Tải bản đầy đủ (.pdf) (98 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, SINH TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG MỦ CAO SU TRỒNG TẠI CÔNG TY CAO SU CHƯ PĂH – HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.65 MB, 98 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM CẤU TRÚC, SINH TRƯỞNG VÀ
SẢN LƯỢNG MỦ CAO SU TRỒNG TẠI CÔNG TY CAO SU
CHƯ PĂH – HUYỆN CHƯ PĂH – TỈNH GIA LAI

Họ và tên sinh viên: LÊ THỊ MAI TRANG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 – 2009

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7/ 2009


NGHIÊN CỨU CẤU TRÚC, SINH TRƯỞNG VÀ SẢN LƯỢNG
MỦ CAO SU TẠI CÔNG TY CAO SU CHƯ PĂH,
HUYỆN CHƯ PĂH, TỈNH GIA LAI

Tác giả

LÊ THỊ MAI TRANG

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
ThS. TRƯƠNG VĂN VINH



Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2009

i


LỜI CẢM ƠN
Vô vàn biết ơn cha mẹ đã sinh thành và không quản gian lao để nuôi dạy con
nên người.
Xin bày tỏ lòng kính trọng và biết ơn các Thầy, Cô Khoa Lâm Nghiệp, Bộ môn
Điều Chế Rừng - Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, cùng các
Thầy,Cô tại Phân hiệu Gia Lai đã truyền đạt kiến thức và tạo mọi điều kiện thuận lợi
cho em trong suốt quá trình học tập và thực hiện khóa luận tốt nghiệp cuối khóa.
Xin chân thành cảm ơn thầy Trương Văn Vinh đã hết lòng giảng dạy và tận
tình hướng dẫn em trong suốt thời gian học tập cũng như trong thời gian thực hiện và
hoàn thành khóa luận này.
Chân thành cảm ơn các anh chị ở phòng kỹ thuật, Ban giám đốc, nông trường
tại Công ty cao su Chư Păh đã tận tình giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tôi thực
hiện khóa luận này.
Cuối cùng, chân thành cảm ơn tất cả bạn bè đã hỗ trợ, giúp đỡ và động viên cho
tôi trong thời gian học tập và thực hiện khóa luận.
Sinh viên thực hiện
LÊ THỊ MAI TRANG

ii


TÓM TẮT
Tên khoá luận “Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng mủ

cao su trồng tại Công ty cao su Chư Păh thuộc huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai”.
Cây cao su được đưa vào trồng tại Việt Nam đến nay đã hơn một trăm năm.
Cây cao su đã thích ứng với điều kiện khí hậu Việt Nam và đem lại lợi ích rất lớn về
nhiều mặt nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường và an ninh quốc
phòng. Lợi nhuận từ cây cao su không chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia
mà còn làm tăng thu nhập cho người trồng và phát triển nhiều ngành nghề khác. Để đạt
được kết quả như mong muốn việc lựa chọn dòng cao su, áp dụng các biện pháp kỹ
thuật đóng một vai trò hết sức quan trọng và cũng chính là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp
đến sinh trưởng và sản lượng mủ của chúng. Tuy nhiên, việc nghiên cứu sinh trưởng
của cây cao su và sản lượng mủ ít được quan tâm, đặc biệt là trong lĩnh vực Lâm
nghiệp. Vì vậy, từ những vấn đề đã nêu, trong giới hạn của một khóa luận tốt nghiệp
em tiến hành thực hiện khóa luận có tên như đã nêu ở trên. Khóa luận được tiến hành
tại Công ty cao su Chư Păh, thời gian từ 17 tháng 01 đến 07 năm 2009. Số liệu thu
thập trên 39 ô tiêu chuẩn với mỗi ô tiêu chuẩn có diện tích là 500 m2.
Qua các phương pháp nghiên cứu cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng của rừng
cao su đã phân tích và xác định được quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính,
chiều cao, đường kính tán. Qua đó còn xác định được mối tương quan giữa đường
kính, chiều cao theo tuổi và chiều cao theo đường kính.
Xuất phát từ những vấn đề trên khóa luận đã thu được những kết quả như sau:
- Quy luật phân bố số cây theo cấp đường kính với hệ số biến động nhỏ nhất về
đường kính là 12,1% lớn nhất là 18,92%. Quy luật phân bố số cây theo cấp chiều cao
thì hệ số biến động về chiều cao thấp nhất là 5,95% cao nhất là 11,40%. Còn quy luật
phân bố số cây theo cấp đường kính tán thì hệ số biến động nhỏ nhất về chiều cao là
15,70% lớn nhất là 29,67%.
- Quy luật sinh trưởng về chiều cao, đường kính theo tuổi cũng như sinh trưởng
chiều cao của cao su theo cấp đường kính với lượng tăng trưởng tăng nhanh ở những

iii



năm đầu và chậm dần khi tuổi càng lớn. Qua đó, quy luật sinh trưởng của rừng cao su
tại Công ty cao su Chư Păh được mô hình hóa bằng các phương trình:
D1,3 = exp(3,42678 – 6,96571/A)
Hvn = 21,6382 – 103,749/A
Hvn = (5,76701 – 37,1341/D1,3)2
- Sản lượng mủ của rừng trồng cao su tăng không đều qua các năm, đến tuổi
gần thanh lý (tuổi 25) sản lượng mủ sẽ rất thấp chỉ đạt 581,6748 kg/ha/năm, sau đó sẽ
được tái canh trồng mới sẽ đạt năng suất hơn.

iv


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm tắt.......................................................................................................................... iii
Mục lục ........................................................................................................................... v
Danh sách các bảng ..................................................................................................... viii
Danh sách các hình .........................................................................................................ix
Danh sách các ảnh .......................................................................................................... x
Chương 1. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................ 1
1.1. Đặt vấn đề................................................................................................................ 1
1.2. Mục tiêu................................................................................................................... 2
Chương 2. TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC NGHIÊN CỨU....................................... 4
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu .......................................................................... 4
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chư Păh....................................................................... 4
2.1.1.1. Vị trí địa lý......................................................................................................... 4
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình.............................................................................................. 4
2.1.1.3. Đặc điểm địa chất địa mạo ................................................................................ 4

