Tải bản đầy đủ (.pdf) (78 trang)

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GALI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.18 MB, 78 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH

PHÂN TÍCH HOẠT ĐỘNG MARKETING -MIX
CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN GALI

NGUYỄN PHẠM NHỰT THIỀN

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH THƯƠNG MẠI

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 7/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “Phân Tích Hoạt Động
Marketing-Mix Của Công Ty Cổ Phần Gali ”, do Nguyễn Phạm Nhựt Thiền, sinh viên
khóa 31, Ngành Quản Trị Kinh Doanh Thương Mại, đã bảo vệ thành công trước hội
đồng vào ngày ………………………………

.

NGUYỄN THỊ BÍCH PHƯƠNG
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo


Ngày

tháng

năm

tháng

Năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ

Luận văn tốt nghiệp đã được hoàn thành là nhờ vào sự nỗ lực của bản thân và
được sự giúp đỡ của nhiều phía. Để bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc của mình, tôi xin gửi
lời cảm ơn của mình đến tất cả mọi người đã giúp tôi .
Tôi xin chân thành cảm ơn đến
Ban giám hiệu – các Thầy Cô Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí
Minh đã tận tình giảng dạy và truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian học ở trường,
đó cũng là hành trang cho tôi chuẩn bị bước vào đời.
Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Gali và tất cả các anh chị trong các phòng
ban đã giúp đỡ, hỗ trợ và cung cấp số liệu để cho tôi thực hiện đề tài này.

Và đặc biệt gửi lời cảm ơn chân thành đến
Cô Nguyễn Thị Bích Phương – giảng viên trường Đại Học Nông Lâm, người đã
tận tình trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn tốt nghiệp này.
Cô Bùi Thị Tuyết Anh – phó giám đốc Công Ty Cổ phần Gali đã chỉ bảo, tạo
mọi điều kiện thuận lợi cho tôi trong suốt quá trình thực tập tại công ty.
Các bạn bè luôn động viên, ủng hộ, và đóng góp ý kiến cho tôi.
Một lần nữa tôi xin chân thành cảm ơn và chúc sức khỏe các Thầy Cô Trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh và Ban Giám Đốc Công Ty Cổ Phần Gali.
Xin chân thành cảm ơn !

Sinh viên
Nguyễn Phạm Nhựt Thiền


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN PHẠM NHỰT THIỀN.Tháng 07 năm 2009.” Phân Tích Hoạt
Động Marketing - Mix Của Công Ty Cổ Phần Gali”
NGUYỄN PHẠM NHỰT THIỀN.July 2007 “Analyzing Marketing – Mix
Activities of Gali Corporation”
Khóa luận phân tích các hoạt động Marketing- Mix tại Công ty cổ phần Gali,
đánh giá những ưu điểm , khuyết điểm trong từng hoạt động, đồng thời phân tích môi
trường Marketing và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hơn nữa cho hoạt
động Marketing của công ty.
Phương pháp thực hiện khóa luận là
-

Thu thập và xử lý số liệu từ sổ sách, chứng từ và báo cáo của công ty từ năm
2006-2008 ( số liệu thứ cấp)

-


Tham khảo tài liệu sách báo, tạp chí, internet…
Qua khóa luận có thể thấy Gali là công ty có vị thế trung bình trên thị trường

điện gia dụng Việt Nam.Các hoạt động Marketing – mix tại công ty tương đối tốt và
ngày càng mang lại hiệu quả.Công ty đã và đang nổ lực để xây dựng một thương hiệu
Gali vững mạnh trên thị trường Việt Nam.Tuy nhiên cũng còn có một số hạn chế
trong các hoạt động này và khóa luận cũng đã trình bày một số hạn chế đó.


