Tải bản đầy đủ (.pdf) (76 trang)

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC ƯU HỢP THỰC VẬT RỪNG TRẠNG THÁI IIB TẠI RỪNG PHÒNG HỘ TÀ THIẾT – XÃ LỘC THỊNH – HUYỆN LỘC NINH – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.9 MB, 76 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC ƯU HỢP
THỰC VẬT RỪNG TRẠNG THÁI IIB TẠI RỪNG PHÒNG
HỘ TÀ THIẾT – XÃ LỘC THỊNH – HUYỆN LỘC NINH
– TỈNH BÌNH PHƯỚC

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN HUYỀN TRANG
Ngành: LÂM NGHIỆP
Niên khóa: 2005 - 2009

Tháng 7/2009


NGHIÊN CỨU ĐẶC ĐIỂM LÂM HỌC CỦA CÁC ƯU HỢP THỰC VẬT
RỪNG TRẠNG THÁI IIB TẠI RỪNG PHÒNG HỘ TÀ THIẾT – XÃ LỘC
THỊNH – HUYỆN LỘC NINH – TỈNH BÌNH PHƯỚC

Tác giả

NGUYỄN HUYỀN TRANG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng
yêu cầu cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp

Giáo viên hướng dẫn
Th.S. Lê Bá Toàn



Tháng 7 năm 2009

i


LỜI CẢM TẠ
Qua quá trình thực hiện đề tài và hoàn thành luận văn tốt nghiệp, tôi đã nhận
được sự khuyến khích và giúp đỡ của các cấp lãnh đạo, quí thầy cô. Nhân dịp này tôi
bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
- Ban giám hiệu trường Đại Học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm khoa Lâm Nghiệp, cùng toàn thể quí thầy cô trong khoa và
khoa đã tận tình dạy dỗ cho tôi những kiến thức quí báu trong quá trình học tập ở
trường.
- Thầy Lê Bá Toàn giảng viên khoa Lâm Nghiệp đã tận tình hướng dẫn tôi
trong suốt thời gian thực hiện luận văn tốt nghiệp.
- Toàn thể cán bộ nhân viên Ban quản lý Rừng phòng hộ Tà Thiết đã tạo điều
kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành đề tài.
- Các bạn đã giúp tôi trong quá trình học tập cũng như thực hiện luận văn.
Nguyễn Huyền Trang

ii


TÓM TẮT
Đề tài nghiên cứu “Đặc điểm lâm sinh học của các ưu hợp Thực vật rừng
trạng thái IIB tại rừng phòng hộ Tà Thiết - Xã Lộc Thịnh - Huyện Lộc Ninh Tỉnh Bình Phước” được tiến hành tại rừng phòng hộ Tà Thiết - Xã Lộc Thịnh Huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước, thời gian từ 13/5/2009 đến 30/5/2009. Việc thu
thập số liệu tiến hành trên các ô tiêu chuẩn, được lập theo phương pháp điển hình, đại
diện cho trạng thái rừng IIB. Ô tiêu chuẩn được xác định trên bản đồ và ngoài thực tế.
Cách tiến hành lập ô tiêu chuẩn theo quy trình kỹ thuật của Bộ môn Điều tra - Quy

hoạch điều chế rừng trường Đại học Nông Lâm Tp. Hồ Chí Minh. Ô tiêu chuẩn có
hình chữ nhật với diện tích là: 40 m x 25 m = 1000 m2 .
Trong ô tiêu chuẩn, ghi chép các thông tin như: số hiệu ô, vị trí ô, tiến hành đo
đếm các chỉ tiêu: Xác định tên cây, D1,3 , Hvn, Hdc của những cây lớn. Để điều tra tái
sinh, mỗi ôtc lập 5 ô dạng bản, mỗi ô có diện tích 5 m x 5 m = 25 m2. Trong ô dạng
bản tiến hành đo đếm các chỉ tiêu: Xác định tên cây, đo chiều cao, xác định nguồn gốc
tái sinh, đáng giá phẩm chất tái sinh: khỏe, yếu (Theo chỉ tiêu xác định khỏe, yếu được
đề ra).
Các số liệu thu nhận được tính toán và xử lí trên phần mềm Excel. Kết quả thu
được về đặc điểm lâm học của tầng cây gỗ lớn và tái sinh ở các ưu hợp của trạng thái
rừng IIB (Đặc điểm tầng cây gỗ lớn: Thành phần loài, tổ thành loài theo nhóm gỗ,
phân bố số cây theo cấp đường kính, phân bố số cây theo cấp chiều cao, phân bố số
cây theo nhóm gỗ, trữ lượng rừng theo nhóm gỗ) và đặc điểm tầng tái sinh (Tổ thành
loài, tổ thành loài theo nhóm gỗ, phân bố số cây theo cấp chiều cao, chất lượng cây
khỏe hay yếu, hạt hay chồi). Từ đó, dựa vào những kết quả nghiên cứu đề xuất các
biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng trong các ưu hợp theo hướng phòng hộ
và phát triển bền vững.

iii


MỤC LỤC
Trang
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ .................................................................................... 1
1.1. Đặt vấn đề............................................................................................................ 1
1.2. Mục đích và mục tiêu .......................................................................................... 2
1.2.1. Mục đích ........................................................................................................ 2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể .............................................................................................. 2
1.2.3. Giới hạn nghiên cứu ...................................................................................... 2
1.2.3.1. Giới hạn về khu vực nghiên cứu ................................................................ 2

