Tải bản đầy đủ (.pdf) (90 trang)

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CO.OPMART TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP WTO TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ SÀI GÒN – BÌNH ĐỊNH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.43 MB, 90 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ

ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC PHÁT TRIỂN THƯƠNG
HIỆU CO.OPMART TRONG BỐI CẢNH GIA NHẬP
WTO TẠI CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI DỊCH
VỤ SÀI GỊN – BÌNH ĐỊNH

PHẠM NGỌC ÁI LINH

LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Định hướng chiến lược
phát triển thương hiệu Co.opMart trong bối cảnh gia nhập WTO tại Cơng Ty TNHH
thương mại dịch vụ Sài Gịn-Bình Định”, do Phạm Ngọc Ái Linh, sinh viên khóa 31,
ngành Kinh Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày
_____________________________.

TRẦN ĐÌNH LÝ
Người hướng dẫn,

___________________________
Ký tên, ngày tháng năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

_______________________________

_____________________________

Ký tên, ngày tháng năm

Ký tên, ngày tháng năm


LỜI CẢM ƠN
Bằng tấm lòng chân thành và trân trọng tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô
Trường Đại Học Nông Lâm TP-HCM - những người đã tận tâm truyền đạt cho chúng
em những kiến thức cũng như những kinh nghiệm quý báu trong thời gian học tập tại
trường.
Tôi xin chân thành cảm ơn Thầy Trần Đình Lý, người thầy đã tận tình hướng
dẫn cho tơi hồn thành Luận văn.
Xin cảm ơn các Cơ Chú, Anh Chị trong phịng Kinh Doanh, Phòng Marketing,
Phòng Tổ Chức Nhân Sự đã cung cấp những thông tin quý báu và tạo mọi điều kiện
thuận lợi cho tơi hồn thành tốt Luận văn tốt nghiệp này.
Để trưởng thành và học thành tài cho đến nay với tất cả tấm lịng kính u cho
con được cảm ơn Ba Mẹ đã nuôi dạy con khôn lớn.
Sau cùng, xin cảm ơn tất cả bạn bè đã chia sẻ trao đổi và giúp đỡ tơi trong suốt
q trình học tập vừa qua.
Tp. Hồ Chí Minh, ngày 16 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Phạm Ngọc Ái Linh


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM NGỌC ÁI LINH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nơng Lâm Thành phố Hồ
Chí Minh. Tháng 07 năm 2009. Định Hướng Chiến Lược Phát Triển Thương Hiệu
Co.opMart Trong Bối Cảnh Gia Nhập WTO Tại Công Ty TNHH Thương Mại Dịch
Vụ Sài Gịn - Bình Định.
PHAM NGOC AI LINH, Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh. July 2009. Orienting strategies of development Co.opMart of Trademark in
the Sai Gon-Binh Đinh Commercial Company.
Hiện nay, nước ta đã chính thức hội nhập với nền kinh tế toàn cầu, ngành kinh
doanh bán lẻ nói chung và siêu thị Co.opMart nói riêng đang đứng trước những cơ hội
và thách thức rất lớn. Thương hiệu Co.opMart đã xác định được vị trí của mình ở thị
trường Việt Nam. Tuy nhiên để có thể giữ vững và phát triển mạnh như hiện tại và
trong tương lai công ty cần phải nỗ lực, cố gắng trong mọi hoạt động. Bên cạnh đó
Cơng ty cần có những hoạch định, xây dựng những chiến lược trong dài hạn và tiến
hành thực hiện các chiến lược một cách bài bản để hoạt động kinh doanh có hiệu quả
đồng thời giữ vững và phát triển thương hiệu trong mơi trường cạnh tranh hiện nay.
Cũng chính vì thế chúng tôi đã tiến hành nghiên cứu và sử dụng các công cụ
Marketing, các kiến thức về kinh tế để phân tích, đánh giá và đưa ra những khuyến cáo
cần thiết cho việc định hướng chiến lược phát triển thương hiệu. Tuy nhiên để phát
triển thương hiệu thực sự thành công và mang lại hiệu quả tích cực nhanh chóng thì
cần có sự phối hợp đồng bộ giữa tất cả các thành viên Công ty cùng ban lãnh đạo và
nhất là cần có chương trình hành động cụ thể. Đây cũng chính là cơ sở để chúng tơi
đưa ra những định hướng chiến lược của mình.


