Tải bản đầy đủ (.doc) (92 trang)

Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (414.29 KB, 92 trang )

A/
Lời nói đầu
Tính cấp thiết của đề tài
Trong tình hình hội nhập kinh tế thế giới WTO Việt Nam nói
riêng và các nước đang phát triển nói chung đang phải đương đầu
với một thách thức vô cùng to lớn. Một trong số đó là thách thức
của các doanh nghiệp việc áp dụng các tiêu chuẩn và chứng nhận
cho doanh nghiệp cùng với những sản phảm và dịch vụ của mình về
chất lượng cũng như về môi trường và một loạt các yêu cầu khác.
Trong khi đó phần lớn doanh nghiệp của Việt Nam là doanh nghiệp
vừa và nhỏ, công nghiệp sản xuất lạc hậu, gây ô nhiễm môi trường
cao,trình độ non kém,…Vì thế một số quốc gia không thể duy trì thị
trường của mình do không thể đáp ứng được các tiêu chuẩn môi
trường và sức khoẻ con người do các nước đang phát triển đặt ra và
do đó không thể tiếp cận được thị trường xuất khẩu hàng hoá.
Đến tháng 12/2006 chúng ta chỉ có khoảng 148 doanh nghiệp
đạt chứng chỉ ISO 14001 mà trong đó hầu hết là các doanh nghiệp
có 100% vốn nước ngoài hoặc có phần lớn vốn nước ngoài. Tuy
rằng ISO 14001 nói riêng và ISO nói chung là một quá trình tự
nguyện nhưng lại bắt buộc vì nếu không có sự đảm bảo về môi
trường thì không nhập khẩu vào các nước phát triển được. Và thay
cho hàng rào thuế quan trước kia thì giờ xuất hiện hình thức bảo hộ
mới “ bảo hộ xanh” (green protectionism). Vì vậy một vấn đề cấp
thiết và nóng bỏng đặt ra với các doanh nghiệp Việt Nam là việc
tiếp cận với các TCVN và Quốc Tế nói chung và tiêu chuẩn môi
trường nói riêng cần phải tiến hành không sớm thì muộn và không
thể chần chừ mãi được.
Để góp phần nâng cao hiểu biết về Hệ Thống Quản Lí Môi
Trường (MES) cho doanh nghiệp chúng tôi xin giới thiệu đề tài
nghiên cứu của mình “Bước đầu nghiên cứu quá trình xây dựng, áp
1




dụng, duy trì hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001 và
áp dụng hệ thống quản lí môi trường tại công ty cổ phần may Đức
Giang” Mong muốn đây là một ví dụ điển hình góp phần giúp các
doanh nghiệp thúc đẩy quá trình mà dù sớm hay muộn cũng phải
tham gia.
Tình hình nghiên cứu: TCVN ISO được đề tài nghiên cứu
trong tình hình Việt Nam đã bắt đầu bước vào hội nhập WTO, điều
này đòi hỏi các doanh nghiệp Việt Nam phải hết sức nỗ lực, bên
cạnh đó phải quan tâm đến yếu tố môi trường trong quá trình sản
xuất cũng như trong sản phẩm. Nghiên cứu này sẽ cho thấy được
tình hình doanh nghiệp hiện nay và những điều kiện để áp dụng
TCVN ISO 14001.
Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu: Nghiên cứu này nhằm
góp phần đem lại những hiểu biết thêm về những tiêu chuẩn môi
trường mà các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay cần phải áp dụng,
đó là điều kiện cho phép doanh nghiệp nào muốn tăng thêm lợi
nhuận kinh doanh của mình. Nhiệm vụ của nghiên cứu là đưa ra cái
nhìn tương đối cơ bản về TCVN ISO 14001, quá trình xây dựng, áp
dụng và duy trì nó như thế nào để doanh nghiệp có kết quả tốt trong
kinh doanh.
Đối tượng nghiên cứu:
Hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001
Hướng tới nghiên cứu MES của Công ty cổ phần may Đức
Giang và những thành quả và hạn chế trong quá trình thực hiện hệ
thống quản lí môi trường
Phạm vi nghiên cứu: Giới hạn trong lí thuyết về ISO 14001
Quá trình đăng kí, áp dụng và duy trì
MES

Nghiên cứu MES tại công ty may Đức
2


Giang
Phương pháp nghiên cứu: Điều tra thực tế.
Phương pháp duy vật biện chứng.
Phương pháp truy vấn ngẫu nhiên
Lí luận phân tích khoa học dựa
trên cơ sở lí thuyết sẵn có,…
Những đóng góp của nghiên cứu: Qua đề tài nhỏ này chúng
tôi hy vọng sẽ đóng góp thêm những hiểu biết về TCVN
ISO14001- một tiêu chuẩn môi trường gắn với sản phẩm hàng hoá.
Thấy được tầm quan trọng của ISO 14001 trong quá trình cạnh
tranh của các doanh nghiệp để có thể sản xuất ra những sản phẩm
thân thiện với môi trường và thu được nhiều lợi nhuận.

