Tải bản đầy đủ (.pdf) (79 trang)

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI QUYỀN SỬ DỤNG NƯỚC TRONG THUỶ LỢI Ở HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (847.26 KB, 79 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI
QUYỀN SỬ DỤNG NƯỚC TRONG THUỶ LỢI
Ở HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG

PHẠM THỊ THANH NHÀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại Học
Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC
THI QUYỀN SỬ DỤNG NƯỚC TRONG THUỶ LỢI Ở HUYỆN DI LINH TỈNH
LÂM ĐỒNG” do PHẠM THỊ THANH NHÀN, sinh viên khóa 2004-2008, ngành
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ

Khóa luận đã hoàn thành với tất cả sự nỗ lực của bản thân. Bên cạnh đó, nó
cũng là kết quả của sự động viên, giúp đỡ cả về vật chất, tinh thần và kiến thức của
nhiều cá nhân, tổ chức. Để có được kết quả như ngày hôm nay tôi xin:
Gửi đến Cô TS. Phan Thị Giác Tâm lòng biết ơn chân thành nhất. Cảm ơn Cô
đã rất nhiệt tình giảng dạy, chỉ bảo, truyền đạt cho tôi những kiến thức bổ ích, và sự
hướng dẫn tận tình trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Cảm ơn Ban Giám Hiệu Trường ĐH. Nông Lâm TP.HCM, Ban Chủ Nhiệm
Khoa Kinh Tế, các Thầy Cô giảng dạy, cùng các bạn lớp Kinh Tế Tài Nguyên Môi
Trường khóa 31 đã gắn bó với tôi trong suốt 4 năm học vừa qua.

Cảm ơn các anh chị, cô chú thuộc Phòng Tài Nguyên Môi Trường, Phòng Nông
Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn và UBND huyện Di Linh, đặc biệt là chú Nguyễn
Thế Hùng (Phòng NN & PTNT Di Linh), cô Nguyễn Thị Tí (UBND huyện Di Linh)
đã nhiệt tình cung cấp số liệu và hướng dẫn tận tình cho tôi hoàn thành nghiên cứu
này.
Xin cảm ơn sự giúp đỡ của các hộ gia đình trên địa bàn huyện Di Linh, các cô
chú thuộc UBND xã Đinh Lạc.
Sau cùng, để có được như ngày hôm nay tôi không thể nào quên công ơn ba mẹ
đã sinh thành, nuôi dưỡng, không ngại vất vả, hy sinh trong suốt thời gian qua để con
được bước tiếp con đường mà mình đã chọn. Xin cảm ơn tất cả những người thân
trong gia đình đã luôn động viên và ủng hộ cho tôi.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
Phạm Thị Thanh Nhàn


NỘI DUNG TÓM TẮT
PHẠM THỊ THANH NHÀN. Tháng 6 năm 2009. “Đánh Giá Việc Thực Thi
Quyền Sử Dụng Nước Trong Thủy Lợi Ở Huyện Di Linh Tỉnh Lâm Đồng”.
PHAM THI THANH NHAN. June 2009. “A Valuation Study Of Applying
Water Use Right in The Irrigation at Di Linh District, Lam Dong Province”.
Mục tiêu chính của đề tài là đánh giá mức độ thực thi quyền sử dụng nước trong
thủy lợi của người dân ở huyện Di Linh nhằm xác định hiện trạng sử dụng nước và
nhận thức về quyền sử dụng nước của người dân tại địa bàn nghiên cứu. Với kết quả
thu được từ nguồn số liệu của việc điều tra chọn mẫu ngẫu nhiên 60 hộ dân trên địa
bàn huyện Di Linh, tình hình thực thi quyền sử dụng nước của người dân ở huyện vẫn
chưa hiệu quả do việc quản lý thực thi tính chuyển nhượng của quyền vẫn còn lỏng
lẽo. Chính sự quản lý lỏng lẽo này đã dẫn đến hai hậu quả đó là sự phân hoá giàu
nghèo và chưa công bằng trong sử dụng nước. Đồng thời, đề tài nghiên cứu cũng cho
thấy một số khó khăn ảnh hưởng đến việc thực thi quyền này. Thông qua kết quả điều

tra nghiên cứu trên, đề tài đưa ra một số kiến nghị để việc thực thi quyền sử dụng nước
của người dân được tốt hơn, nhằm đảm bảo đời sống cho người dân trên địa bàn huyện
Di Linh cũng như góp phần vào hoạt động quản lý tài nguyên nước hiện đang khan
hiếm, đặc biệt là nguồn nước thuỷ lợi.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1 Đặt vấn đề


1

1.2 Mục tiêu nghiên cứu

3

1.3 Phạm vi nghiên cứu

3

1.4. Bố cục luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan về QSDN

5

2.1.1. Một số luật nước cổ đại

5

2.1.2. Một số thể chế về QSDN

6


2.1.3. Các QSDN cơ bản trên Thế giới

7

2.1.4. Tính chuyển nhượng của QSDN

9

2.1.5 QSDN ở một số nước điển hình

10

2.2. Tóm tắt hệ thống các văn bản pháp luật về việc thực thi QSDN:

17

2.3. Tổ chức quản lý nguồn nước ở Việt Nam

19

2.3.1. Tổ chức quản lý nguồn nước

19

2.3.2. Tổ chức quản lý nguồn nước thủy lợi

21

2.4. Tổng quan về huyện Di Linh


23

2.4.1. Đặc điểm tự nhiên

23

2.4.2. Đặc điểm kinh tế-xã hội:

25

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

29
29

3.1.1 Một số khái niệm

29

3.1.2. Một số qui định về việc khai thác, sử dụng tài nguyên nước

31

3.1.3. Tầm quan trọng của QSDN trong quản lý nguồn nước

32

3.2. Nội dung và phương pháp nghiên cứu


33

3.2.1. Mô tả tổ chức quản lý nguồn nước thuỷ lợi tại huyện Di Linh

33

3.2.2. Đánh giá nhận thức người dân về QSDN

33

v


3.2.3. Đánh giá việc thực thi QSDN

33

CHƯƠNG 436.KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Mô tả tình hình tố chức quản lý nguồn nước thủy lợi tại huyện Di Linh

