Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC TIẾT KIỆM VÀ BÓN PHÂN QUA ĐƯỜNG ỐNG CHO CÂY TRỒNG TẠI HUYỆN CẨM MỸ – ĐỒNG NAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ KINH TẾ CỦA MÔ HÌNH TƯỚI NƯỚC
TIẾT KIỆM VÀ BÓN PHÂN QUA ĐƯỜNG ỐNG CHO CÂY
TRỒNG TẠI HUYỆN CẨM MỸ – ĐỒNG NAI

LÊ QUANG HIỆP

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Đánh giá hiệu quả kinh
tế của mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho cây trồng tại huyện
Cẩm Mỹ – Đồng Nai” do Lê Quang Hiệp, sinh viên khóa 31, ngành phát triển nông
thôn



khuyến

nông,

đã


bảo

vệ

thành

công

trước

hội

đồng

ngày………………………..

Người hướng dẫn
Th.s Trần Đức Luân
(Ký tên)

________________________
Ngày

tháng

năm 2009

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo


(Ký tên)

(Ký tên)

Ngày

tháng

năm 2009

Ngày

tháng

năm 2009

vào


LỜI CẢM TẠ
Khi hoàn thành quyển luận văn này cũng là lúc kết thúc một chặng đường dài
học tập trên giảng đường đại học, những kết quả đạt được ngày hôm nay ngoài những
cố gắng của bản thân mà còn là công sức của cha mẹ, của chú thím, của thầy cô, của
những người bạn luôn bên cạnh động viên, chia sẻ và khuyến khích tôi.
Xin gửi lời tri ân chân thành đến mọi người vì những gì tôi có được.
Đầu tiên cảm ơn cha mẹ với những lời động viên nhắc nhở và là động lực để
con bước vững chãi trên giảng đường.
Cảm ơn chú thím là những người cao cả, do hoàn cảnh gia đình con khó khăn
mà chú thím đã nuôi con ăn học trong những năm học đại học.

Cảm ơn tất cả quý thầy cô trong trường đã dìu dắt, chỉ bảo.
Cảm ơn thầy Trần Đức Luân đã hướng dẫn tận tình và chỉ bảo trong suốt quá
trình học tập cũng như quá trình làm luận văn.
Cảm ơn sở khuyến nông tỉnh Đồng Nai, trạm khuyến nông huyện Cẩm Mỹ,
phòng thống kê huyện đã tạo mọi điều kiện thuận lợi để tôi tham gia học tập và cung
cấp những tài liệu có liên quan để tôi hoàn thành đề tài này.
Xin gửi lời đến những người bạn – những người chia sẻ quãng đời sinh viên
tuyệt đẹp.
TP. Hồ Chí Minh, tháng 07 năm 2009
Người Viết

Lê Quang Hiệp


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ QUANG HIỆP. Tháng 07 năm 2009. Đánh Giá Hiệu Quả Kinh Tế Của
Mô Hình Tưới Nước Tiết Kiệm Và Bón Phân Qua Đường Ống Cho Cây Trồng
Tại Huyện Cẩm Mỹ – Đồng Nai.
LE QUANG HIEP. July 2009. Evaluation on the economic efficiency of
water saving and fertilizer (through water pipe) model for crop production in
Cam My district, Dong Nai province.
Khóa luận tìm hiểu đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tưới nước tiết kiệm
và bón phân qua đường ống trên cơ sở điều tra phỏng vấn 20 hộ nông dân có lắp đặt hệ
thống so sánh với 30 hộ nông dân không có lắp đặt hệ thống trên địa bàn huyện Cẩm
Mỹ. Dựa trên các báo cáo của trung tâm khuyến nông tỉnh, trạm khuyến nông huyện
đề tài nhằm tìm hiểu đánh giá những hiệu quả chính mà mô hình đem lại.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, khi áp dụng mô hình tưới nước tiết kiệm và bón
phân qua đường ống sẽ góp phần làm giảm công lao động, giảm chi phí bón phân, tiết
kiệm nước, giảm dịch bệnh trên cây trồng, nâng cao năng suất, tăng tỷ lệ sản phẩm
loại một và thân thiện với môi trường.

Ngoài ra, khoá luận này cũng tìm ra những nguyên nhân làm cản trở việc lắp
đặt hệ thống của các hộ nông dân và từ đó, giúp trung tâm khuyến nông tỉnh Đồng Nai
và trạm khuyến nông huyện Cẩm Mỹ nhân rộng mô hình cho nông dân trên địa bàn
huyện nói riêng và cho các vùng lân cận khác nói chung.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề.


