Tải bản đầy đủ (.doc) (107 trang)

PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ TIÊU CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN CHÂU ĐỨC -TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (821.14 KB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
KHOA KINH TẾ
PHÂN TÍCH HIỆN TRẠNG SẢN XUẤT VÀ TIÊU THỤ HỒ
TIÊU CỦA NÔNG HỘ TRÊN ĐỊA BÀN HUYỆN
CHÂU ĐỨC -TỈNH BÀ RỊA VŨNG TÀU
PHÙNG THỊ LÊ OANH
LUẬN VĂN CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM


Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2006
Hội đồng chấm báo cáo luận văn tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận luận văn “Phân tích hiện
trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Đức-tỉnh
Bà Rịa Vũng Tàu” do Phùng Thị Lê Oanh, sinh viên khoá 28, ngành Kinh Tế
Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng ngày_____________.

THÁI ANH HÒA
Người hướng dẫn,
_______________________
Ký tên, ngày tháng năm
Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo Thư ký hội đồng chấm báo cáo
______________________________ _____________________________
Ký tên, ngày tháng năm Ký tên, ngày tháng năm
LỜI CẢM TẠ
Trước tiên, tôi xin được gửi lòng biết ơn sâu sắc đến cha mẹ, anh chị em
cùng những người thân đã hết lòng nuôi dạy và động viên tôi trong suốt thời gian
qua để tôi có được ngày hôm nay.
Xin chân thành cảm ơn ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Thành


Phố Hồ Chí Minh, ban chủ nhiệm khoa Kinh Tế đã tạo điều kiện cho tôi được
học tập tại đây.
Xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Thái Anh Hoà, người đã tận tình
hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp.
Vô cùng biết ơn các thầy cô khoa Kinh Tế cùng toàn thể các thầy cô khác
đã truyền đạt cho tôi những kiến thức và kinh nghiệm quý báu trong suốt khoá
học.
Xin cảm ơn các chú, các anh phòng Kinh Tế Huyện Châu Đức, các anh,
chị trong UBND Huyện Châu Đức cũng như toàn thể bà con nông dân đã tạo
điều kiện cho tôi được thực tập và hoàn thành luận văn tốt nghiệp trong thời gian
cho phép.
Cuối cùng, xin gửi đến tập thể lớp Kinh Tế 28 cùng những bạn bè thân
yêu đã cùng tôi học tập, chia sẻ buồn vui trong những năm tháng học tại trường
một tình cảm chân thành nhất.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên: Phùng Thị Lê Oanh
NỘI DUNG TÓM TẮT
PHÙNG THỊ LÊ OANH, Khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh. Tháng 07 năm 2006. Phân tích hiện trạng sản xuất và tiêu thụ hồ
tiêu của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Đức, Tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu.
Đề tài sử dụng số liệu thu thập được từ 90 hộ thuộc 3 xã trồng hồ tiêu
nhiều nhất tại huyện để phản ánh được thực trạng sản xuất cũng như tiêu thụ hồ
tiêu của nông hộ trên địa bàn huyện Châu Đức, tỉnh bà Rịa Vũng Tàu nói chung
và ở 3 xã nói riêng. Kết quả nghiên cứu cho thấy, với mức giá 18.800 đồng/kg,
vụ vừa qua người dân lỗ 642.000 đồng/0,1ha, thu nhập từ vườn mang lại rất bấp
bênh, nông hộ chủ yếu là lấy công làm lời. Đồng thời, việc trồng mới hồ tiêu
cũng không mang lại hiệu quả kinh tế cho người dân vì NPV tính trên 0,1 ha là
-7.650.710 đồng.
Về tiêu thụ, hiện tại, sản phẩm hồ tiêu của nông hộ được các thương lái và
đại lí thu gom phân phối đến các công ty lớn ở Long Khánh và Thành Phố Hồ

Chí Minh. Đây cũng là nguyên nhân khiến giá thu mua ở địa phương rất thấp, chỉ
dao động ở mức 17.000-20.000 đồng/kg.
Bên cạnh đó, đề tài còn đi sâu nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến
năng suất hồ tiêu thông qua hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas và xác định được 6
yếu tố quan trọng tác động đến năng suất đó là: phân kali, phân chuồng, lao
động, trình độ của chủ hộ, và bệnh trên cây nọc ở mức độ nặng và trung bình.
Cuối cùng, thông qua những nghiên cứu và phân tích đó, đề tài đã xác
định được một số thuận lợi cũng như khó khăn trong quá trình sản xuất và tiêu
thụ hồ tiêu của nông hộ từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục, cụ thể là
những giải pháp về vốn, về kĩ thuật, về chất lượng và giá cả.
ABSTRACT
PHUNG THI LE OANH, Falcuty of Economics, Nong Lam University.
July 2006. Analysis of current situation of pepper’s production and marketing of
farm households in Chau Duc district, Ba Ria- Vung Tau province.
The study used data collected from 90 households at three villages in
Chau Duc district to analyse the present situation of pepper’s production and
marketing in the study area. The study results showed that household lossed
average 642.000 VND per 0,1 hectare at the price rate of 18.800 VND per
kilograme. Their income got from pepper farming was so unstable and their main
source of income was from their own family labor. In addition, Net Present
Value was -7.650.710 VND showed that a new project of planning pepper may
not bring economic efficiency for farm households.
For pepper marketing, pepper product was marketed in Long khanh
district and Ho Chi Minh City by middlemen. That’s the reason why the local
price of peper was verry low. It fluctuated between 17.000-20.000 VND per
kilograme.
Moreover, this study also analysed some factors which affected pepper
yield. By using Cobb-Douglas production function, this study determined 6
important factors effected to productivity of pepper. These were: potassium
fertilizer, manure, labor cost, education level of household head, and the level of