MỤC LỤC
Trang

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

viii

DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG 1

1

MỞ ĐẦU

1

U

1.1. Đặt vấn đề

1


1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc luận văn

2

CHƯƠNG 2

4

TỔNG QUAN

4

2.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty:

4

2.1.1. Tổng quan về liên hiệp HTX Thương Mại Saigon Co.op

4

2.1.2. Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ - Sài Sịn – Bình Định


5

2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty

6

2.3. Bộ máy quản lý của Công ty

7

2.3.1. Cơ cấu tổ chức

7

2.3.2. Nhiệm vụ của các phịng ban

8

2.4. Tình hình cơ bản của Cơng ty

10

2.4.1. Tình hình lao động của Cơng ty

10

2.4.2. Tình hình tài sản của Cơng ty

10


2.5 Phân tích kết quả HĐSXKD giai đoạn 2007-2008 của Công ty

12

2.6 Mục tiêu và phương hướng của công ty trong thời gian tới

13

2.6.1.Mục tiêu

13

2.6.2.Phương hướng

13

2.7. Đánh giá chung về công ty

13

CHƯƠNG 3

17

CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1.


17
17

Khái niệm thương hiệu:

17
v


3.1.2.

Giá trị thương hiệu:

17

3.1.3.

Một số tác dụng của thương hiệu trong cạnh tranh

16

3.1.4.

Định vị thương hiệu

17

3.1.6.

Những công cụ trong công tác xây dựng và quảng bá thương hiệu


21

3.1.7.

Ma Trận SWOT

23

3.1.8.

Chính sách và hổ trợ của nhà nước trong việc xây dựng thương hiệu.

23

3.2. Phương pháp nghiên cứu.

25

3.2.1. Phương pháp thu thập thơng tin

25

3.2.2.

25

Phương pháp phân tích

CHƯƠNG 4


26

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

26

4.1.Khái quát chung tình hình phát triển các hệ thống siêu thị ở Việt Nam

26

4.1.1.Tình hình phát triển các hệ thống siêu thị ở Việt Nam

26

4.1.2. Tình hình thị trường hiện nay

27

4.2.Các môi trường ảnh hưởng đến Công ty

28

4.2.1.Sự tác động của môi trường vĩ mô

28

4.2.2.Sự tác động của mơi trường vi mơ

31


4.3. Phân tích đối thủ cạnh tranh trên thị trường của Co.opMart

33

4.3.1. Các đối thủ cạnh tranh tiềm năng

33

4.3.2. Các đối thủ cạnh tranh hiện tại

36

4.4.Tình hình tiêu thụ sản phẩm

37

4.5.Chiến lược Marketing nhằm xây dựng thương hiệu

38

4.5.1.Chiến lược sản phẩm

38

4.5.2.Chiến lược giá

40

4.5.3.Chiến lược phân phối


41

4.6. Chiêu thị và công cụ xây dựng thương hiệu

42

4.6.1 Cấu trúc nền móng của thương hiệu

42

4.6.2. Chiến lược định vị thương hiệu cho Siêu thị Co.opMart

43

4.7. Thị phần của hệ thống siêu thị Co.opMart so với các siêu thị khác

46

4.8.Chiêu thị và công cụ quảng bá thương hiệu

47

4.8.1.Quảng cáo

49

4.8.2.Khuyến mãi

50


4.8.3.Bán hàng trực tiếp

51

4.8.4.Tuyên truyền và quan hệ công chúng

51

vi


4.8.5. Những thành tích của siêu thị Co.opMart đạt được

52

4.9.Đánh giá quá trình xây dựng và phát triển thương hiệu Co.opMart

52

4.9.1.Đánh giá việc sử dụng ngân sách cho quảng bá thương hiệu

52

4.9.2.Đánh giá của người tiêu dùng về chiến lược quảng bá thương hiệu

53

4.9.3.Đánh giá chiến lược thương hiệu qua ma trận SWOT


56

4.10. Những định hướng chiến lược nhằm giữ vững và phát triển thương hiệu Co.opMart 59
4.10.1. Định hướng chiến lược nhằm phát triển thương hiệu Co.opMart

