Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC TẠI CÔNG TY BỘT MÌ BÌNH ĐÔNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (854.89 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

THỰC TRẠNG VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP NHẰM HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC ĐÀO TẠO – PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC
TẠI CÔNG TY BỘT MÌ BÌNH ĐÔNG

PHẠM THỊ THÀNH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Thực Trạng và Những
Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo – Phát Triển Nguồn Nhân Lực tại
Công Ty Bột Mì Bình Đông” do Phạm Thị Thành, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị
Kinh Doanh, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN MINH QUANG
Giáo viên hướng dẫn,
(Chữ ký)

__________________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

__________________________
Ngày

tháng

tháng

năm

______________________________
Ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được nói là với ba, má và những người thân
trong gia đình tôi. Những người đã sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo tôi từ khi còn bé
cho đến lúc trưởng thành và tạo điều kiên cho tôi học tập tại trường. “Suốt cuộc đời
này con mãi là con gái ngoan của ba má, bé út giỏi của các anh chị và là niềm tự hào
của cả nhà”.
Bốn năm trôi qua trên giảng đường đại học đã trang bị cho tôi một phần vốn
kiến thức trước khi thật sự bước vào đời. Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô của
trường Đại Học Nông Lâm TPHCM, đặc biệt là các thầy cô ở khoa Kinh Tế đã nhiệt
tình chỉ dạy, giúp đỡ và không ngừng đưa ra những phương pháp giảng dạy khác nhau
để sinh viên chúng tôi có thể tiếp thu cũng như ứng dụng được những kiến thức ấy vào
Khóa Luận Tốt Nghiệp của mình và sau này có thể áp dụng tốt vào trong thực tế.
Đăc biệt, tôi xin gởi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc đến thầy Nguyễn Minh
Quang. Thầy đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn và đưa ra những ý kiến đóng góp chân
thành để giúp tôi hoàn thành luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lời cảm ơn đến toàn thể CBCNV công ty Bột Mì Bình
Đông đã giúp đỡ tôi hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt là chú Huỳnh Công Mẫn –
phó phòng TCHC, chị Mai, anh Tuấn Anh và các Cô Chú trong phòng TCHC tại công
ty Bột Mì Bình Đông, đã giúp tôi thu thập số liệu và tận tình trả lời những thắc mắc
của tôi về công ty.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Thành


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THÀNH. Tháng 06 năm 2009. “Thực Trạng và Những Giải
Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo – Phát Triển Nguồn Nhân Lực tại
Công Ty Bột Mì Bình Đông”.
PHAM THI THANH. June 2009. “Reality and Solutions to Better the Task

of Training – Developing Human Resource at Binh Dong Flour Mill Company”.
Khóa luận thực hiện đánh giá sơ bộ tình hình doanh thu, lợi nhuận và cơ cấu lao
động của công ty Bột Mì Bình Đông. Sau đó tiến hành tìm hiểu thực trạng công tác
đào tạo – phát triển của công ty thông qua việc nghiên cứu tình hình nguồn nhân lực
của công ty, những quy định về đào tạo, các phương pháp đào tạo, chi phí cho đào tạo,
các khóa đào tạo thực tế tại công ty trong năm 2008, công tác đánh giá hiệu quả đào
tạo và những vấn đề về phát triển nhân sự. Đồng thời khóa luận thực hiện khảo sát ý
kiến của nhân viên về nhu cầu đào tạo và tình hình đào tạo của công ty. Thông qua đó,
khóa luận đã đưa ra những nhận xét, phân tích và một số giải pháp nhằm hoàn thiện
hơn cho công tác đào tạo và phát triển của công ty Bột Mì Bình Đông.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt ............................................................................................ vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình ........................................................................................................ ix
Danh mục phụ lục............................................................................................................x
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU...................................................................................................1
U

1.1. Lý do chọn đề tài ..................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ..............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận .........................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực trong những năm gần đây...........................4
2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty ...........................................................................6
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty .......................................................6
2.2.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công ty..................................................7

2.2.3. Bộ máy tổ chức của công ty ..........................................................................9
2.2.4. Hoạt động kinh doanh của công ty ..............................................................12
2.2.5. Những thuận lợi và khó khăn của công ty...................................................16
2.2.6. Kế hoạch sản xuất kinh doanh của công ty trong năm 2009.......................17
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................21
U

3.1. Cơ sở lý luận.......................................................................................................21
3.1.1. Khái niệm về đào tạo – phát triển...............................................................21
3.1.2. Vai trò và lợi ích của đào tạo, phát triển .....................................................22
3.1.3. Công tác xây dựng một chương trình đào tạo nguồn nhân lực ...................23
3.1.4. Phát triển nhân sự ........................................................................................31
3.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................32
3.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý số liệu ........................................................32
3.2.2. Phương pháp phân tích ................................................................................33

v


CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ......................................34
4.1. Tình hình chung về lao động tại công ty ............................................................34
4.1.1. Chính sách đối với người lao động..............................................................34
4.1.2. Tình hình biến động lao động của công ty qua 2 năm 2007, 2008 .............34
4.1.3. Cơ cấu lao động trong công ty năm 2008....................................................37
4.2. Thực trạng công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực tại công ty ................42
4.2.1. Việc xác định nhu cầu đào tạo của công ty .................................................42
4.2.2. Những quy định về công tác đào tạo nguồn nhân lực trong công ty...........46
4.2.3. Các phương pháp đào tạo áp dụng trong công ty........................................47
4.2.4. Các khóa đào tạo công ty đã thực hiện trong năm 2008 .............................49
4.2.5. Kế hoạch đào tạo năm 2009 ........................................................................51