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu tổng quát

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Phạm vi về không gian

2

1.3.2. Phạm vi về thời gian

2

1.4. Cấu trúc của luận văn

3


CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan tài liệu

4

2.2. Điều kiện tự nhiên

4

2.2.1. Vị trí địa lý

4

2.2.2. Khí hậu

5

2.2.3. Địa hình

5

2.3. Các nguồn tài nguyên

8

2.3.1. Tài nguyên nước


8

2.3.2. Tài nguyên đất

8

2.3.3. Tài nguyên khoáng sản

11

2.3.4. Tài nguyên rừng

11

2.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội

12

2.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế

12

2.4.2. Phát triển cơ sở hạ tầng

16

2.4.3. Dân số, Lao động, Việc làm và mức sống dân cư

17


2.5. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội
v

18


2.5.1. Thuận lợi

18

2.5.2. Hạn chế

18

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

19
19

3.1.1. Các khái niệm cơ bản

19

3.1.2. Hệ thống tưới nhỏ - những lợi ích

20

3.1.2.1. Lịch sử phát triển của hệ thống tưới nhỏ giọt


20

3.1.2.2 Các yếu tố kỹ thuật trong mô hình tưới nước tiết kiệm

20

3.1.2.3. Những lợi ích của kỹ thuật tưới nhỏ

21

3.1.2.4. Quan hệ Đất – Nước – Cây trồng

21

3.2. Phương pháp nghiên cứu

22

3.2.1. Thu thập số liệu

22

3.2.2. Xây dựng bảng câu hỏi

23

3.2.3. Phương pháp phân tích

23


3.2.4. Xử lý số liệu

24

3.2.5. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế

24

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

25

4.1. Thực trạng áp dụng mô hình TNTK và bón phân qua đường ống tại
25

tỉnh Đồng Nai
4.1.1. Diện tích áp dụng

25

4.1.2. Nhận xét ban đầu của Trung tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai
về mô hình

27

4.2. Mô tả kết quả điều tra

28

4.2.1. Thông tin chung


28

4.2.2. So sánh tình hình sản xuất giữa hộ có gắn hệ thống và hộ
30

không gắn hệ thống
4.2.3. Định Mức Vật Tư Kỹ Thuật Hệ Thống TNTK và bón phân

35

qua đường ống
4.2.3.1. Áp Dụng Cho Cây Sầu Riêng, Chôm Chôm, Măng Cụt,
Điều

35

4.2.3.2. Một số sơ đồ hệ thống

37

vi


4.2.4. Kết Quả Đối Chứng Mô Hình Trình Diễn Ứng Dụng Hệ
Thống TNTK Và Bón Phân Qua Đường Ống Của Một Số Loại Cây
38

Qua Các Năm
4.2.4.1. Mô Hình Trên Cây Sầu Riêng


38

4.2.4.2. Mô hình trên cây Chôm Chôm

42

4.2.4.3. Mô Hình Trên Cây Tiêu

44

4.3. Sự Chênh Lệch Giữa Các Khoản Chi Phí Đầu

47

4.3.1. Sự chênh lệch trên một số cây chính

47

4.3.2. Các khoản thu tăng thêm khi lắp đặt hệ thống

50

4.4. Đánh giá tác động của việc chuyển giao công nghệ TNTK và bón phân
qua đường ống lên đời sống các hộ dân huyện Cẩm Mỹ

55

4.4.1. Các mặt đạt được


55

4.4.2. Những mặt còn hạn chế việc nhân rộng mô hình

55

4.4.3. Một số vấn đề cần lưu ý

56

4.5. Một số giải pháp để khắc phục những mặt hạn chế và nâng cao hiệu
quả của mô hình đến sản xuất của hộ nông dân

56

4.5.1. Giải pháp chuyển giao KH&CN vào sản xuất nông nghiệp

56

4.5.2. Giải pháp kỹ thuật

57

4.5.3. Giải pháp về vốn sản xuất

57

4.5.4. Giải pháp đầu ra

58


4.5.5. Tăng cường công tác khuyến nông

58

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

60

5.1. Kết luận

60

5.2. Đề nghị

61

5.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền cơ sở

61

5.2.2. Đối với trạm khuyến nông huyện và cộng tác viên khuyến
nông các xã

61

5.2.3. Đối với ngân hàng chính sách xã hội huyện

62


5.2.4. Đối với người dân

62

TÀI LIỆU THAM KHẢO

63

PHỤ LỤC
vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

HT.TNTK

Hệ Thống Tưới Nước Tiết Kiệm

KH&CN

Khoa Học Và Công Nghệ

KT – XH

Kinh Tế Xã Hội

ST – PT


Sinh Trưởng Phát Triển

TNTK

Tưới Nước Tiết Kiệm

TTKN

Trung Tâm Khuyến Nông

TX

Thị Xã

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Diện Tích Các Loại Đất – Huyện Cẩm Mỹ

9

Bảng 2.2. Diện Tích Đất Phân Theo Độ Dốc – Tầng Dày


11

Bảng 2.3. GDP và Cơ Cấu GDP của Huyện Cẩm Mỹ (theo giá cố định 1994)

12

Bảng 2.4. Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Hàng Năm của Huyện Cẩm
13

Mỹ, 2008
Bảng 2.5. Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Lâu Năm của Huyện Cẩm
Mỹ, 2008

