ơn Cha, Mẹ. Người đã sinh ra con và không
ngại bao khó khăn gian khổ để cho con ngày hôm nay và mai sau. Xin cảm ơn các
Anh, Chị đã cho em cả một tương lai.
Tôi xin cảm ơn tất cả thầy cô, đặc biệt là quý thầy cô khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh, và các thầy cô giảng dạy trong lớp kinh tế tài
nguyên môi trường 31 đã tận tình truyền đạt, dạy bảo chúng tôi từ đạo đức đến những
kiến thức quý báu.

Sâu sắc trong tận trái tim, tôi xin ghi ơn thầy TS Đặng Thanh Hà là giáo viên
hướng dẫn cho tôi để hoàn thành khóa luận này.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các cô chú, anh chị cán bộ phòng kinh tế
TP Tuy Hòa, Đặc biệt là chú Phan Khánh đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi hoàn thành
khóa luận.
Xin được bày tỏ lòng biết ơn đối với các bạn sinh viên lớp km31 đã giúp đỡ tôi
trong khoảng thời gian học tại trường.
Sinh viên
Lê Duy Mưu


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ DUY MƯU. Tháng 06 năm 2008. “Phân Tích Ảnh Hưởng Của Thông
Tin Đến Thiệt Hại Do Lũ Của Người Dân Tại TP Tuy Hòa”
LE DUY MUU. June 2009. “Analysing The Effect Of Information Towards
Flood Damage To Tuy Hoa Citizens”
Đề tài được thực hiện nhằm đánh giá những ảnh hưởng của lũ đến các mặt kinh
tế, số liệu được thu thập thông qua điều tra ngẫu nhiên 80 hộ thuộc xã Bình Ngọc và
phường Phú Lâm. Đề tài đã áp dụng mô hình OLS để ước lượng mức ảnh hưởng của
biến thông tin đối với mức thiệt hại do lũ của người dân và thông qua giá thị trường
tính được tổng mức thiệt hại do lũ của người dân là 6159,64 (triệu đồng) và mức thiệt
do hạn chế tiếp cận thông tin là 1773,156 (triệu đồng). Sử dụng mô hình logit để ước
tính mức sẵn lòng trả của người dân tại khu vực này để nhận được thông tin về lũ và
tính được mức sẵn lòng trả là 121,828 (triệu đồng).
Dựa trên 80 phiếu điều tra để phân tích các thiệt hại do lũ gây ra. Sử dụng mô
hình OLS phân tích các biến ảnh hưởng đến mức thiệt hại do lũ của người dân. Kết
quả khóa luận cho thấy các biến ảnh hưởng đến mức thiệt hại: thu nhập bình quân, số
nhân khẩu trong gia đình, mức độ tiếp cận thông tin, diện tích đất nông nghiệp. Trong
đó biến mức tiếp cận thông tin có tác động mạnh mẽ đến mức thiệt hại. Từ kết quả sẽ
giúp cho người nông dân và các nhà làm chính sách tham khảo như cơ sở thực tiễn để

đưa ra các biện pháp phòng chống thiên tai bão lũ và hạn chế thiệt hại do lũ đến mức
thấp nhất có thể.
Nhận thức được các thiệt hại này, đề tài xây dựng mô hình logit để ước lượng
mô hình mức sẵn lòng trả của người dân để có được thông tin chính xác hơn. Kết quả
ước lượng cho thấy mức sẵn lòng trả phụ thuộc vào thu nhập, mức thiệt hại và mức giá
mà người được hỏi chấp nhận trả nhưng không phụ thuộc vào trình độ học vấn của
người được hỏi.
Qua đề tài này thấy được mức độ nhận thức và phân tích thông tin của người
dân tại khu vực này còn thấp, khả năng đối phó với lũ nói riêng và thiên tai nói chung
chưa cao, mức lo ngại cho thiệt hại do lũ của người dân thì cao hơn thực tế.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi


CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

3

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

3

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi thời gian

3

1.3.2. Phạm vi không gian


4

1.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu

4

1.3.4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu

4

1.4. Cấu trúc của khóa luận

4

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Tuy Hòa

5

2.1.1. Vị trí địa lí

5

2.1.2. Địa hình

6


2.1.3. Khí hậu

6

2.1.4. Thuỷ văn

7

2.1.5. Thổ nhưỡng

7

2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

8

2.2.1. Điều kiện kinh tế

8

2.2.2. Điều kiện xã hội

12

2.3. Đánh giá tình hình chung của địa phương
2.3.1. Thuận lợi

17
17


v


2.3.2. Khó khăn

17

2.3.3. Những bài học kinh nghiệm

19

2.4. Định hướng phát triển trong tương lai đến năm 2020

20

2.5. Tình hình thiệt hại do thiên tai

22

2.5.1. Tình hình thiệt hại do thiên tai trên thế giới

22

2.5.2. Tình hình thiệt hại do thiên tai trong nước

23

2.5.3. Tình hình thiệt hại do thiên tai trên địa bàn TP Tuy Hòa

24


CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

24

3.1. Cơ sở lí luận

24

3.1.1. Khái niệm về môi trường

24

3.1.2. Mức sẵn lòng trả (WTP)

24

3.1.3. Đánh giá nhanh nông thôn

25

3.1.4. Hàng hóa công cộng

25

3.1.5. Các loại thiên tai thường xuất hiện ở Việt Nam

26

3.2. Phương pháp nghiên cứu


29

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

29

3.2.2. Phương pháp mô tả

29

3.2.3. Phương pháp giá thị trường

29

3.2.4. Phương pháp PRA

30

3.2.5. Phương pháp hồi quy.

30

3.2.6. Các phương pháp xử lí số liệu

33

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34


4.1. Đặc điểm kinh tế xã hội của các hộ điều tra

34

4.1.1. Cơ cấu dân tộc, trình độ học vấn của các hộ điều tra

34

4.1.2. Nghề nghiệp, thu nhập và nguồn thu nhập

35

4.1.3. Diện tích đất nông nghiệp

36

4.2. Trải nghiệm đối với thảm họa lũ và điều kiện tiếp cận thông tin

37

4.2.1. Trải nghiệm đối với thảm họa lũ

37

4.2.2. Mức sẵn sàng đối phó và vai trò hỗ trợ của cộng đồng

37

4.2.3. Điều kiện tiếp cận thông tin về lũ


38

4.3. Ước tính giá trị thiệt hại do lũ gây ra năm 2008
vi

39


4.3.1 Các loại thiệt hại do lũ gây ra

39

4.3.2. Ước tính giá trị thiệt hại do lũ gây ra năm 2008

40

4.4. Phân tích ảnh hưởng mức độ tiếp cận thông tin đối với thiệt hại do lũ gây ra 41
4.4.1. Ước lượng hàm thiệt hại

41

4.4.2. Kiểm định mức độ hợp lý của mô hình

42

4.4.3. Kiểm tra sự vi phạm giả thiết

43


4.5. Đánh giá tổn hại do lũ vì hạn chế trong tiếp cận thông tin

48

4.5.1. Đánh giá tổn hại do hạn chế trong tiếp cận thông tin từ mô hình ước
lượng

48

4.5.2. Đánh giá tổn hại do hạn chế thông tin từ ước lượng của những người
dân

48

4.5.3. So sánh

49

4.6. Ước lượng mô hình mức sẵn lòng trả

49

4.6.1. Ước lượng mô hình

49

4.6.2. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình

51


4.7. Một số đề xuất nhằm cải thiện hệ thống thông tin cảnh báo lũ

52

4.7.1. Đánh giá về hệ thống thông tin cảnh báo lũ hiện tại địa phương.

52

4.7.2. Một số ý kiến đề xuất cải thiên hệ thống cảnh báo lũ

53

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị

55

5.3. Hạn chế của đề tài

56

TÀI LIỆU THAM KHẢO


57

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
UBND
WHO
WTP
TP
GDP
VA
THCS
THPT
KH – CN
CNTT
CNSH
NQ
TW
CP
HĐND
BCHPCLB&TKCN
ĐBSCL
ATNĐ
TDHV
TT
PCBL
TNBQ

HTX

Ủy ban nhân dân
Tổ chức y tế thế giới
Mức sẵn lòng trả
Thành phố
Giá trị tổng sản phẩm quốc nội
Giá trị tăng thêm
Trung học cơ sở
Trung học phổ thông
Khoa học – Công nghệ
Công nghệ thông tin
Công nghệ sinh học
Nghị quyết
Trung Ương
Chính Phủ
Hội đồng nhân dân
Ban chỉ huy phòng chống bão lũ và tìm kiếm
cứu nạn
Đồng bằng sông Cửu Long
Áp thấp nhiệt đới
Trình độ học vấn
Thông tin
Phòng chống bão lũ
Thu nhập bình quân
Hợp tác xã

viii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Quy Mô và Cơ Cấu Kinh Tế TP Tuy Hòa Giai Đoạn 2006 - 2008



Bảng 2.2. Một Số Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Yếu

10 

Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Ở TP Tuy Hòa Năm 2007 – 2008

11 

Bảng 3.1. Các Loại Thiên Tai ở Việt Nam

26 

Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra

34 

Bảng 4.2. Phân Phối Thu Nhập Của Nông Hộ

36 

Bảng 4.3. Cơ Cấu Thu Nhập Nhóm Của Nông Hộ

36 


Bảng 4.4. Cơ Cấu Diện Tích Đất Nông Nghiệp Của Nông Hộ

36 

Bảng 4.5. Trải Nghiệm Đối Với Thảm Họa Lũ

37 

Bảng 4.6. Mức Độ Nắm Bắt Thông Tin

38 

Bảng 4.7. Các Loại Thiệt Hại Do Lũ Tại TP Tuy Hòa

40 

Bảng 4.8. Kết Quả Ước Lượng Hồi Qui Hàm Thiệt Hại Do Lũ

41 

Bảng 4.9. Kiểm Định T – stat Của Hàm Thiệt Hại

43 

Bảng 4.10. Ma Trận Tương Quan Giữa Các Biến

44 

Bảng 4.11. R2 Của Các Mô Hình Hồi Qui Phụ Bổ Sung


44 

Bảng 4.12. Thiệt Hại Do Lũ Vì Hạn Chế Trong Tiếp Cận Thông Tin

48 

Bảng 4.13. Kết Quả Ước Lượng Hàm Mức Sẵn Lòng Trả

50 

Bảng 4.14. Kết Quả Dự Đoán của Mô Hình Ước Lượng

50 

Bảng 4.15. Giá Trị Trung Bình Của Các Biến

51 

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Tuy Hòa Năm 2008

Trang
9

Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Dân Số TP Tuy Hòa


12

Hình 4.1. Cơ Cấu Nghề Nghiệp Của Các Hộ Điều Tra

35

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 Mô hình hồi qui tuyến tính ảnh hưởng của thông tin đến mức thiệt hại do lũ
Phụ lục 2 Mô hình ước lượng hàm mức sẵn lòng trả của người dân để cải thiện hệ
thống cảnh báo lũ
Phụ lục 3. Mẫu phiếu điều tra

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hằng năm, con người khai thác và sử dụng hàng tỷ tấn than đá, dầu mỏ, khí
đốt… làm cho bầu khí quyển của chúng ta bị ô nhiễm, hiện tượng “sương mù” và các
cơn mưa acid là điều tất yếu xảy ra, làm hủy diệt môi trường sinh thái và gây nhiều
bệnh tật cho con người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm có
đến 7 triệu người tử vong do thay đổi khí hậu gây ra. Điều đó sẽ làm suy giảm mạnh
mẽ sự đa dạng về sinh học và khiến nhiều giống loài trên trái đất bị tuyệt chủng trong
vài thế kỷ tới.
Sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật đã nâng cao đời sống vật chất và

