Tải bản đầy đủ (.pdf) (107 trang)

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI TP.HCM – TRUNG TÂM PHÂN PHỐI SAIGON COOP

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (5.63 MB, 107 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP. HỒ CHÍ MINH

KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI LIÊN HIỆP
HỢP TÁC XÃ THƯƠNG MẠI TP.HCM – TRUNG TÂM
PHÂN PHỐI SAIGON CO-OP

NGUYỄN VŨ BÍCH PHƯỢNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
ĐỂ NHẬN VĂN BẰNG CỬ NHÂN
NGÀNH KẾ TOÁN

Thành phố Hồ Chí Minh
Tháng 06/2009


Hội đồng chấm báo cáo khóa luận tốt nghiệp đại học khoa Kinh Tế, trường Đại
Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh xác nhận khóa luận “kế toán lưu chuyển
hàng hóa tại Liên Hiệp hợp tác xã thương mại TP.HCM - Trung tâm phân phối Saigon
co-op” do Nguyễn Vũ Bích Phượng, sinh viên khóa 31, ngành Kế Toán, khoa Kinh Tế,
.

đã bảo vệ thành công trước hội đồng vào ngày

NGUYỄN THỊ MINH ĐỨC
Người hướng dẫn

Ngày

Chủ tịch hội đồng chấm báo cáo



Ngày

tháng

năm

tháng

năm

Thư ký hội đồng chấm báo cáo

Ngày

tháng

năm


LỜI CẢM TẠ
Để có được kiến thức như ngày hôm nay và hoàn thành khóa luận cuối khóa là
nhờ công sức nuôi dưỡng và dạy dỗ của cha mẹ, gia đình và các thế hệ thầy cô giáo.
Bởi vậy, cho phép tôi được bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, trước hết đến cha mẹ, người đã
nuôi nấng, chăm sóc và giúp đỡ tôi để tôi có được như ngày hôm nay.
Xin gởi lời cám ơn đến quý thầy cô trường Đại Học Nông Lâm, quý thầy cô
Khoa Kinh Tế, và quý thầy cô trong Bộ Môn Tài Chính Kế Toán đã đem lại cho tôi
nhiều bài học quý báu, cho tôi có kiến thức làm hành trang để bước vào cuộc sống
mưu sinh.
Tôi xin chân thành cảm ơn cô Nguyễn Thị Minh Đức, một người tận tụy, hết

lòng vì sinh viên, đã tận tình giảng dạy tôi khi tôi còn học tại nhà trường. Đặc biệt, cô
đã nhiệt tình hướng dẫn tôi hoàn thành cuốn đề tài này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban Giám Đốc phòng quản lí nhân sự - Lao động
tiền lương Sài Gòn Co.op, Ban Giám Đốc trung tâm phân phối Sài Gòn Co.op Mart,
và tất cả các anh chị nhân viên tại trung tâm phân phối đã tận tình giúp đỡ và cung cấp
số liệu cho tôi trong quá trình thực hiện đề tài.
Sau hết, lời cảm ơn và đoàn kết, tôi muốn gởi đến các bạn trong tập thể lớp
DH05KE. Sự giúp đỡ, động viên của các bạn đã giúp tôi hoàn thành đề tài này.
Một lần nữa, tôi xin trân trọng cảm ơn!
Kính bút
Nguyễn Vũ Bích Phượng


NỘI DUNG TÓM TẮT
NGUYỄN VŨ BÍCH PHƯỢNG. Tháng 6 năm 2009. “Kế Toán Lưu Chuyển
Hàng Hóa Tại Liên Hiệp Hợp Tác Xã Thương Mại TP.HCM – Trung Tâm Phân
Phối Saigon Co-op”.
NGUYEN VU BICH PHUONG. June 2009. “The Goods Transport
accounting in Ho Chi Minh City Trade Cooperration Union – Saigon Co-op
Distribution Center”.
Để hàng hóa tiếp cận một cách dễ dàng với người tiêu dùng, chuỗi siêu thị
Co-op Mart đã ngày càng phát triển và đáp ứng được nhu cầu thiết yếu của xã hội. Để
có được lượng hàng hóa phong phú, đa dạng và giá cả hợp lý đòi hỏi Liên Hiệp phải
chủ động nguồn hàng và phân phối với giá cả hợp lý.
Qua việc thu thập thông tin, số liệu về kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Liên
Hiệp, đề tài phản ánh:
-

Cách hạch toán về nghiệp vụ kinh tế phát sinh liên quan đến việc lưu
chuyển hàng hóa.


-

Các chứng từ có liên quan đến việc mua, bán, xuất trả, quản lý hàng
tồn kho.

-

Nhận xét về công tác kế toán lưu chuyển hàng hóa tại Liên Hiệp, đồng
thời đưa ra những kết luận, kiến nghị nhằm cải thiện công tác kế toán.


