Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ BÀU CHINH, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (710.77 KB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN HOẠT
ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA NÔNG HỘ TẠI
XÃ BÀU CHINH, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH
BÀ RỊA- VŨNG TÀU

PHẠM THỊ CẨM NHUNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH PHÁT TRIỂN NÔNG THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ẢNH HƯỞNG CỦA TÍN
DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP CỦA
NÔNG HỘ TẠI XÃ BÀU CHINH, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA VŨNG
TÀU”. do Phạm Thị Cẩm Nhung, sinh viên khóa 31, ngành PHÁT TRIỂN NÔNG
THÔN VÀ KHUYẾN NÔNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày.

TRẦN ĐỨC LUÂN
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm 2009

tháng

năm 2009

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm 2009


LỜI CẢM TẠ
Với tất cả lòng kính trọng, con xin gửi lòng biết ơn đến Ba Mẹ và những người
thân trong gia đình đã nuôi dưỡng, dạy dỗ con khôn lớn và học thành tài như ngày
hôm nay.
Tôi xin gửi lời cám ơn chân thành đến Ban giám hiệu trường Đại học Nông
Lâm cùng tất cả các thầy cô trong khoa Kinh Tế đã hết lòng truyền đạt những kiến
thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Trần Đức Luân, người đã tận tình
chỉ bảo, hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình làm luận văn.
Xin chân thành cám ơn Ủy ban Nhân dân xã Bàu Chinh, bà con nông dân tại

địa phương, đặc biệt là chú Trần Phúc Lộc chủ tịch xã đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều
kiện thuận lợi để tôi hoàn thành tốt luận văn này.
Cuối cùng tôi xin gửi lời cảm ơn đến tất cả bạn bè đã quan tâm, giúp đỡ tôi
trong những năm ngồi trên ghế giảng đường.
TPHCM, ngày … tháng … năm 2009.
Sinh viên thực hiện

Phạm Thị Cẩm Nhung


NỘI DUNG TÓM TẮT
Phạm Thị Cẩm Nhung Tháng 7 năm 2009. “Ảnh Hưởng Của Tín Dụng Nông
Thôn Đến Hoạt Động Sản Xuất Nông Nghiệp Của Nông Hộ Trên Địa Bàn Xã Bàu
Chinh Huyện Châu Đức Tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu”.
Pham Thi Cam Nhung. July 2009. “Impact Of Rural Microcredit On
Household’s Agricultural Production In Bau Chinh Commune, Chau Duc
District, Ba Ria – Vung Tau province”.
Đề tài tìm hiểu về tác động của chương trình tín dụng nông thôn đến hoạt động
sản xuất của nông hộ. Đề tài sử dụng phương pháp nghiên cứu mô tả, phương pháp đồ
thị, trong đó mô tả lại tình hình vay tín dụng để sản xuất nông nghiệp của nông hộ,
trên cơ sở phân tích số liệu điều tra từ 60 hộ làm nông nghiệp trên địa bàn xã Bàu
Chinh có vay vốn với các mô hình sản xuất đặc trưng và phổ biến tại địa phương như:
mô hình trồng trọt có tiêu và cà phê, điều và ca cao, mô hình chăn nuôi có bò và dê,
heo, gà,…
Qua quá trình phân tích số liệu điều tra kết quả có 50% tổng hộ điều tra không
biết được rằng lượng tiền mà họ được vay đủ cho sản xuất của họ hay không, vay được
bao nhiêu thì sử dụng bấy nhiêu không biết bao nhiêu là đủ bao nhiêu là thiếu, bên
cạnh đó các nguồn tín dụng đang hoạt động tại địa bàn xã chỉ đáp ứng được cho
33,33% tổng hộ điều tra có đủ vốn để sản xuất.
Sau khi vay vốn để đầu tư sản xuất nông nghiệp thì có 73,33% tổng hộ điều tra

có thu nhập tăng lên nhờ thâm canh sản xuất và nhờ có vốn vay mà đời sống của nông
dân được cải thiện hơn, sống tốt hơn, khá giả hơn chiếm 63,33% tổng hộ điều tra, 25%
tổng hộ điều tra sống bình thường và 11,67% tổng hộ điều tra có đời sống không được
cải thiện do bệnh dịch trên cây tiêu làm tiêu chết hàng loạt.