Nội dung đề tài của chúng tôi bao gồm các phần sau:
A. MỞ ĐẦU
Lời nói đầu
L ời cảm ơn
Các kí hiệu viết tắt
B.NỘI DUNG
Chương I: : KHÁI QUẢT CHUNG VỀ ISO VÀ ISO
14001
I./Iso là gì ?
II/Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
III/ ISO 14001 trong hệ thống ISO 14000
Chương II Quy trình đăng kí, xây dựng và áp dụng
HTQL Môi Trường theo TCVN ISO 14001

I Quá trình đăng kí
3


II.Xây dựng và áp dụng
CHƯƠNG III: HIỆN TRẠNG ÁP DỤNG TCVN
ISO 14001 Ở VIỆT NAM
I.
Hiện trạng quản trị môi trường tại Việt Nam.
II. Vấn đề nhận thức hệ quản trị mạng môi trường ở
Việt Nam.
III. Thụân lợi và khó khăn của các doanh nghiệp
khi tham gia TCVN ISO 14001.
IV.Giải pháp cho thực trạng ở doanh nghiệp Việt
Nam.
V. Điều kiện cần thiết để phát triển TCVN ISO
14001 ở các doanh nghiệp Việt Nam.
CHƯƠNG IV:
NGHIÊN CỨU HỆ THỐNG
QUẢN LÍ MÔI TRƯỜNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 14001
TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN MAY ĐỨC GIANG
I.Giới thiệu chung về công ty cổ phần may Đức Giang .
II. Hiện trạng môi trường của công ty cổ phần may Đức
Giang khi chưa thực hiện MES theo TCVN ISO 14001.
III.Thực hiện MES theo TCVN ISO 14001 tại công ty cổ
phần may Đức Giang.
IV.Khó khăn và kết quả đạt được.
C/ KẾT LUẬN CHUNG.
* DANH MỤC TÀI LIỆU BÊN NGOÀI CÓ LIÊN
QUAN ĐẾN HTQLMT

* DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
4


5


Lời cảm ơn
Nghiên cứu hệ thống quản lí môi trường theo TCVN là một đề
tài mới, trong quá trình thực hiện chúng tôi đã gặp rất nhiều những
khó khăn trong cơ sơ lí luận và đặc biệt là quá trình nghiên cứu thực
tế tại rất nhiều cơ sơ doanh nghiệp khác nhau.
Để hoàn thành được đề tài này chúng tôi xin được cảm ơn thầy
giáo: Nguyễn Thế Chinh cùng toàn thể các thầy cô giáo khoa Kinh
tế- quản lí tài nguyên môi trường và đô thị đã hướng dẫn, giúp đỡ
trong quá trình lựa chọn vấn đề, giải đáp những thắc mắc và giúp
chúng tôi hoàn thiện nội dung nghiên cứu.
Đặc biệt chúng tôi xin được gửi lời cảm ơn chân thành đến
anh Đặng Khánh Hào cựu sinh viên khoá 40 của khoa KT-Quản Lí
tài nguyên môi trường và đô thị , nay anh là cán bộ của Cục Tiêu
Chuẩn Đo Lường đã giúp đỡ rất nhiệt tình, hướng dẫn chi tiết và
động viên chúng tôi rất nhiều trong quá trình thực hiện nghiên cứu.
Ngoài ra để có thể hoàn thành được nghiên cứu này, chúng tôi
xin được gửi lời cảm ơn sâu sắc đến cô Hồng, cô Nguyệt… làm việc
tại phòng ISO của công ty may Đức Giang đã cho chúng tôi những
số liệu quý báu trong quá trình điều tra nghiên cứu.
Lời cuối chúng tôi xin gửi lời cảm ơn đến bạn bè, người thân,
những người đã giúp đỡ tôi rất nhiều cả về vật chất và tinh thần
trong suốt cả quá trình dài thực hiện.
Để hoàn thành nghiên cứu này chúng tôi đã sử dụng một số tài

liệu tham khảo sẽ được nhắc đến trong mục lục của đề tài.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn
Sinh viên
Doãn Thị Phương Thảo
Nguyễn Thị Quế Phương.

6


Các kí hiệu viết tắt trong đề tài:
MES: Hệ thống quản lí môi trường.
TCVN: tiêu chuẩn Việt Nam.
CTCP: Công ty cổ phần.
ATLĐ : An toàn lao động
PCCN : Phòng chống cháy nổ
VSLĐ : Vệ sinh lao động
BHLĐ : Bảo hiểm lao động
CBCNV : Cán bộ công nhân viên
HTQL : Hệ thống quán lí
MT : Môi trường

7


B/ NỘI DUNG
Chương I: KHÁI QUẢT CHUNG VỀ ISO VÀ ISO 14001
I.Iso là gì ?
Lịch sử của Iso
Iso ( International Organization for Standardization) là một tổ
chức quốc tế chuyên ngành có các thành viên là các cơ quan tiêu