MỤC LỤC
Danh mục các chữ viết tắt

viii

Danh mục các hình

ix

Danh mục phụ lục

x

CHƯƠNG 1. MỞ ĐẦU

1

1.1. Đặt Vấn Đề


1

1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu

2

1.2.1. Mục tiêu chung

2

1.2.2. Mục tiêu cụ thể

2

1.3. Phạm vi nghiên cứu

3

1.3.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian

3

1.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu

3

1.3.3. Phạm vi đề tài

3


1.4. Cấu trúc luận văn

3

CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN

5

2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Liên Hiệp

6

2.1.1. Lịch sử hình thành

6

2.1.2. Sự ra đời của các đơn vị trực thuộc

7

2.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Liên Hiệp

8

2.2.1. Chức năng

8

2.2.2. Nhiệm vụ


9

2.2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ

9

2.3. Lĩnh vực kinh doanh của Liên Hiệp

10

2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự Liên Hiệp

10

2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại Liên Hiệp và quan hệ giữa các phòng
ban

10

2.4.2. Tình Hình Nhân Sự

13

2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Liên Hiệp

14

2.5.1. Cơ cấu tổ chức


14

2.5.2. Hình thức kế toán áp dụng tại Liên Hiệp

16

v


2.6. Sự hình thành và phát triển của trung tâm phân phối (TTPP)

18

2.6.1. Lịch sử hình thành và sự phát triển của TTPP

18

2.6.2. Thuận lợi, khó khăn và mục tiêu của TTPP

18

2.6.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự TTPP

19

2.6.4. Tổ chức công tác kế toán tại TTPP

21

Sơ đồ tổ chức


21

CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Cơ sở lí luận

23
23

3.1.1. Khái quát về kế toán hàng hóa

23

3.1.2. Nhiệm vụ của kế toán hàng hóa

25

3.1.3. Đánh giá hàng hóa

25

3.1.4. Kế toán chi phí thu mua hàng hóa

33

3.1.5. Quản lý hàng hóa tồn kho

34

3.1.6. Kế toán hàng hóa tồn kho


35

3.1.7. Kiểm kê hàng hóa

35

3.1.8. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

35

3.2. Phương pháp nghiên cứu

36

CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

37

4.1. Đặc điểm kinh doanh

37

4.2. Quá trình mua hàng

37

4.2.1. Phương thức mua hàng

38


4.2.2. Cách tính giá hàng nhập kho

40

4.2.3. Kế toán quá trình mua hàng

40

4.2.4. Chi phí mua hàng

47

4.3. Quá trình bán hàng

48

4.3.1. Đặc điểm bán hàng tại Liên Hiệp

48

4.3.2. Phương thức bán hàng

48

4.3.3. Đánh giá hàng xuất kho

53

4.3.4. Kế toán quá trình bán hàng


53

4.4. Xuất trả

59

4.5. Liên Hiệp nhận làm đại lý bán hàng

62
vi


4.6. Kế toán hàng tồn kho.

62

4.7. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho

64

CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

65

5.1. Kết luận

65

5.2. Đề nghị


66

TÀI LIỆU THAM KHẢO

68

vii


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BGĐ

Ban Giám Đốc

CCDC

Công cụ dụng cụ

CP

Cổ phần

DN

Doanh nghiệp

ĐHTV

Đại hội thành viên


GTGT

Giá trị gia tăng



Hóa đơn

HĐQT

Hội đồng quản trị

HTX

Hợp tác xã

KCN

Khu công nghiệp

NK

Nhập khẩu

NKC

Nhật ký chung

PNK


Phiếu nhập kho

PXK

Phiếu xuất kho

PQT

Phiếu quà tặng

SD

Số dư

SX

Sản xuất

TGĐ

Tổng Giám Đốc

TM

Thương mại

TNHH

Trách nhiệm hữu hạn


TP

Thành phố

XK

Xuất khẩu

viii


DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhân Sự của Liên Hiệp

11

Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Liên Hiệp

14

Hình 2.3 Trình Tự Ghi Sổ Kế Toán

17

Hình 2.4: Sơ Đồ Tổ Chức Nhân Sự của TTPP

20

Hình 2.5: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của TTPP


21

Hình 4.1: Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Mua Hàng

39

Hình 4.2: Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Bán Hàng Qua Kho

50

Hình 4.3: Sơ Đồ Lưu Chuyển Chứng Từ Quá Trình Bán Hàng Vận Chuyển

52

ix


DANH MỤC PHỤ LỤC
Phụ lục 1: Đề nghị Cty CP Acecook Việt Nam khuyến mãi.
Phụ lục 2: Đề nghị điều chỉnh giá cước vận chuyển.
Phụ lục 3: Đề nghị xuất trả hàng cho Cty TNHH Happy Cook.