pepper disease.
Finally, the study determined some strengths as well as weeknesses of pepper’s
production and marketing and proposed some measures relating capital,
technique, product quality and price to to improve the current situation.
MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ix
Danh lục các bảng x
Danh mục các hình xii
Danh mục phụ lục xiii
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1. Sự cần thiết của đề tài 1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu 2
1.2.1. Mục tiêu chung 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể 2
1.3. Giới hạn của đề tài nghiên cứu 3
1.3.1. Nội dung nghiên cứu 3
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu 3
1.4. Cấu trúc đề tài 3
CHƯƠNG 2. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 5
2.1. Một số khái niệm 5
2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ 5
2.1.2. Khái niệm kênh phân phối 5
2.2. Một số chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu 6
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế 6
2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế 6
2.2.3. Các chỉ tiêu thẩm định dự án 7
2.3. Phương pháp nghiên cứu 8
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin 8
2.3.2. Phương pháp mô tả 8

2.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy 9
CHƯƠNG 3. TỔNG QUAN 11
vi
3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tiêu trên thế giới 11
3.1.1. Tình hình sản xuất 11
3.1.2. Tình hình tiêu thụ 11
3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tiêu ở Việt Nam 12
3.2.1. Tình hình sản xuất 12
3.2.2. Tình hình tiêu thụ 12
3.3. Tổng quan về huyện Châu Đức 12
3.3.1. Điều kiện tự nhiên 13
3.3.2. Điều kiện kinh tế 14
3.3.3. Điều kiện xã hội 17
3.4. Tình hình sản xuất nông nghiệp tại địa phương 19
3.4.1. Trồng trọt 19
3.4.2. Chăn nuôi 20
3.5. Các hoạt động phục vụ sản xuất nông nghiệp của địa phương 20
3.5.1. Khuyến nông 20
3.5.2. Công tác tín dụng 21
3.6. Đặc điểm sinh thái học và kĩ thuật trồng tiêu 21
3.6.1. Đặc điểm sinh thái học cây tiêu 21
3.6.2. Kĩ thuật trồng tiêu 22
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1. Tình hình phân bố diện tích tiêu trên huyện 26
4.2. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu tại huyện trong những năm
gần đây 27
4.2.1. Thực trạng diện tích và tình hình sản xuất tiêu tại huyện 27
4.2.2. Thực trạng tiêu thụ tiêu tại huyện 27
4.3. Thực trạng sản xuất và tiêu thụ tiêu ở các hộ điều tra 28
4.3.1. Đặc điểm kinh tế-xã hội và thực trạng sản xuất tiêu

của các hộ điều tra 28
4.3.2. Thực trạng tiêu thụ tiêu của nông hộ 41
4.4. Đánh giá kết quả và hiệu quả kinh tế của 0,1 ha hồ tiêu trên địa
vii
bàn huyện
43
4.4.1. Chi phí xây dựng cơ bản 43
4.4.2. Chi phí cho các năm kinh doanh 46
4.4.3. Kết quả và hiệu quả cho 0,1 ha hồ tiêu của nông hộ
trên huyện 47
4.4.4. Kết quả dự tính cho 0,1 ha hồ tiêu trong suốt vòng đời 49
4.5. Các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu của nông hộ 51
4.5.1. Thiết lập hàm sản xuất (dạng Cobb- Douglas) 51
4.5.2.Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến
52
4.5.3. Uớc lượng các tham số của hàm 53
4.5.4. Kiểm định mô hình 53
4.5.5. Phân tích mô hình 57
4.6. Hệ thống kênh phân phối tiêu của huyện 58
4.6.1. Các thành viên trong kênh 59
4.6.2. Hiệu quả kinh tế của các thành viên chính trong kênh 60
4.7. Những thuận lợi và khó khăn của hộ trồng tiêu 61
4.7.1. Thuận lợi 61
4.7.2. Khó khăn 62
4.8. Một số giải pháp đề xuất nhằm khắc phục những khó khăn trong sản
xuất và tiêu thụ hồ tiêu trên huyện 63
4.8.1.Về vốn 63
4.8.2. Về kĩ thuật 63
4.8.3. Về nâng cao chất lượng 64
4.8.4. Về giá cả 65