chuẩn quốc gia gồm 135 nước thành viên.
Iso được thành lập vào năm 1946 nhằm mục đích xây dựng các
tiêu chuẩn về sản xuất, thương mại và thông tin tạo điều kiện cho
các hoạt động trao đổi hàng hóa và dịch vụ hiệu quả .Tất cả các tiêu
chuẩn Iso đặt ra đều có tính tự nguyện, không bắt buộc.
Theo định nghĩa của Tổ chức hoá Quốc tế ISO thì tiêu chuẩn là
một sự thoả thuận trên văn hóa trong đó có những quy cách kĩ
thuật hay các tiêu chuẩn chính xác khác được sử dụng một cách
nhất quán để làm quy tắc, để chỉ dẫn hay xác định tính chất nhằm
bảo đảm cho các vật liệu, sản phẩm, quá trình và dịch vụ phù hợp
với mục đích đã đề ra.
Một tiêu chuẩn muốn được ra đời phải được ít nhất hai phần ba
số thành viên tán thành bỏ phiếu .
II..Bộ tiêu chuẩn ISO 14000
1.ISO 14000 là gì :
Năm 1993, ISO ( tổ chức tiêu chuẩn quốc tế) đã giao nhiệm vụ
cho tiểu ban kĩ thuật TC/207 bắt đầu xây dựng bộ tiêu chuẩn quốc
tế về hệ thống quản lí môi trường lấy tên là ISO 14000. Chỉ sau 3
năm, 5 tiêu chuẩn về quản lí môi trường được áp dụng vào tháng

8


9/1996, sau vài kì soát xét ISO đã đưa ra bộ tiêu chuẩn hoàn thiện
và chính thức được áp dụng vào năm 1996 đến nay.
2.Cấu trúc của ISO 14000
ISO 14000 là một bộ tiêu chuẩn lớn nó bao gồm 6 nhóm tiêu
chuẩn con về lĩnh vực môi trường :
2..1 Nhóm tiêu chuẩn về hệ thống quản lí môi trường
+ ISO 14001 : Hệ thống quản lí môi trường, quy định và hướng

dẫn sử dụng. Đây chính là tiêu chuẩn mà đề tài này đang đề cập
tới.
+ISO 14004 Hệ thống quản lí môi trường – Hướng dẫn chung
về nguyên tắc, hệ thống và kĩ thuật hỗ trợ.
2..2 Nhóm tiêu chuẩn về đánh giá môi trường:
+ISO 14010: Hướng dẫn đánh giá môi trường- Nguyên tắc
chung.
+ISO 14011: Hướng dẫn đánh gía môi trường –Thủ tục đánh giáĐánh giá hệ thống quản lí môi trường.
+ISO 14012: Hướng dẫn đánh giá môi trường- Chuẩn cứ trình độ
đối với chuyên gia đánh giá môi trường .
+ISO 14015: Đánh giá tại chỗ về môi trường.
2.3 Nhóm tiêu chuẩn về cấp nhãn môi trường
+ISO 14020 : Các mục đích và nguyên tắc của việc cấp nhãn môi
trường .
+ISO 14021: Cấp nhãn môi trường, tự công bố và khai báo. Các
khái niệm và định nghĩa.
+ISO 14022: Cấp nhãn môi trường- các kí hiệu cấp nhãn môi
trường .
+ISO 14023: Thử nghiệm và phương pháp đánh giá.

9


+ISO 14024 Cấp nhãn môi trường- các chương trình của cán bộ
môi trường , hướng dẫn về quy tắc, về thực hành và thủ tục xác
nhận của chương trình đa tiêu chuẩn.
2.4 Nhóm tiêu chuẩnvề công tác đánh giá môi trường
ISO 14031: Đánh giá công tác môi trường của hệ thống quản lí
và mối liên quan của nó tới môi trường.
2.5 Nhóm tiêu chuẩn đánh giá về chu trính chuyển hoá

+ISO 14040: Quản lí môi trường –Đánhgiá chu trình chuyển
hoá. Các nguyên tắc chung và hướng dẫn
+ISO 14041: Quản lí môi trường –Đánh giá chu trình chuyển
hóa. Phân tích kiểm kê.
+WG4- quản lí môi trường- Đánh giá chu trình chuyển hoá .
Đánh giá tác động.
+WG5 Quản lí môi trường- Đánh giá chu trình chuyển hóa.
Đánh giá việc cải tiến
2.6 Nhóm tiêu chuẩn về thuật ngữ và định nghĩa:
+ISO 14050: Các thuật ngữ và định nghĩa.
+WG1 Các vấn đề môi trường trong các tiêu chuẩn sản
phẩm.
+ISO 14060: Hướng dẫn về cách tập hợp các vấn đề môi
trường trong các tiêu chuẩn sản phẩm
3. Sự cần thiết phải có ISO 14000
*Chúng ta đang sống trong một thề giới sôi động và biến đổi từng
ngày. Các hoạt động KT-XH-VH diễn ra ở khắp mọi nơi. Để tiến
hành các hoạt động này con người không những sử dụng kiến thức
vốn có của mình mà sự trợ giúp của tự nhiên là đáng kể. Con người
đã khai thác và sử dụng tài nguyên để phục vụ cho những mục đích
của mình. Việc khai thác và sử dụng bừa bãi bất hợp lí đã gây ra
hậu quả về môi trường mà con người phải gánh chịu do chính mình
10


gây ra như: lũ lụt, hạn hán, thiên tai, sóng thần, môi trường bị biến
đổi , bệnh tật ….và tình hình này đang ngày càng gia tăng.
Trước thực trạng đó, tổ chức tiêu chuẩn hoá quốc tế ISO đã soạn
thảo và cho ra đời bộ tiêu chuẩn ISO 14000 nhằm đưa ra một hệ
thống quản lí môi trường và tài nguyên một cách hiệu quả. Có thể