4.2.6. Kinh phí đào tạo qua 2 năm 2007, 2008......................................................53
4.2.7. Đánh giá hiệu quả công tác đào tạo nguồn nhân lực ở công ty năm 2008..54
4.2.8. Những vấn đề về phát triển nhân sự trong công ty......................................58
4.3. Một số đề xuất nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển nguồn nhân lực
ở công ty bột mì Bình Đông ......................................................................................60
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................63
5.1. Kết luận...............................................................................................................63
5.2. Kiến nghị ............................................................................................................64
5.2.1. Đối với công ty ............................................................................................64
5.2.2. Đối với Nhà nước ........................................................................................65
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................66
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BHLĐ

Bảo Hộ Lao Động

BHXH

Bảo Hiểm Xã Hội

BHYT

Bảo Hiểm Y Tế

CBCNV


Cán Bộ Công Nhân Viên

ĐTKTCN

Đầu Tư Kỹ Thuật Công Nghệ

ĐVT

Đơn Vị Tính



Giám Đốc

HĐLĐ

Hợp Đồng Lao Động

KHKD

Kế Hoạch Kinh Doanh

KHKT

Khoa Học Kỹ Thuật

MMTB

Máy Móc Thiết Bị


PCCC

Phòng Cháy Chữa Cháy

PGĐ

Phó Giám Đốc

PP

Phó Phòng

PXSX

Phân Xưởng Sản Xuất

SXKD

Sản Xuất Kinh Doanh

TCHC

Tổ Chức Hành Chánh

TCKT

Tài Chính Kế Toán

TP


Trưởng Phòng

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

TT

Thứ Tự

VP

Văn Phòng

VSLĐ

Vệ Sinh Lao Động

XDCB

Xây Dựng Cơ Bản

NSLĐ

Năng Suất Lao Động


SLSX

Sản Lượng Sản Xuất

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Bảng Thống Kê Máy Móc Thiết Bị ở Phân Xưởng Sản Xuất ......................13
Bảng 2.2. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2007, 2008 ..........15
Bảng 4.1. Biến Động Lao Động trong Danh Sách Lương qua 2 Năm 2007, 2008.......35
Bảng 4.2. Sự Tăng Giảm Lao Động trong Danh Sách Lương Năm 2008 ....................36
Bảng 4.3. Biến Động Lao Động Hợp Đồng Công Nhật qua 2 Năm 2007, 2008 ..........37
Bảng 4.4. Tỉ Lệ Nam, Nữ trong Công Ty .....................................................................38
Bảng 4.5. Phân Loại Lao Động theo Hợp Đồng Lao Động ..........................................38
Bảng 4.6. Phân Loại Lao Động theo Công Việc ...........................................................39
Bảng 4.7. Phân Loại Lao Động theo Trình Độ Học Vấn ..............................................40
Bảng 4.8. Cơ Cấu Lao Động theo Độ Tuổi ...................................................................41
Bảng 4.9. Nhu Cầu Cần Được Đào Tạo của Nhân Viên ...............................................43
Bảng 4.10. Tỷ Lệ Nhân Viên Tự Tham Gia Các Khóa Đào Tạo ngoài Công Ty.........44
Bảng 4.11. Danh Sách Các Khóa Đào Tạo Công Ty Đã Tổ Chức và Gởi Nhân Viên Đi
Học trong Năm 2008 .....................................................................................................50
Bảng 4.12. Kế Hoạch Đào Tạo Dự Kiến cho Năm 2009 .............................................52
Bảng 4.13. Tình Hình Chi Phí Đào Tạo qua 2 Năm 2007, 2008 ..................................53
Bảng 4.14. Chất Lượng Học Tập của Các Học Viên trong Năm 2008.........................54
Bảng 4.16. Khả Năng Làm Việc Sau Khóa Đào Tạo....................................................56
Bảng 4.17. Năng suất Lao Động của Công Nhân Trước và Sau Đào Tạo Năm 2008 ..56
Bảng 4.18. Sự Phù Hợp giữa Thời Gian Khoá Học với Kiến Thức Cần Học...............57


viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Bột Mì Bình Đông ...............................................9
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm ..........................................................14
Hình 3.1. Trình Tự Xây Dựng Một Chương Trình Đào Tạo ........................................24
Hình 4.1. Tình Hình Biến Động Lao Động của Công Ty qua 2 Năm 2007, 2008........35
Hình 4.2. Phân Loại Lao Động theo Công Việc ...........................................................39
Hình 4.3. Phân Loại Lao Động theo Trình Độ Học Vấn...............................................41
Hình 4.4. Nhu Cầu Cần Được Đào Tạo của Nhân Viên ...............................................43
Hình 4.5. Tỷ Lệ Nhân Viên Tự Tham Gia Các Khóa Đào Tạo ngoài Công Ty ...........44
Hình 4.6. Chất Lượng Học Tập của Các Học Viên trong Năm 2008 ...........................54
Hình 4.7. Sự Phù Hợp giữa Ngành Nghề Đào Tạo với Yêu Cầu Công Việc ...............55
Hình 4.8. Khả Năng Làm Việc Sau Khóa Đào Tạo ......................................................56
Hình 4.9. Sự Phù Hợp giữa Thời Gian Khoá Học với Kiến Thức Cần Học .................57
Hình 4.10. Sơ Đồ Kế Tục ở Công Ty Bột Mì Bình Đông.............................................59

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Sản Phẩm của Công Ty Bột Mì Bình Đông
Phụ lục 2. Bảng Tổng Hợp Danh Sách CBCNV (2007, 2008)
Phụ lục 3. Phiếu Đề Nghị Nhu Cầu Đào Tạo
Phụ lục 4. Phiếu Đánh Gíá Kết Quả
Phụ lục 5. Phiếu Khảo Sát Thực Tế Nhân Viên


