Tải bản đầy đủ (.pdf) (82 trang)

BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOẠI THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon) TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ SÊRÊPOK HUYỆN ĐAM RÔNG TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.93 MB, 82 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP
BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ
TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOẠI
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon)
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
SÊRÊPOK- HUYỆN ĐAM RÔNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên: MAI VĂN THẮNG
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khóa: 2004 -2008

Tháng 07/2009


BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU QUÁ TRÌNH SINH TRƯỞNG VÀ
TĂNG TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG THUẦN LOẠI
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex Gordon)
TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
SÊRÊPOK- ĐAM RÔNG
TỈNH LÂM ĐỒNG

HỌ VÀ TÊN: MAI VĂN THẮNG

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ
Ngành: Lâm nghiệp

Giảng viên hướng dẫn: Kỹ sư HỒ QUÝ THẠCH



Tháng 07/2009

i


Lời cảm ơn
™
Tôi xin chân thành cảm ơn trưởng ban quản lý bảo vệ rừng phòng hộ đầu
nguồn SêRêPôk, cùng các đồng nghiệp đã tạo điều kiện tốt nhất cho tôi được
học tập và hoàn thành tốt đề tài
™
Tôi xin chân thành cảm ơn quý thầy cô trong khoa lâm nghiệp trường đại
học nông lâm đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong suốt thời gian học tập tại
trường.
™
Tôi xin cảm ơn toàn thể thầy cô giáo trường Đại Học Nông Lâm TP Hồ
Chí Minh đã truyền đạt kiến thức cho tôi trong thời gian học tập.
™
Tôi xin chân thành cảm ơn thầy giáo Hồ Quý Thạch đã tận tình hướng
dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện đề tài này.
™
Cám ơn giám đốc trung tâm tại chức tỉnh lâm đồng đã tạo điều kiện thuận
lợi cho chúng tôi được học tập nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn để hoàn
thành tốt hơn trong công tác.
™
Cảm ơn các bạn trong lớp Lâm Nghiệp khóa TC04LNLD, đã giúp đỡ tôi
trong suốt quá trình học tập.
Đà lạt ngày 1 tháng 6 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Mai Văn Thắng

ii


Tóm Tắt Đề Tài
Đề tài bước đầu nghiên cứu về quá trình sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng
Thông ba lá (Pinus Kesiya Royla) tại BQL Rừng Phịng Hộ SRPOK do sinh vin Mai
Văn Thắng -khoa Lâm nghiệp, Đại học Nông Lâm thực hiện từ tháng tháng 02 đến
tháng 07 năm 2009, tại tại BQL Rừng Phịng Hộ SRPOK, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm
Đồng.
Giảng Viên hướng dẫn: Kỹ sư Hồ Qúy Thạch
Mục tiu nghin cứu:
-Nghiên cứu các quy luật phân bố số cây (N) theo các chỉ tiêu sinh trưởng cơ bản
sau: D1,3; Hvn; Dt.
-Xy dựng các phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3; Hvn với
tuổi (A) và phương trình tương quan giữa Hvn với D1,3.
Kết quả nghiên cứu được tóm tắt trong các nội dung chính như sau:

Kết quả cụ thể như sau:
1.Hàm số biểu thị mối tương quan giữa đường kính và tuổi cây(D1,3/A) như sau:
Y = 0,247*X0,83
2. Hàm số biểu thị mối tương quan giữa chiều cao và tuổi cây (Hvn/A):
Y = 0,755*X0,49
3. Hàm số biểu thị mối tương quan giữa chiều cao và đường kính của cây(Hvn/D1,3)
Y = - 20.67 + 26,1*logX
4. Hình số bình qun tại vị trí 1,3 m (f1,3) của Thơng ba l l 0.51
5. Độ tàn che tại BQL Rừng Phịng Hộ SRPOK, huyện Đam Rông, tỉnh Lâm Đồng
năm 1991 l 0,52.
Tháng 07 năm 2009

SVTH: MAI VĂN THẮNG

iii


MỤC LỤC
Trang
Trang tựa...........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Tóm Tắt Đề Tài ............................................................................................................. iii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... vii
NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU................................................................... vii
Chương 1: ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................1
1.1.Lý do nghiên cứu...................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .............................................................................................2
Chương 2: TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ............................................3
2.1.Khái niệm chung về sinh trưởng và tăng trưởng...................................................3
2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới...........................4
2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng ở Việt Nam.......................................7
Chương 3: ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU......................11
3.1.Đặc điểm khu vực nghiên cứu.............................................................................11
3.1.1. Vị trí địa lý...................................................................................................11
3.1.2. Địa hình .......................................................................................................11
3.1.3. Đặc điểm đất đai..........................................................................................12
3.1.4. Khí hậu ........................................................................................................12
3.1.5. Hệ thống sông suối thủy văn .......................................................................13
3.1.6. Đặc điểm thảm thực vật...............................................................................13
3.1.7. Đặc điểm tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội ...........................................13

3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu .........................................................................15
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu..................................................................................15
3.2.2. Đặc điểm phân bố Thông 3 lá .....................................................................15
3.2.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng ..............................................................15
3.2.4. Đặc tính sinh thái.........................................................................................16
3.2.5. Công dụng và ý nghĩa kinh tế......................................................................16
iv


3.2.6. Kỹ thuật trồng Thông Ba Lá........................................................................16
Chương 4: NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................19
4.1.Nội dung nghiên cứu ...........................................................................................19
4.2. Phương pháp nghiên cứu ....................................................................................19
4.2.1. ngoại nghiệp ................................................................................................19
4.2.2. Nội nghiệp ...................................................................................................20
Chương 5: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ..........................................24
5.1.Quy luật phân bố số cây theo một số chỉ tiêu sinh trưởng ..................................24
5.1.1.Quy luật phân bố số cây (N) theo chiều cao Hvn.........................................24
5.1.2. Quy luật phân bố số cây (N) theo cấp đường kính D1,3.............................27
5.1.3. Quy luật phân bố cây (N) theo cấp đường kính tán Dt ...............................31
5.2.Quy luật sinh trưởng của rừng trồng Thông Ba Lá tại Sê Rê Pôk ......................34
5.2.1. Quy luật sinh trưởng về chiều cao (Hvn/A) ...............................................36
5.2.2. Quy luật sinh trưởng về đường kính (D1,3/A) ............................................37
5.2.3. Tương quan giữa chiều cao (Hvn) và đường kính (D1,3)...........................39
5.3. Hình số f của Thông Ba Lá tại khu vực Sê Rê Pôk............................................41
5.4. Quá trình sinh trưởng về thể tích (V) .................................................................42
5.5.Quá trình tăng trưởng rừng Thông Ba Lá tại Sê Rê Pôk.....................................43
5.5.1. Tăng trưởng về chiều cao (iHvn) ................................................................43
5.5.2. Tăng trưởng về đường kính (id1,3) .............................................................44
5.5.3. Tăng trưởng về thể tích (iv).........................................................................46