36
36

4.1.1. Nhu cầu nước tưới tiêu tại huyện Di Linh

36

4.1.2. Mô tả tình hình tổ chức quản lý nguồn nước thuỷ lợi ở huyện Di Linh


37

4.3. Đánh giá nhận thức của người dân về QSDN

40

4.3.1. Tình hình sở hữu giấy phép và mua bán nước

40

4.3.2. Nhận thức của người dân về QSDN

41

4.4 Đánh giá việc thực thi QSDN trong thuỷ lợi ở huyện Di Linh

45

4.4.1. Thống kê mô tả các yếu tố thu nhập và chi phí nước tưới ảnh hưởng đến lượng
nước sử dụng trong thuỷ lợi

45

4.4.2. Mô hình ước lượng tổng lượng nước sử dụng trong tưới tiêu

49

4.4.3. Tình hình nước tưới hiện nay giữa các hộ dân

52


CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

54

5.1. Kết luận

54

5.2. Kiến nghị

55

TÀI LIỆU THAM KHẢO

56

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL

Ban Quản Lý

NN & PTNN

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


QSDN

Quyền sử dụng nước

TĐHV

Trình độ học vấn

TNMT

Tài nguyên môi trường

TT

Thị Trấn

UBND

Ủy ban nhân dân

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Tổng Lượng Nước Sử Dụng (Trên Đầu Người) của 10 Tiểu Bang Hàng
Đầu ở Mỹ với Tổng Lượng Nước Sử Dụng và Lượng Nước Dùng Cho Thuỷ Lợi

11


Bảng 2.2. Nội Dung QSDN của Một Số Tiểu Bang ở Tây Mỹ

12

Bảng 2.3. Tóm Tắt Các Văn Bản Pháp Luật về QSDN ở Việt Nam

18

Bảng 2.4. Thống Kê Dân Số Giai Đoạn 2000 – 2005 Huyện Di Linh, Tỉnh Lâm Đồng 25
Bảng 2.5. Tổng Hợp Sản Lượng của Một Số Cây Trồng Lâu Năm tại
Huyện Di Linh

27

Bảng 2.6. Tổng Hợp Sản Lượng của Một Số Vật Nuôi Huyện Di Linh

27

Bảng 3.1. Kỳ Vọng Dấu cho Hệ Số của Mô Hình Ước Lượng

35

Bảng 4.1. Tình Hình Đăng Ký Giấy Phép và Mua Bán Nước ở Địa Bàn Nghiên Cứu40
Bảng 4.2. Mức Độ Hiểu Biết về Nội Dung QSDN

42

Bảng 4.3. Nhận Thức về Lợi Ích và Tầm Quan Trọng của QSDN

43


Bảng 4.4. Các Lợi Ích của QSDN Thông Qua Điều Tra

43

Bảng 4.5. Các Mức Độ Quan Trọng của Từng Nội Dung trong QSDN

44

Bảng 4.6. Tổng Thu Nhập Một Năm của Hộ Gia Đình

46

Bảng 4.7. Mối Quan Hệ giữa Thu Nhập và Tổng Lượng Nước Sử Dụng

46

Bảng 4.8. Mối Quan Hệ giữa Giá Nước và Tổng Lượng Nước Sử Dụng

48

Bảng 4.9. Các Thông Số Ước Lượng của Mô Hình Tổng Lượng Nước Khai Thác

49

Bảng 4.10. Kiểm Tra Lại Dấu Các Thông Số Ước Lượng Mô Hình Tổng Lượng Nước
Khai Thác

50


Bảng 4.11. Thống Kê Tình Trạng Nước Tưới của Các Nhóm Hộ Dân

52

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu Đồ Tỉ Lệ Lượng Nước Tưới Hiện Tại Từ Các Công Trình Thuỷ Lợi ở
Huyện Di Linh

38

Hình 4.2. Sơ Đồ Quản Lý Hệ Thống Thủy Lợi Huyện Di Linh

39

ix


DANH MỤC CÁC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bảng thống kê các công trình thủy lợi huyện Di Linh
Phụ lục 2: Kết xuất Eviews mô hình tổng lượng nước sử dụng chạy bằng phương pháp
OLS
Phụ lục 3: Kết xuất kiểm định White mô hình tổng lượng nước sử dụng chạy bằng
phương pháp OLS
Phụ lục 4: Kết xuất kiểm định LM mô hình tổng lượng nước sử dụng chạy bằng
phương pháp OLS
Phụ lục 5: Ma trận hệ số tương quan giữa các biến trong mô hình tổng lượng nước sử
dụng


x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Nước là thành phần cấu thành quan trọng của tất cả mọi sinh vật, gồm cả con
người. Chúng ta sử dụng nước trong hầu hết các hoạt động hằng ngày, từ phục vụ sinh
hoạt gia đình như ăn, uống, vệ sinh, chăm sóc sức khỏe đến sản xuất nông nghiệp, lâm
nghiệp, thủy sản và công nghiệp. Nước là thành phần chính của môi trường sống.
Nguồn tài nguyên quan trọng này đã tạo dựng nên xã hội loài người với sự đa dạng về
xã hội, văn hóa và tôn giáo tín ngưỡng ở khắp mọi nơi.
Trong các hoạt động sản xuất thì nông nghiệp đóng vai trò quan trọng trong việc
cung cấp lương thực thực phẩm cho người dân, góp phần tăng trưởng kinh tế cho đất
nước và đây cũng là khách hàng tiêu thụ nước lớn nhất, sử dụng trung bình 80% tổng
lượng nước tiêu thụ ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam. Do đó, nhà
nước đã có nhiều chính sách hỗ trợ cho hoạt động sản xuất nông nghiệp, đặc biệt là hệ
thống thuỷ lợi. Theo đánh giá gần đây, tổng giá trị của các công trình thủy lợi hiện có
ở nước ta ước khoảng 100.000 tỷ đồng. Đây là tài sản lớn của quốc gia, thể hiện sự
quan tâm của Nhà nước ta đối với công tác thủy lợi. Tuy nhiên, trong những năm gần
đây, nền nông nghiệp nước ta luôn phải đối mặt với thực trạng thiếu nước, đặc biệt là
ở miền Trung và Tây Nguyên luôn xảy ra hạn hán kéo dài vào mùa khô. Hàng loạt
hecta trồng mía ở duyên hải miền Trung bị mất trắng vì thiếu nước, hàng trăm hecta cà
phê ở Tây Nguyên phải chết đứng vì khô hạn, hàng loạt gia súc gia cầm ở Ninh Thuận,
Bình Thuận phải chịu chết khát vì không đủ nước. Chính vì vậy, vấn đề nước cho sản
xuất nông nghiệp ở nước ta là một bài toán cấp bách cần sớm được giải quyết. (Ngô
Công Đính, 2007)
Hiện tại ở Việt Nam có hàng ngàn đập dâng vừa và nhỏ, trong đó phần lớn là các