MỤC LỤC
Trang
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

vii

DANH MỤC CÁC BẢNG

viii

DANH MỤC CÁC HÌNH

ix

DANH MỤC PHỤ LỤC

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU


1

1.1 Đặt vấn đề

1

1.2. Mục tiêu nghiên cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3 Phạm vi nghiên cứu

2

1.3.1. Không gian nghiên cứu

2

1.3.2 Thời gian nghiên cứu

2


1.4. Cấu trúc khóa luận

2

CHƯƠNG2. TỔNG QUAN

4

2.1. Tổng quan về công ty

4

2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển

4

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty cổ phần Gali

5

2.2. Tình hình chung công ty

7

2.2.1 Tình hình lao động

7

2.2.2. Tình hình hoạt động của công ty


8

2.2.3. Định hướng phát triển của công ty

9

CHƯƠNG 3. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

10

3.1. Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing

10

3.1.1. Khái niệm và vai trò của Marketing

10

3.1.2 Chức năng, mục tiêu, hiệu quả của Marketing.

11

3.1.3. Các bước cơ bản của qui trình quản trị Marketing

13

3.1.4. Ma trận SWOT

20


3.2. Phương pháp nghiên cứu

21
v


3.2.1. Phương pháp thu thập số liệu

21

3.2.2. Phương pháp phân tích số liệu

21

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

22

4.1. Hoạt động Marketing - Mix của Công ty Cổ Phần Gali

22

4.1.1. Sản phẩm

22

4.1.2. Giá

24


4.1.3. Phân phối

26

4.1.4. Xúc tiến thương mại

30

4.1.5. Ưu và nhược điểm hoạt động Marketing - Mix của Công ty Cổ Phần Gali

31

4.2. Nghiên cứu môi trường Marketing của Công ty Cổ Phần Gali

33

4.2.1. Môi trường vĩ mô

33

4.2.2. Môi trường vi mô

39

4.3. Ma trận SWOT các yếu tố ảnh hưởng hoạt động Marketing của công ty

49

4.4 . Định hướng chiến lược của công ty giai đoạn 2009-2014


50

4.4.1. Định hướng phát triển của Công ty cổ phần Gali trong thời gian sắp tới (giai
đoạn 2009 – 2014).

50

4.4.2. Các chiến lược kinh doanh lựa chọn

53

4.5. Các giải pháp hoàn thiện hệ thống Marketing – mix của Công ty cổ phần Gali 54
4.5.1 Đa dạng hóa sản phẩm

54

4.5.2. Công ty nên có chiến lược điều chỉnh giá

54

4.5.3. Tăng cường thêm kênh phân phối

54

4.5.4. Tăng cường xúc tiến thương mại

56

4.5.5. Giải pháp nhân sự


56

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

57

5.1. Kết luận

57

5.2. Kiến nghị

58

5.2.1.Đối với nhà nước

58

5.2.2. Đối với công ty

58

TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT


CTCP

Công Ty Cổ Phần

ĐH

Đại Học

ĐVT

Đơn Vị Tính

GALI HN

Gali Hà Nội

GALI SGN

Gali Sài Gòn

GĐKD

Giám Đốc Kinh Doanh

GĐTC

Giám Đốc Tài Chính

NXB


Nhà Xuất Bản

PHC-NS

Phòng Hành Chính – Nhân Sự

R&D

Nghiên Cứu và Phát Triển

TM

Thương Mại

TMĐM

Thương Mại Điện Máy

TMĐT

Thương Mại Điện Tử

TNHH- TM

Trách Nhiện Hữu Hạn Thương Mại

TTĐM

Trung Tâm Điện Máy


TPHCM

Thành Phố Hồ Chí Minh

WTO

Tổ Chức Thương Mại Thế Giới

vii


DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1. Lao Động của Công Ty trong hai năm 2007-2008

7

Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Từ
2006-2008

8

Bảng 4.1. So Sánh Giá Một Số Sản Phẩm (quý 1 năm 2009)

25

Bảng 4.2. Gía Công Ty CP GALI Áp Dụng từ 01/06/2008

27


Bảng 4.3. Giá Chiết Khấu cho Đại Lý và Khách Hàng của Công Ty CP
Gali Áp Dụng từ 01/01/2008

27

Bảng 4.4. Chi Phí Quảng Cáo của Gali Qua các Năm

30

Bảng 4.5. Tổng Sản Phẩm Quốc Nội của Việt Nam Qua Các Năm

33

Bảng 4.6. Kim Ngạch Nhập Khẩu Hàng Hóa của CTCP GALI (20062008)

39

Bảng 4.7. So Sánh Doanh Số Cửa Hàng theo Vùng 2007-2008

43

Bảng 4.8. Bảng Thị Phần của các Thương Hiệu năm 2008

45

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Trang

Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Cổ phần GALI

5

Hình 2.2. Doanh Thu Công Ty qua Các Năm

8

Hình 2.3. Lợi Nhuận Công Ty qua Các Năm

9

Hình 3.1. Chức Năng của Marketing là Phát Hiện và Thỏa Mãn Nhu Cầu
của Khách Hàng

12

Hình 3.2. Mục tiêu của Marketing

13

Hình 3.3 . Các Yếu Tố Môi Trường

14

Hình 3.4. Các Yếu Tố Môi Trường Vi Mô

15

Hình 4.1. Kênh Phân Phối của Công Ty Cổ Phần Gali


26

Hình 4.1. Biểu Đồ Chi Phí Quảng Cáo

31

Hình 4.2. Biểu Đồ Tổng Sản Phẩm Quốc Nội của Việt Nam Qua Các
Năm

34

Hình 4.3. Biểu Đồ Thu Nhập Bình Quân Đầu Người

34

Hình 4.4. Biểu Đồ Kim Ngạch và Cơ Cấu Hàng Nhập Khẩu tại Công Ty
Gali .