2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu và nguồn nước...................................................................... 4
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ..................................................................................... 5
2.1.3. Đặc điểm cơ bản của Công ty............................................................................... 6
2.1.3.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cao su Chư Păh ................................................. 6
2.1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty ................................................ 6
2.1.3.2.1. Quá trình hình thành....................................................................................... 6
2.1.3.2.2. Quá trình phát triển......................................................................................... 6
2.1.3.3. Điều kiên tự nhiên của Công ty......................................................................... 7
2.1.3.3.1. Vị trí địa lý...................................................................................................... 7
2.1.3.3.2. Thời tiết khí hậu ............................................................................................. 7
2.1.3.3.3. Đất đai............................................................................................................. 8
2.1.3.3.4. Địa hình .......................................................................................................... 8
2.1.3.4. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty................................................................. 8
v


2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu........................................................................ 8
2.2.1 Đặc tính thực vật học của cây cao su .................................................................... 8
2.3. Tình hình phát triển cao su trong nước...................................................................10
2.4. Tình hình phát triển cao su ngoài nước ..................................................................12
2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su .................................................................13
2.5.1. Các yếu tố ngoại cảnh..........................................................................................13
2.5.1.1. Nhiệt độ không khí ...........................................................................................13
2.5.1.2. Ẩm độ không khí ..............................................................................................13
2.5.1.3. Gió ....................................................................................................................13
2.5.1.4. Ẩm độ đất tự nhiên ...........................................................................................13
2.5.2. Các yếu tố nội tại.................................................................................................13
2.5.2.1. Dòng chảy.........................................................................................................13
2.5.2.2. Sự tái tạo mủ giữa hai dòng cạo .......................................................................15
2.6. Tiêu chuẩn cây đưa vào cạo mủ .............................................................................16

2.7. Tiêu chuẩn cây đưa vào bộ giống cao su Việt Nam ...............................................16
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................20
3.1. Nội dung .................................................................................................................20
3.2. Phương pháp...........................................................................................................20
3.2.1. Ngoại nghiệp .......................................................................................................20
3.2.2. Nội nghiệp ...........................................................................................................20
3.2.2.1. Tính các đặc trưng mẫu ....................................................................................20
3.2.2.2. Phương pháp nghiên cứu sinh trưởng...............................................................21
Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................24
4.1. Quy luật phân bố ....................................................................................................24
4.1.1. Quy luật phân bố cây theo cấp đường kính (N/D1.3) ...........................................24
4.1.2. Quy luật phân bố cây theo cấp chiều cao (N/Hvn) ...............................................30
4.1.3. Quy luật phân bố cây theo cấp đường kính tán (N/Dtbt)......................................36
4.2. Nghiên cứu quy luật sinh trưởng của rừng trồng cao su ........................................41
4.2.1. Quy luật sinh trưởng đường kính của rừng trồng cao su.....................................41
4.2.2. Quy luật sinh trưởng chiều cao của rừng trồng cao su........................................43
4.2.2.1. Quy luật sinh trưởng chiều cao theo tuổi .........................................................43
vi


4.2.2.2. Quy luật sinh trưởng chiều cao theo đường kính .............................................44
4.3. Quy luật sản lượng của rừng trồng cao su..............................................................46
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................49
5.1. Kết luận...................................................................................................................49
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC

vii



DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang

Bảng 2.1: Cơ cấu của giống cao su Việt Nam (1991 – 1996) ......................................17
Bảng 2.2: Cơ cấu bộ giống cao su Việt Nam (1999 – 2001)........................................18
Bảng 2.3: Cơ cấu bộ giống cao su Việt Nam khuyến cáo (2002 – 2004) ....................18
Bảng 4.1.a: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng cao su
lần lượt ở các tuổi (tuổi 8, 12, 13, 14, 16, 17, 18) ........................................25
Bảng 4.1.b: Phân bố số cây theo cấp đường kính rừng cao su
lần lượt ở các tuổi (tuổi 19, 20, 21, 22, 23, 25) ............................................26
Bảng 4.2.a: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng cao su
lần lượt ở các tuổi (8, 12, 13, 14, 16, 17, 18)................................................31
Bảng 4.2.b: Phân bố số cây theo cấp chiều cao rừng cao su
lần lượt ở các tuổi (19, 20, 21, 22, 23, 25)....................................................31
Bảng 4.3.a: Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (Dtbt) rừng cao su
lần lượt ở các tuổi (tuổi 8, 12, 13, 14, 16, 17, 18) ........................................36
Bảng 4.3.b: Phân bố số cây theo cấp đường kính tán (Dtbt) rừng cao su lần lượt ở các
tuổi (tuổi 19, 20, 21, 22, 23, 25) ...................................................................36
Bảng 4.4: Kết quả thử nghiệm một số hàm toán học mô tả mối
tương quan giữa chỉ tiêu sinh trưởng đường kính với tuổi (D1.3/A) .............41
Bảng 4.5: Các chỉ tiêu tương quan giữa D1,3 và A........................................................42
Bảng 4.6: Kết quả thử nghiệm một số hàm toán học mô tả mối
tương quan giữa chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao với tuổi (Hvn/A) .................43
Bảng 4.7: Các chỉ tiêu biểu thị mối tương quan giữa Hvn và A....................................44
Bảng 4.8: Kết quả thử nghiệm một số hàm toán học mô tả mối tương
quan giữa chỉ tiêu sinh trưởng chiều cao với đường kính (Hvn/D1.3)............45
Bảng 4.9: Các chỉ tiêu biểu thị tương quan giữa Hvn và D1.3 ........................................45
Bảng 4.10: Sản lượng mủ theo từng cấp tuổi (2008)....................................................47


