Tải bản đầy đủ (.pdf) (83 trang)

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (838.43 KB, 83 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

PHÁT TRIỂN HOẠT ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI CỔ PHẦN PHƯƠNG ĐÔNG
CHI NHÁNH THỦ ĐỨC

NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THANH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 05/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phát triển hoạt động
Marketing tại Ngân Hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông Chi Nhánh Thủ Đức”
do Nguyễn Thị Phương Thanh, sinh viên khóa 31, ngành Quản Trị Kinh Doanh, đã
bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

.

ThS. Trần Đình Lý
Người hướng dẫn,

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời cảm ơn đầu tiên cho phép tôi được nói với gia đình mình; những người đã
sinh thành, nuôi dưỡng, dạy bảo để tôi có ngày hôm nay.
Bốn năm học vừa qua là khoảng thời gian không dài nhưng cũng không ngắn để
tôi tích lũy kiến thức về ngành học của mình. Nhưng đối với tôi, để lĩnh hội được
những tri thức ấy, bên cạnh nỗ lực của bản thân còn có sự quan tâm, hướng dẫn nhiệt
tình từ các giảng viên khoa Kinh Tế Trường Đại Học Nông Lâm TP.HCM - những
người đưa đò tận tụy đã giúp tôi sắp đến bến bờ thành công.
Giờ đây, trải qua thời gian học hỏi, làm việc, Khóa Luận Tốt Nghiệp của tôi đã
hoàn tất. Để có được thành quả này, tôi xin gửi đến thầy Trần Đình Lý lời cảm ơn

chân thành và sâu sắc, thầy luôn tận tình hướng dẫn, sửa chữa những sai sót từ đề
cương chi tiết cho đến khi hoàn chỉnh khóa luận.
Bên cạnh đó, tôi cũng mong muốn bày tỏ lời cảm ơn đến Ban Giám Đốc, các
Anh Chị ở các phòng ban, đặc biệt là các anh công tác tại phòng Tín Dụng thuộc Ngân
Hàng Thương Mại Cổ Phần PHƯƠNG ĐÔNG Chi Nhánh Thủ Đức đã nhiệt tình giúp
đỡ tôi trong quá trình tìm hiểu hoạt động thực tế của tổ chức cũng như việc thu thập
những số liệu cần thiết.
Ngoài ra, tôi còn nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trong những năm tháng ở
giảng đường. Chúc các bạn ra trường với kết quả tốt và thành công trong cuộc sống.
Và tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến tác giả các tác phẩm, các tư liệu đã mà tôi
đã sử dụng trong khóa luận này.
Với vốn kiến thức của bản thân còn hạn hẹp nên khóa luận không thể tránh khỏi
những thiếu sót. Vì thế, tôi mong nhận được sự góp ý của quý thầy cô để khóa luận
này được hoàn thiện hơn.
Thủ Đức, ngày 15 tháng 05 năm 2009
Sinh viên
Nguyễn Thị Phương Thanh

vii


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Phương Thanh – Khoa Kinh Tế - Đại Học Nông Lâm Thành Phố
Hồ Chí Minh. Tháng 05/2009. “Phát Triển Hoạt Động Marketing Tại Ngân Hàng
Thương Mại Cổ Phần Phương Đông Chi Nhánh Thủ Đức”.
Nguyễn Thị Phương Thanh - Faculty of Economics, Nong Lam University – Ho
Chi Minh City. May, 2009. “Develop Marketing Activities in Orient Commercial
Joint Stock Bank Branch Thu Duc”.
Hội nhập quốc tế mở ra sân chơi cạnh trạnh bình đẳng cho nền kinh tế đặc biệt
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Giờ đây đối thủ đối thủ cạnh tranh của chúng ta

phát triển về số lượng và cả chất lượng. Vì thế, đối với mỗi tổ chức cần có những
chiến lược đúng đắn, lâu dài cho mình. Thấy rõ được tầm quan trọng của công tác
marketing trong bối cảnh mới, đồng thời muốn tìm hiểu ý kiến, thái độ của khách hàng
về chất lượng sản phẩm dịch vụ của ngân hàng Phương Đông chi nhánh Thủ Đức thúc
đẩy tôi thực hiện khóa luận này.
Trước hết tìm hiểu kết quả hoạt động marketing của chi nhánh qua 2 năm 20072008 thông qua các chỉ tiêu trong hoạt động kinh doanh.
Kế đến, tiến hành khảo sát ý kiến của 100 khách hàng trên địa bàn quận Thủ
Đức. Nội dung phân tích, đánh giá thái độ của khách hàng qua các yếu tố: chất lượng,
giá cả, cung cách phục vụ…
Từ đó, tổng hợp, phân tích và đưa ra những đóng góp chủ quan từ phía người
viết để hoàn thiện hơn hoạt động marketing ở ngân hàng Phương Đông Chi nhánh Thủ
Đức.

