Tải bản đầy đủ (.pdf) (62 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRÊN DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT CỦA CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÀM TÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (454.45 KB, 62 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ DỰ ÁN BỐ TRÍ SẢN XUẤT TRÊN
DIỆN TÍCH RỪNG TỰ NHIÊN NGHÈO KIỆT CỦA
CÔNG TY LÂM NGHIỆP HÀM TÂN.

NGÔ THỊ HỒNG NGỌC

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KINH TẾ NÔNG LÂM

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 07/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “ Đánh Giá Hiệu Quả
Dự Án Bố Trí Sản Xuất Trên Diện Tích Rừng Tự Nhiên Nghèo Kiệt Của Công
Ty Lâm Nghiệp Hàm Tân ” do Ngô Thị Hồng Ngọc, sinh viên khóa 31, ngành Kinh
Tế Nông Lâm, đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày ___________________ .

Th.s Lê Văn Lạng
Người hướng dẫn,

________________________
Ngày
tháng
năm



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để được hoàn thành đề tài tốt nghiệp này không chỉ là công sức cá nhân tôi mà
còn là công sức của những người đã dạy dỗ, nuôi nấng, động viên và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình học tập, những người đã cho tôi hành trang quý giá để bước vào cuộc
sống.
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô Khoa Kinh Tế cùng toàn thể quý thầy cô
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh những người đã truyền đạt cho tôi những
kiến thức quý báu trong những năm tôi ở giảng đường đại học. Đặc biệt tôi xin chân
thành cảm ơn thầy Lê Văn Lạng tận tình hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong quá trình làm đề
tài tốt nghiệp.
Xin cảm ơn các bác, các cô, chú Công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân đặc biệt là chú
Chí và chú Dũng đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi để tôi hoàn thành đề tài.

Xin cảm ơn tất cả những người bạn đã đồng hành cùng tôi trong suốt quá trình
học tập.
Và trên tất cả đó là sự tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến gia đình. Gia đình là nguồn
động lực vô cùng to lớn luôn bên cạnh và hỗ trợ cho tôi.
Sinh viên
Ngô Thị Hồng Ngọc


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGÔ THỊ HỒNG NGỌC. Tháng 07 năm 2009. “Đánh Giá Hiệu Quả Dự Án
Bố Trí Sản Xuất Trên Diện Tích Rừng Tự Nhiên Nghèo Kiệt Của Công Ty Lâm
Nghiệp Hàm Tân”
NGÔ THỊ HỒNG NGỌC, July 2009. “An Assessment of Reforestation Project
in Natural Poor Forest Area of Ham Tan Forestry Company”
Mục tiêu chính của đề tài là xây dựng một mô hình sản xuất trên diện tích rừng tự
nhiên nghèo kiệt không những để phục vụ cho nhu cầu trồng rừng, thay đổi cơ cấu cây
trồng, cải tạo rừng làm tăng hiệu quả sử dụng đất, tăng lợi nhuận cho công ty mà còn
bảo vệ và cải thiện môi trường sinh thái.
Thông qua các chỉ tiêu NPV, BCR, IRR cho thấy mô hình xây dựng có hiệu quả
và có tính khả thi. Vòng đời của dự án là 35 năm, lợi nhuận ròng thu được là
51.859.584,85 đồng, giá trị IRR đặt 15%, thời gian hoàn vốn là 16 năm 5 tháng 12
ngày. Hiệu quả của dự án còn được thể hiện qua việc giải quyết hàng ngàn công lao
động nhàn rỗi, góp phần xoá đói giảm nghèo, tăng thu nhập cho người dân tại đại
phương phát triển nông nghiệp, nông thôn miền núi.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục các bảng


v

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

Phụ lục

x

CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2


1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2
2

1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi không gian

2

1.3.2. Phạm vi thời gian

2

1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN

4
4

2.1. Giới thiệu về công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân
2.1.1. Quá trình hình thành công ty

4

2.1.2. Cơ cấu tổ chức


4

2.1.4. Hiện trạng đất rừng và tình hình sử dụng

8
9

2.2. Tổng quan về khu vực xây dựng phương án bố trí sản xuất của dự án

9

2.2.1. Điều kiện tự nhiên
2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội

12

2.2.3. Diện tích rừng và các loại đất đai cho toàn vùng dự án

13

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

14
14

3.1. Cơ sở lý luận

3.1.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất rừng sản xuất
tự nhiên nghèo kiệt


14

3.1.2. Khái niệm rừng nghèo kiệt

15

3.1.3. Khái niệm dự án

15

v


3.1.4. Khái niệm về hiệu quả kinh tế

16

3.1.5. Hệ thống các chỉ tiêu đo lường phân tích

16
18

3.2. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

18

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

18

19

3.3. Cơ sở pháp lý
CHƯƠNG 4: NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1. Nội dung phương án cải tạo rừng nghèo kiệt