59

4.10.2. Định hướng chiến lược sản phẩm

65

4.10.3. Định hướng chiến lược về giá của sản phẩm

66

4.10.4. Định hướng chiến lược phân phối

66

4.10.5. Định hướng chiến lược chiêu thị cổ động

68

CHƯƠNG 5

70

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

70


5.1. Kết luận

70

5.2. Kiến nghị

70

TÀI LIỆU THAM KHẢO

73

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TP

Thành phố

LH

Liên Hiệp

TPHCM

Thành phố Hồ Chí Minh

TNHH


Trách nhiệm hữu hạn

STT

Số Thứ Tự

TTTH

Thực Tế Tổng Hợp

PTTH

Phân Tích Tổng Hợp

ĐVT

Đơn Vị Tính

UBNDTP

Ủy Ban Nhân Dân Thành Phố

HTX

Hợp Tác Xã

HTST

Hệ Thống Siêu Thị


CNV

Công Nhân Viên

SWOT (Strengths – Weaknesses – Opportunities – Threats) Điểm Mạnh – Điểm
Yếu – Cơ Hội – Nguy Cơ

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình hình lao động Giai Đoạn 2007 – 2008 của Cơng ty

10

Bảng 2.2. Tình hình Tài Sản Giai Đoạn 2007 – 2008 của Công ty

11

Bảng 2.3. Tình hình Kinh Doanh Giai Đoạn 2007 – 2008 của Công ty

12

Bảng 4.1. Chỉ Tiêu Phản Ánh Nền Kinh Tế Việt Nam

28

Bảng 4.2. Các Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Sản Phẩm Của Khách Hàng.

32
Bảng 4.3. Lượng Khách Hàng Và Trị Giá Hóa Đơn Bình Qn/ Ngày

37

Bảng 4.4. Yếu Tố Khách Hàng Quan Tâm Về Sản Phẩm Khi Đến Với Co.opmart

39

Bảng 4.5. Tỷ Lệ Lãi Hiện Tại Của Một Số Nhóm Hàng Hóa Trong Siêu Thị

41

Bảng 4.6. Bảng phân khúc khách hàng

43

Bảng 4.7. Bảng phân khúc thị trường

44

Bảng 4.8. Thị Phần của Co.opMart Trong Tổng Thị Phần Bán Lẻ Của Kênh Phân Phối
Siêu Thị tại TP HCM

46

Bảng 4.9. Chi Phí Quảng Bá Thương Hiệu Giai Đoạn 2007–2008 của Công ty

48


Bảng 4.10. Đánh Giá Ngân Sách Quảng Bá Thương Hiệu của Công Ty

52

Bảng 4.11. Mức độ thường xuyên mua sắm của khách hàng tại Siêu Thị Co.opMart
Qui Nhơn

53

Bảng 4.12. Yếu Tố Ảnh Hưởng Đến Quyết Định Mua Hàng của Khách Hàng Đối Với
Siêu Thị

54

Bảng 4.13. Mức Độ Hài Lịng Về Hình Thức Khuyến Mãi Của Cơng Ty

55

Bảng 4.14. Bảng Ma Trận Các Yếu Tố Bên Ngoài

56

Bảng 4.15. Bảng Ma Trận Các Yếu Tố Bên Trong

57

Bảng 4.16. Ma Trận SWOT

58


ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1: Mơ Hình Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Cơng Ty

8

Hình 3.1 Sơ Đồ Thể Hiện Quan Hệ Thương Hiệu Với Khách Hàng

16

Hình 3.2 Quy trình Định Vị Thương Hiệu

17

Hình 3.3 Sơ Đồ Vị Trí Các Thương Hiệu Theo Giá Cả và Chất Lượng

18

Hình 3.4 Sơ Đồ Phân Phối Theo Phương Thức Tiếp Cận

20

Hình 3.5. Mơ hình Hỗ Trợ Doanh Nghiệp Xây Dựng và Phát Triển Thương Hiệu 24
Hình 4.1. Biểu Đồ Lượng Khách Hàng Và Trị Giá Hóa Đơn Bình Qn/Ngày