MỤC LỤC
Trang
viii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC BẢNG

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

xi

DANH MỤC CÁC HỘP

xiii

DANH MỤC PHỤ LỤC

xiv
1

CHƯƠNG 1
1.1.Đặt vấn đề


1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu

3

1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu

3

1.5. Cấu trúc luận văn

4
5

CHƯƠNG 2
2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

5

2.2. Đặc điểm tự nhiên của xã Bàu Chinh

6

2.2.1. Vị trí địa lý Xã Bàu Chinh


7

2.2.2. Địa chất và địa hình

8

2.2.3. Khí hậu

9
10

2.2.4.Tài nguyên thiên nhiên
2.3. Điều kiện kinh tế xã hội

12

2.3.1. Dân số và lao động

13

2.3.2. Hiện trạng sử dụng đất

15

2.3.3. Tình hình kinh tế

16

2.3.4.Cơ sở hạ tầng


20

2.3.5. Văn hóa xã hội

22

2.4. Tình hình hoạt động của một số tổ chức tín dụng tại xã

23

2.4.1.Tín dụng chính thức

23

2.4.2. Tín dụng phi chính thức

24

2.5 . Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội

24
26

CHƯƠNG 3
v


3.1. Cơ sở lý luận


26

3.1.1. Hộ nông dân

26

3.1.2.Vai trò và đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

27

3.1.2.1. Vai trò của sản xuất nông nghiệp

27

3.1.2.2. Đặc điểm của sản xuất nông nghiệp

28

3.1.3. Tín dụng

29

3.1.4. Vai trò của tín dụng

30

3.1.5. Các hình thức tín dụng

31


3.1.6. Phân loại hoạt động tín dụng

33

3.1.7. Vai trò của tín dụng ngân hàng đối với kinh tế nông hộ

34

3.1.7.1. Vai trò đối với việc phát triển kinh tế và xây dựng nông thôn

34

3.1.7.2.Vai trò đối với sự phát triển của hộ sản xuất

35
36

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Phương pháp thu thập số liệu

36

3.2.2. Phương pháp phân tích và xử lý số liệu

38
39

CHƯƠNG 4
4.1. Trình độ dân trí của các chủ hộ điều tra


39

4.2. Tình hình sản xuất của nhóm hộ điều tra

40

4.2.1.Tình hình sử dụng lao động trong nông nghiệp

40

4.2.2. Quy mô sản xuất của hộ điều tra

41

4.2.3. Hoạt động sản xuất của nhóm hộ điều tra

41

4.3. Tình hình hoạt động của các nguồn tín dụng tại xã Bàu Chinh

43

4.3.1 Thành phần cung ứng vốn

43

4.3.2. Lượt hộ vay qua các nguồn tín dụng của nông hộ

45


4.4. Thực trạng vay vốn của nông dân xã Bàu Chinh

46

4.4.1. Thực trạng về lượng tiền vay của nông hộ

46

4.4.2. Mục đích sử dụng vốn vay của nông hộ

47

4.5. Đánh giá kết quả cho vay của ngân hàng

48

4.5.1.Thực trạng về thời hạn vay vốn của các hộ điều tra

48

4.5.2. Thời gian vay vốn của nông hộ

49

4.5.3. Tỷ lệ nợ quá hạn qua điều tra

51
vi



4.5.4. Tình hình nợ tích lũy

51

4.6. Đánh giá kết quả sử dụng vốn vay của nông hộ

51

4.6.1. Ý kiến của các hộ điều tra về thủ tục vay vốn

52

4.6.2. Ảnh hưởng vốn vay đến chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp

53

4.6.3. Ảnh hưởng vốn vay đến mở rộng quy mô sản xuất nông nghiệp

54

4.6.4. Rủi ro nông hộ

56

4.6.5. Ý kiến của nông hộ về lượng tiền vay

58

4.6.6. Thời điểm nhận vốn


59

4.6.7. Lãi suất vay

60

4.6.8. Ảnh hưởng của vốn vay đến thu nhập của nông hộ

62

4.6.9. Thâm canh trong sản xuất nông nghiệp

63

4.6.10. Hỗ trợ kỹ thuật sản xuất khi vay vốn

64

4.6.11. Sự cần thiết của vốn vay

67

4.7. Sự đánh giá của các hộ điều tra về mức sống của họ hiện nay

69
70

CHƯƠNG 5
5.1. Kết luận


70

5.2. Kiến nghị

70
73

TÀI LIỆU THAM KHẢO

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ATGT

An toàn giao thông

BR – VT

Bà Rịa Vũng Tàu

BVTV

Bảo vệ thực vật

CNH – HĐH

Công Nghiệp Hóa – Hiện Đại Hóa

ĐVT


Đơn vị tính

KHKT

Khoa học kỹ thuật

KTXH – ANQP

Kinh tế Xã hội – An ninh Quốc phòng

NHCSXH

Ngân hàng Chính sách xã hội

NHNH&PTNT

Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

NN

Nông nghiệp

NN&PTNT

Nông nghiệp và Phát Triển Nông Thôn

QL

Quốc lộ


QSDĐ

Quyền sử dụng đất

STT

Số thứ tự

TDND

Tín dụng Nhân Dân

THCS

Trung học cơ sở

THPT

Trung học phổ thông

TNMT

Tài nguyên môi trường

TT

Tỷ trọng

UBND


Ủy Ban Nhân Dân

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất của Xã Bàu Chinh

11

Bảng 2.2. Dân Số và Lao Động Trên Địa Bàn Xã Bàu Chinh

13

Bảng 2.3. Cơ Cấu Dân Tộc Trên Địa Bàn Xã Bàu Chinh

14

Bảng 2.4. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Bàu Chinh

15

Bảng 2.5. Cơ Cấu Kinh Tế Theo Ngành Nghề Sản Xuất Chính

16

Bảng 2.6. Tổng Hợp Các Loại Cây Trồng Năm 2008


18

Bảng 2.7. Quy Mô Đàn Gia Súc, Gia Cầm của Xã Bàu Chinh

19

Bảng 4.1. Trình Độ Dân Trí của Chủ Hộ Điều Tra

39

Bảng 4.2. Tình Hình Sử Dụng Lao Động Nông Nghiệp của Nhóm Hộ Điều Tra

40

Bảng 4.3. Quy Mô Diện Tích Đất Canh Tác của Các Hộ Điều Tra

41

Bảng 4.4. Tình Hình Sản Xuất Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra

42

Bảng 4.5. Nguồn Cung Cấp Tín Dụng của Nông Hộ

44

Bảng 4.6. Lượt Vay của các Hộ Điều Tra

45


Bảng 4.7. Lượng Tiền Vay Trung Bình/Hộ Qua Các Năm

46

Bảng 4.8. Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ

47

Bảng 4.9. Thời Hạn Vay Vốn của Nông Hộ Điều Tra

48

Bảng 4.10. Thời Gian Vay Vốn của Nông Hộ Điều Tra

50

Bảng 4.11.Tình Hình Nợ Quá Hạn Qua Điều Tra

51

Bảng 4.12. Tình Hình Nợ Tích Lũy của Hộ Điều Tra

51

Bảng 4.13. Ý Kiến của Hộ Điều Tra về “Thủ Tục Vay Vốn Chính Thức là Rắc Rối” 52
Bảng 4.14. Ý Kiến của Hộ về “Chuyển Đổi Mô Hình Sản Xuất NN là Dễ Dàng”

53

Bảng 4.15. Ý Kiến của Nông Hộ về “Vốn Vay Có Thể Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất

Nông Nghiệp”

55

Bảng 4.16. Ý Kiến của Nông Hộ Về “Vay Vốn Làm Tăng Rủi Ro”

56

Bảng 4.17. Ý Kiến của Nông Hộ về “Lượng Vay Từ Nguồn Chính Thức Là Đủ Cho
58

Sản Xuất Của Hộ”

ix


Bảng 4.18. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Nhận Vốn Vay Từ Nguồn Chính Thức Là Kịp
Thời Cho Sản Xuất”

59

Bảng 4.19. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Lãi Suất Nhìn Chung Là Hợp Lý”

61

Bảng 4.20. Ý Kiến Của Hộ về “Từ Khi Sử Dụng Nguồn Vốn Vay Cho Sản Xuất, Làm
62

Thu Nhập Của Hộ Tăng Lên”


Bảng 4.21. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Nhờ Có Vốn Vay, Ông/Bà Có Thể Thâm Canh
63

Sản Xuất Nông Nghiệp”

Bảng 4.22. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Có Vốn Vay Mà Không Được Hỗ Trợ Kỹ Thuật
65

Sản Xuất Cũng Không Sao”

Bảng 4.23. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Vốn Vay Cần Thiết Cho Sản Xuất Nông
Nghiệp, Nếu Thiếu Thì Không Thể Làm Gì”

68

Bảng 4.24. Tình Hình Đời Sống của Nông Hộ So với 5 Năm Trước Đây

69

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí Xã Bàu Chinh Trong Huyện Châu Đức

7

Hình 2.2. Cơ Cấu Đất của Xã Bàu Chinh


11

Hình 2.3. Cơ Cấu Dân Số Trên Địa Bàn Xã Bàu Chinh

13

Hình 2.4. Cơ Cấu Nhân Khẩu và Lao Động Trên Toàn Xã

14

Hình 2.5. Cơ Cấu Sử Dụng Đất Trên Địa Bàn Xã Bàu Chinh

16

Hình 2.6. Cơ Cấu Kinh Tế Theo Ngành Nghề Sản Xuất Chính

17

Hình 4.1. Trình Độ Dân Trí của Các Chủ Hộ Điều Tra

40

Hình 4.2. Cơ Cấu Sản Xuất Nông Nghiệp của Các Hộ Điều Tra

43

Hình 4.3. Cơ Cấu Nguồn Cung Cấp Tín Dụng của Nông Hộ

44


Hình 4.3. Cơ Cấu Nguồn Cung Cấp Tín Dụng của Nông Hộ

44

Hình 4.4. Cơ Cấu Lượt Vay của Nông Hộ

45

Hình 4.5. Trung Bình Lượng Tiền Vay của Nông Hộ Qua Các Năm

47

Hình 4.6. Biểu Đồ Mục Đích Sử Dụng Vốn Vay của Nông Hộ

48

Hình 4.7. Cơ Cấu Thời Hạn Vay Vốn của Hộ Điều Tra

49

Hình 4.8. Ý Kiến của Nông Hộ về “Thủ Tục Vay Vốn Chính Thức là Rắc Rối”

53

Hình 4.9. Ý Kiến của Hộ về “Chuyển Đổi Mô Hình Sản Xuất NN là Dễ Dàng”

54

Hình 4.10. Ý Kiến của Nông Hộ về “Vốn Vay Có Thể Mở Rộng Quy Mô Sản Xuất
Nông Nghiệp”


55

Hình 4.11. Ý Kiến của Hộ Về “Vay Vốn Làm Tăng Rủi Ro”

57

Hình 4.12. Ý Kiến của Nông Hộ về Ý Kiến của Nông Hộ về “Lượng Vay Từ Nguồn
Chính Thức Là Đủ Cho Sản Xuất Của Hộ”

59

Hình 4.13. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Nhận Vốn Vay Từ Nguồn Chính Thức Là Kịp
Thời Cho Sản Xuất”

60

Hình 4.14. Ý Kiến của Nông Hộ về “Lãi Suất Nhìn Chung Là Hợp Lý”

61

Hình 4.15. Ý Kiến Của Hộ về “Từ Khi Sử Dụng Nguồn Vốn Vay Cho Sản Xuất, Làm
63

Thu Nhập Của Hộ Tăng Lên”