5.6. Lập biểu quá trình sinh trưởng tạm thời rừng Thông Ba Lá tạo khu vực
Sê Rê Pôk_Đam Rông ...............................................................................................47
5.7. Xác định độ tàn che của rừng Thông Ba Lá tại rừng đầu nguồn
Sê Rê Pôk_Đam Rông ...............................................................................................48
Chương 6: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................51
6.1. Kết luận...............................................................................................................51
6.2. Kiến nghị ............................................................................................................52
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................55
Phụ Biểu ........................................................................................................................56

v


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 5.1. Bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (phân bố N/Hvn) ...................................25
Bảng 5.2 bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (phân bố N/D1,3)......................................27
Bảng 5.3 bảng tóm tắt các chỉ tiêu thống kê (phân bố N/Dt) ........................................31
Bảng 5.4 tương quan giữa chiều cao (Hvn) theo tuổi (A) ..............................................36
Bảng 5.5: tương quan giữa đường kính D1,3 theo tuổi A.............................................38
Bảng 5.6: tương quan giữa chiều cao (Hvn) theo đường kính (D1,3)..............................40
Bảng 5.7: thể tính thân cây (V) theo tuổi (A)................................................................42
Bảng 5.8 tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao (iHvn)..............................43
Bảng 5.9 tăng trưởng thường xuyên hàng năm về chiều cao (id1,3) ..............................45
Bảng 5.10: tăng trưởng về thể tích thân cây (iv) ...........................................................46
Bảng 5.11: biểu dự báo quá trình sinh trưởng...............................................................47

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH

Hình 5.1: Biểu đồ phân bố số cây N/Hvn rừng trồng thông ba lá..................................26
Hình 5.2: Biểu đồ phân bố N/D13 rừng trồng thông 3 lá ..............................................30
Hình 5.3: Biểu đồ phân bố D/Dt rừng trồng thông ba lá .............................................34
Hình 5.4: Đường biểu diễn mối tương quan giữa chiều cao (Hvn)
theo tuổi (A)...................................................................................................................37
Hình 5.5: Đường biểu diễn mối tương quan đường kính (D1,3)
theo tuổi (A)...................................................................................................................38
Hình 5.6: Đường biểu diễn mối tương quan chiều cao (Hvn)
theo đường kính (D1,3) ...................................................................................................40
Hình 5.7: Đường biểu diễn thể tích V theo tuổi A .......................................................42
Hình 5.8: Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về chiều cao (ihvn)...............................44
Hình 5.9: Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về đường kính (id1,3)...........................45
Hình 5.10: Đường biểu diễn lượng tăng trưởng về thể tích (iv)..................................46
TRẮC ĐỒ NGANG, DỌC CỦA DAVID VÀ RICHARDS RỪNG TRỒNG THÔNG
BA LÁ NĂM 1991 ........................................................................................................50
RỪNG TRỒNG TẠI BAN QUẢN LÝ RỪNG PHÒNG HỘ
SÊ RÊ PÔK – HUYỆN ĐAM RÔNG...........................................................................54

vii


NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
D1,3:
D1,3tn:
D1,3lt:
Dt:
H:
Hvn:
Hvntn:
Hvnlt:

f1,3:
id1,3:
Ihvn:
Log :
Ln :
M:
N:
P:
R:
R:
R2 :
S:
S2 :
SY/x :
V:
5.1 :

Đường kính than cây tại tầm cao 1,3m
Đường kính 1,3m thực nghiệm
Đường kính 1,3m tính theo lý thuyết
đường kính của tán cây
Chiều cao của cây
Chiều cao vút ngọn
Chiều cao tính thực nghiệm
Chiều cao tính theo lý thuyết
Hình số thân cây tuyệt đối
Lượng tăng trưởng về đường kính
Lượng tăng trưởng về chiều cao
Logarit thập phân (cơ số 10)
Logarit tự nhiên (cơ số e)

Trữ lượng của lâm phần
Số cây trên đơn vị diện tích
Mức ý nghĩa (xác suất)
Hệ số tương quan
Biên độ biến động
Hệ số xác định mức độ tương quan
Dộ lệch tiêu chuẩn
Phương sai mẫu
Sai số của phương trình hồi quy
Thể tích thân cây
Số hiệu của bảng hay hình theo chương

viii


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1.Lý do nghiên cứu
Rừng là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, có tác dụng nhiều mặt trong
đời sống con người về môi trường về kinh tế văn hóa xã hội. Rất đa dạng cung cấp các
sản phẩm và nguyên liệu cho xã hội. Ngoài ra còn có tác dụng phòng hộ môi trường,
phòng hộ thẩm mỹ cảnh quan, an ninh quốc phòng .v.v. xong hiện nay sự gia tăng về
dân số dẫn đến áp lực vào rừng là vô cùng to lớn. Việc khai thác quá mức làm cho tài
nguyên rừng bị suy giảm nghiêm trọng, diện tích rừng ngày càng thu hẹp, diện tích đất
trống đồi núi trọc ngày càng tăng. Việc mất rừng giảm chất lượng rừng là nguyên nhân
chủ yếu gây ra thiên tai: lũ lụt, hạn hán, xói mòn, lở đất mà con người phải gánh chịu
ngày càng nghiêm trọng nặng nề.
Thông Ba Lá là loại cây ưa sáng, có khả năng chịu được lạnh, được phân bố tự
nhiên ở Lâm Đồng nơi có độ cao từ 900 đến 1700m. Đây là loại cây chủ yếu mà được
ngành Lâm Nghiệp Lâm Đồng chọn làm cây trồng chính trong các chương trình trồng