tinh thần cho con người, và sử dụng nhiều nguồn lực tài nguyên thiên nhiên, thải ra
môi trường tự nhiên rất nhiều chất độc hại, phát sinh trong quá trình sản xuất và sinh
hoạt đời sống hàng ngày. Hiện nay, chúng ta đang phải trả giá cho những hoạt động
này, cụ thể như sự biến đổi khí hậu, hiện tượng ấm dần lên của trái đất, diễn biến thiên
tai ngày càng phức tạp khó dự đoán. Tần suất thiên tai xuất hiện nhiều hơn, cường độ
mạnh hơn. Lượng mưa nhiều và dày hơn gây ra lũ quét, ngập úng và triều cường ở
nhiều nơi trên thế giới. Theo báo cáo của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu
(IPCC) thuộc Liên hiệp quốc, tình trạng trái đất nóng lên sẽ làm mất cân bằng sinh thái
và các nước nghèo trên thế giới sẽ là những quốc gia gánh chịu đầu tiên.
Việt Nam là một trong 10 nước bị thiên tai tàn phá nhiều nhất trên thế giới. Với
lượng mưa trung bình hàng năm 1800 – 2000mm và địa hình chủ yếu là đồi núi thì các
thảm họa thiên tai như lũ quét hàng năm là điều tất yếu. Mỗi năm nước ta phải hứng
chịu từ 6 – 10 cơn bão nhiệt đới và đi kèm với nó thường là những trận mưa lớn, và
lượng mưa có lúc đạt tới 300mm/ngày. Bão lũ, ngập úng và sạt lở đất gây thiệt hại và
phá hỏng cơ sở hạ tầng, cơ sở công nghiệp, nhà cửa, diện tích đất nông nghiệp, mùa
màng canh tác của nông dân, và trên hết là mất mát về tính mạng con người.


Theo chuyên gia trên thế giới, Việt Nam chịu ảnh hưởng nhiều do thiên tai rất
lớn. Theo nhận định của ông John Hendra “Năm nào bão tố, lũ lụt, lốc xoáy, hạn hán, lở
đất, xâm mặn cũng đều đổ vào Việt Nam gây chết người. Chắc chắn điều này còn tiếp
tục khi chúng ta chứng kiến những chỉ số về biến đổi khí hậu”. Sự xuất hiện của các
thảm họa thiên tai trên cũng một phần bắt nguồn từ những yếu tố bất lợi của biến đổi khí
hậu kết hợp với các hoạt động sản xuất của con người làm cho các thảm họa gia tăng
nhanh chóng. Hiện tượng ấm dần lên của trái đất dẫn tới sự xuất hiện thường xuyên của
các cơn bão nhiệt đới. Và ở trên phương diện của mỗi quốc gia thì việc tàn phá rừng
cũng là nguyên nhân chính dẫn đến lũ lụt thường xuyên, thoái hóa đất, đất bạc màu.
Phú Yên là một tỉnh duyên hải miền trung, thuộc khu vực Nam Trung Bộ. Phú
Yên có bờ biển dài và được bao bọc xung quanh là núi nên thường xuyên hứng chịu các
cơn bão và những trận mưa lớn, với địa hình là đồi núi chủ yếu và có 3 sông chính chảy

qua tỉnh: sông Ba (Đà Rằng), sông Kỳ Lộ và sông Bàn Thạch nên khi có mưa lớn dễ xảy
ra lũ. Mùa mưa bắt đầu từ tháng 9-12, thường xảy ra các đợt lũ liên tục đạt mức báo
động cấp I, II, III, thời kì cuối tháng 11 đầu tháng 12 thường xảy ra các đợt lũ ở mức báo
động cấp III, đây là các đợt lũ muộn đồng thời kết hợp với triều cường gió mạnh đã gây
ra nhiều thiệt hại cho tỉnh. Trong những năm gần đây hiện tượng biến đổi khí hậu đã ảnh
hưởng xấu đến toàn thế giới và Việt Nam, diễn biến phức tạp của thời tiết cũng ảnh
hưởng mạnh mẽ đến đời sống và sản xuất của người dân Phú Yên và cả nước.
Mùa mưa năm 2008 diễn biến thời tiết xảy ra rất phức tạp, có nhiều cơn bão và
ATNĐ hoạt động trên biển Đông kéo theo mưa lớn nhiều ngày gây ảnh hưởng đến các
công trình, nhà cửa, hoa màu và ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người nông dân.
Trong những năm qua tại thành phố Tuy Hòa thường xuyên xảy ra các đợt lũ lớn với
cường độ mạnh và thời gian kéo dài lâu gây ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống dân sinh tại
đây. Năm 2003 do ảnh hưởng của rìa cao lạnh lục địa ở phía Bắc kết hợp với dãi hội tụ
nhiệt đới ở phía Nam gây mưa lớn cục bộ ở Sông Hinh đã tạo ra hai đợt lũ lớn, hồ thủy
điện Sông Hinh phải xả lũ với lưu lượng là 600m3/s, trong khi đó lưu lượng lũ về lớn nhất
trong thời điểm này 2.400m3/s. Trận lụt lớn này (12-14/11/2003) làm 10 người chết, 04
người bị thương thiệt hại mùa vụ sản xuất và cơ sở hạ tầng ước tính 88 tỷ đồng .
Để giảm thiểu rủi ro thiệt hại về tài sản, mất mát về tính mạng con người do
thiên tai gây ra tại thành phố Tuy Hòa cũng như tỉnh Phú Yên, và được sự cho phép
2


