Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus Kesiya) TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.31 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG
CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus Kesiya)
TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HỒNG THẮNG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 – 2009

Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 /2009


NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH SINH TRƯỞNG
CỦA RỪNG TRỒNG THÔNG BA LÁ (Pinus Kesiya)
TẠI HUYỆN ĐĂK TÔ TỈNH KON TUM

Tác giả

NGUYỄN HỒNG THẮNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn:
Ks. Hồ Quý Thạch



Tp. Hồ Chí Minh
Tháng 7 năm 2009


[

LỜI CẢM ƠN
Để có được thành quả này, tôi xin chân thành gửi lời cảm ơn sâu sắc đến:
Cha mẹ đã sinh thành, nuôi dưỡng, luôn quan tâm, ủng hộ và giúp đỡ tôi
trong mọi lúc khó khăn để tôi có được như ngày hôm nay.
Quý thầy cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ
môn Quản Lý Tài Nguyên Rừng, khoa Lâm Nghiệp Trường Đại học Nông Lâm Thành
phố Hồ Chí Minh. Các thầy cô giáo Phân hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố
Hồ Chí Minh tại Gia Lai cùng quý thầy cô giáo Trường Cao Đẳng Sư Phạm Gia Lai đã
truyền đạt những kiến thức quý báu cho tôi trong suốt quá trình học tập.
Đặc biệt biết ơn thầy Hồ Quý Thạch và thầy Trương Văn Vinh đã tận tình
hướng dẫn tôi hoàn thành khóa luận tốt nghiệp.
Ban lãnh đạo cùng toàn thể Cán bộ, Công nhân viên Ban quản lý lâm trường
Đăk Tô tỉnh Kon Tum đã giúp đỡ tôi trong việc thu thập số liệu và hoàn thành khóa
luận.
Tập thể lớp DH05LNGL đã giúp đỡ, động viên tôi trong quá trình học tập và
thực hiện đề tài.
Xin chân thành cảm ơn!
Gia Lai, tháng 7 năm 2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Hồng Thắng

i



TÓM TẮT
Đề tài: “Nghiên cứu và đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Thông 3 lá
(Pinus kesiya) tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum” được thực hiện từ tháng 02 đến tháng
06 năm 2009
Phương pháp nghiên cứu được tiến hành trong đề tài là điều tra thu thập số liệu
ngoài hiện trường. Sử dụng phần mềm Excel 2003 và Stagraphic Plus để xử lý số liệu
và thiết lập mô hình hồi quy.
Kết quả nghiên cứu bao gồm những nội dung sau:
1 Quy luật phân bố của các nhân tố sinh trưởng
Để đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng dưới ảnh hưởng của điều kiện hoàn
cảnh tự nhiên cũng như các biện pháp tác động đã được áp dụng, người ta thường tìm
hiểu đặc điểm cấu trúc của rừng thông ba lá qua các quy luật phân bố số cây theo một
số chỉ tiêu sinh trưởng ở các giai đoạn tuổi như: D1.3,Hvn, Dt…
Chúng tôi chọn phương pháp biểu đồ để tiến hành tìm hiểu và thiết lập các
đường cong phân bố, nhằm đánh giá được các đặc trưng về mặt kết cấu của rừng góp
phần đánh giá và nhận xét về tình hình sinh trưởng và phát triển của rừng
1.1 Phân bố số cây theo đường kính D1.3(cm)
1.2 Phân bố số cây theo đường kính tán Dt(m)
1.3 Phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn Hvn(m)
2 Quy luật sinh trưởng của rừng thông ba lá
Sinh trưởng của cây rừng là sự biến đổi về lượng cũng như về chất của cây rừng
theo thời gian từ khi hình thành phát triển, trưởng thành đến lúc già cỗi và chết đi. Sự
biến đổi về lượng của cây được biểu thị bằng một số nhân tố nào đó như D1.3, Hvn,
Dt…còn được gọi là các chỉ tiêu sinh trưởng
Việc tìm hiểu mối quan hệ giữa các chỉ tiêu sinh trưởng với tuổi của cây hay
lâm phần có một ý nghĩa quan trọng trong việc kinh doanh rừng, bởi vì thông qua mối
quan hệ này các nhà lâm nghiệp có đánh giá chính xác về khả năng sinh trưởng và
phát triển của cây rừng trên dạng lập địa cụ thể. Vấn đề này từ lâu đã được các nhà
khoa học lâm nghiệp quan tâm nghiên cứu và đã sử dụng các phương trình toán học để

ii


biểu thị quá trình sinh trưởng của cây rừng theo thời gian. Các biểu đồ này được biểu
thị bằng các phương trình toán học hay còn gọi là các hàm sinh trưởng
Để tìm hiểu các quy luật sinh trưởng của rừng trồng tại khu vực nghiên cứu,
trong luận văn chúng tôi tiến hành xây dựng các mối tương quan giữa D1.3 – A,
Hvn – A, V – A , Hvn – D1.3 bằng những phương trình toán học với chỉ tiêu thống kê cụ
thể
2.1 Quy luật sinh trưởng đường kính theo tuổi (D1.3 - A)
2.2 Quy luật sinh trưởng chiều cao theo tuổi (Hvn - A)
2.3 Quy luật sinh trưởng của thể tích theo tuổi (V - A)
2.4 Mối tương quan của chiều cao với đường kính ( Hvn – D1.3)
3 Lập biểu dự báo về sinh trưởng rừng trồng thuần loài thông ba lá tại lâm
trường Đăk Tô tỉnh Kon Tum.
Sau khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng và phát triển của rừng thông ba lá,
chúng tôi tiến hành xây dựng biểu dự báo tạm thời về sinh trưởng của rừng trồng thuần
loài thông ba lá tại lâm trường Đăk Tô tỉnh Kon Tum. Biểu được xây dựng còn mang
tính tạm thời do thời gian có hạn nên biểu chỉ nghiên cứu đến tuổi 25. Song, nó có thể
là cơ sở khoa học ban đầu phục vụ cho công tác trồng rừng tại khu vực nghiên cứu.
Biểu được lập dựa trên các hàm sinh trưởng đã được xác lập trong phần nghiên cứu
Dựa vào biểu dự báo quá trình sinh trưởng, các nhà kỹ thuật lâm sinh có được
giá trị bình quân về D1.3, Hvn, V … cho từng cấp tuổi, làm cơ sở cho việc dẫn dắt rừng
đạt được những giá trị trên đồng thời cũng là tiêu chuẩn đánh giá mức độ sinh trưởng
của các khu rừng trồng thông ba lá tại khu vực huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum.