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1. Kết luận 66
5.2. Kiến nghị 67
5.2.1. Đối với người trồng tiêu 67
viii
5.2.2. Đối với chính quyền và ngân hàng địa phương 67
Tài liệu tham khảo 69
Phụ lục
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQ Bình quân
BVTV Bảo vệ thực vật
CNH-HĐH Công Nghiệp Hoá-Hiện Đại Hoá
DT Doanh thu
ĐVT Đơn vị tính
IPC Cộng Đồng Hồ Tiêu Thế Giới (International
Pepper Community )
LN Lợi nhuận
MMTB Máy móc thiết bị
NN&PTNT Nông nghiệp và phát triển nông thôn
PTTH Phổ thông trung học
TC Tổng chi phí
THCS Trung học cơ sở
TN Thu nhập
VSMT Vệ sinh môi trường
UBND Uỷ Ban Nhân Dân
XDCB Xây dựng cơ bản
ix
DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 1. Sản Lượng Tiêu Thụ Hồ Tiêu Thế Giới

Bảng 2. Tình Hình Sử Dụng Đất trên Địa Bàn Huyện Năm 2005
Bảng 3. Giá Trị Sản Lượng, Tốc Độ Tăng Trưởng Hàng Năm của Huyện 16
Bảng 4. Diễn Biến Dân Số của Huyện Giai Đoạn 2001-2005 17
Bảng 5. Diễn Biến Công Tác Khuyến Nông của Huyện Từ Năm 2000-2005
Bảng 6. Định Mức Kĩ Thuật về Phân cho Tiêu Qua Các Năm
Bảng 7. Phân Bố Diện Tích Trồng Hồ Tiêu trên Địa Bàn Huyện (Năm 2005)
Bảng 8. Diễn Biến Diện Tích, Năng Suất, Sản Lượng Tiêu tại Huyện
Bảng 9. Thực Trạng Sản Xuất Hồ Tiêu của Các Hộ Điều Tra
Bảng 10. Trình Độ Học Vấn Của Các Hộ Điều Tra
Bảng 11. Tình Hình Nhân Khẩu ở Các Hộ Điều Tra
Bảng 12. Tình Hình Lao Động ở Các Hộ Điều Tra
Bảng 13. Tình Hình Sử Dụng Đất của Các Hộ Điều Tra
Bảng 14. Tình Hình Vay Vốn của Nông Hộ
Bảng 15. Quy Mô Trồng Tiêu của Các Hộ Điều Tra
Bảng 16. Tình Hình Sử Dụng Giống của Các Hộ Điều Tra
Bảng 17. Tuổi Vườn Tiêu của Nông Hộ Phân theo Xã
Bảng 18. Kinh Nghiệm Trồng Tiêu của Các Hộ Điều Tra
Bảng 19. Tình Hình Dịch Bệnh trên Nọc Tiêu của Nông Hộ theo Xã
Bảng 20. Tình Hình Tham Gia Hoạt Động Khuyến Nông của Nông Hộ
Bảng 21. Hình Thức Bán Sản Phẩm của Nông Hộ
Bảng 22. Giá Bán Hồ Tiêu Theo Thời Vụ
Bảng 23. Chi Phí Cho 0,1ha Hồ Tiêu Năm Đầu XDCB
Bảng 24. Chi Phí Chăm Sóc Hàng Năm cho 0,1ha Hồ Tiêu Thời Kì XDCB
x
Bảng 25. Tổng Hợp Chi Phí Cho 0,1ha Hồ Tiêu Thời Kì Xây Dựng Cơ Bản
Bảng 26. Tổng Hợp Chi Phí Cho 0,1ha Hồ Tiêu Thời Kì Kinh Doanh
Bảng 27. Kết Quả và Hiệu Quả Hàng Năm của 0,1 Ha Hồ Tiêu của Nông Hộ
Trên Địa Bàn Huyện
Bảng 28. Bảng Chiết Tính NPV, IRR cho 0,1 Ha Hồ Tiêu Trồng Mới
Bảng 29. Phân Tích Độ Nhạy Của NPV Theo Giá Bán Hồ Tiêu

Bảng 30. Kết Quả Hồi Qui Hàm Sản Xuất Tiêu của Nông Hộ
Bảng 31. Kết Quả Kiểm Tra Hiện Tượng Đa Cộng Tuyến cho Hàm Sản Xuất
Tiêu của Nông Hộ
Bảng 32. Hiệu Quả Kinh Doanh của Đại Lí Thu Gom Tính Trên 50 Tấn Tiêu
Hàng Năm
xi
DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 1. Biểu Đồ Hiện Trạng Sử Dụng Đất của Huyện Châu Đức Năm 2005
Hình 2. Biểu Đồ Biến Động Diện Tích, Năng Suất Hồ Tiêu trên Huyện
Hình 3: Sơ Đồ Kênh Phân Phối Hồ Tiêu tại Huyện
xii
DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình ảnh Minh Hoạ
Phụ Lục 2. Chi Phí Cho 0,1 Ha Hồ Tiêu Năm Đầu XDCB
Phụ Lục 3. Chi Phí Chăm Sóc Hàng Năm Cho 0,1 Ha Hồ Tiêu Thời Kì XDCB
Phụ Lục 4. Chi Phí Bình Quân Cho 0,1 Ha Hồ Tiêu Thời Kì Kinh Doanh
Phụ Lục 5. Chi Phí Cho Các Giai Đoạn Thời Kì Kinh Doanh Cho 0,1 Ha Hồ
Tiêu Trồng Mới
Phụ Lục 6. Quá Trình Loại Biến
Phụ Lục 7. Kết Xuất Hàm Sản Xuất Tiêu Của Nông Hộ
Phụ Lục 8. Mô Hình Hồi Quy Bổ Sung
Phụ Lục 9. Mô Hình Hồi Quy Nhân Tạo
Phụ lục 10. Danh Sách Các Hộ Điều Tra
Phụ lục 11. Phiếu Điều Tra Nông Hộ
xiii
CHƯƠNG 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Sự cần thiết của đề tài
Trong những năm gần đây, chiến lược CNH-HĐH nông nghiệp, phát triển