nói rằng, ISO 14000 thể hiện phương thức mới để tiến hành hữu
hiệu công tác quản lí môi trường. Bộ tiêu chuẩn nay hướng dẫn cho
cá nhân và các tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế một hệ thống quản lí
vừa đem lại lợi nhuận vừa bảo vệ môi trường đặc biệt là đảm bảo
mục tiêu phát triển bền vững.
4 Lợi ích và rào cản của ISO 14000
4.1 Lợi ích
1 Các lợi ích từ ISO 14000 bao gồm:
+Tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn tự nguyện.
+Giảm thủ tục và hạn chế trùng lặp.
+Đáp ứng yêu cầu thực tế.
+Có được sự chấp thuận của chính phủ.
+Đáp ứng nhu cầu kinh tế -xã hội.
+Giảm chi phí bảo hiểm và tăng cường khả năng tích luỹ vốn.
+Lợi ích nội bộ.
+Phòng tránh ô nhiễm.
+Bảo vệ môi trường.
4.2. Rào cản ::
+Chi phí gia tăng.
+Phát sinh hàng rào thương mại phi thuế quan.
+Quy định hay tự nguyện
Khi áp dụng các tiêu chuẩn một cách tự nguyện nó dựa trên thiện
chí cuả các bên. Và khi các tiêu chuẩn này trở thành quy định chính

11


thức thì nó hình thành nên một hàng rào thương mại, nó mô tả
những quy định chặt chẽ hơn những quy định hiện hành.
Các chính phủ sẽ có thể dựa vào ISO 14000 để xây dựng những

quy định chính thức, xác định phạm vi ảnh hưởng của chính phủ và
xác định các mức hình phạt. Điều này là không đúng khi mà nguyên
tắc xây dựng những tiêu chuẩn chính thức không được sử dụng
những tiêu chuẩn quốc tế.
III ISO 14001 trong hệ thống ISO 14000
1.Khái niệm về ISO 14001
ISO 14001 là tiêu chuẩn kĩ thuật, tiêu chuẩn hệ thống quản lí môi
trường quy định và hướng dẫn sử dụng thuộc bộ tiêu chuẩn ISO
14000.
2 Chu trình hoạt động của ISO 14001 ( Cấu trúc )
ISO 14001 là một trong những tiêu chuẩn trong bộ tiêu chuẩn ISO
14000 mà chu trình của nó được thực hiện theo kiểu xoắn ốc, mỗi
lần lặp lại và một lần cải tiến cho nên nó là một quá trình cải tiến
liên tục. Mô hình quản lí môi trường theo ISO 14001 như sau:

12


V hỡnh
Chính sách môi trờng

Xem xét của lãnh
đạo
Lập kế hoạch

Thực hiện và tác
nghiệp

Kiểm tra và hành
động khắc phục


Hình 1: Hệ thống quản lý môi trờng

13


- Chính sách môi trường
Trong một tổ chức doanh nghiệp thì chính sách môi trường chính
là sự cam kết ban đầu về ngăn ngừa ô nhiễm và cải tiến liên tục các
kết quả hoạt động về môi trường. Chính sách về môi trường đưa ra
những nguyên tắc lí thuyết và thực hành giúp tổ chức có thể vận
hành hệ thống quản lí môi trường của mình, đó là bước đầu trong
việc xây dựng và thực hiện hệ thống quản lí môi trường doanh
nghiệp. Vì vậy cần phải xem xét thường xuyên để đảm bảo hệ thống
được thực hiện và đầy đủ.
-Lập kế hoạch
Là giai đoạn thứ hai trong hệ thống quản lí môi trường liên quan
đến việc xác định yêu cầu pháp luật và các yêu cầu khác mà tổ
chức, doanh nghiệp phải tuân thủ theo,xác định các khía cạnh môi
trường có ý nghĩa, các mục tiêu, chỉ tiêu phù hợp và đảm bảo đạt
được các mục tiêu đó. Đây là giai đoạn thực hiện những thay đổi
trong tổ chức ( hoạt động, pháp luật, quá trình ..) hơn nữa thực hiện
cải tiến liên tục hoạt động bảo vệ môi trường.
-Thực hiện các tác nghiệp
Giai đoạn này cung cấp những công cụ, quy trình và nguồn lực cần
thiết để vận hành hệ thống một cách bền vững, các bước thực hiện
trong giai đoạn này:
+Phân công trách nhiệm , quyền hạn đầy đủ thực hiện hệ thống
quản lí môi trường.
+Chỉ định người đại diện lãnh đạo có trách nhiệm quản lí và theo

dõi tiến độ thực hiện việc quản lí môi trường.
+Cung cấp đầy đủ các nguồn lực về nhân lực, kĩ thuật, tài chính.
14