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Lý do chọn đề tài
Giáo sư James L.Hages – một nhà kinh tế học đã khẳng định rằng: “không còn
là vấn đề chúng ta muốn hay chúng ta nên phát triển tài nguyên nhân sự… Phát triển
tài nguyên nhân sự là vấn đề sống còn của xã hội chúng ta” (trích dẫn bởi Nguyễn Hữu
Thân, 2004). Thật vậy, để tồn tại và phát triển trong nền kinh tế thị trường như hiện
nay, doanh nghiệp không những phải có chiến lược kinh doanh, tài chính, khoa học –
công nghệ mà cần phải chú trọng công tác quản trị nhân sự. Con người chính là tác
nhân tạo ra năng suất lao động và hiệu quả làm việc, ảnh hưởng đến khả năng cạnh
tranh và sự phát triển của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ đều đánh
giá cao vai trò của con người và nhận thấy đây chính là yếu tố cốt lõi làm nên sự thành
công của doanh nghiệp mình.
Khả năng làm việc, tư duy sáng tạo của con người là không có giới hạn. Các
nhà quản trị cần phải biết khai thác và phát huy cái không giới hạn đó nhằm làm lợi
cho tổ chức mình. Thực tế các công ty hàng đầu của Mỹ và Nhật đã chứng minh rằng,
đầu tư vào con người có thể mang lại hiệu quả cao hơn hẳn việc đổi mới trang thiết bị kỹ thật và các yếu tố khác của quá trình sản xuất kinh doanh. Chất lượng nhân viên đã
trở thành một trong những lợi thế thế cạnh tranh quan trọng nhất của các doanh nghiệp
trên toàn thế giới.
Là một doanh nghiệp nhà nước, hoạt động trên 30 năm, công ty Bột Mì Bình
Đông đã chiếm được một vị trí vững vàng trên thị trường. Công ty chuyên sản xuất bột
mì với các sản phẩm đòi hỏi cao về kỹ thuật, chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Do đó, đòi hỏi công ty phải có một ngũ lao động có tay nghề kỹ thuật cao và chuyên
môn giỏi; một lực lượng quản lý năng động, luôn đổi mới trong tư duy nhằm bắt kịp
với sự thay đổi nhanh chóng của thị trường. Thế nhưng thực trạng nguồn nhân lực hiện



nay đối với công ty nói riêng và các doanh nghiệp nói chung đều trong tình trạng “thừa
mà thiếu”. Nguồn nhân lực mới vẫn còn quá nặng về lý thuyết, khả năng vân dụng vào
thực tế chưa cao nên doanh nghiệp phải mất một khoảng thời gian để đào tạo lại. Vì
vậy, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực là hết sức quan trọng và trở thành vấn đề cấp
bách hơn bao giờ hết. Nó trang bị cho nhân viên những kiến thức và kỹ năng để đáp
ứng những yêu cầu của công việc và của doanh nghiệp đặt ra.
Nhận thấy tầm quan trọng của đào tạo - phát triển nguồn nhân lực và mong
muốn vận dụng những kiến thức đã học ở trường vào thực tế, tôi chọn nghiên cứu đề
tài: “Thực Trạng và Những Giải Pháp Nhằm Hoàn Thiện Công Tác Đào Tạo –
Phát Triển Nguồn Nhân Lực tại Công Ty Bột Mì Bình Đông”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
- Tìm hiểu công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực tại công ty Bột Mì Bình
Đông thông qua việc nghiên cứu:
+ Tình hình nguồn nhân lực trong công ty
+ Những quy định về đào tạo và công tác xác định nhu cầu đào tạo
+ Các phương pháp đào tạo công ty áp dụng cho nhân viên.
+ Chi phí cho đào tạo
+ Các khóa đào tạo thực tế công ty tổ chức trong năm 2008.
+ Công tác đánh giá hiệu quả đào tạo.
+ Những vấn đề về phát triển nhân sự
- Đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của công ty Bột Mì Bình Đông.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
- Phạm vi không gian: phòng TCHC công ty Bột Mì Bình Đông, phường 14,
quận 8, TPHCM.
- Phạm vi thời gian: khóa luận sử dụng số liệu từ năm 2007 đến 2008, thực hiện
đề tài từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009.

2



1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận có cấu trúc bao gồm 5 chương
Chương 1. Mở đầu
Nêu lên tầm quan trọng của công tác đào tạo – phát triển nhân sự đối với các
doanh nghiệp, đồng thời xác định mục tiêu nghiên cứu của đề tài cũng như phạm vi
nghiên cứu và cấu trúc của đề tài.
Chương 2. Tổng quan
Giới thiệu chung về công ty, cơ cấu tổ chức, quá trình hình thành phát triển
cùng những mục tiêu, nhiệm vụ của công ty. Ngoài ra chương 2 còn giới thiệu về sản
phẩm cũng như hiện trạng cơ sở vật chất, tình hình doanh thu của công ty để người
đọc có một cái nhìn khái quát về công ty.
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày các khái niệm về đào tạo – phát triển và các phương pháp đào tạo –
phát triển có thể được áp dụng cho các công ty. Chương này còn trình bày các phương
pháp nghiên cứu của đề tài nhằm đảm bảo cho việc sử dụng số liệu chính xác và đầy
đủ trong quá trình phân tích.
Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Thông qua việc phân tích tình hình lao động tại công ty và đi sâu vào tìm hiểu
công tác đào tạo – phát triển nguồn nhân lực của công ty trong giai đoạn năm 2007 2008. Từ đó đề xuất những giải pháp nhằm hoàn thiện công tác đào tạo và phát triển
nguồn nhân lực của công ty.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Trong chương này, đưa ra những nhận xét và kết luận về đề tài. Đồng thời đưa
ra những kiến nghị đối với công ty, cũng như đề xuất những hướng tiếp theo cho vấn
đề nghiên cứu.

