Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM HÙM TẠI XÃ XUÂN THỊNH HUYỆN SÔNG CẦU TỈNH PHÚ YÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.07 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM
HÙM TẠI XÃ XUÂN THỊNH HUYỆN
SÔNG CẦU TỈNH PHÚ YÊN

NGUYỄN THỊ KIM PHIÊN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “PHÂN TÍCH THỰC
TRẠNG NGHỀ NUÔI TÔM HÙM TẠI XÃ XUÂN THỊNH HUYỆN SÔNG CẦU
TỈNH PHÚ YÊN” do NGUYỄN THỊ KIM PHIÊN, sinh viên khóa 31, ngành QUẢN
TRỊ KINH DOANH, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ______________.

Ths. Nguyễn Duyên Linh
Người hướng dẫn,
(Chữ ký)

_______________________
Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký

(Chữ ký

Họ tên)

Họ tên)

___________________________

___________________________

Ngày

Ngày

tháng

năm

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Lời đầu, con xin gửi lời biết ơn sâu nặng đến Ba Má đã không quản khó nhọc
để nuôi con khôn lớn. Con xin gửi lời cảm ơn đến những người thân đã động viên,
giúp đỡ tôi trong suốt chặng đường học tập.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong trường Đại Học Nông Lâm Thành
Phố Hồ Chí Minh nói chung và các thầy cô khoa Kinh Tế nói riêng. Thầy cô đã truyền
đạt cho tôi những kiến thức quý báu, làm nền tảng để tôi vững bước vào đời. Đặc biệt,
cho tôi gửi lời biết ơn sâu sắc đến thầy Nguyễn Duyên Linh, người thầy đã nhiệt tình
hướng dẫn tôi thực hiện khóa luận tốt nghiệp này.
Xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến chú Hoan, phó Chủ tịch UBND Xã;
anh Vũ, anh Đạo, chị Mai cùng các anh chị trong phòng Địa chính, phòng Tiếp dân
của Xã. Các chú và các anh chị đã tận tình giúp đỡ và cung cấp những số liệu cần thiết
cho tôi để hoàn thành đề tài.
Cám ơn những người bạn đã luôn bên cạnh hỗ trợ, động viên, giúp tôi hoàn
thiện mình hơn trong cuộc sống. Và cũng cảm ơn những gì tôi đánh mất, chính những
đánh mất đó làm tôi quý trọng hơn những gì mình đang có, biết quý trọng hơn những
khoảnh khắc vui tươi.
Cuối cùng xin gửi lời chúc sức khỏe, hạnh phúc và thành công đến tất cả mọi
người!
Trong quá trình thực hiện đề tài với kiến thức và thời gian có hạn, chắc chắn tôi
không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong sự góp ý nhiệt tình của quý thầy cô và các
bạn.
Xin chân thành cảm ơn!
Tp Hồ Chí Minh, ngày 12 tháng 6 năm 2009
Sinh viên NGUYỄN THỊ KIM PHIÊN


NỘI DUNG TÓM TẮT

NGUYỄN THỊ KIM PHIÊN. Tháng 06 năm 2009. “Phân Tích Thực Trạng
Nghề Nuôi Tôm Hùm tại Xã Xuân Thịnh, Huyện Sông Cầu, Tỉnh Phú Yên”.
NGUYEN THI KIM PHIEN. June 2009. “Analysis The Real Situation of
Breeding Lobster in Xuan Thinh Commune, Song Cau District, Phu Yen
Province”.
Khóa luận tìm hiểu về thực trạng nuôi tôm Hùm tại xã Xuân Thịnh thông qua
phỏng vấn 70 hộ dân và thu thập số liệu thứ cấp từ UBND xã. Qua đó tôi nhận thấy
tôm Hùm là vật nuôi đem lại nguồn thu nhập chính cho người dân, đóng vai trò tích
cực trong việc cải thiện cuộc sống của xã. Mô hình nuôi tôm Hùm có 2 hình thức: nuôi
tôm Hùm bằng bè nổi và nuôi tôm Hùm bằng lồng cách đáy. Việc đánh giá kết quả,
hiệu quả cho thấy hình thức nuôi tôm Hùm bè đem lại lợi nhuận nhiều hơn, tận dụng
tốt diện tích bề mặt nước biển, hạn chế được ô nhiễm. Thế nhưng, bên cạnh đó vẫn còn
tồn tại những khó khăn, bất cập. Đó chính là tình trạng nguồn nước không đảm bảo
chất lượng cho việc nuôi, thời tiết diễn biến phức tạp, nguồn giống ngày càng khan
hiếm, chi phí nuôi tôm ngày càng cao trong khi giá cả tôm bất ổn, bệnh xuất hiện
nhiều không rõ nguyên nhân. Trước những khó khăn đó, tôi tham khảo và đưa ra
những giải pháp nhằm góp phần cải thiện nghề nuôi tôm Hùm, tạo điều kiện để nghề
nuôi tôm Hùm của địa phương phát triển bền vững.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các bảng