+Xác định nhu cầu đào tạo và tiến hành đào tạo cho nhân viên.
+Thiết lập và thực hiện các chính sách báo cáovà các quy trình cần
thiết nhằm đảm bảo lãnh đạo cấp cao sẽ nhận thức được các kết quả
hoạt động về môi trường.
+Thiết lập và thực hiện các chính sách và quy trình thông tin liên
lạc nội bộ và bên ngoài.
+Thiết lập và thực hịên các chính sách và quy trình lập văn bản, tài
liệu về hệ thống quản lí môi trường.
+Thiết lập và thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm kiểm soát
các hoạt động và các quá trình liên quan trong tổ chức.
+Thiết lập và thực hiện các chính sách và thủ tục nhằm chuẩn bị,
ứng phó với tình trạng khẩn cấp.
Giai đoạn này yêu cầu cập nhật liên tục những thay đổi trong quá
trình thực hiện. Đây là giai đoạn thực hiện trong chu trình ‘lâpj kế
hoạch- thực hiện -kiểm tra –đánh giá’.
-Kiểm tra và hành động khắc phục(Đo và đánh giá)
Đây là giai đoạn thể hiện việc kiểm tra, giám sát kết quả hoạt động
môi trường, các khía cạnh môi trường và xử lí sự cố không phù
hợp.Các bước thực hiện trong giai đoạn này :
+Định kì giám sát và đo các thông số đặc trưng hoạt động của tổ
chức có thể tác động đáng kể tới môi trường.
+Định kì đánh giá sự tuân thủ với các yêu cầu pháp luật và các yêu
cầu khác về môi trường.
+Hiệu chuẩn và bảo dưỡng các thiết bị đo theo quy trình của tổ
chức.

+Điều tra cả sự không phù hợp của tổ chức.

15


+Thực hiện các hành động khắc phục và phòng ngừa nhằm giảm
thiểu các tác động môi trường và ngăn ngừa tái diễn sự không phù
hợp.
+Lưu giữ các tài lieu hồ sơ môi trường theo quy trình và chính sách
của tổ chức.
+Định kì đánh giá hệ thống nhằm đảm bảo hệ thống luôn tuân thủ
với tiêu chuẩn ISO 14001, các kế hoạch và chính sách của tổ chức,
xác định xem tổ chức đã thực hiện đúng chưa(đánh giá nội bộ hay
bên ngoài ).
Giai đoạn xem xét nhằm cải tiến quá trình hoặc quyết định những
thay đổi cho các giai đoạn khác, là bước kiểm tra trong chu trình
‘Lập kế hoạch - Thực hiện – Kiểm tra – Đánh giá ‘.
-Xem xét của lãnh đạo( Xem xét và cải tiến)
Là giai đoạn cuối cùng của mô hình. Giai đoạn xem xét yêu cầu thu
thập các thông tin liên quan tới quản lí môi trường và thông báo các
thông tin này tới lãnh đạo cấp cao theo kế hoạch định trước, mục
đích của giai đoạn này:
+ Đảm bảo tính phù hợp của hệ thống quản lí môi trường.
+Xác định tính đầy đủ.
+Thẩm tra tính hiệu quả của hệ thống.
+Tạo điều kiện cải tiến liên tục hệ thống, các quá trình, thiết bị
trong quản lí môi trường.
Từ các kết quả xem xét của lãnh đạo về thiết bị và nhân lực sử dụng
trong quá trình áp dụng hệ thống quản lí môi trường , cũng như các
kết quả hoạt động về môi trường, tổ chức sẽ quyết định điều kiện

hiện tại có thể chấp nhận được và cần phải thay đổi những gì. Giai
đoạn là bước đánh giá trong chu trình ‘Lập kế hoạch - Thực hiệnKiểm tra –Đánh giá’.
16


3 Yêu cầu của hệ thống quản lí môi trường theo TCVN ISO
14001
ISO 14001 đặt ra những yêu cầu hết sức cụ thể cho hoạt động quản
lí môi trường. Các yêu cầu bao gồm :
3.1 Cam kết của lãnh đạo: Cấp lãnh đạo là cấp đóng vai trò quan
trọng trong hoạt động của một doanh nghiệp, là cấp đề ra các
đường lối và mục tiêu phát triển cho tổ chức . Quản lí môi trường
trong doanh nghiệp cũng là một hoạt động quan trọng không thể
thiếu sự có mặt tham gia cam kết của các cấp lãnh đạo. TCVN ISO
14001 yêu cầu sự cam kết nghiêm túc về phía lãnh đạo công ty để
việc thực hiện theo tiêu chuẩn ISO thu được kết quả.
3.2 Tuân thủ các chính sách môi trường
Mỗi doanh nghiệp, công ty khi áp dụng TCVN ISO 14001 đều phải
xây dựng cho mình một chính sách về môi trường để hoạt động
quản lí môi trường đạt được hiệu quả. Chính sách môi trường do các
cấp lãnh đạo đề ra và yêu cầu là nêu ra đường lối hoạt động chung,
các nguyên tắc hoạt động, các khuynh hướng môi trường.
3.3 Lập kế hoạch môi trường
Khi áp dụng quản lí môi trường theo TCVN ISO 14001. Để đạt
được hiệu quả thì doanh nghiệp cần đề ra kế hoạch môi trường hợp
lí rõ ràng. Kế hoạch phải chỉ ra được các chỉ tiêu, mục tiêu mà
doanh nghiệp cần hướng tới trong quản lí môi trường, ngoài ra cần
thực hiện kế hoạch đúng chu trình và nguyên tắc.
3.4 Đào tạo cán bộ
Việc thực hiện quản lí môi trường yêu cầu phải có những cán bộ