iii


MỤC LỤC

LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................. i
TÓM TẮT....................................................................................................................... ii
MỤC LỤC ..................................................................................................................... iv
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT .......................................................................... vi
DANH SÁCH CÁC HÌNH........................................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC BẢNG ........................................................................................ viii
Chương 1. MỞ ĐẦU......................................................................................................1
1.1 Đặt vấn đề..................................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU ..................................................3
2.1 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng .............................................................................3
2.2 Đặc điểm của khu vực nghiên cứu ............................................................................6
2.2.1 Vị trí địa lý..............................................................................................................6
2.2.2 Đất đai – địa hình ...................................................................................................7
2.2.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn....................................................................................7
2.2.4 Động vật hoang dã..................................................................................................8
2.2.5 Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội.........................................................................8
2.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu........................................................................11
2.3.1 Đặc điểm sinh thái học của cây Thông ba lá........................................................11
2.3.2 Công dụng và ý nghĩa kinh tế của cây Thông ba lá .............................................12
2.3.3 Kỹ thuật trồng thông ba lá ....................................................................................12
2.3.3.1 Phương án kỹ thuật............................................................................................12
2.3.3.2 Kỹ thuật trồng....................................................................................................13
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...............................15
3.1 Nội dung nghiên cứu ...............................................................................................15
3.2 Phương pháp nghiên cứu .........................................................................................15
3.2.1 Công tác chuẩn bị .................................................................................................15
3.2.2 Công tác ngoại nghiệp ..........................................................................................15
3.2.3 Công tác nội nghiệp..............................................................................................16
iv



Chương 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.......................................19
4.1 Quy luật phân bố của các nhân tố sinh trưởng ........................................................19
4.1.1 Phân bố số cây theo đường kính D1.3(cm) ............................................................19
4.1.2 Phân bố số cây theo đường kính tán Dt(m) ..........................................................21
4.1.3. Phân bố số cây theo đường chiều cao vút ngọn Hvn(m) ......................................23
4.2 Quy luật sinh trưởng của rừng thông ba lá ..............................................................26
4.2.1 Quy luật sinh trưởng đường kính theo tuổi (D1.3 - A) ..........................................26
4.2.2 Quy luật sinh trưởng chiều cao theo tuổi (Hvn - A) ..............................................28
4.2.3 Quy luật sinh trưởng của thể tích theo tuổi (V - A) .............................................29
4.2.4 Mối tương quan của chiều cao với đường kính ( Hvn – D1.3) ...............................31
4.3 Tính toán lượng tăng trưởng....................................................................................32
4.3.1 Tăng trưởng về đường kính id..............................................................................32
4.3.2 Tăng trưởng về chiều cao ih .................................................................................34
4.3.2 Tăng trưởng về thể tích iV ...................................................................................35
4.4 Lập biểu dự báo về sinh trưởng rừng trồng thuần loài thông ba lá tại lâm trường
Đăk Tô tỉnh Kon Tum ...................................................................................................36
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ..................................................................38
5.1 Kết luận....................................................................................................................38
5.2 Kiến nghị .................................................................................................................39
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................40
PHỤ LỤC

v


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
PCCCR: Phòng cháy chữa cháy rừng
D1.3:


Đường kính ngang ngực

Hvn:

Chiều cao vút ngọn

Hdc:

Chiều cao dưới cành

Dt:

Đường kính tán

r:

Hệ số tương quan

N:

Dung lượng mẫu

P:

Tần số

P%:

Tần suất


Cv:

Hệ số biến động

V:

Thể tích

S:

Độ lệch tiêu chuẩn

vi


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 4.1:Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính rừng trồng thông ba lá tại lâm
trường Đăk Tô ...............................................................................................................21
Hình 4.2: Biểu đồ phân bố số cây theo đường kính tán của rừng trồng thông ba lá tại
lâm trường Đăk Tô ........................................................................................................23
Hình 4.3: Biểu đồ phân bố số cây theo chiều cao vút ngọn của rừng trồng thông ba lá
tại lâm trường Đăk Tô ...................................................................................................25
Hình 4.4: Biểu đồ biểu diễn tương quan D1.3 theo A của thông ba lá trồng tại khu vực
nghiên cứu .....................................................................................................................27
Hình 4.5: Biểu đồ biểu diễn tương quan Hvn theo A của thông ba lá trồng tại khu vực
nghiên cứu .....................................................................................................................29
Hình 4.6: Biểu đồ biểu diễn tương quan thể tích V theo tuổi A của thông ba lá .........30
Hình 4.7: Biểu đồ biểu diễn tương quan chiều cao (Hvn) theo đường kính (D1.3) của
rừng thông ba lá.............................................................................................................32

Hình 4.8: Biểu đồ biểu diễn lượng tăng trưởng đường kính id của rừng thông ba lá lâm
trường Đăk Tô ...............................................................................................................33
Hình 4.9: Biểu đồ biểu diễn lượng tăng trưởng chiều cao ih của rừng thông ba lá lâm
trường Đăk Tô ...............................................................................................................34
Hình 4.10: Biểu đồ biểu diễn lượng tăng trưởng chiều cao ih của rừng thông ba lá lâm
trường Đăk Tô ...............................................................................................................35

