Tải bản đầy đủ (.pdf) (89 trang)

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NNo PTNT HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BRVT

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (723.16 KB, 89 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

TÌM HIỂU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH CHO VAY TÍN
DỤNG CỦA NGÂN HÀNG NNo & PTNT
HUYỆN ĐẤT ĐỎ TỈNH BR-VT

NGUYỄN THỊ TUYẾT SƯƠNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Tìm hiểu và đánh giá
tình hình cho vay tín dụng của ngân hàng NNo & PTNT huyện Đất Đỏ tỉnh BR-VT”,
do Nguyễn Thị Tuyết Sương, sinh viên khóa 31, ngành Kinh tế Nông Lâm, đã bảo vệ
thành công trước hội đồng vào ngày____________________.

Th.S. Lê Văn Lạng
Người hướng dẫn,

Ký tên, ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày



tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ký tên, ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Sau thời gian thực tập tại địa bàn huyện Đất Đỏ, tôi đã hoàn thành đợt thực tập
với đề tài tìn hiểu " tìm hiểu và đánh giá tình hình hoạt động cho vay tín dụng của
Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Huyện Đất Đỏ tỉnh Bà RịaVũng Tàu". Ngoài nỗ lực cố gắng của bản thân còn có sự giúp đỡ tận tâm và nhiệt tình
của thầy cô, quý cơ quan thực tập, bạn bè cùng với gia đình.
Với lòng biết ơn sâu sắc, con xin gửi đến cha, mẹ cùng những người thân với
lời cảm ơn chân thành đã nuôi dưỡng, chỉ bảo và động viên con trong suốt quá trình
học tập để con có được như ngày hôm nay.
Vô cùng cảm ơn thầy Lê Văn Lạng đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo tôi trong thời
gian thực tập để tôi có thể hoàn thành tốt luận văn tốt nghiệp cùng với nhiều thầy cô
khác
Cảm ơn tất cả các cô chú, anh chị lãnh đạo tại uỷ ban nhân dân huyện Đất Đỏ

đã nhiệt tình giúp đỡ, cung cấp tài liệu.
Xin gửi lời cảm ơn đến tất cả những người đã cùng trao đổi, chia sẻ với tôi
trong suốt quá trình hoàn thành luận văn tốt nghiệp
Sau cùng, xin chúc quý thầy cô, các cô chú và anh chị tại uỷ ban lời chúc sức
khoẻ.
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Tuyết Sương.


NỘI DUNG TÓM TẮT
Nguyễn Thị Tuyết Sương. Tháng 7 năm 2009. “Tìm hiểu và đánh giá hoạt
động cho vay tín dụng của ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt
Nam Huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu”.
Nguyen Thi Tuyet Suong. July 2009. "An assessement of crediting activities
in AgriBank, Dat Do district, Ba Ria Vung Tau Province".
Đề tài " tìm hiểu và đánh giá hoạt động cho vay tín dụng của ngân hàng nông
nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam Huyện Đất Đỏ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu " được
thực hiện dựa trên việc tiến hành thu thập số liệu tại ngân hàng phát triển nông nghiệp
nông thôn huyên Đất Đỏ cùng 1 số tài liệu có liên quan để đánh giá các chỉ tiêu, tìm ra
những ưu thế cũng như các mặt còn hạn chế của hoạt động cho vay tín dụng. Từ đó đề
xuất những giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của ngân hàng như phát triển
các sản phẩm tín dụng mới đáp ứng nhiều hơn nhu cầu của người dân trong thời gian
tới, từ đó thu về lợi nhuận nhiều hơn cho ngân hàng cũng như góp phần vào chiến lược
phát triển của huyện.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


viii

DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU

ix

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

U

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

U

1.1

Đặt vấn đề

1

1.2


Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

2

1.2.1

Mục tiêu ngiên cứu

2

1.2.2

Phạm vi nghiên cứu

2

1.3

Cấu trúc của luận văn

2

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN
2.1

4

Tổng quan địa bàn nghiên cứu

4


2.1.1

Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên

4

2.1.2

Điều kiện kinh tế xã hội

4

2.1.3

Công tác quản lý tài nguyên, môi trường.

8

2.1.4

Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của huyện

2.2

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đất Đỏ

13
14


2.2.1

Giới thiệu

14

2.2.2

Tổng quan về ngân hàng Huyện Đất Đỏ:

14

2.2.3

Một số quy định về thủ tục và mục đích sử dụng vốn vay tại ngân hàng

huyện Đất Đỏ

17

2.2.4

Cách thức cấp vốn và thời hạn

19

2.2.5

Lãi suất cho vay


20

2.2.6

Thu nợ và lãi

20

2.2.7

Sơ đồ và các yếu tố của quy trình vay vốn

21

2.2.8

Bộ hồ sơ vay vốn đối với các đối tượng

24

CHƯƠNG 3. CƠ SƠ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
U

3.1

Cơ sở lí luận

3.1.1

26

26

Khái niệm tín dụng

26
v


3.1.2

Sự ra đời và chức năng của tín dụng

26

3.1.3

Vai trò của tín dụng và phân loại tín dụng

27

3.2

Những vấn đề hoạt động tín dụng của ngân hàng nước ta

28

3.2.1

Phạm vi áp dụng


28

3.2.2

Nguyên tắc và điều kiện tín dụng

29

3.2.3

Các hình thức cho vay

29

3.3

Phương pháp nghiên cứu

29

3.3.1

Phương pháp thu thập số liệu

29

3.3.2

Phương pháo xử lí số liệu


29

3.3.3

Các chỉ tiêu phân tích

30

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

33

4.1

Hiệu quả hoạt động của ngân hàng qua hai năm 2007 và 2008

33

4.2

Hoạt động tín dụng của NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ 2007 và 2008

34

4.2.1

Nguồn vốn hoạt động của NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ 2007 và 2008

34


4.2.2

Nguồn vốn huy động của NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ 2007và 2008

37

4.3

Tình hình đầu tư của ngân hàng qua hai năm 2007 và 2008

4.3.1

Doanh số cho vay của ngân hàng qua hai năm 2007 và 2008

39
40

4.3.2. Tình hình đầu tư cho vay hộ sản xuất kinh doanh của ngân hàng

43

4.3.3

Tình hình cho vay phân theo đối tượng và mục đích sử dụng vốn

44

4.3.4

Tình hình cho vay doanh nghiệp


46

4.3.5

Tình hình cho vay phân theo hình thức

49

4.4

Tình hình thu nợ của ngân hàng qua hai năm 2007 và 2008

51

4.4.1

Doanh số thu nợ phân theo thời gian

51

4.4.2.

Doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế

53

4.5

Tình hình dư nợ của ngân hàng qua hai năm 2007 và 2008


4.5.1
4.5.2.

Tình hình dư nợ của ngân hàng phân theo thời gian
Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế

55
55
55

4.6. Tình hình điều tra thực tế

57

4.7 Thực trạng nợ quá hạn, nợ xấu tại ngân hàng Nno & PTNT huyện Đất Đỏ

61

4.7.1

Tình hình nợ quá hạn

62

4.7.2.

Tình hình nợ xấu

65

vi


4.8. Tình hình nợ xoá

72

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

73

5.1

Kết luận

73

5.2.

Kiến nghị

74

TÀI LIỆU THAM KHẢO

76

vii



DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
NH No & PTNT VN

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt Nam

QSD

Quyền sử dụng

BR-VT

Bà Rịa Vũng Tàu

ATTP

An toàn thực phẩm

UBND

Ủy ban nhân dân

QĐ-HĐQT

Quyết định- Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

CMND


Chứng minh nhân dân

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

Cty

Công ty

CN-TTCN

Công nghiệp- tiểu thủ công nghiệp

TM-DV

Thương mại- dịch vụ

TG

Tiền gửi

KT

Kinh tế

NV

Nguồn vốn


∑ DN

Tổng dư nợ

NQH

Nợ quá hạn

QH

Quá hạn

NX

Nợ xấu

SXKD

Sản xuất kinh doanh

NH

Ngân hàng

DPRR

Dự phòng rủi ro

HĐQT


Hội đồng quản trị

XLRR

Xử lí rủi ro

KHTH

Kế hoạch tổng hợp

CV

Công Văn

viii


DANH MỤC CÁC BẢNG BIỂU
Bảng 2.1. Số lượng cán bộ công nhân viên tại ngân hàng NNo & PTNT huyện Đất Đỏ 15
Bảng 4.1. Hiệu quả hoạt động của ngân hàng qua 2 năm 2007 – 2008

33

Bảng 4.2. Lãi suất tiển gửi biến động qua 2 năm 2007 – 2008

34

Bảng 4.3. Lãi suất tiết kiệm bình quân/tháng


35

Bảng 4.4. Cơ cấu về nguồn vốn của ngân hàng qua 2 năm 2007 - 2008

35

Bảng 4.5. Tình hình huy động vốn của ngân hàng qua hai năm 2007-2008

37

Bảng 4.6. Tổng doanh số cho vay của ngân hàng qua 2 năm 2007 - 2008

40

Bảng 4.7. Lãi suất cho vay của ngân hàng qua 2 năm 2007 - 2008

42

Bảng 4.8. Lãi suất cho vay bình quân/tháng qua 2 năm 2007 - 2008

42

Bảng 4.9. Tổng doanh số cho vay hộ SXKD qua 2 năm 2007 - 2008

43

Bảng 4.10. Doanh số cho vay phân theo ngành kinh tế của ngân hàng năm 2007- 2008 44
Bảng 4.11. Doanh số cho vay theo thời hạn sử dụng vốn vay

45


Bảng 4.12. Tình hình cho vay doanh nghiệp qua 2 năm 2007 – 2008

47

Bảng 4.13. Phân phố địa bàn quản lí của mỗi cán bộ tín dụng

48

Bảng 4.14. Hình thức vay có đảm bảo bằng tài sản qua 2 năm 2007

49

Bảng 4.16. Doanh số thu nợ của ngân hàng qua 2 năm 2007 - 2008

51

Bảng 4.17. Tình hình thu nợ đối với hộ sản xuất kinh doanh qua 2 năm 2007 - 2008

52

Bảng 4.18. Cơ cấu doanh số thu nợ phân theo ngành kinh tế qua 2 năm 2007 -2008

54

Bảng 4.19. Dư nợ của ngân hàng phân theo thời gian

55

Bảng 4.20. Tình hình dư nợ phân theo ngành kinh tế qua 2 năm 2007 - 2008


56

Bảng 4.21: Tần suất của các biến định tính

57

Bảng 4.22. Tình hình nợ quá hạn phân theo thời gian của ngân hàng năm 2007 - 2008 62
Bảng 4.23. Cơ cấu nợ quá hạn phân theo ngành kinh tế qua 2 năm 2007 - 2008

63

Bảng 4.24. Tình hình nợ xấu của ngân hàng qua 2 năm 2007 -2008

66

Bảng 4.25. Tình hình nợ xấu phân theo hình thức qua 2 năm 2007 - 2008

67

Bảng 4.26. Tình hình nợ xấu phân theo đối tượng qua 2 năm 2007 - 2008

69

Bảng 4.27. Tình hình nợ xóa của ngân hàng NNo & PTNT huyện Đất Đỏ

72

Bảng 5.1.