viii


DANH SÁCH HÌNH
Trang

Hình 4.1: Đồ thị phân bố số cây theo cấp D1.3 ............................................................. 28
Hình 4.2: Đồ thị phân bố số cây theo cấp Hvn ..............................................................33
Hình 4.3: Đồ thị phân bố số cây theo cấp Dtbt ..............................................................39
Hình 4.4: Đồ thị tương quan giữa D1,3 và A.................................................................42
Hình 4.5: Đồ thị minh họa tương quan giữa Hvn và A .................................................44
Hình 4.6: Đồ thị minh họa tương quan giữa Hvn và D1.3 ..............................................46
Hình 4.7: Đồ thị minh họa sản lượng mủ theo từng cấp tuổi (2008) ...........................47

ix


DANH SÁCH CÁC ẢNH
Trang
Ảnh 1: Vườn cây cao su năm 1990................................................................................ 3
Ảnh 2: Vườn cây cao su năm 1992................................................................................ 3
Ảnh 3: Nhà chứa phân vi sinh tại vườn cây..................................................................19
Ảnh 4: Nơi tập trung mủ trước khi đưa về nhà máy chế biến ......................................19
Ảnh 5: Vườn cây cao su năm 1995 ..............................................................................23
Ảnh 6: Đo vanh thân tại tầm cao 1,3 m ........................................................................23

x


Chương 1

MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Cây cao su (Hevea brasiliensis) thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae), có nguồn
gốc từ Amazone (Nam Mỹ) được du nhập đầu tiên ở Châu Á năm 1876. Từ đó cây cao
su trở thành cây quan trọng, là cây công nghiệp dài ngày, sản phẩm chính của nó là mủ
có giá trị kinh tế cao, ổn định, mủ cao su làm ra nhiều sản phẩm, nguyên liệu dùng để
phục vụ cho sản xuất và đời sống của con người. Bên cạnh sản phẩm chính của cây
cao su là mủ, thì hiện nay cây cao su còn được quan tâm đến sản lượng gỗ.
Cây cao su được đưa vào trồng tại Việt Nam năm 1897 và đến nay hơn một
trăm năm tồn tại và phát triển. Cây cao su có khả năng sống và phát triển trên vùng
kém dinh dưỡng, đất dốc. Cây cao su đã thích ứng với điều kiện khí hậu ở Việt Nam
và đem lại lợi ích rất lớn về nhiều mặt nhất là trong lĩnh vực kinh tế - xã hội, bảo vệ
môi trường và an ninh quốc phòng. Để đảm bảo cho việc phát triển và đạt kết quả như
mong muốn, việc lựa chọn dòng cao su, điều kiện lập địa, địa hình và vùng khí hậu
cũng như việc áp dụng các tiến bộ kỹ thuật từ khi trồng đến lúc khai thác, cũng như
trong quá trình khai thác đóng một vai trò hết sức quan trọng. Đây là những yếu tố có
ảnh hưởng trực tiếp đến sinh trưởng của cây cao su cũng như sản lượng mủ của chúng.
Mục tiêu ngành cao su trong thế kỷ 21 là đáp ứng nhu cầu sản phẩm của công
nghiệp hoá – hiện đại hoá và hướng đến phát triển bền vững bằng các biện pháp tăng
năng suất và giá trị chất lượng sản phẩm, giảm giá thành đa dạng hoá sản phẩm từ cây
cao su trên vùng truyền thống cũng như trên vùng ít thuận lợi. Lợi nhuận từ cây cao su
không chỉ làm tăng kim ngạch xuất khẩu cho quốc gia mà còn làm tăng thu nhập cho
người trồng và phát triển nhiều ngành nghề khác nhau như ngành chế biến gỗ cao su
và sản xuất cao su, tạo công ăn việc làm cho lao động nhàn rỗi tăng thu nhập quốc gia.
Cây cao su còn là cây xoá đói giảm nghèo cho người dân vùng cao. Nhiều vùng rừng
nghèo kiệt được chuyển hoá thành rừng cao su, những vùng rừng cao su mọc lên tạo
1


công ăn việc làm cho người dân địa phương. Ngày nay cây cao su được xếp vào danh

sách cây lâm nghiệp góp phần phủ xanh đất trống đồi núi trọc, cải thiện khí hậu và bảo
vệ môi trường.
Tuy nhiên, việc nghiên cứu sinh trưởng của cây cao su và sản lượng mủ ít được
quan tâm, đặc biệt là lĩnh vực lâm nghiệp. Xuất phát từ những vấn đề trên, trong giới
hạn của một khoá luận tốt nghiệp chuyên ngành lâm sinh em tiến hành thực hiện khoá
luận: Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc, sinh trưởng và sản lượng mủ cao su trồng tại
Công ty cao su Chư Păh, huyện Chư Păh, tỉnh Gia Lai.
1.2. Mục tiêu
- Nghiên cứu đặc điểm cấu trúc của rừng cao su trồng.
- Tìm hiểu sinh trưởng của loài cao su trồng tại khu vực nghiên cứu.
- Đánh giá sản lượng mủ hàng năm của cây cao su trồng.
Với mong muốn kết quả đạt được của khoá luận sẽ góp một phần nhỏ cho việc
đề xuất các biện pháp kinh doanh, nhằm đạt được năng suất và sản lượng mủ cũng như
gỗ cao su là cao nhất.