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số.................................................................................8
Bảng 2.2: Dân số và lao động .........................................................................................9
Bảng 4.1: Phân bố N – D1.3 ...........................................................................................19
Bảng 4.2: Phân bố N – Dt..............................................................................................22
Bảng 4.3: Phân bố N – Hvn ............................................................................................24
Bảng 4.4: Các số liệu tính toán từ phương trình tương quan giữa D1.3 – A của rừng
trồng thuần loài thông ba lá ...........................................................................................27
Bảng 4.5: Các số liệu tính toán từ phương trình tương quan giữa Hvn – A của rừng
trồng thông ba lá ............................................................................................................28
Bảng 4.6: Các số liệu tính toán từ phương trình tương quan giữa V – A.....................30
Bảng 4.7: Các số liệu tính toán từ phương trình tương quan giữa Hvn – D1.3 ...............31
Bảng 4.8: Các số liệu tính toán lượng tăng trưởng id ...................................................33
Bảng 4.9: Các số liệu tính toán lượng tăng trưởng ih ...................................................34
Bảng 4.10: Các số liệu tính toán lượng tăng trưởng iV ................................................35
Bảng 4.11: Biểu dự báo tạm thời về sinh trưởng cho rừng trồng thuần loài thông ba lá
tại lâm trường Đăk Tô tỉnh Kon Tum............................................................................37

viii



Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Rừng là một quần thể sinh vật có ý nghĩa và vai trò rất lớn về nhiều mặt đối với
đời sống của con người như: kinh tế, xã hội, an ninh quốc phòng, bảo vệ môi trường
sinh thái… Tuy nhiên, do các hoạt động của con người và xã hội, nhất là tăng dân số
và đô thị hóa đã tác động mạnh mẽ, gây nhiều bất lợi đến quần thể rừng, làm cho quần
thể rừng ngày càng bị suy giảm về diện tích cũng như chất lượng, đi đôi với nó là độ
che phủ, khả năng đáp ứng nhu cầu của xã hội và khả năng bảo vệ môi trường của
rừng ngày càng suy giảm…
Từ những vấn đề trên, Đảng và nhà nước đã chủ trương hạn chế khai thác, tiến
tới đóng các cửa rừng tự nhiên, Bên cạnh đó khuyến khích trồng cây gây rừng, phục
hồi tốt những rừng có chất lượng kém và trồng mới lại rừng trên những diện tích đất bị
hoang hóa, đất trống, đồi núi trọc nhằm làm tăng độ che phủ, chống xói mòn, cải thiện
môi trường sinh thái và giải quyết nhu cầu gỗ củi của con người như: ván dăm, gỗ xây
dựng, gỗ phục vụ công nhiệp và đặc biệt là gỗ nhiện liệu giấy, đồng thời tạo công ăn
việc làm thường xuyên cho nhân dân địa phương,
Tuy nhiên để công tác trồng rừng mang lại hiệu quả kinh tế cao cũng như đáp
ứng nhu cầu đầy đủ của xã hội đối với rừng thì cần có những nghiên cứu về sinh
trưởng của từng loài cây, nhằm có được những cơ sở khoa học cho việc trồng rừng,
cũng như trong quá trình chăm sóc nuôi dưỡng rừng, Một trong những loài cây trồng
được chọn là cây Thông ba lá (Pinus kesiya) đã tiến hành trồng tại huyện Đăk Tô, tỉnh
Kon Tum. Với mong muốn được nâng cao hiệu quả công tác trồng rừng trong khuôn
khổ của một luận văn tốt nghiệp cuối khóa, được sự đồng ý và phân công của Hội
đồng Khoa Lâm Nghiệp – Trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh, dưới
sự hướng dẫn của thầy Hồ Quý Thạch. Tôi tiến hành thực hiện đề tài: “Nghiên cứu và
đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Thông ba lá (Pinus kesiya) tại huyện Đăk Tô
1



tỉnh Kon Tum”, làm cơ sở đề xuất biện pháp tác động cho từng giai đoạn phát triển
của cây rừng nhằm góp phần xây dựng và phát triển vốn rừng liên tục và lâu dài .
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
- Góp phần nghiên cứu định lượng đặc điểm quá trình sinh trưởng rừng trồng
thuần loài Thông ba lá qua việc mô hình hóa các quy luật sinh học.
- Góp phần đánh giá quá trình sinh trưởng rừng trồng thuần loài thông ba lá tại
huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum làm cơ sở xây dựng phương án điều chế rừng theo hướng
bền vững và lâu dài.
- Đề tài tập trung nghiên cứu rừng trồng thuần loài Thông ba lá từ năm 10 tuổi
đến năm 25 tuổi.

2


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Sinh trưởng của cây rừng là một vấn đề được quan tâm đặt biệt của các nhà
khoa học lâm nghiệp. Sinh trưởng của mỗi loài cây rừng thường có sự khác nhau, các
yếu tố tác động khác nhau thì sinh trưởng càng có sự khác nhau. Cùng với tuổi tăng
lên, các nhân tố sinh trưởng như đường kính, chiều cao, mật độ… cũng biến đổi, vì
vậy sinh trưởng của cây và lâm phần được coi là sự biến đổi theo tuổi của kích thước
cây và rừng cây, còn lượng biến đổi trong một đơn vị thời gian được gọi là tăng
trưởng. Bên cạnh các nhân tố ngoại cảnh như điều kiện khí hậu, đất đai… Biện pháp
tác động như chăm sóc, kỹ thuật cũng ảnh hưởng không nhỏ đến sinh trưởng và tăng
trưởng của cây rừng. Trong kỹ thuật chăm sóc cây trồng phải nói đến tác động tỉa thưa
khi cây rừng đến giai đoạn khép tán. Việc thực hiện đúng lúc, kịp thời sẽ đem lại hiệu
quả tốt nhất để rừng sinh trưởng và phát triển.
Để xác định thời được thời điểm cần tác động phải tìm hiểu và nắm bắt được

