Tải bản đầy đủ (.pdf) (88 trang)

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO GÀ TA NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC AN TOÀN SINH HỌC TẠI TP.HCM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 88 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN LÒNG TRẢ CHO GÀ TA NUÔI THEO
PHƯƠNG THỨC AN TOÀN SINH HỌC TẠI TP.HCM

NGUYỄN THỊ THANH TRÂM

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
CHUYÊN NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ĐÁNH GIÁ MỨC SẴN
LÒNG TRẢ CHO GÀ TA NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC AN TOÀN SINH HỌC
TẠI TP.HCM” do NGUYỄN THỊ THANH TRÂM, sinh viên khóa 2005-2009, ngành
KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày



Tháng

Năm

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được đến ngày hôm nay, lời đầu tiên con xin gởi lời tri ân đến ba má,
người đã sinh thành, không quản khó khăn, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con
học hành. Xin cảm ơn dì Lê Thị Thanh Trang đã giúp đỡ, động viên con trong suốt
thời gian qua. Cảm ơn ba, má, dì đã làm chỗ dựa tinh thần và tạo cho con có niềm tin
trong cuộc sống.
Em xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là
quý thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt
4 năm học qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, đã tạo
điều kiện, tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu luận văn tốt
nghiệp này. Đồng thời, cô đã truyền đạt cho em những kinh nghiệm quý báu trong cuộc

sống. Em xin chân thành cảm ơn cô.
Xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn bè và toàn thể các bạn lớp Kinh tế Tài
Nguyên Môi Trường 31 đã giúp đỡ tôi về mặt tinh thần cũng như đóng góp ý kiến đề tôi
hoàn thành tốt khóa luận này.
Giờ đây, xin tạm biệt trường Đại học Nông lâm TP.HCM, tạm biệt giảng
đường, tạm biệt thầy cô thân yêu. Tạm biệt bạn bè đã cùng tôi chia sẻ niềm vui nỗi
buồn trong suốt những ngày tháng qua. Kính chúc trường Đại học Nông lâm TP.HCM
phát triển hơn nữa; kính chúc thầy cô sức khoẻ, hạnh phúc tiếp tục sự nghiệp “Trồng
người”cao cả. Chúc tất cả các bạn thành công./.

Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN THỊ THANH TRÂM. Tháng 06 năm 2009. “ĐÁNH GIÁ MỨC
SẴN LÒNG TRẢ CHO GÀ TA NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC AN TOÀN
SINH HỌC TẠI TP. HCM”.
NGUYEN THI THANH TRAM. June 2009. “Valuing Willingness to Pay for
Local Chicken Mode of Biosecurity in Ho Chi Minh City”.
Với mục đích đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề ATSH và đánh
giá mức sẵn lòng trả thêm cho sản phẩm “gà ta nuôi theo phương thức ATSH” nhằm
cải thiện tính an toàn của sản phẩm để đảm bảo sức khỏe người tiêu dùng. Đề tài sử
dụng phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM) để ước lượng mức sẵn lòng trả và sử
dụng phương pháp single – bounded dichotomous choice để hỏi mức sẵn lòng trả cho
đặc tính an toàn của sản phẩm gà ta. Kết quả cho thấy, có 97% người tiêu dùng quan
tâm đến chất lượng trong đó có 89% quan tâm đến tính an toàn. Tuy nhiên nhận thức
của người tiêu dùng về khái niệm “gà ta nuôi bằng phương thức ATSH” là rất ít
(18%). Bằng phương pháp phân tích mô hình hồi quy logit, yếu tố tác động mạnh nhất

đến mức sẵn lòng trả thêm là hiểu biết về an toàn sinh học. Bên cạnh đó, khóa luận
tính được mức sẵn lòng trả thêm của người tiêu dùng cho sản phẩm “gà ta nuôi theo
phương thức ATSH” là 49.000 VND/kg. Kết quả này cho thấy người tiêu dùng có nhu
cầu về sản phẩm gà ta an toàn để đảm bảo sức khỏe giảm nguy cơ rủi ro về bệnh tật.
Đây cũng là thông tin để cho Nhà nước, cũng như những nhà sản xuất có những chính
sách để cải thiện ATTP trong thời gian sắp tới.


MỤC LỤC
Trang
vii

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
0H

8H

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

1H

89H

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

2H


90H

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

3H

91H

CHƯƠNG I. MỞ ĐẦU

1

4H

92H

1.1. Đặt vấn đề

1

5H

93H

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2


6H

94H

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

7H

95H

1.4. Bố cục luận văn

3

8H

96H

CHƯƠNG II. TỔNG QUAN

5

9H

97H

2.1. Tổng quan về phương pháp định giá ATTP


5

10H

98H

2.1.1. Phương pháp chi phí bệnh tật (COI)

5

1H

2.1.2. Các phương pháp ước lượng mức sẵn lòng trả (WTP)

9H

6

12H

2.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan mức sẵn lòng trả cho đặc tính ATTP

10H

10

13H

2.3. Tổng quan địa bàn nghiên cứu


10H

16

14H

102H

2.3.1.Tình hình vệ sinh an toàn thực phẩm tại TP.HCM

16

15H

2.3.2. Sự thay đổi thị trường thịt gà tại TP.HCM

103H

17

16H

CHƯƠNG III. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

104H

20

17H


3.1. Nội dung nghiên cứu

105H

20

18H

106H

3.1.1. Khái niệm và cơ sở lý luận ATTP

20

19H

3.1.2. Một số lý luận về an toàn sinh học (ATSH)

107H

25

20H

3.2. Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)

108H

26


21H

3.2.1. Khái niệm về phương pháp CVM

109H

26

2H

3.2.2. Các bước thực hiện phương pháp CVM

10H

26

23H

3.2.3. Những kỹ thuật khi xây dựng bảng câu hỏi

1H

29

24H

3.2.4. Chọn phương pháp lấy mẫu

12H


30

25H

13H

3.2.5 Tổ chức điều tra

31

26H

14H

3.2.6. Những quy tắc để một cuộc phỏng vấn có chất lượng tốt

31

27H

3.3. Phương pháp nghiên cứu

15H

32

28H

16H


v


3.3.1. Phương pháp phân tích

32

29H

17H

3.3.2. Phương pháp xử lý số liệu

39

30H

18H

CHƯƠNG IV. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

40

31H

4.1. Đặc điểm chung về kinh tế xã hội của hộ và người được phỏng vấn

19H


40

32H

4.1.1. Trình độ học vấn

120H

40

3H

12H

4.1.2. Nghề nghiệp

40

34H

12H

4.1.3. Giới tính

41

35H

123H


4.1.4. Thu nhập

41

36H

124H

4.1.5. Quy mô gia đình

42

37H

125H

4.2. Mô tả các sản phẩm thịt gà trên thị trường TP.HCM

42

38H

126H

4.3. Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng và an toàn sinh học của
39H

sản phẩm gà ta

44

127H

4.3.1. Nhận thức của người tiêu dùng về chất lượng của sản phẩm thịt gà

45

40H

4.3.2. Nhận thức của người tiêu dùng về ATSH cho sản phẩm gà ta

128H

48

41H

4.3.4. Sự cần thiết cải thiện tính an toàn cho sản phẩm gà ta

129H

49

42H

130H

4.4. Đánh giá mức sẵn lòng trả trung bình tăng thêm cho sản phẩm thịt gà an toàn 51
43H