1.2.3.2. Giới hạn về đối tượng nghiên cứu .............................................................. 3
1.2.3.3. Giới hạn về nội dung .................................................................................. 3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU......................................... 4
2.1.Trên thế giới ......................................................................................................... 4
2.1.1. Phân loại rừng................................................................................................ 4
2.1.2. Về phương pháp thống kê sinh học ............................................................... 4
2.1.3. Về cấu trúc rừng ............................................................................................ 5
2.1.3.1. Cấu trúc tầng thứ ........................................................................................ 5
2.1.3.2. Về phân bố số cây theo đường kính ........................................................... 5
2.1.3.3. Về phân bố số cây theo chiều cao .............................................................. 5
2.1.4. Nghiên cứu về tái sinh ................................................................................... 5
2.2. Ở Việt Nam.......................................................................................................... 6
2.2.1. Nghiên cứu về cấu trúc.................................................................................. 6
2.2.2. Nghiên cứu về tái sinh ................................................................................... 7
2.3. Đặc điểm khu vực nghiên cứu............................................................................. 8
2.3.1. Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu ........................................................ 8
2.3.1.1. Vị trí địa lý.................................................................................................. 8
2.3.1.2. Khí hậu ....................................................................................................... 9
2.3.1.3. Địa chất, địa hình...................................................................................... 10
iv


2.3.2. Đặc điểm về các nguồn tài nguyên.............................................................. 13
2.3.2.1. Tài nguyên đất .......................................................................................... 13
2.3.2.3. Tài nguyên rừng........................................................................................ 15
2.3.3. Đặc điểm về kinh tế - xă hội........................................................................ 16
2.3.3.1. Đặc điểm về xã hội ................................................................................... 16
2.3.3.2. Đặc điểm về kinh tế.................................................................................. 17
CHƯƠNG 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU...................... 18
3.1. Nội dung nghiên cứu ......................................................................................... 18

1) Đặc điểm lâm học của tầng cây gỗ lớn và tái sinh ở các ưu hợp của trạng
thái rừng IIB........................................................................................................ 18
a) Đặc điểm tầng cây gỗ lớn .................................................................... 18
b) Đặc điểm tầng tái sinh ......................................................................... 18
2) Xây dựng biện pháp kỹ thuật lâm sinh tác động vào rừng trong các ưu
hợp nghiên cứu.................................................................................................... 18
3.2. Phương pháp nghiên cứu ................................................................................... 18
3.2.1. Phương pháp luận ........................................................................................ 18
3.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ...................................................................... 19
3.2.2.1. Kế thừa số liệu.......................................................................................... 19
3.2.2.2. Phương pháp thu thập số liệu ................................................................... 19
3.2.3. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................... 20
3.2.3.1. Cấu trúc tổ thành ...................................................................................... 20
3.2.3.2. Cấu trúc N/D1,3 và N/H............................................................................. 21
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ............................ 25
4.1 Đặc điểm lâm sinh học tầng cây gỗ lớn và tái sinh ở các ưu hợp của trạng thái
rừng IIB .................................................................................................................... 25
4.1.1 Đặc điểm lâm học của tầng cây gỗ lớn ở các ưu hợp................................... 25
4.1.1.1 Mô tả theo diện rộng.................................................................................. 25
4.1.1.2 Cấu trúc tổ thành rừng............................................................................... 26
a) Tổ thành loài cây ....................................................................................... 26
b) Tổ thành theo nhóm gỗ ............................................................................. 27
c) Phân bố số cây gỗ lớn theo nhóm gỗ ........................................................ 28
v


4.1.1.3. Một số đặc điểm lâm học của các ưu hợp thực vật rừng trạng thái IIB ... 29
a) Tổ thành tầng cây gỗ các ưu hợp thực vật trạng thái IIB.......................... 30
b) Trữ lượng của các loài ưu hợp trạng thái IIB............................................ 31
c) Phân bố số cây các ưu hợp theo đường kính (N/D 1,3) .............................. 31

d) Phân bố số cây các ưu hợp theo chiều cao N/Hvn.................................... 33
4.1.1.4. Một số đặc điểm lâm học của các loài còn lại trong khu vực nhiên cứu . 34
a) Tổ thành tầng cây gỗ các loài thực vật còn lại .......................................... 34
b) Trữ lượng của các các loài còn lại trạng thái IIB...................................... 36
c) Phân bố số cây gỗ lớn các loài còn lại theo đường kính (N/D 1,3) ............ 36
d) Phân bố số cây gỗ lớn các loài còn lại theo chiều cao N/Hvn .................. 37
4.1.2 Đặc điểm lâm học tầng tái sinh rừng............................................................ 38
4.1.2.1 Đặc điểm về mật độ và tổ thành cây tái sinh............................................. 38
4.1.2.2 Quan hệ giữa tầng cây tái sinh với cấu trúc rừng...................................... 40
a) Ảnh hưởng của vùng địa lý thực vật đến tái sinh rừng khu vực nghiên
cứu ................................................................................................................. 40
b) Ảnh hưởng của tổ thành thực vật ưu thế................................................... 41
4.1.2.3 Đặc điểm về phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao trạng thái IIB.... 43
4.1.2.4 Đặc điểm về phân bố tái sinh theo phẩm chất........................................... 44
4.1.2.5 Kiểu phân bố cây tái sinh trên mặt đất của trạng thái IIB ......................... 46
4.2 Đề xuất biện pháp lâm sinh tác động vào rừng trong các ưu hợp nghiên cứu ... 47
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN – TỒN TẠI - KIẾN NGHỊ........................................ 49
5.1 Kết luận............................................................................................................... 49
5.1.1. Cấu trúc rừng ............................................................................................... 49
5.1.1.1 Cấu trúc tổ thành ....................................................................................... 49
5.1.1.2 Cấu trúc N/D1,3 ....................................................................................................................................... 49
5.1.1.3. Cấu trúc N/H............................................................................................. 49
5.1.2. Đánh giá khả năng tái sinh .......................................................................... 50
5.2. Tồn tại................................................................................................................ 50
5.3. Kiến nghị ........................................................................................................... 51
TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
vi



DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng rừng ................................................................................ 8
HÌNH 4.1 Phân bố số lượng cây gỗ lớn theo nhóm gỗ ........................................... 29
HÌNH 4.2 Mô tả đặc điểm lâm học tầng cây gỗ lớn các ưu hợp trạng thái IIB ....... 30
HÌNH 4.3 Phân bố số cây gỗ lớn các ưu hợp theo đường kính............................... 32
HÌNH 4.4 Phân bố số cây các ưu hợp theo chiều cao ............................................. 33
HÌNH 4.5 Mô tả đặc điểm lâm học tầng cây gỗ lớn các loài còn lại ...................... 35
HÌNH 4.6 Phân bố số cây gỗ lớn các loài còn lại theo đường kính ......................... 37
HÌNH 4.7 Phân bố số cây gỗ lớn các loài còn lại theo chiều cao ........................... 38
HÌNH 4.8 Mật độ cây tái sinh dưới tán của trạng thái rừng IIB ............................. 39
HÌNH 4.9 Phân bố cây tái sinh theo cấp H (m) trạng thái IIB ................................ 44
HÌNH 4.10 Phân bố tái sinh theo phẩm chất trạng thái IIB .................................... 46

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 2.1 Thống kê diện tích theo địa hình.............................................................. 12
Bảng 3.1 Đặc trưng lâm học của trạng thái rừng IIB .............................................. 21
Bảng 3.2 Bảng phân cấp chiều cao cây tái sinh H .................................................. 23
Bảng 4.1 Công thức tổ thành tầng cây cao tính theo IV% ....................................... 26
Bảng 4.2 Phân bố số tầng cây gỗ lớn theo nhóm gỗ ................................................ 28
Bảng 4.3 Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái IIB của các loài ưu hợp (Bl, Tr, Ln, Cx,
Cc, Cg, Dđ)............................................................................................................... 30
Bảng 4.4 Kết quả xác định trữ lượng các ưu hợp thực vật rừng trạng thái IIB....... 31
Bảng 4.5 Phân bố số cây các ưu hợp theo đường kính............................................ 32
Bảng 4.6 Phân bố số cây các ưu hợp theo chiều cao............................................... 33
Bảng 4.7 Tổ thành tầng cây gỗ trạng thái IIB của các loài còn lại .......................... 34

Bảng 4.8 Kết quả xác định trữ lượng các loài còn lại trạng thái IIB....................... 36
Bảng 4.9 Phân bố số cây gỗ lớn các loài còn lại theo đường kính.......................... 36
Bảng 4.10 Phân bố số cây các loài còn lại theo chiều cao ...................................... 37
Bảng 4.11 Mật độ tổ thành cây tái sinh trạng thái IIB ............................................ 39
Bảng 4.12 Tần suất và mật độ số loài tái sinh trạng thái IIB .................................. 41
Bảng 4.13 Tổ thành tầng cây cao và tổ thành cây tái sinh trạng thái IIB................ 42
Bảng 4.14 Bảng phân bố số cây tái sinh theo cấp chiều cao H ............................... 43
Bảng 4.15 Phân bố tái sinh theo phẩm chất ............................................................ 45
Bảng 4.16 Đặc điểm phân bố cây tái sinh trên mặt đất trạng thái IIB .................... 46

viii


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
ix


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 1
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
x


NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN PHẢN BIỆN 2
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................

......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
......................................................................................................................................
xi


Chương 1

ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1 Đặt vấn đề
Xã hội ngày càng văn minh hơn đã nâng cao sự nhận thức của con người về
rừng. Con người nhận thức được cần thiết phải có một diện tích rừng nhất định,
không phải chỉ vì giá trị trực tiếp của nó, mà còn vì những lợi ích khác do rừng đem
lại có tính chất gián tiếp, nhưng không kém phần quan trọng, đó là tác dụng bảo vệ
môi trường, tác dụng bảo tồn các loài động thực vật quý hiếm sống trong rừng, tác
dụng tạo ra cảnh quan môi trường sinh thái.
Đất nước Việt Nam, trãi dài trên nhiều vĩ tuyến với độ cao chênh lệch trên
3000 m, với địa hình đa dạng, khí hậu thay đổi từ nhiệt đới ẩm phía Nam, đến khí hậu
ôn hòa phía Bắc, tạo nên sự đa dạng về hệ sinh thái tự nhiên và sự phong phú về
thành phần các loài sinh vật rừng, 3/4 diện tích lãnh thổ là rừng và đất rừng. Những
hệ sinh thái đó gồm: Rừng ngập mặn, rừng tràm, rừng ngập nước ngọt, rừng cây lá
rộng đai thấp, rừng cây lá rộng nửa rụng lá, rừng trên núi đá vôi, rừng hỗn giao lá
rộng và lá kim, rừng đai núi cao, rừng tre nứa.
Mất rừng gây hậu quả nghiêm trọng, như diện tích đất trống đồi núi trọc tăng,
là nguyên nhân gây ra hiện tượng xói mòn, rửa trôi, lũ lụt, hạn hán, mất diện tích
canh tác, mất đi sự đa dạng sinh học,…
Hầu hết rừng tự nhiên nước ta đều bị tác động, sự tác động theo hai hướng
chính đó là chặt chọn (chặt cây đáp ứng yêu cầu sử dụng). Đây là lối khai thác hoàn
toàn tự do, phổ biến ở các vùng có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống (lấy gỗ về làm
nhà, làm củi…). Cách thứ hai là khai thác trắng như: Phá rừng làm nương rẫy, khai
thác trồng cây công nghiệp, phá rừng tự nhiên trồng cây công nghiệp…). Trong hai
cách này, cách thứ nhất rừng vẫn còn tính chất đất rừng, kết cấu rừng bị phá vỡ, rừng
nghèo kiệt trữ lượng và chất lượng nhưng vẫn còn khả năng phục hồi. Với cách khai
thác thứ hai, rừng hoàn toàn bị mất trắng khó có khả năng phục hồi.
1


