Tải bản đầy đủ (.pdf) (92 trang)

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MẶT HÀNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI ĐẮC TÍN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.33 MB, 92 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
MẶT HÀNG VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP
TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI ĐẮC TÍN

NGUYỄN ĐỨC HUY

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ
CHUYÊN NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khoá luận tốt nghiệp đại học Khoa Kinh Tế, Trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “NGHIÊN CỨU
ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MẶT HÀNG VẬT LIỆU XÂY
DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI ĐẮC TÍN”, do Nguyễn
Đức Huy, sinh viên khóa 2005-2009, ngành QUẢN TRỊ đã bảo vệ thành công trước
hội đồng ngày _______________

MBA. NGUYỄN ANH NGỌC
Người hướng dẫn
(Chữ ký)

______________________
Ngày



Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

(Chữ ký
Họ tên)

(Chữ ký
Họ tên)

_____________________________
Ngày

tháng

năm

____________________________
Ngày

tháng

năm



LỜI CẢM TẠ
Để có được kết quả như hôm này đã có bao người dìu dắt tôi trên những bước
đường đã qua. Tôi xin gửi lòng thành kính và biết ơn đến:
• Cha mẹ người đã sinh ra tôi, nuôi dưỡng và chấp cánh cho những ước mơ của
tôi.
• Tập thể giảng viên Khoa Kinh Tế Đại Học Nông Lâm Tp Hồ Chí Minh. Đặc
biệt là thầy Nguyễn Anh Ngọc, người đã hết lòng giúp đỡ tôi trong quá trình
nghiên cứu đề tài. Cùng các thầy cô đã tận tình truyền đạt kiến thức, chỉ bảo tôi
trong suốt quá trình học tập.
• Giám Đốc Doanh Nghiệp Thương Mại Đắc Tín cùng toàn thể các anh chị trong
Phòng Kinh Doanh, Phòng Marketing, Phòng Tài Chính - Kế Toán đặc biệt là
anh Lê Văn Sỹ đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt thời gian thực tập
và nghiên cứu tại Doanh nghiệp.
Bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên cũng như đóng góp ý kiến để tôi hoàn
thành luận văn này.


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN ĐỨC HUY. Tháng 03 năm 2009. “Nghiên Cứu Định Hướng
Chiến Lược Kinh Doanh Mặt Hàng Vật Liệu Xây Dựng tại Doanh Nghiệp Tư
Nhân Thương Mại Đắc Tín”.
NGUYEN DUC HUY. March 2009. “Research on Products Oriented

Strategy for Building Materials in DacTin Trade Private Enterprise”.
Với môi trường kinh doanh ngày càng trở nên phức tạp, mức độ cạnh tranh
ngày càng cao đã đặt ra vấn đề làm thế nào để doanh nghiệp kinh doanh thành công
làm ăn có lãi, không bị phá sản. Do đó, phương cách lập kế hoạch kinh doanh không
thể đáp ứng được nhu cầu phát triển của doanh nghiệp, thay vào đó là những định
hướng chiến lược cho một kế hoạch dài hạn. Nhằm giúp ban lãnh đạo doanh nghiệp có
thể làm chủ được các yếu tố bên trong, tận dụng những cơ hội và tối thiểu hóa các đe

dọa từ bên ngoài mà Doanh nghiệp có thể gặp, với mục đích đó tôi đã quyết định chọn
đề tài “NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH MẶT HÀNG
VẬT LIỆU XÂY DỰNG TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI ĐẮC
TÍN”.
Thông qua sự tác động của môi trường ngoại vi và nội tại từ đó tìm ra các cơ
hội đe dọa của môi trường bên ngoài cũng như điểm mạnh điểm yếu của môi trường
bên trong. Thông qua các yếu tố này, dựa vào kỹ thuật phân tích ma trận SWOT,
SPACE… để định hướng chiến lược kinh doanh cho doanh nghiệp cũng như đề xuất
chiến lược phù hợp nhằm nâng cao ưu thế cạnh tranh, khả năng tận dụng những cơ hội
của doanh nghiệp trên thị trường đồng thời có thể giảm thiểu các rủi ro có thể xảy ra.


MỤC LỤC
Trang
Danh mục chữ cái viết tắt ............................................................................................. vii
Danh mục các bảng ..................................................................................................... viii
Danh mục các hình .........................................................................................................ix
Danh mục phụ lục............................................................................................................x
CHƯƠNG 1: MỞ ĐẦU...................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề...........................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu ...........................................................................................2
1.3. Phạm vi nghiên cứu ............................................................................................2
1.4. Cấu trúc của khóa luận .......................................................................................2
CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN ...........................................................................................4
2.1. Giới thiệu chung...................................................................................................4
2.1.1. Tên gọi trụ sở............................................................................................4
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp..................................4
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp ...................................................5
2.1.4. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp ...........................................................6
2.1.5. Quản lý nguồn nhân lực............................................................................8

CHƯƠNG 3: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU .................................9
3.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................................9
3.1.1. Khái niệm quản trị chiến lược ..................................................................9
3.1.2. Quy trình hình thành chiến lược...............................................................9
3.1.3. Mục tiêu và mục đích của tổ chức..........................................................10
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược................................11
3.1.5. Các công cụ hoạch định chiến lược........................................................18
3.2. Phương pháp nghiên cứu....................................................................................20
CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ................................................................21
4.1. Phân tích kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp ...............................21
4.1.1. Đánh giá mức tăng giảm doanh thu của doanh nghiệp qua 2 năm 20072008 .....................................................................................................22

v


4.1.2. Phân tích tình hình tiêu thụ theo cơ cấu mặt hàng .................................23
4.1.3. Phân tích tình hình tiêu thụ theo phương thức bán hàng........................23
4.2. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến chiến lược kinh doanh............................24
4.2.1. Phân tích môi trường vĩ mô bên ngoài (môi trường tổng quát)..............24
4.2.2. Phân tích môi trường vi mô bên ngoài (môi trường cạnh tranh)............27
4.2.3. Phân tích môi trường bên trong ..............................................................40
4.2.4. Phân tích các hoạt động cạnh tranh của doanh nghiệp...........................51
4.3. Công cụ hoạch định chiến lược..........................................................................56
4.3.1. Ma trận SWOT .......................................................................................56
T