2


Ảnh 1: Vườn cao su 1990 của Công ty Cao su Chư Păh

Ảnh 2: Vườn cao su 1992 của công ty cao su Chư Păh
3


Chương 2
TỔNG QUAN VỀ KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG
NGHIÊN CỨU
2.1. Tổng quan về khu vực nghiên cứu (Huyện Chư Păh)
2.1.1. Điều kiện tự nhiên huyện Chư Păh
2.1.1.1 Vị trí địa lý

Huyện Chư Păh nằm ở phía Tây Bắc của tỉnh Gia Lai, nằm trong toạ độ từ
14037’ đến 14023’ vĩ độ Bắc; từ 107040’16” đến 108014’20” độ kinh Đông.
+ Phía Đông giáp huyện Đăk Đoa.
+ Phía Tây giáp tỉnh Kon Tum.
+ Phía Nam giáp huyện IaGrai và thành phố Pleiku.
+ Phía Bắc giáp tỉnh Kon Tum.
2.1.1.2. Đặc điểm địa hình
Khu vực nghiên cứu nằm trên cao nguyên Gia Lai có lớp đất đỏ bazan với địa
hình đồi núi phức tạp.
2.1.1.3. Đặc điểm địa chất địa mạo
Huyện Chư Păh nằm trong đới cấu tạo Kon Tum, có thành phần nền móng đều
là đá xâm nhập, đá phún xuất. Trong đó đá Granit là chủ yếu với cường độ rắn chắc,
chịu lực tốt, thấm không đáng kể. Đá bazan tuy chịu lực tốt nhưng chúng được cấu tạo
bởi những lớp xốp, một số nơi nứt nẻ. Các tầng nhìn chung thấm nước nhiều, thành
phần chủ yếu là cát, cuội, sỏi hoặc trầm tích biến chất phong hoá mạnh.
2.1.1.4. Đặc điểm khí hậu và nguồn nước
- Đặc điểm khí hậu
Huyện Chư Păh nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa phía Nam của đất
nước Việt Nam lại mang tính chất của khí hậu cao nguyên, được chia thành hai mùa rõ
rệt: Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11; Mùa khô hạn từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau.
Khí hậu có một số đặc điểm như sau:
+ Có sự thay đổi nhiệt độ theo độ cao, càng lên cao nhiệt độ càng giảm.
4


+ Có sự phân hoá sâu sắc giữa hai mùa mưa và khô hạn. Địa hình bị chia cắt, độ
dốc lớn nên tình trạng hạn hán và lũ lụt xảy ra rất thường xuyên.
Nhiệt độ trung bình ở tháng 5 là 21,70C, biên độ dao động nhiệt trung bình của
tháng cao nhất từ 5 - 60C. Độ ẩm trung bình nhiều năm là 86%; tổng lượng mưa trung
bình cả năm là 2.100 mm.

- Đặc điểm về thuỷ văn
Huyện Chư Păh nằm trong khu vực của sông Sêsan, trên địa bàn huyện có 02
nhánh chính và nhiều suối nhỏ chạy qua. Các nhánh sông có hướng chảy qua phía Bắc
và Tây Bắc của huyện.
Nguồn nước về cơ bản đáp ứng được nhu cầu của các ngành dân sinh kinh tế
hiện tại cũng như trong tương lai. Chất lượng nước mặt tại các sông, suối và ao hồ trên
địa bàn huyện đều khá tốt, hầu như chưa bị ảnh hưởng của các hoạt động sản xuất
công nghiệp và hoạt động của con người.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
Huyện Chư Păh có diện tích tự nhiên là 98.039,65 ha. Trong đó đất nông
nghiệp 26.206,5 ha, đất lâm nghiệp 28.660,39 ha và các loại đất khác. Tổng số hộ sản
xuất nông nghiệp 10.446 hộ. Toàn huyện có 14 xã, thị trấn gồm 123 thôn làng, tổ dân
phố (trong đó có 73 làng đồng bào dân tộc thiểu số) với 14.402 hộ, 64.933 khẩu (trong
đó dân tộc thiểu số chiếm 51,2% chủ yếu là dân tộc JaRai và BaNa). Mật độ dân số
khoảng 65,55 người/km2.
Huyện Chư Păh cách trung tâm tỉnh khoảng 15 km, điều kiện phát triển kinh tế
còn gặp khó khăn, cơ cấu nông nghiệp là chủ yếu. Những năm qua nhờ đổi mới và áp
dụng những tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất nên các thành phần kinh tế đã góp
vai trò quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp theo hướng đa canh
và theo một tỷ lệ hợp lý, huyện đã từng bước thực hiện quy hoạch định hướng chi tiết
cho từng vùng để xác định cơ cấu cây trồng, vật nuôi phù hợp, phát huy tối đa thế
mạnh và tiềm năng của từng địa phương, ngoài các cây lương thực, hoa màu phục vụ
đảm bảo an ninh lương thực: cây lúa, ngô, mì; ngoài ra, huyện còn tập trung tuyên
truyền và hướng dẫn, hỗ trợ cho nhân dân phát triển các loại cây công nghiệp dài ngày
có giá trị kinh tế cao như: cây cao su, cà phê, bời lời; tận dụng mặt nước để phát triển
nuôi trồng thuỷ sản, chú trọng phát triển đàn bò lai, đàn heo lai; triển khai thực hiện
5


các chương trình dự án, mô hình trình diễn; thực hiện lồng ghép có hiệu quả các

chương trình giành cho người đồng bào dân tộc tiểu số, từng bước đưa tiến bộ khoa
học kỹ thuật vào sản xuất góp phần tăng năng suất, sản lượng, chất lượng, sản phẩm;
từng bước phát triển kinh tế hộ gia đình, tiến tới thoát nghèo một cách bền vững.
Ngoài ra công tác y tế, giáo dục và chính sách vay vốn sản xuất tạo việc làm
được quan tâm đầu tư đúng mức góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân
dân.
2.1.3. Đặc điểm cơ bản của Công ty
2.1.3.1. Giới thiệu sơ lược về Công ty cao su Chư Păh
Công ty cao su Chư Păh là đơn vị kinh tế quốc doanh trực thuộc tổng công ty
cao su Việt Nam.
Tên doanh nghiệp:

Công ty cao su Chư Păh

Tên giao dịch quốc tế:

Chu Pah Rubber company

Điện thoại:

(84) 059.3845553

Fax:

(84) 059.3845554

Trụ sở chính:

tại thị trấn Phú Hoà - Huyện Chư Păh - Tỉnh Gia Lai.