Hình 4.16. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Nhờ Có Vốn Vay, Ông/Bà Có Thể Thâm Canh
64

Sản Xuất Nông Nghiệp”

xi


Hình 4.17. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Có Vốn Vay Mà Không Được Hỗ Trợ Kỹ Thuật
65

Sản Xuất Cũng Không Sao”

Hình 4.18. Ý Kiến Của Nông Hộ Về “Vốn Vay Cần Thiết Cho Sản Xuất Nông Nghiệp,
68

Nếu Thiếu Thì Không Thể Làm Gì”

xii


DANH MỤC CÁC HỘP
Trang
Hộp 4.1. Hộ Có Kỹ Thuật

66

Hộp 4.2. Hộ Không Có Kỹ Thuật

67

xiii


DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 2. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Nông Hộ

xiv


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.Đặt vấn đề
Trong chiến lược phát triển kinh tế của Việt Nam, nông nghiệp được coi là nền
móng cho sự phát triển của toàn bộ nền kinh tế. Đặc biệt khi Việt Nam thực hiện chính
sách mở cửa, gia nhập tổ chức thương mại thế giới (WTO), thương mại nông nghiệp đã
đóng góp lớn vào nguồn thu ngoại tệ, tăng thu nhập cho khu vực nông nghiệp, cải thiện
đời sống của người dân nông thôn. Và nền nông nghiệp này còn đóng một vai trò thiết
yếu trong tương lai.Từ đó đã đặt ra cho nước ta nhiều thách thức, một trong những
thách thức đó là làm thế nào để kích thích tăng trưởng kinh tế nhanh và làm thế nào để
giảm bớt mức độ hay hậu quả của nghèo đói, để có thể sánh vai, ngang tầm với các
nước khác trên thế giới.
Đối với nước ta hiện nay nông nghiệp vẫn đóng vai trò chủ đạo trong nền kinh
tế. Nông nghiệp sản xuất ra những nông sản phẩm thiết yếu cho đời sống con người,
đảm bảo an ninh lương thực của Việt Nam mà không một ngành sản xuất nào có thể
thay thế được. Ngoài ra nó còn cung cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp chế biến,
công nghiệp nhẹ phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, nền nông
nghiệp nước ta hiện nay vẫn còn nhiều yếu kém, các nguồn tài nguyên thiên nhiên ở
nhiều vùng chưa được khai thác và sử dụng có hiệu quả, cơ sở vật chất phục vụ cho
nông nghiệp vẫn còn hoạt động yếu kém, sản phẩm nông nghiệp làm ra còn kém chất
lượng, thu nhập người dân nông thôn vẫn còn thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.
Nhận thức rõ vai trò quan trọng của nông nghiệp nông thôn, Nghị Quyết Đại hội
Đảng X tiếp tục chỉ đạo cần: “Tạo chuyển biến mạnh mẽ trong sản xuất nông nghiệp,

kinh tế nông thôn và nâng cao đời sống nhân dân: Hiện nay và trong nhiều năm tới,
vấn đề nông nghiệp, nông dân và nông thôn có tầm chiến lược đặc biệt quan trọng.
Phải luôn luôn coi trọng đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông


thôn hướng tới xây dựng một nền nông nghiệp hàng hoá lớn, đa dạng, phát triển
nhanh và bền vững, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh cao, tạo điều
kiện từng bước hình thành nền nông nghiệp sạch, phấn đấu giá trị tăng thêm trong
nông, lâm nghiệp và thuỷ sản tăng 3-3,2%/năm. Tốc độ phát triển công nghiệp và dịch
vụ ở nông thôn không thấp hơn mức bình quân của cả nước. Gắn phát triển kinh tế với
xây dựng nông thôn mới, giải quyết tốt hơn mối quan hệ giữa nông thôn và thành thị,
giữa các vùng miền, góp phần giữ vững ổn định chính trị- xã hội”.
Để thực hiện thắng lợi nhiệm vụ chung mà Đảng và Nhà nước đã đề ra trong
tiến trình hội nhập kinh tế quốc tế, nhất là trong bối cảnh nguồn vốn còn hạn chế, thì
việc phát triển một thị trường tài chính nông thôn là rất quan trọng, trong đó hoạt động
tín dụng phải giữ vai trò nòng cốt để tạo nguồn vốn cho phát triển nông nghiệp, nông
thôn.
Trong quá trình sản xuất kinh doanh vốn là điều kiện cần để sản xuất và tái sản
xuất. Vốn trong sản xuất nông nghiệp là tiền đầu tư mua hoặc thuê các yếu tố nguồn
lực trong sản xuất nông nghiệp. Vốn là nguồn lực mà tự thân nó không trực tiếp sinh ra
nông sản, nhưng nó được sử dụng để mua hoặc thuê các nguồn lực trực tiếp làm ra
nông sản. Đó là tiền dùng mua hoặc thuê ruộng đất, đầu tư hệ thống giao thông thủy
lợi vườn cây ăn trái, tiền mua máy móc, thiết bị, nông cụ, tiền mua vật tư,…Ngoài ra
vốn còn bao gồm cả thù lao lao động, và tiền trả cho các dịch vụ khác. Như vậy vốn
trong sản xuất nông nghiệp chính là biểu hiện về mặt giá trị của toàn bộ các nguồn lực
trong sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên do đặc tính mùa vụ của sản xuất nông nghiệp,
vốn có lúc thừa hoặc lúc thiếu, đồng thời đầu tư vốn trong nông nghiệp chịu nhiều rủi
ro cao, tốc độ thu hồi vốn chậm phụ thuộc nhiều vào điều kiện thời tiết sâu bệnh,
những yếu tố con người khó kiểm soát. Vốn ảnh hưởng rất lớn trong phát triển sản xuất
nông nghiệp của các nông hộ.