4.3.2. Ma trận SPACE ......................................................................................57
4.4. Định hướng chiến lược.......................................................................................58
4.4.1. Chiến lược cấp doanh nghiệp .................................................................58
4.4.2. Chiến lược cấp đơn vị kinh doanh (SBU) ..............................................62

4.4.3. Chiến lược cấp chức năng ......................................................................67
CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ................................................................70
5.1. Kết luận ..............................................................................................................70
5.2. Kiến Nghị ...........................................................................................................73
5.2.1. Kiến nghị đối với nhà nước ....................................................................73
5.2.2. Kiến nghị đối với doanh nghiệp .............................................................74

vi


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
CB.CNV

Cán Bộ Công Nhân Viên

DN

Doanh Nghiệp

DNTN

Doanh Nghiệp Tư Nhân

ĐVT

Đơn Vị Tính

GTGT

Giá Trị Gia Tăng


NXB

Nhà Xuất Bản

TM

Thương Mại

TNHH

Trách Nhiệm Hữu Hạn

TP

Thành Phố

TSCĐ

Tài Sản Cố Định

VLXD

Vật Liệu Xây Dựng

XD

Xây Dựng

vii



DANH MỤC CÁC BẢNG
Tên Bảng

Trang

Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Phân theo Trình Độ của Doanh Nghiệp ...........................8
Bảng 4.1. Kết Quả Hoạt Động Kinh Doanh của Doanh Nghiệp Năm 2007-2008........22
Bảng 4.2. Cơ Cấu Tỷ Trọng Doanh Thu theo Nhóm Mặt Hàng Kinh Doanh ..............23
Bảng 4.3. Kết Cấu Doanh Thu theo Phương Thức Bán Hàng ......................................24
Bảng 4.4. Các Tiêu Chí Đánh Giá Tính Cạnh Tranh của Các Sản Phẩm Xi Măng PC40
tại Thị Trường Phú Yên......................................................................................33
Bảng 4.5. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Ngoài..................................................39
Bảng 4.6. Trình Độ Nhân Viên .....................................................................................43
Bảng 4.7. Tóm Lược Các Tỷ Số Tài Chính...................................................................49
Bảng 4.8. Ma Trận Đánh Giá Các Yếu Tố Bên Trong..................................................51
Bảng 4.9. Ma Trận Hình Ảnh Cạnh Tranh của DNTN TM Đắc Tín ............................55
Bảng 4.10. Ma Trận SWOT ..........................................................................................56
T

Bảng 4.11. Đánh Giá 4 Yếu Tố Quyết Định Vị Trí Chiến Lược Bên Trong và Bên
Ngoài Doanh Nghiệp..........................................................................................57

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang
Sơ đồ 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của DNTN TM Đắc Tín........................6

Sơ đồ 3.1. Quá Trình Hình Thành và Thực Hiện Chiến Lược........................................9
Sơ đồ 3.2. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter ............................................13
Sơ đồ 4.1. Các Kênh Phân Phối Hàng Hóa Chủ Yếu của Doanh Nghiệp.....................21
Hình 4.1. Cơ Cấu Thị Phần Các Doanh Nghiệp Kinh Doanh VLXD ở Phú Yên Qua 2
Năm 2007 - 2008 ................................................................................................52
Biểu đồ 4.1. Ma Trận SPACE .......................................................................................57
Hình 4.2. Mạng Lưới Chi Nhánh Phân Phối của Doanh Nghiệp TM Đắc Tín .............60

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1. Một Số Hình Ảnh Hoạt Động Kinh Doanh tại Doanh Nghiệp
Phụ lục 2. Logo Một Số Thương Hiệu Xi Măng Có Mặt tại Thị Trường Phú Yên

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1.

Đặt vấn đề
Ngày nay, nước ta đang hoạt động trong nền kinh tế thị trường có sự điều tiết

của nhà nước, chính sách khuyến khích nền kinh tế chuyển sang nền kinh tế thị trường
đã làm cho hoạt động kinh doanh trở nên sôi động, cạnh tranh giữa các doanh nghiệp
ngày càng gay gắt và quyết liệt hơn. Cũng chính vì lẽ đó, các doanh nghiệp ngày càng
trở nên lớn hơn về qui mô và phạm vi hoạt động, khả năng cạnh tranh để tồn tại và