rừng, từ năm 1976 đến nay. Trong đó có ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sê Rê
Pôk thuộc huyện Đam Rông. Tuy nhiên từ khi trồng đến nay, những diện tích được
trồng hầu như chưa được đánh giá theo dõi về sinh trưởng và tăng trưởng. Các biện
pháp tác động chưa thực sự chưa dựa trên khả năng sinh trưởng của rừng các yếu tố
của sinh trưởng và phát triển, về đường kính, chiều cao của từng cấp tuổi khác nhau,
chưa được đơn vị chủ rừng quan tâm nghiên cứu để có các cơ sở đề suất các biện pháp
kỹ thuật lâm sinh cho phù hợp cũng như chăn sóc nuôi dưỡng và bảo vệ rừng trồng
một cách hợp lý theo định hướng của con người.
Đam Rông là một huyện mới thành lập, vùng sâu vùng xa của tỉnh Lâm Đồng,
có diện tích rừng 52.970 ha, có tổng dân số 34.742 nhân khẩu với 7.086 hộ trong đó
đồng bào dân tộc thiểu số chiếm 73% dân số. Trong vùng dự án có 27.181 nhân khẩu
trong tổng thể 5.444 hộ là dân tộc thiểu số gốc Tây Nguyên, và một số ít người dân tộc
H’mông di cư từ các tỉnh phía Bắc vào định cư tại địa bàn. Trong tổng số 386 hộ với
1


1581 nhân khẩu mới sắp xếp được ổn định 111/667 nhân khẩu tại thôn Rô Men. Phong
tục tập quán sản xuất còn lạc hậu. Chủ yếu là phát nương làm rẫy, trồng tỉa lúa bắp, củ
mỳ, sau 1 đến 2 năm đất bạc màu lại bỏ hoang.
Để giải quyết công ăn việc làm, tăng thu nhập nhằm ổn định đời sống cho đồng
bào dân tộc, thúc đẩy hình thành nghề rừng phát triển ổn định và lâu dài, năm 2007
Chính Phủ đã ra quyết định 147/QD-TTG ngày 10 tháng 9 năm 2007 quyết định một
số chính sách phát triển rừng trồng giai đoạn 2007 – 2015. Khuyến khích các tổ chứ,
các hộ gia đình, cá nhân thuộc các thành phần kinh tế đầu tư rừng và chế biến lâm sản
theo quy luật về bảo vệ và phát triển rừng. Nhà nước hộ trợ một phần kinh phí ban đầu
nhằm khuyến khích các hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng đầu tư và hưởng lợi trực tiếp
từ các công việc trồng rừng. Đồng thời để chi trả một phần giá trị môi trường do rừng
mang lại và bù đắp lợi nhuận đặc thù của nghề rừng.
Vai trò của rừng ở đây rất quan trọng, nó có tác dụng phòng hộ đầu nguồn, điều
hòa nguồn nước, cân bằng môi trường sinh thái. Vì thế, công tác trồng rừng ở đây

được đặt lên hàng đầu. Ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sê Rê Pôk đã triển khai
nhiều phương án trồng rừng cụ thể với những mục đích khác nhau. Trước tình hình đó,
được sự phân công của Khoa Lâm Nghiệp và bộ môn quản lý bảo vệ rừng, dưới hướng
dẫn của thầy Hồ Quý Thạch thuộc bộ môn quản lý và bảo vệ rừng, khoa Lâm Nghiệp
trường đại học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh tôi thực hiện đề tài: “nghiên cứu
quá trình sinh trưởng và tăng trưởng của rừng trồng thuần loài Thông Ba Lá (Pinus
kesiya royle Ex Gordon) tại ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn Sê Rê Pôk” từ đó
góp phần đưa ra những biện pháp kỹ thuật tác động đến rừng trồng nhằm xây dựng và
phát triển vốn rừng liên tục và lâu dài.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
a.Nghiên cứu các quy luật phân bố số cây (N) theo các chỉ tiêu sinh trưởng cơ
bản sau: D1,3; Hvn; Dt .
b.Xây dựng các phương trình tương quan giữa các chỉ tiêu sinh trưởng D1,3;
Hvn với các độ tuổi (A) và các phương trình tương quan giữa Hvn với D1,3 .
c.Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh phù hợp với tác động đến rừng
trồng nhằm xây dựng vốn rừng liên tục và lâu dài.

2


Chương 2
TỔNG QUAN CÁC VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1.Khái niệm chung về sinh trưởng và tăng trưởng
Sinh trưởng và tăng trưởng đang là vấn đề mà các nhà lâm nghiệp đặc biệt quan
tâm. Sinh trưởng của mỗi loài cây rừng trên mỗi điều kiện lập địa thường có sự khác
nhau. Vì vậy việc nghiên cứu về sinh trưởng góp phần đánh giá được khả năng sống
của từng loài cây trong từng điều kiện khác nhau.
Sinh trưởng của cây rừng là kết quả của quá trình đồng hóa những nguồn năng
lượng của môi trường dưới ảnh hưởng của các quá trình vận động nội tại, cũng như
mối quan hệ giữa các nhân tố nội tại với các nhân tố ngoại cảnh trong suốt thời gian

tồn tại của chúng và là cơ sở chủ yếu để đánh giá sức sản xuất của lập địa, điều kiện tự
nhiên cũng như các biện pháp tác động đã áp dụng.
Sinh trưởng là sự tổng hợp của quá trình tăng lên về thân, lá, hoa, quả, về sản
lượng quần thể của thực vật. Sinh trưởng của rừng là quá trình sinh trưởng của quần
thể cây rừng có quan hệ chặt chẽ với điều kiện môi trường và lập địa. Sinh trưởng của
cây rừng là cơ sở hình thành nên sản lượng vì vậy muốn nghiên cứu quy luật sinh
trưởng của quần thể rừng trước hết trước hết phải nghiên cứu quy luật của từng cá thể.
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây và loại hình rừng nào đó là tìm hiểu và
nắm bắt được quy luật phát triển của chúng thông qua một số chỉ tiêu sinh trưởng như:
D1,3, Hvn, Dt, V…theo thời gian (hay còn gọi là theo tuổi của cây rừng). Những quy
luật này được mô tả và trình bày bằng những phương pháp toán học cụ thể, chúng
được gọi là hàm sinh trưởng hay các mô hình sinh trưởng. Từ những quy luật này,
người làm công tác lâm nghiệp sẽ có những đánh giá, nhận xét một cách khách quan
về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh (điều kiện tự nhiên, biện pháp tác động, …)
tới quá trình sinh trưởng của cây rừng. Trên cơ sở đề xuất những biện pháp kỹ thuật

