Tải bản đầy đủ (.pdf) (75 trang)

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TẠI XÃ ĐỨC LIỄU HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (748.12 KB, 75 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CÂY CA CAO TẠI XÃ
ĐỨC LIỄU HUYỆN BÙ ĐĂNG TỈNH BÌNH PHƯỚC

LÊ THỊ QUỲNH NGA

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KHUYẾN NÔNG VÀ PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 04/2009
1


Hội đồng chấm báo cáo tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm Hiểu Tình Hình Phát Triển Cây
Ca Cao Tại Xã Đức Liễu Huyện Bù Đăng Tỉnh Bình Phước” do Lê Thị Quỳnh Nga, sinh
viên khóa 2004 - 2009, chuyên ngành khuyến nông và phát triển nông thôn, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày___________________.

Nguyễn Ngọc Thùy
Người hướng dẫn,

____________________________
Ngày
tháng
năm


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

____________________________
Ngày
tháng
năm

____________________________
Ngày
tháng
năm

i


LỜI CẢM TẠ
Khóa luận tốt nghiệp đã khép lại quá trình học tập dưới ngôi Trường Đại Học
Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh. Những kiến thức đã tích lũy trong quá trình học tập
mà các thầy cô truyền đạt là hành trang giúp tôi tự tin hơn khi vào đời. Để có được như
ngày hôm nay, tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn chân thành đến:
-

Cảm ơn công ơn của cha mẹ đã không ngại vất vả, hy sinh để cho con được
theo đuổi con đường mà mình đã chọn. Cảm ơn các anh chị đã hết lòng ủng hộ
về mặt vật chất và tinh thần, đó chính là nguồn động viên to lớn giúp em đủ tự
tin vượt qua những khó khăn, thử thách.

-


Cảm ơn các thầy cô trong khoa Kinh Tế đã trang bị cho em những kiến thức vô
cùng quí báu. Đặc biệt, em xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Ngọc Thùy,
người đã luôn tận tình truyền đạt những kiến thức trong quá trình hướng dẫn
thực hiện đề tài.

-

Cảm ơn những hộ gia đình trên địa bàn điều tra đã cung cấp những thông tin
quí báu phục vụ cho công tác nghiên cứu của đề tài.

-

Cảm ơn bạn bè, những người thân đã giúp đỡ trong quá trình điều tra cũng như
trong quá trình thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn !
TP.Hồ Chí Minh, ngày 20 tháng 4 năm 2009
Sinh viên
Lê Thị Quỳnh Nga

ii


NỘI DUNG TÓM TẮT
LÊ THỊ QUỲNH NGA. Tháng 04 năm 2009. “Tìm Hiểu Tình Hình Phát Triển
Cây Ca Cao Tại Xã Đức Liễu Huyện Bù Đăng Tỉnh Bình Phước”.
LE THI QUYNH NGA. APRIL 2009. “Report on Cacao Development Program in
Duc Lieu Commune, Bu Dang District, Binh Phuoc Province”
Khóa luận tìm hiểu về tình hình phát triển cây ca cao tại xã Đức Liễu huyện Bù
Đăng tỉnh Bình Phước. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy việc đầu tư phát triển

ca cao nông hộ trên địa bàn xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước là hợp lý và
đúng đắn bởi hiệu quả mà ca cao mang lại tương đối cao. Cụ thể là 1ha ca cao trồng xen
dưới tán cây điều có thể mang lại thu nhập từ 20 – 30 triệu đồng/năm, chưa tính đến
khoản thu từ cây điều, điều này chứng tỏ ca cao là loại cây trồng rất có lợi cho nền kinh tế
nước nhà, nó không những mạng lại nguồn thu nhập đáng kể trên cùng một diện tích mà
còn tạo độ ẩm, sự tơi xốp cho đất, nhờ được tỉa cành, rễ tơ của cây ca cao còn giúp đất
thông thoáng lại nhờ được sự bón phân, tưới nước cho cây nên cây điều cho đậu nhiều trái
to, hạt lớn từ đó năng suất vườn điều đã được cải biến rõ rệt. Ngoài ra, với kết quả mà ca
cao mang lại đề tài tiến hành phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất ca cao để
người dân thấy được yếu tố nào cần đầu tư cho thích hợp để từ đó mở rộng thêm diện tích
trồng và trồng xen canh một cách thích hợp.

iii


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix

Danh mục các hình

x

CHƯƠNG1. MỞ ĐẦU


1

1.1. Lí do chọn đề tài

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài

2

1.2.2.Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu

3

1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận

3


1.4. Trình bày cấu trúc của khóa luận
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

3
5

2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan

5

2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu

5

2.2.1. Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên và môi trường

5

2.2.2 . Điều kiện văn hóa – xã hội

10

2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế

11

2.2.4. Cơ sở hạ tầng

13


2.2.5. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội

14

2.2.6. Một số đặc điểm chung

14

2.3. Đặc điểm chung

15

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

17
17

3.1.1. Giới thiệu, khái quát về cây ca cao
iv

17


3.1.2. Bản chất của quá trình tìm hiểu phát triển cây ca cao

19

trên địa bàn

3.2. Phương pháp nghiên cứu

20

3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

20

3.2.2. Phương pháp xữ lý số liệu

21

3.2.3. Một số chỉ tiêu tính toán

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1.Vài nét chung

24
24

4.1.1. Tình hình phát triển ca cao tại tỉnh Bình Phước

25

4.1.2. Triển vọng trồng xen ca cao dưới tán cây Điều ở tỉnh
Bình Phước

26


4.1.3. Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức
(SWOT) trong tình hình trồng và phát triển cây ca cao ở
xã Đức Liễu