x


CHƯƠNG 1
MỞ ĐẦU

1.1. Đặt Vấn Đề

Sau khi chuyển đổi cơ cấu từ bao cấp sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành
phần vận hành theo sự điều tiết của Nhà nước thì kinh tế nước ta có những bước tiến
đáng kể, nền kinh tế không ngừng tăng trưởng trong những năm gần đây và đặc biệt là
Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO. Quá trình hội nhập kinh
tế khu vực và quốc tế đã tạo nhiều cơ hội thuận lợi cho doanh nghiệp trong nước, đó là
cơ hội thu hút vốn đầu tư của nước ngoài, kỹ thuật công nghệ thông tin tiên tiến, tác
phong làm việc chuyên nghiệp, quản lý khoa học trong kinh doanh…Bên cạnh những
cơ hội được mở ra là những thách thức mà doanh nghiệp nước ta phải đối mặt, chấp
nhận cạnh tranh gay gắt với các đối thủ trên phạm vi toàn cầu về mọi phương diện từ
mẫu mã, chất lượng sản phẩm, giá thành hàng hóa…
Sự thay đổi của nền kinh tế đã ảnh hưởng rất nhiều đến đời sống của người
dân, thu nhập của người tiêu dùng được nâng cao nên nhu cầu mua sắm chi tiêu cho
sinh hoạt của họ ngày càng gia tăng. Do đó có thể nói thị trường bán lẻ ở Việt Nam là
rất tiềm năng và thị trường bán lẻ này sẽ càng sôi động hơn, sự cạnh tranh giữa các
doanh nghiệp bán lẻ trong nước và các công ty vốn 100% nước ngoài diễn ra khốc liệt
hơn vào đầu năm 2009 khi mà các tập đoàn bán lẻ hàng đầu trên thế giới chính thức
xâm nhập thị trường Việt Nam. Trước tình hình đó các doanh nghiệp trong nước đã
tăng cường mở rộng kinh doanh, nhiều trung tâm thương mại lớn ra đời như Parkson
Hùng Vương (TP.HCM), Esprit, Mango (Hà Nội)…Bên cạnh các trung tâm thương
mại lớn vừa khai trương thì hệ thống các siêu thị, khu bán lẻ cũng gia tăng về số lượng
trên phạm vi toàn quốc, trong đó có Saigon Co.op.


Tính đến năm 2009 thì chuỗi siêu thị thuộc hệ thống Co-opmart của Saigon Coop lên đến 31 tại Thành phố Hồ Chí Minh và các tỉnh, Trung tâm phân phối là nơi
cung cấp và trữ hàng lớn của Saigon Co-op.
Để đáp ứng được yêu cầu hàng hóa của các siêu thị thuộc hệ thống Co-opmart
trong ngoài Thành phố và quản lý hàng hóa tồn kho, Trung tâm phân phối đã không
ngừng nâng cao trình độ chuyên môn đội ngũ nhân viên, phương thức quản lý nhằm
kiểm soát lưu lượng hàng hóa lớn trong kho thông qua việc mua - bán - quản lý tồn
kho nhằm hạn chế việc hụt hàng hoặc tồn quá mức nhu cầu, đáp ứng kịp thời việc

cung ứng hàng hóa. Chính vì vậy việc tổ chức quản lý và hạch toán lưu chuyển hàng
hóa là trọng tâm và là một trong những điều kiện thiết yếu để hệ thống siêu thị hoạt
động hiệu quả.
Nhận thấy được ý nghĩa trên, và dưới sự hướng dẫn tận tình của cô Nguyễn Thị
Minh Đức cũng như sự chấp thuận của Liên Hiệp và BGĐ TTPP, tôi quyết định chọn
đề tài “ KẾ TOÁN LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI LIÊN HIỆP HỢP TÁC XÃ
THƯƠNG MẠI TP.HCM – TRUNG TÂM PHÂN PHỐI SAIGON CO-OP”.
1.2. Mục Tiêu Nghiên Cứu
1.2.1. Mục tiêu chung
Tiếp cận được thực tế công tác kế toán, học hỏi kinh nghiệm về kế toán, áp
dụng lý thuyết đã học, góp phần hoàn chỉnh quy trình lưu chuyển hàng hóa diễn ra tại
“TRUNG TÂM PHÂN PHỐI SÀI GÒN CO-OP’’. Bổ sung kiến thức đã học, nắm
bắt, vận dụng vào thực tế để phát huy trình độ chuyên môn.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Tìm hiểu tài khoản sử dụng, cách định khoản các quá trình mua bán hàng hóa
tại Liên Hiệp.
- Tìm hiểu phương thức quản lý hàng tồn kho của TTPP.
- Tìm hiểu những chứng từ sử dụng tại đơn vị.
- Đưa ra các kiến nghị nhằm hoàn thiện công tác kế toán và quản lý tại trung tâm.

2


1.3. Phạm vi nghiên cứu
1.3.1. Phạm vi nghiên cứu về không gian
Trung tâm phân phối Sài Gòn co-op Mart.
1.3.2. Phạm vi thời gian nghiên cứu
Từ ngày 01/03/2009 đến 14/05/2009.
1.3.3. Phạm vi đề tài
Kế toán lưu chuyển hàng hóa.