13H


4.4.1. Phân tích mức sẵn lòng trả cho ATSH

51

4H

4.4.2. Ước lượng và kiểm định mô hình

132H

54

45H

4.4.3. Ước lượng mức sẵn lòng trả trung bình cho ATSH

13H

55

46H

4.5. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả thêm

134H

56

47H


CHƯƠNG V. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

135H

59

48H

5.1. Kết luận

136H

59

49H

137H

5.2. Kiến nghị

59

50H

138H

TÀI LIỆU THAM KHẢO

62


51H

139H

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

ATSH

An toàn sinh học

ATTP

An toàn thực phẩm

CVM

Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên

FAO

Tổ chức Nông lương Thế giói

TP. HCM

Thành phố Hồ Chí Minh


VSATTP

Vệ sinh an toàn thực phẩm

WHO

Tổ chức y tế thế giới

WTA

Mức sẵn lòng nhận đền bù

WTP

Mức sẵn lòng trả

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1: Tiêu Thụ Gia Cầm tại Thành Phố Hồ Chí Minh
52H

Trang
17

Bảng 3.1. Dân Số TP.HCM Chia theo Quận Huyện

140H


35

53H

Bảng 3.2. Phân Phối Phiếu Phỏng Vấn

14H

36

54H

142H

Bảng 4.1. Trình Độ Học Vấn của Người Được Phỏng Vấn

40

5H

Bảng 4.2. Thống Kê Nghề Nghiệp của Người Được Phỏng Vấn

143H

41

56H

Bảng 4.3. Thống Kê Thu Nhập của Người Được Phỏng Vấn


14H

42

57H

Bảng 4.4. Các Loại Sản Phẩm Thịt Gà trên Thị Trường

145H

43

58H

Bảng 4.5. Quan Điểm Người Tiêu Dùng về Chất Lượng Thịt Ngon

146H

46

59H

Bảng 4.6. Quan Điểm của Người Tiêu Dùng về Tính An Toàn Thịt Gà

147H

46

60H


Bảng 4.7. Kết Xuất Người Tiêu Dùng Đánh Giá Gà Sống là An Toàn

148H

47

61H

Bảng 4.8. Khả Năng Dự Đoán Mô Hình

149H

47

62H

150H

Bảng 4.9. Thống Kê Lý Do Cần Thiết Cải Thiện An Toàn cho Gà Ta

50

63H

15H

Bảng 4.10. Tỷ Lệ Người Tiêu Dùng Đồng Ý Mua Sản Phẩm “Gà Ta Nuôi Theo
64H

52


Phương Thức ATSH”
152H

Bảng 4.11. Tỷ Lệ Người Tiêu Dùng Đồng Ý Mua Sản Phẩm “Gà Ta Nuôi Theo
65H

Phương Thức ATSH” với Mức Giá Đề Nghị Tăng Thêm

53

Bảng 4.12. Thống Kê Lý Do Sẵn Lòng Trả Thêm

153H

53

6H

Bảng 4.13. Thống Kê Lý Do Không Đồng Ý Mua

154H

54

67H

Bảng 4.14. Kết Quả Ước Lượng Mô Hình Logit

15H


55

68H

Bảng 4.15. Khả Năng Dự Đoán Mô Hình

156H

55

69H

157H

Bảng 4.16. Giá Trị Trung Bình của Các Biến Trong Mô Hình
70H

viii

56
158H


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 3.1.Vai Trò An Toàn Thực Phẩm Đối Với Sức Khỏe và Đời Sống Xã Hội

22


71H

Hình 4.1. Thống Kê Tỉ Lệ Giới Tính của Người Được Phỏng Vấn

159H

41

72H

Hình 4.2. Quy Mô Gia Đình của Người Được Phỏng Vấn

160H

42

73H

Hình 4.3: Sự Quan Tâm của Người Tiêu Dùng về Chất Lượng Thịt Gà

16H

45

74H

Hình 4.4. Sự Hiểu Biết Của Người Tiêu Dùng về ATSH Cho Sản Phẩm Gà Ta

162H


49

75H

Hình 4.5. Sự Cần Thiết Cải Thiện Tính An Toàn cho Sản Phẩm Thịt Gà Ta

163H

50

76H

Hình 4.6. Gà Được Nuôi Theo Phương Thức An Toàn Sinh Học

164H

51

7H

Hình 4.7. Nơi Giết Mổ Gà Hợp Vệ Sinh

165H

52

78H

16H


ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Bản đồ vùng lấy mẫu
Phụ lục 2: Bảng câu hỏi phỏng vấn
Phụ lục 3: Kết quả ước lượng mô hình nhận thức người tiêu dùng về đặc tính an toàn
Phụ lục 4: Kết quả ước lượng mô hình mức sẵn lòng trả đối với người tiêu dùng
Phụ lục 5: Một số hình ảnh về liên quan đến sản phẩm thịt gà

x


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Trong những thập kỉ gần đây, con người luôn phải đối mặt với những biến cố
về an toàn thực phẩm (ATTP). Nổi bật như vấn đề khuẩn salmonella trong trứng, pho
mát, thịt gà; vấn đề sử dụng thuốc trừ sâu trong táo và khoai tây; sử dụng công nghệ
sinh học làm thực phẩm biến đổi gen; sử dụng chất kích thích trong trồng trọt, chăn
nuôi và vấn đề dịch bệnh như cúm gia cầm, bệnh heo tai xanh. Những vấn đề trên là
nguy cơ tiềm ẩn đối với sức khỏe con người và môi trường. Theo thống kê của WHO
(2002), tại Mỹ mỗi năm có gần 70 triệu người ngộ độc thực phẩm và có khoảng 5.000
người bị tử vong. Tại Úc, mỗi năm có khoảng 4,2 triệu người bị ngộ độc thực phẩm.
Việt Nam cũng không nằm ngoài tình trạng chung này. Thực trạng đó khẳng định rằng
thế giới đang đối mặt với cuộc khủng hoảng về thực phẩm an toàn và yêu cầu đặt ra là
phải có những thông tin và công cụ chính sách quản lý phù hợp trong lĩnh vực này.
Một số nghiên cứu kinh tế trên thế giới trong lĩnh vực ATTP từ trước đến nay tập