75

Dự kiến tăng dư nợ năm 2009
ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ đồ tổ chức tại NHNo & PTNT Đất Đỏ

17

Hình 2.2. Quy trình xét duyệt cho vay vốn

21

Hình 3.1. Sơ đồ hoạt động tín dụng

27

Hình 3.2. Tác động giữa ngân hàng và hộ vay

32

x


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Bảng câu hỏi
Phụ lục 2. Hợp đồng tín dụng


xi


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1

Đặt vấn đề
Trong quá trình hội nhập kinh tế thị trường hiện nay nhu cầu vốn đầu tư cho

hoạt động sản xuất nói chung và sản xuất nông nghiệp nói riêng là rất lớn. Đối với
những Quốc gia đang phát triển nói chung và với Việt Nam nói riêng thì nông nghiệp
là ngành giữ vai trò chủ đạo làm bàn đạp cho tất cả các ngành khác phát triển. Do vậy,
nông nghiệp nông thôn là khu vực kinh tế có nhiều ảnh hưởng đối với toàn xã hội,
nhưng nhìn chung khu vực này còn rất nghèo nàn và lạc hậu, cơ sở hạ tầng kém phát
triển, những thiếu thốn trên bắt nguồn từ thiếu vốn cho sản xuất và chưa được đầu tư
đúng mức cho sản xuất nông nghiệp mà ra. Chính vì thế hoạt động tín dụng đã phát
sinh, phần nào đã đáp ứng được nhu cầu vốn của các hộ dân cũng như các tổ chức kinh
doanh.
Lĩnh vực tín dụng là lĩnh vực mang lại lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng trong
quá trình kinh doanh. Vì thế các Ngân hàng Việt Nam nói chung và hệ thống Ngân
hàng Nông nghiệp và phát triển nông thôn Việt nam nói riêng đã ra sức phát triển sản
phẩm và dịch vụ của mình để hấp dẫn khách hàng mở rộng đầu tư tín dụng đa dạng
hơn nhiều so với 5 năm trước đó.
Thị trấn Đất Đỏ thuộc Huyện Đất Đỏ Tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu là vùng đang được
đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng mới. Cơ cấu kinh tế còn phát triển chậm người dân sống
chủ yếu dựa vào sản xuât nông nghiệp là chính. Nhưng người dân thị trấn đang từng
bước thay đổi cơ cấu theo chiều hướng đa dạng hoá các ngành nghề. Vì thế, đối với
người dân hoạt động tín dụng đã và đang mở ra cho họ những cơ hội sản xuất và kinh

doanh có hiệu quả hơn.
Nhận thấy tầm quan trọng của nguồn vốn tín dụng đối với người dân và hướng
tới chiến lược phát triển kinh tế của thị trấn tôi quyết định thực hiện đề tài nghiên cứu,


1.2

Mục tiêu, phạm vi nghiên cứu

1.2.1 Mục tiêu ngiên cứu
Mục tiêu chung:
Tìm hiểu và đánh giá hoạt động cho vay tín dụng của Ngân hàng nông nghiệp
và phát triển nông thôn Việt nam huyện Đất Đỏ.
Mục tiêu cụ thể:
Tìm hiểu quy trình nghiệp vụ cho vay.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của việc cho vay tín dụng hộ sản xuất kinh doanh
qua 2 năm 2007-2008 để thấy được việc huy động vốn tại địa phương.
Đưa ra những giải pháp phát huy những mặt tích cực và hạn chế mặt tiêu cực
góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng của Ngân hàng nói chung và tình hình
cho vay hộ sản xuất nói riêng.
1.2.2 Phạm vi nghiên cứu
Không gian: tiến hành điều tra và thu thập số liệu tại Ngân hàng nông nghiệp và
phát triển nông thôn Huyện Đất Đỏ
Thời gian nghiên cứu của đề tài: đánh giá các hoạt động vay vốn của người dân
trong 2 năm 2007-2008 và có thể là 2006-2007
Thời gian bắt đầu thực hiện nghiên cứu là 15/3 đến 15/6.
1.3

Cấu trúc của luận văn
Chương 1: MỞ ĐẦU

Phần này bao gồm lý do chọn đề tài, mục tiêu và nội dung nghiêm cứu, thời

gian và địa điểm thực hiện đề tài
Chương 2: TỔNG QUAN
Giới thiệu tổng quát về địa bàn huyện Đất Đỏ thuận lợi và khó khăn của địa
phương.
2


Giới thiệu sơ lược Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Huyện Đất
Đỏ. Lịch sử hình thành, tình hình hoạt động...
Chương 3: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Trình bày khái niệm và phương pháp chủ yếu sử dụng trong đề tài các vấn đề
có liên quan đến tín dụng ngân hàng và các chỉ tiêu đánh giá.
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.
Đánh giá hiệu quả hoạt động của ngân hàng qua 2 năm 2007-2008, tình hình
hoạt động, tình hình đầu tư của ngân hàng, các hình thức cho vay của ngân hàng, tình
hình thu nợ, dư nợ của ngân hàng qua 2 năm hoạt động.
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trên cơ sở phân tích của chương 4 rút ra kết luận và kiến nghị, một số giải
pháp giúp ngân hàng hoạt động hiệu quả hơn.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1


Tổng quan địa bàn nghiên cứu

2.1.1 Vị trí địa lí và điều kiện tự nhiên
Huyện Đất Đỏ được thành lập cuối năm 2003 trên cơ sở chia cắt từ huyện
Long Đất cũ theo nghị định 152/203/ND/CD, ngày 9/12/2003 của Chính phủ. Huyện
nằm ở phía Nam của tỉnh có các trục giao thông chính là Quốc lộ 55, tỉnh lộ 52 và
đường ven biển Vũng Tàu/Bình Thuận, có vị trí thuận lợi trong quan hệ kinh tế với các
huyện trong tỉnh và các tỉnh trong vùng.
Huyện có diện tích tự nhiên là 18.905,31 ha, chiếm 9,53% diện tích toàn tỉnh,
chiều dài bờ biển khoảng 17,5 Km. Về mặt hành chính huyện có 2 thị trấn là Phước
Hải , Đất Đỏ (đô thị loại 5) và 6 xã: Láng Dài, Phước Long Thọ, Lộc An, Phước Hội,
Long Mỹ, Long Tân. Trung tâm hành chính chính trị của huyện đặt tại thị trấn Đất Đỏ
khoảng cách từ trung tâm huyện đến thị xã Bà Rịa là 12Km, và thành phố Vũng Tàu là
32Km (nếu đi theo đường qua cầu Cửa Lấp khoảng 25Km)
Dân số trung bình năm 2008 của Huyện là 66.188 người, mật độ dân số là 349
người/ ha, chủ yếu là dân tộc Kinh, 1 bộ phận dân tộc thiểu số người Châu Ro tập
trung tại xã Long Tân. Dân cư tập trung lớn tại thị trấn Phước Hải (22 nghìn người),
Thị trấn Đất Đỏ (20 nghìn người).
2.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a) Về Kinh tế
Cơ cấu kinh tế giai đoạn 2006/2010 của Huyện theo nghị quyết đại hội lần thứ
IX đảng bộ xác định là " nông nghiệp/thương mại dịch vụ/công nghiệp". Đến hết năm
2010, phấn đấu cơ cấu kinh tế của huyện là: nông nghiệp 42,85%, thương mại dịch vụ
35,14%, công nghiệp 22,01%.