viii


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT.......................................................................... viii
DANH MỤC CÁC BẢNG.............................................................................................ix
DANH MỤC CÁC HÌNH ...............................................................................................x
DANH MỤC PHỤ LỤC ................................................................................................xi
CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU ..................................................................................................1
U

1.1. Đặt vấn đề ......................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu.......................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu........................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận ...................................................................................2
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN ..........................................................................................3

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông .............................................3
2.1.1. Khái quát .............................................................................................3
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển ..........................................................6
2.1.3. Định hướng, mục tiêu, chiến lược hoạt động......................................7
2.1.4. Ý nghĩa logo ........................................................................................9
2.2. Tổng quan về OCB Chi nhánh Thủ Đức ......................................................10
2.2.1. Giới thiệu...........................................................................................10
2.2.2. Mạng lưới hoạt động của OCB – Chi nhánh Thủ Đức......................11
2.2.3. Tổ chức nhân sự tại chi nhánh...........................................................11
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ..............................14
U

3.1. Nội dung nghiên cứu ....................................................................................14
3.1.1. Khái niệm về Ngân hàng thương mại ...............................................14
3.1.2. Khái niệm Marketing ngân hàng .......................................................15
3.1.3. Sự cần thiết của marketing ngân hàng...............................................15
3.1.4. Đặc điểm Marketing ngân hàng ........................................................16
3.1.5. Nội dung hoạt động Marketing ngân hàng........................................17
3.1.6. Ma trận SWOT ..................................................................................20
v


3.2. Phương pháp nghiên cứu..............................................................................20
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN................................................................22
4.1. Môi trường kinh doanh ngân hàng ...............................................................22
4.1.1. Môi trường vĩ mô ..............................................................................22
4.1.2. Môi trường vi mô ..............................................................................23
4.2. Kết quả hoạt động của OCB trong thời gian qua.........................................24
4.2.1. Về công tác nghiên cứu thị trường và chọn lựa thị trường mục tiêu 24
4.2.2. Tổng tài sản của chi nhánh................................................................24

4.2.3. Tình hình huy động vốn ....................................................................25
4.2.4. Về công tác tín dụng .........................................................................31
4.2.5. Kết quả kinh doanh ...........................................................................37
4.2.6. Chính sách giá...................................................................................38
4.2.7. Về chính sách phân phối ...................................................................40
4.2.8. Về hoạt động yểm trợ........................................................................40
4.2.9. Về chính sách con người ...................................................................40
4.3. Kết quả thu thập, xử lý mẫu .........................................................................41
4.3.1. Về giới tính........................................................................................41
4.3.2. Về thu nhập hàng tháng của cá nhân.................................................41
4.3.3. Về độ tuổi ..........................................................................................42
4.3.4. Về trình độ.........................................................................................43
4.4. Phân tích kết quả nghiên cứu .......................................................................43
4.4.1 Đối với nhận biết thời gian và sản phẩm khách hàng đang sử dụng .44
4.4.2. Nhận biết các yếu tố quan trọng quyết định sự lựa chọn ngân hàng
của KH.........................................................................................................45
4.4.3. Nhận biết chất lượng của sản phẩm dịch vụ......................................46
4.4.4. Nhận biết độ tin cậy của khách hàng đối với ngân hàng...................49
4.4.5. Nhận biết cung cách phục vụ của ngân hàng ....................................50
4.4.6. Nhận biết môi trường làm việc của ngân hàng..................................51
4.4.7. Cung cách phục vụ của nhân viên ngân hàng ...................................52
4.4.8. Thông tin của ngân hàng ...................................................................53
4.4.9. Phần cảm tình của khách hàng đối với ngân hàng ............................54
vi


4.5. Ma trận SWOT .............................................................................................55
4.6. Những giải pháp phát triển hoạt động marketing tại OCB Chi nhánh Thủ
Đức ......................................................................................................................57
4.6.1. Liên kết các sản phẩm bổ sung và sản phẩm thay thế ......................57