trung vào thực phẩm biến đổi gen như nghiên cứu về bột ngũ cốc tại Mỹ và Anh
(Moon và Balasubramanian, 2000), nghiên cứu về mì và tàu hủ tại Nhật Bản
(McCluskey et al., 2001). Kết quả của những cuộc nghiên cứu này cho thấy người tiêu
dùng đều sẵn sàng trả giá cao cho thực phẩm không biến đổi gen để đảm bảo cho sức
khỏe. Điều này cho thấy nhu cầu cấp thiết của người tiêu dùng về thực phẩm an toàn.
Một trong những loại thực phẩm hiện nay mà thế giới quan tâm là thịt gà do
vấn đề cúm gia cầm. Tại Việt Nam, thịt gà là loại thực phẩm không thể thiếu trong
những bữa ăn gia đình, các dịp lễ, tết, cúng,… Tuy nhiên, chăn nuôi gia cầm đang gặp
nhiều khó khăn do dịch bệnh gây ra, đại dịch cúm gia cầm đã bùng phát ở Việt Nam từ
tháng 12/2003 cho đến 30/4/2008 với 6 “đợt dịch” ở 57 tỉnh, thành phố với tổng số gia
cầm bị tiêu hủy là 50,34 triệu con các loại, thiệt hại khoảng 5000 tỷ đồng (Cục thú y,


2008). Một điều đáng cảnh báo là dịch cúm gia cầm có thể lây lan rất nhanh và có
nguy cơ bùng phát thành đại dịch của người. Theo thống kê của Tổ chức Y tế thế giới
(WHO) trong bốn năm trở lại đây thế giới đã xảy ra 4 đợt dịch thì đã có 165 người
nhiễm bệnh, 88 ca tử vong. Riêng Việt Nam đã có 100 ca nhiễm bệnh và 46 ca tử vong
ở 32 tỉnh, thành phố trong cả nước (Bùi Bá Bổng và ctv, 2008).
Trong hoàn cảnh như vậy để đối phó với bệnh dịch cúm gia cầm Nhà nước ta
đã có những chính sách như tiêm phòng vacxin, khi xảy ra dịch bệnh thì khoanh vùng
đem tiêu hủy. Biện pháp này vừa tốn kém, vừa không hữu hiệu mà lại gây ô nhiễm
môi trường (Nguyễn Hoa Lý, 2004). Bên cạnh đó, Nhà nước cũng có những bước cải
tổ trong hình thức nuôi gà tập trung theo phương thức an toàn sinh học (ATSH) để
phòng ngừa dịch bệnh, sản xuất thịt sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường và đảm bảo
sức khỏe cho con người. Tuy nhiên, giống gà nuôi trong hình thức công nghiệp tập
trung là giống gà lai, thời gian nuôi ngắn, không được vận động nên chất lượng thịt bở,
dở, nhiều nước,… không được nhiều người tiêu dùng ưa chuộng. Trong khi đó 87%
người tiêu dùng thành phố Hồ Chí Minh rất thích ăn thịt gà ta (P.T.G. Tâm, 2008). Vì
vậy, phát triển chăn nuôi “gà ta theo phương thức an toàn sinh học” là điều cần thiết để
thỏa mãn thị hiếu người tiêu dùng và đảm bảo việc giảm thiểu dịch bệnh mà không cần

các can thiệp của Nhà nước về mặt hành chính rất tốn kém và ít hiệu quả. Vấn đề đặt
ra là người tiêu dùng nhận thức, hiểu biết như thế nào về sản phẩm thịt gà ta nuôi theo
phương thức này? Và họ sẵn lòng trả tiền thêm bao nhiêu tiền cho sản phẩm thịt gà an
toàn?
Xuất phát từ thực tiễn đó, đồng thời được sự chấp thuận của khoa Kinh Tế, Đại
Học Nông Lâm TP.HCM, tác giả tiến hành nghiên cứu đề tài “ĐÁNH GIÁ MỨC
SẴN LÒNG TRẢ CHO GÀ TA NUÔI THEO PHƯƠNG THỨC AN TOÀN
SINH HỌC TẠI TP. HCM” thông qua phương pháp nghiên cứu thị trường để biết
được sở thích của người tiêu dùng, từ đó cung ứng ra thị trường một sản phẩm thịt gà
mới nhằm đảm bảo ATTP không ảnh hưởng đến sức khỏe con người, bảo vệ môi
trường sống. Đồng thời nhằm xác định mức sẵn lòng trả thêm của người tiêu dùng
thành phố Hồ Chí Minh cho sản phẩm gà ta an toàn để từ đó cải thiện việc chăn nuôi
gia cầm cho người dân trong tình hình dịch cúm gia cầm hiện nay.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
2


1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề ATSH và đánh giá mức sẵn
lòng trả thêm cho sản phẩm “gà ta nuôi theo phương thức ATSH” nhằm cải thiện tính
an toàn sản phẩm gà ta để đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng tại TP. HCM.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả các sản phẩm thịt gà trên thị trường TP. HCM
- Đánh giá nhận thức của người tiêu dùng về vấn đề chất lượng và an toàn sinh
học của sản phẩm thịt gà ta
- Khảo sát mức sẵn lòng trả thêm cho sản phẩm gà ta nuôi theo phương thức
ATSH.
- Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả thêm của người tiêu
dùng để nâng cao giá trị an toàn sinh học
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1.Phạm vi không gian
Phạm vi nghiên cứu của đề tài này được giới hạn trên địa bàn TP. HCM.
1.3.2.Phạm vi thời gian
Để thực hiện đề tài, tác giả đã tham gia trong quá trình thu thập số liệu từ tháng
11 đến tháng 12/2008 trong dự án “XÂY DỰNG CHUỖI CUNG ỨNG GÀ TA NUÔI
THEO PHƯƠNG THỨC AN TOÀN SINH HỌC” của T.S Phan Thị Giác Tâm. Trong
thời gian thực hiện luận văn từ 02/02/09 đến 15/06/09, tác giả tiến hành thu thập thêm
những tài liệu, thông tin cần thiết cho đề tài, phân tích số liệu, và viết kết quả nghiên
cứu.
1.4. Bố cục luận văn
Bài nghiên cứu gồm có 5 chương. Đầu tiên, nghiên cứu nêu bật lên lý do, ý
nghĩa của việc chọn lựa đề tài. Đồng thời cũng đề ra mục tiêu chính và mục tiêu cụ thể
mà khóa luận cần phải đạt được. Tiếp đến là phần tổng quan tài liệu. Đây là phần quan
trọng trong nghiên cứu, nó cho biết những phương pháp và những nghiên cứu đã được
thực hiện trước đây có liên quan đến đề tài mà tác giả đang nghiên cứu. Từ đó, tác giả
đưa ra cái mới và khác trong nghiên cứu của mình. Để đạt được mục tiêu nghiên cứu,
3