14

Bảng 2.6. Hiện Trạng Chăn Nuôi Năm 2008 của Huyện Cẩm Mỹ

15

Bảng 4.1. Số Người Trong Hộ Điều Tra

28

Bảng 4.2. Số Năm Kinh Nghiệm Trồng Trọt của Chủ Hộ

29

Bảng 4.3. Trình Độ Học Vấn của Các Chủ Hộ Điều Tra

30


Bảng 4.4. Mức Tăng Năng Suất Một Số Cây Trồng Tăng Khi Áp Dụng Hệ
Thống

30

Bảng 4.5. Quá Trình Tham Gia Tập Huấn Khuyến Nông

31

Bảng 4.6. Tình Hình Vay Vốn của Các Hộ Dân

32

Bảng 4.7. So Sánh Diện Tích Sản Xuất Một Số Cây Trồng Chính Từ Năm 2005
Đến Năm 2008

33

Bảng 4.8. Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Lâu Năm năm 2008

34

Bảng 4.9. Định Mức Vật Tư Kỹ Thuật Hệ Thống TNTK Áp Dụng Cho Cây Sầu
35

Riêng, Chôm Chôm, Măng Cụt, Điều
Bảng 4.10. Định Mức Vật Tư Kỹ Thuật Hệ Thống TNTK Áp Dụng Cho Cây

36


nhãn, Xoài, Cam, Quýt, Mãng Cầu, Mận
Bảng 4.11. Quy Mô Mô Hình TNTK: Diện Tích 10.000 m2 Với 100 Cây Sầu
Riêng Thời Kỳ Kinh Doanh

38

Bảng 4.12. Kết Quả So Sánh Đối Chứng 2 Mô Hình Trên Cây Sầu Riêng

39

Bảng 4.13. Kết Quả So Sánh Đối Chứng 2 Mô Hình Trên Cây Chôm Chôm

42

Bảng 4.14. Kết Quả So Sánh Đối Chứng 2 Mô Hình Trên Cây Tiêu

44

ix


Bảng 4.15. Chi Phí Chênh Lệch Cho 1 ha Cây Sầu Riêng

47

Bảng 4.16. Chi Phí Chênh Lệch Cho 1 ha Cây Tiêu

48


Bảng 4.17. Chi Phí Chênh Lệch Cho 1 ha Cây Cà Phê

49

Bảng 4.18. Năng Suất và Tỷ Lệ Trái Loại 1 Tăng Bình Quân 1 Năm

50

Bảng 4.19. Thu Nhập Bình Quân Trên 1 ha Cây Trồng Giữa Nhóm Hộ Có Lắp
Đặt Hệ Thống và Nhóm Hộ Không Lắp Đặt

50

Bảng 4.20. Hướng Mở Rộng Diện Tích Trồng Sắp Tới của Hộ Gia Đình

52

Bảng 4.21. Hướng Đưa Hệ Thống Vào Gia Đình Trong Tương Lai

52

Bảng 4.22. Những Khó Khăn Thường Gặp của Hộ Gia Đình Trong Sản Xuất

53

Bảng 4.23. Đánh Giá của Người Dân Về Hiệu Quả của Mô Hình

54

x



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai

7

Hình 4.1. Biến Động Diện Tích Cây Lâu Năm tại Huyện Cẩm Mỹ

32

Hình 4.2. Sơ Đồ Hệ Thống TNTK Kết Hợp Bón Phân Qua Đường Ống

37

Hình 4.3. Hệ Thống Cho Cây Sinh Trưởng Tốt và Trái Đều Trên Cây Sầu Riêng

41

Hình 4.4. Mô Hình Trình Diễn Lắp Đặt Hệ Thống Trên Cây Tiêu

45

Hình 4.5. Hướng Dẫn Kỹ Thuật Lắp Đặt, Vận Hành Hệ Thống TNTK và Bón
46

Phân Qua Đường Ống
Hình 4.6. Năng Suất Tiêu của Một Hộ Nông Dân Tại Huyện Cẩm Mỹ Khi Lắp


51

Đặt Hệ Thống từ 2005 – 2008

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Danh sách các hộ điều tra có gắn hệ thống TNTK và bón phân qua đường
ống
Phụ lục 2. Danh sách các hộ điều tra không gắn hệ thống TNTK và bón phân qua
đường ống
Phụ lục 3. Bảng hỏi điều tra nông hộ

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Nước giữ vai trò quan trọng trong đời sống cây trồng. Khi được cung cấp đủ
nước hợp lý ở các giai đoạn sinh trưởng cây trồng sẽ phát triển tốt cho năng suất cao,
chất lượng nông sản tốt. Để cung cấp đủ nước cho cây trồng cạn trong mùa nắng
chúng ta thường làm bồn chứa để giữ nước lại khi tưới. Hạn chế của cách tưới này là
tốn công lao động, tiêu hao nhiều nước và nhiên liệu. Nhất là ở những vùng thiếu nước
thì những hạn chế của phương pháp này càng bộc lộ rõ nhược điểm. Cây thường bị sốc
tổng thời kỳ tưới như khi bị héo rồi mới được tưới nước trở lại nên năng suất và chất
lượng sản phẩm không cao (tỉ lệ hạt lép cao).
Nhằm khắc phục những hạn chế trên thì việc tìm ra các biện pháp nhằm cung