27

4.2. Thông tin tổng hợp các mẫu điều tra

28

4.2.1. Khái quát về mẫu điều tra

28

4.2.2. Đặc điểm hộ điều tra

28

4.2.3. Đặc điểm về quá trình sản xuất

33

4.2.4. Các nguồn thu nhập

35

4.2.5. Chi tiêu của nông hộ trong năm

37


4.3.Tình hình hoạt động sản xuất

38

4.3.1. Hiện trạng sản xuất sử dụng đất nông nghiệp

38

4.3.2.Diên biến quá trình tham gia dự án

39

4.4. Mức biến động diện tích, sản lượng, năng suất tại địa phương

40

4.5. Tình hình canh tác cây ca cao tại địa phương

42

4.5.1. Thông tin cơ bản về các hộ điều tra

42

4.5.2.Cơ cấu diện tích canh tác ca cao của nông hộ

43

4.6. Tình hình giống ca cao


43

4.7. Quá trình trồng cây ca cao trong những năm KTCB

44

4.8. Kênh tiêu thụ tại địa phương

46

4.9. Sản phẩm và thị trường tiêu thụ

46

v


4.9.1. Sản phẩm

46

4.9.2. Thị trường tiêu thụ

47

4.10. Nhu cầu của nông hộ

47


4.11. Xây dựng giải pháp

49

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

52

5.1. Kết luận

52

5.2. Kiến nghị

53

5.2.1. Đối với nhà nước và chính quyền địa phương

53

5.2.2. Đối với người dân

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

BVTV

Bảo Vệ Thực Vật

CPLĐ

Chi Phí Lao Động

CPVT

Chi Phí Vật Tư

DT

Doanh Thu

DTTN

Diện Tích Tự Nhiên

ĐT & TTTH

Điều Tra Và Tính Toán Tổng Hợp

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

KTCB


Kiến Thiết Cơ Bản

LN

Lợi Nhuận

NHNN & PTNT

Ngân Hàng Nông Nghiệp Và Phát Triển Nông Thôn

NTTS

Nuôi Trồng Thủy Sản

RRA

Phương Pháp Đánh Giá Nhanh Nông Thôn

TCPSX

Tổng Chi Phí Sản Xuất

TDTT

Thể Dục Thể Thao

TN

Thu Nhập


TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Một Số Chỉ Tiêu về Khí Hậu

7

Bảng 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất

9

Bảng 2.3. Tình Hình Dân Số và Lao Động của Xã Đức Liễu Năm 2007

10

Bảng 4.1. Điểm Mạnh, Yếu, Cơ Hội và Thách Thức Trong Tình Hình Trồng

28

và Phát Triển Cây Ca Cao ở Xã Đức Liễu

Bảng 4.2. Độ Tuổi của Nông Hộ

28

Bảng 4.3. Giới Tính của Nông Hộ

29

Bảng 4.4. Cơ Cấu Lao Động của Các Hộ Được Điều Tra

30

Bảng 4.5. Cơ Cấu Nghề Nghiệp của Chủ Hộ

30

Bảng 4.6. Trình Độ Văn Hóa

30

Bảng 4.7. Tình Hình Tiếp Cận Thông Tin của Nông Dân

31

Bảng 4.8. Tình Trạng Nhà của Nông Hộ Được Điều Tra

32

Bảng 4.9. Số Hộ Sử Dụng Phương Tiện Sản Xuất


33

Bảng 4.10. Diện Tích Đất

34

Bảng 4.11. Các Nguồn Vay Vốn của Các Hộ Dân

34

Bảng 4.12. Mục Đích Vay Vốn của Các Hộ Dân

35

Bảng 4.13. Thành Phần Thu Nhập của Nông Hộ

35

Bảng 4.14. Chi Phí Cây Điều Trong Những Năm Kiến Thiết Cơ Bản

36

Bảng 4.15. Kết Quả và Hiệu Quả Sản Xuất 1Ha Điều Trong Năm Qua

37

Bảng 4.16. Thành Phần Chi Tiêu của Nông Hộ

38


Bảng 4.17. Biến Động Diện Tích, Sản Lượng, Năng Suất Cây Ca Cao Qua
Các Năm

41

Bảng 4.18. Các Chỉ Số Chỉ Sự Thay Đổi Diện Tích Ca Cao trên Địa Bàn Xã

41

Bảng 4.19. Các Chỉ Số Chỉ Sự Thay Đổi Sản Lượng Ca Cao trên Địa Bàn Xã

42

Bảng 4.20. Thông Tin về Các Hộ Điều Tra

43

Bảng 4.21. Phân Tổ Theo Diện Tích Vườn Ca Cao của Các Nông Hộ Điều Tra

43

Bảng 4.22. Chi Phí Cho 1 Ha Ca Cao Trong Những Năm KTCB

44

Bảng 4.23. Kết Quả - Hiệu Quả Kinh Tế của Cây Ca Cao

45

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1. Sơ Đồ Kênh Tiêu Thụ Sản Phẩm tại Xã Đức Liễu

ix

46


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lí do chọn đề tài
Từ khi đổi mới cho đến nay, cùng với sự chuyển đổi cơ chế kinh tế tập trung quan
liêu bao cấp sang nền kinh tế thị trường, nền kinh tế nước ta có sự chuyển biến tích cực về
số lượng lẫn chất lượng. Gần đây với việc gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO)
đã, đang và sẽ mang lại những thuận lợi trong giao thương giữa các nước thành viên của
tổ chức này. Hàng hóa của Việt Nam sẽ được tự do giao dịch và có thể xuất khẩu nhiều
nước trên thế giới trong đó có sản phẩm ca cao.
Trước đây, cây ca cao là loại cây chưa được nhà nước quan tâm, đầu tư, hỗ trợ và
người nông dân chú ý tới vì chưa biết được tính hiệu quả về giá trị kinh tế của loại cây
trồng này. Nhưng từ năm 2004 trở lại đây diện tích trồng cây ca cao được tăng lên rõ rệt
bỡi những ưu điểm vượt trội của nó .
Từ năm 2000, Nhà nước Việt Nam đã đưa vào áp dụng chương trình trồng và phát
triển cây ca cao thông qua dự án Success Alliance với sự hỗ trợ của tổ chức phi chính phủ
(NGO) của Mỹ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường ca cao trong nước và trên toàn thế
giới. Success Alliance là sự cộng tác giữa cơ quan nhà nước, những công ty tư nhân và
những tổ chức phát triển phi lợi nhuận, tất cả những liên minh này cùng có mục đích