Ngày 4/3/1993, Bộ Nông nghiệp và Công nghiệp thực phẩm (nay là Bộ Nông
nghiệp và phát triển nông thôn) ra quyết định số 156/NN - TCCB, về việc thành lập lại
doanh nghiệp Nhà nước đối với Công ty cao su Chư Păh, giấy phép kinh doanh số:
106.303 ngày 19/3/1993, do trọng tài kinh tế tỉnh cấp.
2.1.3.2. Quá trình hình thành và phát triển của Công ty
2.1.3.2.1. Quá trình hình thành
Công ty cao su Chư Păh là một đơn vị doanh nghiệp Nhà nước, tiền thân của
Công ty là nông trường cao su Ninh Đức thành lập tháng 01/1977, với tổng diện tích là
871,48 ha. Nông trường do tỉnh Gia Lai quản lý cho đến năm 1985.
Ngày 25/9/1985, nông trường cao su Ninh Đức được xác nhập với nông trường
cao su Diên Phú thành Công ty cao su Chư Păh trực thuộc Tổng cục cao su Việt Nam
với tổng diện tích cao su 964,62 ha.
2.1.3.2.2. Quá trình phát triển
Năm 1998 công ty cao su Chư Păh được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông
thôn phê duyệt dự án quy hoạch tổng thể với tổng diện tích cao su đúng theo dự án:
6


10600 ha, với tổng diện tích đã quy hoạch theo dự án nhưng trong quá trình triển khai,
thực hiện đã gặp một số vướng mắc như: Yêu cầu thổ nhưỡng, giải pháp về vốn đầu
tư, vấn đề giải quyết tranh chấp giữa nhân dân trong vùng dự án chưa dứt điểm nên
đến năm 2006 Công ty chỉ phát triển diện tích cao su 7.143,48 ha đạt khoảng 67%
diện tích, và đến nay năm 2009 diện tích đạt 7.532,18 ha đạt khoảng 71% diện tích quy
hoạch dự án. Còn 3.067,82 ha diện tích đất chưa sử dụng chiếm 29% diện tích quy
hoạch, phần còn lại là diện tích tái canh trồng mới.
2.1.3.3. Điều kiện tự nhiên của Công ty
2.1.3.3.1. Vị trí địa lý
Công ty cao su Chư Păh thuộc huyện Chư Păh - tỉnh Gia Lai, cách thành phố
Pleiku 15 km về hướng Bắc. Công ty nằm trên quốc lộ 14 nên rất thuận lợi cho việc
giao dịch cũng như vận chuyển mủ nguyên liệu và sản phẩm mủ cao su.

Tổng diện tích vườn cây cao su hiện nay của công ty là 7.532,18 ha, nằm trên
địa bàn huyện Chư Păh, huyện IaGrai, xã Gào thành phố Pleiku. Diện tích thuộc huyện
Chư Păh: 3.902,25 ha (gồm xã Hòa Phú: 1.340,12 ha, xã IaNhin: 1.232,80 ha, xã Hà
Tây: 1.329,33 ha), diện tích nằm trên huyện IaGrai: 2.949,79 ha (gồm: xã IaPếch:
1.532,03 ha, xã IaPhú: 1.417,76 ha), diện tích còn lại trên xã Gào: 680,14 ha.
2.1.3.3.2. Thời tiết khí hậu
Công ty cao su Chư Păh thuộc tỉnh Gia Lai, nằm ở khu vực Tây Nguyên, có khí
hậu nhiệt đới, nắng ấm, mưa nhiều, phân thành hai mùa rõ rệt: Mùa mưa từ tháng 5
đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Tháng mưa cao điểm từ tháng
5 – 10, lượng mưa bình quân hàng năm 1.700 – 2.200 mm/năm, lượng mưa lớn nhất
hàng năm đạt 3000 mm/năm.
Nhiệt độ trung bình tháng cao nhất là 24,60C (tháng 5), trung bình tháng thấp
nhất là 190C (tháng 12).
Tốc độ gió từ 3,5 – 4,0 m/s
Độ ẩm không khí từ 80 – 90%, nhiệt độ chênh lệch giữa ngày và đêm rất cao
thuận lợi cho cây quang hợp.
Với yếu tố khí hậu thời tiết như trên rất thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát
triển cây cao su.

7


2.1.3.3.3. Đất đai
Đất đai chủ yếu là đất đỏ bazan, tầng dày đất từ 70 cm trở lên, rất thích hợp cho
việc phát triển cây công nghiệp dài ngày như: cà phê, cao su , tiêu…
2.1.3.3.4. Địa hình
Địa hình nhiều dồi dốc, với địa hình này Công ty gặp nhiều khó khăn trong việc
khai thác và vận chuyển mủ nước từ vườn cây về nhà máy chế biến. Đối với những
vườn cây có độ dốc cao đất dễ bị rửa trôi, xói mòn ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát
triển và năng suất mủ của cây cao su.

2.1.3.4. Chức năng và nhiệm vụ của công ty
Công ty cao su Chư Păh có tư cách pháp nhân, hoạch toán kinh tế độc lập.
Nhiệm vụ và chức năng của công ty là:
+ Trồng mới và chăm sóc cây cao su.
+ Khai thác và chế biến mủ cao su.
+ Xuất khẩu mủ cao su, nhập khẩu vật tư, trang thiết bị máy móc phục vụ sản
xuất.
+ Giải quyết công ăn việc làm ổn định cho đồng bào địa phương, định canh,
định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số, cải thiện bộ mặt kinh tế cho vùng nông thôn.
+ Đầu tư và hoàn chỉnh một số cơ sở hiện có, nâng cấp và làm mới các hạng
mục công trình để phục vụ cho yêu cầu sản xuất kinh doanh và phúc lợi công cộng phù
hợp với khả năng về vốn.
2.2. Tổng quan về đối tượng nghiên cứu
2.2.1. Đặc tính thực vật học của cây cao su (Hevea brasiliensis)
Cây cao su thuộc họ thầu dầu (Euphorbiaceae) mọc hoang dại chủ yếu ở vùng
phía Nam của sông Amazon trải rộng đến vùng Acre, Matto Grosso và Parana của
Brasil và một phần của Bolivia và Peru. Cây cao su cũng được thấy ở phía Bắc sông
Amazon về phía Tây Nam của Manaus cũng như cực nam của Columbia.
* Hình dạng thân
Cây cao su (Hevea brasiliensis) là cây mọc khỏe, thân thẳng, vỏ màu xám và
tương đối láng. Đây là cây cao nhất trong giống cây cho mủ, cây cao su trưởng thành
cao khoảng 20 – 25 m, cây có thể cao đến 40 m, sống trên trăm năm. Tuy nhiên, trong