Có nhiều giải pháp phục hồi rừng, trong đó khoanh nuôi là giải pháp phục hồi

rừng có nhiều triển vọng nhất, chi phí thấp nhất, phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh
tế xã hội Việt Nam. Đây là giải pháp tốt để từng bước lập lại cân bằng sinh thái trong
thiên nhiên, hạn chế tác hại của thiên nhiên như: lũ lụt, hạn hán,…
Để có phương thức quản lý, bảo vệ cho rừng tái sinh được tốt thì công tác
nghiên cứu khoa học, đặc biệt là những công tác lâm sinh thuần túy đề xuất những
biện pháp lâm sinh là không thể thiếu. Xuất phát từ những vấn đề đó, tôi thực hiện đề
tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sinh học của các ưu hợp Thực vật rừng trạng thái
IIB tại rừng phòng hộ Tà Thiết - Xã Lộc Thịnh - Huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình
Phước”. Nhằm đóng góp thông tin cũng như dữ liệu làm cơ sở cho việc lựa chọn và
đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý để nâng cao chất lượng phục hồi và
phát triển rừng.
1.2 Mục đích và mục tiêu
1.2.1 Mục đích
Đề tài nghiên cứu nhằm tìm hiểu những đặc điểm lâm sinh học cơ bản của các
ưu hợp thực vật rừng trạng thái IIB tại khu vực rừng phòng hộ Tà Thiết, xã Lộc
Thịnh, huyện Lộc Ninh, tỉnh Bình Phước, để đưa ra điều kiện chọn lựa biện pháp kỹ
thuật quá trình xử lý rừng, xúc tiến tái sinh tự nhiên các nhóm loài cây nhằm góp
phần tìm hướng cải thiện đời sống người dân địa phương đang phụ thuộc nhiều vào
rừng, hạn chế sự tác động tiêu cực từ bên ngoài đến rừng, quản lý bảo vệ rừng hướng
tới bền vững.
1.2.2 Mục tiêu cụ thể
ƒ Xác định các đặc điểm lâm sinh học của các ưu hợp thực vật rừng trạng
thái IIB (tầng cây gỗ lớn, tầng cây tái sinh)
ƒ Đề xuất các biện pháp kỹ thuật lâm sinh trong xử lý rừng, nuôi dưỡng nâng
cao năng suất, chất lượng rừng, xúc tiến tái sinh, quản lý bảo vệ tái sinh
cho các đối tượng rừng khảo sát.
1.2.3 Giới hạn nghiên cứu
1.2.3.1 Giới hạn về khu vực nghiên cứu
Rừng phòng hộ thuộc Ban quản lý rừng phòng hộ Tà Thiết, xã Lộc Thịnh Huyện Lộc Ninh - Tỉnh Bình Phước.
2



1.2.3.2 Giới hạn về đối tượng nghiên cứu
Chỉ có một trạng thái rừng IIB ở khu vực rừng phòng hộ Tà Thiết.
1.2.3.3 Giới hạn về nội dung
Nghiên cứu một số đặc điểm lâm học tầng cây gỗ lớn, cây tái sinh của các ưu
hợp thực vật rừng trạng thái IIB và các loài còn lại trong khu vực nghiên cứu như tổ
thành loài, tổ thành loài theo nhóm gỗ, phân bố số cây theo cỡ kính, phân bố số cây
theo cỡ chiều cao, trữ lượng rừng theo nhóm gỗ.

3


Chương 2
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
Trong những năm gần đây, việc nghiên cứu về rừng tự nhiên đã được nhiều tác
giả trong và ngoài nước quan tâm. Nhìn chung những nghiên cứu này mới chỉ dừng
lại ở việc xây dựng các mô hình chuẩn làm cơ sở khoa học và lý luận kinh doanh
rừng.
Tuy vậy, đối tượng rừng tự nhiên rất đa dạng, phong phú và phức tạp về tổ
thành loài cây, tầng tán, mỗi vùng địa lý khác nhau hình thành nên một kiểu rừng
riêng, cho nên vấn đề nghiên cứu về rừng tự nhiên còn gặp rất nhiều khó khăn, trở
ngại. Dưới đây xin đề cập tới một số nghiên cứu có liên quan đến nội dung đề tài.
2. 1 Trên thế giới
2.1.1 Phân loại rừng
Rừng và các nhân tố như địa hình, độ dày tầng đất, ẩm độ, và đặc điểm của
rừng, thành phần loài cây, cấu trúc hình thái và năng suất quần xã thực vật, có mối
quan hệ chặt chẽ và phụ thuộc lẫn nhau. Chính vì thế các nhà lâm học đã dựa vào đó
để phân chia các kiểu rừng khác nhau làm cơ sở xác định các biện pháp kinh doanh
phù hợp. Sự phân chia kiểu rừng bắt đầu từ những năm 90 của thế kỷ XIX bởi các

nhà lâm học người Nga như: A.F. Ruzki (1888), I.I. Gutorovic (1897), P.M.
Cravchinxki (1900).
2.1.2 Về phương pháp thống kê sinh học
Với xu thế chuyển dần từ nghiên cứu định tính sang nghiên cứu định lượng,
thống kê toán học đã trở thành công cụ cần thiết với mỗi nhà khoa học để lượng hóa
các quy luật của tự nhiên và xã hội. Thống kê toán học ngày nay càng phát triển và
đem lại hiệu quả cao hơn và được áp dụng từ giai đoạn rút mẫu, so sánh các mẫu, ước
lượng các nhân tố điều tra, nghiên cứu cấu trúc.

4


2.1.3 Về cấu trúc rừng
2.1.3.1 Cấu trúc tầng thứ
Rừng tự nhiên có tầng tán không phân biệt rõ ràng, vì thế việc phân chia còn
nhiều hạn chế. Đối với rừng mưa nhiệt đới, nhiều tác giả chia làm 3 tầng, đó là tầng
cây cao thường hình thành tầng vượt tán, tầng tán chính, tầng dưới tán. Một số tác giả
còn chia rừng ra làm 5 tầng. Walton.Myutt Smith (1955) phân rừng ở Malaysia thành
5 tầng: Tầng trội, tầng chính, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cỏ.
2.1.3.2 Về phân bố số cây theo đường kính
Đây là quy luật cơ bản nhất của kết cấu lâm phần. Nhà khoa học đầu tiên đề
cập đến là Meyer (1934). Ông đã mô tả phân bố số cây theo đường kính bằng phương
trình toán học có dạng đường cong giảm liên tục, về sau gọi là phương trình Meyer
hay hàm Meyer. Cho đến nay, hàm toán học này vẫn đang được nhiều tác giả sử dụng
để mô tả cấu trúc lâm phần. Có nhiều dạng hàm toán học khác nhau dùng để mô tả
phân bố số cây theo đường kính tùy theo đối tượng nghiên cứu.
2.1.3.3 Về phân bố số cây theo chiều cao
Phương pháp kinh điển được nhiều nhà khoa học sử dụng là vẽ phẫu đồ đứng.
Qua phẫu đồ sẽ thấy được sự phân bố, sắp xếp trong không gian của các loài cây.
Điển hình có công trình của Richards (1952), Rollet (1979). Có nhiều dạng hàm toán