đập dâng nhỏ. Nói chung, các đập dâng khai thác dòng chảy cơ bản của sông trong


mùa cạn để lấy vào hệ thống tưới, cho nên các đập dâng thường có tác động trực tiếp
đến biến đổi dòng chảy của sông khu vực hạ lưu. Mức độ tác động của các đập dâng
tới biến đổi dòng chảy cũng tùy theo điều kiện cụ thể và yêu cầu lấy nước của mỗi đập
dâng. Trong các thời gian sông cạn nước, các đập dâng có thể lấy hết lượng dòng chảy
cơ bản của sông khiến cho hạ lưu sông không còn nguồn nước cung cấp. Nhiều đập
lớn đã xây dựng từ lâu nhưng cho đến nay vẫn chưa có hồ chứa điều tiết ở thượng
nguồn để bổ sung nước cho đập trong mùa kiệt. Vì thế việc lấy nước của các đập dâng
lớn như trên đều làm biến đổi rất lớn dòng chảy của sông ở khu vực hạ lưu đập, và góp
phần vào làm suy thoái và cạn kiệt dòng chảy của sông ở khu vực hạ lưu trong nhiều
năm qua và trong một số trường hợp ảnh hưởng này đã ở mức tương đối nghiêm trọng.
Điều này đã ảnh hưởng đến việc sử dụng nước của người dân cho hoạt động thuỷ lợi.
Bên cạnh đó, hiệu quả khai thác của các công trình thủy lợi còn thấp, bình quân cả
nước chỉ đạt 50-60% công suất thiết kế. Đây là một trong những nguyên nhân gây ra
tình trạng thiếu nước như hiện nay. Tuy nhiên, nguyên nhân quan trọng và sâu xa là do
việc quản lý nguồn nước trong hoạt động thuỷ lợi chưa hiệu quả và phương pháp quản
lý còn lỏng lẻo cho nên người nông dân thường sử dụng một cách lãng phí vào đầu
mùa vụ và đến cuối vụ thì nguồn nước của các hệ thống thủy lợi bị cạn kiệt và thiếu
nước cho sản xuất, dẫn đến năng suất của cây trồng, vật nuôi bị giảm đáng kể, ảnh
hưởng trực tiếp đến thu nhập và đời sống của nhân dân.
Di Linh là một trong những huyện thuộc vùng núi, đời sống của người dân ở đây
chủ yếu gắn bó với hoạt động sản xuất nông nghiệp. Hiện tại, các hồ, đập ở huyện Di
Linh đang phục vụ tưới tiêu cho khoảng 57360 ha đất nông nghiệp trên toàn huyện,
nhưng vào mùa khô nguồn nước cung cấp cho hoạt động tưới tiêu vẫn trong tình trạng
thiếu nghiêm trọng. Do đó, nhà nước đã có Luật về tài nguyên nước qui định về việc
quản lý nguồn nước sao cho hiệu quả và bền vững. Bên cạnh đó, quyền sử dụng nước
(QSDN) cũng được ban hành để đảm bảo quyền lợi của người dân trong việc sử dụng


nước cũng như trách nhiệm đối với nguồn nước mà họ sử dụng. QSDN này là một
công cụ chính sách góp phần quản lý hiệu quả nguồn nước đang ngày càng khan hiếm
nhằm đảm bảo nguồn nước ổn định cho người dân. Tuy nhiên, hiện nay QSDN vẫn
chưa được quan tâm đầy đủ ở nước ta và việc thực hiện QSDN vẫn đang là vấn đề khó
khăn và gặp không ít trở ngại.
2


Chính vì vậy, được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế, Đại Học Nông Lâm
TP.HCM và sự hướng dẫn của cô TS. Phan Thị Giác Tâm, tôi quyết định nghiên cứu
đề tài “ĐÁNH GIÁ VIỆC THỰC THI QUYỀN SỬ DỤNG NƯỚC TRONG
THUỶ LỢI Ở HUYỆN DI LINH TỈNH LÂM ĐỒNG” nhằm xác định rõ việc thực
hiện QSDN của người nông dân trong khai thác sử dụng nước, đồng thời góp phần vào
việc quản lý nước tưới tiêu tại huyện Di Linh.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1 Mục tiêu chung
Đánh giá việc thực hiện QSDN trong thủy lợi ở huyện Di Linh tỉnh Lâm Đồng và
đề xuất một số kiến nghị để thực hiện QSDN một cách đầy đủ nhằm góp phần quản lý
nguồn nước trong nông nghiệp hiệu quả hơn.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
- Xác định nội dung cơ bản của QSDN.
- Tóm tắt hệ thống văn bản pháp luật về việc thực thi QSDN.
- Mô tả tổ chức quản lý nguồn nước thuỷ lợi tại huyện Di Linh.
- Đánh giá nhận thức của người dân về QSDN trong thủy lợi ở huyện Di Linh.
- Đánh giá tính công bằng của việc thực thi QSDN trong thuỷ lợi huyện Di Linh.
- Từ đó đề xuất một số kiến nghị để thực hiện QSDN một cách hiệu lực.
1.3 Phạm vi nghiên cứu
1.3.1 Phạm vi không gian
Đề tài tiến hành trên địa bàn huyện Di Linh.
1.3.2 Phạm vi thời gian

Đề tài thực hiện trong khoảng thời gian từ 2/3/2009 đến 20/6/2009
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương. Chương 1: trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên
cứu, phạm vi nghiên cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn. Chương 2: giới thiệu
về QSDN trên thế giới cũng như ở Việt Nam, các văn bản hỗ trợ việc thực thi QSDN,
hệ thống quản lý thủy lợi chung ở Việt Nam và một số tài liệu nghiên cứu có liên
quan, tổng quan địa bàn nghiên cứu. Chương 3: Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên
cứu, trình bày các khái niệm định nghĩa và phương pháp được sử dụng trong đề tài.
Chương 4: trình bày các kết quả đạt được trong quá trình nghiên cứu bao gồm đánh giá
3


mức độ nhận thức của người dân về QSDN, đánh giá hiện trạng thực thi QSDN cũng
như tìm ra một số bất cập trong việc thực thi quyền này. Chương 5: dựa vào kết quả và
thảo luận của chương 4, chương này sẽ kết luận và đưa ra một số kiến nghị cho việc
thực thi QSDN hiệu quả hơn.