nông thôn của Nhà Nước ta đã được đưa vào thực hiện, và trở thành mục tiêu
hàng đầu của các tỉnh thành trong cả nước. Theo chủ trương của Nhà Nước ta,
việc khai thác thế mạnh của từng vùng là thực sự cần thiết, mỗi địa phương phải
tập trung sản xuất những cây, con có lợi thế của mình nhằm hạ giá thành, nâng
cao chất lượng và tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của
thị trường trong và ngoài nước. Trong đó, cây hồ tiêu là một trong những cây
trồng thế mạnh của vùng nhiệt đới, điển hình là một số vùng chuyên canh tiêu đã
được hình thành như: Bình Phước, Đăk-Lăk, Gia Lai, Bà Rịa -Vũng Tàu, Phú
Quốc,Quảng Trị…
Như ta đã biết, cây hồ tiêu là một loại cây công nghiệp lâu năm có giá trị
kinh tế cao, là loại gia vị không thể thiếu trong công nghiệp chế biến thực phẩm
và một số ngành công nghiệp khác. Hiện nay, nước ta đã vươn lên đứng vị trí
hàng đầu về xuất khẩu hồ tiêu với sản lượng xuất khẩu năm 2005 là 110.000 tấn.
Theo cộng đồng hồ tiêu thế giới (IPC) thì hồ tiêu Việt Nam hiện đã có mặt ở 73
quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới.
Châu Đức là một trong những huyện có diện tích trồng tiêu lớn nhất vùng
Đông Nam Bộ với năng suất bình quân 2,93 tấn/ha. Giai đoạn 1997-2001, giá
tiêu có lúc lên đến 60.000 đồng/kg, việc trồng tiêu đã mang lại hiệu quả kinh tế
cao cho nông hộ, góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện được đời sống của
người dân địa phương. Những thắng lợi đó đã khuyến khích phong trào trồng tiêu
lan rộng nhanh chóng với diện tích và sản lượng ngày càng tăng.
Tuy nhiên, từ năm 2003 trở lại đây, do việc gia tăng diện tích tiêu một
cách quá mức ở các quốc gia làm cho cung vượt cầu, giá tiêu xuất khẩu sụt giảm
đáng kể kéo theo giá tiêu trong nước cũng giảm mạnh chỉ còn 15.000-20.000
1
đồng/kg. Ngược lại giá các loại đầu vào như phân bón, thuốc bảo vệ thực vật…
liên tục tăng, nông dân trồng tiêu đứng trước khó khăn lớn là giá thành vượt giá
bán. Thêm vào đó, do việc canh tác không đúng kĩ thuật nên hiện tượng dịch
bệnh trên tiêu ngày càng lan rộng. Cây vông vốn là loại cây nọc kiên cố và phổ
biến nhất tại huyện bỗng chết hàng loạt dẫn đến sự mất mát và sụt giảm đáng kể

sản lượng tiêu . Một số loại nọc khác có khả năng thay thế được thì rất khó tìm
và chi phí cao (từ 45.000-60.000 đồng/nọc). Do vậy, việc khôi phục vườn tiêu
hiện đang là mối lo lắng lớn của người dân tại huyện Châu Đức nói riêng và cả
nước nói chung.
Trước những bức xúc trong sản xuất nông nghiệp tại huyện, được sự đồng
ý của Khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và
phòng Kinh Tế Huyện Châu Đức, dưới sự hướng dẫn của thầy Thái Anh Hoà, tôi
thực hiện đề tài:”Phân tích hiện trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của nông
hộ trên địa bàn huyện Châu Đức- Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”. Đề tài nhằm phản
ánh tình hình sản xuất cũng như tiêu thụ hồ tiêu của người dân địa phương trong
điều kiện khó khăn này để thấy được những bấp bênh, những tồn tại trong quá
trình trồng tiêu từ đó đề xuất một số giải pháp khắc phục.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Nhằm phản ánh được thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ
trên địa bàn Huyện Châu Đức - Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
− Nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu của nông hộ.
− Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu của nông hộ.
− Tìm hiểu tình hình tiêu thụ tiêu của nông hộ trên địa bàn huyện.
− Xác định những thuận lợi và khó khăn của nông hộ trong quá trình sản
xuất và tiêu thụ hồ tiêu.
− Đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế những khó khăn trên.
1.3. Giới hạn của đề tài nghiên cứu
1.3.1. Nội dung nghiên cứu
2
− Sơ lược về điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội, văn hóa, y
tế, giáo dục…của huyện Châu Đức.
− Sơ lược về tình hình sản xuất nông nghiệp ở địa phương.
− Nghiên cứu tình hình sản xuất, tiêu thụ tiêu trên địa bàn huyện.