1.4. Cấu trúc luận văn
Chương 1: Mở đầu
Đặt vấn đề: Trình bày sự cần thiết của đề tài, mục tiêu, phạm vi nghiên cứu của
đề tài và cuối cùng là cấu trúc luận văn.
Chương 2: Tổng Quan
Giới thiệu Liên Hiệp HTX TM TP.HCM.
Giới thiệu TTPP SaiGon Co-op.
Mô tả khái quát về bộ máy nhân sự và bộ máy kế toán của Liên Hiệp và TTPP.
Chương 3: Nội dung và phương pháp nghiên cứu
Trình bày chi tiết những vấn đề lý luận liên quan đến vấn đề kế toán về lưu
chuyển hàng hóa và giới thiệu một cách khái quát các phương pháp nghiên cứu tại đơn
vị thực tập để đạt được mục tiêu nghiên cứu của đề tài.
Chương 4: Kết quả và thảo Luận
Trình bày các kết quả đạt được trong quá trình thực hiện đề tài: “KẾ TOÁN
LƯU CHUYỂN HÀNG HÓA TẠI LIÊN HIỆP HTX TM TP. HỒ CHÍ MINH –
TRUNG TÂM PHÂN PHỐI SAIGON CO-OP”, và thảo luận các kết quả đạt được
về mặt lý luận cũng như thực tiễn.
Chương 5: Kết luận và đề nghị
Trên cơ sở kết quả nghiên cứu đã đạt được và các ý nghĩa rút ra từ kết quả
nghiên cứu, đề ra các kiến nghị có liên quan như các giải pháp, chính sách cần thiết
3


phải thực hiện được, các nhân tố tác động cần quan tâm để giúp hoàn chỉnh hơn các
kết quả đã được trình bày trong đề tài.

4


CHƯƠNG 2

TỔNG QUAN

Liên hiệp HTX Thương Mại TP.HCM là một đơn vị kinh doanh các loại dịch
vụ mang tính chất tổng hợp trên các lĩnh vực như: kinh tế, văn hóa, đời sống, xã hội
nhằm phục vụ cho sản xuất và tiêu dùng của người dân.
Tên giao dịch: Sài Gòn Union of Trade Cooperation
Tên viết tắt : Saigon Co-op
Trụ sở chính : 199 – 205 Nguyễn Thái Học, Q1, TP.HCM
Điện thoại

: (84) 8370593 – 8370594

FAX

: 84.8370560

Mã số thuế

: 0301175691 – 1

Cơ quan chủ quản: Ủy ban Nhân Dân TP.HCM
Khi thành lập Liên Hiệp có tổng số vốn là 23.134.329.000 VNĐ trong đó :
Vốn điều lệ

: 1.050.000.000 VNĐ

Vốn công nợ của nhà nước: 198.000.000 VNĐ
Vốn tích lũy không chia : 21.885.392.000 VNĐ
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Liên Hiệp :
Liên Hiệp làm tổng đại lý phân phối cho các công ty tiêu dùng hàng đầu thế

giới như Unilever, Pepsico, Gillette… với các công việc chính là phân phối và tiêu thụ
các sản phẩm nhập khẩu và nội địa trên phạm vi cả nước.
Hoạt động kinh doanh nội địa: Đóng vai trò chủ yếu và chiếm phần lớn trong
tổng doanh thu là kinh doanh siêu thị.
Hoạt động xuất nhập khẩu.
Quan hệ hợp tác quốc tế: Quan hệ hợp tác lâu dài, bền vững với các liên minh
HTX quốc tế (ICA), các tổ chức HTX Thụy Điển, Nhật, Singapore nhằm trao đổi
thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ nhằm huấn luyện đào tạo…


2.1. Lịch sử hình thành và quá trình phát triển của Liên Hiệp
2.1.1. Lịch sử hình thành
Saigon co-op chính thức thành lập vào ngày 30/10/1975, tiền thân của Saigon
Co-op là HTX Mua bán Thành Phố với đơn vị thí điểm là HTX phường cây sung quận
7.
Nhờ có sự quan tâm của Đảng và các cấp chính quyền cùng với điều kiện phát
triển kinh tế phù hợp HTX đã phát triển lan rộng khắp thành phố.
Lúc cao điểm cả thành phố có đến 300 HTX và 18 công ty HTX quận, huyện
với tổng số xã viên lên đến 1.000.000 người.
Trước tình hình đó, tháng 6/1976 Ban Vận Động HTX Tiêu Thụ và HTX
Thương Mại ra đời theo quyết định số 39/QĐ-UB ngày 20/06/1976 của UBNDTP.
Tháng 4/1978 Ban Vận Động HTX Tiêu Thụ và HTX Thương Mại theo quyết định số
54 QĐ-UB ngày 13/04/1978 của UBND TP với chức năng tổ chức chỉ đạo phong trào
quản lý kinh doanh HTX TP.
Năm 1989 khi cả nước thực hiện đổi mới cơ chế thị trường và sự đa dạng của
các thành phần kinh tế, kinh tế HTX bị cạnh tranh gay gắt và hậu quả là nhiều HTX
dần dần bị giải thể hay xác nhập.
Tháng 5/1989 theo quyết định số 258 QĐ-UB ngày 12/05/1989 Liên Hiệp
HTX TM TP ra đời. Sau một thời gian hoạt động do cơ chế thay đổi dựa vào luật HTX
được Quốc Hội thông qua ngày 20/06/1984, căn cứ luật tổ chức HĐND và UBND

ngày 21/06/1994, căn cứ nghị định 16/CP ngày 21/02/1997 của chính quyền Thương
Mại TPHCM. Liên Hiệp HTX Thương Mại TP.HCM gồm 20 thành viên :
HTX TM DV Bến Nghé Q.1
HTX TM Bàn Cờ Q.3
HTX Liên phường 2,4,5 Q.3
HTX Liên phường 9,10,11 Q.3
HTX TM DV phường 6 Q.4
HTX TM DV Vân Đồn
HTX TM DV Tháp Mười
HTX DV phường 14 Q.8
HTX TM DV Q.11
6