4


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về QSDN
2.1.1. Một số luật nước cổ đại
Luật về nước ở Tây Ban Nha có các ảnh hưởng khác nhau và chỉ ra sự tương tác
giữa các học thuyết khác nhau. Một trong những luật được viết sớm nhất từ thế kỉ 17,
luật Fuero juzgo, có các yếu tố của luật La Mã-Hispano lẫn luật Đức. Tính chất công
cộng và quyền hoa lợi được nhấn mạnh hơn là tính tư nhân: Không ai có được lợi ích
tư mà đi ngược lại lợi ích của cộng đồng.

Luật nước của Marốc (từ những năm đầu 700 đến 1942) góp phần hình thành sau
này thực tiễn quản lí cộng đồng, đặc biệt ở Valencia. Hội đồng Bộ lạc Phân phối Nước
cân nhắc các yếu tố quan trọng của quản lí tài nguyên cộng đồng, và đất không được
bán khi không có QSDN đi kèm với nó. Gần thế kỉ 19, luật La Mã lại trở nên quan
trọng, các vị vua Castile như Afonso X tìm cách tập trung luật nước để có thể phong
ban QSDN và quyền sở hữu các kênh đào của các chủ đất.
Luật La Mã được soạn khoảng năm 1260, tái khẳng định rằng nước là tài sản
công đồng, không nghi ngờ gì về quyền sở hữu. Tất cả các dòng sông là tài sản công,
ngoại trừ hệ thống phong kiến bị ảnh hưởng luật nước của Tây Ban Nha cho rằng
quyền sở hữu thuộc về nhà vua và các quí tộc. Cuộc chiến đấu giữa các nguyên tắc
pháp luật và trong số những người sử dụng tiếp tục diễn ra qua nhiều thế kỉ. Dần dần,
sự ảnh hưởng của chế độ phong kiến bị giảm thiểu, và vào năm 1831, Tài liệu biên
soạn rộng rãi về Luật nước công bố rằng các dòng sông có dòng chảy về biển không
phải là tài sản tư. Công bố là cần thiết vì tầm quan trọng của giao thông thủy. Tuy
nhiên, đối với những dòng sông không có giao thông thủy, vẫn được cấp quyền sử
dụng cho tưới tiêu. (Thomas Sterner, 2002)


Thông qua nội dung của các luật nước cổ đại trên, ta thấy QSDN đã được đề
cập đến từ rất lâu.Tuy nhiên, vào thời đó QSDN chỉ được nói đến chứ chưa đưa ra nội
dung cụ thể và các văn bản pháp luật hỗ trỡ cho việc thực thi QSDN này. Các luật
nước trên là cơ sở ban đầu cho việc hình thành QSDN cùng các thể chế và văn bản
thực thi QSDN.
2.1.2. Một số thể chế về QSDN
Có 3 loại quyền sử dụng tài nguyên nước được phân bổ trên Thế giới:
a) Quyền người chủ đất ven sông (Học thuyết cận sông): QSDN phụ thuộc vào sự
tiếp cận nước qua quyền sở hữu khu đất liền kề nước. Người chủ của miếng đất kề bên
dòng sông hoặc suối có các quyền nhất định đối với dòng chảy của nước vì nhờ quyền
sở hữu. Tưới tiêu, một mối quan tâm chính ở luật của Pháp, được kết hợp trong khái
niệm học thuyết cận sông: Người có tài sản sát liền ranh giới dòng chảy thì có quyền

sử dụng nước đi ngang qua. Tài sản của người đó có nguồn nước đi ngang qua được tự
do sử dụng, nhưng phải theo điều kiện hồi phục dòng nước khi nước rời khỏi đất mình.
Quyền này phổ biến hơn quyền chiếm hữu trước, được phát triển ở châu Âu và có
nguồn gốc từ luật La Mã cổ đại.
Tuy nhiên, quyền người chủ đất ven sông có một hạn chế đó là không thể hiện được
tính công bằng trong việc sử dụng nước của con người: chỉ có những người chủ nào
may mắn có tài sản kề bên sông thì mới có quyền sở hữu sử dụng tự do dòng chảy đó
còn người khác không được xâm phạm đến đoạn sông đó.
b) Quyền chiếm hữu trước (Học thuyết chiếm hữu trước): theo ý nghĩa “đến trước ,
được phục vụ trước” bắt đầu từ việc khai thác vàng ở California vào giữa những năm
1800 và được phát triển hoàn chỉnh ở Hoa Kì, nhất là ở miền Tây. Học thuyết này trao
quyền sở hữu thứ nhất cho những người sử dụng trước; nói cách khác, nó bảo vệ người
đầu tiên sử dụng nguồn nước; người đầu tiên khai thác nguồn nước cho mục đích sử
dụng có lợi ích có quyền hạn hơn người sử dụng sau này. Những người chiếm hữu sau
chỉ được sử dụng nguồn nước trong một phạm vi nhất định sao cho không làm trở ngại
người sử dụng trước. Học thuyết đã hình thành một hệ thống ưu tiên trong đó người
chiếm hữu lâu năm khai thác nước sông trong những năm khô hạn đã ngăn cản những
người chiếm hữu ít năm hơn, và chỉ nhường quyền sử dụng khi họ đã sử dụng đầy đủ.
Không giống như học thuyết cận sông, không cần thiết phải là chủ đất gần kề bờ sông
6