4.6.2. Cộng tác với những tổ chức có số lượng khách hàng lớn, và tạo sự
khác biệt ......................................................................................................57
4.6.3. Hoàn thiện các sản phẩm dịch vụ hiện có tại ngân hàng ..................57
4.6.4. Hoàn thiện quy mô và nội thất tại chi nhánh ....................................59
4.6.5. Thực hiện hiệu quả kênh phân phối hiện đại tại ngân hàng..............60
4.6.6. Tăng cường đẩy mạnh các hoạt động yểm trợ ..................................60
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ................................................................62
5.1. Kết luận ........................................................................................................62
5.1.1. Các kết quả đạt được .........................................................................62
5.1.2. Những mặt tồn tại..............................................................................63
5.1.3. Các hạn chế của nghiên cứu..............................................................63
5.2. Kiến nghị ......................................................................................................63
5.2.1. Đối với Nhà nước ..............................................................................63
5.2.2. Đối với ngân hàng .............................................................................64
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................66
PHỤ LỤC

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CMND

Chứng Minh Nhân Dân

CNTT

Công Nghệ Thông Tin

KH


Khách Hàng

KKH

Không Kỳ Hạn

NHTM

Ngân hàng Thương Mại

OCB

Ngân Hàng Phương Đông

SS

So Sánh

viii
viii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giữ

4

Bảng 4.1. Tổng Tài Sản của Chi Nhánh Năm 2007-2008


24

Bảng 4.2. Tình Hình Huy Động Vốn Năm 2007-2008

26

Bảng 4.3. Kết Quả Kinh Doanh Tín Dụng 2007-2008

32

Bảng 4.4. Kết Quả Kinh của hi Nhánh Năm 2007-2008

38

Bảng 4.5. Biễu Lãi Suất Tiền Gởi ở Một Số Ngân Hàng

39

Bảng 4.6. Ma Trận SWOT

55

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Góp Vốn


4

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Cơ Cấu tại Chi Nhánh

12

Hình 4.1. Biến Động Tài Sản Chi Nhánh Năm 2007-2008

25

Hình 4.2. Tình Hình Biến Động Tổng Huy Động Vốn 2007-2008

26

Hình 4.3. Tình Hình Tổng Dư Nợ theo Thời Gian

32

Hình 4.4. Chất Lượng Tín Dụng của Chi Nhánh năm 2007-2008

33

Hình 4.5. Kết Quả Kinh Doanh của Chi Nhánh năm 2007-2008

38

Hình 4.6. Thông Tin về Giới Tính của Khách Hàng

41


Hình 4.7. Thông Tin về Thu Nhập của Khách Hàng
42
Hình 4.8. Thông Tin về Độ Tuổi của Khách Hàng

42

Hình 4.9. Thông Tin về Trình Độ của Khách Hàng

43

Hình 4.10. Thời Gian Khách Hàng Sử Dụng Sản Phẩm Dịch Vụ

44

Hình 4.11. Các Sản Phẩm Dịch Vụ Khách Hàng đang Sử Dụng ở OCB
44
Hình 4.12. Các Yếu Tố Quan Trọng Quyết Định Sự Lựa Chọn Ngân Hàng

45

Hình 4.13. Chất Lượng Sản Phẩm Dịch Vụ

47

Hình 4.14. Độ Tin Cậy của Khách Hàng đối với Ngân Hàng

48

Hình 4.15. Cung Cách Phục Vụ của Ngân Hàng


49

Hình 4.16. Môi Trường Làm Việc của Ngân Hàng
50
Hình 4.17. Cung Cách Phục Vụ của Nhân Viên Ngân Hàng
x

51


Hình 4.18. Thông Tin về Ngân Hàng

52

Hình 4.19. Mức Độ Tình Cảm của Khách Hàng đối với Ngân Hàng

53

DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng Câu Hỏi Điều Tra Ý Kiến Khách Hàng

xi


xii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU


1.1. Đặt vấn đề
Ngày 7/11/2006, Việt Nam chính thức là thành viên thứ 150 của Tổ chức
thương mại Thế giới WTO. Sự kiện có tính chất lịch sử này đã mở đầu cho tiến trình
hội nhập của Việt Nam, hứa hẹn nhiều cơ hội và cũng không ít thách thức cho nền
kinh tế sau những năm dài tự nâng cao nội lực, tranh thủ ngoại lực để đạt được thành
quả nhất định như ngày hôm nay.
Ngân hàng là ngành cung ứng các sản phẩm và dịch vụ đặc biệt đối với dân cư
và nền kinh tế. Trong điều kiện nền kinh tế mở, hội nhập kinh tế quốc tế, tự do hoá
thương mại, tự do hoá tài chính, nhu cầu về các dịch vụ ngân hàng của khách hàng sẽ
ngày càng tăng chính vì thế hoạt động của các ngân hàng thương mại sẽ trở nên gay
gắt hơn bao giờ hết do có sự xuất hiện của các ngân hàng nước ngoài tại Việt Nam.
Như vậy, làm thế nào để các ngân hàng thương mại có thể phát huy sức mạnh và có
được thị phần ngay trên sân nhà của mình trước những đối thủ cạnh tranh là những
ngân hàng nước ngoài giàu tiềm lực và kinh nghiệm trong việc triển khai các dịch vụ
trên thị trường quốc tế? Để trả lời cho câu hỏi này chỉ có thể là hoàn thiện và phát triển
hoạt động Marketing.
Trên địa bàn Quận Thủ Đức, mặc dù đời sống người dân chưa phát triển như
các Quận trong nội thành nhưng nhu cầu của họ ngày càng cao và hiện nay ở địa bàn
này đang có nhiều ngân hàng cạnh tranh. Để tạo dựng hình ảnh ngân hàng vững chắc
trong lòng khách hàng, OCB Thủ Đức đã vận dụng hoạt động Marketing vào việc kinh
doanh của mình. Nhưng việc tự triển khai hoạt động Marketing tại ngân hàng có mang
lại hiệu quả cho hoạt động ngân hàng hay không? Làm thế nào để hoàn thiện và phát
triển hoạt động Maketing góp phần nâng cao vị thế của chi nhánh trên địa bàn Thủ