học khác nhau dùng để nắn phân bố N/H. Việc sử dụng hàm nào tùy thuộc vào đối
tượng nghiên cứu cụ thể.
2.1.4 Nghiên cứu về tái sinh
Theo quan điểm của các nhà nghiên cứu lâm học, hiệu quả của tái sinh rừng
được xác định bởi mật độ, tổ thành loài cây, cấu trúc tuổi, chất lượng cây con, đặc
điểm phân bố. Vai trò của cây con là thay thế cây già cỗi, vì vậy hiểu theo nghĩa hẹp,
tái sinh rừng là quá trình phục hồi thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là tầng cây
gỗ. Trên thế giới, tái sinh rừng đã được nghiên cứu từ hàng trăm năm trước, nhưng từ
năm 1930, mới bắt đầu nghiên cứu tái sinh rừng nhiệt đới. Do đặc điểm của rừng
nhiệt đới là thành phần loài phức tạp, nên trong quá trình nghiên cứu, hầu như các tác
giả chỉ tập trung vào các loài cây gỗ có ý nghĩa nhất định.
P.W.Richards {30} tổng kết quá trình tái sinh cho thấy, cây tái sinh có dạng
phân bố cụm, một số có dạng phân bố Possion. Về phương pháp điều tra tái sinh,
5


nhiều tác giả sử dụng cách lấy mẫu ô vuông theo hệ thống của Lowder Milk (1927)
với diện tích ô dao động từ 1 - 4 m2 . Nếu diện tích bé thì số ô phải tăng, ngược lại
diện tích lớn thì số ô ít đi, sao cho đảm bảo tính đại diện, tính trung thực của tình hình
tái sinh rừng.
Đối với rừng nhiệt đới, các nhân tố ánh sáng, độ ẩm của đất, kết cấu quần thụ
cây bụi, thảm tươi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến tái sinh. Baur G.N
(1962) {1} cho rằng, sự thiếu hụt ánh sáng ảnh hưởng đến sự phát triển của cây con.
Nhưng đối với sự nảy mầm và quá trình sinh trưởng của cây mầm ảnh hưởng đó lại
không rõ.
Trong nghiên cứu tái sinh rừng, người ta nhận thấy tầng cỏ và tầng cây bụi qua
quá trình thu nhận ánh sáng, các chất dinh dưỡng sẽ làm ảnh hưởng đến cây tái sinh.
Những lâm phần thưa, rừng đã bị khai thác nhiều, tạo ra nhiều khoảng trống lớn, tạo
điều kiện cho cây bụi thảm tươi phát triển mạnh. Trong điều kiện đó, chúng sẽ là
nhân tố cản trở sự phát triển và khả năng sinh tồn của cây tái sinh. Nếu lâm phần kín,

đất khô, nghèo dinh dưỡng cây bụi thảm tươi phát triển chậm tạo điều kiện cho cây
tái sinh vươn lên (Xannikow, 1967; Viper, 1973) (dẫn theo Nguyễn Văn Thêm 1992).
Tóm lại, nghiên cứu về tái sinh rừng trên thế giới cho chúng ta hiểu biết về
phương pháp nghiên cứu và quy luật tái sinh tự nhiên của một số vùng, đặc biệt là sự
vận dụng các hiểu biết về quy luật tái sinh để xây dựng các biện pháp kỹ thuật lâm
sinh hợp lý nhằm quản lý rừng bền vững. Đây là những phương pháp và kết quả cần
tham khảo khi nghiên cứu tái sinh rừng Việt Nam.
2.2 Ở Việt Nam
2.2.1 Nghiên cứu về cấu trúc
Rừng tự nhiên ở nước ta thuộc kiểu nhiệt đới, rất phong phú và đa dạng về
thành phần loài, phức tạp về cấu trúc. Trong những năm gần đây, cấu trúc rừng ở
nước ta đã được nhiều tác giả quan tâm nghiên cứu. Vì cấu trúc là cơ sở cho việc định
hướng phát triển rừng, đề ra biện pháp lâm sinh hợp lý.
Thái Văn Trừng (1963, 1970, 1978) {39} khi nghiên cứu kiểu rừng kín thường
xanh mưa ẩm nhiệt đới nước ta, đã đưa ra mô hình cấu trúc tầng, như tầng vượt tán,
tầng ưu thế sinh thái, tầng dưới tán, tầng cây bụi và tầng cây cỏ quyết. Tác giả vận
dụng và có sự cải tiến bổ sung phương pháp biểu đồ mặt cắt của Davit - Risa, trong
6


đó tầng cây bụi và thảm tươi được phóng với tỷ lệ lớn hơn. Ngoài ra tác giả còn dựa
vào 4 tiêu chuẩn để phân chia kiểu thảm thực vật rừng Việt Nam, đó là: dạng sống ưu
thế của những thực vật tầng cây lập quần, độ tàn che của tầng ưu thế sinh thái, hình
thái sinh thái của nó và trạng thái của tán lá. Dựa vào đó, tác giả chia thảm thực vật
rừng Việt Nam thành 14 kiểu.
Đào Công Khanh (1996), Bảo Huy (1993) đã căn cứ vào tổ thành loài cây mục
đích để phân loại rừng phục vụ cho việc xây dựng các biện pháp lâm sinh.
Đồng Sỹ Hiền (1974) dùng hàm Meyer và họ đường cong Pearson để nắn phân bố
thực nghiệm số cây theo đường kính làm cơ sở cho việc lập biểu thể tích và độ thon
cây đứng rừng tự nhiên Việt Nam.