Cơ cấu kinh tế trong các năm qua chuyển dịch đúng định hướng, đến năm 2008,
tỷ trọng các ngành là nông, lâm, ngư nghiệp 43,85%, thương mại dịch vụ 36,65%,
công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp 19,5%. Tình hình phát triển các ngành kinh tế đến
hết năm 2008 như sau:

Nông, lâm, ngư nghiệp:
Giá trị sản xuất ngành Nông, lâm, ngư nghiệp là 1076,93 tỷ đồng, đạt 228,4%
kế hoạch tỉnh, tăng 58,05% so với cùng kỳ
Nông nghiệp: diện tích đất nông nghiệp là 16.351 ha, chiếm 86,5% tổng diện
tích tự nhiên. Diện tích gieo trồng là 14.932 ha (lúa chiếm 8856 ha, bắp 2.292 ha, mỳ
714 ha..) Sản lượng lương thực có hạt đạt 41.386 tấn.
Tổng đàn gia súc trên toàn huyện là 32.026 con (heo 18 nghìn con, trâu bò
12.676 con, dê 1.350 con); tổng đàn gia cầm là 267.000 con; sản lượng thịt các loại
2.427 tấn.
Lâm nghiệp: tổng diện tích rừng trên toàn huyện là 837 ha, trong đó có 390,5 ha
rừng tự nhiên và khoảng 446 ha rừng trồng, hàng năm khai thác khoảng 150 ha rừng
sản xuất.
Ngư nghiệp: Huyện có 2 địa phương vùng biển là thị trấn Phước Hải và xã Lộc
An, hiện có 760 chiếc tàu thuyền đánh cá các loại với tổng công xuất là 99.237 CV.
Sản lượng hải sản khai thác năm 2008 là 31.589 tấn, đạt 137,44% kế hoạch tỉnh, tăng
22,44% so với cùng kỳ. Bên cạnh đó, trên địa bàn huyện có 876,11 ha diện tích nuôi
trồng thủy sản, sản lượng nuôi trồng năm 2008 là 1.335 tấn, đạt 193,48% kế hoạch
tỉnh, tăng 26% so với cùng kỳ. Trong năm đã thực hiện tốt việc hỗ trợ ngư dân theo
quyết định 289/QĐ/TTG, 965/QĐ/TTG của thủ tướng chính phủ, đã giải ngân 17,754
tỷ đồng.
Về chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi : Là huyện nông nghiệp nên công tác
chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi luôn được Huyện quan tâm thực hiện đối với
các diện tích sản xuất lúa 1 vụ vào mùa khô sẽ được đầu tư trồng bắp, dưa và cây
thuốc lá. Việc sản xuất cây thuốc lá mang lại thu nhập cao cho người dân, hàng năm,
diện tích trồng cây thuốc lá khoảng 100 ha.
Huyện đã và đang triển khai thực hiện 1 số mô hình phát triển kinh tế nông
nghiệp có hiệu quả kinh tế cao như: trồng chuyên canh nhãn xuồng cơm vàng (xã Lộc
5



An), trồng mãng cầu ta trái vụ (Láng Dài, Phước Long Thọ), trồng lúa nguyên chủng,
nuôi cá nước ngọt (khu vực Len, Lồ Ồ, xã Láng Dài, Long Tân) đầu tư máy gặt đập
liên hợp...
Thương mại dịch vụ:
Tổng doanh thu năm 2008 là 900 tỷ đồng, đạt 151,52% kế hoạch tỉnh và tăng
76,47% so với cùng kỳ. Huyện có 2 chợ tập trung tại thị trấn Phước Hải, thị trấn Đất
Đỏ các xã còn lại còn lại đều có chợ quy mô nhỏ.
Với lợi thế là có chiều dài bờ biển 17,5 Km, có nhiều bãi tắm đẹp dọc theo
tuyến đường ven biển Vũng Tàu-Bình Thuận và dãy núi Minh Đạm có nhiều giá trị về
văn hóa lịch sử nên Huyện Đất Đỏ là điểm đến lý tưởng của các doanh nghiệp đầu tư
phát triển du lịch. Đến nay, trên địa bàn Huyện có tổng cộng 38 dự án du lịch với tổng
diện tích là 1.187 ha; tổng vốn đăng lý là 4.757 tỷ đồng, đã thực hiện khoảng 421 tỷ,
đạt 9%. Có 4 dự án đã đi vào hoạt động gồm khu du lịch Thuỳ Dương, khu du lịch Bến
Thành, khu du lịch Sao Mai, khu du lịch Lộc An. Hàng năm thu hút từ 250.000300.000 lượt du khách trong đó khách nước ngoài chiếm khoảng 2%.
Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:
Tổng giá trị sản xuất năm 2008 là 478,91 tỷ đồng, đạt 115,68% kế hoạch tỉnh,
tăng 43,62% so với cùng kỳ. Công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp của Huyện hiện nay
chủ yếu là các nhà máy, cơ sở sản xuất nhỏ lẻ hoạt động trong các lĩnh vực may mặc,
đóng, sữa chữa tàu thuyền, sản xuất nước đá, chế biến nông, hải sản...
Huyện được tỉnh và chính phủ cho phép triển khai khu công nghiệp Đất Đỏ với
diện tích 600ha và 3 cụm công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp là Đồng Thẩy (50 ha),
Long Mỹ (45ha), Bào Sao (50ha). Các dự án đang trong quá trình thực hiện công tác
bồi thường giả phóng mặt bằng dự kiến vào năm 2010 triển khai xây dựng cơ sở hạ
tầng
Thu chi ngân sách nhà nước:
Thu ngân sách trên địa bàn chỉ đảm bảo từ cân đối 20% kinh phí chi thường
xuyên phần còn lại do ngân sách tỉnh hổ trợ, tổng thu ngân sách nhà nước 303,27 tỷ
đồng đạt 280% kế hoạch tỉnh tăng 132% so với năm 2007. tuy nhiên phần lớn là thu từ
chuyển quyền sử dụng đất mà nguồn thu này không phân cấp cho huyện. Tổng ngân
sách địa phương 161,14 tỷ đồng đạt 170% kế hoạch tỉnh, tăng 111% so 2007

