Tải bản đầy đủ (.pdf) (71 trang)

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM LÊN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY TNHH THÉP QUANG MINH

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (807.63 KB, 71 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA THỊ TRƯỜNG THÉP VIỆT NAM
LÊN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT CỦA CÔNG TY
TNHH THÉP QUANG MINH

PHẠM THỊ NGỌC LÝ

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG
CỦA THỊ TRƯỜNG THÉP LÊN HIỆU QUẢ SẢN XUẤT KINH DOANH CỦA CÔNG
TY TNHH THÉP QUANG MINH” do PHẠM THỊ NGỌC LÝ, sinh viên khóa 31, ngành
quản trị kinh doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày _________________.

ThS. Lê Văn Lạng
Người hướng dẫn,

_______________________________
Ngày

Chủ tịch hộ đồng chấm báo cáo


_______________________________
Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

________________________________
Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin cám ơn tất cả những người thân yêu trong gia đình. Con
xin tỏ lòng biết ơn sâu nặng đến ba mẹ, cám ơn ba mẹ đã trãi bao khó nhọc để sinh,
dưỡng, dục con cho đến ngày hôm nay.
Em xin bày tỏ lòng tri ân đối với Ban Giám Hiệu Trường Đại Học Nông
Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, cùng toàn thể quý thầy cô Khoa Kinh tế đã tận tình
truyền thụ, hướng dẫn, trang bị những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt thời gian
học tập tại trường.
Em xin được tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới thầy Lê Văn Lạng – người thầy đã

nhiệt tình hướng dẫn cho em trong suốt quá trình thực hiện và hoàn thành luận văn
tốt nghiệp!
Tôi xin chân thành cám ơn Ban giám đốc cùng tất cả các cô chú và anh chị
đang làm việc tại Công Ty TNHH Thép Quang Minh thời gian qua đã nhiệt tình
giúp đỡ, tận tình chỉ bảo cho tôi suốt thời gian thực tập tại công ty.
Và, tôi xin gửi lời cảm ơn tới tất cả bạn bè tôi – những người bạn luôn bên
tôi khi tôi gặp khó khăn nhất .
Xin cám ơn tất cả. Xin chúc mọi người luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và thành
công!
Tp. Hồ Chí Minh, tháng 07/2009

Sinh viên
Phạm Thị NGọc Lý


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ NGỌC LÝ, Tháng 07 năm 2009. “Đánh giá tác động của thị

trường thép Việt Nam tới hiệu quả sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thép
Quang Minh”.
PHAM THI NGOC LY , July 2008, “ Evalute Effects Of Steel Market To
Business Activities Of QUANG MINH STELL COMPANY LIMIT”
Khóa luận đi tìm hiểu biến động của thị trường thép năm 2006- 2008 và hoạt động
kinh doanh của CTy trong năm 2006-2008 từ đó đánh giá tác động do biến động thị
trường thép lên hiệu HQSXKD của Cty. Đi vào phân tích môi trường kinh doanh
của Cty để tìm ra những mặt mạnh và mặt yếu với những cơ hội và đe dọa từ bên
ngoài từ đó đề ra những chiến lược thích ứng nhằm làm giảm mặt yếu, phát huy mặt
mạnh để đưa CTy ngày một phát triển nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Phương pháp thực hiện khoá luận là:
ƒ Phương pháp nghiên cứu tại bàn : Thu thập những tài liệu có sẵn và có liên

quan thông qua sách báo, internet, số liệu được cung cấp bởi CTy.
ƒ Phương pháp nghiên cứu hiện trường: đi đến nơi sản xuất, lắp đặt, thi công
của CTy để tiếp cận địa bàn nghiên cứu và lấy thông tin cần thiết.
ƒ

Phương pháp xử lí số liệu để đánh giá.

ƒ Phân tích ma trận SWOT để đánh giá tổng thể nội lực và ngoại lực tác động
đến hiệu quả hoạt động của công ty.Từ đó đề ra chiến lược kinh doanh.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ---------------------------------------------------------------iii
Danh mục các bảng-----------------------------------------------------------------------iv
Danh mục các hình -----------------------------------------------------------------------v
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU-----------------------------------------------------------------1
1.1. Đặt vấn đề --------------------------------------------------------------------1
1.2. Mục tiêu nghi ên cứu ----------------------------------------------------------- 2
1.3. Phạm vi nghiên cứu---------------------------------------------------------2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ----------------------------------------------------3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN-----------------------------------------------------------4
2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty Quang Minh------------------------------4
2.1.1 Thông tin chung ---------------------------------------------------4
2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển-------------------------------5
2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và ngành nghề kinh doanh hiện
tại -----------------------------------------------------------------------------------5
2.2.1 Chức năng ----------------------------------------------------------5
2.2.2 Nhiệm vụ -----------------------------------------------------------6
2.2.3 Quyền hạn ----------------------------------------------------------6