hiểu biết về môi trường trong doanh nghịêp, các cấp lãnh đạo phải

17


có chương trình đào tạo cho nhân viên của mình về vấn đề môi
trường để họ có đủ nănglực để thực hiện tốt công việc của mình.
3.5 Cơ cấu tổ chức và trách nhiệm
Trong lĩnh vực môi trường của doanh nghiệp cần xây dựng cơ cấu
tổ chức theo từng phân cấp mà ở đó xác định vai trò, trách nhiệm
của từng cấp để hoạt động quản lí môi trường được thực hiện một
cách hiệu quả hơn.
3.6 Thông tin liên lạc
Thông tin liên lạc trong và ngoài tổ chức có vai trò quan trọng giúp
cho hoạt động quản lí môi trường của doanh nghiệp hiệu quả hơn.
Doanh nghiệp cần xây dựng cho mình một hệ thống thông tin nội bộ
và bên ngoài chặt chẽ để có thể nắm bắt và xử lí kịp thời những
biến đổi môi trường trong quá trình hoạt động quản lí.
3.7 Kiểm soát tài liệu và hoạt động môi trường liên quan:
Sự kiểm soát trong hoạt động quản lí môi trường thông qua thủ tục
văn bản, tài liệu. Để thực hiện quản lí môi trường tốt thì doanh
nghiệp cần xây dựng cho mình hệ thống kiểm soát tài liệu để đảm
bảo rằng các văn bản có liên quan trong hoạt động quản lí môi
trường được thực hiện đúng lúc và kịp thời.
3.8 Sự chuẩn bị sẵn sàng và đáp ứng với tình trạng khẩn cấp:
Tình trạng khẩn cấp luôn có thể xảy ra. Hệ thống quản lí môi trường
yêu cầu phải đưa ra được mức độ khẩn cấp và điều quan trọng là
phải có phương án đối phó với nó thông qua các khoá học và thực
hành cụ thể để khi xảy ra thì luôn giải quyết tốt trong thế chủ động.
3.9 Kiểm tra, đánh giá và hành động khắc phục phòng ngừa

Phải luôn có sự kiêm tra đánh giá các hoạt động môi trường trong
quá trình thực hiện. Ngoài ra cần đưa ra những biện pháp hành động
khắc phục và phòng ngừa những tác động xấu xảy ra .
3.10 Lưu giữ hồ sơ
18


Đây là một yêu cầu không thể thiếu trong quản lí môi trường. Việc
lưu trữ những tài liệu quan trọng là cơ sở cho sự đánh giá hiệu quả
của việc thực hiện và hơn nữa nó là tài liệu cho các hoạt động khác
của doanh nghiệp.
3.11 Xem xét của lãnh đạo
Thực hiện quản lí môi trường cần có sự xem xét của các cấp lãnh
đạo một cách thường xuyên và theo chu kì để có thể nắm rõ tình
hình thực hiện và đưa ra các biện pháp điều chỉnh.
3.12 Cải tiến liên tục
Trong quá trình thực hiện quản lí môi trường cần có sự cải tiến để
phù hợp với tình hình thực tế, loại bỏ những cái không thích hợp,
thay thế bằng những cái thích hợp hơn.
4 Lợi ích và rào cản của ISO 14001
4.1 Lợi ích
4.1.1Việc tăng cường sử dụng những tiêu chuẩn tự nguyện
Các quốc gia muốn phát triển thì không thể thiếu được hoạt động
giao lưu quốc tế. Trong quan hệ quốc tế luôn phải thực thi những
điều khoản chung đã đặt ra, đó có thể là các quy tắc, tiêu chuẩn …
Việc áp dụng tiêu chuẩn góp phần nâng cao vai trò của các hoạt
động chung trên trường quốc tế. Tại những nước có chi phí thực
hiện cao do các quy định chặt chẽ đã có, các công ty có thể thực
hiện một cách hữu hiệu hơn, còn lại những nước có chi phí thực
hiện thấp hơn, một phần do hệ thống quy định kém chặt chẽ hơn,

ISO 14001 có thể đề xuất những cam kết để có thể quản lí môi
trường một cách hữu hiệu hơn nữa.
4.1.2 Tinh giản trong thủ tục, tránh trùng lặp
Việc cùng chung một tiêu chuẩn quốc tế được áp dụng thực hiện ở
các nước sẽ làm giảm bớt những kiểm định quốc tế trong bất cứ
19


quan hệ giữa các nước.Không những thế nó còn được thực hiện nhất
quán nên tránh được tình trạng trùng lặp, chồng chéo. Từ đó giảm
được các chi phí .
4.1.3 Đáp ứng yêu cầu thực tế
Sức ép của thị trường cũng yêu cầu các doanh nghiệp phải đăng kí
ISO 14001. Các sản phẩm muốn cạnh tranh được thì ngoài chất
lượng tốt thì yêu cầu thân thiện với môi trường là điều không thể
thiếu . Việc đăng kí ISO sẽ chứng tỏ doanh nghiệp đó có quan tâm
đến bảo vệ môi trường.