37


Hình 4.2. Biểu Đồ Doanh Thu Bán Hàng Từ Năm 2006 – 2008

38

Hình 4.3. Sơ Đồ Định Vị Thương Hiệu Theo Giá Cả Và Chất Lượng

44

Hình 4.4. Sơ Đồ Thị Phần Co.opMart So Với Các Siêu Thị Khác

47

Hình 4.5. Biểu Đồ Thể Hiện Chi Phí Quảng Bá Thương Hiệu 2007-2008

48

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Các Hình Thức Quảng Cáo Cơng Ty Đã Áp Dụng

50

Hình 4.7. Biểu Đồ Thể Hiện Mức Độ Thường Xuyên Mua Sắm Của Khách Hàng Tại
Siêu Thị Co.opMart Qui Nhơn

53

Hình 4.8. Sơ Đồ Đánh Giá của Người Tiêu Dùng về Hệ Thống Phân Phối Thực Phẩm
Co-opMart

63


x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Nhãn Hàng Riêng Mang Thương Hiệu Co.opMart.
Phụ lục 2. Một Số Hình Ảnh Về Siêu Thị Co.opMart Qui Nhơn
Phụ lục 3. Phiếu Thăm Dò ý Kiến Khách Hàng Co.opMart Qui Nhơn

xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Ngày nay, trong bối cảnh tồn cầu hóa và khu vực hóa về kinh tế, việc khai thác
những lợi thế và tiềm năng của đất nước để tham gia vào thương mại quốc tế một cách
tích cực, có hiệu quả là mục tiêu mà nhiều nước hướng tới.Cùng với việc gia nhập vào
Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) của Việt Nam đã mở ra một cơ hội cũng như
thách thức lớn đối với các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp kinh doanh hàng
bán lẻ, hàng rào thuế quan cũng như các thuế bảo hộ của nhà nước cho những doanh
nghiệp trong nước đang dần bị xóa bỏ. Đến lúc đó sẽ có nhiều tập đoàn bán lẻ của
nước ngoài tham gia vào thị trường trong nước, vì vậy cơng ty nào đáp ứng được nhu
cầu của thị trường, của người tiêu dùng tốt hơn thì cơng ty đó sẽ đứng vững trong cạnh
tranh và ngược lại sẽ bị thị trường loại bỏ.
Trong hoàn cảnh đó để doanh nghiệp bán lẻ có thể đứng vững và phát triển trên
thị trường thì địi hỏi các doanh nghiệp khơng chỉ chú ý đến đa dạng hóa sản phẩm, giá
cả, chất lượng, các hình thức chăm sóc khách hàng mà cịn phải biết cách tạo ra cho
mình một thương hiệu. Các doanh nghiệp đã nhanh chóng tiến hành các hoạt động xây
dựng và quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp mình, nhiều thương hiệu ra đời và

ngày càng tạo được niềm tin đối với người tiêu dùng như: Maximax, Big C, Metro,
Citimax …Làm thế nào để nâng cao lợi thế cạnh tranh và quảng bá các hình thức chăm
sóc khách hàng đến người tiêu dùng thơng qua thương hiệu để doanh nghiệp tự bảo vệ
mình trong tiến trình hội nhập kinh tế thế giới là vấn đề mà các doanh nghiệp quan tâm
hàng đầu.
Nhận thấy tầm quan trọng của việc xây dựng và phát triển thương hiệu đối với
doanh nghiệp cũng như muôn đi sâu vào nghiên cứu lĩnh vực này tôi tiến hành thực
hiện đề tài: “Định hướng chiến lược phát triển thương hiệu Co.opMart trong bối cảnh
gia nhập WTO tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Sài Gịn–Bình Định”


1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu các mục tiêu sau:
1.Tìm hiểu tình hình kinh doanh sản phẩm trên thị trường hàng bán lẻ.
2.Phân tích mơi trường ảnh hưởng đến việc xây dựng và quảng bá thương hiệu.
3.Xây dựng những đặc tính tạo nên thương hiệu và định vị thương hiệu.
4.Đánh giá quá trình xây dựng và phát triên thương hiệu.
5.Đề ra giải pháp có tính khoa học nhằm duy trì và phát triển thương hiệu.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu
Thu thập, phân tích, đánh giá thực trạng tình hình kinh doanh tại Cơng ty. Từ
đó, đưa ra nột số định hướng, chiến lược nhằm tạo cơ sở cho việc giữ vững và phát
triển thương hiệu của Co.opMart.
Khơng gian
Do thời gian có hạn nên chúng tơi chỉ tiến hành nghiên cứu tại Công ty TNHH
thương mại dịch vụ Sài Gịn–Bình Định.
Thời gian
Từ ngày 12 tháng 3 đến ngày 16 tháng 5 năm 2009
Nội dung
Đây là một đề tài nghiên cứu thương hiệu trên cơ sở dùng công cụ Marketing để