Xuất phát từ vấn đề trên Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng nổ lực xây dựng
và phát triển hệ thống tín dụng nông thôn nhằm cung cấp dịch vụ tài chính với chi phí
phù hợp với khả năng của các chủ thể trong nền kinh tế, đặc biệt là nông dân để họ có
điều kiện tăng gia sản xuất và tăng thu nhập.
Bàu Chinh là một xã nông nghiệp với phần lớn diện tích được trồng các loại cây
lâu năm như: Cà phê, hồ Tiêu, Điều,…kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm như: bò,
2


dê, heo, gà thả vườn,…do vậy tốc độ tăng trưởng hàng năm còn chậm so với tỷ lệ
trung bình toàn huyện. Trong những năm gần đây, các cấp chính quyền địa phương
cũng như Ngân hàng NN&PTNT huyện Châu Đức và các tổ chức đoàn thể đã tạo điều
kiện để người dân ở đây có được nguồn vốn để đầu tư vào sản xuất nông nghiệp. Song
vấn đề đặt ra cho các nhà cung ứng tín dụng là sau khi vay vốn người nông dân sử
dụng đồng vốn như thế nào để đạt hiệu quả nhằm cải thiện đời sống của dân trong
vùng.
Để hiểu rõ hơn vấn đề trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “ẢNH HƯỞNG
CỦA TÍN DỤNG NÔNG THÔN ĐẾN HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT NÔNG NGHIỆP
CỦA NÔNG HỘ TẠI XÃ BÀU CHINH, HUYỆN CHÂU ĐỨC, TỈNH BÀ RỊA
VŨNG TÀU”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu tình hình hoạt động của tín dụng nông thôn trên địa bàn xã Bàu
Chinh.
- Tìm hiểu nhu cầu vay vốn và mục đích sử dụng vốn vay của các hộ nông dân.
- Đánh giá ảnh hưởng của tín dụng đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của
người dân.
- Tìm hiểu mối quan hệ giữa kỹ thuật sản xuất và vốn vay.
- Đưa ra giải pháp.
1.3. Các giả thiết của vấn đề nghiên cứu
Do thời gian nghiên cứu và thời gian có hạn, cùng với một số điều kiện ràng

buộc khác, nên tôi chỉ tiến hành nghiên cứu trong phạm vi giả định yếu tố rủi ro là
không đổi và tác động đến các hộ là như nhau để thấy rõ ảnh hưởng của tín dụng đến
sản xuất nông nghiệp của nông hộ.
1.4. Phạm vi và giới hạn nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: Từ ngày 01/03/2009 đến ngày 15/05/2009.
Không gian nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu tại xã Bàu Chinh huyện Châu Đức
tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
Nội dung: Tập trung tìm hiểu nhu cầu vay vốn và việc sử dụng nguồn vốn vay
của nông hộ. Thông qua sử dụng vốn vay của nông hộ, mức thu nhập từ nông nghiệp
và mức sống hiện tại của nông hộ để từ đó thấy được ảnh hưởng của tín dụng đến sản
3


xuất nông nghiệp của nông hộ như thế nào và đưa ra vài giải pháp thiết thực để nâng
cao hiệu quả sử dụng vốn vay của nông hộ và hoạt động cho vay của ngân hàng.
1.5. Cấu trúc luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Đặt vấn đề
Trình bày lý do thực hiện và mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của đề tài.
Chương 2: Tổng quan
Mô tả tổng quan về tài liệu nghiên cứu và địa bàn nghiên cứu gồm: điều kiện tự
nhiên, kinh tế xã hội, tình hình cơ sở hạ tầng của xã. Giới thiệu sơ nét về các nguồn tín
dụng hiện có ở xã.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày một số khái niệm, các chỉ tiêu được sử dụng trong nghiên cứu và hệ
thống các phương pháp nghiên cứu được sử dụng trong luận văn.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Mô tả các thông tin đã thu thập được và phân tích các vấn đề như: Nhu cầu vay
vốn của người dân, ý kiến của người dân về hiệu quả sử dụng vốn vay mà họ đầu tư
vào sản xuất nông nghiệp, tìm hiểu cuộc sống của nông hộ sau khi vay vốn như thế