6


Về văn hoá - Xã hội
Giáo dục: Trên địa bàn huyện có 2 trường PTTH, 6 trường THCS, 13 trường
tiểu học và 10 trường mầm non, trong đó có 9 trường đạt chuẩn quốc gia. Tổng số học
sinh các cấp là 12.635 em. Năm học 2007 - 2008 tỷ lệ học sinh tốt nghiệp THPT đạt
77,47% , tỷ lệ học sinh thi đậu đại học đạt 77,7% so với thí sinh dự thi.
Y tế: Hiện nay trung tâm y tế của huyện đang chuẩn bị xây dựng (dự kiến khởi
công trong 4 năm 2009), mặc dù còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất, số lượng y, bác
sĩ còn thiếu so với nhu cầu (tại huyện có khoảng 12 bác sĩ , 22 y sĩ) nhưng huyện đã
đầu tư mua sắm trang thiết bị , bố trí cán bộ hợp lý qua đó đã hoàn thành tốt công tác
chăm sóc sức khỏe cho nhân dân công tác phòng chống các loại dịch bệnh được thực
hiện nghiêm túc và có hiệu quả.
Lao động - TBXH
Về chính sách: Trước giải phóng Đất Đỏ là căn cứ cách mạng trong kháng
chiến. tại huyện có 5/8 xã, thị trấn phong tặng anh hùng có 4 người phong tặng anh
hùng lực lượng vũ trang, có 4.959 gia đình chính sách, 1.380 liệt sĩ, 124 bà mẹ Việt
Nam anh hùng, hiện có 3 bà mẹ Việt Nam anh hùng còn sống, công tác đền ơn đáp
nghĩa giải quyết chế độ, chăm sóc đối tượng chính sách luôn được quan tâm thực hiện
tốt .
Về xóa đối giảm nghèo: do là huyện nông nghiệp nên tỷ lệ hộ nghèo còn cao.
Trong những năm qua huyện đã huy động nhiều nguồn lực, thực hiện nhiều giải pháp
để giải quyết thoát nghèo như xây dựng nhà tình thương, cho vay xóa đói giảm nghèo,
giải quyết việc làm từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách xã hội và đào tạo nghề cho
lao động, đến nay toàn huyện còn 1.202 hộ nghèo, chiếm 3,8% số hộ dân. Trong đó có
418 hộ nghèo chuẩn quốc gia và 784 hộ nghèo chuẩn tỉnh.
Văn hóa thể dục thể thao
Đến nay các xã thị trấn đều có trung tâm văn hóa học tập cộng đồng, các hoạt
động văn hóa thể dục thể thao ngày càng đươc nâng cao về hình thức cũng như chất

lượng . Hiện nay Huyện có 4/8 xã thị trấn đạt chuẩn văn hóa; tỷ lệ gia đình văn hóa
chiếm 97,11%; tỷ lệ ấp khu phố văn hóa 91,67%; mức hưởng thụ văn hóa bình quân
31,73 lần/người .

7


Quốc phòng an ninh
Tình hình an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội trên địa bàn huyện được giữ
vững, ổn định. Chương trình 4 giảm được thực hiện có hiệu quả, số vụ phạm pháp hình
sự, tai nạn giao thông từng bước được giảm dần. Thực hiện tốt công tác tuyển quân
hàng năm đều đạt 100% kế hoạch tỉnh giao
2.1.3 Công tác quản lý tài nguyên, môi trường
Trong những năm gần đây thì Phòng Tài Nguyên - Môi Trường huyện Đất Đỏ
đã cấp giấy chứng nhận QSD đất cho 13.406,94ha/14.608,58 ha (đạt 91,77%) diện tích
đất của hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn huyện. Hiện nay diện tích đất hộ gia đình, cá
nhân chưa được cấp giấy chứng nhận QSD đất là 1.201,64 ha/12.540 thửa.
Hướng dẫn, theo dõi công tác bảo vệ môi trường tại các khách sạn, khu du lịch,
điểm du lịch; Khẩn trương hướng dẫn các doanh nghiệp kinh doanh du lịch ven biển
ứng phó, khắc phục sự cố tràn dầu tàu Đức Trí, xử lý thu gom lượng dầu cặn; tổng hợp
báo cáo mức độ thiệt hại gây ra cho ngành du lịch; Tham gia thẩm định và cho ý kiến
nhận xét 12 báo cáo đánh giá tác động môi trường các dự án du lịch; Góp ý và dự hội
thảo thông qua bản dự thảo “Phát triển bền vững tỉnh BR-VT đến năm 2020”; Cung
cấp thông tin về công tác môi trường để TCDL xây dựng nhãn sinh thái cho cơ sở lưu
trú du lịch. Cung cấp thông tin về tình hình môi trường du lịch theo đề nghị của Trung
tâm nghiên cứu phát triển an toàn và môi trường dầu khí; Xây dựng kế hoạch phòng
tránh lụt bão, tìm kiếm cứu nạn của ngành du lịch, phương án ứng phó khi lụt bão;
Theo dõi diễn biến tình hình vệ sinh thực phẩm trên địa bàn, đôn đốc, nhắc nhở các
đơn vị đảm bảo vệ sinh ATTP trong các dịp lễ và tết.
b)Tài nguyên, khoáng sản.