21
21

4.1.1. Mục tiêu cải tạo

21

4.1.2. Đối tượng cải tạo

21

4.1.3. Vị trí, diện tích đưa vào trồng rừng, cải tạo rừng

22

4.1.5. Phương thức cải tạo rừng nghèo kiệt

27

4.1.6. Đặc điểm,tính chất đất đai và đề xuất loài cây trồng trong dự án

27

4.1.7. Kỹ thuật trồng và chăm sóc bảo vệ


30

4.1.8. Bố trí các hoạt động sản xuất hàng năm

34

4.2. Tổng hợp chi phí đầu tư trong dự án:

35

4.2.1. Vốn đầu tư, xây dựng cơ bản:

35

4.2.2 Vốn sản xuất

36

4.4. Hiệu quả của dự án

41

4.4.1. Hiệu quả kinh tế

41

4.4.2. Hiệu quả xã hội

48


CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

49

5.1. Kết luận

49

5.2. Kiến nghị

50

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CPK: Chi phí khácCPDP: Chi phí dự phòng
DA: Dự án
DN: Doanh nghiệp
DT : Doanh thu
IRR: tỷ suất sinh lời
KH: Khấu hao
Kh : Khoảnh
LN : Lợi nhuận
NPV: Hiện giá thu nhập thuần
NH: Ngân hàng
NHNN-PTNT: Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn
TSCĐ: Tài sản cố định
TPHCM: Thành phố Hồ Chí Minh


v


DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Kết quả SXKD năm 2008- Kế hoạch SXKD năm 2009

7

Bảng 2.2. Kế Hoạch Tài Chính Năm 2009

8

Bảng 2.3. Hiện Trạng Đất Đai và Tình Hình Sử Dụng Đất Rừng Của Công Ty

9

Bảng 2.4. Tổng Hợp Diện Tích Đất Trong Vùng Dự Án

10

Bảng 4.1.Diện Tích Các Loại Rừng và Đất Đai Đưa Vào Cải Tạo,Trồng Rừng

23

Bảng 4.2. Trữ Lượng Các Trạng Thái Khu Vực Cải Tạo Phân Theo Nhóm Gỗ

24

Bảng 4.3. Trữ Lượng Các Trạng Thái Khu Vực Cải Tạo Phân Theo Cấp Kính


25

Bảng 4.4. Các Chỉ Tiêu Bình Quân Khu Vực Dự Kiến Cải Tạo

26

Bảng 4.5. Thống Kê Diện Tích Loài Cây Trồng Hàng Năm

34

Bảng 4.6. Các Danh Mục Đầu Tư Xây Dựng Cơ Bản

35

Bảng 4.7. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 ha Keo Lai Ở Năm Thứ Nhất

36

Bảng 4.8. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 ha Keo Lai Ở Các Năm Tiếp Theo

37

Bảng 4.9. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 ha Cao Su Ở Năm Thứ Nhất

38

Bảng 4.10. Chi Phí Đầu Tư Cho 1 ha Cao Su ở Các Năm Tiếp Theo

39


Bảng 4.12. Hiệu Quả Sản Xuất Kinh Doanh của Dự Án

42

Bảng 4.13. Thời Gian Hoàn Vốn Có Chiết Khấu

44

Bảng 4.14. Bảng Phân Tích Độ Nhạy

45

Bảng 4.15. Ảnh Hưởng Của Chi Phí Đến Dự Án

45

Bảng 4.16. Ảnh Hưởng Của Giá Bán đến Dự Án

46

Bảng 4.17. Bảng thể hiện sự biến đổi NPV theo các biến số

46

Bảng 4.18. Bảng mức độ tác động của các biến số đến NPV

47

viii



DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty Lâm Nghiệp Hàm Tân
Hình 4.1. Mô Hình Sử Dụng Đất Dốc.

5
29

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1 : Bản đồ hiện trạng rừng.
Phụ lục 2 : Bản đồ cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt
Phụ lục 3 : Một số hình ảnh tại tiểu khu 386B, 387, 390A

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt vấn đề
Hệ sinh thái rừng nước ta khá phong phú và đa dạng với diện tích 20 triệu ha đất
lâm nghiệp chiếm 2/3 diện tích tự nhiên của cả nước, trong đó diện tích có rừng là
10169 nghìn ha chiếm 28,2% diện tích tự nhiên. Trên các vùng kinh tế lâm nghiệp
hiện có hơn 23 triệu đồng bào các dân tộc sinh sống, cuộc sống phần lớn dựa vào rừng
và nương rẫy. Bên cạnh đó nhu cầu lâm sản phuc vụ nền kinh tế quốc dân và đời sống
xã hội ngày càng lớn. Dân số càng tăng thì sức ép này càng tăng lên gấp bội. Những

sức ép xã hội là một trong những nguyên nhân làm cho tài nguyên rừng ngày càng
giảm sút về số lượng và chất lượng.
Hiện nay Đảng và nhà nước ta đang thực hiện những chương trình phát triển
lâm nghiệp đảm bảo có hiệu quả cao bao gồm cả 3 mặt: kinh tế, xã hội và môi trường
sinh thái. Trong đó Quyết định số 187/QĐ-TTg ngày 16/9/1999 của Thủ tướng Chính
phủ về đổi mới tổ chức và cơ chế quản lý của Lâm trường quốc doanh. Lâm trường
Hàm Tân cũng nằm trong xu hướng đó, từ một lâm trường có nhiệm vụ chính là quản
lý xây dựng và bảo vệ vốn rừng được chuyển sang sang một đơn vị kinh tế với mục
đích trồng rừng, kinh doanh lợi dụng rừng có tên gọi mới là “Công ty Lâm Nghiệp
Hàm Tân”. Với tổng diện tích đất tự nhiên giao cho công ty là 16138 ha phân bố trên
địa bàn 11 xã của 2 đơn vị hành chính cấp huyện và thị xã LaGi, Công ty Lâm Nghiệp
Hàm Tân đã và đang cố gắng trồng và kinh doanh rừng để sử dụng một cách có hiệu
quả nhất diện tích đất được giao.
Việc cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt tại các tiểu khu 386B, 387, 390A của Xã
Sông Phan để phục vụ cho trồng rừng, trồng cao su là một hướng đi đem lại hiệu quả
kinh tế, thu hút đầu tư và bền vững môi trường. Đây là một định hướng phù hợp với
chủ trương, chính sách hiện hành của Nhà nước. Dựa trên những thực tế đó, tôi thực