2.2.4 Ngành nghề kinh doanh hiện tại ---------------------------------7
2.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực kinh doanh ---------------------------------7
2.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty ---------------------------------------------7
2.3.2 Chức năng, nhiệm vụ các bộ phận--------------------------------- 9
2.4 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty ------------11
2.4.1 Hoạt động thu mua, nhập nguyên vật liệu----------------------11
2.4.2 Gia công sản xuất--------------------------------------------------11
2.4.3 Phân phối, tiêu thụ-------------------------------------------------12
2.4.4 Giá cả sản phẩm ---------------------------------------------------13
2.4.5 Khách hàng ---------------------------------------------------------13

v


CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU--------------14
3.1 Cơ sở lí luận ------------------------------------------------------------------14
3.1.1 Lí thuyết về thị trường --------------------------------------------14
3.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh-----------------------16
3.1.3 Khái niệm môi trường kinh doanh ------------------------------17
3.1.4 Ma trận SWOT-----------------------------------------------------20
3.1.5 Khái niệm chiến lược Marketing-mix (4P) --------------------22
3.2 Phương pháp nghiên cứu----------------------------------------------------23
CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN--------------------25
4.1 Thị truờng thép Việt Nam --------------------------------------------------25
4.1.1 Vai trò, vị trí của ngành thép trong nền kinh tế quốc dân và thực
trạng chung----------------------------------------------------------------25
4.1.2 Thị trường thép những năm gần đây----------------------------26
4.2. Kết quả kinh doanh sản xuất kinh doanh 2006- 2008 ------------------31
4.3 Đánh giá các chỉ tiêu cuả HQSXKD --------------------------------------32
4.3.1 Tìm hiểu nguyên nhân thâm hụt trong năm 2006 -------------32

4.3.2 HQSXKD năm 2007- 2008 --------------------------------------34
4.4 Phân tích môi trường kinh doanh của CTy--------------------------------- 37
4.4.1 Môi trường bên trong -------------------------------------------------- 37

4.4.2 Môi trường bên ngoài ---------------------------------------------42
4.5. Phân tích ma trận SWOT---------------------------------------------------54
4.6 Đề xuất giải pháp-------------------------------------------------------------56
CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ----------------------------------------59
5.1 Kết luận------------------------------------------------------------------------59
5.2 Kiến nghị ----------------------------------------------------------------------60
5.2.1 Kiến nghị đối với Nhà Nước -------------------------------------60
5.2.1 Kiến nghị đối với CTy --------------------------------------------60
TÀI LIỆU THAM KHẢO -------------------------------------------------------------62
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

CNV

Công nhân viên

CP

Chi phí

CPNVL


Chi phí nguyên vật liệu

CPQLKD

Chi phí quản lí kinh doanh

CTy

Công ty

DT

Doanh thu

DTT

Doanh thu thuần

DT BH& CCDV

Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ

DT H ĐTC

Doanh thu t ừ hoạt động tài chính

ĐVT

Đơn vị tính


GVHB

Giá vốn hàng bán

HQSXKD

Hiệu quả sản xuất kinh doanh

LN

Lợi nhuận

LNST

Lợi nhu ận sau thuế

NV

Nh ân vi ên

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

TTNDN

Thuế thu nhập doanh nghiệp

TS


Tỷ suất

WTO

Tổ chức thương mại thế giới (World Trade
Organization)

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1 Một Số Vật Tư Sản Phẩm CTy Thu Mua Gần Đây
Bảng 4.1 Kết Quả kinh Doanh Sản Xuất Của CTy Từ 2006- 2008
Bảng 4.2 KQSXKD Năm 2006
Bảng 4.3 Kết Quả LN, CP, DT Năm 2007-2008
Bảng 4.4 Một Số Chỉ Tiêu HQSXKD
Bảng 4.5 Nguồn Nhân Lực Của CTy
Bảng 4.6 Giá Trị Tài Sản Cố Định Năm 2006- 2008

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hinh 2.1 Lô Gô Công Ty
Hình 2.2 Bản Đồ Đi Đến Văn Phòng- Nhà Xưởng CTY TNHH THÉP QUANG
MINH
Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức CTy
Hình 4.1 Biểu Đồ So Sánh GVHB, DTBH & CCDV 2 Năm 2006-2008
HÌnh 4.2 Biểu Đồ So Sánh LN Năm 2006 Và Năm 2008
Hình 4.3 Biểu Đồ Biến Động LN Qua 3 Năm