nào,...Để từ đó thấy được tác động của tín dụng đến sản xuất nông nghiệp của nông hộ.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị
Dựa trên các kết quả điều tra rút ra các kết luận đồng thời đưa ra các kiến nghị
cho người dân, địa phương, các nguồn cung cấp vốn nhằm nâng cao tính hiệu quả của
việc sử dụng vốn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Có nhiều luận văn tốt nghiệp trước đây đã đánh giá vai trò của tín dụng nông
thôn đến hoạt động sản xuất nông nghiệp của các hộ nông dân. Trước tiên là nghiên
cứu của Trần Thị Ánh Nguyệt (2007) tập trung vào tìm hiểu kết quả và hiệu quả sản
xuất lúa và chăn nuôi heo của các nhóm hộ có vay và không vay vốn. Từ đó so sánh
kết quả và hiệu quả sản xuất, đồng thời so sánh bình quân thu nhập của các nhóm hộ
trước và sau khi vay vốn, cũng như giữa hộ có vay vốn và không vay vốn. Để thấy
được ảnh hưởng của tín dụng đến sản xuất nông nghiệp của nông hộ như thế nào. Đa
số các hộ sau khi vay đều sử dụng đồng vốn có hiệu quả hơn trước khi vay, nhất là
trong việc nuôi heo. Thu nhập bình quân/người/năm từ sản xuất nông nghiệp tăng
19,33% so với trước khi vay vốn. Đề tài sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân
tích đồng thời kết hợp với các công thức tính toán chỉ tiêu kết quả hiệu quả như doanh
thu, lợi nhuận, thu nhập.
Tiếp theo là nghiên cứu của Nguyễn Thị Anh Thư (2006), nội dung mà đề tài
này nghiên cứu là so sánh việc sử dụng vốn vay giữa các nhóm hộ trên cơ sở hai loại
hình sản xuất là trồng rau ăn lá và chăn nuôi bò, so sánh thu nhập bình quân giữa các
nhóm hộ trước và sau khi vay vốn, để thấy được tín dụng ảnh hưởng đến sản xuất nông
nghiệp của nông hộ như thế nào, bên cạnh đó đề tài này còn đánh giá tác động của tín

dụng lên trình độ văn hóa của người dân. Nhóm hộ sản xuất rau đã có hiệu quả sản
xuất tăng lên sau khi vay vốn. Bởi vì sau khi vay vốn các hộ đã đầu tư mua giống tốt
hơn, sử dụng phân bón hiệu quả nên năng suất rau đã tăng lên so với trước. Cứ 1 đồng
chi phí bỏ ra trước khi vay sẽ thu được 0,15 đồng lợi nhuận còn sau khi vay sẽ thu


được 0,25 đồng lợi nhuận. Phương pháp nghiên cứu cũng tương tự như nghiên cứu của
Trần Thị Ánh Nguyệt (2007).
Sau cùng là nghiên cứu của Nguyễn Quốc Phong (2007), luận văn này nghiên
cứu về các hoạt động vay, thu hồi nợ, đối tượng nghiên cứu là các hộ nghèo làm nông
nghiệp. Trong đó tìm hiểu về kết quả hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh, các mô
hình sản xuất đặc trưng của từng hộ nghèo có tham gia vay vốn tại ngân hàng. Kết quả
nghiên cứu cho thấy 82% số hộ điều tra có đời sống được cải thiện hơn, khá giả hơn
với nhiều lý do như: trúng mùa, giá cả ổn định, được Nhà nước tạo mọi điều kiện để hộ
nghèo có được nguồn vốn với lãi suất ưu đãi, có kinh nghiệm biết cách kinh
doanh,…nên thu nhập của hộ nghèo ngày càng tăng, đời sống cải thiện. Luận văn này
cũng sử dụng phương pháp thống kê so sánh, phân tích đồng thời kết hợp với các công
thức tính toán chỉ tiêu kết quả hiệu quả như doanh thu, lợi nhuận, thu nhập,…
Nhìn chung cả ba đề tài đều có chung một phương pháp phân tích để thấy được
tác động của tín dụng. Qua ba đề tài này cho tôi thấy được vốn vay trong sản xuất nông
nghiệp của người nông dân rất quan trọng, ảnh hưởng nhiều đến đời sống của người
dân nông thôn. Nhưng cả ba đề tài đều nghiên cứu về hiệu quả của các cây ngắn ngày,
các số liệu đều lấy dưới dạng bình quân từ các mẫu điều tra, đồng thời ở mỗi hộ khác
nhau thì thời điểm vay khác nhau nên giá trị đồng tiền khác nhau làm cho số liệu ta thu
thập được không được chuẩn xác.
Từ những điều trên tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Ảnh Hưởng Của Tín Dụng
Nông Thôn Đến Sản Xuất Nông Nghiệp Tại Xã Bàu Chinh, Huyện Châu Đức, Tỉnh Bà
Rịa Vũng Tàu”. Dùng phương pháp định tính kết hợp với định lượng thông qua những
nhận xét đánh giá của người dân để thấy rõ hơn ảnh hưởng của tín dụng đến hoạt động
sản xuất nông nghiệp của nông hộ.

Xã Bàu Chinh là một xã nông nghiệp thu nhập của người dân nơi đây phần lớn
là từ nông nghiệp, chủ yếu là các cây lâu năm và chăn nuôi bò, heo, đồng thời chưa có
nghiên cứu nào về ảnh hưởng của tín dụng tại đây. Do đó tôi muốn tìm hiểu xem người
dân nơi đây họ sử dụng vốn vay như thế nào từ chính những suy nghĩ, nhận xét, đánh
giá của họ qua các nhận định.
2.2. Đặc điểm tự nhiên của xã Bàu Chinh