của khoa kinh tế trường đại học Nông Lâm, dưới sự hướng dẫn của thầy Đặng Thanh
Hà, tôi thực hiện đề tài “PHÂN TÍCH ẢNH HƯỞNG CỦA THÔNG TIN ĐẾN
THIỆT HẠI DO LŨ ĐỐI VỚI NGƯỜI DÂN TẠI TP TUY HÒA”, từ đó có những
biện pháp phòng chống phù hợp giúp ổn định đời sống của người dân trong khu vực.
Phân tích ảnh hưởng của thông tin đến thiệt hại do lũ đối với người dân tại TP
Tuy Hòa là một vấn đề khá phức tạp và rộng lớn. Bên cạnh đó có sự hạn chế về mặt
thời gian và năng lực vì thế khó tránh khỏi những điều thiếu sót. Rất mong nhận được
sự đóng góp và giúp đỡ của quý thầy cô và các bạn sinh viên.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Phân tích ảnh hưởng của thông tin đến thiệt hại do lũ và xác định mức sẵn lòng
trả để có được nguồn thông tin chính xác hơn đối với người dân tại TP Tuy Hòa.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
Tìm hiểu tình hình thiệt hại do lũ tại địa bàn nghiên cứu.
Lượng hóa bằng tiền các thiệt hại do lũ đem lại đối với sản xuất nông nghiệp,
tài sản, tính mạng con người và cơ sở hạ tầng.
Áp dụng mô hình hồi qui tuyến tính để đánh giá mức ảnh hưởng của điều kiện
tiếp cận thông tin đối với người dân và thiệt hại do lũ gây ra.
Xác định mức sẵn lòng trả (WTP) của người dân để xây dựng một hệ thống
thông tin đến với người dân một cách chính xác, đầy đủ, nhanh chóng.
Đề xuất một số biện pháp giảm nhẹ rủi ro do thiên tai thông qua cơ chế cải
thiện hệ thống thông tin cảnh báo lũ cuả địa phương có sự tham gia của cộng đồng.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi của đề tài bao gồm có bốn phần: nội dung, địa bàn, đối tượng, và thời
gian nghiên cứu. Tất cả đều dựa trên mục tiêu nghiên cứu của đề tài để xác định.
1.3.1. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện theo quy định về thời gian thực hiện đề tài tốt nghiệp cử
nhân ngành kinh tế tài nguyên môi trường của khoa kinh tế trường đại học Nông Lâm
Tp. Hồ Chí Minh.

3


1.3.2. Phạm vi không gian
Đề tài được nghiên cứu trong phạm vi thành phố Tuy Hòa. Mẫu phiếu điều tra
được thực hiện tại xã Bình Ngọc và phường Phú Lâm, là địa phương trọng điểm có
nguy cơ dễ bị tổn thương nhiều nhất do thiên tai tại thành phố Tuy Hòa.
1.3.3. Phạm vi nội dung nghiên cứu

Thiên tai nói chung có rất nhiều dạng do điều kiện thời tiết mà sinh ra, hậu quả
của thiên tai để lại rất lớn, nhưng do điều kiện thời gian có hạn cho nên đề tài chỉ tập
trung nghiên cứu đánh giá một vài tác hại về kinh tế, sản xuất nông nghiệp, con người,
tài sản và cơ sở hạ tầng do lũ gây ra.
1.3.4. Phạm vi đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu là những hộ gia đình bị thiệt hại trong đợt lũ năm 2008.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm năm nội dung chính và được chia thành năm chương.
Chương một là chương mở đầu, gồm bốn phần chính: đặt vấn đề, mục tiêu
nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và cấu trúc khóa luận.
Chương hai trình bày về phần tổng quan, tổng quan về vấn đề nghiên cứu và
tổng quan về điều kiện kinh tế xã hội của vùng nghiên cứu, đánh giá các thuận lợi và
khó khăn của vùng có ảnh hưởng đến tình hình sản xuất của nông dân.
Chương ba trình bày về nội dung và phương pháp nghiên cứu. Nêu lên các khái
niệm cơ sở lí luận của đề tài, trình bày các phương pháp được dùng trong đề tài.
Chương bốn là kết quả và thảo luận. Tiến hành phân tích thiệt hại do thiên tai
gây ra tại địa phương. Xác định mức thiệt hại mà người dân khu vực này phải gánh
chịu do thiên tai, tính ra được mức sẵn lòng trả của người dân để giảm thiểu được rủi
ro thiệt hại do lũ gây ra. Nêu lên được vai trò của cộng đồng dân địa phương trong
công tác PCBL tại địa phương.
Chương năm là chương kết luận và kiến nghị, phần kết luận sẽ nêu lại kết quả
một cách ngắn gọn nhất, nêu lên những hạn chế của khóa luận. Từ kết quả đạt được sẽ
đưa ra một số kiến nghị, phương pháp nhằm hạn chế được thiệt hại đến mức tối thiểu
có thể đạt được.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN


Trong chương này, mô tả về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của thành phố
Tuy Hòa. Từ đó đưa ra những nhận định về khó khăn và thuận lợi của thành phố để
phát triển kinh tế, tiến tới phát triển bền vững. Nêu lên được tình hình thiệt hại do
thiên tai tại khu vực trong những năm qua. Từ đó thấy được nguyên nhân ảnh hưởng
của thiên tai và đề ra biện pháp khắc phục.
2.1. Điều kiện tự nhiên của thành phố Tuy Hòa
2.1.1. Vị trí địa lí
Thành phố Tuy Hoà nằm về phía Đông của tỉnh Phú Yên.
-

Phía Bắc giáp huyện Tuy An;

-

Phía Nam giáp huyện Đông Hoà;

-

Phía Tây giáp huyện Phú Hoà;

-

Phía Đông giáp biển Đông, có đường bờ biển dài trên 15 km.

Dân số trung bình 148.474 người (năm 2007), bằng 2,12% diện tích và 16,76%
dân số cả tỉnh.
Mật độ dân số trung bình: 1.388 người/km2.
Có 16 đơn vị hành chính, trong đó 12 phường (phường 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9,
Phú Lâm, Phú Thạnh, Phú Đông) và 4 xã (Bình Ngọc, Bình Kiến, Hòa Kiến, An Phú).

Thành phố Tuy Hòa có tổng diện tích tự nhiên: 107,0306km2,là tỉnh lỵ,trung
tâm kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, khoa học công nghệ của tỉnh Phú Yên. TP Tuy
Hòa thuộc vùng duyên hải Nam Trung Bộ, vị trí trên đất liền có tọa độ 13o00’30” đến
13o11’30” vĩ độ Bắc, từ 109o10’00” đến 109o21’05” kinh độ Đông. Là đầu tàu phát triển
kinh tế, xã hội, có tác dụng lôi kéo, thúc đẩy và hỗ trợ các địa phương khác phát triển.
Đồng thời đi đầu về hợp tác quốc tế, thu hút vốn đầu tư nước ngoài của địa phương.