Công tác quản lý
Trên địa bàn Huyện Đất Đỏ được quy hoạch 12 điểm mỏ theo quyết định 2702/
2006 QĐ.UBND ngày 8/9/2006 của UBND tỉnh, huyện với tổng diện tích là 469,84
Ha, trữ lượng dự báo là 13.310.000 m 3 , trong đó: đá xây dựng là 1.798 khối, vật liệu
san lấp là: 11.131.000 m 3 , cát xây dựng là 381.000 m 3 .
Nhu cầu vật liệu san lấp để phục vụ các công trình trọng điểm trên địa bàn
Huyện đến thời điểm hiện nay là 2.228.849 m 3 và nguồn cung ứng vật liệu san lấp từ
các doanh nghiệp khi đưa vào khai thác là 6.664.000 m 3 đủ để giải quyết nhu cầu san
8


lấp trên địa bàn Huyện.
Sau khi được UBND tỉnh phê duyệt và thực hiện các bước triển khai quy hoạch
theo quy định, hoạt động tài nguyên khoáng sản trên địa bàn trên địa bàn Huyện đã đi
vào ổn định, các tổ chức, cá nhân khi có nhu cầu đều được hướng dẫn và tạo điều kiện
để thực hiện khai thác theo đúng quy định của nhà nước. Đến nay, trên địa bàn Huyện
Đất Đỏ, UBND tỉnh đã cấp 17 giấy phép khai thác khoáng sản cho 15 doanh nghiệp
với diện tích 75,77 Ha, trữ lượng là 3.920.289 m 3 . Nhìn chung các doanh nghiệp đều
tuân thủ chấp hành theo đúng nội dung giấy phép cấp.
Bên cạnh đó, UBND huyện chỉ đạo các ngành và UBND các xã, thị trấn
thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động khai thác của các chủ thể, đảm bảo đúng
theo quy hoạch và giấy phép được cấp. Qua đó đã kịp thời phát hiện và xử lý những
trường hợp khai thác trái phép, không được phép theo quy định.
Giải pháp quản lý và tài nguyên khoáng sản trong thời gian tới.
Tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục, nâng cao sự hiểu biết do UBND
cấp xã, thị trấn, các ngành chức năng có liên quan; các doanh nghiệp khai thác, chế
biến, kinh doanh khoáng sản và nhân dân trong vùng có tài nguyên khoáng sản về
những chính sách, quy định pháp luật tới các việc quản lý và khai thác tài nguyên
khoáng sản. Từ đó, nâng cao ý thức bảo vệ và khai thác hợp lý tài nguyên khoáng sản,
tích cực đấu tranh với những hành vi vi phạm pháp luật tìm khoáng sản.

Tăng cường kiểm tra tại nguyên khoáng sản trong địa bàn Huyện.
Kiểm tra chặt chẽ hoạt động khai thác khoáng sản, cũng như hoạt động đào ao,
cải tạo đất, san hạ mặt bằng kết hợp thu gom tận dụng khoáng sản.
Tăng cường kiểm tra và xử lý nghiêm túc các trường hợp khai thác khoáng sản
không phép, trái phép.
Tạm ngưng thỏa thuận, đề xuất cấp phép mới để khai thác tại các mỏ vật liệu
san lấp đã được UBND tỉnh phê duyệt, tập trung khai thác hết trữ lượng các mỏ đã
được cấp phép để chuyển sang sử dụng vào mục đích khác theo đúng định hướng quy
hoạch.
Tạm ngưng giải quyết các trường hợp xin đào ao nuôi cá, san hạ cải tạo mặt
bằng để sản xuất nông nghiệp kết hợp thu gom tận dụng khoáng sản.
Do các điểm mỏ được đưa vào khai thác không có đường vận chuyển riêng
9


biệt, các doanh nghiệp cho xe vận chuyển khoáng sản trên các tuyến đường giao thông
Liên thôn, liên xã, gây hư hỏng các công trình đường giao thông trên các tuyến đường
này, vì vậy UBND Huyện đã chỉ đạo các ngành và các địa phương tăng cường kiểm
tra, đồng thời vận động doanh nghiệp khai thác mỏ duy tu, sữa chữa đường.
c) Môi trường
Tình hình chung
* Đối với người dân

Tình hình môi trường đối với nhân dân trên địa bàn huyện trong nhiều năm
qua không phát sinh những vấn đề lớn, đa số người dân đã có ý thức trong việc bảo vệ
môi trường. Trên thị trấn Phước Hải có những vấn đề môi trường mà Huyện quan tâm:
- Ý thức người dân chưa cao, cùng với tập quán sinh sống lâu đời, dân cư đông
đúc đã tạo nên gánh nặng môi trường nơi đây, điển hình là việc bỏ rác bừa bãi nơi bờ
biển, lượng rác sinh hoạt chưa thu gom triệt để trong các khu dân cư đông đúc.
- Người dân Phước Hải sinh sống chủ yếu bằng nghề đánh bắt và chế biến hải