Hình 4.4 Biểu Đồ Tổng Hợp DT, CP, LN Năm 2006- 2008

ix


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Thị trường hoạt động theo các quy luật kinh tế khách quan của nó như là quy
luật cung cầu, cạnh tranh, giá cả, giá trị cơ chế này được gọi là cơ chế tự điều tiết nó
diễn biến tự nhiên. Trong những năm qua chúng ta đã đạt được những thành tựu to
lớn, kinh tế ngày càng phát triển, đời sống xã hội không ngừng được nâng cao. Nhu
cầu cuộc sống đòi hỏi ngày càng cao hơn chính vì vậy đặt ra cho các nhà doanh
nghiệp những thách thức lớn trong cơ chế thị trường .
Đặc biệt trong bối cảnh hội nhập thế giới hiện nay, thị trường nước ta luôn
luôn biến động do sự tác động của nhiều nhân tố khác nhau. Trong quá trình kinh
doanh, doanh nghiệp phải luôn nắm bắt kịp thời sự biến động của thị trường, trên cơ
sở hiểu rõ các nhân tố ảnh hưởng và tác động, mức độ tác động của các nhân tố này
để điều chỉnh phương án, kế hoạch kinh doanh cho thích hợp với mọi thời điểm
khác nhau.
Hiện nay, Thép là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn đóng vai
trò quan trọng trong công cuộc CNH- HĐH, quá độ đi lên CNXH của Việt Nam.
Sản phẩm thép là vật tư, nguyên liệu chủ yếu của nhiều ngành kinh tế quan trọng
như ngành cơ khí, ngành xây dựng. Trong những năm gần đây, tốc độ phát triển xây
dựng ở Việt Nam ngày một gia tăng, thị trường thép từ đó cũng được mở rộng.
Cùng với sự mở rộng đó thị trường thép đang biến động không ngừng do nhiều
nguyên nhân khác nhau, vì vậy làm ảnh hưởng không ít đến kết quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của nhiều doanh nghiệp thép trong nước.
Thời gian qua tôi đã được thực tập tại công ty TNHH Thép Quang Minhmột công ty tư nhân chuyên sản xuất, cung cấp, lắp đặt cửa thép trong lĩnh vực


ngành xây dựng nhà ở và nhà xưởng. Những năm gần đây, kết quả sản xuất kinh
doanh của công ty tăng giảm không ổn định, một trong những nguyên nhân gây nên
tình trạng đó chính là sự biến động vô chừng của giá thép.
Xuất phát từ những vấn đề trên và được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường
Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh và sự hướng dẫn của Thầy Lê Văn
Lạng tôi quyết định chọn đề tài “Đánh giá tác động của thị trường thép tới hiệu quả
sản xuất kinh doanh của công ty TNHH thép Quang Minh”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Kết quả nghiên cứu sẽ đem lại hữu ích cho hiệp hội các doanh nghiệp thép
Việt Nam. Hiệp hội thép sẽ nhìn lại thực trạng kinh doanh của các thành viên và có
những biện pháp để xây dựng một nền công nghiệp thép vững mạnh, đáp ứng nhu
cầu của thời đại. Bên cạnh đó, tự mỗi doanh nghiệp sẽ tìm ra giải pháp đưa doanh
nghiệp mình ngày càng đi lên.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu biến động của thị trường thép năm 2006- 2008
- Tìm hiểu hoạt động kinh doanh của CTy trong năm 2006-2008
- Đánh giá tác động do biến động thị trường thép lên hiệu HQSXKD của Cty.
- Phân tích môi trường kinh doanh của Cty.
- Đề xuất những giải pháp giúp CTy nâng cao hiệu quả kinh doanh.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi về nội dung
Đề tài giới hạn trong phạm vi biến động của thị trường thép, tình hình sản
xuất kinh doanh và môi trường kinh doanh của Cty.
1.3.2 Phạm vi không gian
Nghiên cứu tại công ty TNHH Thép Quang Minh.

1.3.3 Phạm vi thời gian
- Số liệu thu thập từ năm 2006 đến 2008
- Thời gian thực tập tại CTy từ 4/2009 đến 5/2009.

2


1.4 Cấu trúc khóa luận
- Chương 1: Trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu, cấu
trúc của đề tài.
- Chương 2: Giới thiệu chung về công ty, chức năng , nhiệm vụ, cơ cấu tổ
chức, quá trình phát triển, lĩnh vực hoạt động kinh doanh và trình bày sơ
lược về sản phẩm.
- Chương 3: Đề cập đến những khái niệm, những cơ sở mang tính lý thuyết
và những phương pháp nghiên cứu được áp dụng vào trong quá trình nghiên
cứu đề tài.
- Chương 4:Chương này là phần quan trọng nhất đi vào giải quyết những
mục tiêu đã đề ra ở chương 1.
- Chương 5: Dựa vào kết quả nghiên cứu đưa ra kết luận và kiến nghị đối với
CTy, đối với Nhà nước.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1 Giới thiệu sơ lược về công ty QUANG MINH
2.1.1 Thông tin chung
Tên đầy đủ : CÔNG TY TNHH THÉP QUANG MINH

Tên giao dịch quốc tế : QUANG MINH STELL COMPANY LIMIT
Tổng giám đốc: Trịnh Khắc Minh
Địa chỉ : 328 Nguyễn Văn Linh, KP4, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.HCM
Điện thoại : 08.7711477- 08.7719691
Fax : 08.7711377
Email :
Website : www.quangminhdoor.vn
Hinh 2.1 Lô Gô Công Ty

4


Hình 2.2 Bản Đồ Đi Đến Văn Phòng- Nhà Xưởng CTY TNHH THÉP QUANG
MINH

2.1.2 Quá trình hình thành và phát triển:
Công ty được kí giấy phép thành lập chính thức vào tháng 6/ 2000 với tên ban đầu
là:
DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN QUANG MINH
Địa chỉ : 413 Phạm Thế Hiển, Phường 3, quận 8 TPHCM
MST : 0302031325
Đến đầu năm 2007 đổi tên công ty và địa chỉ trụ sở chính là :
CÔNG TY TNHH HƯNG MINH PHÁT
Đị chỉ : 328 Nguyễn Văn Linh, KP4, Phường Bình Thuận, Quận 7, TP.HCM
MST : 0303134517
Vì lí do khách hàng đã quen với tên gọi trước kia nên để thuận tiện cho việc
giao dịch kinh doanh, đầu năm 2008 giám đốc CTy đã ra thông báo với khách hàng
và đối tác kinh doanh với tên mới là CÔNG TY TNHH THÉP QUANG MINH –
đây là tên CTy được sử dụng đến hiện nay.