Xuất phát từ tình hình đó, kết hợp với những kiến thức đã được đào tạo, tôi lựa
chọn đề tài nghiên cứu và thực hiện khóa luận tốt nghiệp : “ PHÁT TRIỂN HOẠT
ĐỘNG MARKETING TẠI NGÂN HÀNG TMCP PHƯƠNG ĐÔNG CHI NHÁNH
THỦ ĐỨC ”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở nghiên cứu những vấn đề cơ bản và phân tích tình hình triển khai
hoạt động Marketing tại Chi nhánh để từ đó phát hiện ra những tồn tại trong hoạt động
Marekting tại ngân hàng và những nguyên nhân của chúng.
Từ đó, tôi đưa ra những đề xuất thích hợp nhằm góp phần hoàn thiện và phát
triển hoạt động Marketing với mong muốn nâng cao vị thế cạnh tranh của Chi nhánh
Thủ Đức trong tương lai.
1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: đề tài được nghiên cứu tại Ngân hàng TMCP Phương
Đông- Chi nhánh Thủ Đức 390 Võ Văn Ngân, Phường Bình Thọ, Quận Thủ Đức.
Phạm vi thời gian: sử dụng số liệu chủ yếu trong 2 năm 2007 - 2008.
Thời gian thực hiện: từ tháng 02/03/2009 đến tháng 16/05/2009.
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm 05 chương. Chương I: Mở đầu - Chương này nêu lên sự cần
thiết của đề tài, mục đích nghiên cứu cũng như phạm vi nghiên cứu. Chương 2: Giới
thiệu tổng quan về Ngân hàng TMCP Phương Đông và Chi nhánh Thủ Đức giúp người
đọc có được cái nhìn khái quát về đối tượng nghiên cứu. Chương 3: Cơ sở lý luận và
phương pháp nghiên cứu - Nêu lên khái niệm liên quan đến vấn đề nghiên cứu như:
ngân hàng thương mại cổ phần, Marketing nói chung và Marketing ngân hàng nói
riêng, và các biện pháp nghiên cứu. Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận Trình bày kết quả nghiên cứu về thực trạng của vấn đề. Chương 5: Kết luận và kiến
nghị. Nêu lên kết luận tổng quát về kết quả nghiên cứu và đưa ra những kiến nghị đối
với ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Ngân hàng TMCP Phương Đông.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về Ngân hàng TMCP Phương Đông
2.1.1. Khái quát

a) Tổng quan
Ngân hàng Thương Mại Cổ Phần Phương Đông
(Ngân Hàng Phương Đông)

- Tên tiếng Anh:

ORIENT COMMERCIAL JOINT STOCK BANK.

- Tên viết tắt là:

ORICOMBANK (OCB)

- Hội sở chính: Số 45 đường Lê Duẩn, Quận 1, Tp. Hồ Chí Minh, Việt Nam
- Giấy phép hoạt động số 0061/NH-GP ngày 13/04/1996 do Ngân hàng Nhà
nước Việt Nam cấp.
- Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh số 059700 do Sở Kế hoạch Đầu tư
Tp. Hồ Chí Minh cấp.
- Điện thoại: 84-8-8220960 - 8220961 – 8220962 - 8277466 - 8277467
- Fax: 84-8-8220963
- Website: www.ocb.com.vn


- Vốn điều lệ (31/12/2007) là 1,474,477,000,000 đồng
- Mạng lưới hoạt động:
+Hội sở chính.
+Sở giao dịch.
+22 chi nhánh.
+41 phòng giao dịch.
+1 điểm giao dịch.
+3 quỹ tiết kiệm.