3


lâm sinh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của cây rừng để đáp ứng về chất lượng,
năng suất và phù hợp với mục tiêu kinh doanh đã đề ra.
Tăng trưởng là hàm số của một nhân tố sinh trưởng vào một thời điểm nào đó,
người ta dựa vào chu kỳ kinh doanh để tính lượng tăng trưởng. Tăng trưởng của cây là
đạo hàm bậc nhất của một nhân tố sinh trưởng theo thời gian (t).
Nghiên cứu sinh trưởng và dự đoán sản lượng rừng đã được nhiều tác giả trên thế
giới và ở Việt Nam đề cập tới từ thế kỷ 19.
2.2. Nghiên cứu về sinh trưởng, tăng trưởng cây rừng trên thế giới
Từ thề kỷ 20 đã có những nghiên cứu về sinh trưởng của cây rừng và lâm phần.
Các tác giả chủ yếu xây dựng thành các mô hình toán học chặt chẽ như Meyer, MA,
Strenson (1949), Schumacher (1960)…

Nhìn chung các hàm sinh trưởng đều có dạng toán học khá phức tạp, biểu diễn quá
trình sinh trưởng dưới sự chi phối tổng hợp của các nhân tố nội và ngoại cảnh. Đây là
những hàm toán học mô phỏng đươc quy luật sinh trưởng của cây rừng cũng như lâm
phần dựa vào các nhân tố điều tra trong lâm phần để dự đoán già trị lớn nhất của các
đại lượng sinh trưởng.
Cho đến nay, nhiều nhà khoa học lâm nghiệp trên thế giới đã đi sâu nghiên cứu về
quy luật sinh trưởng của cây rừng với sự ứng dụng rộng rãi thống kê toán học, để tìm
ra các hàm toán học thích hợp cho việc mô tả quá trình sinh trưởng của từng loại cây
khác nhau trên các điều kiện lập địa khác nhau.
Tuy nhiên, các hàm toán học hay các hàm sinh trưởng tìm được chỉ thích hợp với
một số loài cây ở một vùng sinh trưởng nào đó, với các loài cây khác nhau ở các vùng
sinh trưởng khác nhau có phù hợp hay không thì cần phải tiếp tục nghiên cứu và đưa
ra những kết luận cụ thể.
Tiêu biểu và đại diện cho những kết quả nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng được
công bố trên thế giới là những hàm sinh trưởng mang tên các tác giả như:
Theo Busson (1789), lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi nào
đó lại giảm xuống.
Theo Prodan, khi nghiên cứu giữa quan hệ đường cong sinh sinh trưởng và đường
cong lượng tăng trưởng, ông thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là điểm
cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.
4


Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về chiều cao,
đường kính, đường kính tán, thể tích, …đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nghiên
cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới. Qua đó, người ta đã đưa ra nhiều dạng hàm
toán học khác nhau ở từng vùng sinh thái, lập địa khác nhau trên thế giới và cũng là cơ
sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu khác về sinh trưởng cây rừng trên thế
giới.
a0 A

a1

Hàm Gompetz

: Y = m.e-e

Hàm Backmann : Lg(Y) = a0 + a1.Lg(A) + a2.Lg2(A).
Hàm Korsun

: Y = a0.e[a1.Ln(A) – a2.Ln2(A)]

Hàm Thomasuis : Y = a0.[1-e-a1.A(1-e-a2A)]
Hàm Mircherlich : Y = a0[1-e(-a1.A). a0 ]
Trong đó:
Y

: là đại lượng sinh trưởng (chiều cao, đường kính…)

m

: là giá trị cực đại có thể đạt được của Y.

a0, a1, a2 : là tham số của phương trình.
A

: là tuổi của cây rừng hay lâm phần.

e

: là số mũ tự nhiên (e = 2,7182…).


Trong các hàm sinh trưởng đã được trình bày ở trên, có thể coi hàm Gompetz là
hàm cơ sở ban đầu cho việc phát triển tiếp theo của các hàm sinh trưởng khác.
Mặc khác, sinh trưởng cây rừng cũng được thể hiện thông qua mối tương quan và
ảnh hưởng với nhau. Cụ thể vấn đề này là R.W.J.Keay (1961) đã nhận thấy mối tương
quan giữa đường kính tán lá (Dt) và lượng tăng trưởng đường kính thân cây (Iđ) rất
chặt chẽ với nhau ở loài cây Sterculia rhirpetala tại Nigera.
Schumacher sau nhiều năm nghiên cứu đã đưa ra một công thức đơn giản hơn:
N = a*Db.
Trong đó:
N: là mật độ cây rừng tối ưu ứng với kích thước bình quân lâm phần (D)
a, b

: là tham số của lâm phần.

5


Như vậy, khi nhu cầu về không gian sinh trưởng thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi về
mật độ cho phù hợp với quan hệ nội và ngoại cảnh của đời sống cây rừng, nếu nhu cầu
này không được giải quyết, nói cách khác mật độ cây không phù hợp sẽ ảnh hưởng
trực tiếp tới khả năng sinh trưởng và phát triển của rừng.
Tốc độ sinh trưởng hay còn gọi là lượng tăng trưởng của cây rừng cũng được các
nhà nghiên cứu quan tâm, mô tả và quy luật hóa quá trình tăng trưởng của cây rừng
bằng những hàm tăng trưởng như:
Trong nghiên cứu quá trình sinh trưởng, việc nghiên cứu những thay đổi theo thời
gian của mật độ cây rừng cũng được chú trọng, vì nó là một trong những nhân tố tạo ra
hoàn cảnh rừng có tốt hay không và trữ lượng rừng cao hay thấp. Từ đó, Thomasius
(1972) đã đề xướng học thuyết về không gian sinh trưởng tối ưu cho mỗi loài cây rừng
thông qua phương trình:

Lg ( N ) =

Lg ( K )
Lg ( D).ecA

Trong đó:
N

: là mật độ cây rừng ở tuổi A (cây/ha).

