Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (623.84 KB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN TẬP HỢP CHI PHÍ VÀ TÍNH GIÁ THÀNH SẢN
PHẨM TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ
VÀ SẢN XUẤT GIÀY THÁI BÌNH

LÊ THỊ HƯƠNG GIANG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế toán tập hợp chi
phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Sản Xuất Giày
Thái Bình” do Lê Thị Hương Giang, sinh viên khóa 31, ngành KẾ TOÁN, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày

.

GV. NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THÚY
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Trước hết, tôi xin gởi lời cảm ơn sâu sắc đến ba mẹ- người đã sinh và nuôi
dưỡng tôi đến ngày hôm nay, tiếp đến là cảm ơn chân thành đến toàn thể quý thầy cô
đã dạy dỗ, truyền đạt kiến thức cho tôi từ lúc mới chập chững vào lớp cũng như những
thầy cô suốt 4 năm trên giảng đường Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh. Đặc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn tới Cô Nguyễn Thị Phương Thuý đã hướng dẫn
tận tình cho tôi hoàn thành khoá luận tốt nghiệp này.
Xin chân thành cảm ơn các anh chị phòng Kế Toán cũng như các phòng ban
khác của Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Sản Xuất Giày Thái Bình đã giúp đỡ nhiệt tình,
tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại Công ty.

Cuối cùng, xin cảm ơn gia đình và tất cả bạn bè đã quan tâm và ủng hộ tôi.

TpHCM, ngày 17 tháng 07 năm 2009

Lê Thị Hương Giang


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ HƯƠNG GIANG, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ
Chí Minh. Tháng 07 năm 2009. “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí và Tính Giá Thành
Sản Phẩm tại Công ty cổ phần giày Thái Bình.”
LÊ THỊ HƯƠNG GIANG, Faculty of Economics, Nong Lam University - Ho
Chi Minh City. July 2009. “Accounting production cost and unit cost at Thái Bình
Joint Stock Company”.
Mục tiêu kế toán tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty Cổ
Phần Đầu Tư & Sản Xuất Giày Thái Bình là :
Qua quá trình tìm hiểu thực tế, thu thập và xử lý số liệu.
Mô tả lại quá trình tập hợp chi phí và tính giá thành sản phẩm tại Công Ty. Qua
đó, thấy được những điểm mạnh, những điểm còn hạn chế của công tác kế toán và từ
đó đề xuất các ý kiến góp phần làm cho công tác kế toán ngày càng phù hợp hơn với
quyđịnh.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Sự cần thiết của đề tài ...........................................................................................1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................1
1.3. Phương pháp nghiên cứu ......................................................................................2
1.4. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................3
2.1. Khái quát về công ty .............................................................................................3
2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần giày Thái Bình sau 18
năm thành lập ...........................................................................................................4
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty .............................................................6
2.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp ........................................................16
2.2.1 Cơ cấu tổ chức...............................................................................................16
2.2.2 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán ................................................................17
2.3. Quy trình công nghệ sản xuất .............................................................................21
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................22
3.1. Các hình thức sổ kế toán.....................................................................................22
3.2. Những vấn đề chung về chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm .......................23
3.2.1 Chi phí sản xuất.............................................................................................23
3.2.2. Giá thành sản phẩm......................................................................................24
3.2.3. Mối quan hệ giữa chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm ..........................24
3.2.4. Nhiệm vụ của kế toán tập hợp chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm
................................................................................................................................24
3.2.5. Đối tượng hạch toán chi phí sản xuất, đối tượng tính giá thành và kỳ tính
giá thành .................................................................................................................25
v


3.3. Kế toán chi phí sản xuất......................................................................................25
3.3.1. Kế toán chi phí nguyên vật liệu trực tiếp .....................................................25
3.3.2. Kế toán chi phí nhân công trực tiếp .............................................................27
3.3.3. Kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................................29
3.3.4. Kế toán thiệt hại sản phẩm hỏng..................................................................35