HTX TM Lạc Việt
LH HTX TM DV Tân Bình
HTX TM Phú Nhuận
HTX TM DV phường 5 Q.Phú Nhuận
HTX TM Gia Định
HTX TM Cầu Bông
HTX TM Cầu Kinh
HTX TM DV Củ Chi
HTX TM DV Bình Chánh
HTX TM DV Đống Đa
HTX TM DV Tân Thới Hiệp.
2.1.2. Sự ra đời của các đơn vị trực thuộc
Năm 1993 với sự ra đời của siêu thị Marximart và từ nhận định này kết hợp với
các nhận định thu thập được trong những chuyến đi tham quan thực tập ở nước ngoài,
Ban lãnh đạo Saigon Co-op đã quyết định thành lập siêu thị đầu tiên đó là Co-opmart
Cống Quỳnh vào ngày 1/06/1996 với tổng vốn đầu tư là 6.530.000.000 đồng.

Cuối năm 1997 tổng doanh thu đạt được là 58 tỷ đồng. Từ sự khởi đầu thành
công của Coopmart Cống Quỳnh, đến nay Liên Hiệp đã có một hệ thống siêu thị rộng
khắp gồm:
Co-opmart Trần Hưng Đạo
Co-opmart Hậu Gian
Co-opmart Đầm Sen
Co-opmart Đinh Tiên Hoàng
Co-opmart Phú Lâm
Co-opmart Cống Quỳnh
Co-opmart Nguyễn Đình Chiểu
Co-opmart Nguyễn Kiệm
Co-opmart Cần Thơ
Co-opmart Xa Lộ Hà Nội
Co-opmart Phú Mỹ Hưng
Co-opmart Quy Nhơn
7


Co-opmart An Đông
Co-opmart BMC
Co-opmart Mỹ Tho
Co-opmart Thắng Lợi
Co-opmart Phan Thiết
Co-opmart Lý Thường Kiệt
Co-opmart Vĩnh Long
Co-opmart Long Xuyên
Co-opmart Pleiku
Co-opmart Nhiêu Lộc
Co-opmart Bình Tân
Co-opmart Vị Thanh

Co-opmart Tam Kỳ
Co-opmart Vũng Tàu
Co-opmart Huế
Co-opmart Tuy Hòa
Co-opmart Biên Hòa
Co-op Food Fasteur
Co-op Food Phan Văn Trị
Bên cạnh đó, Liên Hiệp còn đầu tư vào các lĩnh vực khác như:
Tổng đại lý phân phối Gillette
Cửa hàng thức ăn nhanh RITA
Cửa hàng thương nghiệp HTX Bến Thành
Xí nghiệp nước chấm Nam Dương: Là đơn vị trực thuộc LH HTX TM
TP.HCM chuyên sản xuất các loại nước tương và tương ớt có nhãn hiệu Nam Dương.
Công ty xuất nhập khẩu Thành Công.
2.2. Chức năng nhiệm vụ và quyền hạn của Liên Hiệp
2.2.1. Chức năng
Quyết Định 1344A/QĐ-UB-KT ngày 05/03/1999 của Ủy Ban Nhân Dân Thành
Phố phê duyệt điều lệ tổ chức hoạt động của Liên Hiệp HTX TM TP.HCM với chức
năng hoạt động:
8


Tổ chức kinh doanh Thương mại dịch vụ tổng hợp: SX, chế biến, cung ứng
XNK, tín dụng…phù hợp với khả năng vốn, tay nghề, trình độ quản lý nhằm phát triển
toàn diện hoạt động, góp phần tác động tốt lưu thông hàng hóa phục vụ tốt nhu cầu của
nhân dân.
Tổ chức vận động phong trào HTX mua bán trên địa bàn TP theo đúng điều lệ
HTX.
Làm đầu mối tiếp nhận đầu tư của các tổ chức kinh tế trong và ngoài nước.
Gia công chế biến hàng Nông – Lâm – Thủy sản (sơ chế) như nước chấm, nước