6


2.2.1. Vị trí địa lý Xã Bàu Chinh
Là xã nông nghiệp với phần lớn diện tích được trồng các loại cây lâu năm
(CLN) như: Cà phê, hồ Tiêu, Điều,…kết hợp với chăn nuôi gia súc, gia cầm như: bò,
dê, heo, gà thả vườn,… do vậy tốc độ tăng trưởng hàng năm còn chậm so với tỷ lệ
trung bình toàn huyện. Toàn xã có 7 thôn, với diện tích 2060,6 ha, dân số là 7827 khẩu,
ranh giới hành chính:
Hình 2.1. Sơ Đồ Vị Trí Xã Bàu Chinh Trong Huyện Châu Đức

Nguồn tin: UBND Xã
7


Phía Bắc giáp xã Kim Long
Phía Nam giáp TT Ngãi Giao
Phía Tây giáp xã Láng Lớn
Phía Đông giáp xã Bình Giã và Quảng Thành
2.2.2. Địa chất và địa hình
a) Địa chất
Xã Bàu Chinh tương đối thuần nhất về thành phần đá mẹ tạo đất. Trong đó hầu
hết là đá bazan.

Đá bazan trên địa bàn không chỉ hình thành ra các đất có chất lượng rất tốt thích
hợp cho phát triển nông nghiệp, nó còn là nguồn nguyên liệu xây dựng quan trọng. Đá
bazan bao phủ hầu hết diện tích lãnh thổ, phân bố tập trung thành khối. Đá bazan được
chia thành hai loại:
- Bazan Pliocen-pleistocen sớm (N2-QI), được gọi là “bazan cổ”
- Bazan Pleistocen muộn – Holocen sớm (QII-IV), được gọi là bazan trẻ.
Đặc điểm chung của đá bazan là hàm lượng oxyt sắt cao 10-11%, oxyt magie từ
7-10%, oxyt canxi 8-10%, oxyt photpho 0.5-0.8%, hàm lượng Natri cao hơn Kali. Vì
vậy các đá bazan thường có màu đen và trong điều kiện nhiệt đới ẩm đã phát triển một
lớp vỏ phong hóa dày trung bình 20-30 mét, có nơi dày 40-50 mét và có màu nâu đỏ
rực rỡ.
Bazan cổ là bazan tholeit, khoáng tạo đá chủ yếu là plagioclaz pyroxen và
không hoặc chứa ít olivin. Bazan cổ với hàm lượng SiO2, Al2O3 cao hơn bazan trẻ và
trải qua thời gian dài, tầng đất thường mỏng lẫn nhiều kết von. Bazan trẻ có hàm lượng
SiO2, Al2O3 thấp hơn Fe2O3, còn MgO, K2O cao tạo nên vỏ phong hóa rất điển hình
của đất nâu đỏ, tầng đất đồng nhất, tơi xốp và có cấu trúc viên hạt, độ phì nhiêu cao.
Các đất hình thành trên đá bazan là nhóm đỏ vàng (Ferralsols) và nhóm đất đen
(Luvisols), các đất này có chất lượng cao nhất trong các loại đất đồi núi ở nước ta.
Đất bazan còn là nguồn vật liệu xây dựng có tính chịu lực rất cao, đá bazan lỗ
hỏng còn là nguyên liệu quan trọng để sản xuất sợi bazan. Ngoài ra trong vùng đá
bazan còn tìm thấy khoáng sản Puzolan.

8


b) Địa hình
Xã Bàu Chinh huyện Châu Đức nằm về phía Bắc của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu,
là cửa ngõ giao thông đường bộ phía Bắc của tỉnh, tiếp giáp với Thị Xã Bà Rịa, một
trung tâm văn hóa, kinh tế, khoa học của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Có địa hình đồi lượn sóng, có độ cao trên 100 m, bao gồm các đồi bazan chạy

theo hướng thấp dần từ Tây – Bắc xuống Đông – Nam, địa hình bằng thoãi <8o.
2.2.3. Khí hậu
Bàu Chinh thuộc vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, có nền nhiệt cao
đều quanh năm, ít gió bão, không có mùa đông lạnh, không có những cực đoan lớn về
khí hậu, thuận lợi cho sản xuất nông nghiệp nói riêng và bố trí sử dụng đất nói chung.
Khí hậu huyện Châu Đức nói chung và xã Bàu Chinh nói riêng mang đặc thù
khí hậu nhiệt đới gió mùa không đồng nhất với các đặc điểm sau:
- Có cấu trúc đa dạng về thời tiết mùa.
- Khí hậu có tính biến động rất cao do hệ quả của phức hệ gió mùa và quan hệ
tương tác với cảnh quan địa hình.
- Diễn thế khí hậu quan hệ với động lực gió mùa.
Có bức xạ mặt trời cao so với cả nước: trên 130 kcalo/cm2/năm. Thời kì có
cường độ bức xạ cao nhất vào tháng 3 và tháng 4 đạt 300-400 calo/cm2/ngày. Trên nền
đó cán cân bức xạ có trị số lớn 70-75 kcalo/cm2/năm. Từ nguồn năng lượng đó chế độ
nhiệt cao và khá ổn định: nhiệt độ cao đều trong năm 23.6-27.3oC (Trạm Xuân Lộc) và
24.7-28 oC (Trạm Vũng Tàu). Nhiệt độ trung bình tối cao không quá 30 oC và nhiệt độ
trung bình tối thấp không dưới 20 oC. Tổng tích ổn cao 8.000-10.000 oC. Bàu Chinh có
lượng mưa tương đối cao, nhưng phân bố không đều hình thành hai mùa trái ngược
nhau: mùa mưa và mùa khô.
Mùa khô kéo dài trong 6 tháng từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau, lượng mưa rất
thấp chỉ chiếm khoảng 10-15% lượng mưa cả năm. Trong khi đó lượng bốc hơi rất cao
chiếm khoảng 64-67% tổng lượng bốc hơi cả năm và cán cân ẩm rất cao. Do lượng
mưa ít và bức xạ mặt trời cao đã làm tăng quá trình bốc hơi nước một cách mãnh liệt.
Điều đó đẩy nhanh sự phá hủy chất hữu cơ, dung dịch đất hòa tan các Secquioxyt sắt
nhôm ở dưới sâu dịch chuyển lên tầng đất trên và bị oxy hóa tạo thành kết von và đá
ong rất phổ biến trong lãnh thổ.
9