3.3.5. Kế toán thiệt hại ngừng sản xuất..................................................................36
3.3.6. Tổng hợp chi phí sản xuất............................................................................36
3.3.7. Chi phí sản xuất kinh doanh dở dang...........................................................40
3.4. Kế toán giá thành sản phẩm................................................................................41
3.4.1. Phương pháp trực tiếp (phương pháp giản đơn) ..........................................41
3.4.2. Phương pháp hệ số .......................................................................................41
3.4.3. Phương pháp tỷ lệ ........................................................................................41
3.4.4. Phương pháp loại trừ chi phí........................................................................42
3.4.5. Phương pháp đơn đặt hàng...........................................................................42
3.4.6. Phương pháp tổng cộng chi phí ...................................................................42
3.4.7. Phương pháp phân bước...............................................................................42
3.4.8. Phương pháp định mức ................................................................................43
3.4.9. Phương pháp liên hợp ..................................................................................44
3.5. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................44
CHƯƠNG 4.KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN .................................................................45
4.1. Quy trình công nghệ sản xuất .............................................................................45
4.1.1. Đối với chi phi phí sản xuất .........................................................................46
4.1.2. Đối tượng tính giá thành ..............................................................................47
4.1.3. Kỳ tính giá thành..........................................................................................47
4.1.4. Phương pháp tính Z......................................................................................47
4.1.5. Phương pháp đánh giá sản phẩm dở dang....................................................47
4.2. Kế toán tập hợp chi phí sản xuất.........................................................................48
4.2.2. Kế toán CPNVL trực tiếp.............................................................................48
4.2.4. Kế toán chi phí sản xuất chung ....................................................................72
4.2.5. Kế toán các khoản thiệt hại trong sản xuất ..................................................81
4.3. Kế toán tập hợp CPSX – Kiểm kê đánh giá SP dở dang và tính Z sản phẩm ....82
vi


4.3.1. Kế toán tập hợp CPSX .................................................................................82

4.3.2. Kế toán kiểm kê đánh giá sản phẩm dở dang ..............................................83
4.3.3. Kế toán tính giá thành sản phẩm..................................................................86
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ.....................................................................89
5.1. Kết luận...............................................................................................................89
5.1.1. Tình hình hoạt động .....................................................................................89
5.1.2. Tổ chức bộ máy tại công ty..........................................................................90
5.1.3. Tổ chức bộ máy kế toán ...............................................................................90
5.1.4. Công tác hạch toán, quản lý CPSX và tính Z SP .........................................91
5.2. Đề nghị................................................................................................................92
5.2.1. Chi phí NVL.................................................................................................92
5.2.2. Chi phí nhân công ........................................................................................92
5.2.3. Chi phí sản xuất chung.................................................................................93
5.2.4. Chi phí quản lý doanh nghiệp ......................................................................93
5.2.5. Chi phí bán hàng ..........................................................................................93
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................94

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

CCDC


Công Cụ Dụng Cụ

CPSX

Chi Phí Sản Xuất

CP SXC

Chi Phí Sản Xuất Chung

CP

Chi Phí

DN

Doanh Nghiệp

ĐVT

Đơn Vị Tính

GTGT

Giá Trị Gia Tăng

KKĐK

Kiểm Kê Định Kỳ


KTTC

Kế Toán Tài Chính

KT

Kế Toán

KPCĐ

Kinh Phí Công Đoàn

MMTB

Máy Móc Thiết Bị

NVL TT

Nguyên Vật Liệu Trực Tiếp

NVL

Nguyên Vật Liệu

NCTT

Nhân Công Trực Tiếp

SXKD


Sản Xuất Kinh Doanh

SP

Sản Phẩm

STT

Số Thứ Tự

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

SX

Sản Xuất

TK

Tài Khoản

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

Z

Giá Thành


viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 4.1. Bảng Trích Mã Sản Phẩm Một Đơn Hàng....................................................46
Bảng 4.2. Tổng Hợp Thanh Toán Lương Tháng 12/2008.............................................66
Bảng 4.3. Báo Cáo Tổng Hợp Chế Độ - Chính Sách ....................................................66
Bảng 4.4. Bảng Phân Bổ Chi Phí Nhân Công ...............................................................68
Bảng 4.5. Phân bổ chi phí sản xuất chung cho từng mã sản phẩm .............................77
Bảng 4.6. BẢNG TỔNG HỢP BÁO CÁO KIỂM KÊ THÁNG 12/2008 ....................85
Bảng 4.7. Bảng NVL dùng phân bổ ..............................................................................87
Bảng 4.8. Phân Bổ Chi Phí NVL...................................................................................87
Bảng 4.9. Bảng Báo Cáo Giá Thành – Đơn Vị Cho Khách Hàng DECATHON .........88
Bảng 4.10. Bảng Báo Cáo Giá Thành – Đơn Vị Cho Khách Hàng PISTON ...............88