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tình hình chung về nguồn nhân lực trong những năm gần đây
Nguồn nhân lực ở Việt Nam khá dồi dào với các nguồn từ nông dân chiếm 73%
dân số, công nhân 6% và trí thức 21% (trong đó có công chức, viên chức). Tuy nhiên
các nguồn này chưa được sự quan tâm đúng mức, chưa được quy hoạch, chưa được
khai thác, còn đào tạo thì nửa vời, nhiều người chưa được đào tạo. Điều này dẫn đến
chất lượng nguồn nhân lực chưa cao; sự kết hợp, bổ sung, đan xen giữa các nguồn
chưa tốt, thiếu sự hợp tác.
Với tốc độ tăng trưởng kinh tế và phát triển các ngành công nghiệp của cả nước
nói chung và của TPHCM nói riêng, đòi hỏi một lượng rất lớn nguồn nhân lực ở mọi
cấp độ về số lượng cũng như chất lượng. Đặc biệt là các ngành công nghiệp trọng yếu
như: Hóa chất, Điện tử - Công nghệ thông tin, Cơ khí. Thế nhưng các nguồn lực chưa
đáp ứng được yêu cầu của ngành vì một số hạn chế như: hiểu biết về chuyên môn,
nghề nghiệp còn có giới hạn; khả năng xử lý linh hoạt các tình huống lao động phức
tạp còn hạn chế; kiến thức và thực hành luật lao động còn yếu; thái độ làm việc hợp
tác chưa cao… Hầu hết các nhân viên mới được tuyển dụng vào đều phải đào tạo lại.
Tính đến năm 2010, tốc độ tăng trưởng bình quân ngành Điện tử - Công nghệ thông tin
là 28% - 30%, Hóa chất là 15%, Cơ khí là 20%. Do đó dự báo nhu cầu nhân lực có
trình độ Trung học cơ sở là 23,4%, Trung học phổ thông 5,98%, Trung cấp - Công
nhân kỹ thuật lành nghề 13,185%, Cao đẳng - Đại học 2,25%.
So với thế giới thì nước ta có tỷ lệ giữa thầy và thợ cao hơn nhiều lần, tuy nhiên
nguồn nhân lực cấp cao lại ở mức khan hiếm. Lao động đang trong tình trạng dư về
lượng và yếu về chất. Trong thời gian tới thị trường lao động chất xám của Việt Nam
sẽ xảy ra cuộc khủng hoảng thừa. Theo đánh giá của bà Phạm Chi Lan, Nguyên Phó
chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, thì nguồn nhân lực của Việt


Nam hiện nay chưa đáp ứng yêu cầu của nguồn nhân lực có khả năng cạnh tranh quốc

tế. Cụ thể về trình độ, thể lực, tính chuyên nghiệp, kỷ luật, khả năng thích ứng với thay
đổi… Điểm cho năng lực cạnh tranh tổng hợp về nguồn nhân lực thấp, chưa đạt đến 4
điểm (3,79/10).
Là trung tâm kinh tế lớn của cả nước, TPHCM đang gặp phải tình trạng khát
nhân lực có trình độ. 85% trong số 8 triệu dân của thành phố hiện trong độ tuổi lao
động, tỷ lệ thất nghiệp dưới 5,6%. Dù tỷ lệ cán bộ khoa học kỹ thuật có trình độ
chuyên môn cao đang sinh sống, làm việc ở TPHCM chiếm 30% cả nước nhưng hiện
số lao động qua đào tạo nghề mới được 50%, trong khi ở các nước khác tỷ lệ này là
hơn 60%. Một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do cơ sở hạ tầng kỹ
thuật thấp kém; công tác đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp ở các trường
thực hiện chưa đồng bộ; các trường chưa đào tạo được lao động có thể đi làm ngay;
các trường chuyên nghiệp, dạy nghề chưa có được nguồn tuyển sinh dồi dào, ổn định,
và có chất lượng … TPHCM hiện có 93 trường với hơn 1 triệu sinh viên, trong đó 41
đại học, cao đẳng thuộc Bộ, ngành trung ương quản lý; 52 đại học, cao đẳng, trung cấp
chuyên nghiệp do thành phố quản lý. Ngoài ra, các trung tâm dạy nghề cũng đào tạo
bình quân 320.000 học viên mỗi năm.
Lao động giá rẻ không còn là một lợi thế. Theo đánh giá của các chuyên gia,
nhiều doanh nghiệp có nhu cầu tuyển dụng lao động phổ thông, do nhiều yếu tố đang
chuyển dần cơ sở sản xuất ra ngoại thành, ngoại tỉnh, nên trước mắt và lâu dài không
còn tuyển dụng lao động có trình độ thấp trong nội thành. Trong khi đó nhu cầu thu
hút lao động có tay nghề và nhân sự trung- cao cấp của các doanh nghiệp tại thành phố
là rất lớn và vẫn “nóng” đối với các nhà tuyển dụng. Trong năm 2009 này, có 8 nhóm
ngành nghề đang cần đến 180.000 – 200.000 nhân lực chất lượng và trình độ cao,
chiếm đến 70% số nhân lực cần bổ sung trong năm nay. Đó là các nhóm ngành:
Marketing (cần trên 30.000 người), Công nhân kỹ thuật lành nghề (cần đến 30.000 lao
động), Kỹ thuật điện – điện tử - điện lạnh – hóa chất (trên 20.000 người), Quản lý kinh
tế - nhân sự - hành chính (khoảng 18.000 – 20.000 người), Công nghệ thông tin (cần
khoảng 10.000 – 12.000 chuyên viên), Tư vấn và giáo viên (cần 10.000 nhân lực),
Dịch vụ (khoảng 50.000 – 70.000 người).