K

: là không gian sinh trưởng tối ưu.

D

: là kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A.

C

:là tham số của phương trình

e

: là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)

Hàm Gompetz : Y’ = a0.e-a1.A
Hàm Korf

: Y’ = a0.A-a1


Trong đó:
Y’

: là lượng tăng trưởng của một nhân tố sinh trưởng.

A

: là tuổi của cây rừng.

a0, a1 :là tham số của phương trình.
e

: là số mũ tự nhiên Neper (e = 2,7182…)

Theo Busson (1789), lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi nào
đó lại giảm xuống.

6


Theo Prodan, khi nghiên cứu giữa quan hệ đường cong sinh sinh trưởng và đường
cong lượng tăng trưởng, ông thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là điểm
cực đại của đường cong lượng tăng trưởng.
Việc nghiên cứu về quy luật sinh trưởng và tăng trưởng của cây rừng về chiều cao,
đường kính, đường kính tán, thể tích, …đã thu hút sự quan tâm của rất nhiều nghiên
cứu về sinh trưởng cây rừng trên thế giới. Qua đó, người ta đã đưa ra nhiều dạng hàm
toán học khác nhau ở từng vùng sinh thái, lập địa khác nhau trên thế giới và cũng là cơ
sở khoa học rất quý giá cho những nghiên cứu khác về sinh trưởng cây rừng trên thế
giới.

2.3. Nghiên cứu về sinh trưởng và tăng trưởng ở Việt Nam
Nghiên cứu quá trình sinh trưởng ở nước ta đã được nhiều nhà khoa học lâm
nghiệp nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một số dạng phương trình toán học biểu diễn
quá trình sinh trưởng của một số loài cây trồng và nhiều loài hình rừng khác nhau cũng
như mối quan hệ giữa các nhân tố sinh trưởng, tiêu biểu như:
Đồng Sỹ Hiền (1973 – trích “luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành lâm nghiệp
của Võ Thị Hạnh” năm 2003) trong công trình nghiên cứu của mình, ông đã đưa ra
một dạng phương trình toán học dạng đa thức để biểu thị mối quan hệ giữa đường kính
và chiều cao ở các vị trí khác của cây, qua đó đã mô tả được quy luật phát triển hình
dạng thân cây rừng, đặc biệt là cây rừng tự nhiên:
Y = b0 + b1x1 + b2x2 + b3x3 + … + bnxn
Sau đó, ông dùng phương trình này làm cơ sở cho việc lập thể tích và biểu độ thon
cây đứng, nhằm xác định trữ lượng của rừng theo phương pháp cây tiêu chuẩn một
cách nhanh chóng, giảm nhẹ công việc nội nghiệp và ngoại nghiệp trong công tác điều
tra rừng.
Đồng Sỹ Hiền (1974) đã đưa ra nhiều dạng hàm toán học để nghiên cứu lập biểu
sinh trưởng của cây. Một số phương trình đã được ông sử dụng để biểu thị mối quan
hệ giữa chiều cao và đường kính trên 10 loài cây trồng chính và phụ ở các đơn vị được
chọn ngẫu nhiên, số lượng từ 20 cây trở lên. Gồm các dạng phương trình sau:
H = a0 + a1d + a2d2

H = a0 + a1d + a2d2 + a3d3
H = a0 + a1d + a2lg(d)

7


Lg( H ) = a0 + a1g(d)
ứng dụng phương trình trên vào phương trình lập biểu cấp chiều cao của Đồng Sỹ
Hiền, Lê Sỹ Kiệt (1992) đã ứng dụng phương trình giữa suất tăng trưởng về đường

kính (Pd) với đường kính (D1,3) dưới dạng phương trình sau:
Pđ = a0 + a1. x − a

2

Sau khi nghiên cứu 35 loài cây ở lâm phần tự nhiên cho thấy tham số a1 của 35
phương trình xây dựng cho từng loài là thuần nhất và có thể gộp chung vào một
phương trình là:
Pđ = 0,08249 + 0,8985.D1,3-0,5
Trịnh Đức Huy (1987) sau khi thu thập số liệu từ 38 lâm phần Bồ Đề ở Yên Bái đã
xác định hàm Sumacher Y = a0.e-b/xk có độ liên hệ rất cao và ổn định cho cả nhân tố
đường kính, chiều cao và thể tích của cây rừng.
H = 15,959245.e.

−1, 762998
A

D = 18,154402.e.

−2, 709026
A

V = 0,1984402.e.

−6, 469860
A

Trong đó:
H


: là chiều cao bình quân.

D

: là đường kính ngang ngực bình quân

V

: là thể tích không vỏ bình quân.

Vũ Đình Phương và cộng tác viên (1973), sau khi nghiên cứu về quy luật sinh
trưởng rừng Bồ Đề đã mô tả về chiều cao bình quân (Hbq) với tuổi của lâm phần Bồ Đề
(Styrax Tonkinensis Pierre) trồng thuần chủng đều tuổi bằng phương trình:
2
AH = a0 +a1.A + a2.A