cấp vừa đủ và kịp thời cho cây trồng cũng như làm giảm chi phí tưới nước là cần thiết.
Trong những năm qua TTKN Đồng Nai đã xây dựng các mô hình tưới nước qua hệ
thống tưới cho một số cây trồng cạn như chôm chôm, sầu riêng, xoài. Mô hình tưới
nước qua hệ thống tưới này ngày càng được cải thiện dần ngoài việc tưới nước còn
dùng để bón phân trực tiếp đến cây trồng từ đó giúp giải quyết có hiệu quả một số vấn
đề như giúp tăng được năng suất chất lượng sản phẩm, giảm được chi phí sản xuất và
thân thiện với môi trường.
Từ những kết quả được đánh giá ban đầu của mô hình về những hiệu quả thiết
thực mà mô hình mang lại cũng như những tồn tại khó khăn, vướng mắc trong quá
trình triển khai nhân rộng mô hình trong những năm tiếp theo. Việc tìm ra giải pháp
nhằm nhân rộng mô hình để phát triển kinh tế nông thôn ở huyện nói riêng và toàn tỉnh
Đồng Nai nói chung là rất cần thiết. Đề tài “Đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình
tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống cho cây trồng tại huyện Cẩm Mỹ –


Đồng Nai” là đề tài mang tính thực tế cao, thiết thực, phù hợp với phát triển kinh tế
trên địa bàn huyện. Hiệu quả thiết thực của đề tài chính là việc đi sâu vào việc phân
tích, đánh giá hiệu quả của mô hình đã mang lại trên cơ sở so sánh hiệu quả kinh tế
của các nông hộ trước khi tham gia mô hình và sau khi tham gia mô hình, bên cạnh đó
sẽ chỉ ra những tồn tại của đề tài từ đó sẽ đề ra những giải pháp thiết thực hiệu quả
nhằm nâng cao đời sống của người dân trong khu vực và nhân rộng mô hình ra các địa
phương lân cận, phù hợp với quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng,
Nhà nước, định hướng phát triển KT – XH của Huyện, Tỉnh và nhu cầu của người dân.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm phân tích, đánh giá hiệu quả kinh tế của mô hình tưới nước tiết kiệm và
bón phân qua đường ống trên địa bàn nghiên cứu. Từ đó đề xuất những biện pháp, giải
pháp nhằm nhân rộng mô hình góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp trên địa bàn
nghiên cứu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể

Mô tả khái quát mô hình tưới nước tiết kiệm, đặc điểm tình hình sản xuất của
các hộ dân trên địa bàn huyện trước, sau khi tham gia và không tham gia mô hình.
So sánh kết quả hiệu quả sản xuất giữa hai nhóm hộ có tham gia và không tham
gia mô hình.
Đánh giá những mặt đạt được, những mặt còn hạn chế và những tác động của
mô hình.
Đề xuất một số giải pháp để khắc phục những hạn chế, nâng cao tính hiệu quả
của mô hình và định hướng nhân rộng mô hình.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi về không gian
Đề tài được thực hiện trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ – Tỉnh Đồng Nai. Trong đề
tài này, tập trung vào việc phân tích hiệu quả kinh tế của mô hình đem lại trên địa bàn.
1.3.2. Phạm vi về thời gian
Đề tài được thực hiện trong khoảng thời gian từ tháng 02 năm 2009 đến tháng
07 năm 2009.

2


1.4. Cấu trúc của luận văn
Cấu trúc của luận văn gồm 5 chương.
Chương 1: Mở đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài cần đạt được, giới hạn phạm
vi không gian và thời gian nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả bức tranh tổng quát về mô hình mà đề tài phân tích cũng như đặc điểm
tình hình kinh tế xã hội của khu vực mà đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Hệ thống các cơ sở lý luận cũng như các chỉ tiêu đánh giá.
Chương 4: Kết quả và thảo luận

Đi sâu vào việc phân tích, so sánh đánh giá để làm sáng tỏ nội dung, mục tiêu
mà đề tài đã đề ra.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trên cơ sở phân tích đề xuất những kiến nghị có cơ sở lý luận vững chắc mang
lại hiệu quả thiết thực.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan tài liệu
Trong nhiều thập kỷ qua, việc ứng dụng các khoa học kỹ thuật vào sản xuất
nông nghiệp để tăng năng suất và sản lượng cây trồng là giải pháp rất quan trọng được
hầu hết các nhà khoa học trên thế giới, kể cả Việt Nam tập chung khai thác triệt để.
Những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến được ứng dụng vào sản xuất nông nghiệp
có vai trò quyết định đến tăng năng suất và sản lượng cây trồng như: Công nghệ sản
xuất giống mới thay dần các giống địa phương, sử dụng phân hóa học và thuốc BVTV
vào sản xuất nông nghiệp đã giúp nhiều quốc gia trên thế giới tự túc được lương thực
và thoát khỏi đói nghèo.
Mô hình tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống tuy đã được phát triển
từ năm 1998 nhưng vẫn còn thiếu các nghiên cứu để đánh giá hiệu quả do hệ thống
này mang lại trong sản xuất nông nghiệp. Trên thực tế, chỉ có báo cáo kết quả và nhận
xét hiệu quả ban đầu của hệ thống tưới nước tiết kiệm và bón phân qua đường ống của
huyện Cẩm Mỹ và của Trung Tâm Khuyến Nông tỉnh Đồng Nai.
Ngoài ra, các luận văn tốt nghiệp về ảnh hưởng của sản xuất nông nghiệp tới
đời sống người dân nông thôn cũng như những tác động của sản xuất nông nghiệp tới
môi trường để có những kết quả so sánh mang tính chính xác để đề tài vừa mang tính
thực tế nhưng đồng thời cũng mang tính khoa học nhằm góp phần đưa sản xuất nông