ix


Danh mục các hình

xi

Danh mục phụ lục

xii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN


4

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu

4

2.2. Tổng quan về vùng nghiên cứu tại xã Xuân Thịnh huyện Sông Cầu

4

2.2.1. Điều kiện tự nhiên Xã Xuân Thịnh

5

2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội

9

2.2.3. Đánh giá chung

13

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung về nuôi trồng thủy sản

15
15

3.1.1. Khái niệm nuôi trồng thủy sản


15

3.1.2. Cơ sở phát triển nuôi trồng thủy sản

15

3.2. Phát triển bền vững

16

3.2.1. Khái niệm phát triển bền vững

16

3.2.2. Tiếp cận bền vững đối với ngành thủy sản

17

3.3. Giới thiệu về tôm Hùm

18

3.3.1. Đặc điểm sinh thái

18

3.3.2. Đặc điểm phân bố

18


3.3.3. Đặc điểm sinh dưỡng

19

3.3.4. Đặc điểm sinh trưởng

19

3.3.5. Đặc điểm sinh sản

19
v


3.3.6. Kỹ thuật nuôi tôm Hùm

19

3.3.7 Giới thiệu một số loại bệnh trên tôm Hùm

22

3.4. Phương pháp nghiên cứu

23

3.4.1. Phương pháp thu thập số liệu

23


3.4.2. Phương pháp xử lý số liệu

24

3.4.3. Giới thiệu một số cách tính toán trong quá trình phân tích

24

3.4.4. Các chỉ tiêu đo lường kết quả và hiệu quả sản xuất

25

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1. Khái quát về nghề nuôi tôm Hùm trên địa bàn Xã Xuân Thịnh

27
27

4.1.1 Tác động của nghề nuôi tôm Hùm đến đời sống người dân trong xã

27

4.1.2. Hình thức nuôi tôm Hùm tại Xã

28

4.1.3. Phân loại tôm Hùm nuôi trong Xã

29


4.1.4. Lịch thời vụ của nghề nuôi tôm Hùm tại Xã

31

4.1.5 Nguồn gốc tôm giống tại Xã

33

4.2. Kết quả - hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi lồng cách đáy

34

4.2.1. Chi phí đầu tư cơ bản cho một lồng nuôi tôm Hùm dạng cách đáy

34

4.2.2. Chi phí sản xuất

38

4.2.3. Kết quả - hiệu quả của một lồng nuôi mô hình lồng cách đáy

40

4.3. Kết quả - hiệu quả kinh tế của mô hình nuôi tôm Hùm dạng bè

41

4.3.1. Chi phí đầu tư cơ bản cho một lồng nuôi tôm Hùm dạng bè


41

4.3.2. Chi phí sản xuất

42

4.3.3. Kết quả-hiệu quả của một lồng nuôi tôm Hùm dạng bè

43

4.4. So sánh hai hình thức nuôi lồng cách đáy và bè

44

4.4.1. Hiệu quả kinh tế của hai hình thức nuôi

44

4.4.2. Thuận lợi và khó khăn của hai hình thức nuôi

45

4.5. Tình hình dịch bệnh

46

4.6. Tìm hiểu nhu cầu hiện nay của người dân

48


4.7. Thực trạng và một số giải pháp khắc phục khó khăn hiện nay

49

4.7.1. Thiên tai

49

4.7.2. Nguồn giống

49

4.7.3. Tình hình tín dụng

49
vi


4.7.4. Kỹ thuật nuôi tôm trước thực trạng hiện nay

51

4.7.5. Mật độ nuôi tôm hùm tại xã Xuân Thịnh

51

4.7.6. Chọn vị trí và bố trí lồng bè phù hợp

52


4.7.7. Một số mô hình nuôi kết hợp

53

4.7.8. Thu hoạch tôm

55

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Kiến nghị

58

5.2.1. Đối với chính quyền địa phương

58

5.2.2. Đối với Ngân hàng NN&PTNT và Ngân hàng CSXH

58

5.2.3. Đối với người nuôi tôm


58

TÀI LIỆU THAM KHẢO

60

PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPSX

Chi phí sản xuất

Đ

Đồng

ĐVT

Đơn vị tính

GNP

Tổng sản lượng thu nhập quốc nội (Gross National Product)

GTSL


Giá trị sản lượng

FAO

Tổ chức Lương nông Liên hiệp quốc (Food and Agricultural)

Kg

Kilôgam

LCĐ

Lồng cách đáy

m

Mét

NH

Ngân hàng

NHCSXH

Ngân hàng Chính Sách Xã Hội

NN&PTNT

Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn


NTTS

Nuôi trồng thủy sản

UBND

Ủy Ban Nhân Dân

USD

Đô la Mỹ

TTTH

Tính toán tổng hợp

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã

6

Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Diện Tích Mặt Nước ở Xã

7

Bảng 2.3. Dân Số và Lao Động của Xã


9

Bảng 2.4. Phân Bố Dân Cư trên Địa Bàn Xã

10

Bảng 2.5. Sản Lượng Đánh Bắt và Nuôi Trồng Thủy Sản qua Các Năm

11

Bảng 2.6. Thu Nhập Bình Quân Theo Đầu Người qua Các Năm

12

Bảng 4.1. Thông Số Kỹ Thuật Chủ Yếu của Lồng Cách Đáy và Bè

29

Bảng 4.2. Một Số Thông Số Kỹ Thuật của Tôm Hùm Sao và Tôm Hùm Xanh trong
Sản Xuất