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Sơ đồ Mô Hình của Tập Đoàn TBS’ Group....................................................6
Hình 2.2. Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản lý Sản Xuất Kinh Doanh ................................7
Hình 2.3. Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Doanh Nghiệp ....................................16
Hình 2.4. Sơ đồ hình thức Chứng Từ Ghi Sổ................................................................19
Hình 2.5. Quy trình Sản Xuất Giày ...............................................................................21
Hình 4.1. Quy trình Sản Xuất Giày ...............................................................................46
Hình 4.1. Sơ Đồ Tập Hợp Chứng Từ ............................................................................47
Hình 4.2. Sơ Đồ Hạch Toán CPSX và Tính Giá Thành................................................48
Hình 4.3. Sơ đồ lưu chuyển chứng từ NVL ..................................................................50
Hình 4.4. Sơ Đồ Hạch Toán CPNVL ............................................................................53
Hình 4.5. Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Lương...........................................................62

Hình 4.6. Sơ Đồ Hạch Toán CPNC Tháng 12/2008 .....................................................65
Hình 4.7. Sơ Đồ Hạch Toán CPNVL Tháng 12/2008...................................................74
Hình 4.8. Sơ Đồ Hạch Toán CPKHTSCĐ Tháng 12/2008...........................................75
Hình 4.9. Sơ Đồ Hạch Toán CP Dụng Cụ Sản Xuất Tháng 12/2008 ...........................75
Hình 4.10. Sơ Đồ Hạch Toán CP Hàng Hóa, Dịch Vụ Mua Ngoài ..............................76

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Hóa Đơn Giá Trị Gia Tăng
Phụ lục 2. Phiếu Chi
Phụ lục 3. Phiếu Xuất Kho
Phụ lục 4. Chứng Từ Ghi Sổ Xuất

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Sự cần thiết của đề tài
Kể từ khi thực hiện chính sách mở cửa, nền kinh tế nước ta đã có nhiều chuyển
biến rõ rệt. Từ nền kinh tế tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế thị trường có sự
điều tiết của Nhà nước đã phát huy tính tự chủ, khơi dậy được tiềm năng và sức sáng
tạo của nhân dân cũng như các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, trong nền kinh tế thị trường quá trình cạnh tranh diễn ra hết sức gay
gắt, khốc liệt, một doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển, bên cạnh việc nâng cao
chất lượng sản phẩm, mở rộng thị trường tiêu thụ thì việc tiết kiệm chi phí, hạ giá
thành sản phẩm đóng vai trò rất quan trọng. Do đó, doanh nghiệp cần phải có một hệ

thống kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm hoàn thiện. Việc tính đúng,
tính đủ chi phí sản xuất là một cơ sở quan trọng, cung cấp cho nhà quản lý những
thông tin thiết thực trong việc định giá sản phẩm từ đó nâng cao sức cạnh tranh của
doanh nghiệp.
Xét thấy tầm quan trọng của chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm đối với sự
tồn vong của một doanh nghiệp nên em đã chọn đề tài: “Kế Toán Tập Hợp Chi Phí
và Tính Giá Thành Sản Phẩm tại Công Ty Cổ Phần Giày Thái Bình”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Thông qua việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm để lấy
được cách thức hạch toán, sử dụng tài khoản, phân bổ chi phí, đánh giá sản phẩm dở
dang, tính giá thành sản phẩm. Đồng thời xem xét tính hợp lý của các khoản mục cấu
thành nên giá thành sản phẩm, từ đó đề ra các biện pháp nhằm hoàn thiện công tác
hạch toán chi phí sản xuất, tính giá thành sản phẩm giúp công ty sử dụng tốt các tiềm
năng về lao động, vật tư, tiền vốn trong quá trình sản xuất kinh doanh.