8


các đồn điền thì cây chỉ có thể cao đến 25 m vì sinh trưởng bị giảm do cạo mủ và cây
thường tái canh sau 25 - 30 năm.
Khi lá bắt đầu nhú, lá non cuốn cong gần như song song với cuống lá, lá non có
màu đỏ. Khi các lá này lớn lên thì có màu xanh lục và lá vươn ra gần như 1800 so với

cuốn lá. Lá trưởng thành có màu xanh lục sáng đậm ở mặt trên phiến lá, mặt dưới
phiến lá màu lợt hơn.
Cuống lá dài khoảng 15 – 20 cm mang 3 túi mật nhỏ ở điểm phân thành 3 lá
chét. Mật chỉ có vào lúc ra lá mới trong mùa trổ hoa. Lá chét có cuống lá ngắn hình
bầu dục hoặc hình trứng.
* Hoa
Sau thời kì cây qua đông, rụng lá, hoa mọc cùng lúc với sự ra lá mới. Hoa mọc
thành chùm với hoa cái to hơn nằm ở phần cuối chùm hoa, hoa đực với số lượng nhiều
hơn hoa cái mọc ở phần trên của chùm hoa.
Hoa màu vàng hơi ngả lục, cuống hoa ngắn có mùi hương nhè nhẹ, dạng hoa
hình chuông với 5 lá đài, nhưng không có cánh hoa. Hoa đực dài khoảng 5 mm mang 1
cột nhị chứa 10 nhị đực chia làm 2 vòng trên cột nhị. Hoa cái dài khoảng 8 mm màu
vàng lục có noãn cùng với 3 vòi nhị màu trắng hơi dính. Hoa sống trong khoảng 2
tuần. Khi nở, hoa đực nở trước trong vòng một ngày thì rụng, còn hoa cái nở trong
khoảng 3 - 5 ngày. Thường hoa đực và hoa cái không nở cùng lúc nên xảy ra sự thụ
phấn chéo giữa các cây với nhau.
* Sự thụ phấn
Thụ phấn chủ yếu do tác động của côn trùng, gió chỉ đóng vai trò nhỏ hoặc
không có ý nghĩa. Nghiên cứu của Malaysia cho thấy có khoảng 30 loại côn trùng trên
vườn cây cao su trong mùa ra hoa.
Hạt phấn có hình tam giác bề mặt có tính dính. Tỷ lệ sống của hạt phấn có thể
cao khoảng 90%, trung bình 50%.
* Sự đậu quả
Sự thụ phấn xảy ra trong vòng 24 giờ sau khi thụ phấn. Hoa cái không thụ phấn
sẽ nhanh chóng bị héo đi và rụng. Chỉ có khoảng 5% hoa đậu quả. Tuy nhiên trên thực
tế cho thấy tỷ lệ này còn nhỏ hơn.

9



Quả có 3 ngăn, có đường kính 3 – 5 cm, vỏ quả là lớp gỗ ngoài có lớp vỏ bọc
mỏng. Quả có 3 hạt. Quả đạt độ lớn tối đa sau 12 tuần và vỏ quả cứng lại sau 16 tuần.
Vỏ hạt và mầm hạt chín trong 19 đến 20 tuần, vào lúc phôi đã hình thành hoàn chỉnh.
20 - 24 tuần sau thụ phấn quả chín hoàn toàn, độ ẩm quả giảm nhanh khi khô quả mở
thành 6 mảnh phóng thích ba hạt có thể văng xa đến 15 m.
* Hạt
Hạt thường nặng khoảng 3,5 – 6 g. Vỏ hạt cứng và láng có màu nâu hoặc nâu
xám với nhiều đốm và lằn trên mặt vỏ. Có thể đoán cây mẹ của hạt dựa trên hình dáng
và các dấu trên vỏ hạt. Nội nhủ chiếm 50 - 60% trọng lượng hạt chứa dầu. Sức sống
của hạt bị giảm sút rất nhanh bởi vì sự sản sinh acid hydrocyanic do sự thuỷ phân
enzyme của các chất chứa trong hạt.
* Sự nảy mầm
Hạt nảy mầm trong vòng 3 - 25 ngày. Đập bỏ lớp vỏ hạt sẽ thúc đẩy sự nảy
mầm. Cặp lá đầu tiên mọc khoảng 8 ngày sau khi nảy mầm và sau đó tầng lá đầu tiên
với 3 lá chét hình thành.
* Sự sinh trưởng theo chu kỳ
Sinh trưởng của thân non không liên tục, thân mọc dài nhanh trong 2 - 3 tuần
sau đó nghỉ để hình thành những tầng lá trong vòng 2 - 3 tuần. Vì vậy, lá mọc thành
tầng. Sự phát triển theo chiều cao có tính gián đoạn, nhưng sự phát triển về đường kính
thì vẫn liên tục trong cả mùa sinh trưởng.
* Rễ
Hệ rễ chiếm 15% tổng hàm lượng chất khô. Rễ đuôi chuột mạnh mọc thẳng vào
lòng đất giữ cho cây đứng vững. Hệ rễ bên rất phong phú.
Vì sự lan rộng của hệ rễ bên như vậy, nên rễ cây này đan chéo với rễ cây khác
và đôi khi có sự ghép lẫn nhau. Rễ bên thường mọc trong khoảng 30 cm ở lớp đất mặt,
rễ có đường kính khoảng 1 mm màu nâu vàng mang nhiều lông rễ để hấp thu chất dinh
dưỡng nuôi cây.
2.3. Tình hình phát triển cao su trong nước
Cây cao su (Hevea brasiliensis) du nhập vào Việt Nam đầu năm 1878 do Pierre
đưa hạt giống vào trồng ở vườn Bách Thảo Sài Gòn nhưng không sống được cây nào.