40

Hình 4.5. Biểu Đồ So Sánh Doanh Số Cửa Hàng theo Vùng 2007-2008

44

Hình 4.6. Biểu Đồ Thể Hiện Thị Phần của Các Thương Hiệu Điện Máy

46

ix



DANH MỤC PHỤ LỤC

Phụ lục 1. Mặt Hàng Công Ty
Phụ lục 2. Hệ Thống Phân Phối Công Ty
Phụ lục 3. Chương Trình Khuyến Mãi từ Ngày 20-4-2009 Đến 30-5-2009
Phụ lục 4. Hình Ảnh Công Ty Gali
Phụ lục 5. Bản Đồ Hệ Thống Chi Nhánh của Công Ty Cổ Phần Gali
Phụ lục 6. Giấy Kiểm Định Chất Lượng Sản Phẩm Của Công Ty Gali
Phụ lục 7. Một Số Sản Phẩm Của Công Ty Gali

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Trong xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra mạnh mẽ, nền kinh tế Việt Nam đang
có những bước đột phá trên con đường hội nhập với nền kinh tế khu vực và thế
giới. Đặc biệt sau khi Việt Nam gia nhập WTO (07/11/2007), các doanh nghiệp
Việt Nam đã và đang phải đối diện với áp lực cạnh tranh gay gắt trong môi trường
kinh doanh. Hơn nữa cùng với sự tiến bộ không ngừng của khoa học công nghệ,
mức sống của người dân ngày càng được nâng cao nên nhu cầu tiêu dùng của khách
hàng ngày càng đa dạng và phong phú hơn. Để có thể đứng vững và phát triển, để
tồn tại và thành công trong kinh doanh thì các doanh nghiệp không làm gì khác hơn
là phải liên tục đổi mới, cải thiện các khâu trong hoạt động sản xuất kinh doanh và
chú trọng hơn nữa đến khách hàng mục tiêu, nâng cao khả năng thích ứng với
những biến đổi của thị trường. Hoạt động Marketing sẽ là một hoạt động có vai trò

then chốt để công ty có thể thực hiện được điều này.
Theo một nghiên cứu thị trường mới được công bố thì mười xu hướng tiêu
dùng chính ảnh hưởng đến cuộc sống của người Việt thì bên cạnh các nhu cầu thời
trang, làm đẹp, chăm sóc sức khỏe thì khát vọng sở hữu những vật có giá trị trong
đó có đồ gia dụng là điều mà khách hàng quan tâm. Trong bối cảnh đó, Công ty cổ
phần Gali thành lập năm 2004, là một công ty chuyên nhập khẩu, lắp ráp, và kinh
doanh các thiết bị, sản phẩm điện gia dụng, đồ dùng trong nhà bếp, các mặt hàng
điện tử, điện lạnh, thiết bị văn phòng, kim khí điện máy… đã không ngừng nỗ lực
nâng cao chất lượng sản phẩm, chú trọng đến các công tác dịch vụ sau bán hàng và
chăm sóc khách hàng.
Nhận thức được tầm quan trọng của Marketing trong môi trường kinh doanh
đầy biến động hiện nay, để có sức cạnh tranh trên thị trường và giữ chân được
khách hàng, công ty cần phải có hoạt động Marketing đúng đắn, hiệu quả và linh


hoạt. Xuất phát từ những yêu cầu đó và tình hình thực tế của công ty, tôi chọn đề
tài: “Phân tích hoạt động Marketing-Mix của Công ty cổ phần Gali” làm đề tài
tốt nghiệp cho mình nhằm đi sâu vào nghiên cứu hoạt động Marketing của công ty
từ đó có những đề xuất để hoàn thiện hoạt động Marketing cho công ty.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Phân tích thực trạng hoạt động Marketing-mix tại Công ty cổ phần Gali và đề
xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện hoạt động Marketing-mix cho công ty.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Phân tích thực trạng các hoạt động Marketing- mix của công ty
- Rút ra những ưu và nhược điểm của các hoạt động Marketing- mix tại đây
- Phân tích những nhân tố môi trường vĩ mô và vi mô ảnh hưởng đến hoạt động
Marketing -mix
- Đề xuất giải pháp hoàn thiện hoạt động Marketing - mix của công ty
1.3. Phạm vi nghiên cứu