5


2.2 Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và ngành nghề kinh doanh hiện tại
2.2.1 Chức năng
Với kinh nghiệm lâu năm trong ngành, đội ngũ kỹ sư, công nhân có tay nghề
cao, nhà xưởng rộng, trang máy móc, thiết bị hiện đại, nguồn nguyên phụ liệu dồi
dào, Công Ty TNHH Thép Quang Minh là một nhà thầu chuyên nghiệp trong ngành
cửa các loại tại Việt Nam. CTy sẵn sàng đáp ứng mọi yêu cầu đơn đặt hàng, đảm
bảo đúng tiến độ cho các công trình được giao, bảo đảm về chất lượng, số lượng và
giá cả cạnh tranh.
2.2.2 Nhiệm vụ
Xây dựng, tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh và dịch vụ, đảm bảo kinh
doanh có hiệu quả, bảo tồn và phát triển nguồn vốn.
Tạo công ăn việc làm, thu nhập hợp lí cho người lao động, đảm bảo các điều
kiện an toàn cho nhân viên đặc biệt là công nhân trong nhà xưởng và công nhân thi
công công trình, đảm bảo vệ sinh môi trường.
Chăm lo bồi dưỡng tay nghề, nghiệp vụ, trình độ chuyên môn và chăm lo cải
thiện đời sống vật chất tinh thần cho CBCNV.
Xây dựng và thực hiện tốt các kế hoạch, không ngừng nâng cao hiệu quả sản
xuất kinh doanh, mở rộng thị trường.
Không ngừng nâng cao kỹ thuật, đầu tư hệ thống dây truyền sản xuất nhằm
đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của khách hàng.
Phát triển CTy với cơ cấu gọn nhẹ, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với yêu
cầu của từng thời kỳ để thích nghi tốt với sự biến động ngày càng mạnh mẽ của môi
trường kinh doanh, đáp ứng một cách đầy đủ những đòi hỏi của thị trường.
Duy trì kỷ luật trong kinh doanh, nghiêm chỉnh thực hiện đúng các cam kết
trong các hợp đồng kinh tế với các đối tác, giữ vững chữ tín trên thương trường.
Chấp hành nghiêm chỉnh các chính sách kinh tế, pháp luật của Nhà Nước.
2.2.3 Quyền hạn

Quyền hạn của Cty được quy định trong giấy phép thành lập CTy và trong
điều lệ doanh nghiệp theo đúng chức năng nhiệm vụ của CTy và được quy định
trong luật doanh nghiệp.

6


Sản xuất và kinh doanh theo mục đích thành lập Doanh nghiệp và theo giấy
phép thành lập CTy.
Chủ động trong sản xuất kinh doanh, trong kí kết các hợp đồng kinh tế với
các đơn vị kinh tế trong và ngoài nước về kinh doanh, hợp tác đầu tư, nghiên cứu,
ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất kinh doanh theo đúng chế độ chính
sách của Nhà nước.
Được sử dụng và quản lý có hiệu quả các nguồn vốn, tài sản. Được huy động
các nguồn vốn kế hoạch trong và ngoài nước theo luật pháp hiện hành và điều lệ
của CTy TNHH để phát triển hoạt động sản xuất kinh doanh của CTy
Được tham gia các hội chợ, triển lãm, tiếp thị, tham gia hội thảo kinh tế trong
và ngoài nước, được cử đoàn đại diện của CTy ra nước ngoài và mời các đoàn nước
ngoài vào Việt Nam để hội thảo, đàm phán và kí kết hợp đồng theo quy định của
Nhà nước.
Được quyền chủ động tổ chức bộ máy quản lý mạng lưới sản xuất kinh
doanh phù hợp với hình thức Công ty TNHH và có hiệu quả.
Được quyền khiếu nại, tố tụng trước cơ quan pháp luật về các vụ việc vi
phạm chế độ chính sách của Nhà nước để bảo vệ lợi ích của CTy và Nhà nước.
2.2.4 Ngành nghề kinh doanh hiện tại
Tư vấn, thiết kế, sản xuất, thi công các loại cửa kéo, cửa cuốn, cửa siêu tốc
công nghệ Đài Loan,…
Mua bán các loại tole mạ kẽm phủ sơn, tole tĩnh điện khổ 124- 100- 60 mm,
moteur, remote và các linh kiện ngành cửa ngoại nhập khác
Với nguyên liệu được CTy lựa chọn và nhập trực tiếp từ Đài Loan và các

hãng cung cấp uy tín trên thị trường châu Á, châu Âu.
2.3 Cơ cấu tổ chức và nguồn lực kinh doanh
2.3.1 Sơ đồ tổ chức công ty
Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung phụ
thuộc rất lớn vào tính hợp lý trong việc tổ chức bộ máy quản lý. Một trong những
nhân tố quan trọng để một cơ cấu tổ chức hoạt động hiệu quả là việc sắp xếp bố trí
CNV trong cơ cấu tổ chức phù hợp với năng lực và sở trường của họ.