phát triển trên thị trường ngày càng cao.
Do đó, để đảm bảo hoạt động kinh doanh có hiệu quả và ngày càng phát triển
thì đòi hỏi các doanh nghiệp phải có những định hướng chiến lược, phương án kinh
doanh hợp lý, đồng thời phải có những biện pháp hạn chế rủi ro, tận dụng các cơ hội
mà doanh nghiệp có thể gặp trong quá trình hoạt động của mình.
Thành phố Tuy Hòa, là một thành phố đang trong trạng thái hoàn thiện về cơ sở
hạ tầng, cho nên các hoạt động đầu tư xây dựng ở đây luôn diễn ra rất sôi động. Trước
tình hình đó, trong thời gian gần đây, số lượng các đơn vị đang hoạt động trong ngành
kinh doanh vật liệu xây dựng và vừa mới thành lập đã lên đến con số vài trăm đơn vị,
vì thế tình trạng tranh giành thị trường, thị phần giữa các đơn vị luôn diễn ra gay gắt.
Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Đắc Tín là một doanh nghiệp chuyên kinh
doanh các sản phẩm vật liệu xây dựng trên địa bàn thành phố Tuy Hòa, gần đây đã và
đang nỗ lực mở rộng thị trường cho mình. Để đạt được các mục tiêu trên, cũng như
các doanh nghiệp khác, Doanh Nghiệp Đắc Tín cần xây dựng cho mình một chiến lược
kinh doanh dài hạn. Trước tình hình đó, được sự hướng dẫn của thầy Nguyễn Anh
Ngọc, cùng sự hỗ trợ tận tình của các cô chú, anh chị trong doanh nghiệp, tôi đã quyết
định chọn đề tài: “NGHIÊN CỨU ĐỊNH HƯỚNG CHIẾN LƯỢC KINH DOANH
MẶT HÀNG VLXD TẠI DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN THƯƠNG MẠI ĐẮC TÍN”


để làm luận văn cho mình. Do thời gian và khả năng còn hạn chế vì thế luận văn của
tôi không tránh khỏi những thiếu sót. Rất mong nhận được sự góp ý của quý Thầy
(Cô) cùng các Cô Chú, Anh Chị trong doanh nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
1.2.

Mục tiêu nghiên cứu
Sự phát triển về qui mô kinh doanh, sự lớn mạnh về thị phần trong lĩnh vực

kinh doanh những năm qua đã cho thấy tiềm năng phát triển lớn của các doanh nghiệp.
Tuy nhiên, Doanh nghiệp Đắc Tín đang đứng trong bối cảnh mất ổn định của thị

trường và sự lớn mạnh của các đối thủ cạnh tranh. Do vậy, khi chọn đề tài này tôi
mong muốn đạt được các mục tiêu sau:
- Phân tích được những điểm mạnh, điểm yếu quan trọng bên trong doanh
nghiệp, đồng thời xác định được các cơ hội, các đe dọa chủ yếu quyết định đến khả
năng phát triển và thành công của doanh nghiệp trong tương lai.
- Xây dựng các lựa chọn chiến lược và chọn ra các chiến lược phù hợp.
- Đề ra các giải pháp cụ thể để thực hiện thành công các chiến lược đã đề ra.
Mục tiêu cuối cùng của đề tài là nhằm tạo cho doanh nghiệp có một thế mạnh
vững chắc trên thị trường, có điều kiện tận dụng tốt nhất các cơ hội hiện có và ngày
càng vươn xa hơn trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng.
1.3.

Phạm vi nghiên cứu
Đề tài được thực hiện trong giới hạn phạm vi nghiên cứu như sau:
- Giới hạn không gian: Nghiên cứu tại Doanh Nghiệp TM Đắc Tín
- Giới hạn thời gian: Nghiên cứu hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp qua
hai năm 2007- 2008
- Thời gian nghiên cứu: 20/02/2009 - 20/05/2009

1.4.

Cấu trúc của khóa luận
Luận văn được trình bày thành năm chương theo cấu trúc sau:
Chương 1 – Mở dầu: Trình bày những lý do lựa chọn đề tài, mục đích chung và

những yêu cầu cơ bản của luận văn, mục tiêu nghiên cứu mà Luận văn đạt được, phạm
vi nghiên cứu và sơ lược cấu trúc Luận văn.
Chương 2 - Tổng quan: Trình bày quá trình hình thành và phát triển doanh
nghiệp; Chức năng, nhiệm vụ doanh nghiệp; Tình hình hoạt động kinh doanh, những


2


thuận lợi khó khăn và biện pháp khắc phục, phương hướng phát triển của doanh
nghiệp; Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý.
Chương 3 - Nội dung và phương pháp nghiên cứu: Chương này trình bày chi
tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề nghiên cứu đó là những cơ sở lý luận,
các khái niệm về chiến lược kinh doanh, sự cần thiết của việc xây dựng chiến lược
kinh doanh và trình bày các yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động xây dựng chiến lược kinh
doanh. Ngoài ra chương này cũng trình bày một cách hệ thống các phương pháp
nghiên cứu mà luận văn đang sử dụng để tìm ra kết quả nghiện cứu.
Chương 4 - Kết quả và thảo luận: Phân tích các tác động của môi trường đến
hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp, đưa ra một số nhận xét và giải pháp để hạn
chế những khó khăn trong hoạt động kinh doanh của Doanh nghiệp. Từ đó, đề xuất
những giải pháp để nâng cao hiệu quả trong hoạt động trong kinh doanh.
Chương 5 - Kết luận và đề nghị: Chương này tổng kết lại những gì đã nghiên
cứu tại doanh nghiệp và đưa ra các đề nghị về vấn đề đó.

3


CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN

2.1. Giới thiệu chung
2.1.1. Tên gọi trụ sở
Tên đơn vị: Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Đắc Tín
Trụ sở: 94 Nguyễn Tất Thành, Phường 2, Tp.Tuy Hòa, Tỉnh Phú Yên.
ShowRoom: 188 – 190 Hùng Vương, Phường 6, Tp.Tuy Hòa
Trung Tâm Trưng Bày: 06 Hải Dương, Bình Ngọc, Tp. Tuy Hòa