Trong đó:
A
AH

: là tuổi cây hay rừng
: là tích số giữa tuổi và chiều cao bình quân lâm phần

a0 ,a1, a2

: là tham số của phương trình
8


Hoặc quan hệ giữa trữ lượng lâm phần Bồ Đề nói trên (M) với chiều cao của lâm

phần (H).
M = b0 + b1.H + b2.H2
Trong đó:
b0, b1, b2: là tham số của phương trình, với phương trình cụ thể sau:
M = 324,478 – 48,1114.H + 2,322.H2 với r = 0,7892
Vũ Đình Phương (1975) biểu thị tương quan giữa đường kính thân cây ở tầm cao
1,3 m và đường kính tán của cây Bồ Đề bằng phương trình đường thẳng:
Dt = 1,0099 + 1,1579.D1,3 với r = 0,9
Phùng Ngọc Lan (81-85) đã khảo nghiệm phương trình sinh trưởng Schumacher và
Gompertz cho một số loài cây như: Thông Nhựa, Bồ Đề và Bạch Đàn trên một số điều
kiện lập địa khác nhau cho thấy đường sinh trưởng thực nghiệm và đường sinh trưởng
lý thuyết đa số cắt nhau tại một điểm, chứng tỏ sai số của phương trình rất nhỏ, song
có hai giai đoạn có tham số ngược dấu nhau một cách có hệ thống
Lâm Xuân Xanh (1987) sinh trưởng là một biểu thị động thái của rừng, là căn cứ
khoa học quan trọng để định ra những phương thức kỹ thuật lâm sinh thích hợp với
từng giai đoạn phát triển khác nhau của rừng để đáp ứng với mục tiêu kinh doanh lâm
nghiệp. Sinh trưởng của quần xã thực vật và cá thể cây rừng là hai vấn đề khác nhau
nhưng quan hệ chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng cá thể có ý nghĩa rất lớn đối với sự phát
triển của rừng.
Ở nước ta nhiều nhà khoa học lâm nghiệp đã nghiên cứu ứng dụng và đề nghị một
số dạng phương trình toán học biểu diễn quá trình sinh trưởng của rừng.
Theo kết quả nghiên cứu của Bùi Việt Hải (1997) về quy luật sinh trưởng của cây
Keo lá tràm tại Vĩnh An, Đồng Nai cho thấy các hàm sau đây tương đối phù hợp để
biểu diễn sinh trưởng, tăng trưởng của loài Keo lá tràm:
Y = a.e
Y = ab



b

x

Y = a.x 2 + b.x + c
Y = α .e − β . x

Nguyễn Ngọc Lung (1999- trích “luận văn tốt nghiệp kỹ sư chuyên ngành lâm
nghiệp của Hồ Hữu Thanh Tài năm 2005) qua nghiên cứu sinh trưởng của loài Thông
9


ba lá tại Đà Lạt – Lâm Đồng đã nhận xét hàm Schumacher phù hợp với quy luật sinh
trưởng của một số nhân tố D, H, V. Các hàm sinh trưởng là các đường cong tăng và
tăng nhanh trong những năm đầu vì nó mang đặc tính chung của cây mọc nhanh. Từ
đó, có thể đưa ra những biện pháp tác động để những cây sinh trưởng tốt.
Theo giáo trình điều tra của T.S Giang Văn Thắng: Tăng trưởng là hiệu số của một
nhân tố sinh trưởng nào đó vào các thời điểm khác nhau:
Y Δt = Yt − Yt −Δt

Trong đó:Y

: là nhân tố sinh trưởng nào đó

T

: là thời điểm điều tra

Y’

:là lượng sinh trưởng


Δ

: là khoảng thời gian từ thời điểm nào đó đến thời điểm điều tra

Về mặt toán học, tăng trưởng còn gọi là tốc độ sinh trưởng, là đạo hàm bậc nhất
của một nhân tố sinh trưởng nào đó theo thời gian
Y’ = F’(t) = dy/dt
Từ những quy luật này, các nhà lâm nghiệp sẽ có những đánh giá, nhận xét một
cách khách quan về ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh như: điều kiện tự nhiên, biện
pháp tác động… tới quá trình sinh trưởng của cây rừng, để từ đó có những biện pháp
kỹ thuật thích hợp tác động đến từng giai đoạn phát triển của cây rừng, nhằm đưa rừng
đạt được chất lượng tốt và năng suất cao phù hợp với mục đích kinh doanh.

10


Chương 3
ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
3.1.Đặc điểm khu vực nghiên cứu
3.1.1. Vị trí địa lý
Huyện Đam Rông nằm ở tọa độ địa lý :


Vỹ độ bắc : từ 11o57’18’’ đến 12o08’05’’



Kinh độ :




Phía đông giáp huyện Lạc Dương



Phía tây giáp huyện Lâm Hà



Phía đông giáp tỉnh Đắc Nông



Phía bắc giáp tỉnh Đắc Lắc



Nằm trong địa giới huyện Đam Rông gồm 6 xã và 64 tiểu khu.



Với vị trí nằm tương đối biệt lập cách thành phố Đà Lạt 100km theo

từ 108o07’00’’ đến 108o30’00’’

đường quốc lộ 27, nhiều đèo dốc cao nên ảnh hưởng đến mọi hoạt động giao lưu kinh
tế, văn hóa xã hội với các huyện, tỉnh bên ngoài duy nhất bằng con đường quốc lộ 27.
Đó là khó khăn lớn trong giao lưu phát triển kinh tế, trao đổi hàng hóa với các khu vực
lân cận.
3.1.2. Địa hình



Về cơ bản Đam Rông là vùng có địa hình đồi núi bị chia cắt bởi các hệ

thống khe suối, địa hình thấp dần từ tây nam sang đông bắc.


Phía nam có dãy núi cao nhất là Rnam, R’mây, ở độ cao 1448m và đỉnh

Hòn Nga có dộ cao 1982m, độ cao bình quân 600 đến 700m so với mặt nước biển.
Toàn bộ lâm phần của huyện thuộc đầu nguồn sông K’rông Nô, đầu ngồn Sê Rê Pôk.


Độ cao tuyệt đối cao nhất là 1982m.



Độ cao tuyệt đối thấp nhất 502m.



Dạng địa hình gò đồi thấp, xem kẽ vùng đồng bằng ven sông, suối phân

bố dọc theo 2 bên sông K’rông Nô. Và các con suối lớn khác …

11





Điểm chung là dạng địa hình này là độ cao từ 00 đến 20o, đất có độ phì

nhiêu từ trung bình đến cao. Thuận lợi cho việc bố trí sản xuất nông nghiệp, tuy nhiên
dạng địa hình này có diện tích nhỏ, khoảng 5000ha chiếm khoảng 9,6% diện tích tự
nhiên nên còn hạn chế về đất nông nghiệp.


Dạng địa hình đồi núi cao chia cắt từ trung bình đến sâu, phân bố dọc

theo các sườn núi tiếp giáp dạng địa hình gò đồi thấp xen kẽ, có diện tích khoảng
47604 ha chiếm khoảng 91,4%, đặc điểm từ 25o trở lên không có khả năng sản xuất
nông nghiệp, địa hình bị chia cắt hiểm trở, khó khăn tới việc sản xuất Lâm Nghiệp.
3.1.3. Đặc điểm đất đai


Đất phù sa sông suối.



Đất dốc tụ ven sông suối màu xám trắng.