chung là thúc đẩy hệ thống canh tác ca cao bền vững ở khắp vùng Đông Nam Á, trong đó
có Việt Nam. Nguồn vốn chung cho Success Alliance là do bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ
(USDA) và cơ quan phát triển quốc tế (USAID) tài trợ.
Việt Nam được các thành viên của dự án hỗ trợ bước đầu về vốn, vật tư và khoa
học kỹ thuật cần thiết để tạo ra sản phẩm ca cao tại Việt Nam như là vụ mùa có hiệu quả
kinh tế cao và bền vững. Liên minh Success đã có nhiều năm kinh nghiệm thực hiện các
dự án phát triển ca cao ở Đông Nam Á. Ngoài ra chương trình còn có thể đưa ra một

1


Cùng với những thành viên địa phương, liên minh lập nên kế hoạch thành lập hệ
thống canh tác ca cao tại tỉnh Bình Phước theo phương pháp thực hành tốt nhất được biết
đến trên thế giới trong việc canh tác cây ca cao. Dự án Success Alliance tại Bình Phước là
một dự án kế thừa những nỗ lực phát triển ca cao đầu tiên tại tỉnh Bình Phước được viện
nghiên cứu ca cao Hoa kỳ (ACRI) và Trường Đại học Nông Lâm TP.Hồ Chí Minh tài trợ.
Những kết quả của sự nổ lực này đã chứng minh rằng nhiều giống ca cao thương mại, sản
lượng cao đạt hiệu quả kinh tế cao và cho nhiều năng suất tại Bình Phước. Hoạt động
chính của Liên minh Success là thúc đẩy việc phát triển ca cao tốt và chuyển giao giống
tốt đến khoảng 3.500 nông dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước trong thời gian dự án hoạt
động .
Với những ưu điểm trên diện tích trồng cây ca cao ở tỉnh Bình Phước ngày càng
tăng dẫn đến đời sống của người nông dân trên địa bàn được cải thiện hơn. Vì vậy việc
tìm hiểu tình hình phát triển cây ca cao tại xã Đức Liễu – huyện Bù Đăng – tỉnh Bình
Phước là rất cần thiết. Từ đó xây dựng cơ sở để đề xuất những biện pháp tích cực nhằm
ổn định và nâng cao đời sống cho bà con nông dân trong việc chuyển đổi và trồng xen
canh cây trồng mới.
Để tìm hiểu rõ hơn về lợi ích mà cây ca cao mang lại như thế nào cũng như sự phát
triển của nó ra sao nên tôi tiến hành thực hiện đề tài nghiên cứu: “Tìm Hiểu Tình Hình
Phát Triển Cây Ca Cao Tại Xã Đức Liễu – Huyện Bù Đăng – Tỉnh Bình Phước”.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung của đề tài
Mục tiêu chung của đề tài là tìm hiểu tình hình phát triển cây ca cao tại xã Đức
Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước và đánh giá hiệu quả kinh tế của loại cây trồng
này.
1.2.2.Mục tiêu cụ thể
Để đạt được mục tiêu chung đã đề ra đề tài tập trung vào các mục tiêu cụ thể như
sau:

2


- Tìm hiểu điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội trên địa bàn xã Đức Liễu, từ đó đưa ra
những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất nông nghiệp.
- Khảo sát và nghiên cứu thực trạng và tình hình canh tác cây ca cao trên địa bàn
nghiên cứu.
- Đánh giá hiệu quả kinh tế cây ca cao trên địa bàn xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng,
tỉnh Bình Phước.
- Từ đó đưa ra một số đề xuất cho ngành trồng trọt nói chung và ngành ca cao nói
riêng tại địa phương.
1.3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đề tài là các nông hộ thuộc địa bàn xã Đức Liễu, huyện
Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu về tình hình phát triển cây ca
cao tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi địa bàn nghiên cứu : Đề tài được tiến hành nghiên cứu, thu thập số liệu
và những thông tin phỏng vấn tại địa bàn xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước.
- Phạm vi thời gian nghiên cứu : Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 22/12/2008 đến

ngày 14/04/2009.
1.4. Trình bày cấu trúc của khóa luận
Cấu trúc của khóa luận gồm 5 chương :
CHƯƠNG 1.MỞ ĐẦU
Đặt vấn đề (sự cần thiết, lí do chọn đề, mục đích ….), mục tiêu nghiên cứu, phạm
vi nghiên cứu và cấu trúc của khóa luận.
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
Trình bày tổng quan về xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước. Phần tổng
quan này sẽ trình bày về vị trí địa lý, đặc điểm tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên cũng như
chất lượng dân số và nguồn nhân lực, kinh tế - văn hóa - xã hội trên địa bàn nghiên cứu.
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3


Giới thiệu khái quát về cây ca cao, các vấn đề liên quan đến sự phát triển của cây
ca cao. Đồng thời, trình bày các phương pháp nghiên cứu, các chỉ tiêu đo lường kết quả hiệu quả kinh tế được sử dụng vào việc tìm hiểu tình hình phát triển và đánh giá hiệu quả
kinh tế cây ca cao.
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Chương này tổng hợp các thông tin điều tra từ UBND xã, các mẫu điều tra từ các
hộ nông dân tại Xã, tìm hiểu và đánh giá kết quả - hiệu quả kinh tế của cây ca cao, phân
tích các yếu tố ảnh hưởng và thực hiện tính toán, lập bảng biểu cần thiết để xét đến khả
năng đem lại thu nhập từ cây ca cao cho người nông dân trong xã .
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .
Chương này trình bày hai phần chính đó là phần kết luận và phần kiến nghị. Phần
kết luận sẽ trình bày ngắn gọn các kết quả chính mà đề tài đã đạt được trong quá trình
thực hiện đề tài nghiên cứu. Phần kiến nghị trình bày những đề xuất các giải pháp, chính
sách cần thực hiện nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế của cây ca cao..

