Tải bản đầy đủ (.pdf) (96 trang)

SO SÁNH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ NHỎ HUYỆN TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (890.17 KB, 96 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

SO SÁNH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ
CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ NHỎ
HUYỆN TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG

MAI THỊ MÃI

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ TÀI NGUYÊN MÔI TRƯỜNG

Thành Phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “SO SÁNH LỢI ÍCH –
CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ
NHỎ HUYỆN TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG” do Mai Thị Mãi sinh viên khóa 31,
ngành Kinh Tế Tài Nguyên Môi Trường đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào
ngày

TS. PHAN THỊ GIÁC TÂM
Người hướng dẫn,

Ngày

Tháng


Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

Tháng

Năm

Thư kí hội đồng chấm báo cáo

Năm

Ngày

ii

Tháng

Năm


LỜI CẢM TẠ
Lời đầu tiên, con xin gởi những dòng tri ân đến Ba Mẹ và gia đình, những
người đã sinh thành, nuôi nấng và tạo mọi điều kiện cho con có được ngày hôm nay.
Xin được cảm ơn toàn thể quý thầy cô trường ĐHNL TPHCM, đặc biệt là quý
thầy cô Khoa Kinh Tế, đã truyền dạy cho em những kiến thức quý báu trong suốt thời
gian qua.
Đặc biệt xin tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến cô PHAN THỊ GIÁC TÂM, đã tận tình
hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt thời gian nghiên cứu thực hiện luận văn tốt nghiệp này.
Cảm ơn các Anh Chị công tác tại Phòng Kinh Tế huyện Tân Uyên, đặc biệt là

các anh trưởng ban thú y ở các xã đã tạo điều kiện thuận lợi cũng như giúp đỡ em
trong suốt thời gian thực tập tại địa phương.
Cho tôi gởi lời cảm ơn đến bạn bè tôi, những người đã giúp đỡ tôi về mặt tinh
thần, cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn thành luận văn này.
Xin chân thành cảm ơn!
Sinh viên
MAI THỊ MÃI

iii


NỘI DUNG TÓM TẮT
MAI THỊ MÃI. Tháng 6 năm 2009. ”So Sánh Lợi Ích Chi Phí Các Phương
Pháp Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Heo Quy Mô Nhỏ Huyện Tân Uyên, Tỉnh Bình
Dương”.
MAI THI MAI. June 2009. ”Cost Benefit Comparation of Alternative Small
Scale Waste Disposal Methods at Tan Uyen District, Binh Duong Province”.
Nghiên cứu này tính toán lợi ích chi phí các phương pháp xử lý chất thải khác
nhau được áp dụng ở 3 xã huyện Tân Uyên, những xã nằm trong khu vực nuôi heo
nhiều của huyện.
Trong địa bàn nghiên cứu có 4 phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo là
biogas, biogas kết hợp với làm phân hữu cơ, làm phân hữu cơ bón cho cây và làm thức
ăn cho cá. Trong 4 phương pháp xử lý thì nghiên cứu chọn ra 3 mô hình để so sánh là
phương pháp xử lý bằng cách làm biogas kết hợp với làm phân hữu cơ, phương pháp
xử lý bằng cách làm thức ăn cho cá và phương pháp xử lý bằng cách làm phân hữu cơ
bón cho cây, và quy mô được chọn để so sánh là từ 40 – 60 con.
Kết quả phân tích chỉ ra giá trị NPV của 3 phương pháp xử lý trên góc độ phân
tích tài chính và phân tích kinh tế. Trên phân tích tài chính giá trị NPV của phương
pháp làm biogas kết hợp là 11.572.057đồng, làm phân hữu cơ là 60.907.517đồng, làm
thức ăn cho cá là 50.323.153 đồng. Trên phân tích kinh tế giá trị NPV của phương

pháp làm phân hữu cơ là 140.366.601 đồng, làm biogas kết hợp là 39.526.000 đồng,
làm thức ăn cho cá là 50.323.153 đồng. Trên cả hai góc độ tài chính và kinh tế thì
phương pháp xử lý bằng cách làm phân hữu cơ có giá trị NPV cao nhất, làm biogas kết
hợp có giá trị NPV thấp nhất.
Dựa vào kết quả nghiên cứu thì đề tài có một số kiến nghị đối với chọn phương
pháp xử lý chất thải phù hợp với điều kiện chăn nuôi.


MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

x

DANH MỤC PHỤ LỤC

xi

CHƯƠNG I : ĐẶT VẤN ĐỀ

1

1.1. Đặt vấn đề


1

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian

3

CHƯƠNG II : TỔNG QUAN

5

2.1. Tổng quan nghiên cứu đã thực hiện

5

2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu

6

2.2.1. Điều kiện tự nhiên

6


2.2.2. Các ngành nông lâm thủy

8

CHƯƠNG III: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận

13
13

3.1.1. Quy định về quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn

13

3.1.2. Chất thải chăn nuôi heo

13

3.1.3. Các khái niệm

14

3.1.4. Một số phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi

18

3.1.5. Khả năng gây ô nhiễm của chất thải chăn nuôi

24


3.2. Phương pháp nghiên cứu

30

3.2.1. Phương pháp phân tích lợi ích chi phí

30

3.2.2. Phương pháp thống kê mô tả

34

3.2.3. Phương pháp thu thập số liệu

35

3.2.4. Phương pháp xử lý, phân tích số liệu

35

3.2.5. Cách chọn mẫu

35

CHƯƠNG IV: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
v

36



4.1. Mô tả hiện trạng xử lý chất thải chăn nuôi heo

36

4.1.1 Kiểu chuồng trại và quy mô chăn nuôi

36

4.1.2 Lựa chọn mô hình và quy mô đàn để so sánh

45

4.2. Ứơc tính chi phí và lợi ích của từng phương pháp xử lý chất thải trong chăn
46

nuôi heo

4.2.1 Ứớc tính chi phí của từng phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi heo
46
4.2.2. Ước tính lợi ích của từng phương pháp xử lý chất thải trong chăn nuôi heo
48
4.3. Phân tích tài chính các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo

50

4.4. Phân tích kinh tế các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo

51


CHƯƠNG V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

53

5.1. Kết luận

53

5.2 Kiến nghị

54

TÀI LIỆU THAM KHẢO

55

PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CN

Công nghiệp

DTGT

Diện tích gieo trồng


NPV

Hiện giá lợi ích ròng

TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn

VACB

Vườn ao chuồng Biogas

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG

Bảng 2.1. Các Nhóm Đất Chính Trong Huyện

8

Bảng 2.2. Cơ Cấu Kinh Tế theo GDP Năm. Đơn vị %

9

Bảng 2.3. Diện Tích Đất Trồng Trọt của Huyện


11

Bảng 2.4. Số Lượng vật nuôi

11

Bảng 3.1. Số Lượng Chất Thải của Một Số Loại Gia Súc

14

Bảng 3.2. Thành Phần Hóa Học của Phân Heo Từ 70-100 Kg

14

Bảng 3.3. Thành Phần Nguyên Tố Đa Lượng

15

Bảng 3.4. Thành Phần % các Loại Phân Gia Súc, Gia Cầm

16

Bảng 3.5. Thành phần hóa học của phân heo

16

Bảng 3.6.Thành Phần Hoá Học của Nước Tiểu Heo Từ 70-100 Kg

17


Bảng 3.7. Các Loại Phế Phẩm Khử Mùi Hôi trong Chăn Nuôi

21

Bảng 3.8. Hiệu Quả Xử Lý Phân của Hệ Thống Biogas

23

Bảng 3.9. Hàm Lượng Bụi Trong Không Khí Chuồng Nuôi và các Gia Súc Khác Nhau
25
Bảng 3.10.Tác Hại Của Ammonia Đến Sức Khỏe và Năng Suất của Gia Súc, Gia Cầm
26
Bảng 3.11. Nồng Độ NH3 và H2S Cho Phép

28

Bảng 3.12.Triệu Chứng Thấy ở Công Nhân Nuôi Heo Có Khí Độc Chăn Nuôi

28

Bảng 3.13. Nồng Độ Cho Phép của Một Số Khí và Mùi Trong Chuồng Nuôi

29

Bảng 3.14. Lợi Ich và Chi Phí theo Năm Phát Sinh

31

Bảng 3.15. Liệt Kê Kiểm Tra để So Sánh Giữa Quan Diểm Cá Nhân và Xã Hội về sự

Nhận Dạng

34

Bảng 4.1. Cách Thu Gom Phân Heo Tại Chuồng

37

Bảng 4.2. Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Chăn Nuôi Heo

38

Bảng 4.3. Cách Bảo Quản Phân Của Hộ Chăn Nuôi

42

Bảng 4.4. Chi phí của phương pháp biogas kết hợp

47

Bảng 4.5. Chi Phí của Phương Pháp Làm Phân Hữu Cơ

47

Bảng 4.6. Bảng Chi Phí Của Phương Pháp Xử Lý Bằng Ao Cá

48

viii



Bảng 4.7. Bảng lợi ích hằng năm của phương pháp biogas kết hợp

49

Bảng 4.8. Lợi Ích Hằng Năm Của Phương Pháp Làm Phân Hữu Cơ

50

Bảng 4.9. Lợi ích của phương pháp xử lý bằng ao cá

50

Bảng 4.10. Gía trị NPV của các phương pháp xử lý chất thải

51

Bảng 4.11. Gía Trị NPV của Các Phương Pháp Xử Lý Chất Thải Trên Phân Tích Kinh
522

Tế.

ix


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Quy Mô Chăn Nuôi Heo Ở Huyện Tân Uyên