khảo sát – đánh giá, kết hợp với các vấn đề thực tế nhằm giữ vững và phát triển
thương hiệu Co.opMart tại Công ty TNHH thương mại dịch vụ Sài Gịn–Bình Định.
Giới hạn đề tài
Do giới hạn về kiến thức, thời gian, tài liệu thu thập được và thực tế nên đề tài
giới hạn trong phạm vi nghiên cứu siêu thị và những vấn đề liên quan đến thương hiệu
nhằm mục đích giữ vững và phát triển, đề xuất một số định hướng và chiến lược chủ
yếu.
1.4. Cấu trúc luận văn
Nội dung nghiên cứu gồm có 5 chương

2


Chương 1. Mở đầu
Chương được xây dựng để tổng quát hóa đề tài nghiên cứu, đồng thời để xác
định tính cần thiết của đề tài, mục đích của nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và kết quả
mà chúng tôi cần đạt được.
Chương 2. Tổng quan
Chương này phác họa tổng quát về Cơng ty TNHH thương mại dịch vụ Sài
Gịn–Bình Định như: Quá trình hình thành và phát triển, chức năng nhiệm vụ, cơ cấu
tổ chức…của Công ty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trong chương này chúng tôi dựa vào những kiến thức liên quan dùng làm cơ sở
cho quá trình nghiên cứu của mình như một khái niệm và lý thuyết về thương hiệu hay
một số định hướng, chiến lược mà Công ty đã và nên sử dụng nhằm giữ vững và phát
triển thương hiệu.
Chương 4. Kết quả và thảo luận
Các thơng tin, kết quả của q trình nghiên cứu được phân tích, tổng hợp theo
các hướng phản ánh thương hiệu siêu thị Co.opMart; so sánh với các đối thủ khác trên
thị trường. Từ đó, đưa ra một số định hướng chiến lược nhằm giữ vững và phát triển

thương hiệu, đạt hiệu quả trong kinh doanh.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Từ kết quả ở chương 4, chúng tôi đưa ra một số nhận định, kết luận và kiến
nghị nhằm góp phần tăng giá trị thương hiệu cho Công ty.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Qúa trình hình thành và phát triển công ty:
2.1.1. Tổng quan về liên hiệp HTX Thương Mại Saigon Co.op
Liên hiệp HTX Thương mại TP.HCM :là tổ chức kinh doanh của tập thể xã
viên cùng toàn thể CN CNV trên địa bàn thành phố, là hình thức liên kết về mặt kinh
tế – xã hội của những tổ chức thương nghiệp HTX và các thành viên khác tự nguyện
gia nhập Liên Hiệp
- Tên đầy đủ : Liên Hiệp Hợp Tác Xã Mua Bán Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Tên giao dịch : SAIGON UNION OF TRADING CO-OPERATIVIES.
- Tên viết tắt : SAIGON CO-OP.
- Trụ sở: 199 - 205 Nguyễn Thái Học.
- Mã số thuế: 030 1175691-1
- Số điện thoại: 8370593 - 8370594 - 8370595 - 8360143 - 8370561.
- Số Fax: 8370591.
- Email :
SAIGON CO-OP được thành lập tháng 05 năm 1989 theo quyết định số
258/QĐ-UB của UBND TP.HCM ngày 17/02/1989 đã được chuyển đổi theo luật HTX
được công nhận theo quyết định số 1630/QĐ-UBKT ngày 20/03/1989 của UBND TP .
SAIGON COOP là một đơn vị kinh tế tập thể trực thuộc UBND TP.HCM, có đầy đủ
tư cách pháp nhân, hạch toán độc lập, được sử dụng con dấu riêng và mở tài khoản ở

ngân hàng để hoạt động theo những quy định chung của Nhà nước.
Vốn điều lệ: 8.324.434.000 đồng.
Trong đó:
-Vốn cố định: 4.447.376.000 đồng.
-Vốn lưu động: 3.787.058.000 đồng.
Phạm vi kinh doanh:
- Kinh doanh nội địa trên mọi lĩnh vực