− Nghiên cứu tình hình sản xuất tiêu của nông hộ.
− Đánh giá các yếu tố ảnh hưởng đến năng suất tiêu của nông hộ.
− Tìm hiểu tình hình tiêu thụ tiêu của nông hộ trên địa bàn huyện.
− Xác định những thuận lợi và khó khăn trong quá trình sản xuất và
tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ.
− Đề xuất một số kiến nghị nhằm hạn chế những khó khăn trên.
1.3.2. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian. Đề tài được nghiên cứu trên địa bàn Huyện Châu
Đức, cụ thể số liệu sơ cấp được lấy từ là các xã: Kim Long, Bình Giã, Quãng
Thành.
Phạm vi thời gian. Đề tài được nghiên cứu từ ngày 20/03/06 đến ngày
15/07/06.
1.4. Cấu trúc đề tài
Đề tài gồm 5 chương:
Chương 1. Đặt vấn đề
Sơ lược về lí do lựa chọn, mục tiêu, nội dung cũng như giới hạn của đề tài
nghiên cứu.
Chương 2. Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
Giới thiệu về các khái niệm sử dụng phục vụ cho đề tài nghiên cứu như:
khái niệm kênh phân phối, cơ sở phân tích hồi quy, các chỉ tiêu đánh giá kết quả
kinh tế…cũng như phương pháp thu thập và xử lí số liệu.
Chương 3. Tổng quan
Giới thiệu một số tình hình cơ bản của huyện Châu Đức như: kinh tế xã
hội, giáo dục, y tế, cơ sở hạ tầng…đồng thời sơ lược hiện trạng chung về sản
xuất nông nghiệp ở địa phương.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
3
Tìm hiểu cụ thể về thực trạng sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ, xác
định kênh phân phối hồ tiêu của huyện và hiệu quả của các thành viên trong
kênh. Bên cạnh đó, xác định một số thuận lợi, khó khăn trong quá trình trồng tiêu

tại địa phương từ đó đề xuất một số biện pháp hạn chế.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Tóm lược kết quả nghiên cứu và đề xuất một số kiến nghị cho quá trình
sản xuất và tiêu thụ hồ tiêu ở địa phương.
4
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Một số khái niệm
2.1.1. Khái niệm kinh tế nông hộ
Kinh tế nông hộ là thành phần kinh tế chủ yếu và thông dụng nhất của nền
kinh tế nước ta với gần 80% dân số có thu nhập chủ yếu từ sản xuất nông nghiệp
hoặc có liên quan đến nông nghiệp. Với điều kiện đất đai, địa hình như nước ta,
mô hình này rất phù hợp với quá trình sản xuất thâm canh, chuyên môn hóa, sử
dụng hiệu quả nguồn lực ở nông thôn. Mô hình có một số lợi thế so với các mô
hình khác là: quy mô và vốn đầu tư ít tạo tính chủ động cho nông hộ trong việc
thay đổi mô hình sản xuất và cơ cấu cây trồng vật nuôi để phù hợp với nhu cầu
thị trường. Đồng thời, việc chuyên môn hóa, nâng cao chất lượng sản phẩm cũng
dễ thực hiện…Do đó, kinh tế nông hộ đóng một vai trò quan trọng trong quá
trình phát triển sản xuất nông nghiệp, phát huy khá đầy đủ tính tự chủ, năng
động, không những đem lại sự thịnh vượng cho vùng nông thôn mà còn góp phần
thúc đẩy các thành phần kinh tế khác phát triển.
2.1.2. Khái niệm kênh phân phối
Kênh phân phối là con đường lưu thông hàng hoá từ người sản xuất đến
ngưòi tiêu dùng.
Kênh phân phối là một tập hợp các mối quan hệ sự kết hợp hữu cơ giữa
các nhà sản xuất, các nhà trung gian phân phối đưa hàng hoá từ người sản xuất
đến người tiêu dùng cuối cùng.
Kênh phân phối nông sản là một tập hợp các mối quan hệ giữa người sản
xuất, tổ chức hoặc cá nhân thu mua với người tiêu dùng trong việc mua bán nông
sản. Đó là sự lưu chuyển của nông sản từ người sản xuất đến các tổ chức trung

