Tải bản đầy đủ (.pdf) (101 trang)

KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH ĐIỆN TỬ THÁI DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.2 MB, 101 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN MUA BÁN HÀNG HÓA VÀ XÁC ĐỊNH
KẾT QUẢ KINH DOANH TẠI CÔNG TY TNHH
ĐIỆN TỬ THÁI DƯƠNG

NGUYỄN THỊ SỬU

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN NGÀNH KẾ TOÁN

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Kế Toán Mua Bán Hàng
Hóa và Xác Định Kết Quả Kinh Doanh tại Công Ty TNHH Điện Tử Thái Dương” do
Nguyễn Thị Sửu, sinh viên khoá 31, ngành Kế toán, đã bảo vệ thành công trước hội đồng
vào ngày………………………Tổ chức tại …………………………..Hội đồng chấm tốt
nghiệp khoa Kinh Tế, trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.

.

NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên con xin gởi lời cảm ơn sâu sắc nhất đến ba mẹ đã sinh thành, nuôi
dưỡng và luôn ở bên con để con có được như ngày hôm nay. Con cũng xin gởi lời biết ơn
đến những người thân đã luôn ủng hộ và động viên con trong suốt thời gian con học tập
xa nhà.
Em xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, các thầy cô Trường Đại Học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh cùng toàn thể thầy cô khoa kinh tế của trường đã luôn tận tình truyền
đạt cho em những kiến thức quý báu và kinh nghiệm trong suốt những năm học qua, giúp
em vững tin trên con đường học vấn và cả sự nghiệp trong tương lai. Và đặc biệt em xin
gởi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Nguyễn Thị Minh Đức đã luôn tận tình chỉ bảo và hướng

dẫn cho em trong suốt quá trình thực tập để em có thể hoàn thành khóa luận của mình
Qua thời gian thực tập tại Công Ty TNHH Điện Tử Thái Dương, tôi xin chân
thành cảm ơn tới ban giám đốc, các cô chú, anh chị đang làm việc tại công ty và đặc biệt
là anh Nguyễn Minh Cảnh kế toán trưởng của công ty đã giúp đỡ tạo điều kiện cho tôi
tiếp cận với công tác kế toán của công ty qua đó tôi đã hiểu biết hơn công việc thực tế
của ngành kế toán giúp tôi có được những kiến thức bổ ích, kinh nghiệm thực tế phục vụ
cho công việc của mình trong tương lai.
Cuối cùng tôi xin gởi lời cám ơn đến những người bạn đã luôn sát cánh bên tôi
trong suốt thời gian học tập tại trường.
Xin chân thành cảm ơn.

TP. Hồ Chí Minh. Ngày tháng năm 2009
Sinh viên: Nguyễn Thị Sửu


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ SỬU. Tháng 7 năm 2009. “Kế Toán Mua Bán Hàng Hóa Và Xác Định
Kết Qủa Kinh Doanh Tại Công TY TNHH Điện Tử Thái Dương”
NGUYEN THI SUU. July 2009. “Accouting For Purchasing And Selling Goods
Activies And Determining The Business Result At Thai Dương Electronics Co.,LTD.
Đề tài được thực hiện dựa trên nguồn số liệu thu thập chủ yếu tại phòng kế toán để mô tả
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, kết hợp với phỏng vấn nhân viên trong Công ty
Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu tình hình thực tế hạch toán kế toán mua bán
hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh tại Công ty TNHH Điện Tử Thái Dương. Qua
đó xem xét sự vận dụng của chế độ kế toán trong điều kiện thực tế và tìm ra những cách
hạch toán chưa hợp lý. Trên cơ sở so sánh với lý thuyết đã học về chế độ kế toán hiện
hành để đưa ra những nhận xét và kiến nghị về cách hạch toán phù hợp hơn giúp hoàn
thiện công tác kế toán tại Công ty đồng thời đưa ra một số ý kiến trong công tác kế toán
tại đơn vị giúp cho đơn vị hoạt động hiệu quả hơn.