2.2.2 Nghiên cứu về tái sinh
Tái sinh là một quá trình sinh học mang tính đặc thù của hệ sinh thái rừng, mà
biểu hiện là sự xuất hiện một thế hệ cây con của những loài cây gỗ. Hiểu theo nghĩa
hẹp, tái sinh rừng là quá trình phục hồi lại thành phần cơ bản của rừng, chủ yếu là
tầng cây gỗ. Tái sinh rừng mưa nhiệt đới có đặc điểm là phân tán liên tục, ngoài ra
còn có tái sinh theo vệt. Rừng nhiệt đới Việt Nam thích hợp với cả hai kiểu trên. Thái
Văn Trừng (1963, 1970, 1978) khi nghiên cứu về thảm thực vật rừng Việt Nam đã kết
luận, ánh sáng là nhân tố khống chế và ảnh hưởng đến quá trình tái sinh tự nhiên
trong rừng.
Khi nghiên cứu quá trình phục hồi rừng sau nương rẫy tại vườn quốc gia Cúc
Phương, Trương Quang Bích và các cộng sự (2002) đã chỉ ra rằng, số lượng cây tái
sinh biến động lớn giữa các ô và trong cùng một ô, mật độ tái sinh thấp và không đều.
Tái sinh rừng tự nhiên nhiệt đới là một vấn đề rất đa dạng và phong phú. Quá
trình này bị chi phối bởi rất nhiều yếu tố, như vị trí địa lý, biện pháp tác động đến
tầng cao, nguồn gốc hình thành rừng. Chính vì thế cho dù quá trình tái sinh có những
quy luật nhất định, vốn có tồn tại khách quan, nhưng do các tác động trên làm cho
chúng trở nên rất phức tạp. Tái sinh là vấn đề quan trọng, quyết định đến quá trình
kinh doanh rừng bền vững, vì thế nghiên cứu quá trình tái sinh là một việc làm không
thể thiếu trong các nghiên cứu cấu trúc rừng tự nhiên.

7


2.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu
2.3.1 Điều kiện tự nhiên khu vực nghiên cứu
2.3.1.1 Vị trí địa lý
Lộc Thịnh là xã mới được thành lập trên cơ sở tách ra từ xã Lộc Thành (cũ) và
một phần diện tích của các xã Lộc Hưng, Lộc Khánh. Vị trí xã nằm ở phía Tây Nam
huyện Lộc Ninh, trung tâm xã cách thị trấn Lộc Ninh khoảng 16 km, cách Thành phố
Hồ Chí Minh khoảng 134 km về hướng Bắc theo QL13 và đường QL13 - Tà Thiết

(hương lộ 17).

Hình 2.1 Bản đồ hiện trạng rừng

8


Có tọa độ địa lý:
Từ 110 39’ 19’’ đến 110 46’ 09’’ vĩ độ Bắc,
Từ 1060 26’ 18’’ đến 1060 36’ 28’’ kinh độ Đông.
Ranh giới hành chính của xã được xác định như sau:
Phía Bắc giáp xã Lộc Thành và Lộc Hưng
Phía Đông giáp xã Lộc Khánh
Phía Nam, suối Cần Lê, là ranh giới với huyện Bình Long
Phía Tây là đường ranh giới quốc gia Việt nam – Campuchia và với tỉnh Tây
ninh.
Xã được tạm chia thành các ấp Chà Là, Tà Thiết, Cần Lê, ấp 9. Nằm ở cực
Nam của huyện, tuy xa trung tâm Huyện nhưng xã Lộc Thịnh có tuyến QL13 (quốc
lộ 13) đi qua xã và nằm trên tuyến đường qua Campuchia và xuống tỉnh Tây Ninh,
đây là tuyến quan trọng của huyện, xã sau tuyến đi cửa khẩu Hoa Lư và đi Bù Đốp.
Xã mới thành lập nên cơ sở hạ tầng còn thiếu nhiều. Do vị trí địa lý, lịch sử cách
mạng, tài nguyên rừng…Xã đã và đang chịu một áp lực lớn là duy trì và bảo tồn khu
căn cứ cách mạng cũ, ngăn chặn nạn di dân tự do và lấn chiếm, chặt phá rừng.
2.3.1.2 Khí hậu
Theo số liệu quan trắc nhiều năm của trạm Lộc Ninh và các trạm lân cận như
Phước Long và Dầu Tiếng – Tây Ninh, cho thấy: Huyện Lộc Ninh nói chung, xã Lộc
Thịnh nói riêng nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa cận xích đạo: nền nhiệt độ cao và
phân phối đều trong năm. Ngoài ra Lộc Ninh còn có lượng mưa lớn và không có
những cực đoan đáng kể về mặt khí hậu như gió nóng, gió bão, sương muối và sương
mù.

+ Nhiệt độ, tổng tích ôn và số giờ nắng:
Nhiệt độ trung bình năm đạt 26,00C, giá trị trung bình cực đại thường xuất
hiện vào các tháng 3 - 6, lên đến 26,6 - 27,90C; giá trị trung bình cực tiểu cũng chỉ
xuống đến 24,4 - 24,50C; thường xuất hiện trong tháng 12 và tháng 1. Tổng tích ôn
hàng năm khá lớn, trung bình nhiều năm lên đến 9.4900C/năm. Số giờ nắng lên đến
2.401 giờ/năm, trung bình mỗi tháng có 216 - 256 giờ nắng và như vậy mỗi ngày có
đến 7,2 - 8,3 giờ nắng. Nhìn chung, nguồn nhiệt lượng và thời gian nắng của vùng là