4



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về tài liệu có liên quan
Nhiều nghiên cứu có liên quan trên tại xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng đã được tiến
hành trong những năm gần đây. Chẳng hạn như báo cáo quy hoạch và kế hoạch sử dụng
đất đai ở xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước (2007) chỉ rõ những điều kiện
thuận lợi cũng như khó khăn trên địa bàn trong quá trình triển khai thực hiện dự án trồng
và phát triển cây ca cao. Báo cáo về tình hình phát triển cây ca cao tại tỉnh Bình Phước
thông qua dự án Success Alliance đã mang lại nguồn thu nhập đáng kể cho người dân nơi
đây cũng bước đầu đánh giá được tiềm năng to lớn của loại cây trồng này. Báo Nông
nghiệp Việt Nam (2007) cũng đã đăng thông tin về việc tỉnh Bình Phước đã mạnh dạn
đầu tư 140 tỷ đồng để phát triển cây ca cao và cũng phân tích triển vọng của vùng đất này
trong tương lai.
Các nguồn thông tin từ trạm khuyến nông xã về tình hình phát triển cây ca cao và
một số ý kiến nhận xét của những người am hiểu, những người tham gia trồng để biết
được các đặc điểm sinh thái của cây ca cao cũng như những điều kiện thuận lợi, khó khăn
khi trồng loại cây này trên địa bàn Xã.
Tác giả Nguyễn Đình Đề (2005) trong luận văn tốt nghiệp của mình đã nghiên cứu
về phát triển ca cao tại huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước nhưng chủ yếu tập trung vào kỹ
thuật trồng. Trong luận văn này tác giả tập trung nghiên cứu kỹ thuật trồng như cách
chăm sóc, tỉa cành, tỷ lệ phân bón, TBVT.
2.2. Tổng quan về địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Đặc điểm tự nhiên – tài nguyên và môi trường
a) Vị trí địa lí

5


Xã Đức Liễu có diện tích tự nhiên 9.010.00 ha, khu trung tâm xã nằm ở ngã ba

QL14 và đường ĐT750 đi huyện Phước Long, cách thị xã Đồng Xoài 30km về hướng về
hướng Nam, cách thị trấn Đức Phong khoảng 20km theo đường QL14 về hướng Bắc.
Ranh giới hành chính:
- Phía Bắc: giáp xã Minh Hưng
- Phía Nam: Giáp xã Nghĩa Trung
- Phía Đông: Giáp xã Phước Sơn
- Phía Tây: Giáp huyện Phước Long
Xã Đức Liễu, huyện Bù Đăng, tỉnh Bình Phước thuộc vùng Đông Nam Bộ, nằm
trải dài theo tuyến đường QL14, là một trong những tuyến đường quan trọng của cả nước,
có nhiều tuyến xe Bắc Nam đi ngang qua, xã thuộc vùng đất đỏ bazan, rất thuận lợi cho
việc phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày, có sự quan tâm của tỉnh về xây dựng cơ
sở hạ tầng kỹ thuật như: điện, đường, trường, trạm… tạo điều kiện thuận lợi cho việc phát
triển công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và các dịch vụ văn hóa - xã hội.
Tuy nhiên, Đức Liễu nói riêng và Bình Phước nói chung chỉ mới được thành lập,
thuộc vùng niềm núi cách xa các trung tâm kinh tế và thành phố lớn, vì vậy có ít cơ hội
được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm kinh tế đó. Điều đó là một trở ngại không nhỏ
trong phát triển kinh tế nói chung và sử dụng đất đai nói riêng.
b) Khí hậu
Bù Đăng nói chung và khu vực xã Đức Liễu nói riêng mang chung đặc điểm chung
của khí hậu vùng Đông Nam Bộ, nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích
đạo, có nền nhiệt cao đều quanh năm, ít gió bão và không có mùa lạnh, rất thuận lợi cho
việc phát triển kinh tế nói chung và đặc biệt là sản xuất nông nghiệp với các cây trồng
nhiệt đới rất điển hình cho vùng.
Nhiệt độ không khí:
- Nhiệt độ trung bình trong năm 260C.
- Nhiệt độ tối cao trung bình 28,10C vào tháng 4.
- Nhiệt độ tối thấp trung bình 24,70C vào tháng

6



Bảng 2.1. Một số chỉ tiêu và khí hậu
Năm
Hạng mục

Ghi chú tháng cao

2002 2003 2004 2005

2006

2007

nhất và thấp nhất

Nhiệt độ trung bình 0C

29

24.2

25.2

25.7

25.85

26.3

Tháng 4 và 11


Số giờ nắng cả năm( giờ)

2490

2484

2183

2210

2411

2500

Tháng 12 và 8

Độ ẩm trung bình (%)

77.8

80.2

83.2

84.2

83.25

84.2


Tháng 8 và 2

Lượng mưa cả năm
(mm)