1.3.1. Không gian nghiên cứu
Tại Công ty cổ phần Gali 170 – 172 Phan Xích Long Phường 2 Quận Phú
Nhuận TPHCM
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Số liệu thu thập từ năm 2006-2008
Thời gian thực hiện đề tài: từ 10/02/2009 đến 15/06/2009
1.4. Cấu trúc khóa luận
Chương 1. Mở đầu
Nêu khái quát lý do và ý nghĩa của việc chọn đề tài, mục tiêu cần đạt được khi
tiến hành nghiên cứu đề tài, giới hạn về mặt không gian và thời gian của đề tài.
Chương 2.Tổng quan
Trình bày tổng quan về công ty cổ phần Gali, quá trình hình thành và phát triển,
quyền hạn chức năng của công ty, tình hình hoạt động, kết quả kinh doanh của công ty
Chương 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày cô động các vấn đề lý thuyết liên quan và phương pháp nghiên cứu
đề tài.
2


Chương 4. Kết quả nghiên cứu và thảo luận
Phân tích thực trạng hoạt động Marketing-mix tại công ty. Phân tích môi
trường vĩ mô, vi mô ảnh hưởng đến hoạt động Marketing của công ty. Phân tích
những điểm mạnh, điểm yếu mà công ty đang có nhằm đề ra một số chiến lược và giải
pháp cụ thể để nâng cao hiệu quả Marketing- mix cho công ty.
Chương 5. Kết luận và kiến nghị
Kết luận và các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác Marketing-mix tại công ty

3



CHƯƠNG 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty
Tên công ty: Công ty cổ phần Gali
Tên tiếng Anh: Gali corporation
Trụ sở chính: 170 – 172 Phan Xích Long phường 2 Quận Phú Nhuận Thành
phố Hồ Chí Minh.
Điện thoại: (84.8) 3517 0088 (6 lines)
Fax: (84.8) 3517 2425
Website: www.gali-electric.com
Email:
Tài khoản: 00015484002 tại Ngân hàng TM cổ phần Đông Á, TP.HCM.
Mã số thuế: 0302936780
Chủ tịch hội đồng quản trị / giám đốc điều hành: ông Bùi Thế Linh
2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển
Công ty cổ phần Gali, tiền thân là công ty TNHH-TM Hải Triều – chuyên mua
bán các mặt hàng may mặc, sản phẩm bằng da, kim khí điện máy, điện tử, hàng gia
dụng…được thành lập vào tháng 11 năm 1999 có trụ sở chính tại 426 Hai Bà Trưng,
Phường Tân Định, Quận 1, Thành phố Hồ Chí Minh.
Trên nền tảng đó, ngày 01 tháng 12 năm 2004 Công ty cổ phần Gali được
thành lập, tọa lạc tại 170 - 172 Phan Xích Long, Phường 2, Quận Phú Nhuận, Thành
phố Hồ Chí Minh.
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là nhập khẩu, lắp ráp, và kinh doanh
các thiết bị, sản phẩm điện gia dụng, đồ dùng trong nhà bếp, các mặt hàng điện tử,
điện lạnh, thiết bị văn phòng, kim khí điện máy… Từ khi thành lập đến nay, Công ty
liên tục đẩy mạnh phát triển và tự hào là nhà phân phối chính thức và độc quyền các
sản phẩm mang thương hiệu Gali tại Việt Nam (đạt tiêu chuẩn theo công nghệ Nhật
Bản).Vốn điều lệ là 20 tỷ đồng.



Những năm đầu thành lập, công ty hoạt động với quy mô nhỏ. Nhờ chú trọng
đầu tư nghiên cứu thị trường, các mặt hàng kinh doanh của công ty đáp ứng được nhu
cầu, thị hiếu khách hàng và được người tiêu dùng tín nhiệm. Uy tín của công ty ngày
càng được nâng cao, thị trường tiêu thụ sản phẩm được mở rộng, hoạt động của công
ty ngày càng mang lại hiệu quả.Tháng 11/2004 với mục tiêu bao phủ thị trường, Công
ty cổ phần Gali đã thành lập thêm một chi nhánh mới tại thủ đô Hà Nội.
Chi nhánh Hà Nội: 1F9 Ngõ 104, Lê Thanh Nghị, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội.
Điện thoại: (84.4) 3868 4457 – 3868 4458 – 3868 4459 – 3868 4460.
Fax: (84.4) 3868 4461 Website: www.gali-electric.com .
Email:

2.1.2. Cơ cấu tổ chức và quản lý của công ty cổ phần Gali
a. Sơ đồ tổ chức
Hình 2.1. Sơ Đồ Bộ Máy Tổ Chức của Công Ty Cổ phần GALI

Hội đồng quản trị
Giám đốc điều hành

Trợ lý GĐ

Phó GĐ TC

P kế toán

P HC-NS

Phó GĐ KD

Xưởng
Q12


CN Hà
Nội

P
Marketing

P BHCSKH

P Kinh
doanh

Nguồn: Phòng hành chính nhân sự
b. Chức năng, nhiệm vụ của lãnh đạo và các phòng ban
Hội đồng quản trị: Là cơ quan quản lý cấp cao nhất của công ty, có toàn
quyền nhân danh công ty quyết định chiến lược, kế hoạch phát triển và kinh doanh
hàng năm của công ty…