Điện Thoại: 0573. 823 853
Fax: 0573. 826 839
Website: www.dactinpy.com
2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của doanh nghiệp
Ngày 04 tháng 05 năm 2001, DOANH NGHIỆP TƯ NHÂN ĐẮC TÍN được thành
lập theo Giấy Phép Đăng Ký Kinh Doanh số: 36.01.000081, với chức năng kinh doanh
vật liệu xây dựng và sản phẩm trang trí nội thất.
Năm 2007, doanh nghiệp đã đầu tư xây dựng thêm ShowRoom Số 188 - 190 Hùng
Vương, Phường 7, Tp.Tuy Hoà, Phú Yên, cơ sở này được trưng bày một cách khoa
học và hiện đại, với những sản phẩm vật liệu xây dựng của các thương hiệu hàng đầu
trong và ngoài nước.
Năm 2008, Bên cạnh nhu cầu xây dựng và sửu chữa nhà ở của người dân Tuy Hòa
tăng cao, thì nhiều công trình xây dựng lớn trên địa bàn đang trong quá trình hoàn
thiện thiết kế và khởi công xây dựng. Đây là các công trình lớn nên việc đòi hỏi về
nguồn cung vật liệu xây dựng để phục vụ hoạt động thi công công trình là điều tất yếu.
Nên trong quý II năm 2008, Doanh nghiệp đã tiến hành xin phép Ủy Ban Nhân
Dân Thành Phố Tuy Hòa cấp phép đầu tư xây dựng Trung Tâm Trưng Bày Và Giới


Thiệu Sản Phẩm Vật Liệu Xây Dựng với diện tích 2,5 Hecta tại Số 06 đường Hải
Dương, xã Bình Ngọc, Tp. Tuy Hòa.
Khác biệt với các doanh nghiệp kinh doanh vật liệu xây dựng trên địa bàn. Doanh
Nghiệp Thương Mại Đắc Tín dự định phát triển thêm bộ phận Kiến Trúc Sư – Kỹ Sư
Xây Dựng – Giám Sát Thi Công … để thiết kế, thi công, xây dựng công trình thay vì
chỉ phân phối sản phẩm vật liệu xây dựng. Đây sẽ là một bước đột phá mới của Doanh
nghiệp khẳng định vị thế của mình trước trào lưu hội nhập WTO.
2.1.3. Chức năng nhiệm vụ của doanh nghiệp
a) Chức năng
Doanh Nghiệp Tư Nhân Thương Mại Đắc Tín là một doanh nghiệp thuộc thành
phần kinh tế tư nhân, Doanh nghiệp có các chức năng chính như sau:

- Đảm nhận làm kênh phân phối cho các công ty sản xuất các sản phẩm VLXD
trong và ngoài nước.
- Thực hiện chức năng trưng bày và giới thiệu đến người tiêu dùng những sản
phẩm mới, các sản phẩm của các công ty có thương hiệu trong ngành.
b) Nhiệm vụ
Chấp hành đúng các chế độ quản lý kinh tế của nhà nước. Quản lý và sử dụng
tốt lao động, tiền lương, tiền vốn, tài sản của doanh nghiệp theo đúng chế độ chính
sách hiện hành của nhà nước đã qui định nhằm mang lại hiệu quả cao góp phần tích
lũy vào ngân sách của Doanh nghiệp và của Nhà nước.
- Thực hiện tốt vệ sinh môi trường, an toàn trật tự trong đơn vị và làm tròn
nghĩa vụ quốc phòng.
- Thực hiện hạch toán kinh tế và báo cáo thường xuyên, trung thực theo đúng
qui định của nhà nước về tài chính và nghĩa vụ thuế.
- Kinh doanh có hiệu quả nhằm bù đắp chí phí và có lợi nhuận để tái đầu tư-mở
rộng qui mô và phạm vi hoạt động trong kinh doanh.
- Chăm lo đời sống, từng bước cải thiện đời sống và tinh thần của cán bộ công
nhân viên trong doanh nghiệp.

5


2.1.4. Bộ máy quản lý của doanh nghiệp
a) Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp
Vì là một đơn vị chuyên doanh thương mại, với chức năng là kênh phân phối
các sản phẩm VLXD đến với các khách hàng nên cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý của
doanh nghiệp khá đơn giản. Điều hành và chỉ đạo mọi hoạt động kinh doanh của
doanh nghiệp là một giám đốc cùng với sự tham mưa của các trưởng phòng trực thuộc.
Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp được tổ chức rất chặt chẽ, hiệu quả và khoa
học. Giám đốc là cấp trên trực tiếp tiếp nhận và quản lý thông tin phản hồi của cấp
dưới, từ cân nhắc đó và đưa ra các quyết định cụ thể. Bên cạnh đó các phòng ban cũng

hoạt động hết khả năng để hỗ trợ, giảm bớt căng thẳng cho cấp lãnh đạo, cùng nhau
đưa ra các quyết định đúng đắn và sáng tạo.
Bên cạnh đó doanh nghiệp cũng từng bước cải thiện bộ máy quản lý sao cho
gọn nhẹ, có hiệu quả cao đúng sự chỉ đạo của nhà nước: “Bộ máy quản lý vừa tinh
giảm vừa vững mạnh”.
Sơ đồ 2.1. Cơ Cấu Tổ Chức Bộ Máy Quản Lý của DNTN TM Đắc Tín