2927

2305 3430

3384

2889

2611

Tháng 8 và 2

Nguồn tin : Niên giám thống kê huyện
Lượng mưa: Đức Liễu có lượng mưa trung bình tương đối cao 2.218 mm, nhưng
được phân hóa theo mùa, tạo ra hai mùa trái ngược nhau (mùa mưa và mùa khô).
Mùa mưa kéo dài trong 06 tháng từ tháng 5 đến tháng 11, mưa rất tập trung, lượng
mưa trong 06 tháng mùa mưa chiếm 85 – 90% tổng lượng mưa cả năm, chỉ riêng tháng 04
mưa lớn nhất, lượng mưa chếm 60 – 65% lượng mưa cả năm. Ngược lại, lượng bốc hơi và
nền nhiệt thấp hơn mùa khô và khi đó cán cân ẩm độ rất cao. Lượng mưa lớn và tập trung
đã xảy ra quá trình xói mòn, rửa trôi rất mạnh lôi cuốn sét mùn từ nơi cao xuống nơi thấp,
làm bất đồng hóa phẫu diện và dẫn tới nhiều biến đổi quan trọng trong phân hóa vỏ thổ
nhưỡng.
Mùa khô kéo dài cũng trong vòng 06 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng
mưa rất thấp chỉ chiếm khoảng từ 10 – 15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc

rất cao, chiếm khoảng từ 65 – 70% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm độ cũng rất
cao. Do lượng mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách
mãnh liệt. Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các
Secquioxyt sắt, nhôm mở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành
kết von và đá ong rất phổ biến trong lãnh thổ.
Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
Mùa mưa cây cối phát triển xanh tốt và là mùa vụ sản xuất chính. Ngược lại mùa khô cây
cối kém phát triển do thiếu nước. Với sự phân bố lượng mưa như vậy khả năng cung cấp
nước tưới cho nông nghiệp gặp rất nhiều khó khăn, chưa đầy 10% diện tích đất nông
nghiệp có nước tưới nên trong công tác sản xuất nông nghiệp các ban ngành lãnh đạo và

7


Gió theo mùa, mùa mưa gió theo hướng Tây Nam và Đông Nam, mùa khô gió theo
hướng Đông và Đông Bắc, ít có gió lốc xoáy và bão lớn.
c) Địa hình - độ dốc và địa chất
- Địa hình – độ dốc: Xã Đức Liễu nằm trên khu đồi thấp, không có ngọn núi cao,
sườn đồi thoai thoải, độ dốc địa hình khoảng 2% - 12%. Khu vực phía Bắc và phía Nam
địa hình khá dốc trên 10% .
Đánh giá địa hình khu vực xây dựng có những đặc điểm sau:
QL14 trên đỉnh phân lưu, địa hình dốc về hai phía Nam, Bắc. Ở phía Bắc địa hình khá
phức tạp, còn ngược lại ở phía Nam địa hình tương đối thuận lợi.
Cốt cao độ cao nhất: 292.5 tại khu đồi gần trung tâm xã.
Cốt cao độ thấp nhất: 276.0 tại khu vực phía Nam.
Độ cao trung bình khoảng 1.5%, cục bộ 10%.
- Địa chất: Xã Đức Liễu có nguồn tài nguyên khoáng sản, đó là quặng Bôxít, mỏ
đá Bazan lộ dọc theo các sườn đồi, đáp ứng vật liệu cho xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ
thuật.
Xét về đặc điểm của loại đá Bazan: Đá Bazan là hàm lượng oxít sắt cao (10 –

11%), ôxít Magiê từ 8 – 10%, ôxít Phosphor từ 0,5 – 0,8%, ôxít Canxi từ 7 – 10%, hàm
lượng Kali thấp hơn hàm lượng Natri. Vì vậy, các đá Bazan thường có màu đen và trong
điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một lớp võ phong hòa dày trung bình 20 - 30 m và có
màu nâu đỏ. Các loại đất được hình thành trên đá Bazan là nhóm đất đỏ vàng, các đất này
có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta.
Đức Liễu có đặc tính cấu tạo địa chất của vùng huyện Bù Đăng, cường độ chịu áp
lực tương đối lớn và ổn định .
d) Các nguồn tài nguyên
(1) Nguồn tài nguyên đất:
Tài nguyên đất là địa bàn sinh hoạt, sản xuất, tạo ra của cải vật chất để duy trì sự
sống của con người, là nguồn dự trữ tài nguyên có giá trị nhất của con người và cũng là
nguồn tài nguyên có hạn. Những vị trí cố định trong không gian là tư liệu sản xuất không
thể thiếu được và cũng không thể thay thế được, nó có vai trò quan trọng nhất trong mọi
8


Bảng 2.2. Cơ Cấu Sử Dụng Đất
Xã Đức Liễu

Huyện Bù Đăng

Diện tích

Cơ cấu

Diện tích

Cơ cấu

(ha)


(%)

(ha)

(%)