1.3. Phương pháp nghiên cứu
- Thu thập số liệu tại phòng kế toán của công ty, căn cứ trên các số chi tiết chi
phí sản xuất kinh doanh.
- Tìm hiểu tình hình thực tế của công ty bằng cách hỏi nhân viên trong công ty
và giám sát quy trình sản xuất.
- Tìm hiểu tính đặc thù của ngành, các yếu tố khách quanvà chủ quan mà công
ty đang gánh chịu.
1.4. Phạm vi nghiên cứu
- Đề tài chỉ nghiên cứu việc hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản
phẩm mà cụ thể là giá thành sản xuất, không đề cập đến chi phí bán hàng và chi phí
quản lý doanh nghiệp, các mặt công tác khác chỉ đề cập đến một cách sơ lược.
- Không gian nghiên cứu: đề tài được nghiên cứu tại phòng kế toán của Công ty
Cổ Phần Giày Thái Bình.
- Thời gian nghiên cứu: từ 02/2009 đến 05/2009.


2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Khái quát về công ty
ƒ Tên công ty: Công Ty Cổ Phần Đầu Tư & Sản Xuất Giày Thái Bình
ƒ Tên tiếng anh: Thai Binh Shoes
ƒ Tên viết tắt: TBS’ Group
ƒ Loại hình doanh nghiệp: công ty cổ phần
ƒ Địa chỉ: 5A Xa Lộ Xuyên Á – An Bình – Dĩ An - Bình Dương
ƒ Điện thoại: 84.8.7241241
ƒ Fax: 84.8.8960223
ƒ Email: infor @thaibinhshoes.com
ƒ Website:
ƒ Giấy phép thành lập: số 106/GP.UB ngày 05 tháng 03 năm 1993
ƒ Tổng diện tích: 200.000m2
ƒ Tổng số công nhân viên: 3.700 người, trong đó nhân viên quản lý có 200
người.
ƒ Vốn điều lệ: 10.400.000.000
ƒ Tổng vốn kinh doanh của công ty:
™ Vốn cố định: 9.450.000.000
™ Vốn lưu động: 950.000.000
• Ngành nghề kinh doanh: Gia công sản xuất các mặt hàng may mặc, sản
xuất gia công các mặt hàng giày xuất khẩu, kinh doanh các loại vật tư
phục vụ may mặc, giày dép, sản xuất giày vải xuất khẩu.
• Thị trường tiêu thụ chủ yếu là các nước EU và Mỹ.


3


2.1.1.Quá trình hình thành và phát triển Công ty cổ phần giày Thái Bình sau 18
năm thành lập
Tiền thân của Công ty cổ phần giày Thái Bình ngày nay do một nhóm các cán
bộ sỹ quan thuộc trung đoàn 165, sư đoàn 7, quân đoàn 4, kết hợp với một số kỹ sư
mới ra trường thành lập vào năm 1989. Trong những năm đầu thành lập, nhóm cán bộ
này kết hợp với các chuyên gia Pháp của công ty Liksin và công ty Imex Tam Bình,
Vĩnh Long trong việc gieo trồng và xuất khẩu cây công nghiệp giấy. Chỉ trong vòng 3
năm (từ 1989 – 1991) đã gieo trồng được khoảng 30 triệu cây giống, đồng thời tham
gia xuất khẩu cây nguyên liệu giấy qua cảng Hải Phòng và Quy Nhơn, thu về cho đất
nước khoảng 5 triệu USD, tạo công ăn việc làm cho 250 cán bộ công nhân viên.
Ngày 06/10/1992 công ty được thành lập mang tên “Công ty TNHH Thái
Bình”.
Cuối năm 1992, công ty tập trung và xây dựng nhà máy số 1 với quy mô ban
đầu gồm 10 chuyền may và 3 chuyền gò ráp giày nữ thời trang , đồng thời xây dựng hệ
thống tổ chức cán bộ , tuyển dụng và đào tạo công nhân kỹ thuật ngành giày để đến
tháng 8 năm 1993 chính thức đi vào hoạt động.
Với mục đích học hỏi công nghệ, những năm đầu công ty đã thực hiện gia công
cho công ty ORION TAIWAN khoảng 6 triệu đôi/năm giày nữ các loại.
Đến tháng 8/1995 công ty bắt đầu mở rộng sang lĩnh vực sản xuất giày thể thao
với phân xưởng mini đầu tiên gồm 4 chuyền may và 1 chuyền gò ráp.
Tháng 11/1995 nhà máy sản xuất giày thể thao được xây dựng với quy mô gồm
12 chuyền máy kép, 2 chuyền gián đế giày thể thao hiện đại. Nhà máy này là cơ sở
đảm bảo cho sự hợp tác và tiêu thụ giữa công ty với tập doàn Reebok-Tập đoàn thương
mại giày hàng đầu thế giới của Mỹ.
Năm 1997, phân xưởng thêu được hình thành với 4 máy thêu vi tính hiện đại
loại 20 đầu, phục vụ thêu trang trí các chi tiết trên mũ giày.
Đầu năm 1999 nhà văn phòng công ty với diện tích hơn 27.000 m2 cũng được