7


Hình 2.3. Sơ Đồ Tổ Chức CTy
TỔNG GIÁM
ĐỐC

GIÁM ĐỐC
ĐIỀU HÀNH

PHÒNG
HC-NS

PHÒNG
KINH
DOANH

XƯỞNG
SẢN
XUẤT

BỘ PHẬN

BÁN HANG
TẠI VP

P. XUẤT
NHẬP
KHẨU

PHÒNG
KẾ
TOÁN

TỔ GIA
CÔNG SẢN
XUẤT

TỔ LẮP
ĐẶT

BỘ PHẬN
BÁN LẺ

TỔ BẢO
HÀNH BẢO
TRÌ

BỘ PHẬN
BÁN HÀNG
ĐẠI LÝ

BỘ PHẬN

BÁN HÀNG
DỰ ÁN

Nguồn: phòng hành chính nhân sự

8


2.3.2 Chức Năng Nhiệm Vụ Cuả Các Bộ Phận
1) Tổng giám đốc:
• Điều hành, quản lý trực tiếp và hoạch định thống nhất mọi hoạt động kinh
doanh của CTy.
• Chỉ đạo trực tiếp và phân công nhiệm vụ cho tất cả các phòng ban.
• Là người đại diện toàn quyền của CTy trong mọi hoạt động kinh doanh, có
quyền ký kết hợp đồng kinh tế có liên quan tới hoạt động kinh doanh của
CTy và chịu trách nhiệm trước pháp luật về những hoạt động đó.
2) Giám đốc điều hành
• Phối hợp với Giám Đốc thực hiện các công việc quan trọng
• Kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch sản xuất.
• Kiểm tra, theo dõi năng suất, chất lượng sản phẩm từ đầu đến khi xuất kho
thành phẩm.
• Tổ chức chương trình cải tiến kỹ thuật áp dụng vào sản xuất.
• Quyết định chất lượng sản phẩm, nguyên vật liệu trước khi nhập kho và xuất
kho thành phẩm giao cho khách.
• Thay mặt Giám Đốc khi đi công tác, tổ chức mọi hoạt động sản xuất tại CTy.
3) Phòng hành chính nhân sự
• Đề xuất ý kiến cho Ban Giám Đốc CTy về tổ chức của bộ máy sản xuất kinh
doanh và bố trí nhân sự phù hợp với phát triển của CTy .
• Tổ chức tuyển dụng và sơ tuyển lao động, đề xuất tuyển chọn lao động đúng
tiêu chuẩn chức danh lao động cần thiết đáp ứng cho nhu cầu sản xuất .

• Quản lý hồ sơ lý lịch CNV toàn CTy, giải quyết thủ tục về chế độ thôi việc,
bổ nhiệm kỹ luật, khen thưởng, nghỉ hưu, khen thưởng....
• Lên kế hoạch nhu cầu nhân sự đề xuất cho Giám Đốc quyết định về đề bạt và
phân công các vị trí lãnh đạo, quản lý của CTy
• Đề xuất kế hoạch chương trình đào tạo bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho
CNV toàn CTy.

9


• Tổ chức quản lý thực hiện công tác lao động tiền lương của CTy .
• Tổ chức thực hiện chính sách về bảo hộ lao động cho CNV.
4) Phòng kinh doanh
Phòng kinh doanh của Cty bao gồm 4 bộ phận bán hàng thực hiện chức năng
bán hàng riêng nhưng đều dựa trên những nhiệm vụ chung, đó là:
• Tìm hiểu thị trường, thị hiếu của khách hàng, người trực tiếp sử dụng các sản
phẩm, dịch vụ của CTy.
• Tìm kiếm khách hàng, tổ chức phân phối các sản phẩm tới tay người tiêu
dùng, phát triển kênh phân phối.
• Nắm chắc các đặc điểm kỹ thuật, các dòng sản phẩm mà công ty đang phân
phối.
• Tạo mối quan hệ giao dịch tốt với khách hàng.
5) Xưởng sản xuất
Là khu vực sản xuất sản xuất của Cty, được trang bị các loại máy móc, thiết
bị cần thiết cho quá trình sản xuất. Xưởng sản xuất chia làm 3 tổ sau:
• Tổ gia công sản xuất : gồm các kỹ sư, công nhân tham gia trực tiếp vào các
công đoạn gia công, sản xuất nên thành phẩm.
• Tổ lắp đặt : phụ trách việc lắp đặt cửa cho các công trình.
• Tổ bảo hành bảo trì : phụ trách sữa chữa bảo trì sản phẩm cho khách hàng.
6) Phòng xuất nhập khẩu

• Tổ chức thực hiện nhập khẩu, ủy thác nhập khẩu nguồn nguyên liệu và sản
phẩm từ các nước theo kế hoạch kinh doanh của Cty.
• Kiểm tra số lượng chất lượng nguồn đầu vào trước khi nhập kho.
7) Phòng kế toán
• Tổ chức công tác kế toán, ghi chép, phản ánh trung thực, chính xác, kịp thời
mọi nghiệp vụ kinh tế tài chính phát sinh trong quá trình hoạt động kinh
doanh của CTy.
• Tham mưu cho ban giám đốc về lĩnh vực tài chính.
• Lập và quản lý công văn hành chánh của Cty.