Tổng DT đất TN

9.010,00

100

148.83,00

100

Đất đã đưa vào sử dụng

8.838,01

98,09

133.786,74

89,89

1. Đất sản xuất nông nghiệp

5.813,14


64,52

70.515,65

47,38

Đất trồng cây lâu năm

5.723,83

63,53

-

-

Đất trồng cây ngắn ngày

55,81

0,62

-

-

Đất có mặt nước NTTS

33,50


0,37

53.347,00

35,84

2.467,46

27,39

9.239,70

6,21

3. Đất chuyên dùng

440,10

4,88

684,39

0,46

4. Đất ở

117,31

1,30


15.046,26

10,11

Đất chưa đưa vào sử dụng

171,99

1,9

12.721,72

8,55

1. Đất chưa sử dụng

36,09

0,4

2.324,54

1,56

2. Đất sông suối

135,90

1,5


-

-

LOẠI ĐẤT

2. Đất lâm nghiệp

Nguồn tin : Dự án quy hoạch sử dụng đất đai UBND xã Đức Liễu
Nhìn chung, tỷ lệ đất đã đưa vào sử dụng khá cao chiếm 91,55% DTTN, cao hơn
toàn huyện (89,89 %) và toàn tỉnh 89,61%.Trong quỹ đất đã đưa vào sử dụng, đất sử dụng
vào mục đích nông nghiệp lớn nhất chiếm 51,09% DTTN cao hơn toàn huyện 47,38%.
Đất lâm nghiệp chiếm 25,71% DTTN (toàn huyện chiếm 35,84%), đất chuyên dùng
chiếm 7,97%, đất ở chiếm 6,78%.Diện tích đất chưa đưa vào sử dụng còn 2.987 ha, chiếm
8,45% DTTN.
(2) Nguồn tài nguyên nước:
- Tài nguyên nước ngầm: Theo các tài liệu của cụ địa chất và khoáng sản Việt Nam
(1998), phun trào Bazan ở Bù Đăng bao gồm rất nhiều pha, mỗi pha phun trào có một đới
phong hóa ở phần trên tơi xốp, nứt nẻ chứa nước rất tốt, phần dưới là bazan đặc sít, chứa
nước kém hoặc không chứa nước. Các thành tạo chứa nước này hiện diện không liên tục.
Với nguồn cấp chủ yếu là từ khí quyển nên mức độ giàu nước phụ thuộc vào rất nhiều các
yếu tố địa hình. Nhìn chung nước chứa trong các phức hệ bazan có trữ lượng thấp, lưu
9


- Tài nguyên nước mặt: Chung quanh trung tâm xã có các nhánh suối thuộc hệ
thống sông Bé và hồ Thác Mơ ….
Tài nguyên khoáng sản: Về nguồn tài nguyên khoáng sản của tỉnh Bình Phước nói
chung và huyện Bù Đăng nói riêng hiện nay đang còn ít được để ý nghiên cứu thăm dò.

Nhưng nhìn chung trên địa bàn này nguồn tài nguyên khoáng sản có phần hạn chế so với
các vùng khác .
2.2.2 . Điều kiện văn hóa – xã hội
a) Dân số - lao động
Bảng 2.3. Tình Hình Dân Số và Lao Động của Xã Đức Liễu Năm 2007
Chỉ tiêu
- Tổng dân số
+ Số nam
+ Số nữ
- Lao động
Tỷ lệ so với dân
+ Lao động nông nghiệp
Tỷ lệ so lao động
+ Lao động phi nông nghiệp
Tỷ lệ so với lao động
- Tổng số hộ
+ Hộ nông nghiệp
Tỷ lệ so với tổng số hộ
+ Hộ phi nông nghiệp
Tỷ lệ so với tổng số hộ
- Tổng số học sinh
+ Nhà trẻ - mẫu giáo
+ Tiểu học
+ Trung học cơ sở
+ Trung học phổ thông

ĐVT
Người
Người
Người

Người
%
Người
%
Người
%
Hộ
Người
%
Người
%
Người
Người
Người
Người

Số lượng
10.998
5.918
5.080
8.296
75,43
5.934
71,53
2.362
28,47
2.359
1.926
81,64
433

18,36
550
1540
1120
1350
Nguồn tin: UBND xã Đức Liễu

Theo bảng thống kê của xã Đức Liễu thì dân số trong xã có 10.998 nhân khẩu nằm
trong 10 thôn, bao gồm 2.359 hộ dân, có tỷ lệ giới tính khá đồng đều. Riêng về lực lượng
lao động tương đối nhiều, trong xã có khoảng 8.296 người trong độ tuổi lao động chiếm
75,43% so với tổng dân số. Phần lớn các lao động phục vụ cho nông nghiệp đạt khoảng
10


71,53% trong tổng số lao động. Điều này cho thấy, cuộc sống của người dân nơi đây chủ
yếu dựa vào nông nghiệp là chính. Còn lao động phi nông nghiệp có khoảng 2.362 người
chiếm 28,47%, các hộ này thường kinh doanh, làm trong các ngành kinh tế nhà nước, làm
công nhân trong các nhà máy, tham gia trong ngành y tế, giáo dục, ….
Trong 2.359 hộ thì đa phần là các hộ nông nghiệp, gồm 1.926 hộ chiếm 81,64%
trong tổng số hộ, còn lại là các hộ phi nông nghiệp khoảng 433 hộ chiếm 18,36%. Các hộ
này chủ yếu buôn bán nhỏ, làm dịch vụ.
b) Văn hóa – xã hội
Người dân trên địa bàn xã phần lớn theo đạo Thiên Chúa Giáo, đạo Tin Lành, đạo
Phật … nên công tác tuyên truyền vận động nhân dân về chủ trương, đường lối chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà Nước cho nhân dân biết và thực hiện theo quy tắc dân chủ.
Phong trào: Đoàn, đội, hội và các phong trào TDTT phát triển khá mạnh, tuy
nhiên cơ sở vật chất còn nghèo nàn do vậy ảnh hưởng không ít tới chất lượng của các
phong trào đoàn thể.
2.2.3. Thực trạng phát triển kinh tế
Xã Đức Liễu có ngành nông nghiệp phát triển và là ngành sản xuất chính, kế đến là

các ngành công nghiệp, thương mại, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp và các ngành khác .
a) Ngành nông nghiệp
Ngành nông nghiệp ở Đức Liễu phát triển mạnh về trồng trọt và chăn nuôi, còn các
ngành khác đang trên đà phát triển. Cây trồng chủ yếu của vùng là những cây công nghiệp
dài ngày (tiêu, điều, cao su, cà phê,…) và hiện nay đang có xu thế nhân rộng diện tích
trồng cây ca cao. Bên cạnh đó chăn nuôi và thủy sản cũng phát triển mạnh.
Trồng trọt:
Ngành trồng trọt tập trung vào các cây trồng chính như là điều, các loại cây lâu
năm và cây ăn trái nhưng chủ yếu mới mở rộng diện tích, chưa chú ý đến thâm canh, tăng
vụ và tăng năng suất.
- Cây ngắn ngày: Diện tích cây hàng năm chiếm tỷ lệ thấp trong quỹ đất nông
nghiệp và có chiều hướng giảm trong các năm gần đây. Cây hàng năm chủ yếu được
trồng xen trong các loại cây trồng dài ngày.