nghiệp phát triển bền vững và thân thiện với môi trường.
2.2. Điều kiện tự nhiên
2.2.1. Vị trí địa lý
Huyện Cẩm Mỹ nằm ở phía Đông Nam tỉnh Đồng Nai. Ranh giới huyện tiếp
giáp với các đơn vị hành chính như sau:
– Phía Bắc giáp huyện Long Khánh và Xuân Lộc.


– Phía Nam giáp tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Phía Đông giáp huyện Xuân Lộc và tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
– Phía Tây giáp huyện Long Thành.
Diện tích tự nhiên toàn huyện 46.828 ha, dân số năm 2007: 156.472 người.
huyện Cẩm Mỹ gồm 13 xã (01 thị trấn đang quy hoạch).
Huyện có Quốc lộ 56 đi TX Long Khánh và tỉnh Bà Rịa – Vũng tàu, trung tâm
huyện nằm trên Hương lộ 10 giao với Quốc lộ 56, có lợi thế về phát triển kinh tế
hướng ngoại, nhất là mối giao lưu giữa Đồng Nai với các địa phương của tỉnh Bà Rịa –
Vũng Tàu.
2.2.2. Khí hậu
Huyện Cẩm Mỹ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới cận xích đạo, với những đặc
trưng chính như sau:
– Năng lượng bức xạ dồi dào (trung bình 154 – 158 Kcal/cm2/năm).
– Nắng nhiều (trung bình từ 5,7 – 6 giờ/ngày).
– Nhiệt độ cao và cao đều trong năm (trung bình 25,40 C/năm).
– Tổng tích ôn lớn (trung bình 9.2710 C/năm).
– Hầu như không có thiên tai như: Bão, lũ lụt, rất thuận lợi cho phát triển kinh
tế.
Lượng mưa lớn (trung bình từ 1.965 – 2.139 mm/năm), có xu hướng giảm dần
theo hướng từ Đông Bắc xuống Tây Nam. Mùa mưa thường bắt đầu vào tháng 5 và kết
thúc vào cuối tháng 11, vào những năm mưa thuận có thể làm được 2 vụ màu hoặc 1
vụ màu + 1 vụ lúa với các giống ngắn ngày. Hạn chế rõ nét nhất trong chế độ mưa ở

đây là thường có những đợt hạn ngắn vào đầu vụ hè thu, mưa nhiều và mưa to vào thời
kỳ từ tháng 7 và tháng 9, kết hợp với ẩm độ không khí cao, số giờ nắng giảm nên năng
suất vụ thứ 2 thường thấp. mùa khô thường bắt đầu từ tháng 12 đến tháng 4, do bị mất
cân đối nghiêm trọng trong cán cân ấm vào mùa này nên để tiến hành sản xuất cần
phải có tưới và khi đã cung cấp đủ nước thì sản xuất thường cho hiệu quả cao và ổn
định.
2.2.3. Địa hình
Có 3 dạng địa hình chính là: địa hình núi, đồi thoải lượn sóng và các giải đất
tương đối bằng ven sông.
5


Địa hình núi. Phân bố dải rác thành các ngọn núi độc lập có độ dốc lớn (núi
Hàng Gòn và núi Cam Tiêm ở xã Long Giao), diện tích chiếm khoảng 2% tổng diện
tích toàn huyện, không thích hợp với sản xuất nông nghiệp chỉ thích hợp cho trồng
rừng.
Địa hình đồi thoải lượn sóng. Là dạng địa hình chính, hiện chiếm 40% – 50%
tổng diện tích toàn huyện, độ dốc phổ biến từ 3 – 80, khá thuận lợi cho phát triển nông
nghiệp với các loại hình cây lâu năm. Tuy nhiên trên các khu vực có độ dốc trên 30 cần
chú trọng biện pháp xây dựng đồng ruộng để hạn chế tình trạng xói mòn đất trong mùa
mưa.
Địa hình bằng ven sông. Phân bố thành các dải dài ven sông Ray, chỉ chiếm 8
– 10% tổng diện tích toàn huyện, độ dốc chủ yếu là cấp 1 (từ 0 – 30), gần các nguồn
nước mặt, mực nước ngầm nông, một số khu vực đất thấp thường bị ngập vào các
tháng mưa lớn. Hầu hết diện tích trên dạng địa hình này đã được sử dụng trồng lúa và
các loại cây ngắn ngày.