Mục tiêu đến 2010 OCB sẽ đạt 100 chi nhánh và phòng giao dịch trên toàn
quốc.
Thành phần cổ đông và tỷ trọng cổ phần nắm giử hiện nay như sau:
Bảng 2.1. Thành Phần Cổ Đông và Tỷ Trọng Cổ Phần Nắm Giữ
TT

Cổ đông

Tỷ trọng

1

Tổ chức Đảng, CĐ và Cổ đông khác

10.500%

2

Doanh nghiệp Nhà nước

25.236%

3

Công ty cổ phần, TNHH

16.000%

4


Cá nhân

38.264%

5

Đơn vị Nước ngoài

10.000%
Nguồn: Trang web OCB

Hình 2.1. Biểu Đồ Tỷ Lệ Góp Vốn
Tổ chức Đảng,
CĐ và Cổ đông
khá c
10%

11%
25%

38%

Doanh nghiệp
Nhà nước
Công ty cổ phần,
TNHH

16%

Cá nhân


Nguồn: Trang web OCB
4


b) Công nghệ
Việc triển khai dự án Core Banking (CBS) nhằm thiết lập mạng trực tuyến
(online) của OCB, làm cơ sở để phát triển các sản phẩm, dịch vụ ngân hàng hiện đại.
c) Đối tác:
- OCB là thành viên của Hiệp hội Viễn thông tài chính liên Ngân hàng toàn cầu
(SWIFT: Society for Worldwide Interbank Financial Telecommunication).
- OCB tham gia chương trình Quỹ Phát triển nông thôn (RDF: Rural
Development Fund) của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
- Hệ thống chuyển tiền nhanh trên toàn thế giới Western Union.
- Hiệp hội Ngân hàng Việt Nam.
- Hiệp hội kinh doanh vàng Việt Nam.
- Liên minh Thẻ Vietcombank.
- Liên minh Công ty Cổ phần Thẻ Smarlink
- Trường Đại học Kinh Tế Thành Phố Hồ Chí Minh.
- Tổng Công ty Bia Rượu Nước giải khát Sài Gòn.
d) Sản phẩm dịch vụ
- Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, dài hạn dưới các hình thức tiền gửi có kỳ
hạn, không kỳ hạn, chứng chỉ tiền gửi.
- Tiếp nhận vốn đầu tư và phát triển, vay vốn các tổ chức tín dụng khác.
- Cho vay ngắn hạn, trung và dài hạn.
- Chiết khấu thương phiếu, trái phiếu và chứng từ có giá.
- Hùn vốn và liên doanh theo pháp luật hiện hành, làm dịch vụ thanh toán giữa
các khách hàng.
- Kinh doanh ngoại tệ, vàng bạc, thanh toán quốc tế, huy động các loại vốn từ
nước ngoài và các dịch vụ ngân hàng khác trong quan hệ với nước ngoài khi được

Ngân hàng Nhà nước cho phép.

5


e) Giải thưởng đạt được
- Ngân Hàng HSBC - ngân hàng toàn cầu lớn thứ 3 trên thế giới hiện nay - trao
tặng chứng nhận “Chất lượng Thanh Toán Quốc Tế xuất sắc năm 2006”.
- Hiệp hội ngân hàng Nhà nước Việt Nam tặng cờ thi đua vì đã có thành tích
“Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm 2007”.
- Giải thưởng “Cầu Vàng” do Phòng Thương Mại và Công Nghiệp Việt Nam
(VCCI).
- Cúp vàng vì sự phát triển cộng đồng, Thương hiệu nổi tiếng tại Việt Nam,
Cúp vàng thương hiệu Việt uy tín – chất lượng năm 2007, bằng khen của Thủ Tướng
Chính Phủ, bằng khen của Ngân hàng Nhà Nước và bằng khen của Liên Đoàn Lao
Động…
- Citibank - trực thuộc tập đoàn tài chính Citigroup trao giải “Ngân hàng thực
hiện xuất sắc nghiệp vụ thanh toán quốc tế”.
- Ngân hàng có chất lượng phục vụ được khách hàng hài lòng nhất do
Vneconomy tổ chức.
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển
Ngân hàng Phương Đông bắt đầu hoạt động từ năm 1996 với vốn điều lệ ban
đầu 70 tỷ đồng, trụ sở chính tại số: 45 Lê Duẩn, Q1,TP.HCM.
Trải qua 13 năm xây dựng và phát triển, Ngân hàng Phương Đông đã từng bước
khẳng định được vị thế vững chắc của mình trong hệ thống NHTM Việt Nam. Cùng
với sự phát triển kinh tế của đất nước, trong những năm qua Ngân hàng Phương Đông
(OCB) đã gặt hái được nhiều thành quả vượt bậc trong hoạt động. Mạng lưới hoạt
động không ngừng được mở rộng để phục vụ khách hàng, góp phần vào sự phát triển
kinh tế của địa phương và giúp OCB mở rộng quy mô hoạt động của mình.
Cùng với sự tăng trưởng tốt nguồn vốn hoạt động, mạng lưới và nhân sự, OCB

triển khai đồng lọat các hoạt động nghiệp vụ, đẩy mạnh hoạt động trong lĩnh vực huy
động vốn và cho vay vốn với nhiều hình thức linh hoạt, đáp ứng yêu cầu của nhiều đối
6