Mùa mưa kéo dài trong 6 tháng từ tháng 5 đến tháng 10, mưa rất tập trung,

lượng mưa trong 6 tháng mùa mưa chiếm 87-90% tổng lượng mưa cả năm. Ngược lại
lượng bốc hơi và nền nhiệt thấp hơn mùa khô. Mùa mưa (vụ Hè thu và Mùa) cây cối
phát triển rất tốt và là mùa sản xuất chính, ngược lại mùa khô (vụ Đông Xuân), cây cối
khô cằn phát triển rất kém. Vì vậy, ngoại trừ những diện tích đất được tưới, còn lại hầu
hết chỉ sản xuất được trong mùa mưa. Lượng mưa phân hóa theo mùa đã chi phối
mạnh mẽ đến sản xuất nông nghiệp.
2.2.4.Tài nguyên thiên nhiên
a) Tài nguyên nước
Nguồn nước mặt không đáng kể, ngoài 03 nhánh đầu nguồn của suối Lúp. Một
vài con suối chỉ có nước vào mùa mưa, đây là hạn chế đối với sản xuất nông nghiệp.
Về nước ngầm, theo tài liệu của đoàn Địa Chất 707 thì khu vực của xã có nguồn nước
ngầm thuộc loại trung bình (lưu lượng khai thác 7-15m3/giờ), chất lượng nước khá tốt.
Về trữ lượng nước ngầm
- Trữ lưỡng tĩnh thiên nhiên : Bình quân 7 triệu m3/km2.
- Trữ lưỡng động thiên nhiên : Bình quân 1.227 triệu m3/ngày/km2.
- Trữ lưỡng khai thác triển vọng : Bình quân 1.437m3/ngày/km2.
- Trữ lượng khai thác an toàn (số lượng lỗ khoan nên bố trí/km2): 2,99 lỗ
khoan/km2.
Nếu các lỗ khoan dự kiến chỉ khai thác 12 giờ/ngày thì số lỗ khoan có thể bố trí
6 lỗ khoan/km2.
Nếu sử dụng nước cho sinh hoạt gia đình và tưới cây chỉ vào ban ngày thì cứ
mỗi 1,66ha ở Châu Đức có thể khoan được một giếng và số lượng nước khai thác bình
quân của mỗi giếng là : 239 m3/ngày.
b) Tài nguyên đất
Tài nguyên đất đai là tài nguyên tự nhiên quý giá nhất của loài người, nhưng nó
lại là tài nguyên có giới hạn về không gian.
Xã Bàu Chinh huyện Châu Đức có 03 nhóm đất chính: đất đen, đất đỏ vàng, và
nhóm đất dốc tụ.

10



Bảng 2.1. Cơ Cấu Đất của Xã Bàu Chinh
Loại đất

Diện tích (ha)

Tỷ lệ (%)

1. Nhóm đất đỏ vàng

1.522,79

73,90

1.332,79

64,68

190

9,22

410

19,90

410

19,90


3. Nhóm đất dốc tụ

120

5,82

4. Đất khác

7,81

0,38

2.060,6

100

- Đất nâu đỏ trên đá bazan
- Đất nâu vàng trên đá bazan
2. Đất đen
- Đất nâu thẫm trên bazan

Tổng

Nguồn:UBND Xã, 2009
Hình 2.2. Cơ Cấu Đất của Xã Bàu Chinh
5,82% 0,38%

1. Nhóm đất đỏ vàng
2. Đất đen

3. Nhóm đất dốc tụ
4. Đất khác

19,9%

73,9%

Nguồn:UBND Xã, 2009
* Đất đen
Nhóm đất đen với diện tích 410 ha chiếm 19,90% diện tích tự nhiên, phân bố
tập trung dọc theo QL 56. Đất đen có độ phì nhiêu hơn hẳn các loại đất khác trong
vùng. Phản ứng dung dịch đất ít chua. Hàm lượng mùn, đạm, lân giàu, nghèo kali
nhưng rất giàu cation kiềm trao đổi, dung dịch hấp thu cao và độ no bazơ cao. Sa cấu
đất nặng, cấu trúc đất đoàn lạp, viên hạt rất tơi xốp.
Tuy vậy, hạn chế chính của đất đen là tầng đất thường rất mỏng, lẫn nhiều mảnh
đá và nhiều đá tảng lộ đầu, gây trở ngại cho khâu làm đất và sự phát triển của bộ rễ. Vì
vậy nó chỉ phù hợp cho các cây ngắn ngày có bộ rễ ăn nông.
11


×