MỤC LỤC
Trang
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
DANH MỤC CÁC HÌNH

viii

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

2

1.4. Cấu trúc của khóa luận

2


CHƯƠNG 2 TỔNG QUAN

3

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cty TNHH Điện Tử Thái Dương

3

2.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh chính

4

2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty

5

2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý

5

2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban

5

2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty

6

2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán


6

2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận

7

2.5. Đặc điểm công tác kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty

7

2.5.1. Hệ thống chứng từ

7

2.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng

8

2.5.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng và hình thức ghi sổ kế toán

8

2.6. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
CHƯƠNG 3 NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

9
10
10


3.1.1. Khái niệm về mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh

10

3.1.2. Kế toán mua bán hàng hóa

10

3.1.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

20

3.2. Phương pháp nghiên cứu

33
v


CHƯƠNG 4 KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

34

4.1.Đặc điểm hoạt động

34

4.2. Kế toán mua bán hàng hóa

34


4.2.1. Kế toán nghiệp vụ mua hàng

34

4.2.2. Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu

41

4.2.4. Tổ chức công tác quản lý kho

53

4.3. Kế toán xác định kết quả kinh doanh

53

4.3.1. Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh

53

4.3.2.Kế toán xác định kết quả hoạt động kinh doanh tài chính

60

4.3.3. Kế toán xác định kết quả hoạt động khác

62

4.3.4.Kế toán xác định kết quả kinh doanh


64

CHƯƠNG 5 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

70

5.1. Kết luận

70

5.2. Kiến Nghị

71

TÀI LIỆU THAM KHẢO

72

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BG

Báo giá

CP

Chi phí


CK

Chiết khấu

DN

Doanh nghiệp

ĐĐH

Đơn đặt hàng

ĐNMH

Đề nghị mua hàng

GTGT

Giá trị gia tăng



Giám đốc

BHXH

Bảo hiểm xã hội

BHYT


Bảo hiểm y tế

TSCĐ

Tài sản cố định

PNK

Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho

NH

Ngân hàng



Hóa đơn

KQKD

Kết quả kinh doanh

SXKD

Sản xuất kinh doanh


HH

Hàng hóa

TK

Tài khoản

TNDN

Thu nhập doanh nghiệp

QLDN

Quản lý doanh nghiệp

YCHH

Yêu cầu hàng hóa

NCC

Nhà cung cấp

GBC

Giấy báo có

GBN


Giấy báo nợ

NKC

Nhật ký chung
vii


DANH MỤC CÁC HÌNH

Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý

5

Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty

6

Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính

9

Hình 3.1. Quy trình Kế toán doanh thu thuần

20

Hình 3.2. Quy trình giá vốn hàng bán

21


Hình 3.3. Quy trình kế toán chi phí bán hàng

22

Hình 3.4. Quy trình kế toán chi phí quản lý doanh nghiệp

22

Hình 3.5. Quy Trình Kế Toán Doanh Thu Hoạt Động Tài Chính

23

Hình 3.6. Quy Trình Kế Toán Chi Phí Tài Chính

24

Hình 3.7. Quy Trình Kế Toán Thu Nhập Khác

25

Hình 3.8. Quy trình kế toán xác định kết quả kinh doanh

32

Hình 4.1. Lưu Đồ Chứng Từ Nghiệp Vụ Mua Hàng Trong Nước

37

Hình 4.2. Lưu Đồ Chứng Từ Nghiệp Vụ Mua Hàng Nhập Khẩu


43

Hình 4.3. Sơ Đồ Hạch Toán Kết Quả Kinh Doanh

69

viii


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Kinh tế Việt Nam đang từng bước đi lên để hòa nhập với nền kinh tế thế giới. Các
doanh nghiệp Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển song song là những thách thức mới, sự
cạnh tranh với hàng hóa nước ngoài. Xác định KQKD sau một thời gian hoạt động giúp
DN thấy được những điểm mạnh và những điểm còn hạn chế để từ đó xem xét, phân tích,
lựa chọn kế hoạch SXKD tối ưu nhất mang lại hiệu quả cao nhằm mục đích ngày càng
phát triển DN. Quá trình tiêu thụ hàng hóa sẽ mang lại cho DN lợi nhuận sau khi đã trừ đi
các khoản CP, thực hiện tốt quá trình mua bán hàng hóa sẽ đem lại cho DN duy trì tốt
hoạt động kinh doanh của mình. Một tổ chức kế toán hoạt động có hiệu quả có thể tổng
hợp, xử lý và cung cấp thông tin kịp thời và chính xác hỗ trợ đắc lực cho công tác quản
trị, giúp cho DN nhận ra điểm mạnh, điểm yếu, dự đoán đo lường trước những rủi ro,
thách thức để giảm thiểu thiệt hại có thể xảy ra.
Với những thảo luận nêu trên cùng với thực tế đặc điểm hoạt động kinh doanh của
Công Ty TNHH Điện Tử Thái Dương, em chọn đề tài: “Kế toán mua bán hàng hóa và xác
định kết quả kinh doanh tại Công Ty TNHH Điện Tử Thái Dương”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là tìm hiểu, phân tích, xem xét thực trạng công tác kế
toán và mô tả quá trình hạch toán mua bán hàng hóa và xác định KQKD tại Công Ty

TNHH Điện Tử Thái Dương. Từ kết quả nghiên cứu, đề tài đưa ra các nhận xét, đánh giá,
kiến nghị nhằm góp phần hoàn thiện hệ thống kế toán để hoạt động ngày càng có hiệu quả.