những quy luật sinh trưởng và phát triển của cây trồng thông qua việc đo tính một số
chỉ tiêu sinh trưởng như: D1.3, Hvn, Dt…Từ đó có những nhận xét, đánh giá một cách
khách quan về các ảnh hưởng của các yếu tố ngoại cảnh tới quá trình sinh trưởng của
cây rừng.
2.1 Tình hình nghiên cứu sinh trưởng
* Tình hình nghiên cứu sinh trưởng cây rừng trên thế giới
Sự phát triển của khoa học lâm nghiệp gắn liền với các tên tuổi như: Baur,
Breymann, Hartig, Weise, Alder… Dù mỗi tác giả đều có hướng nghiên cứu, giải
quyết vấn đề khác nhau của thực tiễn, nhưng đều có chung một mục đích là tìm hiểu
những quy luật của sinh trưởng (sự phụ thuộc của sinh trưởng vào thời gian), ảnh
hưởng của đặc tính di truyền đến sinh trưởng (xuất xứ, kiểu sinh trưởng), quy luật kết
cấu lâm phần… kết hợp với những thành tựu của khoa học tự nhiên để mô phỏng
những quy luật đó bằng những mô hình toán học.
3


Khi nghiên cứu quá trình sinh trưởng của cây rừng, các nhà khoa học thường sử
dụng các hàm toán học để mô tả, các hàm toán học này được gọi là các hàm sinh
trưởng hay các mô hình sinh trưởng.
Có nhiều dạng hàm để áp dụng cho nhiều loại cây được công bố trên thế giới
trong thời gian qua. Trong đó hàm sinh trưởng của Gompertz (1825) vẫn là điển hình
cho việc nghiên cứu quá trình sinh trưởng của một loài cây rừng nào đó:
Y = m.Exp[c.Exp(-b.A)]
Trong đó:
Y:

đại lượng sinh trưởng như trữ lượng, chiều cao, đường kính…

A:


tuổi cây rừng hay lâm phần

C,b:

các tham số của hàm sinh trưởng

m:

giá trị cực đại có thể đạt của Y

Exp: kí hiệu hàm mũ cơ số e (e = 2,7128…) của biểu thức trong dấu ngoặc
Mặc khác, sinh trưởng cũng được thể hiện thông qua các mối tương quan, ảnh
hưởng lẫn nhau giữa các bộ phận của cây. Trong nghiên cứu sinh trưởng của cây và
lâm phần việc nghiên cứu những ảnh hưởng của mật độ cây rừng cần được chú trọng,
vì nó là một trong những nhân tố tạo ra trữ lượng và hoàn cảnh của rừng. Từ đó
Thomasius (1972) đã đề xướng học thuyết về không gian sinh trưởng tối ưu cho mỗi
loài cây rừng thông qua phương trình:
Lg(N) = K.lg(D).Exp(cA)
Trong đó:
N: mật độ cây rừng ở tuổi A (cây/ha)
K: không gian sinh trưởng tối ưu
D: kích thước bình quân lâm phần ở tuổi A
c: tham số của phương trình
Theo Busson (1789), lượng tăng trưởng về thể tích gỗ sẽ tăng lên đến một tuổi
nào đó sẽ giảm xuống.
Theo Prodan, khi nghiên cứu quan hệ giữa đường cong sinh trưởng và đường
cong lượng tăng trưởng, thấy rằng điểm uốn của đường cong sinh trưởng là điểm cực
đại của đường cong lượng tăng trưởng.

4



* Tình hình nghiên cứu sinh trưởng của cây rừng ở Viêt nam
Ở Viêt Nam từ thập niên 70 trở lại đây nhiều nhà khoa học Lâm Nghiệp đã
nghiên cứu, ứng dụng đề nghị một số dạng phương trình toán học để biểu diễn quá
trình sinh trưởng và cũng là căn cứ khoa học quan trọng để định ra phương pháp kỹ
thuật lâm sinh thích hợp cho từng giai đoạn phát triển của rừng.
+ Vũ Đình Phương (1973) đã mô tả quan hệ giữa chiều cao bình quân ( H ) của
lâm phần Bồ đề (Styrax tonkinensis Pierre) thuần loài đều tuổi hay quan hệ giữa trữ
lượng/ha lâm phần với chiều cao bình quân lâm phần.
Năm 1975, chính tác giả trên đã biểu thị tương quan giữa đường kính thân cây
ở tầm cao 1.3m và đường kính tán lá của nó bằng một phương trình đường thẳng:
DT = 1.0099 + 0.1579D1.3m (r = 0.9)
+ Trịnh Đức Huy (1978) sau khi thí nghiệm tại 38 lâm phần Bồ đề đã đưa ra
một số hàm sinh trưởng, đồng thời xác định một số tương quan phụ trợ như: tương
quan giữa đường kính không vỏ và đường kính có vỏ, giữa thể tích cây không vỏ và có
vỏ, thiết lập biểu dự báo sinh trưởng cho rừng Bồ đề thuần loài ở Yên Bái.
+ Theo Đồng Sĩ Hiền (1973) trong công trình nghiên cứu ông đã đưa ra một
dạng phương trình toán học bậc đa thức để biểu thị mối quan hệ giữa đường kính và
chiều cao ở vị trí khác nhau của cây, đồng thời còn biểu thị tình hình sinh trưởng, tăng
trưởng của cây rừng ở những cấp tuổi khác nhau, qua đó ông đã mô tả được quy luật
phát triển hình dạng thân cây.
- Thời gian gần đây nhiều khoá luận tốt nghiệp của các sinh viên và các Thạc sĩ,
giảng viên trường Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh đã đi vào nghiên cứu
sinh trưởng và tăng trưởng của nhiều loài cây rừng trồng. Trong đó có cả thông ba lá
(chủ yếu ở Lâm Đồng). Tuy nhiên các khoá luận này đều rút ra một điểm chung là. Tại
mỗi vùng sinh thái hay lập địa khác nhau thì tốc độ sinh trưởng của cây cũng khác
nhau. Nhưng đi theo quy luật nào thì cần nghiên cứu nhiều về các nhân tố, yếu tố tác
động.
Với kết quả nghiên cứu sinh trưởng của một số tác giả đã nêu trên đây là tài liệu

tham khảo cho việc nghiên cứu sinh trưởng của loài cây rừng trên các vùng sinh thái
khác nhau.