tương, bánh mứt và hàng công nghệ phẩm cho kinh doanh xuất nội địa, xuất khẩu.
2.2.2. Nhiệm vụ
- Tổ chức bán buôn, bán lẻ, tư liệu sản xuất cũng như các hoạt động dịch vụ khác.
- Mở rộng quan hệ trao đổi hàng hóa và tranh thủ sự giúp đỡ về kỹ thuật và kinh
tế của nước ngoài để góp phần phát triển thành phố, thực hiện tốt nhiệm vụ là một
thành viên của liên minh HTX Quốc Tế.
- Khai thác các tiềm năng nội địa về nguồn vốn, lao động, nguyên liệu để sản
xuất, gia công chế biến làm tăng quỹ hàng tiêu dùng, hàng thực phẩm và hàng XK cho
thành phố.
- Tổ chức các cửa hàng, đại lý bán lẻ, cửa hàng ăn uống, dịch vụ… và liên kết
với các thành phần kinh tế nhằm mục tiêu kinh tế và hổ trợ, thúc đẩy phong trào HTX.
- Chấp hành nghiêm chỉnh pháp luật nhà nước về quản lý kinh tế, tài chính và
kinh doanh thương nghiệp.
- Tổ chức tốt khâu quản lý cũng như chăm lo bồi dưỡng, đào tạo nghiệp vụ cho
cán bộ công nhân viên của Liên Hiệp.
2.2.3. Quyền hạn và nghĩa vụ
Liên hiệp HTX TM TP là đơn vị kinh tế hạch toán độc lập, có tư cách pháp
nhân, có con dấu, mở tài khoản tại ngân hàng để giao dịch hoạt động theo quy định
của nhà nước nên có quyền hạn sau:
- Được quyền hoạt động bằng vốn cổ phần, huy động vốn từ các đơn vị trực
thuộc và huy động rộng rãi từ các đơn vị ngoài ngành theo nguyên tắc tự nguyện cùng
có lợi.
- Được tự lập về tài chính và quản lý dân chủ.
9


- Bình đẳng về các nghĩa vụ và quyền hạn với các thành phần kinh tế khác được
nhà nước khuyến khích giúp đỡ và bảo trợ theo pháp luật.
- Liên hiệp HTX TM TP có nghĩa vụ tổ chức hạch toán theo quy định của nhà
nước.

- Liên Hiệp có nghĩa vụ hoàn thành nộp thuế theo đúng thời gian quy định.
Thực hiện đúng và đầy đủ các quy định pháp luật do nhà nước ban hành như: luật lao
động, luật kinh doanh…
- Quản lý chặt chẽ cơ sở vật chất kĩ thuật. Chăm lo đời sống vật chất, văn hóa,
tinh thần cũng như thực hiện tốt các chế độ chính sách cho cán bộ công nhân viên.
2.3. Lĩnh vực kinh doanh của Liên Hiệp
Kinh doanh nội địa trên mọi lĩnh vực: Là lĩnh vực chủ yếu, thông qua hệ thống
Saigon Co-op (SGC).
- XK: Nông-lâm sản, thực phẩm, hàng thủ công mỹ nghệ.
- NK: thiết bị, vật tư, nguyên liệu, vật liệu xây dựng, phương tiện vận tải, hàng
hóa phục vụ SX kinh doanh cho chính Liên Hiệp.
- Hoạt động SX: Các cơ sở SX trực thuộc (cơ sở SX nước chấm Nam Dương,
long Xương, Tabico…)
Quan hệ hợp tác quốc tế: Quan hệ hợp tác lâu dài và bền vững với liên minh
HTX Quốc Tế (ICA), các tổ chức HTX TM Thụy Điển, Nhật, Singapore nhằm trao đổi
thông tin, tư vấn, chuyển giao công nghệ, huấn luyện tạo đội ngũ cán bộ chủ chốt cho
hệ thống Co-opmart.
2.4. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự Liên Hiệp
2.4.1. Cơ cấu tổ chức bộ máy nhân sự tại Liên Hiệp và quan hệ giữa các phòng
ban
Liên Hiệp HTX TP được tổ chức theo luật HTX Việt Nam. Đại hội thành viên
là cơ quan cao nhất, bầu ra hội đồng quản trị và chủ tịch hội đồng quản trị với nhiệm
kỳ 5 năm. HĐQT đại diện cho các thành viên thực hiện chức năng quản lý hoạt động
của liên hiệp. Số lượng ủy viên HĐQT do ĐHTV quyết định.
Sơ đồ tổ chức:

10


Hình 2.1: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Nhân Sự của Liên Hiệp

HĐQT
P-QHXV

BAN KIỂM TOÁN NỘI BỘ

TỔNG GIÁM ĐỐC

P-QUẢN
TRỊ

TCNS&ĐT

P-PHÁT
TRIỂN

P-MUA
VÀ TÀI
CHÍNH

NC-PT

P-BÁN

MUA

KẾ TOÁN

QC-KM

HC-QT


ĐIỆN
TOÁN

NV MUA

NV BÁN

AN PHÚ

C.LƯỢNG

XNKHẨU

HT
CO.OP


LƯƠNG

NAM
DƯƠNG

K.TRA
DA

CO.OP
TỈNH

LIÊN

DOANH

CH BẾN
THÀNH

TTPP
K.THUẬT

P-KD
TỈNH

XD ISO
Đ.LÝ PP
BAN
CONCEPT

QLDA

DỰ ÁN
SCC-KF

CL HH
GIÁ HH
Nguồn tin: phòng hành chính.
11


Chú thích các từ viết tắt:
QHXV: Quan hệ xã viên.
TCNS&ĐT: Tổ chức nhân sự và đầu tư.