sản, do đó hiện hay có khoảng 51 hộ chế biến hải sản (chủ yếu là phơi cá khô). Trong
quá trình chế biến các hộ này đã thải nước thải không qua xử lý thải trực tiếp ra biển
gây ô nhiễm, phế phẩm, rác sản xuất không được thu gom đúng cách gây mùi hôi thối.
* Đối với rác thải sinh hoạt
Tổng lượng rác được thu gom trong ngày trên toàn huyện là 35 tấn chủ yếu phát
sinh từ 2 thị trấn Phước Hải và Đất Đỏ và các người dân sống trong tuyến đường ven
biển, Quốc lộ 55, tỉnh lộ 44. Tuy nhiên thực tế huyện sử lý 100 tấn rác/ngày do phải xử
lý luôn lượng rác phát sinh từ huyện nông nghiệp. Phương án xử lý rác chủ yếu là
chôn lấp tạm trên khu đất khoảng 1Ha tại xã Phước Hội, do khu quy hoạch xử lý rác
100 Ha tại xã Tóc Tiên Huyện Tân Thành chưa đi vào hoạt động. Vì vậy nguy cơ ô
nhiễm môi trường do chôn lấp rác tạm tại khu vực trên rất lớn và hàng năm Huyện
phải mất 1 Ha đất để chôn lấp rác.
* Đối với doanh nghiệp
Hiện nay có 13 cơ sở sản xuất kinh doanh đang hoạt động trên địa bàn Huyện,
ngành nghề chủ yếu là chế biến hải sản và sản xuất bột cá, chỉ có 1 cơ sở hoạt động dệt
len, 1 cơ sở chuyên chế biến mủ cao su. Phần lớn các cơ sở hoạt động tự phát, không
nằm trong quy hoạch của Huyện (trước đây UBND tỉnh có dự kiến quy hoạch khu vực
10


60 Ha để chế biến hải sản tại xã Lộc An, tuy nhiên do ngành du lịch phát triển nên đã
bỏ quy hoạch này). Vì vậy chỉ có 5/13 cơ sở thực hiện thủ tục hồ sơ pháp lý môi
trường (bản cam kết bảo vệ môi trường, báo cáo đánh giá tác động môi trường luật đề
án bảo vệ môi trường). Có 7/13 cơ sở đã đầu tư xây dựng hệ thống sử lý nước thải, số
còn lại chủ yếu thải trực tiếp ra ngoài hoặc lưu giữ lại trong hầm chứa sau đó hợp đồng
với các đơn vị khác chở đi xử lý. Rác thải sinh hoạt được các cơ sở chuyển cho cty
công trình đô thị chở đi xử lý. Phế phẩm được bán đi. Đa số các cơ sở sử dụng chất đốt
là dầu, đêô và than đá nên lượng khí thải còn nhiều và đa phần là các cơ sở không có
biện pháp để xử lý phế thải hoặc chỉ xử lý thô sơ.
Các giải pháp thực hiện công tác bảo vệ môi trường trên địa bàn huyện

* Đối với người dân
Chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề về môi trường cho thị trấn Phước Hải.
Vì vậy trong năm 2008, UBND huyện đã lên kế hoạch truyền thông nâng cao nhận
thức cộng đồng để bảo vệ môi trường đến năm 2010 cho thị trấn Phước Hải. Trên cơ
sở kế hoạch đã lập được sự đồng thuận về các ngành, các cấp và bà con nhân dân, đặc
biệt là sự quan tâm tài trợ của chương trình SEMLA tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu và công ty
Glotew Việt Nam. Đến nay UBND huyện đã thực hiện được các việc sau:
Đã xây dựng được quy ước bảo vệ môi trường có tham vấn ý kiến cộng đồng
cho khu phố Hải Tân để nâng cao ý thức trách nhiệm của người dân để bảo vệ môi
trường.
Thành lập tổ tự quản các khu dân cư trên địa bàn thị trấn để thu gom triệt để
lượng rác phát sinh ở những nơi xe thu gom rác không vào được.
Triển khai xây dựng hố thu nước mưa ngăn mùi kiểu mới trên tất cả các tuyến
đường trên thị trấn Phước Hải nhằm giải thiểu ô nhiễm mùi hôi.
Đặt các thùng rác tại các điểm công cộng; vận động bà con làm các con đường
hẻm nhỏ xi măng có mương thoát nước thuận tiện việc vận chuyển rác.
Tổ chức thi vẽ tranh cổ động về bảo vệ môi trường cho các em học sinh, sau đó
lắp đặt các bảng pano tranh vẽ đoạt giải trong cuộc thi xen kẽ với các quy ước về bảo
vệ môi trường.
Thiết kế tờ rơi tuyên truyền về bảo vệ môi trường cho thị trấn Phước Hải.
Đã qui hoạch khu phơi sấy hải sản tập trung để di dời 50 hộ phơi cá ven biển
11


để giảm thiểu ô nhiễm cho bờ biển.
Tổ chức các lớp tuyên truyền, phổ biến các chính sách pháp luật về môi trường
cho nhân dân.
Đầu tư xây dựng con đường ven biển Phước Hải- Lộc An để giải quyết vấn đề
rác thải bờ biển.
* Đối với rác thải sinh hoạt

Xác định nguyên nhân tiềm ẩn gây ô nhiễm môi trường từ rác thải sinh hoạt là
rất lớn nếu không có biện pháp thu gom và sử lý triệt để. Vì vậy UBND huyện đã kiến
nghị UBND tỉnh lập quy hoạch khu xử lý rác thải 20 Ha tại xã Láng Dài, đồng thời
UBND huyện cũng đã mời gọi một doanh nghiệp đầu tư nhà máy xử lý rác thải tại khu
vực trên bằng hình thức BOT (nhưng tiến độ triển khai rất chậm, hiện nay nhà đầu tư
không tiếp tục liên hệ làm việc).
Thực hiện chính sách ưu đãi, xã hội hóa và mời gọi các thành phần kinh tế
tham gia đầu tư xử lý rác thải.
Về công tác thu gom và xử lý rác thải, UBND huyện đã từng bước hoàn thiện
hệ thống thu gom và xử lý rác thải bằng các biện pháp cụ thể như:
Tăng cường phương tiện, cơ sở vật chất, nhân công cho công ty công trình đô
thị huyện để thu gom triệt để lượng rác phát sinh hàng ngày trong toàn huyện.
Bố trí các thùng rác trên các tuyến đường, khu dân cư tập trung, chợ... và tiến
hành thu gom rác trước giờ sinh hoạt của nhân dân.
Chôn lấp rác thải đúng cách, phủ bạc lót đáy hố chôn lấp rác ngăn ngừa ô
nhiễm nước ngầm và phun chế phẩm sinh học để ngăn phát tán mùi.
* Đối với doanh nghiệp
Để phòng ngừa và khắc phục tình trạng gây ô nhiễm môi trường do các cơ sở
sản xuất gây ra, UBND huyện đã họp và đề ra các biện pháp như sau:
- Yêu cầu các doanh nghiệp tiến hành lập đề án bảo vệ môi trường đối với các
doanh nghiệp chưa có hồ sơ pháp lý về môi trường, nhanh chóng đầu tư các công trình
xử lý rác thải để ngăn ngừa ô nhiễm (hoàn thành trong năm 2009).
- Nhân rộng mô hình và tập huấn về sản xuất sạch hơn cho các cơ sở chế biến
thủy, hải sản, tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật về môi trường cho các doanh
nghiệp trên địa bàn huyện.
12


- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra có biện pháp xử lý nghiêm đối với
các tổ chức, cá nhân gây ô nhiễm môi trường.