xây dựng theo đúng tiêu chuẩn quốc tế, khẳng định mục tiêu kinh doanh đáp ứng nhu
cầu kinh doanh tầm cỡ trong khu vực và quốc tế của công ty.

4


Với khả năng nhạy bén, sáng tạo, nhận biết đúng thị trường ngày 24/4/2000
Ban lãnh đạo công ty đã đầu tư thành lập một công ty hoạt động trong lĩnh vực địa ốc
mang tên Công ty cổ phần Địa ốc ARECO.
Ngày 08/5/2000, tiếp tục đầu tư thành lập Công ty TNHH giày Thanh Bình
chuyên sản xuất đế phục vụ cho sản xuất giày xuất khẩu.
Trên đà phát triển mở rộng, ngày 16/11/2001 ban lãnh đạo công ty quyết định
đầu tư thành lập Công ty Liên Doanh Pacific chuyên sản xuất nguyên liệu EVA và
giày dép cao cấp với quy mô 8 chuyền gò sản lượng 3,5 triệu đôi/năm, góp phần vào
sự phát triển vững mạnh của nhóm công ty TBS’Group.
Tháng 3/2002 thành lập nhà máy sản xuất đế giày các loại.
Tháng 9/2002 thành lập sản xuất nhà máy khuôn mẫu kỹ thuật cao TBS với
công suất chế tạo 1000 khuôn/năm.
Trong xu hướng phát triển của nền kinh tế quốc gia và quốc tế tháng 6/2005
Hội Đồng Quản Trị đã quyết định chuyển đổi công ty TNHH Thái Bình thành công ty
cổ phần. ngày 1/8/2005 Công Ty Cổ Phần Giày Thái Bình chính thức đi vào hoạt
động.
Công ty Thái Bình cũng đã trở thành một trong những công ty tư nhân hàng đầu
Việt Nam trong lĩnh vực sản xuất giày dép xuất khẩu, về quy mô hoạt động và uy tín
trên thương trường. Với phương châm: “Không ngừng nâng cao chất lượng nhằm thỏa
mãn nhu cầu của khách hàng và các bên liên quan”, công ty luôn lấy chất lượng và uy
tín làm đòn bẩy phát triển bền vững. Với những nỗ lực và thành quả trên công ty đã
vinh hạnh đón nhận Huân chương lao động hạng III do Chủ tịch nước CHXHCN Việt
Nam trao tặng vào ngày 22/12/2000. Và công ty được đánh giá là hệ thống quản lý
chất lượng phù hợp tiêu chuẩn ISO 9001 – 2000 do tổ chức quốc tế SGS Liên hiệp

Vương Quốc Anh chứng nhận vào ngày 13/12/2001, 5 năm liền được Bộ Thương Mại
tặng thưởng bằng khen thành tích xuất khẩu vượt chỉ tiêu.