HC-QT: Hành chính – quản trị.
HĐ LƯƠNG: Hội đồng lương.
K.THUẬT: kỹ thuật.
NC- PT: Nghiên cứu – phát triển.
C.LƯỢNG: Chất lượng.
XD ISO: Xây dựng ISO.
BAN CONCEPT: Ban xây dựng và kiểm định chất lượng.
DỰ ÁN SCC-KF: Dự án điện toán mới.
NV MUA, NV BÁN: Nghiệp vụ mua, bán.
XN KHẨU: Xuất nhập khẩu.
KTRA DA: Kiểm tra dự án.
TTPP: Trung tâm phân phối.
ĐLÝ PP: Đại lý phân phối.
QLDA: Quản lý dự án.
CLHH, GIÁ HH: Chiến lược hàng hóa, giá hàng hóa.
QC-KM: Quảng cáo- khuyến mãi.
HT CO.OP: Hệ thống Co.op.
Chủ tịch HĐQT: Do ĐHTV bầu ra trong tổng số các ủy viên của HĐQT, là
người chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn của HĐQT.
Phó chủ tịch HĐQT: Được chủ tịch đề nghị trong số các ủy viên của HĐQT
hay có thể là người được HĐQT tuyển dụng, là đại diện pháp nhân của Liên Hiệp.
Tổng giám đốc (TGĐ): Là người có quyền điều hành cao nhất và phụ trách
chung mọi hoạt động của Liên Hiệp.
Phó tổng giám đốc: Được HĐQT bổ nhiệm theo đề nghị của TGĐ, là người
giúp TGĐ điều hành một hoặc một số lĩnh vực theo sự phân bố của TGĐ và chịu trách
nhiệm trước TGĐ và pháp luật về nhiệm vụ được TGĐ phân công thực hiện.
Phó tổng giám đốc thường trực: Phụ trách công tác đầu tư và tài chính, được
thay mặt TGĐ ký hợp đồng liên doanh, liên kết.
12



Phó tổng giám đốc kinh doanh và marketing: Được phép thay mặt TGĐ ký
hợp đồng kinh tế, hợp đồng dịch vụ thanh lý hợp đồng với các đơn vị trực thuộc trong
và ngoài nước.
Kế toán trưởng: Là người được HĐQT bổ nhiệm theo đề nghị của TGĐ, giúp
TGĐ chỉ đạo và tổ chức thực hiện công tác kế toán thống kê.
Ban kiểm soát: Do HĐQT bầu ra có cùng nhiệm kỳ với HĐQT và cơ quan hoạt
động độc lập với HĐQT, số lượng ủy viên ban kiểm soát do ĐHTV quyết định. Ban
kiểm soát sẽ bầu ra trưởng ban để điều hành công việc, ban kiểm soát có nhiệm vụ
kiểm tra, giám sát các hoạt động của HĐQT, TGĐ, các đơn vị thành viên về việc thực
hiện luật HTX, điều lệ, nội quy, nghị quyết…có liên quan đến tổ chức và hoạt động
của Liên Hiệp.
Các phòng ban chuyên môn: Có chức năng tham mưu giúp HĐQT và TGĐ
trong công việc quản lý và điều hành công việc.
Phòng hành chính: Quản lý và điều động cán bộ công nhân viên theo sự phân
công của Ban Giám Đốc.
Phòng tổ chức: Phân công trách nhiệm cho từng tổ ngành hàng gồm 4 tổ: thủy
sản, nông nghiệp, may mặc, giày dép và thủ công mỹ nghệ sành sứ.
Kế toán tài vụ: Chịu trách nhiệm về sổ sách kế toán, thực hiện quyết toán về
kinh doanh cũng như thông tin do nhà nước ban hành.
Phòng nghiệp vụ mua: Tổ chức thu mua đại lý hàng hóa từ các đơn vị kinh
doanh sản xuất và các nguồn hàng khác trong nước, tiếp nhận các nguồn hàng của tổ
chức liên hiệp mua bán ra trung tâm thương mại, các chợ trong thành phố và các tỉnh.
Phòng Marketing: Hoạch định chiến lược thương mại, tổ chức nghiên cứu, thu
thập thông tin phân tích đánh giá các cơ hội của marketing.
2.4.2. Tình Hình Nhân Sự
- Tổng nhân viên trong toàn Liên Hiệp khoảng 2675 nhân viên, với mức lương
trung bình 2.200.000đ/tháng. Ở các đơn vị trực thuộc và HTX nhân viên được hưởng
lương căn bản ngoài ra còn được nhận tiền thưởng phụ thuộc vào tình hình hoạt động
của đơn vị.