hoặc vùng nước để có được QSDN. Điều chủ yếu của học thuyết này là sử dụng trước
và sử dụng có ích nguồn nước đó.
Tương tự như quyền người chủ đất ven sông, quyền chiếm hữu trước cũng thể
hiện sự không công bằng trong việc sử dụng nước: ai đến trước, sử dụng nguồn nước
đó trước thì có lợi ích và quyền hạn hơn người sử dụng sau này. Bên cạnh sự bất công
bằng, quyền chiếm hữu trước còn gây ra tình trạng lãng phí nước do việc sử dụng
nước của những người đến trước, đặc biệt là trong mùa khô. Họ được ưu tiên sử dụng
nước trước và chỉ nhường quyền sử dụng sau khi đã sử dụng đầy đủ dẫn đến tình trạng

người thì dùng nước lãng phí, người thì không có nước để dùng.
c) Quyền của chính phủ (nhà nước quản lý). Nhiều chính phủ công bố, thường là
trong hiến pháp, tất cả nguồn nước trong biên giới lãnh thổ của họ là sở hữu của nhà
nước. Nhà nước có thể phân phối các quyền sử dụng qua một hệ thống quản lí thường
được phân chia giữa các lưu vực sông. Ví dụ ở Hoa Kỳ, một người muốn sử dụng
nước đệ trình một lá đơn đến cơ quan thích hợp, nói rõ nguồn nước, cách dẫn nước và
ý định sử dụng nước làm gì. Thông thường không có (hoặc có rất ít) lệ phí cho việc sử
dụng nước. Sau khi mục đích sử dụng được công nhận, nhà nước cấp quyền sử dụng
với một số lượng nhất định theo mục đích đã xin, chẳng hạn như để tưới cây trồng.
(Thomas Sterner, 2002)
2.1.3. Các QSDN cơ bản trên Thế giới
Dựa vào nội dung của các luật nước cổ đại và một số thể chế về QSDN, các khái niệm
về QSDN cơ bản đã được hình thành.
- QSDN là quyền của con người được sử dụng các nguồn nước tự nhiên cho các
hoạt động sống và phát triển xã hội của mình. QSDN được ghi nhận dựa trên cơ sở coi
nước là một tài nguyên thiết yếu và quan trọng của con người nên mọi nguời dân cũng
như các hộ sử dụng nước đều có quyền được sử dụng một cách bình đẳng và công
bằng. Ngày nay, QSDN đã được tất cả các nước trên thế giới ghi nhận trong các luật
Tài nguyên nước quốc gia và mỗi nước đều có những chính sách thích hợp để thực thi
QSDN trong thực tế. Luật pháp về tài nguyên nước ra đời sớm nhất trên Thế giới là tại
La Mã cổ đại, trong đó cũng đã ghi nhận về QSDN: nước không phải là sở hữu riêng
của bất kỳ ai mà là tài nguyên của quốc gia; mọi người dân có quyền dùng nước,

7


nhưng mọi sự sử dụng phải dưới sự điều hành chung của nhà nước. (Nguyễn Văn
Thắng, 2006)
- QSDN là quyền sử dụng lượng nước nhất định hơn là quyền làm chủ nguồn
nước. Nhiều hệ thống có thể bao gồm các điều khoản xử phạt việc sử dụng không

đúng nguồn nước được phân bổ. (Phan Thị Giác Tâm, 2008)
- QSDN là quyền làm đổi hướng nước vào việc sử dụng có lợi.
- QSDN là quyền chiếm hữu và sử dụng nước hợp pháp. Quyền này phụ thuộc
vào số lượng, nguồn nước, mục đích sử dụng, điểm chuyển hướng, và việc sử dụng có
lợi.
- QSDN là giấy phép hợp pháp để dùng một lượng nước được xác định trước
cho mục đích đã đăng ký.
- QSDN là các đòi hỏi về nước xuất phát từ xã hội, quyền này có thể bao gồm
nhiều quyền như tiếp cận, sử dụng, loại trừ, quản lý và chuyển nhượng. Định nghĩa
rộng về QSDN còn bao gồm nhiều thể chế liên quan đến việc phân bổ tiếp cận nguồn
nước và giải quyết các mâu thuẫn về nước. (Dennis Von Custodio và Wouter
Lincklaen Arriens2)
Từ những khái niệm ban đầu về quyền dùng nước, ngày nay nó đã được mở rộng
và phát triển thành “hệ thống về quyền dùng nước” trong luật tài nguyên nước của các
quốc gia, phù hợp với xu thế phát triển hiện đại. Trong xã hội hiện đại ngày nay, hệ
thống quyền dùng nước được Thế giới ghi nhận bao gồm quyền khai thác và sử dụng
nguồn nước cũng như xả trở lại lượng nước sau khi sử dụng (vị trí, phương thức xả,
chất lượng nước thải), và các qui định, thủ tục liên quan đến việc thực thi quyền dùng
nước trong thực tế (như cấp phép, xử phạt các vi phạm, chuyển quyền cho người dùng
khác,..) (Nguyễn Văn Thắng, 2006)
Tóm lại, QSDN bao gồm các nội dung cơ bản sau: QSDN là quyền của con người
được sử dụng nước cho các hoạt động sống một cách bình đẳng và công bằng; là
quyền được sử dụng một lượng nước chứ không phải là quyền làm chủ nguồn nước; là
quyền khai thác, sử dụng hợp pháp và có lợi nguồn nước cũng như quyền được xả trở
lại lượng nước sau khi sử dụng; nó là quyền tiếp cận, tiêu dùng, loại trừ, quản lý,
chuyển nhượng; ngoài ra nó còn bao gồm các điều khoản xử phạt việc vi phạm sử
dụng nước.
8