người nghiên cứu phải có cơ sở lý thuyết, những phương pháp nghiên cứu phù hợp với
mục tiêu. Vì vậy, bài nghiên cứu sẽ trình bày đầy đủ những lý thuyết, và phương pháp
thực hiện ở chương 3. Tiếp đến, bài nghiên cứu sẽ trình bày nội dung quan trọng nhất,
đó là kết quả đạt được trong suốt quá trình nghiên cứu đề tài. Phần này sẽ cho người
đọc biết được các loại sản phẩm thịt gà được bày bán trên thị trường. Đánh giá của
người tiêu dùng về chất lượng cũng như an toàn sinh học cho sản phẩm thịt gà ta.
Đồng thời xác định mức sẵn lòng trả thêm cho sản phẩm “gà ta nuôi theo phương thức
ATSH” để từ đó phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả thêm cho sản
phẩm này. Và cuối cùng, từ kết quả đạt được khóa luận sẽ đi đến kết luận và kiến nghị
với mong muốn phát triển bền vững ngành chăn nuôi gia cầm, đáp ứng nhu cầu sản
phẩm an toàn cho người tiêu dùng để đảm bảo sức khỏe và môi trường sống cho con

người.

4


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

Việc hiểu rõ ràng từng phương pháp, cũng như những bài nghiên cứu liên quan
sẽ giúp cho người nghiên cứu có những lý luận vững chắc, phương pháp thu thập số
liệu thuận lợi làm nền tảng cho việc phân tích kết quả và kiến nghị sau này. Vì vậy,
trong phần này tác giả sẽ trình bày tổng quan về các phương pháp định giá ATTP, các
tài liệu nghiên cứu có liên quan đến mức sẵn lòng trả cho đặc tính an toàn thực phẩm
và đặc điểm cụ thể ở địa bàn nghiên cứu.
2.1. Tổng quan về phương pháp định giá ATTP
Có nhiều biện pháp để quản lý ATTP như dựa vào tiêu chuẩn, những quy định
pháp luật của Nhà nước, hay dựa vào những công cụ kinh tế. Do đặc tính của ATTP là
không quan sát được nên việc đánh giá ATTP bằng những công cụ kinh tế rất cần
thiết. Thông qua các phương pháp định giá, đem lại cho chúng ta những thông tin về
thực phẩm, những thông tin này có ý nghĩa đặc biệt trong việc ra quyết định của những
nhà làm chính sách cải thiện ATTP. Vì vậy cần hiểu biết cách thực hiện, những ưu và
nhược điểm của từng phương pháp để chọn cho mình một phương pháp phù hợp với
mục đích nghiên cứu. Một số phương pháp định giá trong vấn đề ATTP như:
2.1.1. Phương pháp chi phí bệnh tật (COI)
Phương pháp COI đánh giá sự thay đổi lợi ích xã hội thông qua chi phí thuốc
men và tiền lương. Phương pháp COI được tính toán từ những ca bệnh nhân và số
người tử vong hằng năm mà nguyên nhân từ thực phẩm. Các loại chi phí tương ứng
gồm chi phí thuốc men trực tiếp như thuốc, chi phí khám bệnh trả cho bác sĩ và bệnh
viện; các loại chi phí gián tiếp như không còn khả năng lao động, và một số loại chi
phí khác như giáo dục, chi phí người thân chăm sóc,...Buzby et al (1996) đã nghiên



cứu về bệnh tật gây ra từ vi khuẩn của thực phẩm; Frenzen et al. (1999) nghiên cứu về
khuẩn Salmonellosix.
COI là phương pháp đơn giản, cụ thể, dễ hiểu, rõ ràng, minh bạch phản ánh
được chi phí thuốc men và tiền lương. Do phương pháp này đánh giá bệnh tật nguyên
nhân từ thực phẩm ảnh hưởng đến kinh tế, nên đây là cơ sở rất hữu ích cho những nhà
hoạch định chính sách quan tâm về hoạt động kinh tế liên quan đến những quy định về
sức khỏe cộng đồng. Từ đó đề ra những chính sách tăng lợi ích cộng đồng và giảm rủi
ro về sức khỏe.
Tuy nhiên, phương pháp này dựa vào những bằng chứng cụ thể về bệnh tật do
thực phẩm gây ra. Nhưng phần lớn thực phẩm không gây ra những bệnh cấp tính mà
có tác dụng ảnh hưởng lâu dài nên việc thu thập số liệu thứ cấp rất khó khăn. Một
nhược điểm khác nữa việc tính toán chi phí bằng phương pháp COI thường thấp hơn
chi phí xã hội do bỏ qua các loại chi phí đau đớn, mất đi thời gian rảnh rỗi, chi phí
kiện cáo, phòng ngừa. Hơn nữa việc tính toán chi phí mất năng suất lao động cũng rất
khó khăn.
2.1.2. Các phương pháp ước lượng mức sẵn lòng trả (WTP)
WTP là mục tiêu của phương pháp đánh giá sở thích, nhằm để ước lượng mức
tiền cao nhất mà mỗi cá nhân sẽ sẵn lòng trả cho thực phẩm an toàn hoặc một thuộc
tính nào đó của sản phẩm. Phương pháp ước lượng WTP bao gồm: (a) sử dụng thị
trường đấu giá (experimental market auctions), (b) phương pháp đánh giá hưởng thụ
(HP), (c) phân tích kết hợp (conjoint analysis), (d) đánh giá ngẫu nhiên (CV). Phương
pháp (a), (c), (d) đánh giá trực tiếp mức sẵn lòng trả cho sản phẩm với giả thiết sản
phẩm đó giảm rủi ro về bệnh tật. Phương pháp (b) là phương pháp gián tiếp dựa vào
các mức ATTP ảnh hưởng đến mức giá của thực phẩm đó.
a) Sử dụng thị trường đấu giá
Theo Ragona and Mazzocchi (2008) phương pháp thử nghiệm thị trường đấu
giá sử dụng tiền thực và thực phẩm thực để đánh giá chất lượng sản phẩm. Những
người tham gia sẽ nhận được thông tin đầy đủ về sản phẩm, đồng thời đánh giá khách