, phát triển các loại hình dịch vụ như thanh toán quốc tế, kinh doanh vàng, ngoại
hối, phát hành thẻ Lucky Oricombank và cung cấp dịch vụ thẻ trong liên minh thẻ
Vietcombank.
Nhận thức rõ thời cơ mới trong điều kiện nền kinh tế hội nhập, sự cạnh tranh
trong lĩnh vực tài chính ngân hàng ngày càng trở nên mạnh mẽ hơn. Trước tình hình
đó, các ngân hàng bằng nhiều hình thức khác nhau đã và đang nỗ lực tìm hướng đi
riêng cho mình. Việc hợp tác với các đối tác chiến lược trong và ngoài nước là các tập
đoàn kinh tế mạnh để có hướng đi trong tương lai đang được khá nhiều ngân hàng áp
dụng.
Ngày 22.02.2008 , OCB đã chính thức trao sổ cổ đông chiến lược cho Ngân
hàng BNP Paribas (Pháp). Theo đó, BNP Paribas đã mua 10% cổ phần của OCB.
BNPP hiện là một trong những tập đoàn đứng đầu châu Âu trong lĩnh vực tài chính
ngân hàng và được xếp trong 15 ngân hàng lớn nhất thế giới về qui mô thị trường và
tài sản có, họat động ở 88 quốc gia và hiện có 155 ngàn nhân viên. BNPP hỗ trợ cho
việc đầu tư công nghệ để OCB trở thành một ngân hàng hiện đại; tối ưu hóa khả năng
khai thác thị trường vốn của OCB trong điều kiện hiện nay và tương lai; đào tạo nguồn
nhân lực lâu dài; cấu trúc lại bộ máy quản trị điều hành hướng vào khách hàng nhiều
hơn, giảm thiểu rủi ro.
2.1.3. Định hướng, mục tiêu, chiến lược hoạt động
a) Định hướng
Định hướng của OCB là trở thành một trong những Ngân hàng bán lẻ hàng đầu
(nhóm 1) tại Việt Nam có tốc độ phát triển nhanh, an toàn và bền vững với khách hàng
mục tiêu là các doanh nghiệp vừa và nhỏ, cá nhân có nhu cầu được cung ứng các tiện
ích ngân hàng với chất lượng tốt nhất.
b) Mục tiêu

Phục vụ tốt nhất các yêu cầu của khách hàng và đối tác trên cơ sở bình đẳng,
cùng có lợi và cùng nhau phát triển. Gia tăng giá trị cổ phiếu của cổ đông. Giải quyết
hài hòa lợi ích của khách hàng, cổ đông và cán bộ, nhân viên.

7


Trong năm 2009, khi cuộc khủng hoảng đã giảm dần và nền kinh tế đang dần
tăng trưởng trở lại. Tại Đại hội cổ đông thường niên 2008, OCB đã đề ra những mục
tiêu phát triển năm 2009 như sau:


Kiện toàn tổ chức bộ máy Ngân hàng, xây dựng đội ngũ nhân viên quản lý, điều
hành theo hướng chuyên nghiệp.



Phát triển CNTT để đẩy mạnh và đa dạng hóa dịch vụ, hướng đến một ngân
hàng hiện đại, bảo đảm hoạt động an toàn và phát triển bền vững.



Phấn đấu để bảo đảm mức cổ tức tối thiểu 10% cho cổ đông.