hiện đề tài đánh giá hiệu quả dự án bố trí sản xuất trên diện tích cải tạo đất rừng tự
nhiên nghèo kiệt tại Xã Sông Phan, huyện Hàm Tân của Công ty Lâm Nghiệp Hàm
Tân. Đề tài đi sâu vào việc phân tích, đánh giá hiệu quả thiết thực của dự án, bên cạnh
đó sẽ chỉ ra những tồn tại khó khăn vướng mắc của dự án từ đó đề ra những giải pháp
thiết thực hiệu quả nhằm nâng cao hiệu quả kinh tế phù hợp với tình hình thực tế của
công ty và quan điểm, đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước.
Để chủ động trong kế hoạch sản xuất kinh doanh đồng thời đáp ứng được các
nhiệm vụ trong giai đoạn tới. Công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân đã xác định cụ thể khả
năng, điều kiện và các giải pháp kinh doanh để đề ra phương án sản xuất trong giai
đoạn đến năm 2011. Trong đó có dự án bố trí sản xuất trên diện tích cải tạo đất rừng tự
nhiên nghèo kiệt tại xã Sông Phan, huyện Hàm Tân.

1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Đánh giá hiệu quả của dự án bố trí sản xuất trên diện tích cải tạo đất rừng tự
nhiên nghèo kiệt tại xã Sông Phan, huyện Hàm Tân của công ty Lâm Nghiệp Hàm
Tân. Từ đó đề xuất những biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả của dự án.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Mô tả thực trạng hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty.
- Phân tích thực trạng và tiềm năng khai thác rừng và đất rừng trên địa bàn
nghiên cứu.
- Lựa chọn mô hình cho dự án cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt.
- Đề xuất các giải pháp hỗ trợ phát triển dự án.
1.3. Phạm vi nghiên cứu của khóa luận
1.3.1. Phạm vi không gian
Đề tài được thực hiện tại công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân, Thị xã La Gi, tỉnh Bình
Thuận.
1.3.2. Phạm vi thời gian
Đề tài được thực hiện từ ngày 15/4/2009 đến ngày 15/7/2009.

2


1.4. Cấu trúc luận văn
Cấu trúc đoạn văn gồm 5 chương
Chương 1: Mở Đầu
Nêu lên sự cần thiết của đề tài, mục tiêu của đề tài cần đạt được, giới hạn phạm vi
không gian và thời gian nghiên cứu đề tài.
Chương 2: Tổng Quan
Mô tả bức tranh tổng quát về dự án mà đề tài phân tích cũng như đặc điểm tình
hình kinh tế xã hội của khu vực mà đề tài nghiên cứu.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu

Hệ thống các cơ sở lý luận cũng như các chỉ tiêu đánh giá.
Chương 4: Kết quả và Thảo luận
Đi sâu vào việc phân tích, so sánh đánh giá để làm sáng tỏ nội dung, mục tiêu mà
đề tài đã đề ra.
Chương 5: Kết luận và Kiến nghị
Trên cơ sở phân tích đề xuất những kiến nghị có cơ sở lý luận vững chắc mang
lại hiệu quả thiết thực.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu về công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân
2.1.1. Quá trình hình thành công ty
Công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân đóng tại phường Tân Thiện, thị xã La Gi, tỉnh
Bình Thuận.
Tiền thân của công ty là Lâm Trường Hàm Tân được thành lập vào ngày
22/2/1993, một doanh nghiệp nhà nước thuộc sở NNPTNT Bình Thuận. Thực hiện
quyết định số 12/2006/QĐ-TTg ngày 13/01/2006 của Thủ tướng Chính phủ về việc
phê duyệt đề án sắp xếp, đổi mới Lâm Trường quốc doanh thuộc Ủy ban Nhân Dân
tỉnh Bình Thuận cho phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng doanh nghiệp, Lâm
Trường Hàm Tân đã được chính thức đổi tên thành công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân vào
ngày 13/10/2006.
Như vậy, Lâm trường Hàm Tân từ chỗ một doanh nghiệp nhà nước hoạt động
với chức năng, nhiệm vụ quản lý và phát triển rừng phòng hộ, trồng rừng, kinh doanh
cây nguyên liệu, chăm sóc, bảo vệ nguồn tài nguyên rừng thì nay được chuyển đổi
thành công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân hoạt động với mục đích kinh doanh là chính,
nhiệm vụ là trồng rừng, kinh doanh lợi dụng rừng. Hiện tại, công ty đang liên kết với

các nhà máy sản xuất giấy và bột giấy để trồng rừng nguyên liệu đáp ứng một phần
nhu cầu cho thị trường hiện nay.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức
Công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân là đơn vị cấp dưới trực thuộc sở NNPTNT
Bình Thuận có tư cách pháp nhân, thực hiện chế độ hạch toán độc lập, tự chịu trách
nhiệm về kế hoạch sản xuất, kinh doanh và tài chính. Cùng với sự thay đổi nhiệm vụ


của doanh nghiệp trong từng giai đoạn cơ cấu bộ máy tổ chức sản xuất của doanh
nghiệp cũng thay đổi theo, sao cho phù hợp với yêu cầu hoạt động của doanh nghiệp.
Hiện tại, công ty có 1 vườn ươm cây con giống bằng mô hom, 1 xưởng chế biến
gỗ, 4 đội sản xuất, và 15 trạm bảo vệ rừng với tổng số lao động chính thức là 64 người.
Hình 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Của Công Ty Lâm Nghiệp Hàm Tân