30

Bảng 4.3. So Sánh Mức Giá và Chi Phí Thức Ăn của 2 Loại Tôm Hùm

31

Bảng 4.4. Phân Loại Tôm Hùm Sao Thương Phẩm


33

Bảng 4.5. Nguồn Gốc Tôm Giống tại Xã Xuân Thịnh

33

Bảng 4.6. Sản Lượng Con Giống Đánh Bắt tại Xã

34

Bảng 4.7. Chi Phí Đầu Tư Ban Đầu và Khấu Hao Trung Bình Hằng Năm của 1 Lồng
Nuôi Cách Đáy

35

Bảng 4.8. Chi Phí cho Một Lồng Nuôi Tôm Con

36

Bảng 4.9. Chi Phí cho Một Lồng Nuôi Tôm Thịt

37

Bảng 4.10. Chi Phí Sản Xuất cho Một Lồng Nuôi Tôm Hùm Mô Hình Lồng Cách Đáy 38
Bảng 4.11. Kết Quả-Hiệu Quả của 1 Lồng Tôm Sao và 1 Lồng Tôm Xanh Dạng LCĐ 40
Bảng 4.12. Chi Phí cho Một Lồng Nuôi Tôm Hùm Dạng Bè

41

Bảng 4.13. Chi Phí Sản Xuất cho Một Lồng Nuôi Tôm Hùm Dạng Bè


43

Bảng 4.14. Kết Quả - Hiệu Quả của Một Lồng Nuôi Bằng Bè

44

Bảng 4.15. So Sánh Kết Quả, Hiệu Quả của Hai Hình Thức Nuôi LCĐ và Bè

45

Bảng 4.16. Thuận Lợi và Khó Khăn của 2 Hình Thức Nuôi

46

Bảng 4.17. Thiệt Hại của Các Loại Bệnh Dịch ở Xã Mùa Vụ 2008

47

Bảng 4.18. Đánh Giá Thiệt Hại do Dịch Bệnh của Tôm Hùm qua Các Năm

47

Bảng 4.19. Khó Khăn của Người Dân Trước Thực Trạng Hiện Nay

48

Bảng 4.20. Tình Hình Tín Dụng của Xã qua Các Năm

49


ix


Bảng 4.21. Tình Hình Vay Vốn tại Xã

50

Bảng 4.22. Mật Độ Thả Tôm và Thành Phần Thức Ăn cho Tôm

51

Bảng 4.23. Mật Độ Nuôi Tôm Hùm tại Xã

51

Bảng 4.24. Khoảng Cách Giữa Các Bè Nuôi, Lồng Nuôi

52

x


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Xã Xuân Thịnh

5

Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Đất của Xã


7

Hình 2.3. Cơ Cấu Sử Dụng Diện Tích Mặt Nước ở Xã

8

Hình 2.4. Đồ Thị Giá Trị Sản Lượng của Xã qua Các Năm

11

Hình 4.1. Hình Thức Nuôi Tôm Hùm

28

Hình 4.2. Một Số Loại Tôm Hùm Nuôi Phổ Biến

30

Hình 4.3. Lịch Thời Vụ Nuôi Tôm Hùm

32

Hình 4.4. Cơ Cấu Nguồn Gốc Tôm Giống tại Xã

34

Hình 4.5. Đồ Thị Thể Hiện Những Khó Khăn của Người Dân

48


Hình 4.6. Cách Bố Trí Lồng, Bè

52

Hình 4.7. Mô Hình Nuôi Ghép Tôm Hùm với Vẹm Xanh

54

Hình 4.8. Mô Hình Nuôi Kết Hợp Tôm Hùm, Hải Sâm, Vẹm Xanh

54

Hình 4.9. Nuôi Kết Hợp Tôm Hùm, Bào Ngư và Rong Biển

55

Hình 4.10. Hình Thức Bán Tôm 1

55

Hình 4.11. Hình Thức Bán Tôm 2

56

xi


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Phỏng Vấn Hộ Dân Nuôi Tôm Hùm

Phụ Lục 2: Danh Sách Các Hộ Phỏng Vấn
Phụ Lục 3: Một Số Hình Ảnh về Tôm Hùm ở Xuân Thịnh

xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Việt Nam hiện nay là một trong những nước xuất khẩu nông sản lớn của thế
giới. Trong đó xuất khẩu thủy hải sản của nước ta chiếm một tỉ trọng đáng kể trong thu
nhập quốc dân. Phát triển ngành nuôi trồng thủy hải sản đang là một trong những biện
pháp được khuyến khích nhằm nâng cao đời sống của người dân. Chiến lược biển Việt
Nam cung cấp một khuôn khổ phát triển biển toàn diện đến năm 2020 với một mục
tiêu rất quan trọng là: Việt Nam phải trở thành một quốc gia mạnh về biển, giàu lên từ
biển. Hiện nay, thủy sản đứng vị trí thứ tư trong số các mặt hàng xuất khẩu (chỉ sau
dầu thô, dệt may và giày dép). Đóng góp chính của ngành vào GNP xuất phát từ năng
lực xuất khẩu dồi dào và ngành dự kiến vẫn tiếp tục phát triển. Mặc dù vậy, ngành
thủy sản Việt Nam đang phải đối mặt với hàng loạt vấn đề đặt ra do nguồn lợi thủy sản
- một nền tảng quan trọng trong đảm bảo sự phát triển bền vững đang bị suy giảm
nghiêm trọng.
Xuân Thịnh là một trong những xã thuộc huyện Sông Cầu tỉnh Phú Yên rất có
lợi thế để phát triển mạnh nghề nuôi tôm Hùm thương phẩm, sản phẩm tạo ra vừa
mang lại giá trị xuất khẩu vừa mang lại thu nhập cao cho người nông dân, góp phần
thay đổi diện mạo chung của xã nghèo Xuân Thịnh. Nhờ tôm Hùm mà số lượng các hộ
khá giả đã tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, hiện nay bà con nuôi trồng gặp không ít khó
khăn, bất cập về vốn, con giống, kỹ thuật, dịch bệnh,… Đặc biệt trong năm vừa qua,
một số hộ dân rơi vào tình trạng nghèo khó, túng quẫn do nuôi thất bại. Hơn nữa, nuôi
trồng thủy sản vẫn mang tính tự phát theo quy luật thị trường, thiếu quy hoạch hợp lý,

trong khi thị trường tiêu thụ chủ yếu hiện nay là xuất khẩu.
Với những lý do chủ yếu nêu trên, được sự đồng ý của Khoa Kinh Tế Trường
Đại Học Nông Lâm, cùng với sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Duyên Linh và sự giúp


đỡ của UBND Xã Xuân Thịnh, tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Phân Tích Thực
Trạng Nghề Nuôi Tôm Hùm tại Xã Xuân Thịnh, Huyện Sông Cầu, Tỉnh Phú
Yên” nhằm tìm hiểu nguyên nhân và đưa ra một số giải pháp để nghề nuôi tôm hướng
tới phát triển bền vững.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục đích chung của đề tài là phân tích được thực trạng nuôi tôm Hùm tại địa
bàn xã Xuân Thịnh.
Mục đích cụ thể:
- Tìm hiểu hiện trạng của nghề nuôi
- Tính toán hiệu quả kinh tế của từng hình thức nuôi
- Đề xuất một số giải pháp khắc phục
1.3. Phạm vi nghiên cứu
a) Phạm vi thời gian nghiên cứu
Thời gian thực hiện đề tài từ ngày 01/03/2009 đến ngày 15/06/2009.
Đề tài thực hiện với số liệu thu thập được từ năm 2004 đến nay.
b) Phạm vi không gian nghiên cứu
Chỉ nghiên cứu trên địa bàn xã Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
c) Đối tượng nghiên cứu:
Đối tượng nghiên cứu ở đây là quá trình nuôi tôm Hùm của các hộ dân tại xã
Xuân Thịnh, huyện Sông Cầu, tỉnh Phú Yên.
1.4. Cấu trúc khóa luận
Cấu trúc khóa luận bao gồm 5 phần chính, trong đó:
Chương I nêu lý do, ý nghĩa chọn đề tài nuôi tôm Hùm và chọn vùng nghiên
cứu; đồng thời đưa ra mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên cứu và bố cục trình bày
luận văn. Chương II nêu tổng quan các tài liệu nghiên cứu có liên quan, tổng quan địa

bàn nghiên cứu bao gồm các điều kiện tự nhiên, điều kiện kinh tế xã hội của xã.
Chương III đưa ra những nội dung nghiên cứu về nuôi trồng thủy sản, về sự phát triển
bền vững, những khái niệm cơ bản về con tôm Hùm và các phương pháp nghiên cứu
trong đó có phương pháp thu thập và xử lý số liệu, các phương pháp phân tích chung
về tính hiệu quả kết quả dùng trong nông nghiệp. Chương IV nói về đặc điểm các mẫu
điều tra; phân tích xử lý số liệu đưa ra kết quả điều tra, tìm hiểu những khó khăn
2


chung của người dân để đưa ra một số giải pháp tham khảo. Chương V rút ra kết luận
chung quanh vấn đề nghiên cứu, đề nghị những giải pháp khắc phục khó khăn trong
việc nuôi trồng và phát triển ngành nghề của người dân.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan về tài liệu nghiên cứu
Nuôi trồng thủy sản không phải là ngành lâu đời của nước ta. Tuy nhiên, hiện
nay nuôi trồng thủy sản đóng một vai trò không nhỏ trong nền nông nghiệp Việt Nam,
góp phần cải thiện và nâng cao đời sống người dân. Nuôi trồng thủy sản nước ngọt
được biết đến với cá tra, cá basa,…; nước lợ có tôm sú, tôm thẻ chân trắng,… Gần
đây, nuôi trồng thủy sản nước mặn đang nổi lên và được nhắc đến nhiều ở các tỉnh ven
biển miền Trung, đặc biệt là con tôm Hùm. Tài liệu nghiên cứu bao gồm các bài giảng,
bài báo về con tôm Hùm, các số liệu thu thập từ quá trình điều tra các hộ nông dân, các
thương lái cũng như thu thập từ các phòng ban của xã. Về luận văn có luận văn tốt
nghiệp của Nguyễn Trần Nghĩa Hòa – lớp DH03PT nghiên cứu về thực trạng của nghề
nuôi tôm Hùm tại xã đảo Cam Bình, thị xã Cam Ranh, tỉnh Khánh Hòa.