5


Hình 2.1. Sơ đồ Mô Hình của Tập Đoàn TBS’ Group
Văn phòng
TBS’Group

SXKD giày
Xuất khẩu

Đầu tư
Tài chính

Cty Thái
Bình SX giày

Cty Pacific
SX giày

Đầu tư và KD
BĐS - Areco

Cty Thanh
Bình SX đế

Cty đầu tư
434


Nguồn tin: Phòng tài chính kế toán
2.1.2. Tổ chức bộ máy quản lý của công ty
Công ty Thái Bình thiết lập, ban hành thực hiện và duy trì bộ máy quản lý dựa
trên các quy trình, thủ tục dạng văn bản quy định trách nhiệm và quyền hạn của mỗi vị
trí quản lý.
Các chức danh theo hệ thống quản lý 4 cấp của Công ty gồm có:
™ Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty.
™ Phó Chủ Tịch Hội Đồng Quản Trị Công ty.
™ Tổng Giám Đốc Điều Hành Công ty.
™ Phó Tổng Giám Đốc Điều Hành Công ty.
™ Giám Đốc.
™ Phó Giám Đốc.
™ Trưởng Phòng nghiệp vụ.
™ Phó Phòng nghiệp vụ.
™ Quản Đốc Phân Xưởng.
™ Phó Quản Đốc.
™ Trợ lý Quản Đốc.
™ Trưởng ca, Chuyền trưởng, Tổ Trưởng.
™ Trợ lý Chuyền Trưởng.
6


™ Nhân viên nghiệp vụ.
Hình 2.2. Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản lý Sản Xuất Kinh Doanh

7


TỔNG GIÁM ĐỐC


GĐ KINH
DOANH

GĐ TRUNG
TÂM MẪU

TP NGHIÊN
CỨU SP

TP KD THỊ
TRƯỜNG

GĐ CHẤT
LƯỢNG

TP TKCN &
OLCL

GĐ KH-VTCBSX

GĐ SẢN
XUẤT

GĐ TÀI CHÍNH

TP MUA
TP KẾ
TOÁN


TP
BÁN

QĐ XƯỞNG
SX MẪU

PGĐ KHĐH SX

TP
KHĐH
SX

TP
KHVT

PGĐ ĐẦU
VÀO SX


PX
CHẶT


PX
THÊU

ĐẠI DIỆN
CHẤT LƯỢNG

GĐ NHÂN SỰ


PGĐ KHỐI MAY

QĐ PX
CBSX


PX
MAY
1


PX
MAY
2


PX
MAY
3

8

TP
QL
NS
TLCS

TP PT
NHÂN

LỰC

PGĐ SX ĐẾ


PX
MAY
4


PX
ÉP
ĐẾ


PX
HT
ĐẾ

TP
HC
QT

ĐOÀN
THỂ

PGĐ GÒ 1

QĐ PX GÒ 1


PGĐ GÒ 2

QĐ PX GÒ 2


2.2. Tổ chức công tác kế toán tại doanh nghiệp
Phòng kế toán chịu trách nhiệm trước Giám Đốc Tài Chính và Nhà Nước theo
điều lệ kế toán Nhà nước ban hành. Đảm bảo về mọi hoạt động tài chính- kế toán của
công ty.
Theo dõi và tập hợp các số liệu về kết quả sản xuất bằng nghiệp vụ kế toán.
Tham gia phân tích kết quả sản xuất kinh doanh của Công ty theo từng kỳ tài chính.
Xác lập tính hiệu quả của hệ thống kế toán công ty, theo dõi kế toán các chi phí
bất hợp lý trong quá trình SX – KD của công ty như: do sản xuất sản phẩm hỏng, giải
quyết các khiếu nại của khách hàng, hay khắc phục sản phẩm không phù hợp.
Lập và gửi báo cáo đúng hạn các loại văn bản tài chính, thống kê quyết toán
theo đúng chế độ hiện hành cho cơ quan quản lý Nhà nước và HĐQT công ty.
Tổ chức bảo quản, lưu trữ các tài liệu, hồ sơ kế toán theo đúng chế độ kế toán
do Nhà nước ban hành. Đảm báo bí mật các tài liệu, hồ sơ và số liệu kế toán.
Thực hiện kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ đội ngũ kế toán nhằm
không ngừng nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ CNV.
2.2.1 Cơ cấu tổ chức
Hình 2.3. Sơ đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán tại Doanh Nghiệp