Giám Đốc

Phòng
Kinh doanh

Cơ Sở 1

Bộ
phận
bán
hàng

Bộ
phận
kế
toán

Phòng
Marketing

Phòng
Tổ chức - Hành chính


Cơ Sở 2

Bộ
phận
bán
hàng

Bộ
phận
kế
toán

Cơ Sở 3

Bộ
phận
bán
hàng

Bộ
phận
kế
toán

Phòng
Kế toán – Tài Chính

Kho

Thủ

kho

Bộ
phận
xếp đỡ

Bộ
phận
vận
chuyển

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính

6


b) Chức năng nhiệm vụ từng phòng ban
- Giám đốc: Nhiệm vụ là tổ chức chỉ huy mọi hoạt động kinh doanh, tổ chức
ký kết các hợp đồng kinh tế, điều khiển và ra quyết định ngoại giao và cũng là người
năng động, phải tìm đủ biện pháp để phát triển qui mô kinh doanh, chiếm lĩnh thi
trường, thị phần so với các đối thủ khác nhằm mang lại hiệu quả kinh tế cao.
- Phòng Kinh doanh: Tham mưu cho giám đốc thực hiện liên doanh, liên kết,
kinh doanh theo mùa vụ, tháng, quí, năm nhằm giúp giám đốc việc tổ chức công tác
kinh doanh, hướng dẫn chỉ đạo nghiệp vụ cho các bộ phận kinh doanh. Tham mưu cho
giám đốc trong việc kinh doanh như: Nghiên cứu kế hoạch đầu tư hợp tác kinh doanh
với các đơn vị trong và ngoài nước, giúp giám đốc trong công tác giao dịch với thương
nhân và các tổ chức kinh tế, thảo luận với kế toán trưởng, các phòng chức năng khác
có liên quan nhằm đảm bảo hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp có hiệu quả.
- Phòng Kế toán – Tài chính: Tham mưu về công tác quản lý kinh tế, tài
chính, thống kê tài chính của công ty, thực hiện nhiệm vụ kế toán tài chính và đôn đốc

tình hình thực hiện kế hoạch tài chính của doanh nghiệp. Nghiên cứu xây dựng kế
hoạch tài chính hàng hóa hàng năm của doanh nghiệp, giúp giám đốc quản lí và sử
dụng nguồn vốn có hiệu quả. Hướng dẫn kiểm tra đôn đốc việc thực hiện chế độ tài
chính, kế hoạch đối với các bộ phận được quyền yêu cầu các phòng ban cung cấp các
số liệu có liên quan đến kế toán tài chính, báo cáo tồn quỹ hàng tháng, hàng quý, hàng
năm.
- Phòng Tổ chức - Hành chính: Tham mưu cho giám đốc về việc tổ chức lực
lượng lao động, tổ chức tiền lương, tham gia phối hợp cùng với bảo vệ, báo cáo kịp
thời cho giám đốc công tác bảo vệ phòng cháy chữa cháy, tổ chức thực hiện các mặt
công tác về hành chính quản trị. Tham gia các cấp ủy đảng và giám đốc trong công tác
tổ chức cán bộ, nắm toàn bộ tình hình đội ngũ cán bộ nhân viên, lựa chọn bố trí sản
xuất đào tạo đúng nguồn nhân lực dựa trên năng lực và phẩm chất đạo đức, nghiên cứu
thực hiện các chế độ chính sách tiền lương, tiền thưởng, tổ chức thực hiện phân phối
lưu trữ công văn, các giấy tờ, quản lý điều hành công tác in ấn, đánh máy các tài liệu
cho công tác quản lý doanh nghiệp.
- Phòng Marketing: Lập và triển khai kế hoạch Marketing hàng năm cho các
sản phẩm kinh doanh của doanh nghiệp và chương trình hành động định kỳ hàng

7


tháng, hàng quí nhằm giới thiệu đến khách hàng các sản phẩm mới và phát triển các cơ
hội gia tăng doanh thu và lợi nhuận. Định hướng phát triển kinh doanh các sản phẩm
mới mang tính xu hướng và chủ lực theo nhu cầu tương lai trên thị trường.
2.1.5. Quản lý nguồn nhân lực
Quan điểm về nguồn lực của doanh nghiệp đó là: Có năng lực trên cơ sở được
giáo dục, đào tạo, có kỹ năng và kinh nghiệm thích hợp. Nguồn lực sẽ được Giám đốc
doanh nghiệp xác định và cung cấp đầy đủ đảm bảo nâng cao hiệu quả cho hệ thống
chất lượng và tăng sự thỏa mãn của khách hàng bằng cách đáp ứng các yêu cầu của
khách hàng.

Nhu cầu nguồn nhân lực được đáp ứng thông qua các kế hoạch đào tạo, tuyển
dụng, phân công, điều phối lao động thích hợp. Mọi nhân viên trong doanh nghiệp đều
được đào tạo để nhận thức được vai trò của họ trong doanh nghiệp và ý nghĩa công
việc của họ trong việc góp phần hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp. Đồng thời
Giám đốc doanh nghiệp luôn xây dựng và duy trì chính sách khen thưởng, kỷ luật đối
với người lao động nhằm khuyến khích sự gắn bó của họ đối với hoạt động kinh doanh
của doanh nghiệp.
Bảng 2.1. Cơ Cấu Lao Động Phân theo Trình Độ của Doanh Nghiệp
ĐVT: Người
Trình độ

Văn phòng

Công nhân

Bảo vệ

Tổng số

Đại học

17

-

-

17

Cao đẳng


25

-

-

25

Trung cấp

46

-

-

46

Lao động phổ thông

7

65

12

84

Tổng số


95

65

12

172

Nguồn: Phòng Tổ chức – Hành chính
Qui định thời gian làm việc: mỗi ngày làm việc 8 tiếng
- Sáng: Từ 7 giờ 30 phút đến 11 giờ 30 phút
- Chiều: Từ 13 giờ đến 17 giờ
- Nghỉ phép, nghỉ lễ, tết là 8 ngày theo qui định của Bộ Luật Lao Động.