2.2. Tổng quan về vùng nghiên cứu tại xã Xuân Thịnh huyện Sông Cầu
Huyện Sông Cầu là huyện ven biển nằm về phía Đông Bắc tỉnh Phú Yên với
trung tâm là thị trấn Sông Cầu cách thành phố Tuy Hòa 55 km. Phía Bắc giáp thành
phố Quy Nhơn tỉnh Bình Định, phía Nam giáp huyện Tuy An, phía Tây Nam giáp
huyện Đồng Xuân, phía Đông giáp biển Đông.
Huyện Sông Cầu có một thị trấn là thị trấn Sông Cầu và 9 xã : Xuân Thọ 1,
Xuân Thọ 2, Xuân Phương, Xuân Thịnh, Xuân Hải, Xuân Cảnh, Xuân Hòa, Xuân
Bình và Xuân Lộc.
Cũng như dân miền Trung, người dân Sông Cầu sống đôn hậu, chất phác, thủy
chung… Có người đã từng viết: “ Từ tính tình rất hiếu khách, và cách ăn ở dễ dàng đó
mà họ rất đoàn kết, rất thông cảm với nhau, đối xử với nhau thành thật, trong sáng như
thể tất cả đều là anh em với nhau”.


Kinh tế chủ yếu phụ thuộc vào nông nghiệp với nghề trồng lúa, mía, sắn và
ngành nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản. Sông Cầu nổi tiếng với các đặc sản biển
như tôm, cua, ghẹ, ốc... Hàng năm bà con ngư dân trong huyện đánh bắt từ 7500 đến
8500 tấn hải sản các loại, sản xuất hơn một vạn tấn muối, nuôi hơn 400 ha thủy sản.
Hiện nay huyện đang khuyến khích nuôi tôm Hùm, tôm sú, cá mú, vẹm xanh, rong
câu, sò điệp, bào ngư, trai lấy ngọc, cá bông, ốc nhảy…
Xuân Thịnh là một trong những xã được biết đến với nghề nuôi trồng và đánh
bắt hải sản, đặc biệt là con tôm Hùm.
2.2.1. Điều kiện tự nhiên Xã Xuân Thịnh
a) Vị trí địa lý
Hình 2.1. Bản Đồ Vị Trí Địa Lý Xã Xuân Thịnh
ĐẦM CÙ MÔNG

XÃ XUÂN CẢNH

BIỂN

XUÂN

THỊNH

XÃ XUÂN
PHƯƠNG

ĐÔNG

TT SÔNG CẦU

Nguồn tin: Phòng Địa Chính Xã
Xã Xuân Thịnh là một xã bãi ngang ven biển nằm về phía Đông Bắc huyện
Sông Cầu, cách trung tâm huyện 14 km dọc theo quốc lộ 1A.
- Phía Bắc: giáp Đầm Cù Mông và xã Xuân Cảnh
- Phía Tây và Tây Nam: giáp xã Xuân Phương
- Phía Đông và Đông Nam: giáp Biển Đông

5


b) Đất đai, địa hình
Đất đai: Tổng diện tích đất tự nhiên 2909,63 ha. Diện tích đất nông nghiệp là
1592,26 ha chiếm 54,72% diện tích đất tự nhiên bao gồm đất sản xuất nông nghiệp và
đất lâm nghiệp.
Bảng 2.1. Tình Hình Sử Dụng Đất của Xã
Khoản mục

Diện tích (ha)


Tổng diện tích

Tỷ lệ (%)

2909,63

100,00

403,67

13,87

1.239,40

42,60

Đất ở

33,57

1,15

Đất chuyên dùng

65,93

2,27

Đất chưa sử dụng


1.167,06

40,11

Trong đó
Đất sản xuất nông nghiệp
Đất lâm nghiệp

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Qua bảng 2.1 ta thấy diện tích đất nông nghiệp chỉ chiếm 13,87% tổng diện tích
đất tự nhiên, diện tích đất sản xuất nông nghiệp ít, không đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng
cho nhân dân. Hơn nữa diện tích này sản xuất bấp bênh kém hiệu quả do không có hệ
thống thủy lợi, chỉ dựa vào nước trời nên mất mùa thường xuyên xảy ra.
Diện tích đất lâm nghiệp chiếm tỷ lệ cao 42,60% bao gồm đất do nhân dân phát
rẫy để trồng cây lấy gỗ và đất rừng phòng hộ dọc theo bãi cát ven biển do chính phủ
đầu tư nhằm phủ xanh đất trống đồi trọc.
Đất chưa sử dụng chiếm tỷ lệ 40,11% chủ yếu đất hoang hóa, khả năng khai
thác thấp. Đất ở và đất chuyên dùng chiếm tỷ lệ nhỏ trong tổng diện tích đất tự nhiên.
Qua đó cho thấy tư liệu sản xuất của người dân chủ yếu dựa vào diện tích mặt
nước biển. Sau đây là biểu đồ thể hiện cơ cấu đất tại xã:

6


Hình 2.2. Biểu Đồ Thể Hiện Cơ Cấu Đất của Xã
Đất sản xuất nông nghiệp
13,87%

Đất lâm nghiệp


40,11%

Đất ở
2,27%

42,60%

Đất chuyên dùng

1,15%

Đất chưa sử dụng

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Đất có mặt nước ven biển là 381,00 ha (không tính vào diện tích đất tự nhiên
theo bản đồ 364/TTg).
Bảng 2.2. Hiện Trạng Sử Dụng Diện Tích Mặt Nước ở Xã
Khoản mục

Diện tích (ha)

Mặt nước ven biển

Tỷ lệ (%)

380,0

100,0

145,5


38,3

Nuôi vẹm

20,0

5,3

Nuôi tôm sú

18,0

4,7

Mục đích khác

10,0

2,6

Chưa sử dụng

186,5

49,1

Trong đó
Nuôi tôm Hùm


Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Đất diện tích mặt nước ven biển có thể sử dụng cho nuôi trồng thủy sản của Xã
là 380 ha. Trong đó diện tích nuôi tôm Hùm 145,5 ha chiếm 38,3%, cao nhất trong các
loại thủy sản nuôi ở xã. Tiếp đến là diện tích nuôi vẹm xanh, khoảng 20 ha chiếm
5,3%. Diện tích nuôi tôm sú 18 ha chiếm 4,7%. Diện tích sử dụng cho mục đích khác
như dùng để làm chỗ neo đậu ghe thuyền của ngư dân đánh bắt cá hoặc lặn bắt tôm,
một số ít sử dụng cho nuôi trồng ốc hến, rong biển, cá mú.... chiếm 10 ha, 2,6%. Diện
tích mặt nước chưa sử dụng vẫn còn chiếm một tỷ lệ lớn 49,1% có tiềm năng để phát
triển ngành nuôi trồng thủy sản.
7


Hình 2.3. Cơ Cấu Sử Dụng Diện Tích Mặt Nước ở Xã

Nuôi tôm hùm

49,08%

Nuôi vẹm
Nuôi tôm sú
38,29%
2,63%

4,74%

Mục đích khác
Chưa sử dụng

5,26%


Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Địa hình: Xã Xuân Thịnh mang đặc thù của vùng Đồng bằng Duyên hải miền
Trung. Là một nhánh núi có độ dốc cao kéo dài từ xã Xuân Cảnh đến xã Xuân
Phương. Phía Tây và Nam có địa hình sườn núi dốc đổ về hướng Đông Bắc.
c) Khí hậu
Chịu ảnh hưởng chung của khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa.
- Khí hậu: có hai mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng 9 đến tháng 2 hằng năm (lượng
mưa từ tháng 9 đến tháng 12 chiếm 80% tổng lượng mưa trong năm), mùa khô từ
tháng 3 đến tháng 8 hằng năm.
- Nhiệt độ: thấp nhất vào tháng 1 và tháng 2, khoảng 200C (chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc). Cao nhất vào tháng 7 và tháng 8 nhiệt độ khoảng 290C (chịu ảnh
hưởng của gió mùa Tây Nam). Nhiệt độ trung bình 250C.
d) Thủy văn
Xã Xuân Thịnh có mạng lưới Suối ngắn có độ dốc tương đối thấp dọc theo
hướng Tây Nam và Đông Bắc, thường khô hạn thiếu nước vào mùa nắng và gây ngập
úng cục bộ ở một số thôn trong xã vào mùa mưa (như thôn Hòa Hiệp, thôn Phú
Dương), dễ gây lũ lụt và xói mòn đất trên các tuyến giao thông nhất là vào các tháng
10 và tháng 11 hàng năm.
e) Nguồn tài nguyên
- Tài nguyên nước: Xuân Thịnh nằm dọc theo bờ biển có chiều dài hơn 18 km
có diện tích mặt nước có thể đưa vào sử dụng là 380,00 ha rất thuận tiện cho việc đánh
bắt và nuôi trồng thủy sản.
8


Mạch nước ngầm: Địa hình dọc theo sườn núi nên có mạch nước ngầm rất tốt,
riêng thôn Từ Nham và Vịnh Hòa thường nhiễm mặn vào tháng 8.
- Tài nguyên rừng: Tổng diện tích đất đồi núi 1.239 ha chiếm 42,6% tổng diện
tích đất tự nhiên. Do chiến tranh tàn phá nên diện tích đất rừng tự nhiên kém phát
triển, đất đồi núi trọc luôn bị thoái hóa.