Triển khai dự án thẻ tín dụng, thành lập sàn vàng…
c) Định hướng chiến lược giai đoạn từ năm 2006 - 2010
Ngân hàng Phương Đông đang thực hiện việc tái cấu trúc tổ chức Ngân hàng


theo định hướng xây dựng OCB trở thành ngân hàng bán lẻ nằm trong nhóm 10 ngân
hàng cổ phần hàng đầu Việt Nam, bảo đảm phát triển bền vững và hội nhập với các
nước trong khu vực.
Đặc biệt trong chiến lược phát triển của mình OCB luôn chú trọng hướng đến
khách hàng để phục vụ ngày một tốt hơn bằng công nghệ ngân hàng hiện đại. Việc
triển khai dự án Core Banking (CBS) nhằm thiết lập mạng trực tuyến (online) của
OCB, làm cơ sở để phát triển các sản phẩm , dịch vụ ngân hàng hiện đại là một ví dụ.
OCB vừa ký hợp đồng với công ty tư vấn BSA Consulting Group (New Zealand).
Trong thời gian 5 năm tới cùng với dự án ngân hàng lõi, Ngân hàng Phương
Đông sẽ tiếp tục đầu tư một số dự án công nghệ thông tin khác với ngân sách lên đến
hàng triệu USD. Thông qua dự án hiện đại hóa công nghệ ngân hàng, OCB sẽ có điều
kiện để phục vụ khách hàng tốt hơn nhờ rút ngắn thời gian giao dịch và cung cấp thêm
các sản phẩm dịch vụ ngân hàng mới. Về phía ngân hàng, việc đầu tư này có thể góp
phần cắt giảm chi phí hoạt đông và hạn chế tối đa rủi ro nhờ hệ thống thông tin quản
trị tốt hơn.
Bên cạnh việc đa dạng hóa trên cơ sở công nghệ ngân hàng hiện đại, Ngân hàng
Phương Đông sẽ thành lập các công ty con hoặc góp vốn vào các công ty cổ phần, liên

8


Ngoài ra, nguồn nhân lực là một trong những nhân tố quyết định cho sự thành
công của một doanh nghiệp, vì vậy OCB đang xúc tiến thành lập trung tâm đào tạo để
đào tạo lại nguồn nhân lực, nâng cao kiến thức cho nhân viên; đồng thời xây dựng môi
trường văn hóa mang bản sắc Phương Đông và đề ra chiến lược phát triển, thu hút
nguồn nhân lực, tạo cơ hội thăng tiến để nhân viên gắn bó với hoạt động ngân hàng.
2.1.4. Ý nghĩa logo

Thứ nhất, nhìn vào lô-gô OCB sẽ hiểu ngay ngành hoạt động của OCB, vì tổng
thể lô-gô OCB là đồng tiền cổ, nói rõ ngành tài chính ngân hàng. Điều này rất quan

trọng, đây là điều đầu tiên mà mỗi lô-gô cần làm được, thể hiện rõ thông điệp ban đầu
cho ngành hoạt động.
Thứ hai, một nền tảng vững bền, một bệ đỡ bền vững trong hoạt động kinh
doanh là điều mà nhiều doanh nghiệp mong ước. Lô-gô OCB được nâng đỡ bằng hình
ảnh vuông và tròn, âm và dương, trời và đất, tạo một thế đứng vững bền của thương
hiệu.
Thứ ba, màu sắc lô-gô thường được sử dụng làm màu sắc chủ đạo của thương
hiệu. Tại OCB, màu vàng thể hiện sự sung túc ấm no, điều mong muốn của những
thành viên sáng lập dành cho tất cả các khách hàng của OCB. Một màu vàng no đủ,
phối hợp với màu xanh thiên nhiên tạo một cảm giác cam kết phục vụ chu đáo.
Việc thể hiện lô-gô mỗi doanh nghiệp mang một ý nghĩa sâu sắc, quan trọng là
ý nghĩa đó được khách hàng cảm nhận như thế nào. Lô-gô của Ngân hàng Phương
9


Đông (một thành phần của hệ thống nhận diện thương hiệu OCB) được khách hàng
cảm nhận rõ ràng, mang một thông điệp tốt cho thương hiệu và chiến lược phát triển
thương hiệu của doanh nghiệp.
2.2. Tổng quan về OCB Chi nhánh Thủ Đức
2.2.1. Giới thiệu
Chi nhánh Thủ Đức là một trong số những Chi nhánh của NHTMCP Phương
Đông. Để đáp ứng nhu cầu phát triển không ngừng với mục tiêu mở rộng huy mô hoạt
động của toàn hệ thống Ngân Hàng Phương Đông, ngày 15/07/02 Ngân Hàng Phương
Đông Chi nhánh Thủ Đức chính thức khai trương và đi vào hoạt động với các chức
năng như sau
a) Huy động vốn ngắn hạn, trung hạn, và dài hạn
Các hình thức tiền gởi thanh toán không kỳ hạn, có kỳ hạn, tiền gởi tiết kiệm
không kỳ hạn, có kỳ hạn cho các tổ chức kinh tế, cá nhân.
b) Cho vay
Theo mục đích vay