KẾ TOÁN TRƯỞNG

PHÓ PHÒNG KẾ TOÁN

Kế toán
TSCĐCCDC


Kế toán
công nợ
tiền mặt

Kế toán
vật tư

Kế toán
tiền gửithủ quỹ

Kế toán
thành phẩm
doanh thu

Kế toán xuất
nhập khẩu

Nguồn tin: Phòng tài chính kế toán

16


Chức năng
ƒ KT trưởng: tổ chức bộ máy kế toán hoạt động, kiểm soát chỉ đạo các nghiệp vụ,
kiểm tra và xác nhận các chứng từ, sổ sách do các kế toán chi tiết lập, chịu trách
nhiệm trước TGĐ và GĐ tài chính.
ƒ Phó phòng KT: hỗ trợ KT Trưởng trong việc tổ chức bộ máy kế toán một cách
hợp lý, giám sát các hoạt động của nhân viên trong phòng để đảm bảo phòng
KT hoạt động hiệu quả…Đồng thời làm nhiệm vụ của một kế toán tổng hợp:
tập hợp chi phí và tính giá thành SP, lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế.

ƒ KT công nợ tiền mặt: theo dõi tình hình doanh thu, theo dõi các khoản thanh
toán, công nợ vật tư.
ƒ KT TSCĐ – CCDC: theo dõi tình hình nhập xuất CCDC và TSCĐ.
ƒ KT thành phẩm doanh thu: theo dõi tình hình nhập xuất tiêu thụ SP, phản ánh
doanh thu về hoạt động SXKD.
ƒ KT tiền gửi, thủ quỹ: theo dõi TGNH, tiền vay ngắn hạn, dài hạn, thu chi quỹ
TM hàng ngày, lập báo cáo thu chi tồn quỹ tiền mặt.
ƒ KT vật tư: theo dõi tình hình nhập xuất tồn kho vật tư.
ƒ KT xuất nhập khẩu: theo dõi những chi phí liên quan đến việc xuất khẩu và
nhập khẩu hàng hóa của công ty ra nước ngoài.
2.2.2 Hình thức tổ chức bộ máy kế toán
Công việc kế toán được phân công cho các kho, hằng ngay hạch toán báo sổ
ban đầu, rồi gửi bảng kê chứng từ về văn phòng công ty bằng các file excel và chứng
từ gốc – dữ liệu hôm nay được gửi vào cuối ngày(chậm nhất là trưa hôm sau). Sau đó
phòng kế toán sẽ tổng hợp và ghi chép nghiệp vụ.
Chế độ kế toán vận dụng tại công ty
Công ty áp dụng chế độ kế toán Việt Nam, được ban hành theo quyết định số
15/2006/QĐ-BTC ngày 20-3-2006 của Bộ Trưởng Bộ Tài Chính.
Hình thức kế toán: Công ty áp dụng hình thức chứng từ ghi sổ, hạch toán kế
toán theo phương pháp kê khai thường xuyên.

17


Chế độ chúng từ: Công ty áp dụng một hệ thống chứng từ bắt buộc do Bộ Tài
Chính ban hành. Các nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh đều có chứng từ kế toán
chứng minh. Cuối cùng, toàn bộ hệ thống chứng từ kế toán thực hiện đều đã được
chuyển về phòng kế toán.
Hệ thống tài khoản: Công ty áp dụng hệ thống tài khoản trong bảng hệ thống
tài khoản thống nhất và mở các tài khoản chi tiết phù hợp với việc hạch toán của kế