- Tài nguyên đất: Với tổng diện tích đất tự nhiên 2909,63 ha. Là một xã nông
ngư nghiệp nhưng diện tích đất canh tác ít, hơn nữa diện tích đất bạc màu chiếm
khoảng 40% diện tích đất sản xuất nông nghiệp. Vì vậy diện tích đất canh tác chưa
đáp ứng đựơc nhu cầu sử dụng cho cộng đồng nông thôn.
2.2.2. Điều kiện kinh tế-xã hội
a) Dân số và lao động
Bảng 2.3. Dân Số và Lao Động của Xã
Khoản mục

ĐVT

Số lượng

Tỷ lệ (%)

1. Dân số

Người

9001

100,00

2. Số hộ

Hộ

2014

100,00


Thủy sản

"

1629

80,88

Nông nghiệp

"

122

6,05

Khác

"

263

13,07

Hộ

2014

100,00


Hộ nghèo

"

339

16,80

Hộ trung bình

"

457

22,70

Hộ khá

"

975

48,40

Hộ giàu

"

41


12,10

Người

4997

100,00

Nam

"

2600

52,03

Nữ

"

2397

47,97

3. Phân loại hộ

4. Lao động

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh

Toàn xã có 9001 người tương ứng với 2014 hộ. Hộ thủy sản chiếm tỷ lệ
80,88%, hộ nông nghiệp chiếm tỷ lệ 6,05% còn lại là các hộ làm nghề khác. Bên cạnh
đó một số hộ sống không theo một ngành nghề nhất định, họ làm đủ công việc để tăng
9


thu nhập. Có 80,88 % số hộ thu nhập chính bằng nghề nuôi trồng thuỷ sản, nhưng
trong số hộ này cũng có những hộ làm thêm về nông nghiệp, tiểu thương. Cũng như
ngành vận tải, tiểu thương ngoài nguồn thu nhập chính họ còn nuôi trồng thuỷ sản để
tăng thêm thu nhập.
Hộ nghèo năm 2008 có 339 hộ chiếm tỷ lệ 16,8%, tăng hơn năm 2007 với 251
hộ chiếm tỷ lệ 12,4% do tình hình dịch bệnh tôm xảy ra gây thất thoát và ảnh hưởng
rất nhiều đến đời sống người dân.
Tổng số người trong độ tuổi lao động là 4997 người chiếm 55,5% dân số, trong
đó nữ là 2397 người chiếm 47,97%, nam chiếm 52,03%. Tỷ lệ thất nghiệp 15%. Tổng
số hộ do người phụ nữ làm chủ gia đình về kinh tế là 354 hộ.
Bảng 2.4. Phân Bố Dân Cư trên Địa Bàn Xã
Thôn

Số khẩu (người)

Số hộ (hộ)

Số khẩu/hộ
(người/hộ)

Toàn Xã

2014


9001

4,47

Phú Dương

691

2891

4,18

Hòa Hiệp

320

1420

4,44

Vịnh Hòa

426

1939

4,55

Từ Nham


557

2751

4,94

Trong đó

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
- Nhân khẩu tạm trú có thời hạn: 120 khẩu.
- Mật Độ: 310 người /km2.
Do ảnh hưởng các yếu tố về đất đai, địa hình, hệ thống giao thông … Nên dân
cư trong địa bàn xã phân bố không đồng đều, thường tập trung thành từng cụm, chủ
yếu tập trung gần các tuyến đường, gần vùng sản xuất nông nghiệp, gần Đầm và dọc
theo bờ biển.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế của Xã là 1,27%.

10


b) Giá trị sản lượng đánh bắt và nuôi trồng của xã
Bảng 2.5. Sản Lượng Đánh Bắt và Nuôi Trồng Thủy Sản qua Các Năm
Năm

ĐVT

Tổng GTSL

2004


2005

2006

2007

2008

Tỷ đồng

95,4

107,4

138,7

130,0

44,6

GTSL tôm Hùm

"

71,6

82,5

108,0


97,9

33,2

Ngành khác

"

23,8

24,9

30,7

32,1

11,4

%

75,1

76,8

77,9

75,3

74,5


Tỷ lệ GTSL tôm
Hùm/ Tổng GTSL

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Qua bảng 2.5 ta thấy giá trị sản lượng tôm hùm luôn chiếm một tỷ lệ lớn trong
tổng giá trị sản lượng, cho thấy nghề nuôi tôm Hùm là nghề chính của Xã, trực tiếp
thúc đẩy sự phát triển kinh tế của địa phương. Do vậy, ngành này hiện rất được huyện
và chính quyền địa phương quan tâm. Nghề này phát triển thuận lợi thì kéo theo các
ngành khác phát triển, đời sống bà con được nâng cao, tỷ lệ thất nghiệp giảm. Đây sẽ là
tiền đề tốt cho phát triển văn hóa, xã hội của xã.
Hình 2.4. Đồ Thị Giá Trị Sản Lượng của Xã qua Các Năm

Tỷ đồng
120,0
100,0
80,0
60,0

GTSL tôm hùm

40,0

Ngành khác

20,0
0,0

2004

2005


2006

2007

2008

Năm

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Giá trị sản lượng tăng đều cho đến đỉnh cao là năm 2006, sau đó sản lượng hạ
xuống do ảnh hưởng của lũ lụt và dịch bệnh vào cuối năm 2007. Đến năm 2008, mức
sản lượng thấp nhất trong vòng 5 năm trở lại đây.
11


c) Thu nhập và mức sống
Bảng 2.6. Thu Nhập Bình Quân Theo Đầu Người qua Các Năm
Năm

Thu nhập bình quân đầu

Tỷ lệ gia tăng thu nhập

người (1000đ/người/năm)

(%)

2004


6.280

_

2005

7.520

19,75

2006

10.632

41,38

2007

9.650

-9,24

2008

4.950

-48,70

Nguồn tin: UBND Xã Xuân Thịnh
Thu nhập bình quân theo đầu người tăng liên tục qua các năm, đến năm 2006.