Đất màu vàng đỏ phát triển trên đất Feralit.



Đất màu vàng phát triển trên đất Feralit.




Đất Feralit màu đỏ vàng phát triển trên đất phiến xét.



Đất Feralit màu vàng phát triển trên đá đa xít.

Bao gồm 8 nhóm đất và 45 đơn vị đất :
Nhóm đất phù sa (Fluvisols).
Nhóm đất Glây (Gleysols).
Nhóm đất mới biến đổi (Cambisols).
Nhóm đất đen (Luvisols).
Nhóm đất đỏ bazan (Ferralsols).
Nhóm đất xám (Acrisols).
Nhóm đất mùn alit trên núi cao (alisols).
Nhóm đất xói mòn mạnh (leptosols).
3.1.4. Khí hậu
Khu vực này thuộc khu vực nhiệt đới gió mùa, có hai mùa mưa và mùa nắng
khá rõ rệt:
-

Mùa mưa từ đầu tháng 5 đến tháng cuối 10.

-Mùa khô từ tháng đầu 11 đến cuối tháng 4 năm sau.
Chế độ nhiệt:
-

Nhiệt độ bình quân từ 21oC.
12



-

Nhiệt độ cao nhất là 32oC vào tháng 3 và tháng 4.

-

Nhiệt độ bình quân thấp nhất 16oC vào tháng 12.

Lượng mưa và độ ẩm không khí:
-

Lượng mưa bình quân năm 1625mm.

-

Độ ẩm bình quân 80,5%.

Chế độ gió:
-

Hướng gió chính là hướng gió Đông Bắc và gió Tây Nam.

Nhìn chung tình hình khí hậu rất tốt, thuận lợi cho cây trồng phát triển tốt,
nhưng chú ý trong tháng 6 mùa khô thường hay xảy ra cháy rừng.
3.1.5. Hệ thống sông suối thủy văn
Trong khu vực nghiên cứu có các sông suối chính như sau:
-

Sông DarMang bắt nguồn từ đỉnh RơNamrmây đổ về sông K’rông Nô


-

Suối DarMang bắt nguồn từ đỉnh Hòn Nga chảy qua 3 xã đổ về sông

K’rông Nô.
-

Sông K’rông Nô nằm tạo ranh giới giữa Đắc Lắc và Lâm Đồng. Giữa

Đắc Nông và Lâm Đồng, nằm trên mặt sông rộng từ 10 đến 50m, lưu lượng lũ cao
30m/s, lượng mùa khô 5 đến 10m/s. Mực nước cao nhất (đỉnh lũ 7m, thấp nhất 0,5m).
3.1.6. Đặc điểm thảm thực vật
Rừng khu vực nghiên cứu rất phong phú về chủng loại, có rừng lá rộng thường
xanh, rừng lá kim, tre nứa, hỗn giao lá rộng, lá kim, tre nứa. Nhưng trải qua một thời
gian dài chặt phá rừng bừa bãi, đốt nương làm ray, khai thác lâm sản trái phép và tác
động vô ý thức của con người gây cháy rừng, làm cho nguồn thực vật ở đây bị tàn phá
nặng nề.
Hiện nay ban quản lý rừng đầu nguồn Sê Rê Pôk đã có nhiều dự án trồng rừng
với mục đích là phòng hộ rừng đầu nguồn, đặc biệt là rừng lá kim mọc nhanh.
3.1.7. Đặc điểm tình hình dân sinh, kinh tế và xã hội
-Tình hình dân cư:
Dân số của huyện Đam Rông có 33.909 người, là huyện có tỷ lệ đồng bào dân
tộc cao (71,3%) so với các huyện khác trong tỉnh tỷ lệ dân số cao (2,9%) hầu hết đồng
bào dân tộc theo đạo thiên chúa và tin lành, dân trí thấp, đời sống còn nhiều khó khăn.

13


Đa phần sản xuất còn nặng về tự cấp, tự túc và chủ yếu dựa vào nông nghiệp, chưa

nhạy bén với ứng dụng khoa học kỹ thuật.
Lao động: năm 2007 tổng số lao động trong độ tuổi lao động có 14.718 người chiếm
50,3% dân số toàn huyện. Lao động làm việc trong nền kinh tế chiếm 95% lao động
trong độ tuổi (toàn tỉnh 89,9%) về cơ cấu lao động, lao động nông – Lâm Nghiệp là
chính 93,3%, lao động phi nông nghiệp ít 6,7%. Chất lượng lao động thấp, đa phần là
lao động thủ công, bình quân có 20 người trình độ đại học/1000 người, trong đó
chủyếu là cán bộ quản lý và giáo viên.
-Tình hình kinh tế:
-Số hộ khá không đáng kể: tập trung chủ yếu là các hộ người kinh chiếm
khoảng 10%.
-Số hộ trung bình chiếm khoảng từ 22 – 25%.
-Số hộ nghèo đói tính bình quân 3 xã khoảng 70%.
Nhìn chung đại đa số các hộ đồng bào dân tộc ít người còn gặp rất nhiều khó
khăn.
-Cơ sở hạ tầng:
-Tình hình giao Thông: có 2 trục lộ chính là đường quốc lộ 27, và đoạn đường
tỉnh lộ 722 kéo dài từ 3 xã Đam Rông đến ngã ba Bằng Lăng. Còn lại là đường liên
thôn, liên xã đã được đầu tư theo chương trình xã đặc biệt khó khăn được một số. Song
còn lại chủ yếu là đường be cũ và đường do dân tự mở, rất khó khăn cho việc đi lại
trong mùa mưa.
-Điện lưới quốc gia đã được sử dụng từ năm 2007 ở hầu hết các xã và thôn,
bản. Khoảng 80% đã được sử dụng điện, còn một số buôn ở xa khu dân cư vẫn chưa
có điện.
-Tình hình Thông tin liên lạc: các trung tâm xã có hệ thống liên lạc thuận lợi,
còn lại những vùng xa trung tâm thì khó khăn.
-Hệ thống giáo dục, y tế, các điểm văn hóa ở các thôn buôn đã được quan tâm
đầu tư của chính quyền địa phương, các xã đều có nhà văn hóa.-Hệ thống quản lý xã
hội ở các xã đã được hoàn thiện đến từng thôn buôn. Góp phần tích cực trong công tác
quản lý bảo vệ và phát triển rừng.-Thực hiện chương trình 134 về nhà ở, các xã đã đạt
được 100% dân số có nhà ton vách ván đã ổn định nơi ăn chốn ở.