- Xuất khẩu: nông hải sản, thực phẩm, lâm sản, hàng thủ công mỹ nghệ.
- Nhập khẩu: thiết bị, vật tư, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hàng
hóa phục vụ sản xuất kinh doanh cho chính Liên Hiệp.
Năm 1993, việc ra đời các siêu thị như : Maximark, Citimark đã tác động
khơng ít vào thói quen của người tiêu dùng, đặc biệt là người dân thành phố. Họ bắt
đầu quen dần với hình thức mua bán văn minh, lịch sự và rất thuận tiện của siêu thị.
Trước thực tiễn đó, Liên Hiệp HTX TP đã nhận thấy đây là thời điểm để Liên Hiệp
phát triển và đa dạng hóa hoạt động của hệ thống bán lẻ tại thành phố và hệ thống siêu
thị rất có tiềm năng phát triển và được người tiêu dùng ưa chuộng trong tương lai. Từ
nhận định này kết hợp với những kinh nghiệm thu thập được trong những chuyến tham
quan học tập ở nước ngoài ( Mã lai. An độ..).Ban lãnh đạo Liên Hiệp quyết định thành
lập siêu thị.
2.1.2. Công ty TNHH Thương Mại – Dịch Vụ - Sài Sòn – Bình Định

2.1.2.1.Tên goi, trụ sở
- Tên Cơng Ty

: Cơng Ty TNHH thương mại dịch vụ Sài Gịn -Bình Định

- Trụ sở đóng tại


: 07 Lê Duẩn– Tp Quy Nhơn – Tỉnh Bình Định.

- Điện thoại

: 056.3521321

- Fax

: 056.3521307

2.1.2.2.Quá trình hình thành và phát triển
Công Ty TNHH thương mại dịch vụ Sài Gịn - Bình Định là một doanh nghiệp
trực thuộc Hợp Tác Xã thương mại TPHCM Sài Gòn Co.op :
Tổng số vốn kinh doanh là : 17.000.000.000 đồng, trong đó:
- Vốn cố định

: 4.000.000.000 đồng.

- Vốn lưu động

: 8.000.000.000 đồng.
5


- Vốn khác

: 5.000.000.000 đồng.

Với qui mơ tổng diện tích sử dụng mặt bằng kinh doanh hơn 3.700m2,số lượng
cán bộ công nhân viên : 140 người , siêu thị Co.opMart Quy Nhơn chính thức khai

trương ngày 13/12/2003 tạo ra một bước phát triển mới cho ngành kinh doanh bán lẻ
tại thành phố Quy Nhơn.
Siêu thị Co.opMart Quy Nhơn nằm trong khu vực Trung tâm thương mại - dịch
vụ của thành phố Quy Nhơn, lại nằm ở vị trí trung tâm nên dễ thu hút khách hàng ở
các khu vực của Quy Nhơn và các tỉnh, thành lân cận khác tập trung về. Xung quanh
khu vực siêu thị là các Ngân hàng, Công ty Dịch vụ, khách sạn và Resort chạy dọc
biển. Mặt khác tại khu vực này cịn có 2 trường lớn : ĐH Quy Nhơn và trường Cao
đẳng kỹ thuật. Đây là vị trí rất thuận lợi cho việc kinh doanh thương mại-dịch vụ nói
chung và nhất là cho việc kinh doanh siêu thị (Hệ thống Co.opMart) nói riêng.
Nhằm đảm bảo cho sự phát triển lâu bền của Công Ty, đưa Công ty lên một tầm
cao mới và kinh doanh có hiệu quả hơn, tăng thu nhập cho cán bộ cơng nhân viên
trong Cơng Ty thì Co.opMart Quy Nhơn cũng đã tranh thủ sự ủng hộ của các thành
viên khác, chi nhánh khác của Sài Gòn Co.op như Trung Tâm Phân Phối Sài Gịn
Co.op đóng tại đường số 02 khu Cơng Nghiệp Sóng Thần huyện Dĩ An- Tỉnh Bình
Dương thơng qua con đường điều vận hàng hố. Ngồi ra thì Cơng Ty TNHH Thương
Mại - Dịch Vụ - Sài Gịn - Bình Định hoạt động độc lập, khơng liên doanh liên kết với
các tổ chức kinh tế nào khác.
2.2. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công Ty TNHH thương mại dịch vụ Sài Gịn - Bình Định là đơn vị kinh doanh
dịch vụ hàng hoá trên cơ sở xây dựng tổ chức thực hiện kế hoạch nhằm đáp ứng nhu
cầu mua sắm ngày càng tăng của khách hàng, đóng góp một phần vào ngân sách của
nhà nước, cải thiện đời sống cho cán bộ công nhân viên. SaigonCo.op không ngừng
cải thiện về chất lượng phục vụ, không chỉ là các sản phẩm có chất lượng tốt, giá cả ưu
đãi, các chương trình khuyến mãi mà cịn hàng hóa phải đa dạng, phong phú, ln có
đủ nguồn hàng để cung cấp cho người tiêu dùng và thực hiện các chức năng và nhiệm
vụ sau:

6



- Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch được giao. Chịu trách nhiệm trước
Sài Gòn Co.op về kết quả hoạt động kinh doanh của siêu thị và trước khách hàng về
sản phẩm hàng hoá kinh doanh.
- Nhận và sử dụng hiệu quả vốn, tài sản do Sài Gòn Co.op giao để thực hiện mục tiêu
kinh doanh, chịu sự kiểm sốt tồn diện của Sài Gịn Co.op và các cơ quan có thẩm quyền.
- Thực hiện tốt chính sách chế độ quản lý tài chính, tài sản, tiền lương, lao
động, đảm bảo công bằng xã hội, đào tạo, bồi dưỡng khơng ngừng nâng cao trình độ
văn hố, nghiệp vụ cho cán bộ công nhân viên của Siêu thị.
- Thực hiện quyết tốn định kỳ về kết quả tài chính cho Sài Gịn Co.op và giải
quyết kịp thời cơng nợ cho khách hàng và nội bô Công ty.
- Thực hiện tốt các quy định của Nhà nước về thuế và các quy định khác như:
bảo vệ môi trường, an ninh trật tự, quốc phòng, đảm bảo quyền lợi cho người lao
động.
- Xây dựng kế hoạch hàng năm và dài hạn của Siêu thị phù hợp với nhiệm vụ
của Sài Gòn Co.op giao và nhu cầu của khách hàng.
- Nghiên cứu và đưa ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tiết
kiệm chi phí, giảm giá thành, khơng ngừng nâng cao trình độ chun mơn cho đội ngũ
cán bộ công nhân viên. Đồng thời áp dụng những thành tựu khoa học kỹ thuật tiên tiến
vào kinh doanh.
2.3. Bộ máy quản lý của Công ty
2.3.1. Cơ cấu tổ chức
Tại Công Ty, cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý được thiết lập theo mơ hình trực
tuyến chức năng. Mổi bộ phận và các phịng ban có những chức năng và nhiệm vụ
riêng.

7


Hình 2.1: Mơ Hình Cơ Cấu Bộ Máy Quản Lý của Cơng Ty
Giám đốc


P. Giám đốc

P. Tổ chức

Ngành
hàng
TX

P. Kế tốn

Ngành
hàng
KTX

P. Kế hoạch

Tổ thu
ngân

Tổ bảo
vệ

P. Kỹ thuật

Tổ TP
tươi
sống

Nguồn tin: Phòng Tổ Chức Hành Chính.