6



Hình 2.1. Bản Đồ Ranh Giới Huyện Cẩm Mỹ Tỉnh Đồng Nai

Nguồn: , truy cập ngày 15.05.2009

7


2.3. Các nguồn tài nguyên
2.3.1. Tài nguyên nước
Nước mặt. Phần lớn sông suối trong địa phận Cẩm Mỹ thường ngắn và dốc nên
khả năng dữ nước rất kém, nghèo kiệt về mùa khô. Việc xây dựng các hồ chứa kết hợp
với chuyển tải nước từ ngoài vùng vào là rất cần thiết cho phát triển kinh tế – xã hội
mà đặc biệt là cho phát triển sản xuất nông – công nghiệp của huyện.
Hệ thống sông Ray: Sông Ray bắt nguồn từ khu vực phía Nam và Tây Nam núi
Chứa Chan, diện tích lưu vực trong phạm vi huyện Cẩm Mỹ khoảng 300km2 với các
nhánh suối chính như: suối Gia Hoét, suối Tầm Bó, suối Trung, suối Thề… Chiều dài
sông chính 60km, đoạn chảy qua huyện dài 20 – 25km, lưu lượng trung bình 10,6
m3/s. Ngoại trừ dòng chính có nước quanh năm, đại bộ phận các nhánh suối đều cạn
kiệt vào cuối mùa khô. Trên hệ thống sông Ray đã xây dựng được các hồ chứa nước
nhỏ như: Hồ suối Vọng, Hồ suối Rang, Hồ suối Đôi, đã có tác dụng tốt trong việc
cung cấp nước cho sinh hoạt và sản xuất, nhưng do diện tích lượng nước trong hồ
không lớn, địa hình vùng tưới bị chia cắt nên phạm vi tưới thường hẹp, chi phí cho
tưới khá cao.
Các nhánh tưới thuộc hệ thống sông Thị Vải: Các nhánh suối này bắt nguồn từ
khu vực phía Tây Nam núi Đầu Rùi và núi Hàng Gòn, diện tích lưu vực: 300 –
400km2, bao gồm các suối chính như: suối Quýt, suối Thái Lan, suối Rùi, suối Rầm,
suối Sóc,… Nhưng do thảm phủ kém, mùa khô kéo dài nên các suối này đều bị cạn
kiệt vào cuối mùa khô.
Nước ngầm. theo bản đồ địa chất – thủy văn tỉnh Đồng Nai tỉ lệ 1/100.000,
huyện Cẩm Mỹ nằm trong khu vực nghèo nước ngầm. Trên đất đỏ được phong hóa từ

đá bazan nước ngầm thường xuất hiện ở độ sâu từ 80 – 120m. Hiện nay nước ngầm
đang được khai thác cho sinh hoạt và tưới cà phê, tiêu, cây ăn quả.
2.3.2. Tài nguyên đất
Phân loại đất. Toàn huyện có 4 nhóm đất chính, đặc điểm của từng nhóm đất
như sau:
– Nhóm đất đá bọt (AN – Andosols): Đất đá bọt núi lửa là loại đất tốt, nhưng có
diện tích nhỏ (729 ha), phân bố trong phạm vi hẹp thuộc các xã Xuân Bảo, Bảo Bình.

8


+ Đặc điểm phát sinh: Đất được hình thành trên đá bọt núi lửa, có lớp bề mặt
thỏa các yêu cầu của đặc tính Andic dày trên 35cm, được xếp vào nhóm đá bọt
Andosols.
+ Thành phần cơ giới: Đất AN có thành phần cơ giới nhẹ, đá chưa phong hóa
chiếm tỷ lệ khá cao.
+ Tính chất lý hóa học: Độ chua hoạt tính và chua trao đổi trong đất đạt mức
trung bình.
+ Đặc tính nông học: Đất giàu mùn, đạm, lân, mức độ giữ chặt lân rất cao (71 –
88%), tuy nhiên lân dễ tiêu vẫn khá cao, kali tổng số thấp.
Bảng 2.1. Diện Tích Các Loại Đất – Huyện Cẩm Mỹ

Ký hiệu

Tên đất

Diện tích

Việt Nam


FAO/UNESCO

AN

Đất đá bọt

Andosols

FR

Đất đỏ

LV
LP

(ha)

Tỷ lệ (%)

729

1,56

Ferasols

22.129

47,29

Đất đen điển hình


Luvisols

22.027

47,07

Đất tầng mỏng

Leptosols

45

0,10

1.014

2,17

852

1,82

46.796

100,00

Ao, Hồ
Sông, Suối
Tổng diện tích


Nguồn tin: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ, 2007
– Nhóm đất đỏ (Ferasols – FR): Đất đỏ có diện tích lớn (chiếm 47% tổng diện
tích). Phân bố hầu hết ở các xã phía Tây (Nhân Nghĩa, Long Giao, Xuân Mỹ, Xuân
Đường…). Hầu hết có tầng dày > 1000cm, kết cấu tơi xốp, thoát nước tốt, độ phì cao.
Trên các chân đất này, hiện đang sản xuất cây công nghiệp dài ngày (cà phê, cao su,
điều) và cây ăn quả.
+ Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ bazan trung tính.
+ Thành phần cơ giới: Đất có thành phần cơ giới nặng, cấu tượng viên hạt, tơi
xốp.
+ Tính chất lý hóa học: Đất thường chua, CEC (khả năng trao đổi catrion),
catrion trao đổi, kiềm trao đổi và độ no bazơ thấp.
9