1.3. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Nghiên cứu công tác kế toán mua bán hàng hóa và xác định
KQKD tại Công Ty TNHH Điện Tử Thái Dương.
Phạm vi thời gian: Đề tài được tiến hành nghiên cứu từ 03/2009 đến 06/2009
1.4. Cấu trúc của khóa luận
Khóa luận bao gồm 5 chương:
Chương 1: Mở đầu: Nêu lý do, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc của
khóa luận.
Chương 2: Tổng quan: Giới thiệu về lịch sử hình thành và phát triển, cơ cấu tổ chức bộ
máy quản lý và bộ máy kế toán của Công ty, hình thức kế toán áp dụng
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Trình bày một số khái niệm, phương
pháp hạch toán của quá trình kế toán mua bán hàng hóa và xác định KQKD. Đồng thời
nêu rõ những phương pháp nghiên cứu được dùng để thực hiện khóa luận.
Chương 4: Kết quả và thảo luận: Mô tả công tác kế toán mua bán hàng hóa và xác định
KQKD tại Công ty, từ đó rút ra những nhận xét, phân tích, đánh giá hiệu quả của hoạt
động kế toán và hoạt động kinh doanh.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị: Đưa ra một số nhận định và trên cơ sở đó đưa ra một
số ý kiến về công tác kế toán mua bán hàng hóa và xác định KQKD tại Cty.

2


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Quá trình hình thành và phát triển Cty TNHH Điện Tử Thái Dương

Công ty TNHH Điện Tử Thái Dương (Thương hiệu SUNAUDI) tiền thân là cơ sở
sản xuất Loa, Amply thành lập từ năm 1997. Qua quá trình phát triển đến nay Công ty có
những lĩnh vực hoạt động sau
Về cơ cấu:

- Có đại lý khắp các tỉnh thành trên cả nước
- Đối tác của tập đoàn TTAL Salotion với mạng lưới hoạt động khắp các
nước

Về lĩnh vực hoạt động:
- Sản xuất, mua bán các thiết bị âm thanh, ánh sáng phục vụ cho giải trí gia đình, coffee,
bar, karaoke, biểu diễn chuyên nghiệp. Với các mặt hàng chính như: Loa, Ampli,
Karaoke, Power, Mixer, Micro, Trống, Các loại Đàn, Ánh sáng
- Nhà phân phối chính thức tại thị trường Việt Nam cho các hãng nổi tiếng như:
+ Về âm thanh: Mackie( Mỹ ), QSC( Mỹ ), EAW( Mỹ ), NEXO( Pháp ), PAL( Mỹ ) và
một số hãng khác
+ Ánh sáng: ROBE ( Đức ), Martin( Đan Mạch ), HB Laser( Đức ), SUREPRO( Ý), Spot
Light( Mỹ ), Audio Light (Singapore)…
+ Micro: Shure( USA ), DIS ( Đan Mạch ),…
+ Nhạc cụ: YAMAHA, ROLAND,…
+ Máy chiếu: Sharp, Sanyo, Panasonic, Sony,…
Công ty Thái Dương thông qua hệ thống phân phối các đại lý và trực tiếp lắp đặt cho
hàng chục ngàn công trình ca nhạc, câu lạc bộ khắp cả nước. Đặc biệt là hệ thống âm
thanh lạp thể cho các rạp chiếu bóng trên toàn quốc, chương trình mục tiêu quốc gia về


văn hóa cơ sở của sở văn hóa thông tin các tỉnh, các đoàn nghệ thuật, Trung tâm văn hóa

Tháng 11/2002 cơ sở sản xuất đã chính thức chuyển đổi thành “Công ty TNHH Điện Tử
Thái Dương”

Tên giao dịch: THAI DƯƠNG ELECTRONICS CO.,LTD
Địa chỉ trụ sở chính:158/3 Hoàng Hoa Thám – F12 – Tân Bình – Tp HCM
Điện thoại: 08.3.3 111 008

Mã số thuế: 0302801983

Fax: 08.3.8 114 456

E-mail:

Vốn điều lệ: 4.000.000.000 đồng
Giấy chứng nhận kinh doanh số: 4102012878 do Sở kế hoạch và đầu tư TPHCM cấp ngày
29/11/2002
2.2. Chức năng và ngành nghề kinh doanh chính
- Sản xuất, mua bán hàng điện tử và linh kiện từ năm 2002.
- Xây dựng dân dụng, trang trí nội thất từ năm 2002.
- Tư vấn kỹ thuật, thiết kế, lắp đặt, mua bán hàng điện, điện tử từ năm 2004.
- Mua bán thiết bị dạy học, thiết bị thể thao, thiết bị truyền hình từ năm 2004.
- Cho thuê âm thanh ánh sáng từ năm 2004

4


2.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của Công ty
2.3.1. Tổ chức bộ máy quản lý
Hình 2.1. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý
GIÁM ĐỐC

PHÒNG
HÀNH

CHÍNH,
KẾ TOÁN

PHÒNG
KINH
DOANH

PHÒNG
KỸ
THUẬT

XƯỞNG
SẢN XUẤT

PHÒNG
VẬT TƯ

Nguồn tin: Phòng Hành
Chính, Kế Toán
2.3.2. Chức năng nhiệm vụ của các phòng ban
Giám đốc:
- Là người đứng đầu Doanh nghiệp, có trách nhiệm điều hành mọi hoạt động kinh doanh
của Công ty.
- Là người tham gia đàm phán ký kết hợp đồng, giao dịch với khách hàng trong và ngoài
nước.
Phòng hành chính, kế toán:
- Viết hóa đơn, theo dõi công nợ, tính thuế lập các báo cáo. Nhập các dữ liệu vào máy tính
các nghiệp vụ kinh tế phát sinh và theo dõi đồng thời cung cấp thông tin cần thiết cho các
bộ phận.
- Cung cấp các thông tin về mặt tài chính cho các quyết định quản trị của Giám đốc. Thực

hiện việc hạch toán toàn bộ quá trình hoạt động kinh doanh, xác định kết quả kinh doanh,
lưu trữ chứng từ.
- Lập hệ thống báo cáo tài chính, thực hiện việc báo cáo kế toán với cơ quan chức năng.
5


- Quản lý hợp đồng lao động, hồ sơ nhân viên , giải quyết các chế độ chính sách cho nhân
viên.
- Tính lương, thưởng, phúc lợi cho toàn nhân viên của Công ty.
Phòng kinh doanh:
- Thu thập thông tin thị trường phục vụ cho kinh doanh.
- Xây dựng các chiến lược, quản lý khách hàng, quản lý hồ sơ kinh doanh.
- Xây dựng chính sách và mục tiêu kinh doanh từng thời kỳ theo chiến lược.
- Ghi nhận tập trung giải quyết các khiếu nại của khách hàng.
- Tiếp nhận yêu cầu, soạn thảo, tổ chức thực hiện hợp đồng.
- Xây dựng quản lý danh sách khách hàng, xác định thị trường.
Phòng kỹ thuật:
- Thực hiện lắp đặt, bảo trì, tư vấn kỹ thuật cho khách hàng
- Theo dõi và thực hiện dịch vụ bảo hành
Xưởng sản xuất: Công ty sản xuất kinh doanh hai mặt hàng là loa và ampli
Phòng vật tư: Lên kế hoạch dự trù vật tư cho quá trình sản xuất
2.4. Tổ chức công tác kế toán tại Công ty
2.4.1. Tổ chức bộ máy kế toán
Hình 2.2. Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán Của Công Ty
KẾ TOÁN
TRƯỞNG

KẾ TOÁN VIÊN

THỦ KHO


Nguồn tin: Phòng Hành
Chính, Kế Toán

6


2.4.2. Chức năng, nhiệm vụ của các bộ phận
- Kế toán trưởng: Giải quyết mọi việc có liên quan đến chức năng kế toán. Chịu trách
nhiệm tổ chức, điều hành toàn bộ công tác kế toán tại công ty theo chế độ quản lý kinh tế
của Nhà nước.
Làm nhiệm vụ tính toán xác định kết quả kinh doanh; lập bảng cân đối số phát sinh và
báo cáo tài chính hàng năm và các báo cáo khác…..
Kiểm tra việc ghi chép sổ sách kế toán, và chịu trách nhiệm trước ban Giám Đốc về
công tác kế toán tại Cty
- Kế toán viên: Lập hóa đơn bán hàng, phiếu chi, ghi chép các nghiệp vụ kinh tế phát
sinh. Theo dõi tình hình thực tế kế hoạch tiêu thụ, doanh thu bán hàng, tình hình thanh
toán của khách hàng, …
- Thủ kho: Tiếp nhận tổ chức sắp xếp loại hàng hóa, vật tư, lập phiếu xuất kho
Không tự ý nhập kho những mặt hàng không rõ lai lịch, nguồn gốc xuất sứ, những mặt
hàng không có chứng từ chứng minh do công ty mua.
Có nhiệm vụ: Khi có hiện tượng bất thường xảy ra đối với hàng hóa, vật tư trong kho
phải báo ngay cho người có trách nhiệm để xử lý kịp thời.
2.5. Đặc điểm công tác kế toán và các chính sách kế toán áp dụng tại Công ty
2.5.1. Hệ thống chứng từ
Chứng từ kế toán áp dụng trong công ty thực hiện theo đúng nội dung và phương pháp
lập trong quyết định 15/2006/QĐ – BTC. Hệ thống chứng từ công ty sử dụng gồm hai
loại: Chứng từ bắt buộc do BTC in và phát hành và chứng từ hướng dẫn do công ty lập, tự
thiết kế, in ấn.
+ Chứng từ bắt buộc:

- Hóa đơn GTGT.
- Hóa đơn thông thường.
+ Chứng từ hướng dẫn:
- Bảng chấm công
- Bảng thanh toán lương
- Bảng thanh toán tiền làm thêm giờ
7


- Bảng trích nộp các khoản theo lương
- Hợp đồng
- Phiếu nhập kho, Phiếu xuất kho
- Biên bản kiểm kê hàng hóa
2.5.2. Hệ thống tài khoản sử dụng
Công ty sử dụng hệ thống TK kế toán căn cứ theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC
ngày 20/03/2006 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính về việc ban hành chế độ kế toán doanh
nghiệp, được áp dụng kể từ ngày 01/07/2006. Công ty sử dụng TK mở rộng tới cấp 2 và
một số tài khoản được mở chi tiết theo từng khoản mục để theo dõi.
2.5.3. Hình thức sổ kế toán áp dụng và hình thức ghi sổ kế toán
+ Hình thức sổ kế toán: Công ty thực hiện hệ thống sổ sách kế toán theo quy định về
sổ kế toán trong Luật Kế toán, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và chế độ kế
toán theo quyết định số 15/2006/QĐ- BTC. Công ty áp dụng hình thức sổ kế toán Nhật ký
chung với các loại sổ kế toán chủ yếu sau:
- Sổ Nhật ký chung
- Sổ cái tài khoản
+ Hình thức ghi sổ: Công ty thực hiện công tác kế toán trên máy vi tính bằng phần
mềm kế toán Excel, kế toán trưởng tự thiết kế theo nguyên tắc của hình thức nhật ký
chung, có thể in ra đầy đủ các sổ kế toán và các báo cáo tài chính theo quy định
Ghi sổ: Hàng ngày căn cứ vào các chứng từ đã kiểm tra được dùng làm căn cứ ghi sổ, kế
toán nhập liệu vào máy tính, chương trình sẽ tự động ghi vào sổ nhật ký chung, sổ cái TK

Cuối tháng kế toán thực hiện các thao tác khóa sổ và lập báo cáo thuế, báo cáo tài chính
theo quy định.

8


Hình 2.3. Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán Thông Qua Phần Mềm Trên Máy Vi Tính

CHỨNG TỪ
KẾ TOÁN

BẢNG TỔNG
HỢP CHỨNG
TỪ KẾ TOÁN
CÙNG LOẠI

SỔ KẾ TOÁN
- Sổ tổng hợp

PHẦN MỀM KẾ
TOÁN

- Sổ chi tiết

- Báo cáo tài chính

- Báo cáo kế toán
quản trị

MÁY VI TÍNH


Nguồn tin: Phòng Hành
Chính, Kế Toán
Nhập số liệu hàng ngày
In sổ, báo cáo cuối tháng, cuốinăm
Quan hệ đối chiếu
2.6. Các chính sách kế toán áp dụng tại công ty
- Chế độ kế toán áp dụng: Chế độ Kế toán Việt Nam
- Năm tài chính: Năm tài chính của công ty bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào 31/12
hàng năm
- Tiền tệ trong sổ sách kế toán: Tiền đồng Việt nam
- Nguyên tắc ghi nhận TSCĐ: Nguyên giá
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng
- Nguyên tắc đánh giá hàng tồn kho: Ghi nhận theo giá gốc
- Phương pháp tính giá trị hàng tồn kho: Theo phương pháp bình quân gia quyền

9


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm về mua bán hàng hóa và xác định kết quả kinh doanh
a) Mua bán hàng hóa
Hàng hóa là sản phẩm được các Công ty thương mại mua về để bán ra trong hoặc
ngoài nước nhằm phục vụ nhu cầu tiêu dùng của xã hội. Trong lĩnh vực kinh doanh
thương mại HH được phân theo các ngành hàng như:
+ Hàng vật tư, thiết bị, điện tử
+ Hàng công nghệ thực phẩm, tiêu dùng