gian và tới tay người tiêu dùng. Các nhóm người hoặc tổ chức tham gia vào kênh
phân phối nông sản có thể là: người sản xuất, người thu gom,người bán buôn,
người bán lẻ.
5
Có hai dạng kênh phân phối đó là: kênh trực tiếp và kênh gián tiếp.
− Kênh trực tiếp: là kênh không có trung gian, là cầu nối gắn liền
người sản xuất với người tiêu dùng.
− Kênh gián tiếp: là kênh có nhiều trung gian, sản phẩm từ người sản
xuất muốn đến được tay người tiêu dùng phải thông qua các trung
gian này. Càng qua nhiều trung gian, giá cuối cùng của sản phẩm
càng cao.
2.2. Một số chỉ tiêu sử dụng nghiên cứu
2.2.1. Các chỉ tiêu đánh giá kết quả kinh tế
D oanh thu (DT). Là chỉ tiêu cho biết tổng số tiền thu được cùng với mức
sản lượng và mức giá bán một đơn vị sản phẩm.
Doanh thu = Sản lượng * Đơn giá bán sản phẩm
Năng suất: Là chỉ tiêu cho biết sản lượng thu hoạch được trên một đơn vị
diện tích.
Năng suất = Sản lượng thu hoạch/ Diện tích trồng
Tổng chi phí (TC). Là chỉ tiêu phản ánh toàn bộ chi phí bỏ ra đầu tư vào
quá trình sản xuất. Chỉ tiêu này nhiều hay ít phụ thuộc vào quy mô canh tác và
mức đầu tư của từng nông hộ:
TC = Chi phí vật chất + Chi phí lao động + Thuế nông nghiệp +
Lãi vay + Chi phí khấu hao đầu tư cơ bản.
Lợi nhuận (LN). Là phần lời thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí
kể cả chi phí do gia đình đóng góp.
LN = DT – TC
Thu nhập (TN). Là phần thu được sau khi trừ tất cả các khoản chi phí sản
xuất không kể đến chi phí do gia đình đóng góp.
TN = DT – TC + Công lao động nhà = LN +Công lao động nhà

2.2.2. Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh tế
T ỷ suất thu nhập/ C hi phí . Chỉ tiêu này cho biết một đồng bỏ ra đầu tư
mang lại bao nhiêu đồng thu nhập.
Tỷ suất thu nhập/Chi phí =TN/TC
6
T ỷ suất lợi nhuận/ C hi phí. Đây là chỉ tiêu cho biết một đồng bỏ ra đầu tư
mang lại bao nhiêu đông lợi nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/Chi phí = LN/TC
T ỷ suất doanh thu/chi phí. Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí đầu tư
mang lại bao nhiêu đồng giá trị sản lượng.
Tỷ suất doanh thu/Chi phí = DT/CP
T ỷ suất thu nhập/ D oanh thu. Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng
doanh thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng thu
nhập.
Tỷ suất thu nhập/Doanh thu = TN/DT
T ỷ suất lợi nhuận/ D oanh thu. Chỉ tiêu này nói lên rằng cứ một đồng
doanh thu tạo ra trong quá trình sản xuất thì tạo ra bao nhiêu đồng lợi
nhuận.
Tỷ suất lợi nhuận/Doanh thu = LN/DT
2.2.3. Các chỉ tiêu thẩm định dự án
Các chỉ tiêu thẩm định dự án được sử dụng trong đề tài là: NPV, IRR và
PP.
PV (Present Value). Là giá trị tương đương hôm nay của lợi ích (hoặc chi
phí) tương lai.
Hiện giá lợi ích: PVB = B
t
* DF
Hiện giá chi phí: PVC = C
t
* DF

Với B
t
: lợi ích ở thời điểm t
C
t
: là chi phí ở thời điểm t
DF: thừa số chiết khấu (discounting factor)
DF = 1/(1+r)
t
r là suất chiết khấu
t: thứ tự năm trong thời gian thực hiện dự án, t= 0,1,2, n
Hiện giá ròng NPV (Net Present Value). Là tổng lợi ròng hàng năm đã
được chuyển sang hiện giá.
NPV =

=
n
t 0
(B
t
– C
t
)* DF = PVB – PVC
7
Trong đó: NPV là hiện giá thu nhập thuần
Nếu NPV > 0, dự án có hiệu quả, NPV càng lớn thì hiệu quả tài chính của
dự án càng cao, dự án càng hấp dẫn.
Suất nội hoàn IRR (Internal Rate of Return). Là suất chiết khấu mà tại
đó hiện giá lợi ích bằng hiện giá chi phí hay hiện giá ròng NPV bằng 0.
NPV =


=
n
t 0
(B
t
– C
t
)/(1+IRR)
t
= 0
Nếu IRR = 0, dự án hòa vốn, IRR > suất chiết khấu thì dự án là khả thi,
ngược lại IRR < suất chiết khấu, dự án không đem lại hiệu quả.
Thời gian hoàn vốn PP(Payback Period). Là khoảng thời gian thu hồi
lợi ích quy về hiện tại bằng với số vốn đầu tư ban đầu. Nếu PP càng ngắn, dự án
có tích khả thi càng cao. chỉ tiêu này dùng để xác định khoản thời gian cần thiết
để thu hồi lại toàn bộ vốn đầu tư được tính theo công thức:
PP = Tổng số vốn đầu tư ban đầu / Thu nhập hàng kì
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1. Phương pháp thu thập thông tin
Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp. Là phương pháp phỏng vấn
trực tiếp những người có kinh nghiệm, uy tín ở địa bàn nghiên cứu, ở đây là các
hộ trồng tiêu ở địa phương. Ta sử dụng phương pháp điều tra chọn mẫu để chọn
ra 90 mẫu thuộc 3 xã có diện tích trồng tiêu nhiều nhất để nghiên cứu cho toàn
huyện, gồm các xã Quãng Thành, Bình Giã, Kim Long, (mỗi xã 30 mẫu).
Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp. Là phương pháp thu thập số
liệu gián tiếp liên quan đến: diện tích trồng, sản lượng, giá cả, công tác khuyến
nông, sự áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật…tại phòng Kinh Tế Huyện Châu
Đức, UBND Huyện Châu Đức và các phòng ban có liên quan.
2.3.2. Phương pháp mô tả