quan về sự nghiêm trọng của thực phẩm gây nên bệnh tật. Ứng dụng thử nghiệm thị
6


trường đấu giá cho ATTP là phương pháp mới. Tuy nhiên cũng có vài nghiên cứu sử
dụng phương pháp này như nghiên cứu giảm rủi ro thuốc trừ sâu (Roosen et al., 1997),
hormone chậm tăng trưởng trong sữa (Fox,1995).
Ưu điểm của phương pháp thử nghiệm thị trường đấu giá là trả tiền trực tiếp. Vì
vậy buộc người tham gia phải cân nhắc về nguồn ngân quỹ của họ. Việc yêu cầu đánh
giá sản phẩm “rủi ro”, và sử dụng cơ chế đấu giá thích hợp sẽ khuyến khích để tiết lộ
những giá trị chính xác của sản phẩm. Một ưu điểm nữa phương pháp của này có sự
thiên lệch rất nhỏ. Tuy nhiên phương pháp này có nhược điểm là chi phí trả cho người
tham gia rất cao, tốn nhiều thời gian, hạn chế vùng địa lý lấy mẫu.
b) Phương pháp đánh giá hưởng thụ (HP)
Theo Buzby (1997) phương pháp đánh giá hưởng thụ ước lượng nhằm đánh giá
các thuộc tính của hàng hóa hoặc dịch vụ (bao gồm thuộc tính sức khỏe) ảnh hưởng
đến giá của thực phẩm. Phương pháp này dựa vào việc quan sát giá cả thị trường, dữ
liệu chi tiêu và các đặc điểm trong quyết định chi tiêu. (Shogren, nghiên cứu chất dinh
dưỡng và chất béo trong sữa).
Mô hình hàm hưởng thụ thể hiện mối tương quan giữa giá với các thuộc tính,
đặc điểm rủi ro hoặc an toàn của thực phẩm và thường là mô hình hồi quy đơn giản để
ước lượng tác động biên của mỗi đặc tính tới giá cả. Đây cũng chính là giá mà các cá
nhân trả để mua một sản phẩm có chất lượng và an toàn hơn. Mức giá mà cá nhân trả
đó được sử dụng để ước lượng mức WTP cho cải thiện ATTP để giảm rủi ro.
Phương pháp này đánh giá một cách khách quan về những thuộc tính của thực
phẩm và sử dụng trực tiếp giá cả thị trường. Tuy nhiên, khi thực hiện đòi hỏi phải có
nhiều thuộc tính của sản phẩm mà các dữ liệu này thường khó thu thập hoặc không có
sẵn.
c) Phương pháp đánh giá ngẫu nhiên (CVM)
CVM là phương pháp cải thiện ATTP dựa vào sở thích của người tiêu dùng

(Van Ravenswaay,1995). Sự thay đổi lợi ích được ước lượng bởi mức WTP trung bình
cao nhất của mỗi người để giảm rủi ro hoặc mức bồi thường thấp nhất mà người tiêu
dùng sẽ sẵn lòng chấp nhận để tăng rủi ro (Shorgen, 2003)
7


CVM là phương pháp phỏng vấn cá nhân, khảo sát bằng email và điện thoại để
biết được mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng để cải thiện ATTP dựa vào tình huống
kịch bản. Trước đây, phương pháp này đã sử dụng để ước lượng những giá trị liên
quan đến những hàng hóa phi thị trường như chất lượng nước, sự giải trí, chất lượng
không khí (Buzby et al., 1997). Theo Carson et al. (1994) thì đã có hơn 1600 nghiên
cứu sử dụng phương pháp CV và vì vậy những nhà nghiên cứu CV có cơ sở, nền tảng
để nghiên cứu CV chính xác hơn. Phương pháp CV ngày càng được sử dụng rộng rãi
để ước lượng mức WTP của người tiêu dùng cho ATTP để giảm hoặc tránh rủi ro từ
thực phẩm. Ví dụ ước lượng mức WTP người tiêu dùng để giảm rủi ro từ các chất độc
trong các loài động vật thân mềm (Lin và Milon, 1995), nitrates trong nước uống
(Crutchfield et al., 1997), khuẩn Salmonella trong thịt gà và trứng (Henson, 1996),
thuốc trừ sâu trong thực phẩm (Buzby et al., 1995 và 1998), ước lượng WTP cho bột
ngũ cốc tại Mỹ và Anh (Moon và Balasubramanian, 2000) và nghiên cứu về mỳ và tàu
hủ tại Nhật Bản (McCluskey et al., 2001).
Ưu điểm của CVM ít tốn chi phí hơn so với phương pháp thử nghiệm đấu giá
thị trường (Misra et al., 1991) và không cần phải dựa vào nguồn dữ liệu thứ cấp như
các phương pháp khác (Anderson và Bishop 1986, Cummings et al.1986). Một ưu
điểm nữa, tình huống kịch bản của CVM có thể được xây dựng cho bất kỳ thị trường
mà người nghiên cứu quan tâm (Buzby et al., 1997).
Bên cạnh đó, CVM cũng có một số nhược điểm: Thứ nhất vì phương pháp này
dựa vào sự phản hồi từ quan điểm của người tiêu dùng, giả thuyết kịch bản, cấu trúc
bảng câu hỏi vì vậy sẽ có sự thiên lệch. Theo Đ.T. Hà (2003) đã nêu ra một số sai lệch
thường gặp trong việc ứng dụng phương pháp CVM: (i) Sai lệch do chiến thuật
(Strategic Bias): nếu người được điều tra cho là các giá trị mà họ đưa ra có thể có một