5


Trong vài năm tới, TPHCM cần hàng trăm nghìn lao động có trình độ. Trong
đó, năm 2010 ngành Tài chính - Ngân hàng cần 75.000 người, Du lịch - Khách sạn là
28.500 người, Công nghệ thông tin - Điện tử là hơn 90.000 người.... Đặc biệt, đến
2010, trung tâm tài chính này cần 500 cán bộ quản lý điều hành, vận chuyển Metro và
Motorail. Năm 2015-2020, nhu cầu nhân lực cho nghề này là 2.500 cán bộ.
2.2. Giới thiệu tổng quan về công ty
Tên công ty: Công Ty Bột Mì Bình Đông
Tên Tiếng Anh: Binh Dong Flour Mill Company
Tên viết tắt: BIFLOMICO
Trụ sở: 277A Bến Bình Đông, Phường 14, Quận 8, TPHCM.
Điện thoại: 08.8559744 - 08.8555740
Fax: 848.555786
Email:
Toàn khuôn viên nhà máy rộng 63.055 m2, trong đó:
- Hai phân xưởng xay xát chính có diện tích 8.863 m2
- Hai kho chứa nguyên liệu có thể chứa khoảng 25.000 – 30.000 tấn lúa mì,
rộng 14.745 m2
- Hai kho chứa thành phẩm và phụ phẩm.
- Một kho chứa vật tư bao bì rộng 1.000 m2
- Văn phòng làm việc.
- Khu tập thể, căn tin, sân thể thao, nhà xe…
2.2.1. Lịch sử hình thành và phát triển công ty
Năm 1967, xuất phát từ nhu cầu sử dụng bột mì ngày càng tăng tại thị trường
TPHCM và các tỉnh phía nam, những nhà tư sản người hoa nhận biết được tiềm năng
của thị trường bột mì nên đã cùng nhau bỏ vốn đầu tư xây dựng và lắp đặt 4 dàn xay
xát bột mì. Thiết bị được nhập từ nước ngoài do hãng BUHLER của Thụy Sỹ chế tạo
với công suất 680 tấn lúa mì/ngày tương ứng với 510 tấn bột mì thành phẩm. Tháng

4/1970 nhà máy đi vào hoạt động với tên gọi là SAKYBOMI (Sài Gòn Kỹ Nghệ Bột
Mì nay là Phân Xưởng Sài Gòn). Hơn 30 năm hoạt động sản xuất kinh doanh, nhà máy
đã cung cấp cho thị trường hàng triệu tấn bột mì với chất lượng ngày càng cao.

6


Năm 1971 nhà máy VIFLOMICO (Viet Nam Flour Mill Company, nay là Phân
Xưởng Việt Nam) ra đời và đi vào hoạt động, được trang bị một dàn máy xay xát với
công suất 240 tấn lúa mì/ngày do hãng MIAG của Tây Đức chế tạo.
Hai nhà máy này nằm dưới sự quản lý của một công ty có trụ sở đặt tại trung
tâm Sài Gòn tách biệt với sản xuất, được xem là hiện đại bậc nhất Đông Nam Á về
chất lượng cũng như số lượng sản xuất ra của 2 nhà máy này.
Năm 1975 chính quyền cách mạng lâm thời tiếp quản và sát nhập 2 nhà máy
thành một với tên gọi Xí Nghiệp Liên Hiệp Bột Mì Bình Đông theo quyết định số
26/NN-TCCB/QĐ ngày 08/01/1983, tổ chức lại bộ phận quản lý điều hành và duy trì
hoạt động sản xuất của Xí Nghiệp để cung cấp bột mì cho cả nước.
Đến giữa năm 1994, do nhu cầu mở rộng quy mô và phát triển sản xuất nhằm
tạo vị trí và uy tín trên thị trường, Xí Nghiệp đã đổi tên thành Công Ty Bột Mì Bình
Đông theo quyết định số 492/NN-TCCB/QĐ của Bộ Nông Nghiệp và Phát triển Nông
Thôn, hoạt động kinh tế độc lập và lấy tên giao dịch quốc tế là BIFLOMICO.
Năm 2004 Bộ Nông Nghiệp Và Phát triển Nông Thôn chuyển Công Ty Bột Mì
Bình Đông thành đơn vị hạch toán phụ thuộc Tổng Công Ty Lương Thực Miền Nam
(VINAFOOD II) theo quyết định số 167/QĐ/BNN-TCCB ngày 28/04/2004. Với việc
quản lý sản xuất theo tiêu chuẩn hệ thống chất lượng ISO 9001:2000, chất lượng sản
phẩm bột mì ngày càng được nâng cao và ổn định.
2.2.2. Mục tiêu, chức năng, nhiệm vụ của công ty
a) Mục tiêu
Tạo ra những sản phẩm có chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường trong và
ngoài nước, nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất

kinh doanh có hiệu quả, phấn đấu giảm giá thành sản phẩm nhưng đảm bảo chất
lượng, lãi ổn định. Luôn chủ động nâng cao tay nghề cũng như trình độ chuyên môn
của CBCNV, bên cạnh đó cũng nâng cao đời sống của CBCNV. Luôn đảm bảo thực
hiện các nghĩa vụ kinh tế và tích lũy tái đầu tư.