11


- Cây lâu năm: Cây công nghiệp lâu năm là loại cây trồng chủ đạo trên địa bàn Xã,
chủ yếu trồng và phát triển cây điều, cà phê, cao su và một số loại cây ăn trái. Xã Dức
Liễu đang trên đà tăng dần diện tích cây ca cao.
- Cây cao su: Diện tích cao su được trồng khắp toàn Xã, nhưng cao su nông trường
Đức Liễu chiếm phần chủ đạo, cao su từ hộ gia đình cũng được phát triển khá mạnh.
- Cây Điều: Điều là loại cây được trồng phổ biến khắp toàn Xã, mang lại hiệu quả
kinh tế cao nhất cho người dân địa phương. Từ năm 2001 trở lại nay khí hậu tương đối
thuận lợi nên cây điều đạt năng suất rất cao kèm theo đó là giá cả thị trường ổn định nên
đời sống của người nông dân được đãm bảo. Nhưng xét thấy năng suất mùa điều năm nay
rất thấp do điều kiện khí hậu không thuận lợi cho việc đậu trái.
- Cây hồ tiêu: Năng suất hàng năm thu được từ loại cây trồng này cũng khá cao
nhằm đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt cho người dan trên địa bàn.
- Cây cà phê: Theo tình hình phát triển chung của Xã thì diện tích cà phê đang có

xu hướng giảm dần vì điều kiện chăm sóc của từng hộ gia đình trong Xã không đáp ứng
đủ cho loại cây trồng này.
- Cây ăn trái: Nhìn chung hàng năm loại cây này sinh trưởng và phát triển tốt,
mang lại hiệu quả kinh tế khá cao và chất lượng tốt. Mặt khác nhằm đa dạng hóa cây
trồng trong xã.
Ngoài những loại cây trồng lâu năm khác, cây ca cao đang có xu thế phát triển
mạnh về mặt diện tích, vì xét thấy những ưu điểm rất phù hợp với điều kiện tự nhiên của
vùng. Tuy mới được đưa vào trồng thực nghiệm cách đây không xa nhưng bước đầu đã
mang lại hiệu quả kinh tế đáng khích lệ.
Chăn nuôi:
Hàng năm đều có tăng về mặt số lượng, song giá cả thị trường lên xuống thất
thường. Ngành chăn nuôi phát triển mạnh nhờ vào công nghệ chế biến thức ăn gia súc
tiến bộ, phổ biến trên thị trường và áp dụng KHKT tạo giống mới, thụ tinh nhân tạo, dịch
vụ thú y, kiểm dịch tốt. Hiện nay đã có nhiều hộ gia đình chọ chăn nuôi là nghề chính,
hình thành trang trại chăn nuôi có quy mô vừa và nhỏ.

12


Nuôi trồng thủy sản:
Hiện nay đã có nhiều trang trại nuôi trồng thủy sản ở xã Đức Liễu được thành lập
nhằm phục vụ cho đời sống sinh hoạt hàng ngày của người dân trên địa bàn và các vùng
lân cận.
b) Công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp và thương mại – dịch vụ
Cơ sở công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp hiện nay chủ yếu là tiểu thủ công nghiệp
địa phương trong những năm qua cũng từng bước phát triển. Tuy nhiên chưa đạt được tốc
độ phát triển như dự kiến, về cơ sở vật chất, thiết bị kỹ thuật và năng lực sản xuất còn
nhiều hạn chế tập trung ở một số ngành nghề như chế biến hạt điều, sản xuất nước đá, sửa
chữa nhỏ, hàn, tiện … và một số ngành nghề truyền thống khác. Mạng lưới thương mại –
dich vụ phát triển nhanh (chợ Sao Bọng là trung tâm thương mại chính của xã mới được

xây dựng và thành lập vào giữa năm 2008) đã đáp ứng được nhu cầu thiết yếu cho sản
xuất tiêu dùng của nhân dân đến tận vùng sâu vùng xa, mạng lưới này chủ yếu do tư nhân
đảm nhiệm. Kinh tế thương mại – dịch vụ phát triển đa dạng hơn trước, vật tư nguyên liệu
hàng hóa phục vụ sinh hoạt ngày một phong phú, đáp ứng một phần quan trọng nhu cầu
sản xuất và đời sống của nhân dân trong xã.
2.2.4. Cơ sở hạ tầng
a) Giao thông
Quốc lộ 14 chiều dài qua khu trung tâm xã Đức Liễu khoảng 731.5m, chiều rộng
nền đường 9m, chiều rộng mặt đường 7m, nhựa đường, giao thông thuận tiện, là trục
đường giao thông huyết mạch nối Tây Nguyên với vùng kinh tế trong điểm phía Nam, là
đường mòn Hồ Chí Minh nối liền Bắc – Nam.
Ngoài tuyến đường QL14 nói trên còn có một số đường mòn không có giá trị giao
thông cơ giới.
b) Mạng lưới điện
Nguồn cấp điện cho khu vực là nguồn điện quốc gia tuyến 22kv từ trạm biến thế
35kv Minh Hưng đến, tính đến nay mạng lưới điện đã đưa về hầu hết các ấp, số hộ sử
dụng điện chiếm 50%, số hộ còn lại chưa có điện là do quá nghèo hoặc do ở quá xa khu
dân cư tập trung.