Những năm này đời sống của người dân rất tốt, nhà cửa được xây dựng nhiều, các hộ
đã mua sắm nhiều phương tiện vật chất, tỉ lệ hộ nghèo giảm đi đáng kể đó là nhờ vào
thu nhập từ nuôi tôm hùm. Qua bảng 2.6 ta thấy thu nhập bình quân giảm xuống ở
năm 2007 và đến năm 2008 thu nhập của người dân rất thấp, giảm gần 50% thu nhập,
điều này đã gây rất nhiều khó khăn cho người dân.
d) Cơ sở hạ tầng và công trình phúc lợi
- Về giáo dục: Toàn xã có 3 trường học, trong đó có 2 trường Trung học cơ sở,
1 trường tiểu học. Ngoài ra còn có 2 phân trường tiểu học và các lớp mẫu giáo trên địa
bàn 4 thôn của xã.
- Điện: Hiện nay trên địa bàn xã có bốn thôn đã sử dụng điện. Tuy nhiên, một
số địa bàn chưa được sử dụng điện khoảng 5%. Do dân cư phân bố không đồng đều,
khoảng cách từ nơi có điện đến các hộ gia đình quá xa nên không có kinh phí để kéo
điện về sử dụng.
- Nước sinh hoạt: Người dân chủ yếu sử dụng mạch nước ngầm để sinh hoạt,
thông qua giếng và giếng khoan. Hệ thống kênh mương không có.
- Về y tế: Công tác y tế tiếp tục thực hiện có tiến bộ, không để xảy ra dịch bệnh.
Chất lượng khám và chữa bệnh được nâng lên. Xã cũng triển khai nhiều chiến dịch
tiêm chủng cho trẻ em, chăm sóc sức khỏe sinh sản phụ nữ; tổ chức giám sát bọ gậy
phòng chống sốt xuất huyết; tổ chức ra quân kiểm tra tháng vệ sinh an toàn thực phẩm
của các hộ kinh doanh…
12


- Giao thông: chủ yếu là đường bộ, xuyên qua địa bàn xã theo hướng Bắc Nam là trục đường quốc lộ 1A. Về giao thông nông thôn, toàn xã có 5 tuyến đường
giao thông chính với tổng chiều dài 21 km, trong đó đã bê tông hóa 8,7 km; còn lại
12,3 km là đường đất chưa nâng cấp. Ngoài ra, một số hộ gia đình ở ven Đầm, ven
biển có thể đi lại các địa phương khác bằng đường biển với các phương tiện thô sơ như
ghe, xuồng.
- Thông tin liên lạc – thể dục thể thao: Đa số dân cư đều có phương tiện nghe
nhìn, hệ thống đài truyền thanh xã được hoạt động tốt, các hoạt động văn hóa thể dục

thể thao được duy trì thường xuyên, nên đã được giải quyết được nhu cầu hưởng thụ
văn hóa, rèn luyện thân thể của nhân dân.
Trên địa bàn xã có hai Bưu Điện văn hóa ở thôn Hòa Hiệp và thôn Từ Nham,
một Trạm viễn thông tại thôn Phú Dương.
2.2.3. Đánh giá chung
a) Thuận lợi
Xuân Thịnh là xã có trục đường quốc lộ 1A chạy ngang theo hướng Bắc Nam,
hướng Đông tiếp giáp với Đầm Cù Mông và biển Đông có diện tích mặt nước có khả
năng đưa vào nuôi trồng thủy sản khá lớn, rất thuận tiện cho việc đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản.
Đại đa số nhân dân trên địa bàn xã hằng ngày tiếp xúc với việc đánh bắt trên
biển, và một số hộ đã nuôi trồng thủy sản khá lâu nên việc đúc kết kinh nghiệm và
truyền tải thông tin cho nhau rất dễ dàng.
Bên cạnh đó, Đảng và nhà nước hết sức quan tâm tạo mọi điều kiện cho nhân
dân nuôi trồng thủy sản và coi đây là ngành mũi nhọn để phát triển kinh tế của xã nhà.
b) Khó khăn
Khí hậu thời tiết có diễn biến hết sức phức tạp làm ảnh hưởng đến năng suất
của việc nuôi tôm Hùm như: dịch bệnh, ô nhiễm môi trường. Hơn nữa địa bàn của xã
giáp núi có độ dốc cao, khi mưa lớn nguồn nước đổ tràn ra biển làm ảnh hưởng đến
vùng nuôi.
Giá cả bấp bênh không cố định, thị trường tiêu thụ ở thành phố Hồ Chí Minh, ở
xa với khu vực sản xuất nên việc vận chuyển hết sức khó khăn và tốn kém nên tiểu
thương thường hay ép giá khi mùa vụ xuất tôm lên.
13


×