+ Đặc tính nông học: Đất FR giàu đạm, lân, nghèo kali.
Nhìn chung chất lượng của đất đỏ có độ phì tương đối cao, thích hợp cho nhiều
loại cây trồng có giá trị kinh tế cao như cao su, cà phê cây ăn quả,… Tuy nhiên, khả
năng sử dụng phụ thuộc rất nhiều vào độ dày của tầng đất mặt. Nếu đất có tầng đất mặt
dày thì nên trồng cây dài ngày, ngược lại thì nên dành cho cây ngắn ngày như bắp, đậu
đỗ,…
– Đất nâu thẫm (Luvisols – LV): Đất nâu thẫm có vai trò quan trọng trong sản
xuất nông nghiệp của Cẩm Mỹ. Nhóm đất này có diện tích khá lớn, chiếm 47,1% tổng
diện tích toàn huyện. Phân bố tập trung ở các xã vùng Sông Ray. Hiện là địa bàn sản
xuất cây lương thực trọng điểm của huyện, với các cây ngắn ngày cho năng xuất cao
như: Bắp, Đậu đỗ, Mía, Lúa nước. Yếu tố hạn chế chính của nhóm đất này là kết von
và một số diện tích có tầng đá nông.
+ Đặc điểm phát sinh: Đất hình thành trên đá mẹ giàu kiềm.
+ Thành phần cơ giới trung bình, thịt pha cát mịn đến thịt pha sét.
+ Tính chất lý hóa học: Đất đen giàu đạm, kali tổng số nghèo.

Khả năng sử dụng đất phụ thuộc rất nhiều vào địa hình và khả năng thoát nước,
trên chân đất cao có thể sử dụng để trồng nhiều loại cây trồng cạn: Thuốc lá, Đậu đỗ,
Bông vải, Bắp,… Trên chân đất thấp có khả năng trồng lúa nước trong mùa mưa, cây
trồng cạn vào đầu mùa khô.
– Đất tầng mỏng (LP): Nhóm đất tầng mỏng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện
tích toàn huyện (46ha), phân bố chủ yếu ở xã Xuân Mỹ. Nhóm đất tầng mỏng chủ yếu
được hình thành trên địa hình núi với mẫu chất là đá granit, số ít trên đá bazan. Chất
lượng đất xấu nhất, bị thoái hóa nghiêm trọng, chỉ dành cho trồng rừng hoặc cây có độ
che phủ thay thế cây rừng.
Độ dốc, tầng dày.
– Độ dốc được phân thành 5 cấp: cấp I: 0 – 30, cấp II: 3 – 80, cấp III: 8 – 150,
cấp IV: 15 – 200, cấp V: >200.
– Tầng dày được phân thành 5 loại: loại 1: >100cm, loại 2: 70 – 100cm, loại 3:
50 – 70cm, loại 4: 30 – 50cm, loại 5: <30cm.

10


Bảng 2.2. Diện Tích Đất Phân Theo Độ Dốc – Tầng Dày

Độ dốc

Diện tích

Tầng dày (cm)

(ha)

%


0 – 30

18.136

38,8



2.680

700

97

14.661

3 – 80

23.351

49,9

2.324

4.820

5.664

2.677


7.866

8 – 150

2.638

5,7

50

623





2.010

36

0,1

36










724

1,5

724









1.014

2,2












852

1,8











46.796

100,0

3.134

8.121

6.364

2.774

24.537

100,0






17,4

13,6

5,9

52,4

15 – 200
>200
Hồ
Sông suối
Tổng cộng
Tỷ lệ

<30

30 – 50 50 – 70

70 – 100

>100

Nguồn tin: Báo cáo quy hoạch sử dụng đất huyện Cẩm Mỹ, 2007
Đất đai của huyện khá bằng phẳng: có tới 88,7% diện tích có độ dốc dưới 80,
khá thuận lợi cho sử dụng vào mục đích nông – công nghiệp cũng như xây dựng các

điểm dân cư và cơ sở hạ tầng, yếu tố hạn chế là tầng dày: có tới 24.1% diện tích thuộc
tầng mỏng (<50cm), 13,6% thuộc tầng trung bình (50 – 70cm), chỉ có 58,3% thuộc
tầng dày và rất dày (>70cm).
Nhìn chung, trong 4 nhóm đất, nhóm đất đỏ (Ferasols) có nhiều ưu điểm nhất,
khá thích hợp với các loại cây lâu năm. Kế đến là đất đen và đất bọt núi lửa, nhưng do
bị hạn chế bởi yếu tố tầng dày nên chỉ thích hợp với cây hàng năm và rất nhạy cảm với
điều kiện khô hạn.
2.3.3. Tài nguyên khoáng sản
Tài nguyên khoáng sản trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không nhiều, chủ yếu là đất
và đá được sử dụng làm nguyên vật liệu xây dựng. Nguồn nguyên liệu này lấy từ núi
Cẩm Tiên (xã Nhân Nghĩa),…
2.3.4. Tài nguyên rừng
Diện tích đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ không đáng kể (77ha),
phân bố chủ yếu ở Xuân Đông (68ha) và Bảo Bình (9ha). Trong tương lai, những khu