4.1.4 Chấp thuận của chính phủ:
Các chính phủ ở các nước phát triển rất quan tâm đến vấn đề về
môi trường, đặc biệt ISO 14001 như một phương thức thay cho
những quy định chỉ huy và kiểm soát phức tạp đòi hỏi nhiều kinh
phí .
Còn ở những nước khác, sự cần thiết của ISO 14001 như là giải
pháp để xây dựng các quy chế chưa có hoặc chưa đầy đủ về mặt
môi trường. Đó như là một trong những cách để đạt được mục tiêu
về môi trường.
4.1.5 Phòng tránh ô nhiễm
Ngoài những yếu tố kể trên thì việc cần thiết phải đăng kí ISO
14001 còn đề phòng được những ô nhiễm do biết áp dụng những

biện pháp bảo vệ môi trường. Từ đó làm giảm chi phí nguyên vật
liệu và năng lượng, trong khi đó việc kiểm soát hậu quả chỉ tiết
kiệm được những khoản tiền phạt về việc gây ô nhiễm môi trường.
4.1.6 Giảm thiểu chi phí bảo hiểm và tăng cường khả năng tích
luỹ
20


Các công ty bảo hiểm có xu hướng bảo hiểm cho các sự cố ô nhiễm
nếu các doanh nghiệp xây dựng được một hệ thống quản lí môi
trường hữu hiệu. Các quỹ trợ cấp quyết định đầu tư dựa trên cơ sở
thành tích bảo vệ môi trường của doanh nghiệp. Chính nó đã khiến
cho việc quản lí môi trường gắn với mức độ tích luỹ vốn của doanh
nghiệp.
4.1.7 Lợi ích nội bộ
Việc áp dụng này sẽ góp phần hạn chế những lãng phí, ngăn ngừa ô
nhiễm , thúc đẩy việc sử dụng các nguyên vật liệu ít độc hại hơn
trước, tiết kiệm năng lượng, giảm chi phí thông qua tái chế…. Nó
có thể thuận lợi cho việc xin các loại giấy phép khác.
Ngoài ra nó giúp cho các doanh nghiệp theo dõi và đánh giá tình
hình thực hiện của mình, hỗ trợ các nhân viên về trách nhiệm bảo vệ
và cải thiện môi trường.
4.1.8 Đáp ứng nhu cầu kinh tế xã hội
Các công ty muốn thu hút nhiều cổ đông, nhà đầu tư, công chúng
và các nhóm chuyên trách về môi trường. Khi áp dụng ISO 14001
các doanh nghiệp sẽ tạo ra lòng tin đối với công chúng đảm bảo
rằng họ đã tuân thủ theo những quy định chung và tiếp tục cải cách
hệ thống quản lí môi trường của mình.
4.1.9 Bảo vệ môi trường tốt hơn
Việc áp dụng ISO 14001 sẽ buộc các doanh nghịêp phải đưa ra các

biện pháp quản lí môi trường hữu hiệu dưới sức ép của cổ đông,
cạnh tranh thị trường, sự khuyến khích và thừa nhận của các cơ
quan nhà nước. Từ đó mà môi trường sẽ đươc bảo vệ tốt hơn.
4.2 Rào cản của ISO 14001
4..2.1 Chi phí gia tăng

21


Thực hiện hoạt động quản lí môi trường đòi hỏi một khoản kinh phí
đáng kể , trong khi đó các doanh nghiệp còn phải huy động vốn cho
quá trình hoạt động của mình cũng không phải đơn giản nhất là các
doanh nghiệp vừa và nhỏ. Ngoài ra, chi phí về thời gian đăng kí ISO
cũng không phải nhỏ. Để được một chứng chỉ ISO các doanh
nghiệp phải mất một khoản thời gian và làm các thủ tục giấy tờ
khác.
4.2.2 Khả năng phát sinh ra những hàng rào thương mại phi
thuế quan:
Các tiêu chuẩn quốc tế tạo ra ngôn ngữ chung cho các hoạt đông
quốc tế. Điều đó thúc đẩy hoạt động thương mại thông qua việc tăng
cường tính hữu hiệu của các hoạt động đó, hn nữa sẽ đơn giản hoá
những yêu cầu kiểm tra xác nhận đối với sản phẩm hay quá trình.
Nhưng nếu không được áp dụng một cách đúng đắn thì nó cũng gây
ra những trở ngại cho hoạt động thương mại toàn cầu thông qua
hàng rào thương mại kĩ thuật ( phi thuế quan)
*Tiểu kết:
+ISO 14001 là tiêu chuẩn về quy định kĩ thuật.
+Tiêu chuẩn được dự định dùng cho đăng kí /chứng nhận của
bên thứ ba.
+Nôi dung của nó là những yêu cầu của một hệ thống quản lí

môi trường, nó mang tính chất khách quan.
+ISO 14001 không thiết lập các yêu cầu tuyệt đối cho kết quả
thực thi môi trường vượt quá sự cam kết của doanh nghiệp nêu ra
trong chính sách, vượt quá yêu cầu tuân thủ các tiêu chuẩn và quy
định nhưng phải cải tiến liên tục.
+Là tiêu chuẩn áp dụng cho bất cứ loại công ty, doanh nghiệp
nào.
+Có thể áp dụng ISO 14001 từ từ và từng bước một.
22