5


Giám đốc điều hành: Quản lý và điều hành mọi hoạt động kinh doanh của
công ty để đạt doanh thu, kiểm soát chi phí, tình hình tài chính, mục tiêu kinh
doanh,… đo lường hiệu quả của các quá trình hoạt động kinh doanh nhằm giảm thiểu
chi phí. Cung cấp kịp thời các báo cáo cho chủ tịch hội đồng quản trị về hoạt động của
công ty. Hoạch định và tư vấn cho hội đồng quản trị về tình hình nghiên cứu thị trường
và phát triển kinh doanh.
Phó giám đốc tài chính: Chịu trách nhiệm về công tác tổ chức và nhân sự toàn
công ty, văn thư hành chính. Thực hiện chế độ chính sách tiền lương và công tác đời
sống cho nhân viên, công tác bảo vệ nội bộ, tổ chức thanh tra, tổng hợp báo cáo tình

hình tổ chức bộ máy và nhân sự, quản trị hành chính, đời sống thường kỳ cho giám
đốc. Ngoài ra còn kiêm phụ trách các công tác liên quan đến tài chính và kế toán của
toàn công ty. Phó giám đốc tài chính được phân công chỉ đạo phòng hành chính - nhân
sự, phòng tài chính kế toán của công ty.
Phó giám đốc kinh doanh: Phối hợp điều hòa kế hoạch kinh doanh của công
ty và các đơn vị trực thuộc, hướng dẫn và kiểm tra các cửa hàng trong các mặt: quy
chế hoạt động tình hình kinh doanh, tình hình sử dụng vốn, sổ sách kế toán và các
chứng từ kinh tế. Ngoài ra còn có trách nhiệm nghiên cứu thị trường - giá cả để đề ra
chính sách tiếp thị, tổng hợp báo cáo tình hình thường kỳ cho giám đốc.
Phòng kế toán tài chính: Chịu sự chỉ đạo trực tiếp của phó giám đốc tài chính,
có nhiệm vụ theo dõi các vấn đề thu chi trong toàn công ty.
Phòng hành chánh nhân sự: Phát hành, lưu trữ các công văn đi đến, quản lý
hồ sơ, lý lịch của công nhân viên trong toàn công ty, thực hiện ký kết hoặc ngừng hợp
đồng lao động, đồng thời thực hiện về đề bạt, kỷ luật, lương bổng đối với từng công
nhân viên. Có nhiệm vụ tổ chức, phân bố nhân sự một cách hợp lý, đảm nhận công tác
tiền lương, công tác hành chính văn thư, quản lý bảo vệ, phụ trách y tế, chăm lo đời
sống cho nhân viên toàn công ty.
Phòng kinh doanh: Chịu trách nhiệm tìm kiếm khách hàng để thực hiện các
đơn hàng và mở rộng thị trường tiêu thụ.
Phòng bảo hành và chăm sóc khách hàng: Chịu sự chỉ đạo của phó giám đốc
kinh doanh, chuyên trách những công việc như sửa chữa sản phẩm và chăm sóc khách
hàng, tư vấn hỗ trợ nhân viên kinh doanh tư vấn cho khách hàng.
6


Phòng Marketing: Nghiên cứu phát triển thị trường, tìm kiếm và định hướng cho
việc mở rộng thị trường và phát triển thương hiệu. Làm tăng uy tín thương hiệu sản phẩm trên
thị trường. Tiến hành các cuộc khảo sát nghiên cứu thị hiếu người tiêu dùng,…
Xưởng quận 12: Là nơi trung chuyển và đóng gói hàng hóa. Kiểm tra chất
lượng sản phẩm trước khi đưa ra thị trường.

Chi nhánh Hà Nội: Chịu trách nhiệm kinh doanh và phát triển thị trường các
tỉnh miền Bắc. Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh về công ty.
2.2. Tình hình chung công ty
2.2.1 Tình hình lao động
Lao động là yếu tố cơ bản để thực hiện quá trình sản xuất kinh doanh. Nói một
cách cụ thể hơn, việc đảm bảo lực lượng lao động, việc quản lý và sử dụng lao động
cộng với môi trường lao động đã ảnh hưởng đến kết quả sản xuất kinh doanh của
doanh nghiệp.
Bảng 2.1. Lao Động của Công Ty trong hai năm 2007-2008
Năm 2007
Chỉ tiêu

Năm 2008

Chênh lệch

SL

TT

SL

TT

(người)

(%)

(người)


(%)