- Liên Hiệp còn tổ chức các buổi họp, thảo luận với các nhân viên nước ngoài để
nhân viên nắm được các kiến thức mới, tình hình mới, bồi dưỡng văn hóa. Liên Hiệp
13


còn tổ chức các hoạt động như: Cắm trại, tham quan du lịch,…cho nhân viên hàng năm
vào những ngày lễ, nhân viên được hưởng đầy đủ các chế độ theo đúng quy định.
2.5. Cơ cấu tổ chức bộ máy kế toán tại Liên Hiệp
2.5.1. Cơ cấu tổ chức
a) Sơ đồ tổ chức
Hình 2.2: Sơ Đồ Tổ Chức Bộ Máy Kế Toán của Liên Hiệp
KẾ TOÁN TRƯỞNG
(TRƯỞNG PHÒNG)
P.PHÒNG
PHỤ TRÁCH
ĐẦU TƯ
XDCB

KT
quỹ
tiền
mặt

KT
hàng
hóa

P.PHÒNG PHỤ
TRÁCH CÔNG
TÁC TỈNH


KT
Thuế
TSCĐ,
CCDC

P.PHÒNG PHỤ
TRÁCH KẾ
TOÁN TỔNG
HỢP

KT
công
nợ

KT
ngân
hàng

KT
dự án
điện
toán
mới

KẾ TOÁN
TRƯỞNG CÁC
ĐƠN VỊ TRỰC
THUỘC


KT
phụ
trách
HĐ,
PQT

Thủ
Quỹ

Nguồn tin: phòng hành chính
b) Chức năng và nhiệm vụ
Kế toán trưởng: Là trợ lý đắc lực của BGĐ, cung cấp thông tin thiết yếu về kết
quả hoạt động kinh doanh của Liên Hiệp.
phó phòng kế toán phụ trách đầu tư xây dựng cơ bản(XDCB): Là trợ lý của
kế toán trưởng, thực hiện những nhiệm vụ do kế toán trưởng phân công, có quyền
quyết định các nghiệp vụ trong khả năng khi kế toán trưởng đi vắng và theo dõi các dự
án đầu tư trong thành phố.
Phó phòng kế toán phụ trách công tác tỉnh: Chỉ theo dõi các dự án đầu tư ở
tỉnh và có chức năng, nhiệm vụ tương tự như phó phòng kế toán phụ trách ĐTXDCB.

14


Phó phòng kế toán phụ trách công tác tổng hợp: Có chức năng tổng hợp,
kiểm tra đối chiếu số liệu từ các phần hành kế toán để tiến hành lập các BCTC như:
Bản cân đối kế toán, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, báo cáo thuế…chung cho
toàn Liên Hiệp, tấc cả các số liệu được nhập vào máy tính hàng ngày và cuối ngày,
cuối quý in ra các loại sổ sách: Sổ nhật kí chung, sổ cái tổng hợp và chi tiết, bảng tổng
hợp chi tiết,…
Kế toán quỹ tiền mặt: Kiểm tra chứng từ trước khi lập phiếu thu, phiếu chi.

Hạch toán đúng các tài khoản và mã khách hàng. Tham gia kiểm kê quỹ tiền mặt và
lưu trữ hồ sơ có liên quan.
Thủ quỹ: Thu, kiểm tra, đếm, chi tiền. Nhận và giao khoán tiền cho khách hàng
khi có nhu cầu. Nhận và nộp tiền vào ngân hàng. Kiểm kê, đối chiếu với kế toán quỹ
tiền mặt.
Kế toán thuế, TSCĐ, CCDC: Chịu trách nhiệm nộp thuế và theo dõi tình hình
tăng, giảm TSCĐ, CCDC.
Kế toán ngân hàng: Nhận bảng kiểm kê và kiểm tra các hóa đơn thanh toán:
Kiểm tra ủy nhiệm chi đã lập, trình kí, thanh toán các khoản khác theo đề nghị của
phòng ban và đơn vị trực thuộc như tiền điện, nước, điện thoại, tiền lương….Chuyển
các chứng từ thanh toán đến ngân hàng. Theo dõi thu, chi số dư tiền gửi ngân hàng và
nhập số liệu kế toán.
Kế toán dự án điện toán: Triển khai chương trình kế toán mới Oracle.
Kế toán công nợ: Theo dõi, kiểm tra, đối chiếu công nợ hàng XNK, thanh toán
tiền hàng XNK cho khách hàng trong nước. Thanh toán tiền hàng XNK cho khách
hàng ngoài nước. Theo dõi, kiểm kê, đối chiếu việc thanh toán bằng thẻ tín dụng tại
các đơn vị trực thuộc. Nhập số liệu kế toán, lưu chứng từ.
Kế toán hàng hóa: Nhiệm vụ chủ yếu là theo dõi và hạch toán quy trình mua
bán của Liên Hiệp. Cuối tháng kiểm tra, đối chiếu số liệu nhập – xuất với TTPP. Kết
chuyển giá vốn tồn kho hàng, kết chuyển hàng xuất trả, kiểm kê hàng kho TTPP theo
sự chỉ đạo của ban lãnh đạo. Sau khi kiểm kê, nhập số lượng hàng hóa thực tế tại kho
theo mẫu ISO, đối chiếu, so sánh với TTPP, xử lý số liệu kiểm kê cuối tháng.

15


×