10


Đến năm 1897 mới được công nhận là cây cao su du nhập vào Việt Nam. Sự phát triển
cây cao su ở Việt Nam qua nhiều giai đoạn:
Từ năm 1900 - 1920 cây cao su được nhân trồng tại Việt Nam với tính chất thí
nghiệm và được trồng tại Công ty Nông Nghiệp Suzananh.
Từ năm 1920 - 1945 là thời kỳ phát triển mạnh mẽ cây cao su ở Việt Nam, địa
bàn phát triển là vùng đất đỏ tại vùng Đông Nam và vùng đất xám tỉnh Sông Bé nay là
tỉnh Bình Dương, Bình Phước.
Từ năm 1945 - 1960 thời kỳ đình trệ và khôi phục. Trong nữa đầu giai đoạn
này, vào khoảng 1945 - 1954 diện tích cao su không phát triển do chiến tranh, thực dân
Pháp dần chuyển sang Campuchia, Indonesia, Châu phi nên diện tích cao su ngừng
phát triển và thu hẹp lại.
Từ năm 1961 - 1975 là thời kỳ tiếp tục khủng hoảng do ảnh hưởng của cuộc
đấu tranh giành độc lập dân tộc của Việt Nam, một lần nữa Pháp thu hẹp diện tích cao
su ở Việt Nam.
Từ năm 1975 - 1995, sau khi tiếp quản cây cao su (năm 1975) nhận thức được
tầm quan trọng của cây cao su nên Nhà nước đã triển khai chương trình khôi phục và
phát triển cao su thành ngành kinh tế quan trọng. (Nguyễn Thị Huệ, 1997)
Đến nay đã có 20 giống do Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam lai tạo và 11
giống nhập nội được Bộ Nông nghiệp và phát triển Nông thôn công nhận cho sản xuất
diện rộng hoặc khu vực hoá. Trong đó một giống được Tổng Công ty đưa vào bộ
giống khuyến cáo trồng trong giai đoạn 1999 - 2001.
Kết quả nghiên cứu đến năm 2000 trên mạng lưới khảo nghiệm giống ở Đông
Nam Bộ (34 thí nghiệm), Tây Nguyên (16 thí nghiệm) và miền Trung (13 thí nghiệm)
đã tiếp tục khẳng định thành tích của một số giống ưu tú trong bộ giống 1999 - 2001.
Trong đó một số giống năng suất cao và sinh trưởng tốt hơn (PB 235), triển vọng là
giống đáp ứng sản xuất mủ, gỗ và thích nghi được những vùng khó khăn ở Tây

Nguyên và miền Trung (Viện Nghiên Cứu Cao Su Việt Nam, 3/2001).
Định hướng phát triển cao su từ 2005 - 2010 là thâm canh các diện tích có sẵn,
đồng thời tích cực phát triển thêm diện tích tại các địa bàn có điều kiện sinh thái thích
hợp cho cây cao su.

11


2.4. Tình hình phát triển cao su ngoài nước
Cây cao su phát triển rất nhanh ở nhiều nước trên thế giới vào cuối thế kỷ 19 từ
vùng nguyên quán Amazon và phát triển nhất là vùng Đông Nam Á. Đến nay sau hơn
100 năm du nhập và phát triển, cây cao su là cây công nghiệp hàng đầu thế giới.
Diện tích cao su cao su trồng phát triển mạnh trong những năm đầu của thế kỷ
20. Năm 1905 cả thế giới trồng được 52.000 ha, đến 1910 được 455.000 ha. Các nước
đi tiên phong trong việc trồng cao su là Malaysia, Ấn Độ, các nước thuộc địa Hà Lan,
Srilanka.
Năm 1914 - 1945 là thời kỳ hoàng kim của cây cao su, mức sản xuất cao su
thiên nhiên tăng rất nhanh từ 125.000 tấn vào năm 1914 đã đạt 1.504.000 tấn tăng 12
lần sau 27 năm phát triển.
Giai đoạn 1960 - 1980 sản lượng cao su thiên nhiên đã gia tăng khoảng 8.000
tấn đến 1.000.000 tấn cho mỗi thập niên (bình quân 80.000 – 100.000 tấn cho mỗi
năm).
Ở Malaysia năm 1972 đã chia ra 17 vùng tiểu khí hậu khác nhau để khuyến cáo
trồng cây cao su. Năm 1974 đã xây dựng thành công hệ thống Enviromax (hệ thống
phân bố giống cao su theo từng vùng sinh thái).
Năm 1976, Thái Lan đã chia ba vùng sinh thái để khuyến cáo trồng các giống
cao su khác nhau.
Indonesia năm 1950 người ta thấy được ảnh hưởng của môi trường đến các
dòng vô tính và đưa ra hai vùng lớn Tây Bắc Sumatra và Java được khuyến cáo trồng
dòng vô tính có triển vọng.

Srilanka chia ba vùng theo cao trình và lượng mưa để khuyến cáo trồng cao su.
Ho Chai Yee (RRIM, 1978) xác định các nhân tố quyết định năng suất của cây cao su
và vanh thân, số vòng ống mủ và chỉ số bít mạch mủ (PI), ba yếu tố này giải thích cho
75% sự biến động về năng suất của các dòng vô tính.
Năm 1987, Hội đồng nghiên cứu và phát triển cao su quốc tế tổ chức một đợt
sưu tập các kiểu gen cao su ở vùng nguyên quán Nam Mỹ và đã tạo ra nguồn tư liệu
phong phú, đa dạng cho công tác tạo chuyển giống mới.