BAN GIÁM ĐỐC

PHÒNG

PHÒNG

PHÒNG

TỔ

PHÒNG

KẾ

KỸ


CHỨC

KẾ

TOÁN

THUẬT

HÀNH

HOẠCH

TÀI



CHÍNH

QUẢN

CHÍNH

LÝ BVR

CÁC ĐỘI SẢN XUẤT
Nguồn: Tổng hợp
Giám đốc: giám đốc công ty chịu trách nhiệm quản lý và điều hành toàn bộ
diện tích rừng và đất rừng của đơn vị được Nhà nước giao quản lý. Trực tiếp điều hành
công tác tổ chức, khen thưởng, kỹ luật, quy hoạch, kế hoạch, kinh doanh, tài chính và
công nghiệp rừng. Bên cạnh đó, còn có trách nhiệm quyết định phương án sản xuất,

kinh doanh của công ty.
Phó giám đốc: giúp việc cho giám đốc, trực tiếp điều hành công tác kỹ thuật,
bảo vệ rừng và sản xuất kinh doanh.
Phòng tổ chức hành chính: tham mưu cho giám đốc quản lý công tác nhân sự
như tuyển dụng cán bộ công nhân, sắp xếp bố trí lao động cho hợp lý, nâng lương,
khen thưởng, kỷ luật và thực hiện chế độ chính sách đối với người lao động.

5


Phòng kế hoạch: xây dựng kế hoạch sản xuất kinh doanh hàng năm hoặc nhiều
năm. Theo dõi các hoạt động kinh doanh của đơn vị như: xưởng chế biến gỗ, vườn
ươm,…
Phòng kỹ thuật và quản lý bảo vệ rừng: tổ chức thiết kế các dự án trồng
rừng, chăm sóc rừng trồng, thực hiện các giải pháp lâm sinh, thống kê diễn biến tài
nguyên rừng. Tham mưu cho giám đốc về quy hoạch rừng, khoanh nuôi tu bổ rừng,
phòng chống cháy rừng, tổ chức tuần tra, quản lý bảo vệ rừng theo chức năng được
giao.
Xưởng chế biến gỗ: tiến hành xẻ gỗ theo kế hoạch, gia công, xẻ gỗ theo đơn
đặt hàng của các đơn vị khác.
Vườn ươm: Gieo tạo và chuẩn bị các loại giống có chất lượng cao để phục vụ
cho công tác trồng rừng hàng năm của đơn vị.
2.1.3. Vốn, tài sản và kết quả kinh doanh
Vốn và tài sản là một trong những yếu tố hết sức quan trọng, là điều kiện vật
chất cần thiết để tiến hành sản xuất kinh doanh, là điều kiện quy định tiết kiệm lao
động xã hội. Một doanh nghiệp được đánh giá là hoạt động có hiệu quả khi nguồn vốn
và tài sản được đầu tư sử dụng không lãng phí và đúng mục đích không chỉ mang lại
nguồn lợi cho doanh nghiệp mà còn cho xã hội. Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cũng
là một mục tiêu hàng đầu của mọi doanh nghiệp. Một công ty có hoạt động tốt hay
không được thể hiện qua bảng kết quả sản xuất kinh doanh. Kết quả sản xuất kinh

doanh là chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính một cách khá đầy đủ. Sự tồn tại của
doanh nghiệp phụ thuộc rất lớn vào chỉ tiêu này.
Tuy nhiên trong sản xuất lâm nghiệp, vốn và tài sản còn mang nhưng đặc điểm
riêng như:
- Trong cấu thành vốn cố định, ngoài những tư liệu lao động có nguồn gốc kỹ
thuật còn bao gồm những tư liệu có nguồn gốc sinh học như cây dài ngày, súc vật làm
việc, súc vật sinh sản,..
- Sự tác động của vốn sản xuất vào quá trình sản xuất và hiệu quả kinh tế của nó
không phải bằng cách trực tiếp mà thông qua đất đai cây trồng vật nuôi,…Vì vậy, cơ
cấu của vốn sản xuất phải phù hợp với yêu cầu của từng loại đất đai, từng đối tượng
sản xuất.