10


2.4 Khái quát về hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty
2.4.1 Hoạt động thu mua, nhập nguyên vật liệu
Sản phẩm chính của CTy là các loại cửa thép vì vậy thép là nguyên vật liệu
chủ yếu trong quá trình sản xuất của CTy, đó là thép thành phẩm như thép ống,
tole,.. . Hình thức thu mua là ủy thác nhập khẩu từ Đài Loan và mua từ các hãng uy
tín trên thị trường Việt Nam, CTy cũng nhập từ các hãng một số nước Châu Á
nhưng số lượng không đáng kể. Bạn hàng trong nước cung cấp đầu vào cho CTy
Quang Minh đó là CTy Nguyễn Minh, CTy Thành Long, CTy Ngọc Biển,….Các
sản phẩm Motoer, remote,… chủ yếu đuợc nhập từ Đài Loan.
Bảng 2.1 Một Số Vật Tư Sản Phẩm CTy Thu Mua Gần Đây
Tên vật liệu, sản phẩm

ĐVT

Ngày nhập

Đơn giá (đồng)


CTy cung cấp

Motoer JG400Kg

Bộ

18/11/2008

19.000.000

Vân Quang

Tole 7,5

Kg

28/11/2008

19.500

Ngọc Biển

Ti Cửa 2m

cây

28/11/2008

2.600


Nguyễn Minh

Ống đen 49

cây

28/11/2008

180.000

Nguyễn Minh

Ống đen 42

cây

28/11/2008

156.000

Nguyễn Minh

Thép V40xD

cây

28/11/2008

117.000


Nguyễn Minh

Vuông 40

cây

28/11/2008

93.000

Nguyễn Minh

Vuông 30

cây

28/11/2008

70.000

Nguyễn Minh

Motoer Yosair 500kg

Bộ

28/11/2008

1.680.000


Vân Phong

Bình tích điện UPS

Bộ

29/11/2008

26.000.000

Hưng Phú Thành

Motoer JG400Kg

Bộ

1/12/2008

1.600.000

Vân Quang

Tole hộp

m

3/12/2008

82.000


Tuấn Anh

Lá cuốn tole trắng

m2

3/12/2008

170.000

Chí Diệu Phong

Tole 0,5 mm

Kg

11/12/2008

20.500

Ngọc Biển

Tole 0,05

Kg

26/12/2008

17.600


Ngọc Biển

Thép V49

cây

26/12/2008

117.000

Nguyễn Minh

Tole cuộn

Kg

31/12/2008

13.600

Tân Hải Hưng

Tole 0,7

Kg

8/1/2009

10.000


Tuấn Võ

Tole Nhật

Kg

17/2/2009

15.440

Tân Hải Hưng

Nguồn: Phòng Kinh Doanh
2.4.2 Gia công sản xuất
Từ ngày thành lập và hoạt động đến nay, công ty có nhiệm vụ chính là sản
xuất gia công các loại cửa phục vụ cho nhu cầu xây dựng của xã hội. Gia công sản
xuất là khâu quan trọng trong sản xuất toàn bộ quá trình kinh doanh của CTy, khâu
này phải được tiến hành nghiêm túc và tỉ mỉ, đòi hỏi độ chính xác cao để đáp ứng

11


được nhu cầu về chất lượng, kích cỡ, mẫu mã cho khách hàng. CTy quang Minh đã
thi công cho rất nhiều công trình lớn, công trình vừa và nhu cầu xây dựng của nhiều
hộ gia đình. Bất cứ gia công sản xuất cho một đơn đặt hàng hay hợp đồng cỡ lớn
nào, CTy luôn đặt chữ tín lên hàng đầu, cố gắng hoàn thành đúng thời hạn và đảm
bảo chất lượng đã kí kết.“Không là vĩnh cửu nhưng phải là tốt nhất” là khẩu hiệu
hành động của CTy.
Một số công trình tiêu biểu mà CTy đã thi công là:

• Kaiser, Tatung, Diamond, Gran Art, Asian…(KCN Mỹ Phước);
• Chợ Thạnh Thông Tây (Phú Nhuận), Chợ An Bình BD, Chợ Đồng Phú
(Đồng Xoài), Chợ Long An (Long An), Chợ Long Hoa Tây Ninh;
• Diamond Plaza (Lê Duẩn), An Đông Plaza (An Dương Vương- Q5);
• H3, H4, H7, CN 1-2, CN 1-3, S 5-2 R 1-2 (Phú Mỹ Hưng);
• Khu nhà liên kế A1 A2 A3 A4…(Đồng Diều- Q8);
• Công ty Thép TCL_FEB Vũng Tàu;…
2.4.3 Phân phối, tiêu thụ
Danh mục sản phẩm:
• Cửa cuốn
• Cửa cổng
• Motoer cửa cuốn
• Thiết bị lưu trữ điện UPS
• Điều khiển từ xa
• Tole chuyên dùng cho cửa cuốn
• Tole sóng các loại
• Thép tấm, thép lá các loại
• Xà gồ thép hình C-U-V-I-Z
Sản phẩm của CTy được bán lẻ tại văn phòng- xưởng và bỏ sỉ cho các đại lý
trong nội thành. CTy nằm trên đại lộ Nguyễn Văn Linh với vị trí đó tạo thuận lợi
cho việc vận chuyển hàng hóa đến khách hàng, đại lý trong khu vực và các công
trình mà CTy thi công.

12


Những đại lí tiêu thụ sản phẩm của CTy:
• CTy Hoàng Nhung
• CTy TNHH SX & TM Đại Thành Phát
• CTy CP May & Xây Dựng Huy Hoàng

• CTy TNHH Thuơng Mại Kỹ Thuật Hưng Phú Thành
• Cơ Sở Mai Thịnh
• Cơ Sở Thành Công

2.4.4 Giá cả sản phẩm
CTy định giá sản phẩm dựa vào chi phí bỏ ra, giá cửa những năm gần đây
không ổn định do chi phí nguyên vật liệu thép luôn biến động. Đó là khó khăn cho
CTy vì điều chỉnh giá bán quá nhiều. Khi giá bán lên cao thì lượng tiêu thụ giảm đi.
2.4.5 Khách hàng
Khách hàng là đối tượng mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp, thỏa mãn nhu
cầu của khách hàng là thành công của nhà kinh doanh. CTy Quang Minh luôn ý
thức xây dựng mối quan hệ tốt đẹp, giữ uy tín đối với khách hàng.
Những khách hàng tiêu biểu thời gian qua đã tin dùng sản phẩm của CTy:
• CTy CP Xây Dựng & Thiết Kế Số 1 ( DECOFI)
• CTy TNHH Xây Dựng & Dịch Vụ Viễn Đông
• CTy Liên Doanh Phú Mỹ Hưng
• CTy CP Sài Gòn Xây Dựng (COSACO)
• CTy TNHH Xây Dựng & Thương Mại Thiên Nam
• CTy CP Thiết Kế Xây Dựng Thương Mại Phúc Thịnh
• CTy CP Đầu Tư & Phát Triển Xây Dựng (INVESCO)
• CTy TNHH Liên Doanh Xây Dựng Nền Móng Phía Nam.


13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1 Cơ sở lí luận

3.1.1 Lí thuyết về thị trường
3.1.1.1 Khái niệm thị trường:
Thị trường là nơi diễn ra các hoạt động mua bán trao đổi. Nó là môi trường
kinh doanh , là tấm gương soi để các cơ sở kinh doanh nhận biết được nhu cầu xã
hội và đánh giá hiệu quả kinh doanh của mình. Tìm hiểu thị trường chủ yếu quan
tâm đến việc tìm nơi chốn tầm cỡ và nhiều đặc tính của thị trường hiện tại và tương
lai như thế nào, xác định giá cả, số lượng và đối thủ cạnh tranh
3.1.2.2 Các yếu tố cấu thành thị trường
1) Cung :
Số lượng cung của một hàng hoá là khối lượng mà người bán sẵn sàng bán
trong một chu kỳ nào đó. Số lượng cung phụ thuộc vào giá cả hàng hoá và phụ
thuộc vào các yếu tố khác, trước hết là giá cả các yếu tố đầu vào và kỹ thuật sản
xuất hiện có.
Số lượng cung thường tăng hay giảm theo giá cả của hàng hoá nếu xét trong
một chu kỳ đủ dài. Gía bán 1 loại hàng hoá nào đó càng cao thì lượng cung của
hàng hoá đó càng lớn vì khi đó nhà sản xuất sẽ thu được nhiều lợi nhuận. Ngược lại,
khi giá hạ người sản xuất sẽ sản xuất cầm chừng, giảm bớt số lượng, có thể chuyển
sang sản xuất hàng hoá khác .
Số lượng cung của thị trường là tổng lượng cung của từng doanh nghiệp .
Sự thay đổi của số lượng cung một hàng hoá tuỳ thuộc vào sự biến đổi giá cả
của hàng hoá đó, trong khi các yếu tố khác không đổi tạo nên một hàm gọi là hàm
cung.

14


Hàm cung là quy luật cung ứng trên thị trường thể hiện sự phụ thuộc lẫn
nhau giữa số lượng cung và giá cả về 1 hàng hoá nhất định trên 1 thị trường xác
định và trong 1 thời điểm nhất định .
2) Cầu :

Nhu cầu là một phạm trù dùng để mô phỏng hành vi của người mua đối với
một mặt hàng nào đó. Số lượng cầu của một hàng hoá là khối lượng hàng hoá người
mua muốn mua và có khả năng mua trong một thời gian nhất định và ở một mức giá
nhất định. .