+ Hàng lương thực, thực phẩm
Mua bán hàng hóa là quá trình đưa sản phẩm từ lĩnh vực sản xuất sang lĩnh vực tiêu
dùng nhằm đáp ứng nhu cầu thị trường.
b) Xác định kết quả kinh doanh
Kết quả hoạt động kinh doanh thuần là số chênh lệch giữa doanh thu thuần và giá
vốn hàng bán (gồm cả sản phẩm hàng hóa, lao vụ, dịch vụ) + chi phí bán hàng + chi phí
quản lý DN
3.1.2. Kế toán mua bán hàng hóa
a) Kế toán quá trình mua hàng
Quá trình mua hàng là quá trình thực hiện quan hệ trao đổi khi đơn vị mất quyền sở
hữu về tiền và được quyền sở hữu về hàng, là yếu tố đầu vào để DN bắt đầu hoạt động
kinh doanh. Việc mua hàng được thực hiện và kiểm soát để đảm bảo sản phẩm mua vào
phù hợp với các yêu cầu mua sản phẩm đã quy định


Công ty tổ chức đánh giá và lựa chọn người cung ứng dựa trên khả năng cung cấp sản
phẩm phù hợp với các yêu cầu của Công ty
Kế toán mua hàng trong nước
* Đặc điểm nghiệp vụ mua hàng
Quá trình mua hàng trong nước áp dụng cho tất cảc các loại hàng hóa và dịch vụ
bao gồm:
- Nhóm hàng hóa: Nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ…
- Nhóm dịch vụ: Thuê máy móc thiết bị, thuê nhà xưởng, thuê phương tiện vận
chuyển…..
* Các phương thức mua hàng
- Nghiệp vụ mua hàng được thực hiện theo hai phương thức mua hàng trực tiếp và
phương thức chuyển hàng
+ Mua hàng trực tiếp: Bên bán sẽ căn cứ vào hợp đồng đã ký kết chuyển hàng cho dơn
vị mua theo kế hoạch và giao hàng tại địa điểm đã thỏa thuận trong hợp đồng
+ Phương thức chuyển hàng: Là phương thức người mua sẽ cử người đại diện của

mình đến địa điểm quy định trong hợp đồng của người bán để nhận hàng. Sau khi
nhận hàng, quyền sở hữu HH sẽ chuyển giao cho người mua.
- Nguyên tắc ghi nhận:
+ Bên bán đã chuyển giao quyền sở hữu cho bên mua
+ Bên bán đã chuyển giao phần lớn rủi ro của hàng hóa bên mua
+ Bên mua đã chấp nhận thanh toán tiền mua hàng cho bên bán
+ Việc thanh toán của bên mua cho bên bán là chắc chắn
-

Chứng từ
+ Hợp đồng kinh tế
+ Hóa đơn GTGT hay hóa đơn bán hàng thông thường
+ Phiếu nhập kho
+ Biên bản kiểm nhận hàng hóa
+ Phiếu chi, giấy báo nợ, giấy thanh toán tạm ứng…
11


Trong trường hợp mua không đúng quy cách, số lượng, phẩm chất so với hóa đơn
chứng từ thì lập thêm một biên bản gởi cho bên bán kèm theo các chứng từ có liên
quan để giải quyết.
* Phương pháp xác định giá thực tế mua của hàng hóa
Giá nhập kho hạch toán theo giá trị mua hàng
Giá mua hàng = Giá trên hóa đơn
* Phương pháp hạch toán
- Tài khoản sử dụng
TK 151: Hàng mua đang đi trên đường
TK 156: Hàng hóa

+TK 1561: Giá mua hàng hóa


Định khoản các nghiệp vụ kinh tế phát sinh:
(1) Trong kỳ, khi mua HH nhập kho, căn cứ vào HĐ mua hàng và PNK kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): Trị giá hàng mua theo HĐ
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 141, 311: Tổng giá thanh toán
Trường hợp hàng mua về chuyển bán thẳng không qua nhập kho kế toán ghi:
Nợ TK 632: Trị giá mua theo hóa đơn của hàng hóa
Nợ TK 157: Trị giá mua theo hóa đơn hàng gởi đi bán
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 141, 311: Tổng giá thanh toán
Trường hợp đã nhận được hóa đơn nhưng hàng chưa nhập kho
Nợ TK 151: Giá mua theo hóa đơn
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 111, 112, 331, 141, 311: Tổng giá thanh toán
Khi hàng nhập kho ghi:
Nợ TK 1561
Có TK 151
(2) Trường hợp đơn vị xuất kho hàng hóa để sơ chế, phân loại chọn lọc làm tăng giá trị
và khả năng tiêu thụ của HH
12