Thành phố Tuy Hoà còn là nơi hội tụ, tiếp giáp nhiều tuyến đường giao thông
quan trọng. Có quốc lộ 1A và đường sắt Bắc – Nam chạy qua, quốc lộ 25 (nối Gia
Lai), tỉnh lộ 645 nối Đăk Lăk, và có nhiều quốc lộ khác nối liền các tỉnh Tây Nguyên,
phía Nam có sân bay Tuy Hoà …. Đây là điều kiện để trở thành cửa ngõ hướng ra phía
Đông cho các tỉnh Tây Nguyên và các huyện miền núi của tỉnh, là cầu nối giữa hai
miền Bắc - Nam, mở rộng giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học với các tỉnh thành trong
nước và các nước trong khu vực và quốc tế.
2.1.2. Địa hình
Địa hình có dạng xen kẽ giữa đồng bằng, đồi núi và cồn cát ven biển, thấp dần
từ Tây sang Đông, phần lớn diện tích thuộc vùng trũng thấp, bị chia cắt bởi 2 con sông
chính là sông Đà Rằng và sông Chùa.
Trong khu vực có núi Chóp Chài đỉnh cao 389m, núi Nhạn đỉnh cao 65m, khu
đồng ruộng Bình Kiến, An Phú nằm ở phía Tây Bắc, có địa hình thấp trũng cao từ -2
đến 0,7m; khu ruộng Ninh Tịnh nằm trong lòng Thành phố theo hướng Tây Bắc –
Đông Nam địa hình thấp, cao độ từ -0,2 đến 1,5m. Khu vực phía Nam có địa hình
thấp, cao độ phổ biến từ 1,5m đến 2,5m; khu vực ven quốc lộ 1A và đường sắt có cao
độ phổ biến từ 5 đến 10m, khu vực cồn cát ven biển có cao độ từ 5-30m.
2.1.3. Khí hậu
TP Tuy Hòa nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nóng ẩm, chịu ảnh
hưởng của khí hậu đại dương. Nhiệt độ trung bình năm khoảng 26,9oC, nhiệt độ cao
nhất 300C (tháng 6), nhiệt độ thấp nhất 23,10C (tháng 1) biên độ giao động nhiệt trong
ngày trung bình từ 7 - 10oC. Số giờ nắng trung bình trong năm tương đối lớn từ 2.300

đến 2.600 giờ nắng (trung bình nhiều năm 2.420 giờ); lượng mưa trung bình hàng năm
là 2.090mm, với 131 ngày mưa, tuy nhiên phân bố không đều giữa các tháng.
Khí hậu chia làm hai mùa rõ rệt:
- Mùa khô từ tháng 1 đến tháng 8, khí hậu khô nóng chịu ảnh hưởng của chế độ
gió Tây Nam, ít có mưa, lượng mưa mùa khô chiếm 20% - 30% lượng mưa cả năm.
- Mùa mưa kéo dài từ tháng 9 đến tháng 12, thường chịu ảnh hưởng của gió
mùa Đông Bắc mang theo mưa , nhiệt độ thấp, mát mẻ, lượng mưa trong mùa chiếm từ
70% - 80% lượng mưa cả năm.
6


Chế độ gió gồm khô nóng với các đợt gió Tây Nam xuất hiện từ tháng 3 đến
tháng 9 với tần suất trung bình 1 - 3 đợt/tháng, tốc độ gió trung bình 2 - 3m/s và cao
nhất 10 - 25m/s. Gió thịnh hành theo hai hướng Đông Bắc vào mùa đông; Tây Nam
vào mùa hè. Gió Đông Bắc gây biển động và bão gây ảnh hưởng tới sản xuất, sinh
hoạt của người dân. Mưa bão và ATNĐ xuất hiện từ tháng 9 đến tháng 12, trùng với
mùa mưa.
Độ ẩm trung bình khá lớn khoảng 80%.
2.1.4. Thuỷ văn
Nguồn nước của TP khá phong phú, với hai hệ thống sông:
Sông Ba bắt nguồn từ dãy núi Ngọc Rô cao trên 1500m ở địa phận tỉnh Kon
Tum (còn gọi là sông EaBa ở thượng lưu và Đà Rằng ở hạ lưu) với chiều dài 360km,
phần chảy qua địa phận tỉnh Phú Yên dài khoảng 90km, đoạn chảy qua Tuy Hòa dài
khoảng 5km, lưu lượng chảy trung bình năm khoảng 9,4 tỷ m3, lưu lượng trung bình
khoảng 280m3/s.
Sông Chùa hình thành từ một nhánh nhỏ của sông Đà Rằng với lưu lượng nước
nhỏ.
Ngoài ra, đập Đồng Cam nằm cách TP 22km, hai kênh phía Bắc và phía Nam
sông Đà Rằng góp phần vào việc tưới tiêu nước cho cánh đồng Tuy Hòa.
2.1.5. Thổ nhưỡng

Thành phần đất tại thành phố Tuy Hoà chủ yếu là đất cát biển tập trung phân bố
dọc bờ biển từ xã An Phú đến phường Phú Đông với 1.430,8ha, chiếm 13,39% diện
tích đất tự nhiên. Thành phần cơ giới chủ yếu là cát, khả năng giữ nước và chất dinh
dưỡng kém.
Đất đen chiếm 26,52% diện tích đất tự nhiên, phân bố chủ yếu ở các huyện nội
thành, một phần của xã Hoà Kiến, Bình Kiến, và phía Tây xã An Phú.
Đất mặn phèn chiếm 3,26% đất tự nhiên, phân bố chủ yếu tại phường Phú Lâm,
phường 6, phường 7 và xã An Phú.
Đất phù sa tập trung ở phường Phú Lâm và xã Bình Ngọc, chiếm khoảng 8,25%
đất tự nhiên. Đất được hình thành do sự bồi đắp của phù sa sông Đà Rằng, giàu chất
dinh dưỡng, chất lượng tốt thích hợp trồng lúa, lương thực, hoa màu và cây cảnh.
7