8


CHƯƠNG 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.1. Cơ sở lý luận
3.1.1. Khái niệm quản trị chiến lược
Quản trị chiến lược được hiểu là một nghệ thuật về khoa học thiết lập trên cơ sở
các mục tiêu dài hạn và cơ bản của doanh nghiệp, lựa chọn các đường lối hoạt động và
các chính sách điều hành việc thu thập, sử dụng và bố trí các nguồn lực để đạt được
các mục tiêu cụ thể làm tăng sức mạnh một cách hiệu quả nhất và giành được thế bền
vững đối với các đối thủ cạnh tranh khác.
3.1.2. Quy trình hình thành chiến lược
Sơ đồ 3.1. Quá Trình Hình Thành và Thực Hiện Chiến Lược

Thông tin phản hồi

Nghiên cứu môi
trường để xác
định cơ hội và đe
dọa chủ yếu
Xác định
nhiệm vụ,
mục tiêu và
chiến lược
hiện tại

Thiết lập
mục tiêu
dài hạn

Phân
phối
các
nguồn
tài
nguyên

Xét lại
nhiệm
vụ kinh
doanh

Kiểm soát nội bộ
để nhận diện

những điểm
mạnh, điểm yếu

Thiết lập
mục tiêu
hàng năm

Xây dựng,
lựa chọn
chiến lược

Đo
lường và
đánh giá
thành
tích

Đề ra các
chính sách

Thông tin phản hồi

Hình thành
chiến lược

Thực thi
chiến lược

Đánh giá
chiến lược


Nguồn: Fred R. David. Khái Niệm Quản trị Chiến Lược. NXB Thống Kê, 1996.


Trong thực tiễn quản trị hiện đại, quản trị chiến lược có vai trò quan trọng trong
hoạt động kinh doanh, giúp chúng ta trả lời câu hỏi tại sao phải quản trị chiến lược, ý
nghĩa, mục đích tồn tại của tổ chức là gì, chiến lược là gì và thế nào là quản trị chiến
lược. Điều này giúp cho nhà quản trị có những nghi vấn và trả lời bằng cách tự tìm ra
được giải pháp tốt nhất cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp mình.
3.1.3. Mục tiêu và mục đích của tổ chức
Mục tiêu và mục đích của tổ chức phản ánh nhiệm vụ quan trọng của doanh
nghiệp đối với môi trường kinh doanh và thường được thể hiện thông qua những triết
lý ngắn gọn của doanh nghiệp.
Mục tiêu và mục đích là lý do tồn tại của doanh nghiệp cho thấy phương hướng
phấn đấu của doanh nghiệp trong suốt thời gian tồn tại. Các doanh nghiệp có thể thay
đổi chiến lược để thực hiện mục tiêu nhưng ít khi thay đổi lý do tồn tại của mình.
Mục tiêu là kết quả mong muốn cuối cùng mà doanh nghiệp cần đạt tới. Mục
tiêu chỉ ra phương hướng cho tất cả các quyết định và hình thành những tiêu chuẩn đo
lường cho việc thực hiện trong thực tế.
Mọi doanh nghiệp được lập đều ra có chủ đích. Tuy vậy nhiều khi họ không
hiểu rõ nhiệm vụ của mình vì thế các công việc đã được thực hiện không đem lại hiệu
quả cao như mong đợi. Đôi khi, vì không nắm vững những mục tiêu, nhiệm vụ đặt ra
các doanh nghiệp đã chọn nhầm đường, mọi sự thực hiện công việc tiếp sau đó trở nên
vô nghĩa. Vì vậy trước hết các doanh nghiệp phải biết được những công việc mà doanh
nghiệp cần thực hiện.
Xác định nhiệm vụ, mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp là giai đoạn mở đầu
vô cùng quan trọng trong việc thực hiện quản trị kinh doanh theo chiến lược. Các mục
tiêu được xác định rõ ràng và cụ thể là điều quan trọng để doanh nghiệp đạt được
thành công.
Các nguyên tắc xác định mục tiêu:

- Tính cụ thể: mục tiêu cần làm rõ liên quan đến những vấn đề gì? tiến độ thực
hiện như thế nào? và kết quả cuối cùng cần đạt được? Mục tiêu càng cụ thể thì càng dễ
hoạch định chiến lược thực hiện mục tiêu đó. Tính cụ thể bao gồm cả việc định lượng
các mục tiêu, các mục tiêu cần được xác định dưới dạng các chỉ tiêu cụ thể.

10


- Tính khả thi: một mục tiêu đặt ra phải có khả năng thực hiện được, nếu không
sẽ là phiêu lưu hoặc phản tác dụng. Do đó, nếu mục tiêu quá cao thì người thực hiện sẽ
chán nản, mục tiêu quá thấp thì sẽ không có tác dụng.
- Tính thống nhất: các mục tiêu đề ra phải phù hợp với nhau để quá trình thực
hiện một mục tiêu này không cản trở đến việc thực hiện các mục tiêu khác. Các mục
tiêu trái ngược thường gây ra những mâu thuẫn nội bộ doanh nghiệp, do vậy cần phải
phân loại thứ tự ưu tiên cho các mục tiêu. Tuy nhiên các mục tiêu không phải hoàn
toàn nhất quán với nhau, khi đó cần có những giải pháp dung hòa trong việc thực hiện
các mục tiêu đề ra.
- Tính linh hoạt: những mục tiêu đề ra phải có thể điều chỉnh được cho phù hợp
với sự thay đổi của môi trường nhằm tránh được những nguy cơ và tận dụng những cơ
hội. Tuy vậy, khi thay đổi những mục tiêu cũng cần phải thận trọng vì sự thay đổi này
phải đi đôi với những thay đổi tương ứng trong các chiến lược liên quan cũng như các
kế hoạch hành động.
a) Mục tiêu ngắn hạn
Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu trong vòng một năm, nếu những doanh nghiệp
có những mục tiêu ngắn hạn đúng đắn, sẽ xác định được thành công hay thất bại của
một chiến lược. Các mục tiêu ngắn hạn thường có những đặc tính: có thể đo lường
được, giới hạn cụ thể về thời gian, mục tiêu đưa ra phải có khả năng thực hiện được và
bảo đảm để đạt tới mục tiêu dài hạn của chiến lược tổng thể cấp doanh nghiệp.
b) Mục tiêu dài hạn
So với mục tiêu ngắn hạn, mục tiêu dài hạn phải có tầm nhìn rộng hơn, với thời