11


vực có độ dốc cao không có khả năng sản xuất nông nghiệp cần chuyển sang trồng
rừng.
2.4. Thực trạng phát triển kinh tế xã hội
2.4.1. Thực trạng phát triển kinh tế
Huyện Cẩm Mỹ được thành lập theo nghị định số 97/2004/NĐ – CP ngày
21/08/2003 của chính phủ và bắt đầu hoạt động ngày 02/01/2004 trên cơ sở sát nhập từ
7 xã của huyện Long Khánh (cũ) và 6 xã của huyện Xuân Lộc là một huyện thuần
nông (nông nghiệp chiếm tỷ trọng khoảng 74% trong cơ cấu kinh tế) với 42.740 ha là
đất sản xuất nông nghiệp.
Năm 2007, tổng GDP trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ đạt 979,85 tỷ đồng (theo giá
so sánh năm 1994). Trong đó nông nghiệp (73,16%), công nghiệp (11,57%), dịch vụ
(15,27%). Đến năm 2008, tổng GDP tăng cao nhưng chủ yếu vẫn là nông nghiệp là

chính: tổng GDP năm 2008 đạt 1.278,01 tỷ đồng. Trong đó, nông nghiệp (63,65%),
công nghiệp (12,14%), dịch vụ (24,20%).
Ước thực hiện trong năm 2009 tổng GDP đạt 1.512,53 tỷ đồng, trong đó cơ cấu
theo ngành là: ngành nông nghiệp (60,43%), công nghiệp (13,59%), dịch vụ (25,98%).
Bảng 2.3. GDP Và Cơ Cấu GDP Của Huyện Cẩm Mỹ (theo giá cố định 1994)

Chỉ tiêu

Đơn vị
tính

Năm
2005

2006

2007

2008

2009 (*)

Tổng GDP toàn huyện Tỷ đồng

834,66

945,10

979,85


1. Ngành nông nghiệp

Tỷ đồng

610,66

663,73

716,89

813,49

914,00

+ Tỷ trọng

%

73,16

70,23

73,16

63,65

60,43

2. Ngành công nghiệp


Tỷ đồng

61,62

82,84

113,33

155,19

205,50

+ Tỷ trọng

%

7,38

8,77

11,57

12,14

13,59

3. Ngành dịch vụ

Tỷ đồng


162,38

198,54

149,63

309,33

393,03

+ Tỷ trọng

%

19,45

21,01

15,27

24,20

25,98

1.278,01 1.512,53

(*): Giá trị ước tính

Nguồn tin: Báo cáo tổng kết KT – XH huyện Cẩm Mỹ, 2009


12


Phát triển các ngành kinh tế:
Nông – Lâm nghiệp. Nông – Lâm nghiệp là ngành sản xuất chính của huyện,
hiện đóng góp 63,65% trong tổng số GDP của huyện và thu hút 75 – 80% lao động
toàn huyện.
– Trồng trọt: những ưu thế và đặc thù về điều kiện tự nhiên đã là nhân tố quan
trọng trong định hướng phát triển các loại cây lâu năm, cây lương thực và cây công
nghiệp ngắn ngày trên địa bàn huyện Cẩm Mỹ với các loại cây trồng chính là: cao su,
cà phê, cây ăn quả, điều, lúa nước, bắp, bông, các loại đậu đỗ,…
+ Kết quả sản xuất cây hàng năm: Trong nhóm cây hàng năm, diện tích gieo
trồng cây bắp chiếm đến 66,5% diện tích gieo trồng, kế đến là cây lúa và các loại đậu
đỗ. Cây dâu tằm sản xuất với quy mô nhỏ, chủ yếu gắn với hộ gia đình trồng dâu nuôi
tằm, toàn huyện có khoảng 35 – 50 hộ nuôi tằm, sản lượng kén tằm đạt được 142 tấn
(năm 2008).
Bảng 2.4. Diện Tích – Năng Suất – Sản Lượng Cây Hàng Năm của Huyện Cẩm
Mỹ, 2008

TT

Loại cây trồng

1

Cây lúa

2

Bắp


3

Khoai mì

4

Mía

5

Đậu phộng

6

Diện tích

Năng suất

Sản lượng

(ha)

(tấn/ha)

(tấn)

3.040,0

53,9


163.856,0

13.244,0

58,0

768.152,0

1.452,0

294,0

426.888,0

6,0

510,0

3.060,0

60,0

12,8

768,0

Thuốc lá

759,0


18,0

13.662,0

7

Bông vải

37,0

18,8

695,6

8

Đậu nành

62,0

12,6

781,2

9

Rau các loại

1.302,0


122,4

159.364,8

10

Đậu các loại

1.696,0

9,8

16.620,8

11

Dâu tằm (lấy lá)

18,0

142,0

2.556,0

Nguồn tin: Báo cáo tổng kết KT – XH huyện Cẩm Mỹ, 2009

13



×