6


- Chu kỳ sản xuất dài và tính thời vụ trong lâm nghiệp đã làm cho sự tuần hoàn
và luân chuyển vốn chậm, kéo dài thời gian thu hồi vốn cố định, tạo ra sự cần thiết
phải dự trữ đáng kể trong thời gian tương đối dài làm cho nguồn vốn bị ứ đọng.
- Sản xuất lâm nghiệp phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên nên việc sử dụng
vốn còn gặp nhiều rủi ro làm giảm hiệu quả sử dụng vốn và khó huy động vốn vào sản
xuất lâm nghiệp từ những thành phần kinh tế khác.
Ta có số liệu thu thập dự kiến năm 2009 và những kết quả mà công ty đã đạt
được năm 2008.
Bảng 2.1. Kết Quả SXKD Năm 2008- Kế Hoạch SXKD Năm 2009
Chỉ tiêu

Kế hoạch

Ước thực hiện


%

Kế hoạch

2008

2008

TH/KH

2009

I/Một số chỉ tiêu chủ yếu
-Trồng rừng(ha)

560

561.8

+Trồng rừng liên kết

350

515

351

+Trồng rừng công ty

210


46,8

235

-Gieo ươm cây giống

1800

-Khai thác gỗ rừng trồng(ster)

100,32

586

71.600

76.852

107,33

83.500

1.679

1.679

100

1.668


101

11.900

-Chăm sóc rừng trồng(ha)
-Dich vụ khai thác rừng trồng(ster)

25.500

II) Kết quả kinh doanh(triệu đồng)
1-Tổng doanh thu

8.300

8.400

-Gỗ rừng trồng

8.100

4.898

-Dịch vụ lâm sinh

11.900

3.102

-Thu khác


200

400

2- Doanh thu thuần

8.300

8.400

3-Giá vốn hàng bán

6.784

5.911

4-Lợi nhuận gộp từ HĐKD

1.500

2.489

167,4

3.590

4

11


275

10

6-Chi phí quản lý DN

960

1.500

156

1.600

7-Lợi nhuận thuần

560

1.000

178

2.000

8-Tổng lợi nhuận trước thuế

560

1.000


178

2.000

9-Thuế TNDN phải nộp

156

280

179

500

10-Lợi nhuận sau thuế

404

720

173

1.500

5-Doanh thu hoạt động tài chính

101

11.900

8.310

Nguồn: Phòng tài chính- kế toán.

7


Bảng 2.2. Kế Hoạch Tài Chính Năm 2009
Đ
S TT

Chỉ tiêu

V
T

Năm2008
Kế hoạch
4.860

Ước
thực hiện

2009

1

Tổng vốn nhà nước tại DN

Tr.đ


2

Tổng doanh thu

Tr.đ

3

Lợi nhuận trước thuế

Tr.đ

560

1.000

2.000

4

Mức trích khấu hao TSCĐ

Tr.đ

224

207

210


5

Thuế và các khoản phát sinh

Tr.đ

574

1.447

1.203

6

Thu nhập bình quân ng/năm

Tr.đ

31,6

47,2

59

7

Tổng mức vốn đầu tư XDCB

Tr.đ


550

560

640

8.300

8.100

Kế hoạch

8.400

29.000
11.900

Nguồn: Phòng tài chính- kế toán
Qua bảng trên cho thấy đa số các chỉ tiêu đề ra trong năm 2008 đều vượt mức chỉ
tiêu đề ra. Như vậy, trong năm qua công ty đã hoạt động rất thuận lợi, đạt kết quả cao
đem lại thu nhập cao cho CB-CNV và tăng nguồn thu của ngân sách nhà nước. Sang
2009, công ty đang cố gắng thực hiện ,triển khai những kế hoạch, dự án đã đề ra nhằm
phát huy những thành quả đã đạt được.
2.1.4. Hiện trạng đất rừng và tình hình sử dụng
Hiện nay công ty được giao cho 16138 ha phân bố trên địa bàn 12 xã của 2 đơn vị
hành chính cấp huyện và thị xã LaGi, 13 tiểu khu bao gồm: Tân Bình (TK 398B), Tân
Hải (TK400), Tân Tiến (TK399), Thắng Hải (414),Tân Thắng (TK415,416,409C), Sơn
Mỹ (TK409B), Sông Phan (386B,387,390A,391A), Tân Đức (388A), Tân Hà (398A),
Tân Nghĩa (390B,391B), Tân phúc (386A,389), Tân Xuân (409A). Tình hình sử dụng

chi tiết như sau:

8


Bảng 2.3. Hiện Trạng Đất Đai và Tình Hình Sử Dụng Đất Rừng Của Công Ty
Loại

Rừng Phòng Hộ Rừng Sản Xuất

Tổng

Tỷ lệ(%)

Đất rừng tự nhiên

612,2

1099,2

1711,4

10,60

Đất giao khoán

558,6

222,6


781,2

4,84

2130,54

2618,12

4748,7

29,43

142

0,88

1177,2

4788,9

29,67

21,8

21,8

0,14

751,58


751,58

4,66

962,5

962,5

5,96

Trồng mới tự có

1203,7

1203,7

7,46

Rừng giao khoán

309,6

309,6

1,92

Rừng trồng cây đặc sản

215,5


215,5

1,34

37,5

37,5

0,23

463,7

463,7

2,87

9083

16138

100,00

Đất bị lấn chiếm
Đất rừng trồng
Đất núi đá không sử dụng

142
3611,66

Đất tranh chấp

Rừng trồng mới
Rừng trồng liên kết

Rừng trồng của CNV
Suối
Tổng

7055

Nguồn: Tính toán tổng hợp
Qua bảng số liệu cho thấy diện tích đất rừng của đơn vị là tương đối lớn, đa phần
là rừng sản xuất nhưng đất không sử dụng chiếm diện tích khá lớn là 4788,9 ha
(29,67%) và đất bị lấn chiếm là 4748,7 ha chiếm 29,43%. Bên cạnh, vẫn còn một phần
diện tích nhỏ do tranh chấp với đồng bào dân tộc nên chưa đưa vào sử dụng được
chiếm 0,14ha. Đất có rừng chiếm 6114,98 ha, rừng tự nhiên chỉ có 1711,4 tương
đương 27,9 % trong diện tích đất có rừng.
2.2. Tổng quan về khu vực xây dựng phương án bố trí sản xuất của dự án
2.2.1. Điều kiện tự nhiên
a) Vị trí địa lý
- Vị trí: Khu vực dự án bao gồm 3 tiểu khu 368B, 387, 390A thuộc lâm phận
quản lý của Công ty Lâm nghiệp Hàm Tân nằm trên địa bàn xã Sông Phan, huyện
Hàm Tân, tỉnh Bình Thuận.