12


2.5. Yếu tố ảnh hưởng đến năng suất cao su
2.5.1. Các yếu tố ngoại cảnh
2.5.1.1. Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ có quan hệ tỷ lệ nghịch với sản lượng. Nhiệt độ thích hợp 18 - 240C.
Hệ số tương quan giữa nhiệt độ không khí và sản lượng là r = - 0,789. Khi nhiệt độ cao
sẽ làm bay hơi trên miệng cạo nhanh, do mất nước nên mủ đông lại. (Nguyễn Thị Huệ,
1997).
2.5.1.2. Ẩm độ không khí
Nói chung ẩm độ không khí tương đối (%) ít ảnh hưởng đến năng suất mủ hơn
nhiệt độ. Khi ẩm độ không khí tăng thì sản lượng tăng nhưng có giới hạn nhất định ẩm
độ (70 - 95%) tương quan sản lượng với ẩm độ không khí r = 0,450. (Nguyễn Thị Huệ,
1997).
2.5.1.3. Gió
Những ngày gió mạnh sản lượng thường giảm. Cao su thích hợp với gió có tốc
độ khoảng 2 m/s. Những vùng gió mạnh với tốc độ gió trung bình trên 3 m/s thì không
khuyến cáo trồng cao su.
2.5.1.4. Ẩm độ đất tự nhiên
Ẩm độ tự nhiên có tương quan thuận với sản lượng (r = 0,165). Ẩm độ đất 22 34% trên đất đỏ bazan thì sản lượng tăng 30 – 60 g/c/c.
2.5.2. Các yếu tố nội tại

Ngày càng thấy rõ rằng sản lượng mủ sau khi cạo phụ thuộc trước hết vào thời
gian chảy mủ. Sau đó, tự tái sinh vật chất trong mạch mủ giữa hai lần cạo cũng có thể
hạn chế lượng mủ thu được. Dòng chảy và sự tái sinh mủ tạo nên hai yếu tố quan trọng
nhất hạn chế sản lượng cây cao su.
2.5.2.1. Dòng chảy
Ở cây cao su, sức trương của mô vỏ khi cắt mạch mủ bởi thao tác cạo gây ra lực
đàn hồi đẩy một phần latex trong mạch mủ ra ngoài.
Nguyên nhân chủ yếu làm ngưng dòng chảy là sự bít các đầu đã mở cửa mạch
mủ. Những hạt cao su kết dính lại thành các hạt nhỏ (microfloculats) bít nhanh hoặc
chậm vết thương. Hiện tượng này là do sự trung hoà điện tích âm của màng hạt cao su
dưới tác dụng đồng thời của các yếu tố khác nhau. Quan trọng nhất là sự giải phóng
13


serum lutoitd (chứa các cation, acid hữu cơ, protein mang điện tích dương và các chất
thủy giải) và sự giải phóng các chất trong hạt Frey - Wyssling, trong đó polyphenol
oxydase có thể phản ứng với các chất của tế bào và oxy trong không khí. Thực tế, một
phần lutoid và hạt Frey - Wyssling đã bị thoái hóa ngay khi cạo.
Với những dòng vô tính ngưng chảy sớm bởi sự hình thành mau chóng “nút”
mủ, nếu cạo trở lại sẽ làm tăng có ý nghĩa tốc độ chảy mủ, do vậy, người ta xác định
chỉ số bít mạch mủ (PI) đặc trưng cho mỗi dòng vô tính và nó tương quan nghịch với
tính dễ dàng của dòng chảy cũng như với sản lượng mủ.
Vùng chảy mủ, vùng dịch chuyển và vùng tái lập cân bằng giải thích cho sự vận
động của mủ trong khi cạo, cũng như sự liên hệ của chúng đã được xác định bởi
Lustinec và cộng sự (1965, 1966). Mối tương quan điện tích vùng dịch chuyển và sản
lượng cũng đã được thiết lập.
Tầm quan trọng của dòng chảy trong mối liên quan với sản lượng còn được lưu
ý bởi tác động của kích thích lên sự kéo dài dòng chảy. Kích thích gây nên sự thu hút
mủ mãnh liệt hơn. Một mặt, kích thích làm giảm sự bít mủ, làm tăng tính ổn định hạt
lutoid và làm giảm quá trình thành hình “nút” mủ, mặt khác, kích thích làm tăng tính

dễ dàng trao đổi nước bởi sự giảm rõ hàm lượng chất khô. Sự sụt giảm này thuận lợi
cho dòng chảy bởi độ nhầy của mủ giảm thấp.
Yếu tố “chiều dài miệng cạo” cũng có thể ảnh hưởng đến thời gian chảy mủ.
Miệng cạo dài có thời gian chảy lâu hơn, thực tế trong trường hợp này, hiện tượng bít
mủ cần nhiều thời gian hơn để bít vết thương.
Những yếu tố sinh lý sinh thái cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sản lượng. Ảnh
hưởng chủ yếu của chúng vào giai đoạn chậm của dòng chảy, tương ứng của sự di
chuyển các dịch lỏng vào mạch mủ. Như vậy, ẩm độ không khí thấp hoặc gió mạnh sẽ
làm dòng chảy kém. Những biến đổi sinh thái khí hậu trong năm được phản ánh bởi
biến thiên mùa vụ của DRC. Hàm lượng DRC cao làm tăng độ nhầy của mủ, cản trở
dòng chảy, do vậy hạn chế năng suất.
Dòng chảy có ý nghĩa quan trọng với năng suất mủ. Điều kiện sinh thái, khí
hậu, chế độ cạo, sử dụng chất kích thích cũng như hệ thống mạch mủ và quan hệ của
chúng với các mô trong vỏ kiểm soát cơ chế chảy mủ.

14


×