Là phương pháp sử dụng số liệu có sẵn trong quá khứ và hiện tại để thể
hiện thực trạng và tình hình của vùng nghiên cứu. Cụ thể ở đây, số liệu thứ cấp
dùng để mô tả tổng quan về điều kiện kinh tế -xã hội cũng như về thực trạng diện
tích, sản lượng, năng suất hồ tiêu chung của huyện. Số liệu sơ cấp dùng để mô tả
thực trạng sản xuất, tiêu thụ hồ tiêu của nông hộ trên địa bàn.
8
2.3.3. Phương pháp phân tích hồi quy
Các bước tiến hành như sau:
− Xác định và nêu ra các giả thiết về mối quan hệ giữa các biến kinh
tế.
− Thiết lập mô hình kinh tế lượng để thể hiện mối quan hệ giữa các
biến số.
− Ước lượng tham số của mô hình.
− Kiểm định giả thiết của mô hình.
− Phân tích mô hình.
Ở đây, hàm hồi quy cụ thể là một hàm sản xuất dạng Cobb-Douglas như
sau:
Y = A . X
1
α1
.

X
2
α2
. X
2
α2
. X
3

α3
. X
4
α4
. X
5
α5
. X
6
α6
. e
D1α7
. e
D2α8

. e
ε
Trong đó: Y : năng suất tiêu hàng năm (kg/0,1ha/năm)
A: là hằng số
X
1
: phân Kali (kg/0,1ha/năm)
X
2
: phân NPK (kg/0,1ha/năm)
X
3
: phân chuồng (kg/0,1ha/năm)
X
4

: lao động (công/0,1ha/năm)
X
5
: số lần tham gia lớp tập huấn khuyến nông (lần/năm)
X
6
: trình độ học vấn của chủ hộ (năm)
D
1
: dịch bệnh nặng( bệnh nặng =1; khác=0)
D
2
: dịch bệnh trung bình (bệnh trung bình =1; khác =0)
Vì đây là dạng hàm phi tuyến tính theo cả thông số lẫn biến số nên để ước
lượng được bằng phương pháp hồi quy bé nhất (OLS), tôi chuyển nó về dạng
Log-Log như sau:
LnY = LnA + α
1
LnX
1
+ α
2
LnX
2
+ α
3
LnX
3
+ α
4

LnX
4
+ α
5
LnX
5
+ α
6
LnX
6
+ α
7
LnX
7
+ α
8
D
1
+ α
9
D
2
+ ε
Dấu của các hệ số ước lượng α
i
nói lên mối tương quan thuận hay nghịch
của các biến độc lập đối với biến phụ thuộc trong mô hình. Đối với mô hình hàm
sản xuất trên, kì vọng dấu của các hệ số ước lượng như sau:
9
α

1
>0, α
2
>0, α
3
>0, α
4
>0 vì các yếu tố đầu vào như phân bón và lao động ta
kì vọng có tương quan thuận với năng suất hồ tiêu, nghĩa là khi tăng hay giảm
các yếu tố này thì năng suất cũng sẽ tăng hay giảm theo tương ứng.
α
5
>0: số lần tham gia tập huấn khuyến nông có tác động tích cực đến năng
suất hồ tiêu vì tham gia lớp khuyến nông nhiều lần sẽ giúp người nông dân nắm
vững kĩ thuật cũng như phương pháp phòng và trị bệnh cho cây tiêu vì thế năng
suất tiêu được kì vọng sẽ tăng lên .
α
6
>0: tương tự như trên, trình độ của chủ hộ càng cao thì khả năng tiếp
thu khoa học kĩ thuật để ứng dụng vào canh tác tiêu càng cao, do đó làm gia tăng
năng suất tiêu.
α
7
<0, α
8
<0: dịch bệnh nặng và trung bình rõ ràng có tác động xấu đến
năng suất nhiều hơn là dịch bệnh nhẹ (hoặc không bệnh), nên dấu kì vọng của
chúng là âm.
10
CHƯƠNG 3