ảnh hưởng nào đó đến chính sách sẽ đề ra (ví dụ chính sách đền bù thiệt hại) và có thể
ảnh hưởng đến quyền lợi của họ thì họ có thể đưa ra (trả lời) các giá trị quá cao hay
quá thấp so với giá trị thực sự của họ. (ii) Sai lệch xuất phát từ các giả định chúng ta
sử dụng khi xây dựng các hoạt cảnh (trường hợp) ban đầu. (iii) Sai lệch tổng thể và bộ
phận: người được phỏng vấn cũng có thể hiểu nhầm vấn đề được hỏi trong quá trình
điều tra phỏng vấn và có thể đưa ra các giá trị đánh giá một bộ phận của vấn đề ta quan
tâm thành giá trị tổng thể và ngược lại. Ví dụ: Thay vì trả lời mức sẵn lòng trả cho việc
8


cải thiện chất lượng môi trường nước của một đoạn sông, người được điều tra có thể
đưa ra giá trị sẵn lòng trả cho việc cải thiện chất lượng môi trường nước của cả dòng
sông đó. (iv) Sai lệch giữa mức sẵn lòng trả và sẵn lòng nhận đền bù. (v)Sai lệch do
điểm khởi đầu (Starting point bias) khi xây dựng các bảng điều tra mức sẵn lòng trả.
Bên cạnh đó cũng có thể có những sai lệch do thông tin cung cấp cho người được điều
tra, sai lệch do sự không hiểu giữa người điều tra và người được điều tra, sai lệch do
cách chọn phương thức đóng góp tiền khi hỏi về mức sẵn lòng trả. Thứ hai, người tiêu
dùng thường thổi phồng mức tiền mà họ sẽ trả bởi vì họ dựa vào tình huống giả định
hơn dựa vào thực tế. Vì vậy khó xác định được mức WTP đúng. Thứ ba, phương pháp
CV có nhiều mức thông tin rủi ro khác nhau về vấn đề ATTP nên người được phỏng
vấn thường không hiểu biết về mức rủi ro hoặc không thể phân biệt được sự khác nhau
giữa các mức độ làm giảm rủi ro.
d) Phương pháp phân tích kết hợp (CA)
Cũng giống như CVM, CA là phương pháp đánh giá trực tiếp mức WTP để cải
thiện ATTP dựa vào sở thích của người tiêu dùng. Tuy nhiên, phương pháp này yêu
cầu cá nhân đánh giá hoặc xếp hạng các sản phẩm nghiên về các thuộc tính ATTP và
giá của sản phẩm hơn (Valeeva et al., 2003).
Trong phương pháp này, người tiêu dùng đánh giá những sản phẩm giống nhau
kết hợp với những đặc tính khác nhau (bao gồm cả giá) trong tình huống giả định. Sau
đó sử dụng số liệu này để ước lượng hàm thỏa dụng cá nhân thông qua các thuộc tính

ATTP (Baker and Crosbie, 1993). CA là phương pháp được sử dụng rộng rãi cho
những nhà nghiên cứu thị trường để đánh giá một sản phẩm mới và đặc tính của sản
phẩm (Green and Srinivsan) từ đó họ quyết định đặc điểm nào nổi bật cho sản phẩm
mới với mức giá là bao nhiêu (Curry, 1996).
Những nhà nghiên cứu xây dựng giả thuyết sản phẩm kết hợp với những thuộc
tính khác nhau. Thuộc tính là các yếu tố trong sản phẩm, từ các yếu tố đó để hỏi người
tiêu dùng để họ đánh giá sản phẩm mà ta đưa ra. (Baker and Crosbie,1993 nghiên cứu
về sản phẩm táo tác giả đưa ra 4 đặc tính của cho sản phẩm gồm: mức giá trả thêm, tổn
hại, hệ thống chứng nhận, những quy định về thuốc trừ sâu đây là những đặc tính quan
trọng nhất để xem là an toàn thực phẩm để xem yếu tố nào ảnh hưởng).
9


Hàm thỏa dụng của phương pháp này thường là:
V= v(p1, a1, p, a, m)
P: giá của các sản phẩm thay thế
A : những thuộc tính của sản phẩm thay thế
P1: mức giá có thể trả thêm sản phẩm
A1: các thuộc tính của sản phẩm
M :thu nhập
Ưu điểm của phương pháp này là ít tốn chí phí và có nhiều linh hoạt, được chấp
nhận rộng rãi do khả năng dự báo và đánh giá dựa vào hiểu biết, sở thích của người
tiêu dùng và phản ánh trong thị trường thực. Tuy nhiên, phương pháp này xây dựng
kịch bản khó hơn so với những phương pháp khác.
Việc ước lượng giá trị cho một hàng hóa không có giá trên thị trường rất khó
khăn bởi vì không có những thông tin về giá thị trường. Và vấn đề ATTP cũng không
phải trường hợp ngoại lệ. Mặc dù có rất nhiều phương pháp đánh giá về ATTP như đã
được trình bày ở trên nhưng có thể thấy rằng phương pháp CVM là phương pháp phổ
biến nhất, là một công cụ linh hoạt để đo lường, phân tích các chính sách về ATTP. Vì
vậy, trong bài nghiên cứu này tác giả sẽ sử dụng phương pháp CVM để thực hiện

nghiên cứu.
2.2. Tổng quan nghiên cứu liên quan mức sẵn lòng trả cho đặc tính ATTP
Sự quan tâm của người tiêu dùng đối với tính an toàn của sản phẩm ảnh hưởng
đến mức giá của sản phẩm đó. Những nghiên cứu trên thế giới trong lĩnh vực ATTP từ
trước đến nay tập trung vào nghiên cứu các sản phẩm biến đổi gen. Một vài nghiên
cứu về vấn đề này như:
a) Nghiên cứu sự hiểu biết và mức sẵn lòng trả của cộng đồng về thực
phẩm không biến đổi gen tai Mỹ và Anh của Wanki Moon và Siva K
Balasubramanian (2000)
Việc ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp thu hút nhiều quan tâm
bởi những bước đột phá kỹ thuật về các sản phẩm nông nghiệp thay đổi gen xuất hiện
10


trên thị trường vào giữa những năm 1990. Do khả năng giảm các tác nhân gây hại cho
cây trồng, chi phí quản lý và tăng năng suất cây trồng khiến người nông dân Mỹ chấp
nhận công nghệ sinh học cho bắp, đậu nành, bông và có khuynh hướng mở rộng. Theo
Hoban (1998) đã có hơn 70% người tiêu dùng Mỹ đã ủng hộ việc ứng dụng công nghệ
sinh học trong sản xuất thực phẩm. Ngược lại, từ khi có sự thương mại giống công
nghệ sinh học thì cộng đồng người châu Âu đã lên tiếng mạnh mẽ về vấn đề sức khỏe
và môi trường đối với loại lương thực có biến đổi gen này (Zechendorf, 1998, Gaskell
et al.,1999). Sự phản ứng đó đã làm cho người Mỹ bắt đầu có những nghi ngờ về việc
Cục quản lý Dược và Thực phẩm (FDA) chấp nhận các loại cây trồng có biến đổi gen.
Vấn đề đặt ra là liệu sự hiểu biết và nhận thức của người tiêu dùng của 2 nước này về
rủi ro sức khỏe và tăng năng suất cây trồng ảnh hưởng như thế nào đến mức sẵn lòng
trả? Bài nghiên cứu về sản phẩm bột ngũ cốc phần nào giúp ta trả lời những câu hỏi
này. Với mục tiêu nghiên cứu là phân tích quan điểm và sự chấp nhận của người tiêu
dùng về công nghệ sinh học trong nông nghiệp. Đồng thời, đánh giá mức sẵn lòng trả
của người tiêu dùng về sản phẩm bột ngũ cốc không chứa thành phần biến đổi gen.
Bài nghiên cứu thu thập số liệu thông qua mạng internet, tại Mỹ bảng câu hỏi