5


Nhằm đi sâu nghiên cứu về sự sinh trưởng và phát triển Thông ba lá tại địa
điểm khác nhau của huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum với độ cao và khí hậu khác nhau.
Tôi đã mạnh dạn “Nghiên cứu và đánh giá tình hình sinh trưởng của rừng Thông ba lá
(Pinus kesiya) tại huyện Đăk Tô tỉnh Kon Tum”. Với hy vọng kết quả đề tài sẽ là tài
liệu tham khảo nhằm góp phần xây dựng quy trình trồng, chăm sóc và tác động rừng
Thông ba lá thuần loài nhằm phát triển vốn rừng ngày càng bền vững, lâu dài mà cụ
thể là xác định được thời điểm, biện pháp tác động thích hợp cho từng giai đoạn phát
triển của rừng để phục vụ việc đầu tư sản xuất kinh doanh loại rừng ngày càng hiệu
quả hơn.
2.2 Đặc điểm của khu vực nghiên cứu
2.2.1 Vị trí địa lý
* Vị trí địa lý lâm trường Đăk Tô nằm về phía Bắc tỉnh Kon Tum, được bao
quanh bởi hệ thống tỉnh lộ 672, 678 và tỉnh lộ 675 đang được nâng cấp và mở rộng,
cách thị xã Kon Tum 48km, cảng Qui Nhơn 260km, cửa khẩu Quốc Tế Bờ Y 30km,
cách một trong những trung tâm chế biến gỗ cả nước là thành phố Pleiku 100km. Bên
cạnh đó, lâm phần lại nằm gần đường Hồ Chí Minh. Đây là đầu mối giao lưu giữa
huyện Đăk Tô với các huyện khác trong tỉnh Kon Tum và các tỉnh khác ở Nam Trung
Bộ và Tây Nguyên cũng như các tỉnh Hạ Lào và bắc CamPuChia.
Lâm phận có tọa độ địa lý như sau:
- Từ 14043'9" đến 14053'30" độ vĩ Bắc
- Từ 107043'50" đến 107052'20" độ kinh Đông
Toàn bộ diện tích vùng dự án nằm trên địa bàn của 6 xã, 2 huyện:
- Xã Đăk Sao, Đăk Rơ Ông, Đăk Tờ Kan – huyện Tu Mơ Rông
- Đak Trăm, Đăk Rơ Nga, Ngọc Tụ - huyện Đăk Tô

* Phạm vi ranh giới
- Phía Bắc giáp tiểu khu 252, 210, 213 huyện Tu Mơ Rông
- Phía Nam giáp tiểu khu 285, 286 huyện Đăk Tô
- Phía Đông giáp suối Đăk Tờ Kan
- Phía Tây giáp huyện Ngọc Hồi
Như vậy, lâm phần nằm trong khu vực khá lý tưởng về vị trí địa lý tạo điều kiện
cho sản xuất và giao thương hàng hóa, sản phẩm nông lâm sản trong và ngoài tỉnh.
6


2.2.2 Đất đai – địa hình
* Đất đai
Theo bản đồ lập địa cấp II thì lâm trường Đăk Tô có các loại đất sau:
- Đất feralit vàng đỏ phát triển trên đá Granit
- Đất feralit xám vàng phát triển trên đá phiến thạch sét
- Đất feralit vàng phát triển trên đá Gownai
- Đất phù xa ven suối
* Địa hình
Nhìn chung địa hình của lâm phận lâm trường tương đối phức tạp và bị chia cắt
bởi nhiều sông, khe suối
- Độ dốc trung bình từ 20 – 250, có nơi dốc đến 450.
- Độ cao giảm dần tư Bắc xuống Nam và từ Tây sang Đông. Độ cao
trung bình 1.415m, thấp nhất là 640m, cao nhất là 1.790m (đỉnh Ngọc Trang). Xen kẽ
giữa các dãy núi là những vùng bằng phẳng có khả năng phát triển cây nông nghiệp.
Thỗ nhưỡng và địa hình ở đây thích hợp cho trồng cây lâm nghiệp như thông,
keo hạt, giổi, sao, dầu và trồng cây nông nghiệp như lúa, ngô…
2.2.3 Đặc điểm khí hậu, thủy văn
* Khí hậu
Lâm trường Đăk Tô nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, một năm có 2 mùa
rõ rệt, mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4.