Đất đá vàng chiếm 48,58% so với tổng diện tích đất tự nhiên, phân bố nhiều ở
xã An Phú, Hòa Kiến và một phần ở xã Bình Kiến, Bình Ngọc, phường 5, phường 8,
phường 9.
2.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.2.1. Điều kiện kinh tế
Trải qua quá trình phát triển, đến nay TP Tuy Hòa đạt nhiều thành tựu to lớn về
kinh tế - xã hội, tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân hàng năm ở mức cao, quy mô
nền kinh tế được mở rộng, chiếm vị trí quan trọng trong nền kinh tế tỉnh, kết cấu hạ
tầng được đầu tư tương đối hiện đại, mức sống người dân được cải thiện đáng kể. Năm
2007 giá trị GDP (giá so sánh 1994) đạt 1.027 tỷ đồng, bằng 31% toàn tỉnh, GDP bình
quân đầu người đạt 13 triệu đồng/năm.
Nền kinh tế từng bước đi vào khai thác các lợi thế so sánh của đô thị, với sự
tăng nhanh tỷ trọng của khối phi nông nghiệp nhất là khu vực dịch vụ. Đây là sự
chuyển dịch đúng hướng, phù hợp với thực trạng của tỉnh, cả nước và nền kinh tế đô
thị.
Bảng 2.1. Quy Mô và Cơ Cấu Kinh Tế TP Tuy Hòa Giai Đoạn 2006 - 2008

Chỉ tiêu
GDP (Giá hiện hành)

2006
tỷ.đ

2007
%

tỷ.đ

2008
%

tỷ.đ

%

1.544

100

1.932

100

2.298

100


Công nghiệp - Xây dựng

736

47.7

916

47.4

1.112

48.4

Dịch vụ

587

38

725

37.5

900

39.2

Nông, lâm, thủy sản


222

14.3

291

15.1

286

12.4

(Nguồn: Ủy ban nhân dân thành phố Tuy Hòa)
Điều kiện tự nhiên của TP Tuy Hoà thích hợp để phát triển một nền kinh tế đa
dạng, nhiều thành phần. Tỷ trọng ngành công nghiệp xây dựng tăng từ 47,7% năm
2006 lên 48,4% năm 2008, trong vòng 2 năm ngành đã tăng 0,7% tương ứng về giá trị
tăng 376 tỷ đồng. Ngành nông lâm thủy sản từ 14,3% năm 2006 đã giảm còn 12,4%
năm 2007, tuy nhiên về giá trị đóng góp cho nền kinh tế vẫn có những bước tiến đáng
kể, tăng 64 tỷ đồng. Tỷ trọng ngành dịch vụ tuy không biến động gì nhưng giá trị của
nó cho ngày một tăng: từ năm 2006 – 2008 giá trị đóng góp của ngành dịch vụ cho nền
kinh tế TP đã tăng lên 313 tỷ đồng.
8


Hình 2.1. Biểu Đồ Cơ Cấu Kinh Tế Thành Phố Tuy Hòa Năm 2008

(Nguồn: Phòng kinh tế TP Tuy Hòa )
a. Nông lâm thuỷ sản: Mặc dù chịu tác động của điều kiện thời tiết, khí hậu,
thị trường nhưng ngành nông, lâm, thuỷ sản vẫn giữ được tốc độ phát triển khá. Năm
2007, giá trị sản xuất đạt 270 tỷ đồng (sử dụng giá cố định năm 1994), bằng 12,6% so

với giá trị sản xuất nông nghiệp toàn tỉnh.
• Nông nghiệp: Năm 2007 giá trị sản xuất đạt 129 tỷ đồng (sử dụng giá cố định
năm 1994) chiếm 47,8% tổng giá trị sản xuất nông, lâm, thuỷ sản. Do tác động của quá
trình đô thị hoá, diện tích đất nông nghiệp giảm dần. Năm 2005: 3.587ha, năm 2006
còn 3.546ha, năm 2007 còn 3.521ha. Diện tích cây lương thực năm 2007: 4.639ha tăng
133ha so với năm 2005, trong đó diện tích lúa chiếm 95%, tập trung chủ yếu tại
phường Phú Lâm, phường 9, xã Bình Kiến, Hoà Kiến và An Phú, năng suất bình quân
hàng năm đạt 65 - 68 tạ/ha. Sản lượng lương thực ổn định. Ngoài cây lương thực ra,
rau, đậu, hoa cũng chiếm một lượng lớn trong sản phẩm nông nghiệp tại Tuy Hoà.
• Chăn nuôi: Phát triển tập trung ở các xã ngoại thành, phần lớn sản xuất theo
qui mô hộ gia đình. Những năm gần đây, giá thức ăn chăn nuôi liên tục tăng và dịch
bệnh xảy ra liên tục đã làm giảm số lượng đàn gia súc, gia cầm, và làm giảm cả số con
trên đàn. Công tác thú y, phòng chống dịch bệnh được triển khai thường xuyên.

9


b. Công nghiệp: Tại thành phố có nhà máy sản xuất bia, nhiều nhà máy, xí
nghiệp chế biến thuỷ sản, hạt điều và công nghệ dệt may giúp giải quyết việc làm cho
nhiều lao động trong tỉnh. TP Tuy Hòa có nền công nghiệp đa dạng, nhiều chủng loại
hàng hóa đáp ứng được nhu cầu trong tỉnh và xuất đến nơi khác.
Bảng 2.2. Một Số Sản Phẩm Công Nghiệp Chủ Yếu
Hạng mục
Điện thương phẩm