9


khá dồi dào, là điều kiện thuận lợi cho động thái phát triển của thực vật cũng như quá
trình phân giải chất hữu cơ và biến đổi trạng thái vật chất trong đất.
+ Lượng mưa:
Lộc Ninh là khu vực có lượng mưa khá cao và mùa mưa kéo dài, tính trung
bình năm, lượng mưa và số ngày mưa khá cao, lên đến 2.286,4 mm và 145 ngày có
mưa; cao hơn một chút so với khu vực lân cận song hơn hẳn các khu vực khác ở Nam
Bộ (Phước Long: 2.044,8 mm/141 ngày; Dầu Tiếng: 2.101,5 mm/ 141 ngày; Tp. Hồ
Chí Minh: 1.942 mm/163 ngày). Tuy nhiên, lượng mưa phân bố không đều trong năm
hình thành 2 mùa rõ rệt: mùa mưa và mùa khô.
Mùa mưa, từ đầu tháng 5 đến cuối tháng 11, chiếm 91% tổng lượng mưa cả
năm. Tháng có lượng mưa cao nhất so với cả năm là tháng 9 (391 mm/tháng).
Mùa khô, từ đầu tháng 12 đến cuối tháng 4 năm sau, lượng mưa thấp, chỉ
chiếm khoảng 9% tổng lượng mưa cả năm; trong khi đó lượng bốc hơi lại cao, chiếm
khoảng 55 - 60% tổng lượng bốc hơi năm, làm cho chỉ số khô hạn lên đến 2,8 - 3,2
lần.
+ Lượng bốc hơi hàng năm:
Trung bình khoảng 1.157,3 mm/năm; đặc biệt trong các tháng mùa mưa (tháng
5 - 11) lượng bốc hơi chỉ khoảng 471 mm, làm cho chỉ số ẩm lên đến 4,0 -4,4 lần.
+ Ẩm độ không khí:

Trung bình năm đạt 80 - 81%; tuy nhiên trong các tháng mùa khô, nhất là tháng 2 - 4,
ẩm độ không khí xuống thấp, chỉ còn 71 - 72%.
2.3.1.3 Địa chất, địa hình
+ Địa chất:
Trong huyện Lộc Ninh có nhiều thành tạo địa chất có tuổi khác nhau từ các đá
trầm tích lục nguyên cổ tuổi Permi - Tras của hệ tầng Tà Nốt, Tà Thiết và các trầm
tích cuội kết, cát kết, bột kết, sét kết, sét vôi…tuổi Jura đến các thành tạo Neogene ở
vùng sụt của hệ tầng Bà Miêu, các phun trào bazan tuổi Pleistocene của hệ tầng Xuân
Lộc và các trầm tích sông, hoặc hỗn hợp sông - đầm lầy tuổi Holocene. Tuy nhiên,
trong phạm vi xã Lộc Thịnh, chỉ có 4 loại đá mẹ mẫu chất tham gia vào hình thành
đất là:

10


Mẫu chất phù sa cổ: là trầm tích của hệ tầng Bà Miêu, tuổi Pliocene thượng phần giữa (N22 bm). Chúng bao phủ khoảng 93,24% diện tích tự nhiên (DTTN), phân
bố ở tây và đông của xã. Các trầm tích này phân bố trên bề mặt địa hình bóc mòn, ở
độ cao từ 60 - 80 m. Các loại đất hình thành trên phù sa cổ nói chung thường có thành
phần cơ giới nhẹ, nghèo dưỡng chất và có hoạt tính thấp. Nên phần lớn đất hình thành
trên phù sa cổ thuộc nhóm đất xám (Acrisols). Nhìn chung các đất trên phù sa cổ tuy
có chất lượng không cao nhưng rất đa dạng về các loại hình sử dụng đất, kể cả các
cây lâu năm như cao su, cây ăn quả, tiêu, điều… và các cây hàng năm như lúa, mì,
bắp, mía, đậu đỗ và các loại, tùy theo độ dày tầng đất hữu hiệu.
Đá bazan: Các phun trào bazan ở đây thuộc hệ tầng Xuân Lộc (ßQII xl ), chiếm
0,19% diện tích tự nhiên, phân bố ở phía Đông Nam (phần Lộc Hưng cũ), thành phần
chủ yếu là bazan olivine, bazan olivine kiềm, dolerite olivine kiềm và bazanit, nghèo
silic, giàu kiềm. Khoáng tạo đá phần lớn là olivine và ít pyroxene. Phân bố trên các
bề mặt địa hình dạng vòm, dốc nhẹ đến khá bằng phẳng với cao độ khoảng 100 m trở
lên (phổ biến là 100 - 200m). Đất hình thành trên loại phun trào này thường là đất nâu
đỏ điển hình (Haplic/Humic Ferralsols), có tầng đất hữu hiệu rất dày và khá đồng

nhất theo chiều sâu, có cấu trúc viên hạt, tơi xốp,…thích hợp cho nhiều loại cây trồng
khác nhau nhất là cây công nghiệp lâu năm như cao su, tiêu, điều, cà phê, và cây ăn
quả,…
Trầm tích sông: (aQIV32) phân bố dọc suối Cần Lê, chiếm 0,55% DTTN, thành
phần trầm tích gồm cát, bột, sét, cuộn sỏi. Bề dày thay đổi 1 - 3 m. Đây là các thành
tạo trẻ nhất; chúng phủ lên tất cả các trầm tích có tuổi cổ hơn.
Sườn tích - lũ tích - dốc tụ, hệ Đệ Tứ, không phân chia (Dq): chiếm 4,80%
diện tích tự nhiên; phân bố dọc các chân đồi, đáy thung lũng. Đây là loại trầm tích
deluvi, proluvi gồm các sản phẩm bào mòn, rửa trôi từ các khu vực xung quanh có
địa hình cao hơn đưa xuống. Thành phần trầm tích khá phân biệt tùy thuộc mẫu chất
nguồn và bề dày không ổn định thường thay đổi từ vài mét đến chục mét. Đất hình
thành trên loại trầm tích này được xếp vào các đất dốc tụ. Nhìn chung chúng có độ
phì khá, mặt khác lại chiếm các vị trí thung lũng hoặc hợp thủy thấp - bằng nên
thường thích hợp cho trồng lúa hoặc cây trồng cạn hàng năm.