- Nhiệt độ bình quân:

220C

- Nhiệt độ cao nhất:

360C

- Nhiệt độ thấp nhất:

80C

- Độ ẩm bình quân:

70%

- Lượng mưa bình quân năm:

1.700mm

- Lượng bốc hơi bình quân năm: 785 mm
- Số giờ nắng trong năm:

1.288 giờ

- Hướng gió thịnh hành: Gió mùa Tây – Nam thổi về mùa mưa từ tháng 5 đến
tháng 10, gió mùa Đông – Bắc thổi về mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.
* Thủy văn
Lâm phần nằm đầu nguồn sinh thủy của hệ thống sông Đăk Pô Kô và con sông
7



Đăk Tờ Kan đặc biệt là rừng phòng hộ có vai trò rất quan trọng trong việc điều tiết
nguồn nước cho các con sông này. Trên quỹ đất có nhiều hệ thống suối, đặc biệt có
một suối chính ở phía Đông là suối Đăk Tờ Kan nước chảy quanh năm thuận tiện cho
sản xuất lâm nghiệp, công tác PCCCR và phát triển sản xuất của người dân địa
phương. Mật độ suối 0.38 km/km2, phân bố đều trên toàn bộ diện tích.
2.2.4 Động vật hoang dã
- Khu hệ chim: Có 161 loài chim thuộc 50 họ và 15 bộ
- Khu hệ thú: Có 71 loài, 30 họ, 11 bộ thú chiếm 59% khu hệ toàn tỉnh Kon
Tum. Trong 71 loài thú mới được ghi nhận ở lâm trường, có 05 loài thú đặc hữu cho
Trường Sơn. Đó là Chà vá chân đen, Chà vá chân nâu, Vượn má hung, Mang lớn,
Mang Trường sơn. Tuy vậy, quần thể của những loài có giá trị bảo tồn không cao, ví
dụ như Vượn má hung, Chà vá chân đen, Chà vá chân nâu.
2.2.5 Tình hình dân sinh kinh tế - xã hội
* Dân số
Số liệu thống kê dân số các xã được trình bày ở bảng
Bảng 2.1: Dân số và mật độ dân số
Diện tích

Dân số

Mật độ dân số

(km2)

(người)

(người/km2)


205,8

7.330

35,6

47,3

2.096

44,3

110,0

2.218

20,2

48,5

3.016

62,2

Huyện Tu Mơ Rông

221,0

7.481


34,3

1

Xã Đăk Sao

88,5

2.602

29,4

2

Đăk Rơ Ông

68,1

2.579

37,9

3

Đăk Tờ Kan

64,4

2.300


35,7

TT

Huyện, xã
Huyện Đăk Tô

1
2
3

Xã Ngọc Tụ
Xã Đăk Rơ
Nga
Xã Đăk Trăm

( Nguồn: Phòng Thống kê Đăk Tô – 2007)
8


Qua bảng cho ta thấy:
- Tổng dân số 6 xã là 14.811 người, trong đó huyện Đăk Tô 7.330 người (chiếm
49%) và huyện Tu Rơ Mông 7.481 người (chiếm 51%). Dân số các xã dao động không
lớn lắm, đáng chú ý là xã Đăk Trăm có tổng dân số lớn nhất: 3.016 người, các xã còn
lại có dân số từ 2.019 – 2.602 người.
- Về mật độ dân số, lớn nhất là xã Đăk Trăm 62.2 người/km2, tiếp đến là xã
Ngọc Tụ 44.3 người/km2, thấp nhất là xã Đăk Rơ Nga 20.2 người/km2 đây cũng là xã
có diện tich lớn nhất. Với mật độ dân cư Đăk Trăm cao nên hiện nay trong xã người
dân đang thiếu đất để sản xuất nông nghiệp.
* Lao Động

Bảng 2.2: Dân số và lao động
TT

Huyện,


Huyện Đăk Tô
1
2
3

Xã Ngọc
Tụ
Xã Đăk
Rơ Nga
Xã Đăk
Trăm

Huyện Tu Mơ Rông
1
2
3

Xã Đăk
Sao
Đăk Rơ
Ông
Đăk Tờ
Kan


Số khẩu
Số hộ

Tổng số

Lao

Tỷ lệ

Tỷ lệ

động

Nam (%)

Nữ (%)

(%)

1.392

7.330

49,8

50,2

46,8

386


2.096

53,3

46,7

45,7

446

2.218

51,2

48,8

46,9

560

3.016

46,2

53,8

47,1

1.467


7.481

51,2

48,8

41,6

536

2.602

52,9

47,1

39,8

531

2.579

50,2

49,8

42,3

400


2.300

48,6

51,4

40,3

(Nguồn: Phòng thống kê Đăk Tô (2007) – Báo cáo chính thức dân số năm 2006)

9


Qua bảng ta thấy:
Tổng số hộ trong khu vực 2.859 hộ, trong đó chia đều ở 2 huyện Đăk Tô 1.372
hộ và Tu Mơ Rông 1.467 hộ, trung bình mỗi xã có 447 hộ.
- Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động là khá cao, khoảng 39.8 – 47.1% trong đó,
tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động ở huyện Đăk Tô 46.8% cao hơn Huyện Tu Mơ
Rông 41.6%. Tỷ lệ dân số trong độ tuổi lao động cao là nguồn lực vô cùng quan trọng
để phát triển kinh tế ở địa phương, tuy nhiên nếu không có biện pháp sử dụng lao động
hợp lý, thì dư thừa lao động và thất nghiệp nhiều sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến an ninh,
xã hội và phát triển kinh tế địa phương, đặc biệt là công tác quản lý bảo vệ tài nguyên
rừng.
* Cở sở hạ tầng
- Điện: Tất cả các xã khu vực lâm trường đã có điện lưới quốc gia cho người
dân sử dụng và sinh hoạt. Hệ thống đường dây tải điện được kéo đến từng thôn. Mặc
dù vậy, ở địa phương điện mới chủ yếu được sử dụng cho mục đích thắp sáng. Cho
đến nay vẫn còn nhiều hộ gia đình ở các vùng sâu, vùng xa chưa có điện sinh hoạt.
- Đường: Đường giao thông có vai trò vô cùng quan trọng trong sinh hoạt và