Kiến nghị UBND tỉnh lập quy hoạch cho khu vực chế biến hải sản để ghi giờ
các cơ sở chế biến hải sản về khu quy hoạch.
2.1.4 Đánh giá chung về những thuận lợi và khó khăn của huyện
Những thành tựu
Nhìn chung qua các năm, tình hình sản xuất nông nghiệp trên địa bàn diễn biến
tốt, diện tích gieo trồng bảo đảm đạt kế hoạch, đạt năng suất, giá trị sản xuất tăng 3,8
lần so với năm 2004.
Thực hiện tốt công tác bảo vệ, nâng cấp các hệ thống đập kênh mương phục vụ
cho sản xuất và phòng chống lụt bão.
Phòng nông nghiệp phối hợp các xã, thị trấn tổ chức xây dựng các dự án đầu tư
phát triển nông nghiệp nông thôn mang hiệu quả.
Các tuyến đường giao thông nông thôn liên xã khá thuận lợi để phục vụ tốt
trong việc lưu thông sản xuất và sinh hoạt đời sống của nông dân.
Những hạn chế yếu kém và nguyên nhân
Bên cạnh những thành tựu đạt được, nhưng trong lĩnh vực đất nông nghiệp đã
từng bước được sử dụng có hiệu quả kinh tế song tốc độ chuyển đổi còn chậm chưa ổn
định và bền vững.
Sản phẩm thu được của người dân đồng loạt thường bị tư thương chèn ép giá,
trong việc đánh bắt hải sản chưa đa dạng, sản lượng hải sản ngày càng cạn kiệt nên lợi
nhuận thu được của người dân chưa được cao.
Việc tiếp cận và ứng dụng các kỹ thuật mới vào sản xuất còn chưa đồng bộ đầu
tư thâm canh chưa cao do áp dụng chưa đúng hoặc thiếu các công nghệ tiên tiến nên
giá trị sản xuất nông nghiệp bình quân còn thấp.
Chưa thiết lập quy trình khép kín từ khâu sản xuất- thu hoạch -chế biến -bảo
quản đến khâu tiêu thụ để đảm bảo được giá sản phẩm của người sản xuất.
Nông dân đã duy trì quá lâu mô hình “nông nghiệp truyền thống” để phát triển
mà không chú ý cải tạo bồi dưỡng mà lại lạm dụng khai thác đất-nước là chính.
Ứng dụng khoa học công nghệ mới vào trồng trọt chưa nhiều đồng thời lao
động trồng trọt có chất lượng thấp so với thực tế sản xuất cộng với tính bảo thủ của
13



nông dân ít chịu chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hoá có chất
lượng và giá trị cao.
Cơ sở hạ tầng kỹ thuật (thuỷ lợi, điện phục vụ cho trồng trọt….) còn chưa đáp
ứng đầy đủ và chưa tạo tiền đề động lực thúc đẩy trồng trọt phát triển.
Chưa có nhiều các chương trình đề án dự án đầu tư phát triển trồng trọt ở Đất
Đỏ được xây dựng có căn cứ cơ sở khoa học và thực tiễn, chưa tiến hành tổ chức chỉ
đạo sản xuất kịp thời với các biện pháp cụ thể thông qua cơ chế chính sách huy động
tốt nhất các nguồn lực phát triển sản xuất ngành trồng trọt.
2.2

Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn huyện Đất Đỏ

2.2.1 Giới thiệu
Trong quá trình chia tách huyện Long Đất thành hai huyện Long Điền và Đất
Đỏ vào tháng 11 năm 2003 thì NHNo & PTNT Long Đất cũng được phân ra làm hai
ngân hàng chi nhánh thuộc hai huyện kể trên.
Chi nhánh NHNo & PTNT huyện Đất Đỏ là chi nhánh cấp 2 loại 4 phụ thuộc
chi nhánh NHNo&PTNT Tỉnh BRVT, được thành lập 02/02/2002 theo quyết định số
169/GĐ/HĐQT-NHNo ngày 07/09/2000 của Chủ Tịch Hội đồng quản trị NHNo &
PTNT Việt Nam, có trụ sở giao dịch : Trung tâm Huyện Đất Đỏ, Tỉnh Bà Rịa-Vũng
Tàu.
Chi nhánh NHNo & PTNT Huyện Đất Đỏ là một đại diện pháp nhân có con dấu
riêng, bảng cân đối tài khoản, có cơ cấu tổ chức theo quy định tại khoản 3 Điều 11
Chương III và thực hịên các nhiệm vụ theo quy định tại Điều 10 Chương II tại quy chế
tổ chức và hoạt động của chi nhánh NHNo & PTNT Việt Nam ban hành kèm theo
quyết định số 169/QĐ/HĐQT-02 ngày 07/09/2000 của hội đồng quản trị NHNo &
PTNT Việt Nam.
2.2.2 Tổng quan về ngân hàng Huyện Đất Đỏ

I. Phạm vi phục vụ chức năng nhiệm vụ của ngân hàng.
* Phạm vi phục vụ:
Phục vụ chủ yếu cho phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn Huyện.
Dịch vụ phục vụ cho người nghèo.
* Chức năng:
Huy động vốn nhàn rỗi cho nhân dân.
14


×