36


Hình 4.2. Mô Hình Các Phương Pháp Xử Lý Phân Heo

39

Hình 4.3. Hình Biểu Hiện Tỷ Lệ % các Loại Hầm Biogas

40

Hình 4.4. Biểu Đồ Thể Hiện Phương Thức Xử Lý Bã Thải Chăn Nuôi Heo

41

Hình 4.5. Mục Đích Sử Dụng Phân Hữu Cơ

41

Hình 4.6. Phương Thức Bảo Quản Phân Cho Vào Bao

43

Hình 4.7. Phân Heo Được Xịt Thẳng Vào Hố

44

Hình 4.8. Phương Thức Xử Lý Phân Bằng Cách Cho Vào Nhà Chứa Phân

44

x



DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ Lục 1: Bảng Tính giá trị NPV của phương pháp làm phân hữu cơ trên khía cạnh
phân tích tài chính
Phụ lục 2: Bảng tính giá trị NPV của các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo
trên phân tích kinh tế
Phụ Lục 3: Bảng câu hỏi phỏng vấn hộ chăn nuôi heo ở huyện Tân Uyên

xi


CHƯƠNG I
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Từ ngàn xưa con người Việt Nam đã gắn liền với trồng trọt và chăn nuôi gia
súc. Ngành chăn nuôi ngày càng có vị trí quan trọng, chiếm hơn 21% giá trị sản xuất
nông nghiệp, trong đó chăn nuôi heo chiếm 60% giá trị sản xuất và trở thành nguồn
thu nhập chính trong tổng doanh thu toàn ngành” (Thu Phong, 2008). Heo dễ tăng
trọng nhanh ngoài ra còn giúp tiêu thụ lượng thức ăn dư thừa, và thu hút nguồn lao
động rảnh rỗi trong gia đình góp phần cải thiện thu nhập cho nông hộ. Theo T.K.Anh
(1999), chăn nuôi heo đóng góp 50% thu nhập tiền mặt của mỗi hộ chăn nuôi. Chính
vì thế mà hiện nay ngành chăn nuôi heo ngày càng được nhân rộng từ chăn nuôi dạng
hộ gia đình quy mô nhỏ dần chuyển sang nuôi công nghiệp với quy mô lớn góp phần
tích cực vào tăng trưởng GDP của Quốc Gia.
Mặt khác, việc chăn nuôi heo tăng làm cho lượng chất thải tăng – chất thải chăn
nuôi heo là một trong những nguyên nhân gây ra hiện tượng khí nhà kính. Chất thải
của gia súc toàn cầu tạo ra tới 65% lượng Nito oxit (N2O) trong khí quyển. Đây là loại
khí có khả năng hấp thụ năng lượng mặt trời cao tới gấp 296 lần so với khí CO2. Động
vật nuôi còn thải ra 9% lượng khí CO2 toàn cầu, 37% lượng khí CH4 - khí có khả năng

giử nhiệt cao gấp 23 lần khí CO2. Điều này có nghĩa là chăn nuôi gia súc đã được
khẳng định là một tác nhân chính làm tăng khí gây hiệu ứng nhà kính. Chăn nuôi gia
súc còn đóng góp tới 64% khí amoniac (NH3) – thủ phạm của những trận mưa axit
(Đào Lê Hằng, 2006).
Trong những năm trở lại đây, người chăn nuôi đã biết tận dụng nguồn chất thải
nguy hại này theo nhiều cách khác nhau: chất thải của heo được chuyển thành khí
biogas cung cấp chất đốt cho gia đình. Hộ chăn nuôi với số lượng nhiều thì khí biogas


sinh ra có thể chạy máy phát điện, phân được dùng làm phân hữu cơ bón cho cây trồng
trong nhà hoặc bán, và phân heo được dùng làm thức ăn cho cá. Một minh chứng cho
những biện pháp trên đã tìm thấy trong nghiên cứu về tình hình quản lý chất thải chăn
nuôi heo ở một số huyện TPHCM và 3 tỉnh lân cận đã áp dụng các biện pháp xử lý
trên như: đối với các hộ có đất nước thải được dẫn ra ruộng trồng rau màu (bí ngô, rau
cải, đặc biệt là rau muống) hoặc chảy vào hố chứa sau đó được dùng tưới cây ăn trái
và rau màu hoặc chảy ra hồ nuôi cá. Nước phân còn có thể được cho chảy qua 1-2 hố
lắng, sau đó cặn được vớt lên (để dùng hoặc bán), vào mùa khô phần nước còn lại chảy
vào mương cống. Một số hộ cho phân chảy vào hầm/ túi ủ biogas (Hồ Thị Kim Hoa và
ctv, 2005). Theo ước tính của Polprasert (1989) 1m3 biogas đủ để: chạy động cơ mã
lực 2 giờ, cung cấp điện 1,25kw/giờ, cung cấp điện chiếu sáng trong giờ với bóng đèn
60 walt, chạy tủ lạnh dung tích 1m3 trong 1 giờ, cung cấp nhiệt để nấu 3 bửa cơm cho
5 người trong một ngày và giảm được mùi hôi chuồng trại đáng kể.
Tuy nhiên, mức độ áp dụng biogas còn khá thấp, người chăn nuôi vẫn sử dụng
các biện pháp xử lý khác như làm phân hay lấy chất thải nuôi cá. Một trong những lý
do khiến người chăn nuôi chưa chấp nhận biogas có thể là do hiệu quả tương đối của
biogas chưa cao so với điều kiện riêng của từng nông hộ ?
Tân Uyên là một huyện thuộc tỉnh Bình Dương với 22.844 con heo toàn huyện
thống kê năm 2008 bằng 105,74% tăng 1.240 con so với năm trước. Chăn nuôi heo
được nuôi rộng rải khắp các xã trong toàn huyện và số lượng đàn tăng ngày một nhanh
chóng. Với số lượng heo như trên thì lượng phân cho ra hằng ngày khá lớn. Những hộ