sản xuất của người dân. Ở mỗi xã đã hình thành hàng chục km đường giao thông liên
thôn, liên xã đảm bảo phục vụ cho sinh hoạt, sản xuất và giao lưu của người dân trong
các thôn với nhau và các xã khác trong vùng. Tuy nhiên do đặc điểm địa hình nên ở
nhiều thôn vùng sâu, vùng xa hệ thống đường giao thông đi lại còn khá khó khăn, ảnh
hưởng không nhỏ đến sự phát triển kinh tế - xã hội địa phương, đặc biệt là công tác
quản lý bảo vệ rừng.
Về hệ thống đường lâm nghiệp, tới nay trên địa bàn Lâm trường Đăk Tô chỉ có
những đường vận xuất gỗ, chưa xây dựng đường lâm nghiệp chuyên dụng. Đây là một
trong những khó khăn của Lâm trường Đăk Tô khi bước vào quản lý rừng bền vững
nhất là khi cơ chế đóng của rừng tự nhiên được thực hiện nguồn kinh phí hoạt động
hàng năm của Lâm trường rất eo hẹp.
- Thủy lợi: Ở các xã trong khu vực hiện nay đã và đang được xây dựng nhiều
công trình thủy lợi nhỏ, nhiều bể chứa nước, hệ thống kênh mương tưới tiêu nước
phục vụ sản xuất nông nghệp đang dần được kiên cố hóa.

10


Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội trên địa bàn từng bước được cải thiện,
đời sống vật chất, văn hoá ngày được nâng cao. Song nếu so với mặt bằng chung của
vùng và cả nước thì đời sống nhân dân còn thấp, trình độ dân trí chưa cao. Vì vậy, cần
phải đặc biệt quan tâm để phát triển kinh tế - xã hội, từng bước thu hút người dân tham
gia vào làm nghề rừng để có thêm công ăn việc làm và tăng thu nhập. Về xã hội, lâm
trường cần phải gắn kết với chính quyền Huyện, xã, gắn kết với các chương trình phát
triển kinh tế - xã hội của Nhà nước, nhất là đối với đồng bào dân tộc tại chỗ để phát
triển văn hóa xã hội, nâng cao dân trí, trình độ khoa học kỹ thuật… nhất là giai đoạn
thực hiện dự án quản lý rừng bền vững.
2.3 Đặc điểm của đối tượng nghiên cứu
2.3.1 Đặc điểm sinh thái học của cây Thông ba lá
Cây thông ba lá tên khoa học: Pinus kesiya Rolle thuộc:

Chi Thông:

Pinus

Họ Thông:

Pinaceae

Bộ Thông:

Pinales

Phân Nghành Thông :

Pinicae

Nghành Hạt Trần:

Pinophyta

Thực vật thuộc bộ Thông (Pinales) có phạm vi phân bố rộng rất phổ biến ở
vùng ôn đới và hàn đới như các vùng thuộc Bắc Âu, Bắc Mỹ và Bắc Châu Á. Ở nước
ta các loài mọc tự nhiên không nhiều lắm chủ yếu là họ Thông. Hầu hết các loài đều có
dáng cây đẹp, ít rụng lá, phạm vi phân bố độ cao từ 800m - 1500m với lượng mưa trên
1500mm/năm, thích hợp với khí hậu mưa nhiều, có mùa mưa và mùa khô rõ rệt, độ ẩm
không khí không xuống quá thấp (dưới 70%). Cây ra hoa vào tháng 4 - 5 quả chín sau
hai năm.
Họ Thông (Pinaceae) gồm những thực vật thân gỗ lớn thường xanh, trong thân
có nhựa dầu thơm. Lá hình giải, hình kim hoặc hình vảy, mọc cách. Nón đơn tính cùng
gốc, nón đực đơn độc hình vảy (lá đại bào tử), mỗi vảy mang hai bao phấn (túi bào tử

nhỏ), trong chứa các hạt phấn (bào tử nhỏ), mỗi hạt phấn mang hai túi khí hai bên giúp
hạt phấn bay xa. Nón cái gồm nhiều lá noãn hở (lá đại bào tử) nằm trong các lá bắc
xếp thành hình nón viên chùy, mỗi lá noãn gồm hai noãn gần gốc và quay xuống dưới
khi chín lá noãn hóa gỗ. Quả thông hình nón dạng chùy 1 - 2 năm sau mới chín, hạt có
11


cánh màng mỏng, phôi có từ 2 - 18 lá mầm, ít nhất cũng 2 - 4 lá mầm. Thực vật thuộc
họ Thông nằm trong nghành hạt trần.
Đặc điểm nghành thực vật hạt trần là không có dạng thân thảo mà chủ yếu là
cây gỗ và dây leo với kiểu phân cành đơn giản. Chúng có cấu tạo thứ cấp nhưng chưa
có mạch thông, chưa có sợi gỗ và nhu mô mà chỉ có quản bào điểm. Về cơ quan sinh
sản đã có noãn là cơ quan sinh sản của bào tử cái, noãn chưa được bao bọc mà chỉ hình
thành trên những lá noãn hở, đó là những đặc điểm chính của nghành hạt trần, chúng
có mặt khắp nơi trên trái đất.
Cây thông ba lá trồng thuần loại (Pinus kesiya Rolle) thuộc họ Thông (Pinaeae).
Cây gỗ lớn cao 30 - 35m, đường kính 50 - 60cm, thân tròn thẳng, vỏ dày màu nâu
xẫm, nứt dọc sâu, cành thô màu đỏ tươi, lá kim màu xanh thẫm mọc trên chồi ngắn
(bẹ) tập trung thành cụm đầu cành, lá dài 15 - 20cm, chồi ngắn 1.2cm. Quả nón hình
viên chùy dài 5 - 9cm thường gập xuống đôi khi quả hơi vẹo đầu. Quả vảy dày có rốn
rất rõ, có khi có gai nhọn, có thể tồn tại trên cây tới 10 năm. Hạt có cánh dài khoảng
1.5 – 2.5cm.
2.3.2 Công dụng và ý nghĩa kinh tế của cây Thông ba lá
Thông có giá trị kinh tế nhiều mặt: cho sản phẩm chính là gỗ xây dựng, nhựa,
gỗ làm trụ mỏ và đóng đồ dùng gia đình, gỗ thông màu vàng đến vàng da cam còn
dùng làm đồ mỹ nghệ rất đẹp ưu điểm nhẹ, mềm dễ tạo tác. Nhựa thông dùng chưng
cất colophan làm sơn, vecni, nước hoa. Cây có khả năng chịu được lạnh, sương muối,
có thể mọc trên đất xấu nhưng thoát nước tốt, có khả năng tái sinh mạnh ở nơi đất
trống, ngoài ra còn có khả năng sản xuất khí Ôzôn khử trùng. Chính ưu điểm này mà
thông là loài cây rất thích hợp trong việc trồng thành rừng phòng hộ đầu nguồn, nơi