±

%

220

100

300

100

80

36.36

- Đại học

88

40

180

60

92


104.5

- Sau đại học

2

0.9

3

1

1

50

- Trung cấp và cao đẳng

18

8.18

30

10

12

66.67


112

50.92

87

29

(25)

90

40.9

183

61

93

130

59.1

117

39

(13)


Tổng số lao động
Phân theo trình độ

- Lao động phổ thông

-

Phân theo chức năng
- Quản lý, nhân viên văn

103.3

phòng
- Nhân viên giao hàng, bốc

-

xếp
Nguồn tin: Phòng nhân sự
Tổng lao động của công ty trong năm 2008 là 300 người, tăng 33.36 % so với
năm 2007, trong đó cán bộ quản lý văn phòng là 183 người chiếm 61%, nhân viên giao
7


hàng, bốc xếp 117 người, chiếm 39%. Nếu phân theo trình độ có hơn 60% (năm 2008)
nhân viên có trình độ đại học. Lao động phổ thông năm 2008 có 87 người giảm 25
người so với năm 2007
Thu nhập bình quân một 2.022000 đồng / tháng ( năm 2007), 2.015000 đồng/
tháng (năm 2008)
2.2.2. Tình hình hoạt động của công ty

Bảng 2.2. Kết Quả Hoạt Động Sản Xuất Kinh Doanh Của Công Ty Từ 2006-2008
ĐVT:Triệu đồng
Chênh lệch
Chỉ tiêu

2006

2007

2008
2007 so với 2006
±Δ

2008 so với 2007

%

±Δ

%

Doanh thu

68.692 83.607

103.783

14.915

21.72


20.176

24.13

Chi phí

67.509 80.704

101.77

13.195

19.55

21.066

26.1

2.013

1.72

145.4

(0.89)

(30.65)

Lợi nhuận


1.183

2.903

Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh – Phòng kinh doanh
Nhìn chung qua 3 năm, doanh thu của công ty không ngừng tăng lên. Năm 2007
tăng 21.71 % so với năm 2006. Năm 2008 tăng 24.13 % so với năm 2007 .
Hình 2.2. Doanh Thu Công Ty qua Các Năm
TRIỆU ĐỒNG

103.783

120

83.607

100

68.692

80
60
40
20
0
2006

2007


2008

Nguồn: Phòng kinh doanh
8


Hình 2.3. Lợi Nhuận Công Ty qua Các Năm

2.903

Triệu đồng
3

2.013

2,5
2
1,5

1.183

1
0,5
0
2006

2007

2008


Nguồn: Phòng kinh doanh
Tuy doanh thu của năm 2008 tăng so với năm 2007 nhưng lợi nhuận mà công
ty có được năm 2008 lại giảm so với năm 2007: giảm 30.66 % là do các nguyên nhân
chính sau: năm 2008 công ty tăng chi phí cho quảng cáo; tăng tiền thưởng cho nhân
viên vào cuối năm và do có biến động lớn về tỷ giá hối đoái vì hàng của công ty
100% là nhập khẩu từ nước ngoài
2.2.3. Định hướng phát triển của công ty
Hiện nay công ty đang cố gắng để chiếm lĩnh thị phần điện máy và làm sao đến
năm 2014 mỗi gia đình ở Việt Nam có ít nhất 2 sản phẩm Gali trong nhà.Tìm kiếm
khách hàng mới thông qua uy tín về thương hiệu trên thị trường, giới thiệu mẫu mã
mới bằng các hình thức đến với khách hàng nhanh nhất, tham gia các hội chợ triển
lãm … Phấn đấu tiếp tục tăng lợi nhuận vào các năm kế tiếp

9


CHƯƠNG 3
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lý luận về hoạt động Marketing
3.1.1. Khái niệm và vai trò của Marketing
Khái niệm
Marketing là toàn bộ các hoạt động của con người nhằm thỏa mãn nhu cầu và
lòng mong muốn thông qua các quá trình trao đổi, mua bán sản phẩm, dịch vụ trên thị
trường. (Nguồn: PhilipKotler)
Marketing là tìm hiểu khách hàng của mình là những ai, họ cần gì và muốn gì,
làm thế nào để đáp ứng được nhu cầu của họ đồng thời tạo ra lợi nhuận.
- Cung cấp sản phẩm hoặc dịch vụ mà khách hàng cần.
- Đưa ra mức giá khách hàng chấp thuận trả.
- Đưa ra sản phẩm hoặc dịch vụ đến với khách hàng.
- Cung cấp thông tin và thu hút khách hàng để họ mua sản phẩm và dịch

vụ của mình.
Vai trò
Marketing có một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp. Nó luôn phối hợp nhịp nhàng các hoạt động sản xuất kinh doanh
của doanh nghiệp, nhờ đó đưa ra các quyết định có cơ sở khoa học vững chắc hơn, có
đầy đủ thông tin và thỏa mãn mọi nhu cầu của khách hàng.
Marketing giúp doanh nghiệp tồn tại lâu dài và vững vàng trên thị trường nhờ
đó giúp doanh nghiệp cung cấp sản phẩm đúng thị trường cần, phù hợp với mong
muốn và nhu cầu của khách hàng. Nó ảnh hưởng to lớn đến doanh số, chi phí, lợi
nhuận của doanh nghiệp.