7


b) Chức năng
Công ty chuyên sản xuất kinh doanh ngành hàng bột mì, cám mì và các sản
phẩm chế biến từ bột mì, các phụ gia ngành chế biến lương thực như: men, bột nổi làm
bánh. MMTB phụ tùng của công nghệ xay xát lúa mì và kinh doanh xăng dầu. Ngoài
ngành hàng chính trên công ty còn được phép mở rộng kinh doanh các mặt hàng khác
(sau khi được Tổng công ty phê duyệt).
c) Nhiệm vụ
- Chấp hành nghị quyết, chủ trương, đường lối, chính sách, chế độ của đảng,
nhà nước và các quy định hiện hành của tổng công ty trong quá trình hoạt động sản
xuất kinh doanh của công ty.
- Nhận vốn, bảo quản vốn phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh có hiệu quả.
- Xây dựng chiến lược phát triển theo kế hoạch hàng năm của Tổng công ty đề
ra về chất lượng, số lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên liệu, hạ giá thành sản phẩm.
- Đầu tư nâng cấp MMTB mới để sản xuất ra những sản phẩm có tính cạnh
tranh cao.
- Quản lý tốt nhân lực nhằm hạn chế lãng phí lao động, nâng cao năng suất lao
động cho cán bộ công nhân viên trong công ty.
- Thực hiện đầy đủ các chế độ, chính sách của nhà nước đối với người lao động
(CBCNV), chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho người lao động.
- Báo cáo trung thực, đầy đủ và chính xác tình hình tài chính của công ty cho cơ
quan chủ quản và cơ quan nhà nước có liên quan.
- Bảo vệ tài sản, giữ gìn an ninh trật tự trong công ty, làm tròn nhiệm vụ quốc

phòng, đảm bảo an toàn lao động, vệ sinh lao động, phòng chống cháy nổ, bảo vệ môi
trường trong khu vực hoạt động của công ty.
- Đẩy mạnh phong trào thi đua trong công ty, tổ chức bình chọn và xét khen
thưởng kịp thời. Đồng thời phối hợp chặt chẽ với tổ chức đảng, tổ chức công đoàn,
đoàn thanh niên xây dựng các tổ chức này đạt danh hiệu: đảng bộ, công đoàn, đoàn
thanh niên trong sạch, vững mạnh.

8


2.2.3. Bộ máy tổ chức của công ty
a) Sơ đồ tổ chức
Hiện nay bộ máy quản lý của công ty được tổ chức theo cơ cấu trực tuyến, chức
năng và quyền quyết định cao nhất là giám đốc với sự trợ giúp của các phòng ban
trong công ty.
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Công Ty Bột Mì Bình Đông
Giám Đốc

P.GĐ Kỹ Thuật

Phòng
Đầu tư Kỹ thuật Công nghệ

Phân
Xưởng
Sản
Xuất

P.GĐ Tài Chính


Phòng
Tổ Chức
Hành
Chính

Phòng
Kế Hoạch
Kinh
Doanh

Vp ĐTKTCN

Vp TCHC

KCS

Bảo vệ

Phòng
Tài
Chính Kế
Toán

Cửa
Hàng
Xăng
Dầu

Vp KHKD
Maketing

Hút nguyên liệu

Cơ khí, điện

Tổ xe
Tổ xe nâng
Nhà ăn
Kho bột cám
Nguồn: Phòng TCHC

9


b) Chức năng, nhiệm vụ của từng bộ phận
- Ban Giám Đốc
+ Giám Đốc: là người có trách nhiệm quản lý công ty theo chế độ một thủ
trưởng có quyền điều hành và quyết định mọi hoạt động của công ty theo đúng kế
hoạch, chính sách pháp luật của nhà nước và tổng công ty. Đồng thời chịu trách nhiệm
trước nhà nước, tập thể lao động về kết quả sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Phó Giám Đốc: là người trợ giúp cho giám đốc, chịu trách nhiệm trước giám
đốc về các mặt mà giám đốc phân công ủy quyền. Ngoài ra còn trực tiếp chỉ đạo công
tác chuyên môn kỹ thuật, kế hoạch sản xuất, phụ trách nâng bậc, trực tiếp tổ chức công
tác đầu tư và tổ chức hành chính.
- Phòng Tổ Chức Hành Chính
+ Tổ chức quản lý bộ máy, sắp xếp nhân sự. Quản lý hồ sơ lý lịch cán bộ công
nhân viên; theo dõi và kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ của từng cán bộ và đề bạt.
+ Xác định kế hoạch lao động, đơn giá tiền lương, kế hoạch tuyển dụng đào tạo
+ Căn cứ vào kết quả sản xuất kinh doanh, trích quỹ lương công ty, quản lý và
duyệt công lao động được hưởng lương hàng tháng, duyệt các khoản phụ cấp làm đêm,
ca 3, làm thêm giờ, độc hại…và đề xuất mức chi quỹ lương hàng tháng để trả lương

hàng tháng cho người lao động.
+ Tổ chức thực hiện thi đua, thanh tra, kiểm tra, thực hiện và giải quyết đúng
chế độ chính sách CBCNV: chế độ BHXH, BHYT, BHLĐ, khen thưởng kỷ luật…và
quản lý tài sản của công ty.
+ Đảm bảo cơ sở vật chất kỹ thuật cho các phòng ban.
+ Thực hiện công tác hành chánh: hội họp, tiếp khách, hội nghị khách hàng.
- Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
+ Xây dựng kế hoạch, chiến lược cho sản xuất; tổ chức công tác thị trường tiêu
thụ trong và ngoài nước.
+ Tổ chức quản lý, cung ứng vật tư, thiết bị, nguyên vật liệu, thành phẩm và
bao bì. Đồng thời thống kê, tổng hợp các báo cáo, phân tích kế hoạch, báo cáo kết quả
hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
+ Tiếp cận và có chính sách đối với từng khách hàng của công ty. Giải quyết
thắc mắc và khiếu nại của khách hàng đối với công ty (nếu có).
10