gian trên một năm trở lên đặc điểm của mục tiêu dài hạn: mục tiêu chiến lược bao gồm
cả mục tiêu tài chính và phi tài chính, tạo ra vị thế và thứ tự ưu tiên của từng SBU
trong doanh nghiệp hay giữa các doanh nghiệp với nhau, điều quan trọng trong mục
tiêu dài hạn là có sự hợp tác giữa các đơn vị chức năng khác nhau trong tổ chức.
3.1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến hoạch định chiến lược
a) Môi trường bên ngoài
Là môi trường bao trùm lên tất cả các hoạt động của tổ chức, ảnh hưởng trực
tiếp hoặc gián tiếp đến các tổ chức. Môi trường này có tác động lâu dài đến doanh
nghiệp, các doanh nghiệp khó có thể kiểm soát được và phụ thuộc hoàn toàn vào nó.

11


Mức độ tác động theo từng ngành, từng doanh nghiệp, sự thay đổi của môi
trường này làm thay đổi cục diện của môi trường cạnh tranh và môi trường nội bộ.
Môi trường này bao gồm các yếu tố như: các điều kiện kinh tế, pháp luật chính
trị, tự nhiên, văn hóa - xã hôi và công nghệ…
- Ảnh hưởng kinh tế
Môi trường kinh tế có tác động trực tiếp và năng động đến doanh nghiệp, đồng
thời có ảnh hưởng trực tiếp đến sức hút của các chiến lược khác nhau.
Môi trường kinh tế bao gồm các yếu tố như: xu hướng của tổng sản phẩm quốc
dân (GNP) và tổng sản phẩm quốc nội (GDP), lãi suất và xu hướng của lãi suất…
- Ảnh hưởng của văn hóa - xã hội
Các ảnh hưởng xã hội chủ yếu bao gồm: sở thích vui chơi giải trí, chuẩn mực
đạo đức, quan điểm về mức sống, cộng đồng kinh doanh và lao động nữ. Sự thay đổi
các yếu tố văn hóa – xã hội thường là hệ quả tác động lâu dài của các yếu tố vĩ mô
khác. Do đó, nó thường xảy ra chậm hơn, phạm vi tác động rộng, lâu dài, tinh tế và
khó nhận biết.
- Ảnh hưởng của dân số
Những khía cạnh quan tâm của môi trường dân số bao gồm: tổng số dân và tỷ lệ

tăng dân số, kết cấu và xu hướng thay đổi của dân số về tuổi, giới tính, dân tộc, nghề
nghiệp, phân phối thu nhập, tuổi thọ và tỷ lệ sinh tự nhiên, các xu hướng dịch chuyển
dân số giữa các vùng…
- Ảnh hưởng của luật pháp, chính phủ và chính trị
Các yếu tố luật pháp, chính phủ và chính trị có ảnh hưởng ngày càng lớn đến
hoạt động của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tuân theo các qui định về thuê mướn, cho
vay, an toàn giá, quảng cáo, nơi đặt cơ sở kinh doanh... Nhìn chung các doanh nghiệp
hoạt động được là vì điều kiện xã hội cho phép. Chừng nào xã hội không còn chấp
nhận các điều kiện và bối cảnh thực tế nhất định thì xã hội rút lại sự cho phép đó bằng
cách đòi hỏi chính phủ can thiệp bằng chế độ, chính sách hoặc thông qua hệ thống
pháp luật.
- Ảnh hưởng của tự nhiên
Điều kiện tự nhiên bao gồm: vị trí địa lý, khí hậu, cảnh quan thiên nhiên, đất
đai, sông, biển, khoáng sản trong lòng đất…

12


Điều kiện tự nhiên luôn ảnh hưởng rất lớn đến đời sống con người cũng như
hoạt động của doanh nghiệp, nó cũng là yếu tố đầu vào quan trọng của nhiều ngành
kinh tế: nông nghiệp, công nghiệp xây dựng, vận tải. Trong nhiều trường hợp, chính
điều kiện tự nhiên góp phần hình thành nên lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp.
- Ảnh hưởng của công nghệ
Ngày càng có nhiều công nghệ tiến tiến ra đời, tạo cơ hội cũng như nguy cơ đối
với tất cả các ngành và các doanh nghiệp. Sự phát triển của công nghệ mới có thể làm
nên thị trường mới, kết quả là sự sinh sôi của những sản phẩm mới, làm thay đổi các
mối quan hệ cạnh tranh và làm cho các sản phẩm hiện có trở nên lạc hậu.
b) Môi trường ngành – Mô hình năm tác lực
Sơ đồ 3.2. Mô Hình Năm Tác Lực của Michael E. Porter
Đối thủ tiềm

năng

Đe dọa của những
người nhập ngành

Nguồn
cung
ứng

Sức mạnh trả giá
của nhà cung cấp

Các đối thủ cạnh
tranh trong
ngành
Mức cạnh tranh
giữa các doanh
nghiệp hiện có
trong ngành

Sức mạnh trả
giá của người
mua

Khách
hàng

Đe dọa của sản
phẩm thay thế


Sản phẩm
thay thế

Nguồn: Fred R. David, Khái Niệm Quản trị Chiến Lược. NXB Thống Kê, 1996.