9


Tọa độ địa lý: Từ 107041' 29'' đến 107045'47" vĩ độ Bắc
Từ 10051' 11" đến 10055'12" kinh độ Đông
- Ranh giới:
+ Phía Tây giáp ranh giới xã Tân Phúc , huyện Tân Minh

+ Phía Đông giáp sông Phan, ranh giới huyện Hàm Tân và huyện Hàm Thuận
Nam
+ Phía Nam giáp phần đất nông nghiệp do UBND xã Sông Phan quản lý
+ Phía Bắc giáp Công ty lâm nghiệp Sông Dinh, huyện Tánh Linh.
b) Đặc điểm địa hình, đất đai
Khu vực dự án nằm về phía Tây Nam của tỉnh, phần lớn có dạng địa hình đồi
núi. Có thể chia địa hình đất này thành 2 dạng địa hình chính như sau:
- Địa hình vùng núi thấp: Độ cao từ 200 – 800 m so với mực nước biển, với
diện tích khoảng 30%, tập trung chủ yếu ở phía Bắc và Tây Nam. Khu vực này có độ
dốc tương đối lớn (nơi nhỏ nhất cũng > 50), ít có khả năng sản xuất nông nghiệp, một
số diện tích điều kiện thuận lợi có khả năng trồng rừng nguyên liệu.
- Địa hình vùng đồi thoải lượn sóng: Độ cao từ 40 – 200, chiếm diện tích hầu
hết trong khu vực điều tra (70%) tập trung ở vị trí trung tâm, phía Đông, Đông Nam.
Đây là dạng địa hình chuyển tiếp độ cao giữa núi thấp và đồng bằng, có địa hình thoải
phẳng, độ dốc <50, rất thuận lợi cho tổ chức kinh doanh nhiều mặt trong nghề rừng.
Bảng 2.4. Tổng Hợp Diện Tích Đất Trong Vùng Dự Án
Tên đất

Ký hiệu tên đất

Diện tích(ha) Tỷ lệ (%)

Đất đỏ vàng trên đá sét

Fs

766,02

37,85


Đất vàng nhạt trên đá cát

Fq

1108,57

54,78

Đất đỏ vàng trên đá Granit

Fai

94,73

4,68

Đất xám trên phù sa cổ

Xu

54,28

2,6

2023,6

100

Tổng cộng


Nguồn: Phòng kỹ thuật

10


c) Khí hậu, thời tiết
Khu vực dự án mang đặc điểm khí hậu tỉnh Bình Thuận, có hai mùa rõ rệt, mùa
mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Các đặc trưng
khí hậu của khu vực điều tra như sau:
- Nhiệt độ: Nhiệt độ bình quân 26,30C
Tháng có nhiệt độ thấp nhất: tháng 1
Tháng có nhiệt độ cao nhất: tháng 5
- Độ ẩm tương đối: Ẩm độ bình quân: 84%
- Lượng bốc hơi: Lượng bốc hơi trung bình: 1225 mm/năm, cao nhất là tháng 4,
5, thấp nhất là tháng 8, 9.
- Lượng mưa: Lượng mưa bình quân: 1870 mm/năm
+ Số ngày mưa bình quân: 125 ngày/năm
+ Mưa tập trung vào các tháng 7, 8, 9
- Chế độ gió: Hướng gió thịnh hành trong mùa mưa là hướng Tây Tây Nam,
trong mùa khô là hướng Đông Đông Bắc chủ yếu là gió mùa Đông Bắc. Tốc độ gió
bình quân: 2.1 m/s, cao nhất là tháng 2 tốc độ gió 2,9m/s, thấp nhất là tháng 5 tốc độ
gió 1,9m/s.
d) Thủy văn, nguồn nước
Chế độ thuỷ văn trong khu vực chịu ảnh hưởng của hệ thống sông suối chính
gồm sông Dinh, sông Phan và một số suối nhỏ… Nhìn chung, hệ thống sông suối đều
xuất phát từ hướng Bắc đổ theo chiều nghiêng xuống phía Nam và Đông Nam. Mang
đặc điểm của hệ thống sông suối Nam Trung Bộ. Các sông, suối đa số có lưu vực hẹp,
dòng chảy phụ thuộc chủ yếu vào chế độ mưa, dòng chảy kiệt bắt đầu vào tháng 12
đến tháng 5 năm sau. Đây cũng chính là đặc điểm chung của các sông suối thuộc tỉnh
Bình Thuận. Hầu hết các sông suối trong khu vực mùa khô đều cạn nước, chỉ còn lại

sông Phan là có nước quanh năm nằm về hướng Đông và đi qua khu vực điều tra có
chiều dài khoảng 650 m.