- Cho vay sản xuất kinh doanh.
- Cho vay mua xe ôtô.
- Cho vay sinh hoạt, tiêu dùng.
- Cho vay mua nhà ở, nền nhà.
- Cho vay cầm cố sổ tiết kiệm, số dư trên tài khoản.
Theo phương thức trả nợ
- Cho vay trả góp lãi gộp.
- Cho vay trả góp dư nợ giảm dần.
10


- Cho vay thông thường.
Theo thời hạn
- Cho vay ngắn hạn, trung hạn, dài hạn.
Thực hiện các dịch vụ ngân hàng
- Chuyển tiền nhanh trong nước.
- Chuyển tiền từ nước ngoài về Việt Nam.
- Chi trả hộ lương cho công nhân viên.
2.2.2. Mạng lưới hoạt động của OCB – Chi nhánh Thủ Đức
Trụ sở OCB Chi nhánh Thủ Đức đặt tại 390 Võ Văn Ngân, phường Bình Thọ,
Quận Thủ Đức.
Mạng lưới hoạt động của chi nhánh bao gồm địa bàn trong quận và các khu vực
lân cận như : Quận 2, Quận 9, Quận 12, Bình Dương, Đồng Nai… kể cả các quận nội
thành.
Vào 01/2006, Chi nhánh vừa mở thêm phòng giao dịch ở Đồng Nai nhằm phục
vụ cho nhu cầu giao dịch của Chi nhánh và mở rộng phạm vi hoạt động. Và đến năm
2008, đã tách thành chi nhánh.
Đầu 06/2007, phòng giao dịch quận 2 đi vào hoạt động góp phần mở rộng mạng
lưới của chi nhánh.
2.2.3. Tổ chức nhân sự tại chi nhánh

Nhân sự tại Chi nhánh được bố trí vào các phòng ban với chức năng sau :
- Giám đốc và phó giám đốc chi nhánh : 2 người.
- Phòng tín dụng trong đó có 1 phó phòng và 1 tổ trưởng.

11


- Phòng kế toán, trong đó có 1 trưởng phòng và 1 phó phòng.
- Phòng ngân quỹ, trong đó có 1 tổ trưởng.
- Phòng hành chánh.
- Đội bảo vệ.
- Nhân viên tài xế.
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Cơ Cấu tại Chi Nhánh
Giám Đốc
Chi nhánh

P.Giám Đốc
Chi nhánh

P.Hành chính

P.Tín dụng

P.Kế toán

P.Ngân quỹ

Nguồn: Phòng Hành Chính.
a) Giám đốc chi nhánh
Là người đứng đầu chi nhánh, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành công việc

hằng ngày của chi nhánh theo đúng pháp luật.
Chịu trách nhiệm trước tổng giám đốc, trước hội dồng quản trị, trước pháp luật
về việc làm của mình.
b) Phó giám đốc chi nhánh
Là người giúp giám đốc điều hành một số lĩnh vực trong phạm vi giám đốc
phân công và uỷ quyền.

12


Chịu trách nhiệm trước giám đốc, tổng giám đốc về các công việc.
c) Các phòng bộ phận nghiệp vụ
Phòng hành chánh
Tham mưu cho ban giám đốc công tác huy hoạch đào tạo cán bộ, và đề xuất các
vấn đề liên quan đến công tác nhân sự tại chi nhánh. Ngoài ra còn thực hiện chế độ
tiền lương, thi đua khen thưởng.
Đội bảo vệ: có chức năng đảm bảo an ninh cho ngân hàng 24/24 và 7 ngày/tuần.
Đội lái xe: có nhiệm vụ chở cán bộ ngân hàng trong các chuyến công tác.
Phòng kế toán
Thực hiện nhiệm vụ liên quan đến quá trình thanh toán thu chi theo yêu cầu của
khách hàng. Hạch toán chuyển khoản giữa ngân hàng với khách hàng, giữa các ngân
hàng với nhau.
Là nơi tiếp nhận chứng từ trực tiếp từ khách hàng, lưu trữ số liệu làm cơ sở cho
hoạt động của ngân hàng.
Phòng ngân quỹ
Thực hiện việc thu chi tiền mặt trên cơ sở có chứng từ phát sinh, đảm bảo thực
hiện chính xác chế độ kho quỹ.
Nơi bảo quản tiền mặt, các giấy tờ, chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp.
Phòng tín dụng
Có chức năng tham mưu với giám đốc trong việc quản lý hoạt động tín dụng

của chi nhánh, lựa chọn đối tượng, biện pháp cho vay đạt hiệu quả cao.
Trực tiếp thẩm định tài sản các dự án tín dụng và thường xuyên theo dõi khách
hàng để kịp thời phát hiện những khoản vay có vấn đề và sớm tìm ra những giải pháp
khắc phục.
13


×