2.1.4. Tính chuyển nhượng của QSDN
Ở Indonesia, có một mối lo ngại rằng việc cho phép chuyển nhượng QSDN sẽ tạo
ra nguy cơ cho việc lạm dụng quyền này. Ngoài ra còn mối lo ngại về những dạng giao
dịch mở và không kiểm soát được đối với QSDN thường đi đôi với việc mua bán
nguồn nước và hiểu sai về việc tư nhân hoá những dịch vụ về nước. Ảnh hưởng tiêu
cực cuả việc chuyển nhượng này có thể xảy ra trong trường hợp QSDN được tạm thời
chuyển nhượng và sau đó không được giao trả bởi những pengusaha (công ty lớn
mạnh) gây nên việc người sở hữu quyền gốc bị mất đi QSDN của họ.
Trong luật về nước được quốc hội thông qua vào tháng 2/2004, không cho phép
chuyển nhượng QSDN. Bộ Luật quy định “QSDN không được cho thuê hoặc chuyển
nhượng một phần hoặc toàn bộ”. Văn bản giải thích nêu thêm: “Nếu QSDN không
được người sở hữu quyền này sử dụng, nhà nước hoặc chính quyền địa phương có thể
thu hồi QSDN này”. Bộ Luật nghiêm cấm việc chuyển nhượng và nêu rõ những hình
thức xử phạt, tiền phạt và phạt tù giam đối với những người có vi phạm. Điều này đã
giải quyết được vấn đề trước mắt, ít nhất là những vấn đề liên quan đến giao dịch tư.
Mấu chốt để hiểu được những quy định cấm trên thị trường nước là ở chỗ theo luật
mới thì QSDN và giấy phép kinh doanh phải có mục đích cụ thể. Trong bộ luật về
nước ở phương Tây, quyền chủ yếu gắn liền với cá nhân (chủ nghĩa phân chia) hoặc
với đất đai (chủ nghĩa đất đai), mọi cơ cấu đều cung cấp cơ sở cho việc chuyển
nhượng được xem như là một giao dịch tư. Tuy nhiên, theo luật về nước mới của
Indonesia, người nông dân (người tưới tiêu) không được tùy tiện chuyển nhượng
QSDN, ví dụ như đối với công nghiệp, QSDN mà họ được chuyển nhượng là từ việc
sử dụng nước trong tưới tiêu chứ không phải từ việc sở hữu đất đai, hay đất ven sông
hoặc những thứ khác.
Nếu QSDN có thể được chuyển nhượng thì QSDN sạch có thể làm tăng hiệu quả
của việc phân phối nguồn tài nguyên nước bằng việc trực tiếp quản lý việc chuyển
nhượng QSDN. Một ví dụ điển hình là việc chuyển đổi sử dụng nước để tưới tiêu sang
nước dùng trong công nghiệp và dùng trong hộ gia đình. Việc chuyển nhượng được
QSDN sẽ khuyến khích người nông dân sử dụng nước hiệu quả hơn, nếu nước tiết
kiệm được có thể được chuyển nhượng (bán hoặc cho thuê). Điều này đã đem lại một

hướng giải quyết khác cho vấn đề thiếu nước đang ngày càng trầm trọng, vào thời
9


điểm mà việc xây dựng những con đập mới ngày càng tốn kém và kèm theo là những
vấn đề nghiêm trọng khác bao gồm tái định cư và bồi thường đất đai. Với cấu trúc của
bộ luật mới, quy định về việc nhà nước tái phân bố nguồn nước, có đền bù cho những
người bị xâm phạm quyền (ví dụ như sự cho phép việc huỷ bỏ những quyền cũ và ban
hành những quyền mới) có thể được thông qua, tuy nhiên những quy trình cho việc
phân bố lại không được rõ ràng.
Như vậy, ta thấy việc chuyển nhượng QSDN là rất cần thiết trong việc quản lý tài
nguyên nước, góp phần vào việc tái phân bổ nguồn nước hợp lý cho các hoạt động
sống. Tính chuyển nhượng của QSDN còn tạo cơ sở và điều kiện cho việc hình thành
và phát triển thị trường nước nơi mà QSDN được kiểm soát và quản lý, tránh được các
tiêu cực trong việc thực thi QSDN.
2.1.5 QSDN ở một số nước điển hình
a) QSDN ở các tiểu bang Tây Mỹ
Các tỉ lệ về tổng sử dụng nước cao nhất ở Mỹ thì thuộc về các tiểu bang nằm ở
miền Tây nước Mỹ như California và Texas. Tương tự, các tỉ lệ sử dụng nước đô thị
cao nhất (tính trên đầu người) cũng dành cho các thành phố ở miền Tây, là những khu
vực khô cằn nhất. Việc sử dụng nước nội địa để đáp ứng nhu cầu của cộng đồng ở
miền Tây trung bình là 131 galon/đầu người/ngày vào năm 2004, so với 101 galon/đầu
người/ngày cho toàn nước Mỹ. Nếu tiến hành kiểm tra tổng lượng nước sử dụng/đầu
người, thì Idaho là tiểu bang có mức sử dụng nước cao nhất ở Mỹ- đây là kết quả của
việc sử dụng nhiều nước cho thuỷ lợi của một tiểu bang có dân số tương đối nhỏ.

10


Bảng 2.1. Tổng Lượng Nước Sử Dụng (Trên Đầu Người) của 10 Tiểu Bang Hàng Đầu ở

Mỹ với Tổng Lượng Nước Sử Dụng và Lượng Nước Dùng Cho Thuỷ Lợi
Tiểu bang

Tổng lượng nước

Tổng lượng nước sử

Lượng nước dùng

khai thác/đầu người

dụng (Triệu

cho thuỷ lợi (triệu

(galon/ngày)

galon/ngày)

galon/ngày)