3.1.2 Chức năng, mục tiêu, hiệu quả của Marketing.
Chức năng
Chức năng cơ bản của Marketing là dựa trên sự phân tích môi trường hoạt
động Marketing để quản trị Marketing, cụ thể là:
Phân tích môi trường và nghiên cứu Marketing: dự báo và thích ứng với
những yếu tố môi trường ảnh hưởng bên ngoài đến sự thành công hay thất bại; tập hợp
các thông tin để quyết định các vấn đề Marketing.
Mở rộng phạm vi hoạt động: lựa chọn và đưa ra cách thức thâm nhập thị
trường mới.
Phân tích người tiêu dùng: xem xét và đánh giá những đặc tính, yêu cầu, tiến
trình mua của người tiêu thụ ; lựa chọn các nhóm người tiêu thụ để hướng các nỗ lực
Marketing vào.
Hoạch định sản phẩm: phát triển và duy trì sản phẩm, dòng sản phẩm, hình
ảnh sản phẩm nhãn hiệu, bao bì, loại bỏ sản phẩm yếu kém.
Hoạch định phân phối: Xây dựng các mối liên hệ với trung gian phân phối,
quản lý dự trữ, tồn kho, vận chuyển, phân phối hàng hóa và dịch vụ.
Hoạch định xúc tiến: Thông tin đến khách hàng, công chúng và các nhóm khác
thông qua các hình thức của quảng cáo, quan hệ công chúng, bán hàng, khuyến mãi.

Hoạch định giá: Xác định các mức giá, kỹ thuật định giá, các điều khoản bán
hàng, điều chỉnh giá và sử dụng giá như một yếu tố tích cực hay thụ động.
Thực hiện, kiểm soát và đánh giá Marketing: Hoạch định, thực hiện và kiểm
soát các chương trình, các chiến lược Marketing, đánh giá các rủi ro và lợi ích của
quyết định và tập trung vào chất lượng toàn diện.

11


Hình 3.1. Chức Năng của Marketing là Phát Hiện và Thỏa Mãn Nhu Cầu của
Khách Hàng
Bộ phận Marketing của công ty
Thỏa mãn nhu cầu
khách hàng bằng cách
tìm đúng sản phẩm,
giá, phân phối và xúc
tiến

Khám phá
nhu cầu
khách hàng

Sản phẩm
cụ thể

Những ý niệm
về nhu cầu

Thị trường tiềm năng


Nguồn: Berkowits, Kerin ,Hartley, Rudelius, 1997. Marketing
Mục tiêu
Gồm ba mục tiêu chính
Thỏa mãn nhu cầu của khách hàng
Các nỗ lực Marketing nhằm đáp ứng đúng mong muốn và mức cầu của khách
hàng, chú trọng về qui cách, chất lượng hàng hóa để thỏa mãn tiêu dùng ở mức cao
nhất có thể. Qua đó, giữ được khách hàng cũ trung thành với công ty và thu hút thêm
được nhiều khách hàng mới.
Đáp ứng lợi ích chung của xã hội
Phục vụ tiêu dùng nhiều hơn, tốt hơn, rẻ hơn. Chú trọng cải tiến sản xuất, nâng
cao chất lượng, hạ giá thành và đa dạng hóa sản phẩm. Kết hợp giải quyết tốt vấn đề
bảo vệ môi trường sống.
Đạt được mục tiêu phát triển của công ty
Duy trì và nâng cao được ưu thế cạnh tranh của công ty trên thị trường. Đảm bảo
lợi nhuận để có tích lũy đầu tư phát triển phục vụ các mục tiêu dài hạn của công ty.
12