Phản ánh trị giá mua thực tế hàng hóa xuất kho:
Nợ TK 154
Có TK 156 (1561)
Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình sơ chế
Nợ TK 154
Có TK 111, 112, 331, 141, 334, 338
Phản ánh trị giá thực tế HH sau khi sơ chế nhập lại kho bằng trị giá mua thực tế xuất

kho cộng chi phí sơ chế
Nợ TK 156 (1561)
Có TK 154
Trường hợp được người bán giảm giá về lô hàng đã nhập vì lý do HH đó không
đúng quy cách, phẩm chất như hợp đồng đã quy định
Nợ TK 331, 111, 112
Có TK 156
Có TK 133
Trường hợp HH mua về làm thủ tục kiểm nhận nhập kho và phát sinh thừa thiếu
so với HĐ, bộ phận kiểm nhận hàng lập biên bản thành ba liên. Một liên giao cho
phòng cung ứng, một giao cho phòng kế toán và một bản giao cho đơn vị bán vật tư
hàng hóa.
- Trường hợp thiếu so với HĐ: Căn cứ vào HĐ và biên bản kiểm nghiệm Kế toán ghi:
Nợ TK 156 (1561): Trị giá hàng hóa thực nhập
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Nợ TK 1381: Hàng thiếu chờ xử lý
Có TK 331
- Trường hợp thừa so với HĐ: Chỉ nhập kho theo số lượng ghi trên HĐ, phần thừa giữ
hộ cho người bán. Căn cứ vào HĐ, PNK Kế toán ghi:
Nợ TK 1561: Trị giá hàng mua thực nhập
Nợ TK 133: Thuế GTGT đầu vào
Có TK 331: Tổng giá thanh toán
13


Đồng thời căn cứ biên bản kiểm nghiệm và HĐ phản ánh trị giá giữ hộ
Ghi đơn

Nợ TK 002


Khi xuất trả lại bên bán Ghi đơn

Có TK 002

Kế toán nghiệp vụ mua hàng nhập khẩu
* Đặc điểm nghiệp vụ nhập khẩu
Hàng hóa nhập khẩu là hàng hóa thương nhân nước ta mua của thương nhân nước
ngoài theo các hợp đồng kinh tế đã ký kết
Hàng hóa được coi là nhập khẩu khi có xác nhận của Hải quan Việt Nam
* Hình thức nhập khẩu
- Nhập khẩu trực tiếp
Thủ tục, chứng từ nhập khẩu hàng hóa
+ Ký kết hợp đồng kinh tế
+ Mở L/C: Nếu hợp đồng quy định trả bằng L/C thì người nhập khẩu phải làm đơn
xin mở L/C đến Ngân hàng. Thời gian mở L/C nếu hợp đồng không quy định thì
phụ thuộc vào thời gian giao hàng. Đơn vị căn cứ vào các điều khoản hợp đồng
nhập khẩu tiến hành lập: “Giấy xin mở tín dụng” khoản nhập khẩu.
+ Giấy xin mở tín dụng khoản nhập khẩu kèm theo bản sao hợp đồng gởi đến Ngân
hàng cung cấp với hai ủy nhiệm chi: một ủy nhiệm chi trả phí cho Ngân hàng, một
ủy nhiệm chi về việc mở L/C. Trường hợp đơn vị không có số dư tài khoản ngoại
tệ thì phải làm hợp đồng tín dụng xin vay ngoại tệ để ký quỹ mở L/C.
+ Thuê phương tiện vận tải, mua bảo hiểm (trường hợp mua theo giá FOB)
+ Giao nhận hàng hóa nhập khẩu
+ Kiểm tra hàng hóa nhập khẩu
+ Làm thủ tục khai báo Hải quan, đóng thuế nhập khẩu
+ Thanh toán cho nhà cung cấp
* Phương pháp xác định giá mua thực tế của hàng nhập khẩu
Giá nhập kho = Giá CIF + Thuế nhập khẩu
Giá CIF thường là: Tiền hàng + Chi phí bảo hiểm + Chi phí vận chuyển
14