11


2.2.2. Điều kiện kinh tế xã hội
a) Đời sống dân cư và lao động vùng dự án
Toàn xã Sông Phan có 5 thôn với tổng số nhân khẩu là 4.618 người, 1069 hộ.
Mật độ dân số khoảng 77 người/km2, với quy mô hộ bình quân 4,32 người/hộ. Mật độ
dân số xã Sông Phan những năm gần đây tăng nhanh theo con đường cơ học (nơi khác
chuyển đến sinh sống). Dân số tập trung đông tại các khu vực: trung tâm xã, chợ, ga
Sông Phan,... Theo số liệu thống kê số người trong độ tuổi lao động của xã 2.115
người là xã có nguồn lao động khá dồi dào, song trình độ qua đào tạo còn hạn chế trên
90% lao động trong các ngành nông lâm nghiệp và thủy sản. Người dân sống ở đây
canh tác chủ yếu bằng nghề trồng trọt, họ canh tác nương rẫy, trồng mì, điều… và hoa
màu khác, họ chưa canh tác hình thức nông – lâm kết hợp. Kinh tế gia đình chưa đủ
mạnh vì phần lớn là người đồng bào và người từ nơi khác chuyển đến. Yếu tố dân sinh
– kinh tế - xã hội ở đây cần được quan tâm đúng mức trong công tác lâm nghiệp mà
công ty lâm nghiệp Hàm Tân và UBND xã Sông Phan đảm nhận. Nhiều hoạt động của
họ đối với tài nguyên rừng mang lại những hậu quả nghiêm trọng,. người dân chưa có
ý thức cao trong việc chấp hành các chính sách lâm nghiệp. Các hoạt động như khai
thác lấn chiếm đất rừng, phá rừng làm nương rẫy, nhiều vụ chặt cây lấy lâm sản vẫn
còn xảy ra thường xuyên trong khi lực lượng kiểm lâm của xã và cán bộ quản lý của
trạm chưa đủ để đáp ứng yêu cầu của công tác quản lý bảo vệ rừng.
Đối với khu vực dự kiến xin cải tạo rừng (tiểu khu 386B, 387, 390A) hiện đang
giao khoán quản lý, bảo vệ rừng cho 50 hộ đồng bào dân tộc thiểu số theo Nghị quyết
số 04/NQ/TU ngày 27/5/2002 của tỉnh uỷ tỉnh Bình Thuận. Mỗi hộ nhận khoán từ 30 40 ha, kinh phí nhận giao khoán theo Quyết định 1343/QĐ-UBND ngày 19/5/2008 của
UBND tỉnh Bình Thuận từ nguồn vốn Chương trình 661 bình quân 100.000
đồng/ha/năm.

b) Hệ thống giao thông
Trên địa bàn xã có: 7,0 km đường quốc lộ 1A, 7,8 km quốc lộ 55 và 7 km đường
sắt Bắc Nam đi qua, có 1 nhà ga Sông Phan.Đây là điều kiện thuận lợi cho việc giao
lưu kinh tế, xã hội, văn hóa chính trị. Đường giao thông nông thôn có tổng chiều dài
khoảng 20km phân bố trong các khu dân cư. Đa phần là các đường giao thông nhỏ,

12


không được tu bổ thường xuyên nên thường bị hư hỏng gây khó khăn cho việc đi lại
của nhân dân và trong sản xuất.
Nhìn chung chất lượng đường xã Sông Phan thấp,đường giao thông trong khu
dân cư nhỏ hẹp, toàn bộ là đường đất và đường cát. Giao thông nội đồng chưa được
đầu tư phát triển rất khó khăn cho vận chuyển nông sản phẩm. Do vậy, trong những
năm tới việc xây dựng nâng cấp hệ thống giao thông ở xã là rất cần thiết, tạo điều kiện
cho ngành dịch vụ, thương mại phát triển từ đó góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế,
tạo việc làm, tăng thu nhập cho dân trong xã.
2.2.3. Diện tích rừng và các loại đất đai cho toàn vùng dự án
Tổng diện tích tự nhiên khu điều tra là 2.125,5 ha (100%), trong đó:
- Đất có rừng

1.717,9 ha (80,8%)

+ Rừng gỗ nghèo (IIIA1)

67,9 ha (3,2%)

+ Rừng gỗ non phục hồi (IIA)

14,1 ha (0,7%)


+ Rừng gỗ non phục hồi (IIB)

52,7 ha (2,5%)

+ Rừng khộp nghèo (RIIIA1)

329,9 ha (15,5%)

+ Rừng khộp non (RII)

1.253,3 ha (53%)

- Đất chưa có rừng

215,4 ha (10,2%)

+ Đất trống trảng cỏ (IA)

3,2 ha(0,2%)

+ Đất trống cây bụi (IB)

19,4 ha (0,9%)

+ Đất trống cây gỗ rải rác (IC +le)

169,0 ha (8,0%)

+ Rừng khộp rải rác (RI)


23,8 ha (1,1%)

+Đất sản xuất nông nghiệp (xâm canh)
- Đất khác (đường, suối...)

183,8 ha (8,6%)
8,4 ha (0,4%)

Đất có rừng chiếm hơn 80% diện tích của toàn vùng dự án. Tuy nhiên, đa phần
là rừng khộp non chiếm 53% trong diện tích đất có rừng, còn lại là diện tích rừng có
giá trị gỗ thấp ít có giá trị kinh tế. Trong khi đó, đất trống chưa có rừng chỉ chiếm một
tỷ lệ nhỏ(10,2%) nhưng nếu biết tận dụng và cải tạo để đưa vào sử dụng sẽ đem lai
hiệu quả kinh tế lớn mà không bỏ phí nguồn đất được giao.