chăn nuôi trong Huyện đã có nhiều cách xử lý chất thải khác nhau phù hợp với điều
kiện của hộ. Đặc biệt huyện Tân Uyên có 2 dòng sông lớn chảy qua, phía Bắc là sông
Bé, phía Nam là sông Đồng Nai, là một Huyện thuần về nông nghiệp với ngành chăn
nuôi nhỏ khá phát triển thì người chăn nuôi nên áp dụng phương pháp xử lý nào cho
phù hợp với điều kiện hộ chăn nuôi mà giảm được ô nhiễm môi trường? Khi áp dụng
phương pháp xử lý đó thì hiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế mang lại cho nông hộ
và cộng đồng như thế nào?
Trước những câu hỏi đặt ra như trên cho thấy sự cần thiết để tiến hành một
nghiên cứu về việc tính toán lợi ích và chi phí cho từng biện pháp xử lý chất thải chăn
nuôi heo. Vì thế được sự chấp thuận của khoa Kinh tế, trường Đại Học Nông Lâm
2


TPHCM, chúng tôi quyết định thực hiện đề tài “SO SÁNH LỢI ÍCH – CHI PHÍ CÁC
BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI HEO QUY MÔ NHỎ Ở HUYỆN
TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
So sánh lợi ích – chi phí các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo quy mô
nhỏ ở huyện Tân Uyên – Bình Dương.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
-

Mô tả các phương pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo tại địa bàn huyện Tận

Uyên.
-

Phân tích tài chính cho nông hộ.


-

Phân tích kinh tế cho từng phương pháp xử lý.

1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi không gian
Phạm vi của nghiên cứu được giới hạn trong địa bàn huyện Tân Uyên.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được nghiên cứu trong khoảng thời gian từ 20/3/2009 đến 20/6/2009.
1.4. Bố cục luận văn
Luận văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
Chương này trình bày lý do chọn đề tài, mục tiêu nghiên cứu, phạm vi nghiên
cứu cũng như tóm tắt bố cục của luận văn.
Chương 2: Tổng quan
Chương này trình bày các nội dung sau: tổng quan về phương pháp phân tích
lợi ích – chi phí , tổng quan về các nghiên cứu đã thực hiện, tổng quan địa bàn nghiên
cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Chương này bao gồm cơ sở lý luận và nội dung nghiên cứu
Phần cơ sở lý luận đề cập đến 1 số khái niệm có liên quan đến chất thải chăn
nuôi heo, sơ lược về quy định về quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn, các phương pháp
xử lý chất thải chăn nuôi heo ở Việt Nam. Phần nội dung nghiên cứu đề cập đến các
3


nội dung sẽ được thực hiện trong nghiên cứu, các biện pháp để thực hiện các nội dung
đó.
Chương 4: Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Chương này trình bày các kết quả đã đạt được trong quá trình nghiên cứu bao

gồm: hiện trạng sử dụng và xử lý chất thải chăn nuôi tại huyện Tân Uyên, phân tích tác
động môi trường của ngành chăn nuôi heo trong huyện, phân tích lợi ích kinh tế cho
nông hộ, phân tích lợi ích chi phí các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo tại
huyện.
Chương 5: Kết luận và kiến nghị

4


CHƯƠNG II
TỔNG QUAN

2.1. Tổng quan nghiên cứu đã thực hiện
Để so sánh lợi ích chi phí các biện pháp quản lý chất thải chăn nuôi heo quy mô
nhỏ ở huyện Tân Uyên các tài liệu đã được tham khảo như : Internet, báo, tạp chí chăn
nuôi, số liệu thu thập từ phòng Tài Nguyên – Môi Truờng, phòng Kinh Tế huyện Tân
Uyên và tham khảo các nghiên cứu đã thực hiện liên quan đến đề tài đang nghiên cứu.
Đặc biệt là nghiên cứu “ Phân tích lợi ích và chi phí các biện pháp quản lý chất
thải heo ở Thái Lan. Nghiên cứu được thực hiện tại 3 khu vực ở Thái Lan mà có số
lượng heo tăng nhanh trong những năm gần đây (quy mô vừa) với năm phương pháp
khác nhau: biogas, thức ăn cho cá, phân hữu cơ, chất thải được chứa trong một cái hồ
sâu, và kết hợp giữa biogas và phương pháp khác. Nghiên cứu đã tính NPV trên cả 2
khía cạnh: (1) phân tích kinh tế với NPV của các phương pháp như sau: phân hữu cơ là
929.324.596 baht và NPV trên 1 tấn là 197 baht, thức ăn cho cá có NPV là
1.378.484.380 baht hay 358 baht trên 1 tấn, hầm bêtông mái vòm là 1.198.008.162
baht hay 125 baht trên tấn, biogas dạng túi có NPV là 1.005.117.721 baht hay 144 baht
trên tấn chất thải. Phương pháp xử lý bằng đào hồ sâu thì có giá trị âm -16.575.709
baht hay 19 baht trên tấn chất thải, và kết hợp giữa biogas và phương pháp khác có
NPV là 793.206.640 baht hay 146 baht trên tấn chất thải. Phương pháp tốt nhất được
chọn là phương pháp xử lý bằng thức ăn cho cá; (2) phân tích tài chính thì phương