TỔNG QUAN
3.1. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tiêu trên thế giới
3.1.1. Tình hình sản xuất
Tiêu hiện nay là một mặt hàng phổ biến ở nhiều nước trên thế giới, hàng
năm lượng cung hồ tiêu trên thế giới bị chi phối bởi các quốc gia sản xuất nhiều
tiêu như: Ấn Độ, Braxin, Trung Quốc, Indonesia và Việt Nam. từ năm 2002 trở
lại đây, thị trường tiêu thế giới mất cân đối, cung vượt cầu. Năm 2004, tổng cung
thế giới là 351.000 tấn trong khi nhu cầu chỉ quanh quẩn ở mức 200.000 tấn.Theo
thống kê của Hiệp hội Hồ tiêu thế giới, trong năm 2005, sản lượng hồ tiêu của
thế giới chỉ đạt gần 295 ngàn tấn, giảm 9%. Hai nước có sản lượng hồ tiêu giảm
mạnh là Brazil và Trung Quốc, giảm gần 40% trên tổng sản lượng. Sản lượng hồ
tiêu thế giới giảm nhưng nhìn chung cán cân cung vẫn khá lớn so với cầu.
3.1.2. Tình hình tiêu thụ
Do tiêu là chất gia vị nên nhu cầu ít biến động, nhu cầu chỉ tăng nhẹ trong
khi lượng cung thế giới hàng năm tăng tới 10% (ngoại trừ năm 2005, cung tiêu
giảm 9%). Năm 2005, sản lượng tiêu thụ hồ tiêu trên thị trường thế giới là
324.000 tấn, trong đó hạt tiêu đen chiếm tỷ trọng lớn 84% tương ứng với 271.000
tấn. Hiện nay các thị trường tiêu thụ tiêu lớn nhất thế giới là Luân Đôn, Châu Âu,
Pháp…
Bảng 1. Sản Lượng Tiêu Thụ Hồ Tiêu Thế Giới
ĐVT: Tấn
Loại tiêu Năm 2004 Năm 2005
Hạt tiêu đen 271.000 267.000
Hạt tiêu trắng 80.000 58.000
Tổng cộng 351.000 324.000
Nguồn tin: IPC
11
3.2. Tình hình sản xuất, tiêu thụ tiêu ở Việt Nam
3.2.1. Tình hình sản xuất
Tính đến nay, diện tích hồ tiêu trong cả nước đạt trên 52 ngàn ha, vượt

mức kế hoạch đề ra cho năm 2010 (50.000 ha). Sản lượng hồ tiêu của Việt Nam
trong năm 2005 đạt trên 107 ngàn tấn, tăng 7% so với năm 2004. Hàng năm,
nguồn cung trong nước chủ yếu là ở các tỉnh Đông Nam Bộ, (54%), Tây Nguyên
(23,7%), phần còn lại là các tỉnh Bắc Trung Bộ, Nam Trung Bộ, Tây Nam Bộ và
một số lượng khá lớn nhập từ Campuchia qua con đường tiểu ngạch.
3.2.2. Tình hình tiêu thụ
Sản lượng xuất khẩu mặt hàng hồ tiêu của Việt Nam ra thị trường thế giới
đã tăng đáng kể, từ 9.000 tấn năm 1990 lên 110.000 tấn năm 2005. Năm 2003,
Việt Nam đã xuất khẩu 74.000 tấn chiếm 35,2% lượng xuất khẩu tiêu toàn thế
giới. Đến năm 2004, lượng xuất khẩu đã lên đến 100.000 tấn, đem về cho Việt
Nam 133 triệu USD. Tỷ lệ hồ tiêu đạt tiêu chuẩn của Hiệp hội kinh doanh các
loại hạt của Mỹ (ASTA) và hồ tiêu trắng đã chiếm tới 35,41% tổng sản lượng
xuất khẩu hồ tiêu năm 2005 của Việt Nam, so với mức 5,73% của năm 2001.
Tính đến nay hồ tiêu Việt Nam đã xuất khẩu đến 72 nước trên toàn thế
giới các thị trường chính của Việt Nam là châu Âu chiếm 43,46%, Mỹ 20,1%, thị
trường Trung Đông 19,24%.Thành tựu này đã góp phần đưa Việt Nam trở thành
một nước xuất khẩu hồ tiêu hàng đầu thế giới với sản lượng trung bình 100.000
tấn/năm, chiếm 50% tổng sản lượng toàn cầu.
3.3. Tổng quan về huyện Châu Đức
Trước đây, Châu Đức vốn là huyện Châu Thành thuộc tỉnh Đồng Nai, đến
tháng 06/1994 mới sát nhập vào Bà Rịa-Vũng Tàu với tên mới là Châu Đức. Đến
nay đã hơn 10 năm thành lập, huyện Châu Đức đã phát huy được năng lực của
mình với lợi thế là vùng được ưu đãi về tài nguyên để phát triển nông nghiệp.
Bên cạnh đó, dưới sự lãnh đạo đúng đắn của Huyện Ủy, sự tổ chức chặt chẽ của
UBND huyện, sự hỗ trợ tích cực của các sở, ban, ngành, nhất là sở NN&PTNT
tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu, cùng với tinh thần nỗ lực cần cù, nhạy bén với tiến bộ
khoa học kĩ thuật, công nghệ của đông đảo nhân dân, huyện Châu Đức đã có
12

×