đất dốc, phủ xanh đồi núi trọc.
2.3.3 Kỹ thuật trồng thông ba lá
2.3.3.1 Phương án kỹ thuật
- Mật độ trồng: 3.300 cây/ha (3m x 1m), 2200 cây/ha (3m x 1.5m), 1600 cây/ha
(2.5m x 2.5m)
- Phương pháp trồng:
+ Trồng bằng cây con tạo sẵn trong túi bầu
- Phương pháp dọn thực bì – làm đất
12


+ Phát dọn thực bì toàn diện bằng thủ công
- Thời vụ trồng: tháng 6,7
+ Trồng dặm: chậm nhất 15/9
2.3.3.2 Kỹ thuật trồng
* Giống
- Tiêu chuẩn cây con đêm trồng: cây phát triển bình thường, không vỡ bầu, cụt
ngọn, cây xuất vườn phải từ 6 – 8 tháng tuổi, đường kính cỗ rễ từ 0.2 – 0.3cm, chiều
cao từ 15 – 20cm.
* Đào hố, lấp hố
- Đào hố: Trước khi đào hố phải dẫy sạch cỏ quanh phạm vi hố đào khoảng 1m,
sau đó tiến hành đào hố, đào hố phải tiến hành trước 1 tháng.
- Lấp hố: Lấp lớp đất mặt xuống trước, lớp dưới xuống sau, lấp đầy miệng hố.
Tiến hành trước khi trồng 7 – 10 ngày.
* Trồng cây: Dùng cuốc đào 1 hố nhỏ ở trung tâm hố lớn, xé bỏ túi bầu tránh
làm vỡ bầu, đặt cây ngay ngắn sao cho miệng bầu ngang với mặt đất tự nhiên, dùng
tay ém đất xung quanh bầu cây dạng mu rùa để tránh đọng nước làm thối cổ rễ, dùng
chân nện chặt đất xung quanh hố (xa bầu cây).
- Trồng dặm: Sau khi trồng 10 – 15 ngày kiểm tra trồng dặm những cây bị chết,
bị gãy đọt để đảm bảo mật độ trồng rừng.

* Chăm sóc: Rừng trồng được chăm sóc 4 năm
- Năm trồng: Chăm sóc một lần vào tháng 11, 12
Nội dung:
+ Phát chăm sóc: Phát sạch thực bì
+ Dãy cỏ băng rộng 1.2m kết hợp xới hố, vun gốc
+ Bảo vệ
- Năm thứ hai và ba: Chăm sóc hai lần (lần thứ nhất vào tháng 4, 5 và lần thứ 2
vào tháng 11, 12)
Nội dung: Chăn sóc như năm trồng
- Năm thứ tư: Chăm sóc một lần vào tháng 11, 12
Nội dung:
+ Phát chăm sóc
13


+ Dẫy cỏ quanh gốc D = 1.5m (không xới, không vun)
+ Bảo vệ rừng
Từ năm thứ 5 trở đi chủ yếu là giao khoán quản lý bảo vệ cho các chủ rừng.

14


Chương 3
NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Nội dung nghiên cứu
Với các mục tiêu trên, nội dung nghiên cứu cụ thể của đề tài gồm:
- Nghiên cứu các quy luật phân bố số cây (N) của rừng trồng thuần loài Thông
ba lá qua các chỉ tiêu D1,3, Hvn, Hdc, Dt.
- Khảo sát mối quan hệ và xây dựng các phương trình tương quan giữa tuổi (A)
với các chỉ tiêu: đường kính (D1,3 ), chiều cao vút ngọn (Hvn ), đường kính tán lá (Dtán )

- Tìm hiểu quy luật sinh trưởng của rừng trồng thuần loại thông ba lá tại lâm
trường Đăk Tô tỉnh Kon Tum:
+ Lượng tăng trưởng về chiều cao
+ Lượng tăng trưởng về đường kính
+ Tăng trưởng về thể tích
- So sánh và đề xuất các biện pháp tác động nhằm theo hướng chuỗi khép kín
để đáp ứng kịp thời mục đích kinh doanh mà đơn vị đặt ra.
3.2 Phương pháp nghiên cứu
3.2.1 Công tác chuẩn bị
Với những nghiên cứu đã được xác định ở trên, phương pháp đề tài nghiên cứu
được phân ra:
Bước 1: Thu thập tài liệu có liên quan đến khu vực nghiên cứu, phương án điều
chế rừng và bản đồ hiện trạng kèm theo, tìm hiểu về tình hình dân sinh kinh tế và các
hoạt động lâm nghiệp đã qua…
Bước 2: Sơ thám thực địa, lập kế hoạch lựa chọn bố trí từng phần nghiên cứu
theo năm trồng.
3.2.2 Công tác ngoại nghiệp
Khảo sát tổng quát tình hình sinh trưởng của các tuổi rừng trồng tại Lâm trường
Đăk Tô đồng thời kết hợp tham khảo phương án Điều chế rừng đơn giản Lâm trường
15


×