11


+ Địa hình:
Xã Lộc Thịnh có một dạng địa hình chính: Địa hình đồi thấp, bằng đến lượn
sóng nhẹ, hướng địa hình nghiêng dần theo Bắc - Nam hoặc Đông Bắc - Tây Nam.
Cao độ trung bình 115 m; điểm cao nhất có cao độ 160 m; điểm thấp nhất có cao độ
70 m. Căn cứ vào hình thể và độ nghiêng dốc của bề mặt, yếu tố địa hình có thể phân
chia ra các cấp tương đối theo độ dốc, quy mô diện tích của từng cấp độ dốc như sau
(Bảng 2.1).
Bảng 2.1 Thống kê diện tích theo địa hình
Xã Lộc Thịnh
Độ dốc

Ghi chú


(ha)

(%)

I (< 30)

2.852,3

36,30

Rất thuận lợi cho sử dụng đất

II (3-80)

4.909

62,48

Rất thuận lợi cho sử dụng đất

III (8-150)

Thuận lợi cho sử dụng đất

IV(15-200)

Ít thuận lợi cho sử dụng đất

Sông, suối, hồ…

Tổng

95,7
7.857

1,22
100,00

Qua số liệu bảng 2.1 cho thấy, Lộc Thịnh là một xã miền núi nhưng nhìn
chung đất đai ở đây có địa hình khá bằng, ít dốc, rất phù hợp cho bố trí sử dụng đất và
phát triển sản xuất nông nghiệp.
+ Sông ngòi, thủy văn:
Các suối trong xã đều thuộc lưu vực của sông Sài Gòn: Sông bắt nguồn từ vùng núi
có độ cao 100 - 150 m thuộc phía Tây Bắc tỉnh Bình Phước và đổ ra dòng chính
Đồng Nai tại khu vực Nhà Bè. Sông Sài Gòn có tổng diện tích lưu vực là 4.700 km2,
chiều dài khoảng 280 km, đoạn qua xã dài 8,4 km. Trên dòng chính của sông này
hiện nay đã có hồ Dầu Tiếng được xây dựng từ năm 1979. Mặc dù nguồn nước từ hồ
Dầu Tiếng không có ý nghĩa trong việc cung cấp nước tước cho Lộc Ninh song cũng
có tác dụng trong việc điều hòa khí hậu cho khu vực. Ngoài sông Sài Gòn ở phía Tây
xã, còn có các suối chính sau: suối Cham Keng dài 5.370 m, suối Cần Lê (ranh giới
giữa huyện Lộc Ninh và Bình Long) dài 20.306 m; rạch Trụ dài 12.050 m; suối số 1
dài 3.718 m, suối Prek Chrang dài 4.538 m, suối cầu cây Me dài 3.108 m, suối Tonle
12


Trâu dài 1.468 m (ranh giới với xã Lộc Khánh),…Các suối hầu hết bắt nguồn ở vùng
phía Bắc xã Lộc Thành, Lộc Hưng, Lộc Điền và chảy theo hướng Đông bắc - Tây
nam, Đông – Tây hoặc Bắc - Nam để đổ vào Tônle Chàm. Tổng chiều dài các suối
trong xã lên đến 69 km, đạt mật độ khoảng 0,88 km dài/km2.
Nhìn chung, hệ thống sông suối ở đây thường có lưu vực nhỏ, cự ly ngắn, dốc,

lưu lượng nước không lớn và có sự phân biệt rất rõ theo mùa, thường đầy nước vào
mùa mưa nhưng lại cạn kiệt trong mùa khô. Do vậy khả năng bồi đắp phù sa là hạn
chế và không đủ khả năng cung cấp nước cho sản xuất và tiêu dùng. Muốn sử dụng
được nguồn nước này cho sản xuất cần có những đầu tư lớn vào các công trình xây
dựng các hồ, đập đầu nguồn.
2.3.2 Đặc điểm về các nguồn tài nguyên
2.3.2.1 Tài nguyên đất
Theo chuyên đề “Đánh giá tài nguyên đất đai huyện Lộc Ninh ở tỷ lệ bản đồ
1/25.000” cho biết xã Lộc Thịnh có 4 nhóm đất, với 6 đơn vị đất.
+ Nhóm đất phù sa: Có quy mô diện tích và một số đặc điểm chính như sau:
Đất phù sa không được bồi (P): có diện tích 43,0000 ha, chiếm 0,55% diện tích
tự nhiên (DTTN); phân bố dọc suối Cần Lê, chiều rộng dọc suối khoảng 5 - 10 m.
Đất có thành phần cơ giới trung bình đến nặng (35 - 47% sét), chua vừa (pHH2O: 5,0 5,2), có dung lượng trao đổi cation cao: 17 – 20 me/100g đất, độ no bazơ trung bình:
43 - 46%, tầng mặt giàu mùn 2,1 - 4%, đạm tổng số trung bình: 0,07 - 0,14%, lân
tổng số khá: 0,06 - 0,14%, kali tổng số khá cao 1,2 - 1,6%. Về sử dụng đất phù sa nên
dành cho việc trồng các cây hàng năm trong đó chủ yếu là lúa nước và hoa màu.
+ Nhóm đất xám: Có 2.522,0000 ha, chiếm 32,10% DTTN; phân bố ở phía
Đông và Tây nam của xã. Nhóm đất xám hình thành chủ yếu trên mẫu chất phù sa cổ
(Pliocene) nghèo kiềm và thường có thành phần cơ giới nhẹ. Do đặc điểm địa hình và
chế độ nước, đất xám được tách thành 02 đơn vị bản đồ: Đất xám phù sa cổ và đất
xám glây.
- Đất xám trên phù sa cổ (X): Có 2.428,0000 ha, chiếm 30,90% DTTN; phân
bố ở phía Đông và Tây Nam của xã. Đất xám có thành phần cơ giới nhẹ (32 - 42%
sét), chua; có dung tích hấp thu (CEC), cation kiềm trao đổi và bảo hòa bazơ (BS)
thấp: pHH2O khoảng 4,8 - 6,5; pHKCL: 4,2 - 5,5; CEC: 8 – 10 me/100g đất; BS 35 13


×