13


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Tầm quan trọng của việc nâng cao hiệu quả kinh tế trên đất rừng sản xuất
tự nhiên nghèo kiệt
Năm 2008, giá trị xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của cả nước đạt 2,35 tỷ USD,
tăng 21,8% so với cùng kỳ năm ngoái. Đồng thời giá trị nhập khẩu gỗ và nguyên liệu
gỗ cũng tăng 29,3% so với năm trước đó. Như vậy có thể thấy rõ ngành công nghiệp
sản phẩm gỗ phụ thuộc vào khối lượng nguyên liệu gỗ nhập khẩu khá lớn. Điều đó dễ
nhận thấy là khả năng quy hoạch, quản lý và bảo vệ rừng còn yếu kém đã dẫn đến
nguồn cung nguyên liệu còn hạn chế. Trong khi tiềm năng mở rộng và phát triển kinh

tế rừng của cả nước nói chung và tỉnh Bình Thuận nói riêng còn khá lớn. .Theo Quyết
định 03 ngày 5/1/2001 của Thủ tướng về phê duyệt kết quả tổng kiểm kê rừng toàn
quốc thì Bình Thuận có tổng diện tích rừng là 364.185 ha. Cụ thể: rừng tự nhiên
342.489 ha và rừng trồng 24.980 ha.Trong đó có khoảng 52.170 ha rừng nghèo kiệt.
Trong khi một số Lâm trường đã chuyển đổi thành Công ty, đòi hỏi phải tìm ra
những giải pháp mới để sản xuất kinh doanh có hiệu quả. Tại Công ty Lâm nghiệp
Hàm Tân được giao quản lý gần 14259 ha rừng tự nhiên và quy hoạch toàn bộ là rừng
sản xuất, trong đó diện tích rừng tự nhiên nghèo kiệt chiếm trên 20%. Xuất phát từ
thực tế đó, cần phải có các biện pháp để cải tạo lại những diện tích rừng sản xuất là
rừng tự nhiên nghèo kiệt, góp phần nâng cao giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp.
Ngày 19/11/2008, UBND tỉnh đã có công văn số 5639UBND-KT về việc cho phép
Công ty Lâm Nghiệp Hàm Tân lập phương án cải tạo rừng nghèo kiệt trồng cao su và
keo lai hom tại xã Sông Phan. Dự án cải tạo rừng tự nhiên thuộc Công ty lâm nghiệp
Hàm Tân với quy mô của dự án là 1723,6 ha, thuộc 3 tiểu khu 386B, 387, 390 A. Dự
án cải tạo được thực hiện trong 3 năm từ 2009-2011 với tổng mức đầu tư gần 60 tỷ


đồng. Thực tế cho thấy, các lô rừng đủ tiêu chí đưa vào cải tạo đều có trữ lượng gỗ
thấp, không đạt mục tiêu sản xuất kinh doanh rừng tự nhiên. Với kết quả điều tra về tổ
thành loài cây, độ tàn che, số cây theo phẩm chất, nhóm gỗ và cấp kính các lô rừng
trên khu vực điều tra, thiết kế cơ bản không phù hợp với mục đích kinh doanh gỗ lớn,
rừng có giá trị kinh tế rất thấp, sản phẩm chỉ có thể làm gỗ tận dụng và củi. Các chỉ số
trên đều thấp hơn giới hạn cho phép cải tạo rừng theo quy định của Nhà nước. Chính
vì vậy, cải tạo rừng nghèo kiệt không những đem lại lợi nhuận kinh tế, có hiệu quả về
mặt xã hội và môi trường, giải quyết được việc làm cho người lao động mà còn sử
dụng nguồn đất rừng được giao một cách hiệu quả nhất. Trên cơ sở các văn bản của
Bộ Nông nghiệp và PTNT, mới đây UBND tỉnh cũng đã có công văn chỉ đạo cho phép
các tổ chức lập dự án, các chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân thực hiện việc cải tạo rừng
sản xuất là rừng tự nhiên nghèo kiệt trên cơ sở phù hợp với quy hoạch, kế hoạch và
được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

3.1.2. Khái niệm rừng nghèo kiệt
Rừng tự nhiên nghèo kiệt là rừng tái sinh tự nhiên phục hồi kém, gỗ tạp, hiệu
quả kinh tế thấp, trữ lượng gỗ của rừng dưới 50 m3/ha, rừng vầu mật độ dưới 3.000
cây/ha.
.

Đặc điểm của rừng nghèo và rừng nghèo kiệt là không có trữ lượng gỗ, chủ yếu

là cây leo bụi rậm, giá trị kinh tế thấp. Nhiều diện tích rừng nghèo là giang nứa, ít tầng
rừng, độ ẩm thấp, vật liệu dày khô nỏ nên nguy cơ cháy rất cao.
3.1.3. Khái niệm dự án
Dự án (hiểu theo cách tĩnh) là một hình tượng về một tình huống, một trạng thái
mà ta muốn đạt tới.
Dự án (hiểu theo cách động) là một hoạt động đặc thù tạo nên một cách có
phương pháp và tịnh tiến với các phương tiện (nguồn lực) đã cho một thực thể mới.
Tính chất:
-

Tạo nên một thực thể mới.

-

Có mục tiêu xác định, cụ thể.

-

Có rủi ro liên quan tới tương lai.

-


Có sự bắt đầu, kết thúc và bị giới hạn bởi các nguồn lực.

-

Có thời hạn trên một năm.

15


×