pháp làm phân hữu cơ có NPV là 1.024.621.494 baht hay 217 baht trên tấn chất thải,
thức ăn cho cá có NPV là 1.374.328.098 baht hay 357 baht trên tấn chất thải, hầm bê
tông mái vòm có NPV là 1.244.688.401 baht hay 130 baht trên tấn chất thải, biogas
dạng túi có NPV là 996.235.726 baht hay 143 baht trên tấn chất thải, đào hồ sâu có
NPV là -8.200.297 baht hay -9 baht trên tấn chất thải, và kết hợp giửa biogas và
phương pháp khác có NPV là 808.054.960 baht hay 149 baht trên tấn chất thải.
Phương pháp tốt nhất được chọn là thức ăn cho cá.


Phương pháp được sử dụng là phương pháp phân tích lợi ích và chi phí để đánh
giá và phân tích lợi ích và chi phí của năm phương pháp xử lý trên.
Nghiên cứu trên là tư liệu tham khảo đáng quý cho tôi khi thực hiện đề tài “SO
SÁNH LỢI ÍCH VÀ CHI PHÍ CÁC BIỆN PHÁP XỬ LÝ CHẤT THẢI CHĂN NUÔI
HEO QUY MÔ NHỎ Ở HUYỆN TÂN UYÊN – BÌNH DƯƠNG”. Cùng nghiên cứu
về lợi ích và chi phí các biện pháp xử lý chất thải chăn nuôi heo nhưng đề tài này có
nội dung và cách tiếp cận khác với nghiên cứu trên khi hướng tới việc so sánh lợi ích chi phí các biện pháp xử lý chất thải khác nhau với quy mô nhỏ.
2.2. Tổng quan địa bàn nghiên cứu
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
Tân Uyên là một huyện phía Đông Nam của tỉnh Bình Dương, cách thị xã Thủ
Dầu Một 24 km về phía Đông Nam, cách thành phố Hồ Chí Minh 30 km về phía Đông
Bắc. Huyện có tổng diện tích tự nhiên là 61.3447 km2, nằm về phía Đông Nam tỉnh
Bình Dương, bao gồm 22 xã và 2 thị trấn, 89 khu, ấp, 27.326 hộ và 131.116 người.
Phía Đông giáp tỉnh Đồng Nai bởi sông Đồng Nai.
Phía Nam giáp thị xã Thủ Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An.
Phía Tây giáp huyện Bến Cát.
Phía Bắc giáp huyện Phú Gíao.
Đặc biệt là giáp với những khu vực có nền kinh tế phát triển như thị xã Thủ
Dầu Một, huyện Thuận An, huyện Dĩ An, và tỉnh Đồng Nai là một điều kiện rất thuận
lợi để huyện phát triển kinh tế xã hội. Hơn nửa huyện lại nằm ở trung tâm vùng kinh tế

trọng điểm phía Nam và cũng là vùng đại đô thị Thành Phố Hồ Chí Minh. Gần khu
vực có nhiều tài nguyên như dầu khí Bà Rịa – Vũng tàu, bốc xít Đồng Nai, hải sản
Vũng Tàu, rừng Tây Nguyên...
Thuộc khu vực thị trường tiêu thụ lớn, bên cạnh có Đông Nam Bộ, Tây
Nguyên, Nam Trung Bộ, Đồng Bằng Sông Cửu Long, xa hơn một ít là thị trường cả
nước, tiếp đến là các nước Đông Nam Á...
Gần khu vực đầu mối giao thông quan trọng của Quốc Gia và quốc tế, sân bay
Quốc Tế Long Thành (dự kiến), cụm cảng Sài Gòn, cụm cảng biển nước sâu Vũng
Tàu...
6


b) Địa hình địa mạo
Địa hình chung của huyện nghiêng từ Bắc xuống Nam và Đông Bắc – Tây
Nam. Càng lên hướng Bắc và Đông Bắc cao trình càng lớn. Đất đai bị chia cắt nhiều
do đồi núi như các xã Tân Mỹ, Lạc An có cao trình 40-5m thích hợp cho trồng rừng và
cây công nghiệp lâu năm như cao su. Về phía Nam và Tây Nam cao trình nhỏ dần,
trung bình 20-30 m, đất đai bằng phẳng ít bị chia cắt tạo thành vùng rộng lớn, thuận lợi
cho cây sản xuất hàng năm như lúa, đậu, và rau màu các loại.
Cảnh quan trong khu vực phong phú với những gò, đồi. Nhiều sông suối nhỏ
dồn tụ vào giữa một vùng cảnh quan có độ dốc trải dài từ sông Đồng Nai lên phía Bắc.
c) Khí hậu
( Số liệu lấy theo trạm Biên Hòa)
Tân Uyên nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo, ít gió bão
và không có mùa đông. Lượng mưa bình quân từ 1400 đến 1500 mm/năm nhưng phân
hai mùa rỏ rệt ( mùa mưa – mùa khô).
Nhiệt độ không khí cao và ít chênh lệch giửa các tháng.
Nhiệt độ trung bình năm: 26,70C
Nhiệt độ cao nhất trong năm: 32,50C
Nhiệt độ thấp nhất trong năm: 230C