được gửi qua email và có 3060 người trả lời, sử dụng phương pháp chọn mẫu ngẫu
nhiên phân tầng thông qua vùng địa lý, độ tuổi của chủ hộ, trình độ học vấn, thu nhập.
Tại Anh, bảng câu hỏi được gởi 9000 phiếu qua mạng trong vòng 7 ngày có 2568
người hoàn thành bảng câu hỏi. Tác giả dùng phương pháp single – bounded choice
dichotomous CV để đánh giá mức sẵn lòng trả.
Kết quả nghiên cứu cho thấy có 31% người Mỹ, 46% người Anh phản đối thực
phẩm công nghệ sinh học và có 26% người Mỹ, 37% người Anh cho rằng sản phẩm
biến đổi gen có ảnh hưởng đến sức khỏe, và có 30% người Mỹ, 65% người Anh cho
rằng thực phẩm có biển đổi gen có tổn hại đến môi trường. Tỷ lệ người tiêu dùng chấp
nhận mua sản phẩm không biến đổi gen ở Mỹ và Anh lần lượt là 44%, 71%, nhưng
khi đề cập đến mức giá đề nghị tỷ lệ này giảm xuống chỉ còn 37%, 56%.
Để phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến WTP của thực phẩm không biến đổi
gen, tác giả sử dụng 3 mô hình Probit để ước lượng: (1) dùng dữ liệu bảng, (2) dữ liệu
của nước Mỹ, (3) dữ liệu nước Anh.
11


WTP = α + λ1Riski + λ2Benefiti + λ3Trusti + λ4Labeli + λ5Countryli εi
Với:
WTP = 1 người tiêu dùng sẵn lòng trả thêm để mua thực phẩm không biến đổi
gen.
= 0 người tiêu không trả thêm để mua thực phẩm không có biến đổi gen
RISK: rủi ro sức khỏe do thực phẩm biến đổi gen đem lại
BENEFIT: tăng năng suất cây trồng
LABEL: nhãn sản phẩm
TRUST: sự tin tưởng của người tiêu dùng về những quy định của Nhà nước
COUNTRY = 1 nước Mỹ
COUNTRY = 0 nước Anh
Kết quả ước lượng cho thấy biến RISK và BENEFIT ảnh hưởng đến WTP cho
sản phẩm không biến đổi gen cả nước Mỹ lẫn nước Anh. Người tiêu dùng của hai

nước này cho rằng họ không quan tâm về lợi ích trực tiếp mà họ chỉ muốn đảm bảo
sức khỏe cho mình. Đối với biến LABEL cũng ảnh hưởng đến mức sẵn lòng trả. Còn
đối với biến TRUST không có ý nghĩa bởi vì người tiêu dùng không tin tưởng chính
phủ về việc đảm bảo an toàn cho thực phẩm có biến đổi gen.
b) Nghiên cứu quan điểm người tiêu dùng đối với các thực phẩm có biến
đổi gen tại Bắc Kinh, Trung Quốc của Quan Li, Kynda R. Curtis, Jill
J.McCluskey, and Thomas I. Wahl (2002).
Trung Quốc là nước đứng thứ 4 về sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và là
một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ về việc nghiên cứu công nghệ sinh học ngay từ đầu
những năm 1980. Mặc dù Trung Quốc đã cam kết mạnh mẽ những quy định của “Cơ
quan quản lý an toàn sản phẩm nông nghiệp có biến đổi gen” đó là quy định các sản
phẩm biến đổi gen đưa vào Trung Quốc để nghiên cứu, sản xuất hoặc chế biến phải có
hệ thống chứng nhận an toàn từ Bộ Nông Nghiệp để đảm bảo tính an toàn cho người
tiêu dùng, động vật và môi trường. Ngày 20 tháng 3 năm 2002, Bộ Nông nghiệp Trung
Quốc quy định nhãn hiệu hàng hóa cho các sản phẩm sinh học biến đổi gen như bắp,
12


đậu nành, cà chua, gạo,… Việc thi hành những quy định này được thông báo rộng rãi
thông qua các phương tiện thông tin đại chúng và đã ảnh hưởng đến nhận thức, quan
điểm của người tiêu dùng đến các sản phẩm có biến đổi gen. Liệu người tiêu dùng đã
nhận thức như thế nào về sản phẩm này? Tác giả đã tiến hành thực hiện đề tài này
nhằm tìm hiểu được mức sẵn lòng trả (WTP) của người tiêu dùng có chấp nhận thực
phẩm có biến đổi gen và sử dụng công nghệ sinh học để phát triển thực phẩm không,
nghiên cứu này góp phần quan trọng nhằm biết được nhu cầu tiềm năng tại thị trường
Trung Quốc về thực phẩm có biến đổi gen. Bài nghiên cứu đánh giá ngẫu nhiên về
mức sẵn lòng trả thêm hoặc giảm giá khi mua các sản phẩm gạo và dầu đậu nành biến
đổi gen. Hai sản phẩm được nghiên cứu là gạo và dầu đậu nành vì đây hàng hóa thiết
yếu của quốc gia này. Mục đích của bài nghiên cứu này là tìm hiểu quan điểm của
người tiêu dùng về ATTP, công nghệ sinh học, thực phẩm biến đổi gen. Phân tích các