Quy luật về cầu là : Số lượng cầu sẽ tăng nếu giá giảm và ngược lại

trong điều kiện các nhân tố khác không đổi.
Mức độ thay đổi của các số lượng cầu theo sự biến đổi của giá cả hàng hoá
gọi là độ co giãn của cầu. Nếu số lượng cầu tăng nhanh hơn tốc độ giảm giá thi cầu
có độ co giãn và ngược lại. Nếu chúng bằng nhau thì gọi là sự co giãn đồng nhất.
3) Giá cả :
Là một bộ phận không thể thiếu của thị trường.Giá cả đóng vai trò quyết
định trong việc mua hay không mua hàng của người tiêu thụ.Giá cả và thị trường có
mối quan hệ chặt chẽ với nhau, tác động qua lại với nhau. Đối với các doanh nghiệp
giá cả được xem như những tín hiệu đáng tin cậy, phản ánh tình hình biến động của
thị trường. Thông qua giá cả các doanh nghiệp có thể bắt được sư tồn tại, sức chịu
đựng cũng như khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường.
Trên thị trường tuy người sản xuất và tiêu dùng đối lập nhau trong việc thực
hiện các chức năng riêng biệt của mình, nhưng trong quan hệ trao đổi mua bán họ
vừa có quan hệ hợp tác và đấu tranh với nhau về giá, để cuối cùng các bên đều đi
đến chấp nhận hình thành nên một mức giá nào đó gọi là giá trị thị trường.
4) Cạnh tranh:
Cạnh tranh là bất khả kháng, linh hồn sống của cơ chế thị trường. Cạnh tranh
là động lực để phát triển kinh doanh. Cạnh tranh trong cơ chế thị trường là cuộc
chạy đua không đích giữa các nhà sản xuất kinh doanh.
Đồng thời với cạnh tranh về giá các doanh nghiệp còn cạnh tranh nhau bằng
chất lượng sản phẩm, bằng các phương thức thanh toán. Khi đó các doanh nghiệp
nào không đáp ứng nhu cầu thị trường sẽ bị đào thải khỏi thị trường. Mọi doanh


15


nghiệp phải chịu sức ép không ngừng hoàn thiện giá trị sử dụng, tăng cường các
hình thức dịch vụ. Do vậy cạnh tranh kinh tế là phương thức vận động để phát triển
nền kinh tế thị trường, bảo đảm mục tiêu lợi nhuận tối đa của doanh nghiệp qua đó
lợi ích của người tiêu dùng và của xã hội cũng được đảm bảo hơn.
3.1.2 Khái niệm hiệu quả sản xuất kinh doanh
3.1.2.1 Khái niệm: HQSXKD là một phạm trù kinh tế, nó thể hiện kết quả sản xuất
trong mỗi đơn vị chi phí sản xuất của ngành sản xuất. Về mặt hình thức, hiệu quả
sản xuất là đại lượng so sánh kết quả sản xuất với chi phí sản xuất đã bỏ ra. Đó là
thước đo hoạt động, là yếu tố cho biết DN kinh doanh lời hay lỗ.
3.1.2.2 Các chỉ tiêu trong HQSXKD:
Có nhiều loại chỉ tiêu được dùng trong phân tích HQSXKD, đối với đề tài
này đi vào đánh giá những chỉ tiêu sau:
1) Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận của hoạt động kinh doanh là chỉ tiêu tổng hợp phản ánh kết quả
của mọi hoạt động kinh doanh trong một thời kỳ nhất định, nó là chỉ tiêu cơ bản
nhất để phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh. Lợi nhuận của hoạt động kinh
doanh chính là phần chênh lệch giữa tổng doanh thu và tổng chi phí của hoạt động
kinh doanh trong kỳ. Công thức tính của nó như sau:
Lợi nhuận = Tổng doanh thu - Tổng chi phí
2) Tỷ suất lợi nhuận của hoạt động kinh doanh
Lợi nhuận là đại lượng tuyệt đối đánh giá hoạt động kinh doanh song bản
thân nó mới chỉ biểu hiện một cách đơn giản mối quan hệ so sánh giữa thu và chi,
muốn đưa ra được đánh giá sâu rộng hơn ta phải sử dụng các chỉ tiêu tỷ suất lợi
nhuận hay còn gọi là chỉ tiêu doanh lợi.
Tỷ suất lợi nhuận là đại lượng tương đối dùng để đánh giá hiệu quả hoạt
động kinh doanh, nó được xác định thông qua sự so sánh giữa chỉ tiêu lợi nhuận với
các chỉ tiêu đặc thù của mọi hoạt động kinh doanh là doanh thu, chi phí... chỉ tiêu tỷ

suất lợi nhuận được tính toán như sau:
a. Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu:
Tỷ suất lợi nhuận theo doanh thu = Lợi nhuận / Doanh thu đạt được

16


×