Độ ẩm trung bình năm: 78,9 %
Độ ẩm trung bình mùa mưa: 80 – 90%
Độ ẩm trung bình mùa khô: 70 – 80%
Lượng mưa trung bình năm từ 1600 – 1800 mm ( trong đó lượng mưa vào mùa mưa
chiếm 85%)
Hướng gió chính thay đổi theo mùa
Mùa khô: Đông – Đông Nam – Nam
Mùa mưa: Tây Nam – Tây
Nắng: số giờ nắng trung bình khá cao:
Mùa mưa: 5,4 giờ/ ngày
Mùa khô: 8 giờ/ngày

7


d) Thủy văn
Phía Bắc là Sông Bé, phía Nam là sông Đồng Nai có lượng nước lớn, trung
bình 12,8 tỷ m3/năm. Mực nước cao vào mùa mưa (tháng 9 và tháng 10), thấp vào mùa
khô ( tháng 1 và tháng 2), mực nước chênh lệch trung bình từ 3 đến 3,5 m và phụ
thuộc vào chế độ vận hành của nhà máy thủy điện Trị An.
Ngoài ra còn rất nhiều sông suối nhỏ như sông Vũng Gấm, suối Cái Vàng, suối
Sâu, suối Vĩnh Lai. Với hệ thống thủy văn như vậy thì huyện Tân Uyên rất thuận lợi
cho ngành nông nghiệp và điều kiện sinh hoạt của nhân dân.
e) Tài nguyên đất
Diện tích đất tự nhiên của huyện 61.334 ha.
Tân Uyên có địa chất và địa hình rất thuận lợi cho xây dựng kết cấu hạ tầng,
phát triển các khu công nghiệp và các khu đô thị mới. Đất đai càng trở thành lợi thế
thu hút đầu tư trong nước và ngoài nước do đất có nền cứng, gần TPHCM, cấp điện,
nước thuận lợi giao thông đang phát triển và cải thiện, giá đất thấp hơn TPHCM. Đất
được chia làm 4 nhóm chính được thể hiện dưới bảng sau:

Bảng 2.1. Các Nhóm Đất Chính Trong Huyện
Nhóm đất

Diện tích (ha) Tỷ lệ %

1. Đất xám

Đánh giá

52.756,15

86

3.005,87

4,9

3. Đất phù sa đỏ vàng

2.944,53

4,8

Thích hợp với lúa, rau, màu

4. Đất xám gley

2.637,81

4.3


Ngập nước, chua phèn

2. Đất phù sa không
bồi

Thích hợp với cây lâu năm
Thích hợp với lúa rau, cây
ngắn ngày

Nguồn: Kết quả phân loại đất do phân viện QH – TKNN xây dựng
2.2.2. Các ngành nông lâm thủy
a) Cơ cấu kinh tế trong huyện
Cơ cấu kinh tế của huyện chuyển dịch khá nhanh sang công nghiệp và dịch vụ.
Tỷ trọng các ngành công nghiệp xây dựng tăng, chiếm tỷ trọng cao hơn nông nghiệp
và dịch vụ.

8


Bảng 2.2. Cơ Cấu Kinh Tế theo GDP Năm. Đơn vị %
Hạng mục

2006

2007

GDP

100


100

Nông Lâm Thủy

30

25,3

CN&XD

45,1

49,7

Dịch vụ

24,9

25

Nguồn: Phòng thống kê huyện Tân Uyên 2009
Tỷ trọng công nghiệp và xây dựng khá cao (45,16%). Tỷ trọng dịch vụ khá
thấp (24,86%) so mức trung bình cả nước, chưa đủ đáp ứng yêu cầu phát triển công
nghiệp huyện. qua đó cho thấy còn chú trọng nhiều về phát triển công nghiệp gia
công, thiếu sự phát triển các ngành công nghiệp hổ trợ và liên quan và các ngành dịch
vụ phục vụ sự phát triển công nghiệp huyện như giáo dục đào tạo, khoa học công
nghiệp, tài chính tín dụng, điều đó đưa đến sự phát triển kém bền vững của huyện.
b) Nông nghiệp
Đất nông nghiệp đã trồng các loại cây chủ yếu sau:

Cây công nghiệp: huyện Tân Uyên có 4 loại cây công nghiệp là cao su, điều,
tiêu. Trong đó cao su là cây chủ đạo.
Cây ăn quả: Chủ yếu là bưởi, cam, quýt và xoài. Trong đó chú trọng cây bưởi
đặc sản để phát triển và nhân rộng ở Cù Lao Bạch Đằng, cù lao Rùa và ven sông Đồng
Nai.
Lúa ở Tân Uyên có sản lượng trung bình thấp hơn so với vùng Đồng Bằng sông
Cửu Long. Không phải là loại cây chủ lực của vùng.
Hoa màu gồm có: ngô, sắn, khoai, sắn có năng suất sắp xỉ lúa nhưng không đòi
hỏi nhiều nước, không kén đất. Có thể trồng luân canh để cải tạo đất.
Thế mạnh trong nông nghiệp của huyện thuộc về các cây công nghiệp dài ngày
(cao su, điều…), các cây ăn trái (bưởi, xoài, nhãn, măng cụt..) sau đó là các cây công
nghiệp ngắn ngày. Vì vậy bố trí sử dụng đất nông nghiệp nên ưu tiên giành các vùng
đất tốt cho các cây ăn trái kế đến là cây công nghiệp ngắn ngày sau cùng là cây lương
thực và hoa màu.
Diện tích đất nông nghiệp năm 2005 so với năm 2000 giảm 2.585,2 ha do đất
nông nghiệp bị chuyển sang sử dụng vào các mục đích phi nông nghiệp như xây dựng
9


các nhà máy xí nghiệp và cấp đất ở cho các hộ gia đình. Trong những năm tới huyện
có chính sách cụ thể nhằm giảm việc sử dụng đất nông nghiệp để giử một quỹ đất ổn
định cho người dân sản xuất, đáp ứng được nhu cầu về lương thực, thực phẩm cho
nhân dân trong huyện.
Căn cứ vào đặc điểm, tính chất của các loại thổ nhưỡng cho phép phát triển một
cơ cấu cây trồng đa dạng, năng suất ổn định thì quỹ đất nông nghiệp của Tân uyên
được phân thành những vùng trọng điểm như sau:
Vùng chuyên canh rau màu: gồm những xã Thái Hòa, Tân Phước Khánh, Khu
vực dọc suối Cái xã Khánh Bình, khu vực dọc suối cái xã Vĩnh Tân, Tân Bình.
Vùng chuyên canh cây ăn trái, cây điều, cao su và phát triển rừng sản xuất: gồm
những xã Khánh Bình, xã Thường Tân, Lạc An, phía Đông dọc sông Bé thuộc xã Tân

Định, vùng dọc sông Bé thuộc xã Bình Mỹ.
Vùng chuyên canh cây cao su: gồm các xã Bình Mỹ, Tân Lập, phía Đông và
phía Bắc xã Tân Bình, xã Tân Mỹ, xã Hội Nghĩa, xã Vĩnh Tân, phía Bắc thị trấn Uyên
Hưng.
c) Trồng trọt
Trong quỹ đất nông nghiệp, theo báo cáo của BCH Đảng bộ huyện diện tích cây
hàng năm giảm dần từ 22.421 ha xuống còn 19962 ha do nông dân chuyển sang trồng
cây lâu năm và đất phi nông nghiệp. Diện tích trồng cây lâu năm tăng từ 22.867 ha lên
27.815 ha.
Theo hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội huyện, diện tích trồng trọt của huyện được
trình bày ở bảng 2.3

10


Bảng 2.3. Diện Tích Đất Trồng Trọt của Huyện
Hạng mục

2001

2005

Tổng DTGT cây hàng năm
Lúa

8893

8845

Ngô


453

365

6183

4146

21477

21674

2621

2786

Diện tích cây CN hàng năm
Tổng diện tích cây lâu năm
Cao su
Điều
Cà phê

448
368
Nguồn: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội Huyện

Diện tích nông nghiệp giảm nhưng sản xuất nông nghiệp tăng do năng suất tăng
và chuyển đổi cơ cấu cây trồng.
Cây lúa diện tích giảm ít, năng suất tăng lên 32 tạ /ha, sản lượng lúa tăng và đạt

28.323 tấn năm 2005.
d) Chăn nuôi
Chăn nuôi tiếp tục tăng trưởng, tỷ trọng ngày càng tăng trong cơ cấu nông
nghiệp, từ 10,2 %GO nông nghiệp năm 2001 lên 14,9 % năm 2005. Nhưng ngành chăn
nuôi chưa vươn lên trở thành ngành sản xuất chính cân đối với trồng trọt.
Bảng 2.4. Số Lượng Vật Nuôi
Vật nuôi

ĐVT

2003

2006

2007

Đàn bò

Con

9.002

10.106

18,205

Đàn trâu

Con


5.624

4.643

Đàn heo

Con

18.826

17.685

21.536

380

242

330,25

Đàn gia cầm

1000 con

Nguồn: Hệ thống chỉ tiêu kinh tế xã hội Huyện
Đàn trâu giảm, đàn bò tăng, đàn heo và gia cầm giảm. sản lượng thịt hơi xuất
chuồng tăng từ 3.402 tấn năm 2001 lên 4.061 năm 2005.