- Phòng Tài Chính - Kế Toán
+ Quản lý tình hình tài sản, tổ chức hạch toán kế toán, quản lý tài chính, hoàn
thành quyết toán theo quy chế tài chính của Tổng công ty và luật kế toán, theo đúng
chế độ tài chính – kế toán hiện hành. Đồng thời có chức năng kiểm soát viên kinh tế,
tài chính nhà nước tại công ty.
+ Lập báo cáo tài chính và chịu trách nhiệm về tình hình tài chính của công ty
theo đúng quy định của nhà nước.
- Phòng Đầu Tư Kỹ Thuật Công Nghệ
+ Quản lý kỹ thuật an toàn. Lập kế hoạch, triển khai và quản lý công tác sửa
chữa, bảo dưỡng, đầu tư về kỹ thuật và nâng cấp thay thế MMTB.
+ Kiểm tra toàn bộ quy trình công nghệ sản xuất, phụ trách về chất lượng và
bao bì sản phẩm, chịu trách nhiệm về mặt kỹ thuật.
+ Xây dựng toàn bộ định mức kinh tế kỹ thuật; chuẩn mực tay nghề, bậc thợ

cho công nhân và theo dõi đánh giá việc thực hiện.
- Phân Xưởng Sản Xuất
+ Tổ chức quản lý và điều hành sản xuất bột mì xay xát đến thành phẩm trực
tiếp; quản lý công tác kỹ thuật, chất lượng sản phẩm. Quản lý lao động và toàn bộ tài
sản trong phân xưởng.
+ Đảm bảo vận hành MMTB theo đúng quy trình, sản xuất dây chuyền theo
đúng tiến độ định mức kinh tế do công ty giao và đúng chất lượng sản phẩm theo tiêu
chuẩn đề ra, đảm bảo đóng bao đúng trọng lượng quy định.
- Cửa Hàng Kinh Doanh Xăng Dầu
+ Thực hiện kế hoạch hàng năm của giám đốc công ty giao. Cửa hàng quản lý
điều hành mua bán xăng dầu (hoặc làm đại lý) và quản lý toàn bộ tài sản công ty giao.
+ Tổ chức công tác hạch toán kế toán báo sổ. Quản lý sử dụng vốn hiệu quả và
phát triển. Hàng tháng phải báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh của cửa hàng cho
công ty.
+ Ngoài ra cửa hàng còn kinh doanh các dịch vụ rửa xe, sửa xe, giữ xe.

11


2.2.4. Hoạt động kinh doanh của công ty
a) Sản phẩm
Công ty kinh doanh các mặt hàng như: lúa mì, bột mì, cám mì và các sản phẩm
chế biến từ bột mì.
Từ một sản phẩm truyền thống, đến nay công ty đã cho ra đời nhiều loại sản
phẩm khác nhau với hàm lượng protein, gluten thích hợp làm mì sợi, bánh mì, Snack,
các loại bánh bao, bánh Bông lan, bánh Biscuits, bánh Trung thu, bánh tiêu, bánh
chuối,… và làm bột tẩm chiên. Bột đầu bếp ( 100% lúa mì Mỹ, loại tốt nhất ) có hàm
lượng Gluten cao, rất thích hợp để sản xuất bánh mì Sandwich, bánh mì ngọt, bánh
Hamburger, bánh mì tròn, bánh Pizza,…. và các loại mì sợi kiểu Trung Quốc, Thái
Lan, … Sản phẩm cung cấp cho thị trường cả nước, đặc biệt nhất là các nhà máy sản

xuất mì ăn liền, nhà máy bánh kẹo thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, Bình
Dương, nơi có mật độ dân cư đông đúc và các tỉnh miền Tây, miền Trung, Nhà máy
thủy sản, thức ăn gia súc, xuất khẩu:
- Thuyền Buồm (xanh, vàng, đỏ, nâu)
- Hoa Hướng Dương
- Cây Cải (với protein 9%, 8%, 7% )
- Đầu Bếp
- Chú Lùn
- Thiên Nga (đỏ, xanh)
b) Thị trường
Công ty Bột Mì Bình Đông chuyên sản xuất kinh doanh bột mì, nguyên liệu
chính là lúa mì. Do ở Việt Nam không trồng được lúa mì nên nguyên liệu lúa mì chủ
yếu được nhập khẩu từ các nước như: Úc, Mỹ, Canada, Trung Quốc, Ấn Độ…Tuy có
nhiều biến động về giá nhưng công ty vẫn chủ động được nhờ nhập với số lượng lớn
và có nhiều đối tác cung ứng ổn định. Sản phẩm bột mì được tiêu thụ khắp cả nước
thông qua các thị trường đại lý và công ty có kế hoạch xuất khẩu bột mì sang thị
trường các nước lân cận.

12


c) Máy móc thiết bị
Toàn bộ nhà máy của công ty gồm 5 dàn máy A, B, C, D, V.
Để nâng cao khả năng cạnh tranh, thõa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng về
sản phẩm bột mì có chất lượng cũng như nhu cầu đa dạng hóa dòng sản phẩm bột mì.
Năm 1970 công ty đã nhập 4 dàn máy A,B,C,D hiện đại, công nghệ tiến tiến nhất do
hãng Buhler (Thụy Sĩ) chế tạo với tổng công suất thiết kế là 680 tấn lúa mì/ngày. Vào
năm 1971, do nhu cầu thị trường nên công ty nhập thêm một dàn máy xay xát V của
hãng MIAG (Tây Đức) với tổng công suất thiết kế là 240 tấn lúa mì/ngày. Chính vì
thế, chất lượng sản phẩm ngày được nâng cao và ổn định.