Hình 3.2. Mục tiêu của Marketing
Khái niệm Marketing
Hướng theo
khách hàng

Mục
tiêu
của
tổ
chức

Phối hợp các

hoạt động
Marketing

Sự thỏa mãn
của khách
hàng

Sự thành
công của tổ
chức

Nguồn: William J. Stanton, Michael J.Etzel, Bruce J.Walker. 1994, Fundamentals of
Marketing,
3.1.3. Các bước cơ bản của qui trình quản trị Marketing
a. Khái niệm quản trị marketing
Khái niệm quản trị Marketing là sự phân tích, hoạch định, thực thi và kiểm tra
các chương trình được thiết kế để tạo lập, xây dựng và duy trì các trao đổi có lợi với
khách mua trọng điểm, nhằm đạt được các mục tiêu của tổ chức.Như vậy Marketing
bao hàm việc quản lý nhu cầu và quản lý nhu cầu thì sẽ có nghĩa là quản lý công việc
giao tiếp với khách hàng. (Philipkoter và Gary Amstrong, Những nguyên lý tiếp thị tập
1 Nxb Thống kê, trang 43)
b . Các bước cơ bản của qui trình quản trị Marketing
Qui trình bao gồm 4 bước
Phân tích khả năng của thị trường
Dựa trên cơ sở phân tích môi trường Marketing, thông tin Marketing, hành vi
khách hàng.
Lựa chọn thị trường mục tiêu
Bao gồm đo lường và dự báo mức cầu, phân khúc thị trường, lựa chọn các khúc
thị trường mục tiêu, định vị thị trường mục tiêu.
Thiết kế hệ thống Marketing - Mix

Thực hiện các biện pháp Marketing

13


Môi trường Marketing của doanh nghiệp bao gồm
Môi trường vĩ mô
Là những yếu tố xã hội rộng lớn tác động đến các yếu tố môi trường vi mô của
doanh nghiệp.Đó là các yếu tố như: dân số, kinh tế, tự nhiên, công nghệ, pháp luật và
văn hóa. Việc phân tích môi trường vĩ mô giúp cho công ty trả lời câu hỏi: Công ty
đang thực hiện vấn đề gì?
Hình 3.3. Các Yếu Tố Môi Trường
Dân số

Văn hóa

Tự nhiên

Doanh
nghiệp
Luật pháp

Kinh tế

Công nghệ

Nguồn: Nhóm Biên Soạn, Trường ĐH Kinh Tế Tp.HCM Khoa Quản Trị Thương Mại
.Marketing Căn Bản,
Yếu tố kinh tế - xã hội
Có thể nói đây là yếu tố vĩ mô có ảnh hưởng lớn nhất với hoạt động Marketing

của công ty. Chúng có thể trở thành cơ hội hoặc nguy cơ đối với hoạt động của doanh
nghiệp. Các yếu tố kinh tế chủ yếu ảnh hưởng đến doanh nghiệp như: tốc độ tăng
trưởng của nền kinh tế; lãi suất ngân hàng; giai đoạn của chu kỳ kinh tế; cán cân thanh
toán; chính sách tài chính và tiền tệ; tỷ lệ lạm phát….
Các yếu tố này đều có thể là nguy cơ hoặc đe dọa đối với doanh nghiệp vì nội
dung của mỗi yếu tố là rất rộng nên các doanh nghiệp phải chọn lọc để nhận ra tác
động cụ thể nào ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Việc phân tích các yếu tố kinh
14


tế giúp cho các nhà quản trị dự báo được hiệu quả, ước tính khả năng tham gia thị
trường hoặc gia tăng thị phần trong thời gian tới.
Yếu tố chính trị - luật pháp
Bao gồm các vấn đề về thể chế chính trị, về đảng phái, về đoàn thể, về hoạt
động của chính phủ, về hệ thống pháp luật trong một quốc gia…
Yếu tố văn hóa – xã hội
Vấn đề xã hội trong môi trường vĩ mô là rất rộng lớn, bao gồm những vấn đề về
cộng đồng, vấn đề về chủng tộc, tôn giáo, giới tính, văn hóa, đặc điểm địa lí…
Yếu tố kỹ thuật công nghệ
Là những yếu tố chính phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh
nghiệp nhưng vẫn không gây hại đến môi trường sống.
Yếu tố tự nhiên
Đây là những yếu tố về thiên nhiên, thổ nhưỡng, thời tiết,…
Môi trường vi mô
Là bối cảnh thuộc nội bộ doanh nghiệp, ở đây chứa đựng những yếu tố có thể
kiểm soát được hay cũng có thể nói môi trường bên trong chứa đựng những yếu tố chủ
quan của công ty, doanh nghiệp cũng có thể kiểm soát được để quản lý hoạt động kinh
doanh của mình. Các nhân tố đó bao gồm: các đối thủ cạnh tranh, khách hàng, nhà
cung cấp, sản phẩm thay thế và đối thủ tiềm năng.
Hình 3.4. Các Yếu Tố Môi Trường Vi Mô

Doanh nghiệp

Các
trung
gian
Market
ing

Nhà
cung
ứng

Khách
hàng

Đối thủ cạnh tranh

Công chúng
Nguồn: Nhóm Biên Soạn, Trường ĐH Kinh Tế Tp.hcm Khoa Quản Trị Thương
Mại Marketing Căn Bản,
15


×