toán ở doanh nghiệp. Việc xử lý thông tin, số liệu kế toán bằng hệ thống mạng vi tính
đã giúp phòng kế toán hoàn thành tốt nhiệm vụ.
Niên độ kế toán bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc ngày 31/12 hàng năm.
Đơn vị tiền tệ sử dụng: đơn vị tiền tệ sử dụng để ghi chép kế toán của công ty
là đồng Việt Nam (VNĐ), các đồng tiền khác được quy đổi sang đồng Việt Nam theo
tỷ giá thực tế tại thời điểm phát sinh các nghiệp vụ. Các số dư tiền mặt, tiền gửi ngân
hàng và công nợ có gốc ngoại tệ được quy đổi theo tỷ giá bình quân liên ngân hàng do
ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập báo cáo tài chính.
Chính sách thuế áp dụng
Thuế giá trị gia tăng:
Thuế suất 0% đối với sản phẩm xuất khẩu.
Thuế suất 10% đối với sản phẩm tiêu thụ nội địa.
Thuế thu nhập doanh nghiệp: theo giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư số 23/CNUB cấp ngày 06/8/1999 của UBND tỉnh Bình Dương.

18


Hình 2.4. Sơ đồ hình thức Chứng Từ Ghi Sổ
Chứng từ gốc

Sổ quỹ

Sổ đăng ký chứng
từ ghi sổ

Bảng tổng hợp
chứng từ gốc

Sổ, thẻ kế toán
chi tiết


Chứng từ ghi sổ

Sổ cái

Bảng cân đối số
phát sinh

Báo cáo tài chính

Ghi chú:
Ghi hàng ngày:
Ghi cuối tháng:
Đối chiếu, kiểm tra:
Trình tự ghi sổ như sau:

19

Bảng tổng hợp
chi tiết


Hàng ngày nhân viên kế toán phụ trách từng phần hành căn cứ vào các chứng từ
gốc sau khi đã kiểm tra ghi vào bảng tổng hợp chứng từ gốc, cuối tháng hoặc định kỳ căn
cứ vào bảng tổng hợp chứng từ gốc lập các chứng từ ghi sổ. Chứng từ ghi sổ sau khi lập
xong được chuyển đến kế toán trưởng ký duyệt rồi chuyển cho kế toán tổng hợp với đầy
đủ các chứng từ gốc kèm theo để kế toán tổng hợp ghi vào sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và
sau đó ghi vào sổ cái.
Cuối tháng khóa sổ tìm ra tổng số tiền của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh trong
tháng trên sổ đăng ký chứng từ ghi sổ và tổng số phát sinh nợ, tổng số phát sinh có của

từng tài khoản trên sổ cái, tiếp đó căn cứ vào sổ cái lập bảng cân đối số phát sinh của các
tài khoản tổng hợp. Sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu giữa bảng cân đối số phát sinh và
bảng tổng hợp chi tiết thuộc phần kế toán chi tiết, sổ đăng ký chứng từ ghi sổ nếu khớp
nhau thì bảng cân đối số phát sinh được sử dụng để lập báo cáo tài chính.
Đối với những tài khoản có mở sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết thì chứng từ gốc sau khi
sử dụng để lập chứng từ ghi vào sổ sách kế toán tổng hợp được chuyển đến các bộ phận
kế toán chi tiết có liên quan để làm căn cứ ghi vào sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo yêu cầu
của từng tài khoản. Cuối tháng cộng các sổ hoặc thẻ kế toán chi tiết theo từng tài khoản
tổng hợp để đối chiếu với sổ cái thông qua bảng cân đối số phát sinh. Các bảng tổng hợp
chi tiết sau khi kiểm tra đối chiếu số liệu cùng với bảng cân đối số phát sinh được dung
làm căn cứ lập báo cáo tài chính.

20


Hình 2.5. Quy trình Sản Xuất Giày
KHỐI ĐẦU

KHỐI SẢN XUẤT:11 PHÂN

VÀO

XƯỞNG

1.Kho

nguyên liệu
mũ.

-Kho


PX cắt

2.PX.bồi dán

PX thêu

3.Kho hóa
chất/đế.

Phụ trợ

4.Kho phụ
liệu gò.

KHỐI ĐẦU RA

thành
phẩm.
2 PX gò ráp
4 PX may

-Kiểm
hàng.
-Xuất
hàng.

Hoàn
tất đế


Cán luyện ép
đúc đế

5.Kho thiết
bị, phụ tùng.

Kho
BTP



ráp

đế

Bao


Nguồn tin: Phòng tài chính kế toán

21


×