11



Theo Báo cáo dự thảo điều chỉnh huy hoạch nông lâm ngư nghiệp tỉnh bình
dương đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 dự kiến tổng đàn heo của cả huyện là 45000
con vào năm 2010. Chăn nuôi heo của huyện tập trung ở các xã phía Bắc như: Tân
Lập, Lạc An, Hiếu Liêm, Tân Định....
e) Lâm nghiệp
Lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất năm 2005 chiếm 2,6% trong GO nông
lâm thủy.
Năm 2005 diện tích đất lâm nghiệp 3353,74 ha. Phong trào trồng cây nhân dân
phát triển rộng sâu. Tỷ lệ che phủ của thảm thực vật đạt 54%.
f) Thủy sản
Thủy sản chiếm tỷ trọng cao hơn lâm nghiệp, song còn nhỏ năm 2005 chiếm
4,6 % GO nông lâm thủy. Tốc độ tăng trưởng ngành thủy sản khá lớn đạt tốc độ
77,25% thời kì 2002 – 2005. trong GO thủy sản, nuôi trồng là chủ yếu, từ tỷ trọng thấp
hơn đánh bắt năm 2001 đã tăng vọt lên, chiếm tỷ trọng 93,6% GO thủy sản năm 2005.

12


CHƯƠNG III
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Quy định về quy mô chăn nuôi nhỏ, vừa và lớn
(Trích chương 1 quy định về bảo vệ môi trường đối với hoạt động chăn nuôi trên địa
bàn tỉnh Bình Dương - ban hành kèm theo quyết định số 103/2002/ QĐ.CT ngày 3
tháng 9 năm 2002 của UBND tỉnh Bình Dương)
Điều 3: Phân loại cơ sở chăn nuôi
1. Cơ sở chăn nuôi lớn là cơ sở chăn nuôi có quy mô: 1000 heo chưa kể heo
chưa cai sữa.

2. Cơ sở chăn nuôi vừa là cơ sở chăn nuôi có quy mô lúc cao điểm nằm trong
khoảng: 100 đến 1.000 heo chưa kể heo chưa cai sữa.
3. Cơ sở chăn nuôi nhỏ là cơ sở chăn nuôi nhỏ là cơ sở chăn nuôi có quy mô lúc
cao điểm ít hơn: 100 heo chưa kể heo chưa cai sữa.
3.1.2. Chất thải chăn nuôi heo
Chất thải chăn nuôi là các chất được phát sinh trong quá trình chăn nuôi lợn
như: những hỗn hợp của phân, nước tiểu, nước rửa chuồng, thức ăn gia súc rơi vãi, xác
chết gia súc, chất độn chuồng, chai lọ, bao bì… Chất thải chăn nuôi được chia làm 3
loại: chất thải rắn, chất thải lỏng, chất thải khí. Trong chất thải chăn nuôi có chứa
nhiều hỗn hợp hữu cơ, vô cơ, một lượng lớn các vi sinh vật và trứng các kí sinh trùng
có thể gây bệnh cho con người và gia súc.
- Chất thải rắn bao gồm chủ yếu là phân, xác súc vật chết, thức ăn dư thừa của
thú, vật liệu lót chuồng và các chất thải khác, độ ẩm từ 56%-83% và tỷ lệ NPK cao.
- Chất thải lỏng (nước thải) có độ ẩm cao hơn, trung bình khoảng 93%-98% gồm
phần lớn là nước thải của thú, nước rửa chuồng và phần phân lỏng hoà tan.


- Chất thải khí là các loại khí sinh ra trong quá trình chăn nuôi, quá trình phân
huỷ của các chất hữu cơ- chất rắn và lỏng.
3.1.3. Các khái niệm
a) Chất thải rắn
Phân và nước tiểu gia súc
Lượng phân thải ra trong một ngày đêm tùy thuộc vào giống, loài, tuổi, khẩu
phần thức ăn, trọng lượng gia súc… Theo Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) khối lượng phân
và nước thải gia súc trong một ngày đêm trung bình như sau:
Bảng 3.1. Số Lượng Chất Thải của Một Số Loại Gia Súc
Loại gia súc

Lượng phân (kg/ ngày)


Nước tiểu ( kg/ ngày)

Trâu, bò lớn

20-25

10-15

Heo <10 kg

0,5-1

0,3-0,7

1-3

0,7-2

Heo từ 15-45 kg
Heo từ 45-100 kg

3-5
2-4
Nguồn: Nguyễn Thị Hoa Lý (1994) ĐHNL TP.HCM.

Thành phần của phân heo chủ yếu gồm nước (56-83%) và các chất hữu cơ,
ngòai ra còn có các chất dinh dưỡng N, P, K dưới dạng các hợp chất hữu cơ và vô cơ,
thành phần hóa học của phân heo tùy thuộc vào dinh dưỡng và tình trạng sức khỏe,
cách nuôi dưỡng và chuồng trại….
Theo Trương Thanh Cảnh và ctv (1997,1998) thì thành phần hóa học của phân

heo từ 70-100 kg được trình bày ở bảng 3.2 duới đây.

14


×