14


-Tình hình sản xuất của đồng bào dân tộc ít người ở địa phương:
Các hộ đồng bào dân tộc thu nhập chủ yếu dựa vào nông nghiệp và nghề rừng
tự do, quỹ đất nông nghiệp hạn chế với tập quán sản xuất còn lạc hậu do vậy tài
nguyên rừng đang chịu áp lực rất lớn của người dân địa phương. Làm cho rừng ngày
càng trở nên nghèo kiệt. Để người dân sống ở gần rừng, sống được từ việc tham gia
làm nghề rừng và có những thu nhập từ rừng ổn định, bền vững.
3.2. Đặc điểm đối tượng nghiên cứu
3.2.1. Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng được trồng rừng chủ yếu tại ban quản lý rừng phòng hộ đầu nguồn
Sê Rê Pôk là Thông Ba Lá, Thông hai lá và Thông Caribê. Và đây là đối tượng nghiên
cứu chính trong suốt đề tài.
3.2.2. Đặc điểm phân bố Thông 3 lá
-Tên khoa học
-Thuộc họ

: pinus Kesiya Royle Ex Gordon

: pinaceae

Thông Ba Lá phân bố tự nhiên trên các vùng núi cao Ấn Độ, nam Trung Quốc,
Myanma, Lào, Thái Lan, Việt Nam, Phillippine … ở Việt Nam, Thông Ba Lá phân bố
tự nhiên ở các tỉnh Lâm Đồng, Lai Châu, Lạng Sơn, Cao Bằng, Quảng NInh, Hà
Giang, Lào Cai … tập trung nhiều nhất tại Lâm Đồng, phân bố chủ yếu ở độ cao từ
800m đến 1900m. Thông Ba Lá thường mọc thuần loài hoặc hỗn giao với một số cây
lá rộng khác nhưng không đáng kể, tạo thành loại rừng thưa cây lá kim.
3.2.3. Hình thái và đặc điểm sinh trưởng
Là loài cây gỗ lớn, thường xanh, thân tròn thẳng có thể cao từ 30 – 35m, đường

kính đạt từ 70 – 80 cm thậm chí có cây đạt hơn 90cm. cây có thể sống đến 150 tuổi.
Thông Ba Lá có vỏ dầy màu nâu sẩm, nứt dọc sâu, bong mảng, có khả năng chịu lửa
tốt, cành thô màu đỏ nâu, gỗ mềm nhẹ màu vàng đến màu vàng da cam, tỷ trọng d =
0,65 – 0,7; cây thường có 3 lá kim màu xanh thẫm mọc trên chồi ngắn (bẹ) 1,2cm; lá
dài từ 15 – 25 cm; quả hình nón trứng viên chùy dài 5 – 9 cm thường quặn xuống, quả
dài và có rốn rất rõ, hạt có cánh dài 1,5 – 2,5 cm. Thông Ba Lá ra hoa vào tháng 3 – 4,
quả chín vào tháng 11 – 12 năm sau (20 – 22 tháng), quả chùy không rụng như thông
hai lá. Thông Ba Lá trồng từ 6 -7 tuổi có thể ra hoa nhưng số lượng rất ít và chất lượng
hạt kém.
15


Thông Ba Lá là loài cây sinh trưởng tương đối nhanh, mỗi năm sinh 2 – 4 vòng
cánh, ở lập địa thích hợp tăng trưởng bình quân có thể đạt 1,2m chiều cao và 1cm
đường kính trên năm. Nơi đất khô, nghèo dinh dưỡng cây trên 30 tuổi tăng trưởng
giảm rõ rệt.
3.2.4. Đặc tính sinh thái
Thông Ba Lá thích hợp với điều kiện thời tiết nhiệt đới gió mùa, phân bố tự
nhiên ở độ cao 600 – 2000m, là loài cây ưa sáng, có biên độ sinh thái rộng đối với
nhiệt độ, ẩm độ và đất. Mọc tự nhiên nơi có nhiệt độ từ 18 – 20oC, nhiệt độ tháng
trung bình nóng nhất 27oC, tháng lạnh nhất 12oC, mùa khô kéo dài 4 – 7 tháng, lượng
mưa hàng năm 1.100 – 4.500 mm. Thông Ba Lá sinh trưởng tốt trên các loại đất Feralit
phát triển từ các loại đá mẹ Granit, diệp thạch, bazan; thích hợp trên đất thoát nước,
độ chua PH = 4,5 – 5,5; cũng có thể gặp trên đất thịt nặng hoặc đất lẫn sỏi đá, có khả
năng chịu được lạnh và sương muối.
3.2.5. Công dụng và ý nghĩa kinh tế
Thông Ba Lá là loại cây cho gỗ, nhựa, chất đốt. Gỗ thường được dùng trong
xây dựng, nguyên vật liệu giấy, sợi nhân tạo, bao bì, trụ điện, gia dụng … nhựa thông
dùng để chưng cất tinh dầu, Colophan, làm sơn, vecni, dược liệu, văn phòng phẩm …
gỗ và nhựa cung cấp cho hơn 50 ngành công nghiệp khác nhau.

Rừng Thông Ba Lá không những cung cấp những giá trị về kinh tế mà còn có ý
nghĩa trong bảo vệ môi trường, đất, có tác dụng to lớn trong phòng hộ đầu nguồn với
những nơi có địa hình cao.
3.2.6. Kỹ thuật trồng Thông Ba Lá
Thông Ba Lá được trồng bằng cây con tạo sẵn trong túi bầu.
-Giống và tạo cây con:
Cây mẹ lấy giống được tuyển chọn từ rừng giống, rừng giống chuyển hóa hoặc
vườn giống có xuất xứ từ Lâm Đồng. Phải sử dụng vật liệu giống biết rõ nguồn gốc, có
hồ sơ lý lịch rõ ràng, có phiếu kiểm định chất lượng giống.
-Thu hái quả: thời gian thu hái từ tháng 11 đến tháng 2 năm sau, khi quả chuyển
từ màu xanh sang màu vàng mơ hay màu cánh gián.

16


×