Idaho

15.100

19.500

17.100

Wyoming


10.000

4.940

4.500

Montana

9.910

8.290

7.950

Nebraska

7.140

12.200

8.790

Arkansas

4.080

10.900

7.910


Colorado

2.930

12.600

11.400

Miền tây Virginia

2.840

5.150

0

Kansas

2.460

6.610

3.710

Louisiana

2.330

10.400


1.020

Alabama

2.240

9.990

43

Nguồn: Mark T. Andersen v à Lloyd H. Woosley, 2005
Thuỷ lợi là hoạt động tiêu thụ nhiều nước nhất ở Mỹ, đặc biệt là ở miền Tây nước Mỹ.
Trong tổng lượng nước dùng cho thuỷ lợi ở Mỹ trong suốt năm 1995 thì các tiểu bang
ở miền Tây chiếm 86% tổng lượng nước đó. Trong 134.000 triệu galon nước/ngày
được khai thác để dùng cho thuỷ lợi thì 19% bị mất do chuyển nhượng, 61% được tiêu
thụ, và 20% đổ lại vào các nguồn nước ngầm hoặc nước mặt. California là bang tiêu
thụ lượng nước lớn nhất vì nó khai thác nước dùng cho thuỷ lợi nhiều nhất.
Ngoài ra, tại một số nơi ở miền Tây, lượng nước có thể có sẵn là vừa đủ, nhưng vì hàm
lượng hoá chất trong nước nên mục đích sử dụng nước thường bị giới hạn. Vấn đề
then chốt về chất lượng nước giới hạn khả năng sử dụng nước ở phương Tây là việc
xuất hiện ngày càng nhiều các hoạt động khai thác và đô thị hóa.
Tình hình sử dụng khai thác nước cùng với yếu tố chất lượng nước hiện nay ở các
tiểu bang của Tây Mỹ là nguyên nhân để hình thành một hệ thống QSDN. Việc xây
dựng nội dung Luật sử dụng nước và hệ thống QSDN của vùng Tây Mỹ được dựa theo
nguyên tắc của học thuyết cận sông và học thuyết chiếm hữu trước. Đặc biệt, mỗi tiểu
bang của vùng Tây Mỹ có một khái niệm riêng về QSDN cho tiểu bang của mình. Nội
dung QSDN cụ thể của một số tiểu bang ở Tây Mỹ được trình bày trong bảng 2.2.
11



Bảng 2.2 Nội Dung QSDN của Một Số Tiểu Bang ở Tây Mỹ
Tiểu bang

Nội dung QSDN
- Việc chuyển nhượng QSDN phải được sự chấp thuận

Arizona

của Bộ tài nguyên nước Arizona.
- QSDN có thể bị tước bỏ nếu không sử dụng nước trong
vòng 5 năm liên tiếp.
- Việc sở hữu QSDN phải thông qua Cục bảo tồn nguồn
nước Colorado.
- Khi xin chuyển đổi hoặc dừng QSDN, phải đưa ra đủ

Colorado

bằng chứng rằng việc chuyển nhượng này không ảnh
hưởng đến những QSDN khác.
- QSDN được xem như bị từ bỏ nếu không được sử dụng
trong khoảng thời gian 10 năm
- Uỷ ban về nước của Idaho là cơ quan duy nhất có thể
định đoạt việc sở hữu QSDN.

Idaho

- Việc chuyển nhượng QSDN sẽ do Bộ tài nguyên nước
của bang Idaho quyết định.
- QSDN sẽ bị tước nếu không được dùng trong 5 năm liên

tiếp.
- Sự chuyển nhượng sẽ được Uỷ ban về nước của
California chấp nhận nếu thấy việc việc chuyển nhượng

California

này không gây ảnh hưởng xấu đến các QSDN khác.
- QSDN ở California có thể bị mất nếu sau 5 năm liên tiếp
không được sử dụng
Nguồn:

Bên cạnh các điểm riêng, nội dung về QSDN ở các tiểu bang ở Tây Mỹ vẫn có
những điểm chung như: QSDN có thể được sở hữu bởi bất kỳ một cơ quan hợp pháp
nào, do không có giới hạn ai có thể có QSDN nên chủ sở hữu có thể là một người,
những người liên quan, những người không liên quan với nhau, các hội bảo tồn, công
ty, cơ quan nhà nước…v.v.; QSDN được xem như là một tài sản nên có thể được
chuyển nhượng, mua bán; người chủ sở hữu QSDN cũng có thể chuyển nhượng mục
12


đích sử dụng từ sử dụng có lợi sang mục đích khác; người sở hữu QSDN có thể tự
nguyện từ bỏ quyền này hoặc quyền này có thể bị tước bỏ nếu không sử dụng trong 1
khoảng thời gian qui định.
b) QSDN ở Inđônêsia
Tài nguyên nước là tài nguyên quốc gia cần được quản lý một cách sáng suốt và
liên tục để bảo vệ lợi ích lớn nhất cho phúc lợi của thế hệ hôm nay và tương lai. Tuy
nhiên việc thiếu nước có khả năng tạo ra mâu thuẫn giữa những bên hưởng lợi tức và
giữa cộng đồng của người sử dụng. Do đó quản lý nước lâu dài được xem như là
nhiệm vụ chiến lược, cần thiết cho sự phát triển bền vững của quốc gia và đòi hỏi phải
có sự cam kết của cả quốc gia. Ngoài ra, để đạt được sự phân bố nước hiệu quả cần

phải thiết lập một hệ thống QSDN.
Trong bộ luật về Ruộng đất số 5/1960, nước được xem là quà tặng của Thượng
Đế và mọi người đều có quyền sử dụng, tuy nhiên trong đó có một số quyền sử dụng
phải có được sự chấp thuận của nhà nước. Luật về Nguồn nước năm 1974 quy định cơ
quan, đòan thể và cá nhân phải xin được giấy phép của nhà nước và được chính quyền
cấp trung ương và địa phương chỉ định trách nhiệm cụ thể để đảm bảo rằng nước và tài
nguyên nước được sử dụng hiệu quả. Luật về nguồn nước xác định việc phân bố nguồn
nước phụ thuộc vào cách thiết lập những trật tự ưu tiên. Trong Luật sử dụng nước mới
(2004) những điều có liên quan đến QSDN và việc phân bổ nước gồm:
- Nhà nước quản lý các nguồn nước phục vụ cho cuộc sống của người dân
Indonesia. Do đó, các quyền sử dụng nước phải đảm bảo thỏa mãn được nhu cầu cơ
bản hàng ngày, đồng thời quyền lợi từ bao đời nay cũng phải được công nhận, miễn là
không mâu thuẫn với lợi ích của quốc gia (Điều 6);
- Quyền nước bao gồm quyền sử dụng và quyền khai thác nước không được cho
thuê hoặc chuyển nhượng, một phần hoặc toàn bộ. (Điều 7)
- Nếu nước được sử dụng để phục vụ nhu cầu cơ bản hàng ngày, và hệ thống
tưới tiêu của địa phương thì không cần xin giấy phép. Ngược lại, nếu việc sử dụng
thay đổi điều kiện tự nhiên của nguồn nước; hoặc cần sử dụng nước với số lượng lớn;
hoặc nước sử dụng cho ngành nông nghiệp chung không phải là lượng nước trong hệ
thống tưới tiêu hiện có. (Điều 8);