yếu tố ảnh hưởng đến mức sẵn lòng giảm giá hoặc tăng thêm khi mua gạo và dầu đậu
nành có biến đổi gen và ước lượng giá trị trung bình cho việc giảm giá hoặc tăng thêm
khi mua 2 loại sản phẩm này.
Bài nghiên cứu được phỏng vấn 599 người tiêu dùng ở Bắc Kinh, Trung Quốc.
Phiếu phỏng vấn này được phỏng vấn thử với các sinh viên Trung Quốc sống ở Mỹ.
Để đảm bảo tính ngẫu nhiên, mẫu phỏng vấn chia ra làm 3 khu vực bao gồm ¼ mẫu ở
siêu thị, 1/2 phần là ở chợ, 1/4 ở các shopping.
Tác giả sử dụng phương pháp CVM để đánh giá mức sẵn lòng trả thêm hoặc
giảm giá khi mua các sản phẩm gạo và dầu đậu nành. Sử dụng phương pháp Double –
bounded dichotomous choice để hỏi mức sẵn lòng trả. Bằng phương pháp định tính
nhằm khảo sát liệu người tiêu dùng có sẵn lòng trả thêm hoặc giảm giá cho 2 sản phẩm
này bằng cách sử dụng một mô hình hồi quy logit để ước lượng:
WTPi = α + ρBi + λ1Childreni + λ2Educationi + λ3Agei + λ4Knowledgei +
λ5Incomei + λ6Opinioni + εi,
Với Bi là mỗi người tiêu dùng trả mức giá ngẫu nhiên
CHILDREN: số thành viên trong gia đình dưới 18 tuổi
EDUCATION: trình độ học vấn người được học vấn
13


KNOWLEDGE: mối quan tâm, hiểu biết của người tiêu dùng về công nghệ sinh
học
INCOME: mức thu nhập của người phỏng vấn.
AGE: tuổi của người được phỏng vấn
OPINION: quan điểm của người được phỏng vấn về áp dụng công nghệ sinh
học để sản xuất thực phẩm.
Kết quả nghiên cứu cho thấy biến OPINION, KNOWLEDGE của người tiêu
dùng về công nghệ sinh học ảnh hưởng rất lớn đối với mức sẵn lòng trả đối với 2 sản
phẩm. Đây là nguyên nhân mà người dân Trung Quốc hưởng ứng công nghệ sinh học
trong nông nghiệp. Nhận thức của người tiêu dùng cũng phản ảnh chính phủ Trung

Quốc ủng hộ mạnh mẽ công nghệ sinh học. Biến AGE cũng có ý nghĩa nhưng ít ảnh
hưởng đến WTP. Biến EDUCATION, INCOME, CHILDREN không có ý nghĩa trong
mô hình này bởi vì họ cho rằng những hiểu biết và kinh nghiệm của họ sẽ tốt hơn so
với việc giải thích và vấn đề dân số xã hội.
Kết quả ước lượng WTP không giống như các nghiên cứu tương tự ở những
nước khác. Mức sẵn lòng trả trung bình của gạo biến đổi gen là tăng 38% so với sản
phẩm gạo không biến đổi gen, và đối với dầu đậu nành là 16,3%. Điều này không ngạc
nhiên bởi vì có 61,6% người tiêu dùng cho rằng đồng ý sử dụng công nghệ sinh học
trong thực phẩm và 52,5% người tiêu dùng cảm thấy là ít hoặc không rủi ro khi sử
dụng thực phẩm biến đổi gen. Đồng thời chỉ có 9,3% người tiêu dùng không thích sử
dụng thực phẩm có biến đổi gen và 7,8% người tiêu dùng cho là rủi ro cao về thực
phẩm này.
Tác giả đã đưa ra lý do vì sao kết quả nghiên cứu này lại khác biệt so với những
nước khác như vậy. Thứ nhất, do lịch sử nền văn hóa. Thứ hai, là do có sự khác biệt từ
thực tế và tình huống giả định của bảng câu hỏi đó là sản phẩm có biến đổi gen tăng
thêm vitamin. Thứ ba, Trung Quốc là một quốc gia ủng hộ mạnh mẽ về việc nghiên
cứu công nghệ sinh học. Thứ tư, đây cũng là nghiên cứu đầu tiên được tiến hành ở
Trung Quốc và là nước đang phát triển.

14


c) Nghiên cứu đánh giá mức sẵn lòng trả của người tiêu dùng cho sản
phẩm thịt bò hữu cơ có hệ thống chứng nhận chất lượng tại Seoul, Hàn Quốc của
Heo Joo-Nyung và Sung Myung-Hwan (2003).
ATTP không chỉ thể hiện qua thể hiện qua mức giá mà còn thể hiện qua hệ
thống chứng nhận, một nghiên cứu về WTP đối với sản phẩm thịt bò hữu cơ có hệ
thống chứng nhận tại Seoul, Hàn Quốc.
Khi thu nhập gia tăng con người quan tâm đến sức khỏe nhiều hơn, họ có xu
hướng mua các sản phẩm đảm bảo an toàn, chất lượng cao mặc dù giá cao. Để đáp ứng

nhu cầu người tiêu dùng các nhà sản xuất cải thiện kỹ thuật để cạnh tranh. Đối phó với
sự thay đổi này Chính phủ Hàn Quốc thi hành hệ thống chứng nhận và nhãn hàng hóa
để quản lý chất lượng sản phẩm. Vì vậy, việc quản lý chất lượng bằng hệ thống chứng
nhận cần phải đánh giá. Mục đích của bài nghiên cứu này là ước lượng mức sẵn lòng
trả cho sản phẩm thịt bò hữu cơ có hệ thống chứng nhận chất lượng so với thịt bò bình
thường. Tác giả sử dụng phương pháp dichotomous-choice contingent valuation để
thực hiện nghiên cứu và dùng mô hình logit để ước lượng mức sẵn lòng trả.
WTP = α + λ1BIDi + λ2INCTi + λ3AGEi + λ4EDUi εi
Với:
BID là mức giá trả thêm cho trả thêm cho thịt bò có hệ thống chứng nhận (won)
INCT là thu nhập hằng tháng của cá nhân (triệu won)
AGE là tuổi của người phỏng vấn
EDU là trình độ học vấn của người được phỏng vấn
Kết quả nghiên cứu cho thấy tất cả các biến đều có ý nghĩa trong mô hình, đặc
biệt là biến BID và INCT có ý nghĩa rất lớn. Kết quả tính toán cũng cho thấy người
tiêu dùng sẵn lòng trả thêm 7,019-10,607 won/600g so với thịt bò không có hệ thống
chứng nhận. Qua nghiên cứu cho thấy khi thu nhập càng gia tăng thì việc tiêu dùng và
nhu cầu về thực phẩm an toàn cũng thay đổi vì vậy vấn đề đảm bảo an toàn thực phẩm
trở thành một vấn đề ý nghĩa trong cuộc sống. Đặc biệt là sản phẩm từ động vật, phải
đảm bảo từ khâu chăn nuôi, chế biến đến bàn ăn của người tiêu dùng.

15


×