Đơn vị
1000
kwh

Năm

1996

2001

2002

2005

2006

2007

53,4

127,9

149,4

225,3

262,0

286,4

Nước thương phẩm

1000 m3

813,0


1,9

2,4

4,3

5,0

5,7

Nông cụ cầm tay

1000 cái

8,0

14,0

5,0

5,0

4.0

4,0

13,7

34,2


2,9

4,0

4,0

4,3

5,2

6,2

268,0

120,0

65,0

22,0

Gạch nung
Ngói nung

1000
viên
1000
viên

Gỗ xẻ


m3

2,2

1,7

572,0

1,5

1,5

1,5

Mộc dân dụng

m3

1,4

240,0

253,0

251,0

255,0

260,0


Đường kết tinh

tấn

535,0

Xay xát lương thực

tấn

38,4

50,6

10,4

18,3

18,7

20,3

Nước đá

tấn

13,9

26,6


18,9

46,5

56,0

60,3

Nước mắm

1000 lít

693,0

1,1

538,0

1,1

1,4

1,5

Nước khoáng

1000 lít

6,5


6,8

6,6

Bia các loại

1000 lít

Hạt điều xuất khẩu

tấn

9,3
1,3

16,0

19,9

22,2

22,4

24,5

596,0

1,2

682,0


1,1

8,4

9,3

(Nguồn: Báo cáo tổng hợp phát triển Tp Tuy Hoà)
c. Hoạt động thương mại: Phát triển cả về số lượng lẫn chất lượng, thu hút nhiều
thành phần kinh tế tham gia, hàng hoá ngày càng phong phú và đa dạng, đáp ứng đầy
đủ nhu cầu về đời sống và sản xuất của người dân trong khu vực.
Tổng doanh thu bán lẻ về hàng hoá và dịch vụ xã hội tăng qua các năm, riêng
giai đoạn 2006 - 2007 tăng 23,3%, năm 2007 đạt 1.754 tỷ đồng bằng 39,2% tổng
doanh thu bán lẻ hàng hoá và dịch vụ xã hội của tỉnh.
10


d. Hoạt động du lịch: Mặc dù không có nhiều di tích lịch sử hoặc kiến trúc độc
đáo nhưng những năm qua số lượng du khách đến thành phố tăng bình quân giai đoạn
1996 - 2001: 7% năm, giai đoạn năm 2006 - 2007: 15%, năm 2007 đạt 115 nghìn lượt
người. Doanh thu giai đoạn 1996 - 2001 tăng bình quân 5,9%/năm, giai đoạn 2006 2007 tăng 45,6%/năm, năm 2007 đạt 42,4 tỷ đồng, trong đó doanh thu từ dịch vụ ăn
uống chiếm tỷ trọng lớn, bình quân 60% - 70% tổng doanh thu.
e. Tình hình sử dụng đất đai: Tuy Hòa là một thành phố mới, do vậy diện tích
tự nhiên có sự biến động do sự thay đổi của địa giới hành chính. Năm 1996, diện tích
32.760ha, đến năm 2002 giảm xuống còn 6.436ha (do chia tách thành lập huyện Phú
Hòa), đến năm 2005 diện tích này tăng lên 10.703,1ha (do sát nhập phường Phú Lâm
và xã An Phú để mở rộng TP Tuy Hòa), từ năm 2005 đến nay diện tích tự nhiên của
Tuy Hòa mới bắt đầu ổn định.
Quá trình sử dụng đất của Tuy Hòa theo đó cũng diễn ra theo xu hướng đô thị
hóa, diện tích đất phi nông nghiệp ngày càng tăng, đất nông nghiệp ngày càng giảm.

Bảng 2.3. Tình Hình Sử Dụng Đất Ở TP Tuy Hòa Năm 2007 – 2008
ĐVT: ha
Mục đích sử dụng đất

2007

DT
Tổng DT tự nhiên
10703,10
I. Đất nông nghiệp
5622,35
Đất sản xuất nông nghiệp
3546,52
Đất trồng cây hàng năm
3.44
Đất trồng lúa
2448,84
Đất dùng vào chăn nuôi
79,60
Đất trồng cây hàng năm khác
911,49
Đất trồng cây lâu năm
106,59
Đất lâm nghiệp
1997,66
Đất nuôi trồng thủy sản
38,95
Đất nông nghiệp khác
39,22
II. Đất phi nông nghiệp

3189,14
Đất ở
698,73
Đất chuyên dùng
1750,09
Đất phi nông nghiệp khác
740,32
III. Đất chưa sử dụng
1891,57

2008

So sánh
+/%
%
DT
%
100,00 10703,10 100,00
52,53 5540,53 51,77 -81,82
-1,46
33,14 3521,52 32,90 -25,00
-0,70
32,14 3415,48 31,91 -24,45
-0,71
22,88 2437,13 22,77 -11,71
-0,48
0,74
68,10
0,64 -11,50 -14,45
8,52

910,25
8,50
-1,24
-0,14
1,00
106,04
0,99
-0,55
-0,52
18,66 1940,84 18,13 -56,82
-2,84
0,36
38,95
0,36
0,00
0,00
0,37
39,22
0,37
0,00
0,00
29,80
3272,4 30,57
83,26
2,61
6,53
725,5
6,78
26,77
3,83

16,35 1794,42 16,77
44,33
2,53
6,92
752,48
7,03
12,16
1,64
17,67 1890,13 17,66
-1,44
-0,08
(Nguồn: Phòng thống kê TP Tuy Hòa)
11


f. Thu chi ngân sách: Là địa phương có nguồn thu ngân sách lớn và ổn định
nhất của tỉnh, quy mô ngày càng được mở rộng và tăng dần theo năm. Năm 2007 đạt
103 tỷ đồng và bằng 5,2% VA, trong đó nguồn thu từ các vùng kinh tế ngoài quốc
doanh chiếm tỷ trọng lớn.
Do nhu cầu phát triển nguồn chi cũng tăng mạnh qua các năm, giai đoạn 2003 2004: 38%. Tổng chi ngân sách địa phương năm 2007 đạt 159 tỷ đồng trong đó chi
cho xây dựng cơ bản chiếm 32% tổng chi ngân sách của tỉnh.
2.2.2. Điều kiện xã hội
a. Dân số: Dân số trung bình năm 2007: 148.474 người, chiếm 16,76% dân số
cả tỉnh. Cộng đồng người Kinh chiếm 95% dân số, ngoài ra còn có dân tộc Hoa và
Tày…
Hình 2.2. Biểu Đồ Cơ Cấu Dân Số TP Tuy Hòa