13


2.2.5. Thực trạng phát triển các lĩnh vực xã hội
a) Y tế - Kế hoạch hóa gia đình
Xã có một trạm y tế và một phân trạm ở vùng dân tộc để chăm sóc sức khỏe cho
nhân dân. Mạng lưới cộng tác viên và y tế các ấp đã được cũng cố hoạt động nề nếp, dịch
vụ y tế tư nhân được quản lý và hoạt động có chất lượng, góp phần quan trọng trong công
tác chữa bệnh ở cơ sở. Các chương trình y tế quốc gia đều đạt 90 % công tác phòng chống
các loại bệnh nguy hiểm đạt được nhiều tiến bộ rõ rệt, tỷ lệ mắc bệnh sốt rét giảm đáng
kể, không có trường hợp tử vong.

Kế hoạch hóa gia đình: Công tác kế hoạch hóa gia đình thường xuyên được tuyên
truyền rộng rãi trong nhân dân thông qua các chiến dịch sinh đẻ có kế hoạch, sức khỏe vị
thành niên, chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em. Phát miễn phí các công cụ phòng ngừa và
tránh thai.
b) Giáo dục
Xã đã khắc phục được tình hình xuống cấp của cơ sở vật chất, quy mô trường học
không ngừng được nâng cấp mở rộng. Chất lượng dạy và học ngày càng được nâng cao,
tỷ lệ học sinh lên lớp hàng năm đạt 90 – 95%, công tác phổ cập giáo dục tiểu học, chống
xóa mù chữ cơ bản đã xong. Hiện nay xã đã thực hiện công tác phổ cập trung học cơ sở
(15 – 18 tuổi) đạt 81,5%. Đội ngũ giáo viên đang dần được chuẩn hóa, giỏi về chuyên
môn nghiệp vụ, nhiều giáo viên được công nhận là giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh.
c) Nguồn nước sinh hoạt
Theo đánh giá trữ lượng nước ngầm trong đồ án QHCN đường Hồ Chí Minh qua
tỉnh Bình Phước “Điểm dân cư Đức Liễu nằm trong vùng lưu lượng nước ngầm thấp của
tỉnh. Lưu lượng lỗ khoan nhỏ hơn 3 – 5 m3/giờ. Vì vậy nên chọn nguồn nước mặt hồ Thác
Mơ cách trung tâm xã Đức Liễu khoảng 2km về phía Bắc hoặc ngăn hồ suối cầu mới ở
phía Đông cách Sao Bọng 1,5m. Cấp nước sinh hoạt và sản xuất cho người dân trên địa
bàn và trong tương lai sẽ chọn nguồn nước này phục vụ cho nhân dân toàn Xã.
2.2.6. Một số đặc điểm chung
Qua quá trình nghiên cứu về điều kiện tự nhiên, cho thấy xã Đức Liễu có nhiều lợi
thế và khó khăn trong việc phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là về vấn đề sử dụng đất
trên địa bàn.

14


Lợi thế:
- Lợi thế cơ bản nhất của xã là vị trí địa lý, xã nằm ngay trên đường QL14, rất
thuận lợi cho việc đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo
hướng tăng dần tỷ trọng thương mại – dịch vụ.

- Giao thông của xã là một phần của mạng lưới giao thông liên vùng quan trọng
của huyện và tỉnh. Từ xã có thể đi lại và vận chuyển hàng hóa khá thuận lợi, là điều kiện
cho phép đẩy nhanh phát triển kinh tế nói chung và vấn đề khai thác sử dụng đất nói
riêng.
- Về dân số: Mật độ dân số trung bình, bình quân đất tự nhiên và đất nông nghiệp
cao so với cả nước và vấn đề đô thị hóa chưa cao, nó chưa thực sự tạo sức ép mạnh mẽ
đến vấn đề sử dụng đất như các địa phương khác.
- Sự chỉ đạo kịp thời của các cấp đảng ủy, chính quyền đã góp phần quan trọng
trong việc khai thác đất đai có hiệu quả có hiệu quả hơn.
Hạn chế:
- Về vị trí địa lý, tuy có các yếu tố thuận lợi như phân tích ở trên, nhưng so với
những nơi khác trong tỉnh thì Đức Liễu là xã ở xa các trung tâm kinh tế và các thành phố
lớn, cho nên ít được hưởng sức lan tỏa của các trung tâm đó. Đặc biệt khó khăn trong việc
kêu gọi vốn đầu tư từ trong và ngoài nước.
- Là một xã miền núi, điểm xuất phát về kinh tế còn thấp, đi từ sản xuất nông
nghiệp là chính, công nghiệp – tiểu thủ công nghiệp còn rất kém, cơ sở hạ tầng giao
thông, điện, nước, bưu chính viễn thông, trường học còn thiếu chưa đồng bộ, chất lượng
kém.
- Lực lượng lao động giãn đơn còn chiếm đa số, thiếu lao động có kỹ thuật. Mặt
khác đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn.
- Tỷ lệ tăng dân số khá cao, đặc biệt là nguồn di dân tự do từ các tỉnh thành khác
tới đang là trở ngại rất lớn cho địa phương hiện nay và chắc còn sẽ diễn ra trong tương lai.
2.3. Đặc điểm chung
Nông nghiệp là ngành sản xuất ra những sản phẩm thiết yếu cho đời sống con
người mà không một ngành sản xuất vật chất nào có thể thay thế được. Trong lịch sử phát
triển của thế giới, bất cứ nước nào dù giàu hay nghèo, nông nghiệp có vị trí rất quan trọng
15



×