Chương II Quy trình đăng kí, xây dựng và áp dụng HTQL Môi
Trường theo TCVN ISO 14001
I.
Quá trình đăng kí
1. Khái niệm chung
• Đăng kí bởi bên thứ ba? Là sự đánh giá một hệ thống quản lí
môi trường bởi những người kiểm định độc lập có quan hệ với
một tổ chức kiểm định EMS. Tổ chức này được gọi là tổ chức
hay cơ quan đăng kí (xác nhận).
• Phạm vi đăng kí? Bao gồm nhà máy, cho từng cơ sở, từng
phân ban của một cơ sở hoặc áp dụng cho toàn thể công ty.
• Sự uỷ nhiệm? Là sự đánh giá bước đầu và theo dõi định kì
năng lực của một cơ quan đăng kí, do một cơ quan uỷ nhiệm
tiến hành. Các cơ quan uỷ nhiệm dùng một tiêu chuẩn định
sẵn để đánh giá năng lực của cơ quan đăng kí.
2. Đơn xin đăng kí
Quá trình này thường được bắt đầu bằng một đơn xin
đăng kí do tổ chức gửi cho cơ quan đăng kí. Trước đó tổ
chức này và cơ quan đăng kí đưa ra một vài vấn đề chính

như: Phạm vi đăng kí, thời hạn, quy mô,…và các vấn đề
khác.
Các tổ chức uỷ nhiệm cho các cơ quan đăng kí tiến hành
việc đặng kí cho các doanh ghiệp thuộc các ngành nhất
định. Tổ chức này phải biết chắc chắn rằng cơ quan đăng kí
đó đã được uỷ nhiệm và có thẩm quyền tiến hành thẩm định
trong ngành của mình.
3. Kiểm tra sơ bộ các tài liệu
Các tài liệu bao gồm các quy trình, sổ tay và các loại văn bản
khác chứng minh hoạt động hiện tại và các hoạt động đang trong
23


kế hoạch để nhằm chứng minh cho việc áp dụng MES của công
ty.
Việc kiểm tra này không tiến hành tại văn phòng cơ quan đăng kí
chứ không phải tại địa điểm cần đăng kí.
4. Tiền đánh giá
Mục tiêu: Xác định EMS của doanh nghiệp có săn sàng để kiểm
định trọn vẹn không? Đồng thời quá trình này cũng giúp cơ quan
đăng kí xây dựng kế hoạch kiểm định toàn diện về quy mô và thành
lập nhóm kiểm định và xác định khoảng thời gian cần thiết để kiểm
định.
Cơ quan không được phép thảo luận với doanh nghiệp là mình đang
ở trong giai đoạn tiền đánh giá. Họ có quyền đánh giá và kiểm tra
tình trạng EMS của doanh nghiệp nhưng họ không được phép chỉ
dẫn cho doanh nghiệp đó. Tuy nhiên, tổ chức có thể được biết
những mặt mà mình còn thiếu sót và do đó chưa sẵn sàng cho công
tác kiểm định toàn diện. Điều này tạo cơ hội cho doanh nghiệp sữa
chữa thiếu sót.

5. Đánh giá
Bước tiếp theo là kiểm định toàn diện để xem xét xem hệ thống
MES có phù hợp với tiêu chẩn đặt ra không và có được áp dụng
duy trì đúng đắn không. Cuộc đánh giá này tập trung đặc biệt vào
hệ thống quản lí môi trường xem nó được thiết lập duy trì và hoạt
động phù hợp như thế nào với yêu cầu của ISO 14001.
Thủ tục đánh giá ít nhất bao gồm các yếu tố sau:
- phạm vi đánh giá
- Tần suất đánh giá
- Phương pháp đánh giá
- Trách nhiệm và yêu cầu để tiến hành đánh giá và báo cáo kết
quả đánh giá
24


6. Đăng kí
Hầu hết quá trình đăng kí xảy ra 3 khả năng sau:
• Phê chuẩn:
EMS của công ti sẽ được đăng kí vào ISO 14001 nếu công
ty dã thực hiện tất cả các quy định và chỉ có những thiếu sót
mà cơ quan đăng kí các định là nhỏ mà HTQL Môi Trường
hiện tại của công ti có đủ điều kiện để sửa chữa.
• Phê chuẩn tạm thời hoặc có điều kiện nếu:
1 Công ty tìm cách đáp ứng tiêu chuẩn và đưa ra những tài
liệu về hệ thống của mình nhưng có thể chưa thực hiện
đầy đủ.
2 Một số thiếu sót được phát hiện trong một lĩnh vực cụ
thể, thể hiện một chiều hướng tiêu cực.
Nếu phê chuẩn kèm theo điều kiện thì công ti phải sữa
chữa những thiếu sót đã được khi nhận trong thời hạn

khung mà cơ quan đăng kí quy định. Khi đánh giá hoạt
động sửa chữa của công ty cơ quan đăng kí có thể quyết
định tiến hành đánh giá lại hoặc chấp nhận hoạt động sửa
chữa trên giấy tờ cũng như việc kiểm tra việc thực hiện kết
hợp với đi giám sát sau đó
• Không phê chuẩn
Điều này thường xảy ra khi hệ thống công ty có đủ tài liệu
nhưng chưa thực hiện hoặc công ty chưa hề có kế hoặch
thực hiện các quy định.
Khi công ty đã được đăng kí sẽ nhận được giấy chứng nhận và
đưa vào danh sách trong số đăng kí. Sau đó công ty sẽ nhận được
những quy định cần thiết cho việc sử dụng giấy chứng nhận.
7. Chứng nhận phù hợp

25


×