(Nguồn: Phòng kinh tế TP Tuy Hòa)
Tốc độ tăng dân số bình quân hàng năm không ổn định. So với các huyện trong
tỉnh, đây là nơi có mật độ dân số cao nhất: 1.387 người/km2 gấp 7,94 lần so với cả

tỉnh. Dân cư phân bố không đều giữa các địa phương, tập trung hầu hết ở nội thành.
Dân số trẻ ngày càng giảm dần, năm 2007 dân số trong độ tuổi đi học chiếm
38,6%; dân số trong độ tuổi lao động chiếm 57,3%.
Những năm qua, công tác kế hoạch hoá gia đình đã có sự chuyển biến tích cực.
Tỷ lệ tăng dân số tự nhiên giảm từ 1,75% năm 1996 xuống 1,23% năm 2005 và 1,2%
12


năm 2007. Dân số bước vào tuổi lao động bình quân mỗi năm 1.100 - 1.200 người,
năm 2007 lực lượng lao động chiếm 57,3% tổng dân số. Tỷ lệ thất nghiệp năm 2008 là
6,2%.
Cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, đời sống của người dân được cải thiện
đáng kể. Hiện nay, đây là địa phương có mức sống cao nhất tỉnh, thu nhập bình quân
đầu người đạt 12,94 triệu đồng/năm. Việc tiếp cận các dịch vụ y tế, chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục… có chất lượng của người dân ở đây dễ dàng hơn các huyện khác.
Công tác xoá đói giảm nghèo, thành phố đã phát huy hết sức mạnh tổng hợp của các
ngành, các đoàn thể tổ chức, tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 13% năm 1996 (theo tiêu chí cũ)
xuống còn 6,4% năm 2007 (theo tiêu chí mới). Tỷ lệ hộ nghèo năm 2008 là 5,0%.
b. Giáo dục - đào tạo: Phát triển cả về quy mô và chất lượng đáp ứng kịp thời
nhu cầu học tập ngày càng cao của người dân và từng bước trở thành một trong những
trung tâm giáo dục - đào tạo có chất lượng của tỉnh và của khu vực. Mạng lưới trường
học phát triển nhanh, phân bố đều ở các địa phương, thuận lợi cho việc đi lại, học tập
của học sinh. Năm 2007 thành phố có 69 trường với 896 phòng học, trong đó số
trường đạt chuẩn quốc gia chiếm 39% tổng số. Trang thiết bị, dụng cụ dạy học, phòng
học chuyên môn, thí nghiệm được trang bị đầy đủ hơn.
Mầm non : phát triển rộng với các loại hình công lập, bán công và dân lập.
Tiểu học: có 20 trường và 1 trung tâm Vòng Tay Ấm với 326 phòng và 412 lớp,
tất cả đều thuộc loại hình công lập.
Trung học cơ sở: Hệ thống trường THCS đảm bảo đủ nhu cầu của học sinh.
Đến nay toàn thành phố đã có 15 trường với 228 phòng học và 287 lớp, tất cả đều

thuộc loại công lập.
Trung học phổ thông: Có 8 trường với 168 phòng học và 197 lớp, trong đó có 4
trường công lập, 2 trường bán công, 2 trường tư thục. Trên địa bàn tỉnh có một trường
chuyên và một trường dân tộc nội trú.
Ngoài ra, trên địa bàn thành phố còn có 1 trường đại học, 2 trường cao đẳng, 1
trường cao đẳng nghề và một trường trung cấp y tế.
Đội ngũ giáo viên giảng dạy: Năm 2007 có 2.160 người, trong đó giáo viên
mầm non chiếm 18%, tiểu học chiếm 32%, trung học cơ sở chiếm 30%, trung học phổ
thông chiếm 20%.
13


c. Y tế chăm sóc sức khoẻ: Bên cạnh việc đầu tư nâng cấp các cơ sở hiện có,
nhiều cơ sở mới được hình thành, trang thiết bị được đầu tư hiện đại, nhất là các bệnh
viện tuyến tỉnh. Năm 2007 trên địa bàn thành phố có 18 cơ sở y tế gồm: 3 bệnh viện, 1
bệnh viện điều dưỡng và hồi phục chức năng, 14 trạm y tế xã, phường. Ngoài ra, còn
có 12 cơ sở y tế khác và nhiều phòng khám tư nhân.
Đội ngũ cán bộ y bác sỹ phát triển cả về số lượng và chất lượng. Năm 2007
toàn thành phố có 771 người, chiếm 44.3% tổng số cán bộ ngành y của tỉnh. Trong đó
bác sỹ và sau đại học chiếm 33,4%, bình quân có 16 bác sỹ trên vạn dân.
d. Văn hoá, thể dục thể thao
• Văn hoá: Các hoạt động văn hoá, văn nghệ mừng Đảng mừng Xuân, các ngày
lễ lớn được diễn ra hàng năm với nhiều hình thức phong phú. Đời sống văn hóa cơ sở
được quan tâm xây dựng theo hướng xã hội hóa. Năm 2007 tỷ lệ gia đình đạt chuẩn
văn hoá là 80,5%, tỷ lệ thôn, khu phố văn hóa là 71,6%.
• Thể dục thể thao: Phát triển mạnh với nhiều loại hình thể dục thể thao đa
dạng. Đã hình thành trung tâm thể dục thể thao, thu hút nhiều thành phần kinh tế đầu
tư, trung tâm giải trí sinh thái, và các câu lạc bộ thể dục thể thao. Cùng với sự phát
triển kinh tế xã hội, nhu cầu tập luyện thể dục thể thao của các tầng lớp nhân dân ngày
càng cao. Hàng năm có nhiều giải thi đấu thể dục thể thao diễn ra sôi nổi trên khắp địa

bàn thành phố.
e. Khoa học công nghệ: Mặc dù có những chuyển biến tích cực, nhân lực khoa
học công nghệ của thành phố còn hạn chế về số lượng và chất lượng. Số người có trình
độ thạc sỹ, tiến sỹ còn ít và tập trung hầu hết ở các trường đại học và cao đẳng. Chưa
hình thành được đội ngũ các chuyên gia giỏi trong các lĩnh vực then chốt. Bên cạnh
việc ứng dụng các nghiên cứu KH - CN của tỉnh, thành phố. Các thành tựu KH - CN
trên thế giới, nhất là trong lĩnh vực CNTT, CNSH được ứng dụng để góp phần nâng
cao năng lực cạnh tranh thúc đẩy hội nhập kinh tế quốc tế. Còn tồn tại nhiều hạn chế
như số lượng đề tài nghiên cứu còn quá ít và qui mô nhỏ…

14


×