Bảng 2.1. Bảng Thống Kê Máy Móc Thiết Bị ở Phân Xưởng Sản Xuất
Dàn máy

Công suất (tấn/ngày)

Nước sản xuất

A

200

Thụy Sỹ

B

150

Thụy Sỹ

C

150

Thụy Sỹ

D

180

Thụy Sỹ


V

240

Tây Đức

Tổng cộng

920
Nguồn: Phân Xưởng Sản Xuất

d) Quy trình sản xuất
Đây là một quy trình tự động khép kín. Lúa mì từ kho đến xưởng, qua nhiều
giai đoạn xử lý rồi cho ra bột mì thành phẩm. Quy trình gồm ba giai đoạn chính:
Giai đoạn 1: xử lý nguyên liệu
Lúa mì được đưa vào máy sàn tạp chất lần một. Những tạp chất như rơm, rác
được tách ra khỏi lúa mì, sau đó được đưa đến hầm chứa lúa và qua máy sàn tạp chất
lần hai. Các tạp chất như kim loại được tách ra tại đây bằng các nam châm từ tính. Kế
tiếp lúa được đưa qua sàn tròn để tách các tạp chất khác hạt lúa, đồng thời lúa được
rửa sạch bụi bẩn và thêm nước để đưa vào hầm chứa lúa ủ từ 20 đến 30 giờ. Lúa được
chuyển vào máy xay xát vỏ. Vỏ lúa được tách ra và tùy theo công nghệ sẽ thêm nước
lần hai cho đúng phẩm chất kỹ thuật, sau đó chuyển qua hầm lúa trung gian để định
lượng lúa. Công đoạn này chủ yếu là làm sạch hạt lúa và giữ hạt lúa có độ ẩm thích
hợp cần thiết.
13


Giai đoạn 2: nghiền sàn
Sau khi được làm sạch và mềm, lúa được chuyển đến máy nghiền B1. Tại đây

lúa mì được tách ra làm hai phần: phần vỏ qua máy nghiền vỏ để sản xuất ra cám mì
cho gia súc, phần nhân được đưa qua máy nghiền nhân để sản xuất ra bột mì.
Giai đoạn 3: đóng gói
Sản phẩm bột mì từ hầm chứa qua máy định lượng đến hầm đóng bao được đưa
lên cân và qua máy đóng bao với trọng lượng 40 kg/bao.
Hình 2.2. Sơ Đồ Quy Trình Sản Xuất Sản Phẩm
Lúa mì

Sàn tạp chất

Thêm nước

Hầm chứa lúa ủ

Thêm nước
Hầm chứa lúa
trung gian

Xay xát vỏ lúa

Máy nghiền B1
Vỏ

Nhân

Máy nghiền vỏ

Máy nghiền nhân

Đóng bao


Đóng bao
Nguồn: Phân Xưởng Sản Xuất

14


e) Một số kết quả hoạt động kinh doanh của công ty
Bảng 2.2. Báo Cáo Kết Quả Kinh Doanh của Công Ty qua 2 Năm 2007, 2008
So sánh

Năm

Năm

2007

2008

Tuyệt đối

Tỉ lệ %

Tấn

130.000

71.063

-58.937


54,66

Tấn

80.000

53.617

-26.383

67,02

Tổng Doanh thu

Triệu

586.000

649.928

63.928

110,91

Tổng chi phí

Triệu

508.089


589.712

81.623

116,06

Nộp ngân sách

Triệu

39.900

59.713

19.813

149,66

Lợi nhuận

Triệu

38.011

503

-37.508

1,32


Tr/ng/tháng

4,803

5,514

0,711

114,80

Chỉ tiêu

ĐVT

Sản lượng lúa mì nhập
Sản lượng bột tiêu thụ

Thu nhập bình quân

Nguồn: Phòng Kế Hoạch Kinh Doanh
Qua bảng 2.2 ta thấy sản lượng lúa mì mua vào trong năm 2008 giảm so với
năm 2007, chỉ bằng 54,66% năm 2007. Nguyên nhân là do nguồn cung của các nước
xuất khẩu hạn chế. Sản lượng bột tiêu thụ cũng giảm so với năm 2007, chỉ đạt 67,02%
so với năm 2007. Điều này cho ta thấy được nhu cầu tiêu thụ bột mì bị hạn chế, công
tác kinh doanh của công ty chưa nhạy bén trong việc nắm bắt thị trường.
Tổng doanh thu của năm 2008 tăng cao so với năm 2007, đạt tới 110,91% so
với năm 2007. Mặc dù sản lượng tiêu thụ giảm nhưng giá bán ra cao hơn so với năm
2007 nên tổng doanh thu tăng. Đồng hành với doanh thu thì tổng chi phí năm 2008
cũng tăng, đạt 116,06% so với năm 2007. Điều này cho thấy công ty bố trí chưa hợp lý

các nguồn lực, sử dụng các khoản chi phí chưa tốt. Nguyên nhân là do nhiều khoản chi
phí đã tăng như chi phí vận chuyển lúa mì, chi phí chạy các dàn máy.
Việc đóng góp ngân sách nhà nước trong năm 2008 cũng tăng, đạt 149,66% so
với năm 2007. Về khía cạnh này, có thể thấy rõ công ty cũng rất coi trọng việc thực
hiện nghĩa vụ đối với nhà nước.
Lợi nhuận năm 2008 giảm đáng kể so với năm 2007, chỉ bằng 1,32% so với
năm 2007. Điều này cho thấy công ty hoạt động kinh doanh có chiều hướng suy giảm.
Nguyên nhân là do trong năm 2008 tổng chi phí tăng lên và do ảnh hưởng của cơn suy
thoái kinh tế toàn cầu. Mức tăng doanh thu không đủ bù đắp mức tăng của tổng chi

15


×