2.3.2. Nhiệm vụ của các phịng ban
Giám đốc: Là người do Sài Gòn Co.op bổ nhiệm, ủy quyền ký quyết định để
lãnh đạo tổ chức điều hành mọi hoạt động của Siêu thị, tạo điều kiện thuận lợi cho
Siêu thị và các tổ hoạt động có hiệu quả, kịp thời giải quyết các khó khăn phát sinh
trong quá trình kinh doanh, đồng thời chịu trách nhiệm trước cơ quan chủ quản và cơ
quan quản lý cấp trên cùng tồn thể các cán bộ cơng nhân viên trong Siêu thị.
Phó Giám đốc: Là cánh tay đắc lực của giám đốc, đóng góp những ý kiến cho
những quyết định quan trọng trong việc điều hành các bộ phận và các ngành hàng về
các hoạt động kinh doanh. Là người thay mặt giám đốc diều hành hoạt động của Siêu
Thị và giải quyết một số vấn đề khi giám đốc đi vắng.
Bộ phận tổ chức hành chính: Giúp Giám đốc trong việc tuyển chọn, bố trí cơng
việc cho phù hợp với năng lực từng người, tìm giải pháp tham mưu cho Giám đốc về
quy hoạch đào tạo các bộ quản lý và kỹ thuật, thực hiện công tác thanh tra bảo vệ nội
bộ, tổ chức thực hiện và chỉ đạo hướng dẫn cho các đơn vị thành viên trong việc tuyển
dụng, thi nâng bậc cho công nhân viên chức. Xây dựng các định mức lao động tiền
8


lương, phổ biến các chính sách và các cơ chế bảo hiểm xã hội – bảo hiểm y tế, luôn luôn
quan tâm đến các vấn đề bảo hộ lao động, thi đua khen thưởng và kỷ luật.Ngồi ra, cịn
thực hiện các cơng việc hành chính, quản trị, văn thư đánh máy, tiếp tân, fax,
photocopy, mua các vật dụng khác trong Siêu Thị.
Bộ phận kế tốn tài chính : Đứng đầu là kế tốn trưởng, có nhiệm vụ tổ chức
chỉ đạo và hướng dẫn tồn bộ kế tốn viên khác thực hiện tốt cơng tác kế tốn ở Siêu
Thị .
Bộ phận kế toán chịu trách nhiệm theo dõi nguồn vốn cho hoạt động sản xuất
kinh doanh và thực hiện đúng qui định chế độ kế toán Nhà nước qui định. Quản lý
tồn bộ tài sản, hàng hố, cơng nợ, tiền vốn và các quĩ của Siêu thị, tổng hợp về tình
hình thu chi tài chính, báo cáo quyết tốn chính xác.
Phân tích tình hình kinh doanh và sử dụng đồng vốn cố định, tăng nhanh vòng

quay vốn lưu động, giảm chi phí lưu thơng, nghiên cứu xây dựng và đề xuất các định
mức kinh tế kỹ thuật cho các bộ phận đồng thời thường xun kiểm tra, kiểm sốt tình
hình tài chính của Siêu thị.
Bộ phận kế hoạch, thị trường: Nắm và theo dõi tình hình giá cả, hàng hố trên
thị trường, theo dõi các chiều hướng phát triển, khả năng phối hợp với các doanh
nghiệp , trường học, khách sạn để cung cấp hàng.
Xây dựng các kế hoạch ngắn hạn, chiến lược kinh doanh của Siêu Thị, quản lí tồn
diện cơng tác kế hoạch hố của tồn Siêu Thị. Liên kết đầu tư, lao động - tiền lương,
xây dựng cơ bản….Tham mưu cho giám đốc xây dựng kế hoạch cho các cơng trình
cấp trên theo quy định của nhà nước và cơ quan chức năng.
Phòng kỹ thuật: Tham mưu cho lãnh đạo về việc đầu tư Công Nghệ Thông
Tin(CNTT), định mức giá thiếc bị, thời gian năng suất lao động, đơn giá tiền lương
cơng nhân, bảo trì các thiếc bị. Giám sát về hệ thống cáp mạng, hệ thống chống sét của
Siêu Thị. Quan hệ trực tiếp với các ngành hàng, điều chỉnh giá cho phù hợp với giá thị
trường. Kiểm tra, giám sát trong phạm vi chức năng quản lý kỹ thuật để đảm bảo các
bộ phận thực hiện đúng qui trình kỹ thuật.
Kho nhập hàng: Là nơi trực tiếp nhận hàng của nhà cung cấp. Kho nhập hàng
bao gồm nhiều ngành hàng.
Tổng kho: Là nơi giao nhận và cất trữ các hàng hoá của các ngành hàng.
9



×