* Phương pháp hạch toán
- Nhập khẩu trực tiếp
(1) Ký quỹ mở L/C
Nợ TK 144
Có TK 112, 331
(2) Căn cứ vào PNK và các chứng từ liên quan đến nhập khẩu để phản ánh trị giá
hàng hóa nhập khẩu trực tiếp đã được nhập kho
Nợ TK 1561: Trị giá hàng theo tỷ giá thực tế
Có TK 331: Theo tỷ giá thực tế
(3) Nộp thuế nhập khẩu và thuế GTGT hàng nhập khẩu
Nợ TK 3333
Nợ TK 33312
Có TK 111, 112
(4) Phản ánh thuế nhập khẩu phải nộp
Nợ TK 1561
Có TK 3333
(5) Thuế GTGT hàng nhập khẩu được khấu trừ
Nợ TK 133
Có TK 33312
(6) Phản ánh chi phí phát sinh trong quá trình mua hàng nhập khẩu (chi phí kiểm
dịch, bốc vác, lưu kho lưu bãi)
Nợ TK 156 (1562)
Có TK 111, 112, 141, 331
(7) Nếu hàng nhập khẩu đã về đến cảng nhưng đến cuối kỳ chưa làm xong thủ tục
Hải quan để được nhận về nhập kho. Kế toán ghi:
Nợ TK 151: Tỷ giá thực tế
Có TK 331: Tỷ giá thực tế


15


Sau khi nhập hàng:
Nợ TK 1561: Tỷ giá thực tế phát sinh
Có TK 151: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận mua hàng
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào bên Nợ TK 515 hoặc bên Có
TK 635
Trường hợp hàng hóa sau khi kiểm nhận không nhập kho mà chuyển cho khách hàng
hoặc bán trực tiếp cho người mua tại ga, cảng
Nợ TK 157: Trị giá hàng nhập khẩu chuyển đi bán – tỷ giá thực tế
Nợ TK 632: Trị giá mua hàng nhập khẩu bán tại ga, cảng- tỷ giá thực tế
Có TK 151: Tỷ giá thực tế lúc ghi nhận hàng mua
Khoản chênh lệch tỷ giá hối đoái được ghi nhận vào bên Nợ TK 515 hoặc bên Có
TK 635
b) Kế toán quá trình bán hàng
* Đặc điểm của quá trình bán hàng
Bán hàng là khâu cuối cùng trong hoạt động SXKD của DN thương mại. Thông
qua bán hàng DN sẽ thu được tiền hoặc người mua chấp nhận thanh toán
Kế toán lập hóa đơn bán hàng (mẫu hóa đơn không thuế GTGT số 01 a – BH hoặc
mẫu hóa đơn GTGT số 01- GTGT – 3LL) và PXK để làm căn cứ xuất hàng.
* Phương thức bán hàng
Nghiệp vụ bán hàng được thực hiện thông qua hai hình thức bán buôn và bán lẻ
Hình thức bán lẻ: là bán trực tiếp cho người tiêu dùng, đặc điểm của bán lẻ là chấm
dứt khâu lưu thông đi vào khâu tiêu dùng.
Hình thức bán buôn: là việc bán cho các công ty thương mại hoặc các DN sản xuất
để tiếp tục sản suất. Đặc trưng của bán buôn là bán với số lượng lớn và hàng hóa chưa
đến tay người tiêu dùng.
* Chứng từ thủ tục xuất hàng
Khi có nhu cầu lấy hàng ra khỏi kho, nhân viên bán hàng có trách nhiệm cung cấp

cho khách hàng đơn đặt hàng hoặc hợp đồng kinh tế đã được các bên ký kết.
16


Kế toán hàng hóa kiểm tra kho và xuất hóa đơn GTGT - giao hóa đơn ( liên 2 và liên
3) do nhân viên bán hàng xuống kho nhận hàng và đi giao cho khách hàng. Sau đó nhận
về liên 3 khi khách hàng đã ký nhận.
* Đặc điểm các nghiệp vụ bán hàng
Bán hàng trực tiếp
(1) Giao hàng tại kho của DN
Phản ánh doanh thu bán hàng theo giá bán
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Đồng thời phản ánh giá vốn hàng hóa đã xác định tiêu thụ
Nợ TK 632
Có TK 156
(2) Giao hàng tại kho bên mua hay tại một địa điểm thỏa thuận trong hợp đồng
Phản ánh hàng hóa xuất gửi đi bán theo hợp đồng
Nợ TK 157
Có TK 156
Khi xác định hàng gửi đi bán đã tiêu thụ
Nợ TK 111, 112, 131
Có TK 511
Có TK 3331
Đồng thời ghi nhận giá vốn hàng bán
Nợ TK 632
Có TK 157
Trường hợp HH chuyển đi bán theo hợp đồng bị từ chối trả lại, nhập lại kho
Nợ TK 156

Có TK 157

17


×