13


- Các cơ quan có thẩm quyền có thể cấp giấy phép khai thác cho các cá nhân
hoặc tổ chức; và họ có thể đào kênh dẫn nước sang đất của người khác với sự đồng ý
của chủ đất và có thể kèm theo thỏa thuận đền bù, (Điều 8);
- Chính phủ thiết lập Ủy ban bảo vệ nguồn nước quốc gia ở các cấp để thuận lợi
giải quyết tranh chấp quản lý nước. (Điều 14, 15 và 16);
- Nước sử dụng được quản lý công bằng và hợp lý giữa các khu vực, vùng

miền, và giữa các cộng đồng bằng cách khuyến khích sự hợp tác của các đối tượng
trên. (Điều 26)
- Các công ty muốn dùng nguồn nước ngầm để phục vụ cho việc sản xuất phải
được chính quyền địa phương cấp phép. (Điều 45);
Ở một số nơi, do thói quen xin cấp giấy phép sử dụng cũng như các cơ quan
chuyên trách vẫn chưa có, nên mọi người vẫn tùy nghi sử dụng. Mặt khác, Indonesia
đã có hệ thống cấp phép sử dụng nước cho một số mục đích kinh tế nhất định, gồm
nguồn nước cho thành thị, thủy điện, công nghiệp, khai thác mỏ và thương mại nông
nghiệp. Việc cấp phép được xem là một công cụ chiến lược, hướng dẫn việc phân bố
sử dụng nước sao cho đạt được mục tiêu phát triển đề ra. Khác với việc sử dụng trong
thương mại, người sử dụng có thể dùng nước cho mục đích cơ bản, phi thương mại thì
không cần cơ quan có thẩm quyền cho phép, nhưng cũng bị ảnh hưởng bởi một số giới
hạn nhất định.
Trong việc thiết lập kết cấu của QSDN, cần phải chỉ rõ về việc phân bổ quyền
hạn. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn chưa đạt được sự thống nhất. Luật Hồi giáo quy định
con người có quyền tiếp cận với nguồn nước, nó là món quà của Thượng đế, và có
nghĩa vụ gìn giữ và chia sẻ dựa trên cấp bậc của nhu cầu sử dụng nước.
Nói chung, cơ cấu QSDN ở phương Tây có xu hướng theo học thuyết cận sông,
hoặc học thuyết chiếm hữu trước hoặc cả hai. Nhưng hiện nay ở Indonesia, nông dân
chủ yếu chia sẻ nguồn nước được dự trữ và phân phối từ vùng xa thông qua cơ sở hạ
tầng công và dùng chúng vào nhiều mục đích khác nhau. Việc áp dụng các hệ thống
dựa trên học thuyết cận sông hay học thuyết chiếm hữu trước là không thực tế và
không phù hợp, đặc biệt khi mục tiêu hàng đầu là tính hiệu quả và công bằng. Nông
dân Indonesia sử dụng nước phục vụ nhu cầu thiết yếu và sinh kế, thường nhận nước
qua việc dàn xếp với các nông dân khác. Điều này thể hiện việc phân phối và chuyển
14


QSDN phải được thực hiện một cách công bằng Theo định nghĩa, quyền về nước sẽ
đảm bảo cho người sở hữu sẽ được tiếp cận nguồn nước với đúng dung lượng, thời

điểm phù hợp với dự án của họ.
Ngoài việc ban hành Luật sử dụng nước mới (2004) và QSDN, nhà nước cũng
đưa ra các qui định đối với người có QSDN nhằm hỗ trợ việc sử dụng và bảo vệ tài
nguyên nước. Việc tạo ra QSDN và kênh pháp luật phải đi đôi với nhau nhằm thoả
mãn tất cả nhu cầu cơ bản về nước của người sở hữu kèm theo trách nhiệm liên quan.
Điều này giúp tránh các mâu thuẫn trong việc sử dụng nước. Bên cạnh việc hiểu rõ về
QSDN thì người sở hữu cũng nên biết về ranh giới quyền hạn của mình, để sử dụng
nước hiệu quả, tạo ra nhiều lượng nước cho người khác sử dụng phù hợp với quyền và
mang lại lợi ích cho bản thân.
Tùy thuộc vào các yếu tố theo cấu trúc của quyền, như sự hiện diện của các hồ
chứa, cơ sở hạ tầng của nguồn nước khác, và các đòi hỏi về môi trường, mà người có
QSDN, trong khi sử dụng, cũng nên có trách nhiệm giữ gìn và bảo tồn hệ thống nguồn
nước mà họ kết nối nhằm duy trì sự toàn vẹn của hệ thống. Bằng không thì họ sẽ phải
bồi thường thiệt hại do mình gây ra.
Nói tóm lại, QSDN của Indonesia bao gồm quyền được khai thác và sử dụng
nước với sự cho phép của nhà nước. Trong đó, quyền sử dụng được phân thành QSDN
cho các nhu cầu cơ bản thiết yếu (không cần giấy phép) và QSDN cho thương mại
hoặc cho hoạt động khai thác (phải có giấy phép với mục đích sử dụng nước cụ thể).
QSDN cũng bao hàm trách nhiệm của người có QSDN như bồi thường thiệt hại gây ra,
có nhiệm vụ giữ gìn và bảo tồn nguồn nước. Đặc biệt, QSDN ở Indonesia không được
phép chuyển nhượng. Đây là một vấn đề khó khăn trong việc phát triển thị trường
nước và phân bổ nguồn nước ở Indonesia.
c) QSDN ở Việt Nam
Việt Nam là một quốc gia có nguồn nước mặt và nước ngầm tự nhiên rất dồi
dào. Mật độ sông ngòi khá dày đặc - 2360 con sông với chiều dài hơn 10km, phân bổ
khắp cả nước, trải dài từ Bắc xuống Nam. Các con sông ở Việt Nam mỗi năm cung
cấp khoảng 255 tỉ m3 nước mặt. Ngoài ra, tổng lượng nước ngầm có khả năng khai
thác là 60 tỉ m3 /năm. Nước ta cũng có rất nhiều hồ tự nhiên, một trong số đó là hồ Ba
Bể với sức chứa 90 triệu m3 nước. Tuy nhiên, việc khai thác quá nhiều nguồn nước là
15



×