13


- Đối thủ tiềm năng: Là các đối thủ cạnh tranh với doanh nghiệp một cách gián
tiếp hoặc các doanh nghiệp mới tham gia vào ngành. Do đó, doanh nghiệp cần phải
bảo vệ vị thế cạnh tranh của mình và ngăn cản sự tấn công từ bên ngoài bằng các chính
sách và quyết định hợp lý.
- Nguồn cung ứng: Là nguồn hàng hóa, tài chính và lao động có mối đe dọa
cho doanh nghiệp khi người cung ứng có thể khẳng định quyền lực của họ bằng các
hình thức như: họ có thể đẩy mức giá hàng cung cấp cho doanh nghiệp lên cao hoặc
giảm chất lượng sản phẩm cung cấp, thay đổi điều kiện thanh toán, điều kiện giao
hàng... ảnh hưởng đến giá thành, đến chất lượng sản phẩm do đó ảnh hưởng đến mức
lợi nhuận của doanh nghiệp.
Các doanh nghiệp thường phải quan hệ với các tổ chức cung cấp nguồn hàng,
các yếu tố đầu vào khác nhau như nguồn lao động, vật tư thiết bị và tài chính. Các yếu
tố làm tăng áp lực từ phía các nhà cung cấp cũng tương ứng như các yếu tố làm tăng
áp lực từ khách hàng:
- Số lượng tổ chức cung cấp ít, doanh nghiệp khó lựa chọn cơ sở cung cấp.
- Sản phẩm doanh nghiệp cần mua có rất ít loại sản phẩm có thể thay thế được.
- Doanh nghiệp có phải là khách hàng chính của nhà cung cấp hay không.
- Nhà cung cấp có tập trung hay không, nghĩa là các nhà cung cấp có sự tập
trung thì sức ép từ phía nhà cung cấp sẽ cao hơn, doanh nghiệp sẽ ở tình trạng bất lợi.
Đây cũng là vấn đề cần được quan tâm cho một chiến lược lâu dài của bất cứ
doanh nghiệp nào.
- Đối thủ cạnh tranh: Đây là áp lực thật sự cho các doanh nghiệp vì nó đe dọa

trực tiếp đến doanh nghiệp, khi áp lực này tăng cao thì sẽ đe dọa đến vị trí và sự tồn tại
của các doanh nghiệp, cho nên mỗi doanh nghiệp phải tự đưa ra cho mình một định
hướng đúng đắn để phát triển, chính vì thế sẽ có những nỗ lực nhất định cho các doanh
nghiệp trong ngành. Mức độ cạnh tranh phụ thuộc rất nhiều vào số lượng doanh
nghiệp tham gia trong ngành cũng như tốc độ tăng trưởng của ngành.
- Khách hàng: Là những người mua đã chấp nhận sản phẩm của doanh nghiệp.
Đây là nhân tố quan trọng trong quá trình tiêu thụ sản phẩm vì thế cần có chiến lược
giá cả, sản phẩm, hệ thống phân phối cũng như quá trình khuyến mãi hợp lý.

14


Khách hàng được xem như sự đe dọa mang tính cạnh tranh khi họ đẩy giá cả
xuống hoặc khi họ yêu cầu chất lượng sản phẩm và dịch vụ tốt hơn làm cho chi phí
hoạt động của doanh nghiệp tăng lên. Ngược lại nếu người mua có những yếu thế sẽ
tạo cho công ty cơ hội để tăng giá và kiếm nhiều lợi nhuận hơn.
Sức ép từ khách hàng dựa trên một số chỉ tiêu:
- Khách hàng có tập trung hay không.
- Doanh nghiệp có phải là nhà cung cấp chính không.
- Mức độ chung thủy của khách hàng.
- Khả năng tìm sản phẩm thay thế của khách hàng.
- Chi phí chuyển đổi.
- Khả năng hội nhập dọc thuận chiều.
Khách hàng là một phần không thể tách rời của doanh nghiệp. Sự tín nhiệm của
khách hàng là tài sản có giá trị nhất của doanh nghiệp. Một vấn đề quan trọng khác
liên quan đến khách hàng là khả năng trả giá của họ. Người mua có ưu thế có thể làm
cho lợi nhuận của ngành giảm xuống bằng cách ép giá người bán, đòi hỏi người bán
phải nâng cao chất lượng phục vụ, đòi hỏi người bán phải cung cấp nhiều dịch vụ hơn,
làm cho các đối thủ cạnh tranh chống lại nhau… Sức ép đối với yếu tố này chủ yếu là:
trả giá thấp làm cho doanh nghiệp giảm doanh số và lợi nhuận, và khách hàng có

quyền lựa chọn sản phẩm và có thể mua sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Sản phẩm thay thế: Sản phẩm thay thế là các sản phẩm có cùng công dụng
như sản phẩm của ngành, tức là có khả năng thỏa mãn cùng một loại nhu cầu của
khách hàng. Sự ra đời của sản phẩm thay thế sẽ làm giảm tính cạnh tranh của sản
phẩm đang sử dụng bởi ở sản phẩm thay thế ra đời sau nên có nhiều lợi thế về công
dụng và chất lượng cũng cao hơn. Đây là áp lực mang tính chiến lược nhằm làm đa
dạng hóa các sản phẩm mà mỗi doanh nghiệp cần nghiên cứu, đáp ứng nhu cầu ngày
càng phong phú của người tiêu dùng.
Sản phẩm thay thế là sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh hiện tại, đây là áp lực
thường xuyên và đe dọa trực tiếp đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Sản
phẩm thay thế là loại sản phẩm của những doanh nghiệp trong cùng ngành hoặc khác
ngành nhưng cùng thỏa mãn một nhu cầu của người tiêu dùng.

15


×