Tải bản đầy đủ (.pdf) (49 trang)

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG THEO HÌNH THỨC GIAO KHOÁN QUẢN LÝ BẢO VỆ TẠI VÙNG ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH THUỘC LÀNG KON NAK – XÃ HÀ ĐÔNG – HUYỆN ĐĂKĐOA – TỈNH GIA LAI GIAI ĐOẠN 2004 – 2008

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.42 MB, 49 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG THEO HÌNH
THỨC GIAO KHOÁN QUẢN LÝ BẢO VỆ TẠI VÙNG
ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH THUỘC
LÀNG KON NAK – XÃ HÀ ĐÔNG – HUYỆN
ĐĂKĐOA – TỈNH GIA LAI
GIAI ĐOẠN 2004 – 2008

Người thực hiện: Nguyễn Thanh Tùng
Nghành học: Lâm Nghiệp
Khoá : 2005 – 2009

Pleiku, tháng 5 năm 2009


ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ QUẢN LÝ RỪNG THEO HÌNH
THỨC GIAO KHOÁN QUẢN LÝ BẢO VỆ TẠI VÙNG
ĐỆM VƯỜN QUỐC GIA KON KA KINH THUỘC
LÀNG KON NAK – XÃ HÀ ĐÔNG –HUYỆN
ĐĂKĐOA – TỈNH GIA LAI
GIAI ĐOẠN 2004 – 2008

NGUYỄN THANH TÙNG

Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành
Lâm Nghiệp



Giáo viên hướng dẫn:
ThS. Hoàng Hữu Cải

Pleiku, tháng 5 năm 2009
i


LỜI CẢM ƠN
Để hoàn thành đề tài này tôi xin trân thành cảm ơn quí thầy cô Trường Đại học
Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt và trang bị cho tôi những kiến thức trong
suốt thời giai tôi theo học tại trường.
Xin chân thành cảm ơn Ban chủ nhiệm Khoa lâm nghiệp cùng quí thầy cô trong
khoa đã tạo điều kiện tốt cho tôi hoàn thành đề tài .
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc đến thầy Hoàng hữu Cải người đã tận tình chỉ
bảo, hướng dẫn, truyền đạt kiến thức và kinh nghiệm quí báu, cùng sự quan tâm lo
lắng trong từng bước tiến hành cho đến khi đề tài được hoàn tất.
Tôi xin cảm ơn quí thầy cô làm việc tại Văn phòng Phân hiệu Đại học Nông Lâm
TP. Hồ Chí Minh tại Gia Lai. Đã tạo điều kiện giúp đỡ cho những sinh viên khóa đầu
tại phân hiệu như chúng tôi hoàn thành công tác đào tạo tại trường.
Tôi xin cảm ơn cán bộ và nhân dân làng Kon Nak – xã Hà Đông cùng anh em trạm
kiểm lâm số 7 VQG Kon Ka Kinh đã giúp đễ tôi trong những ngày thực tập tại địa
bàn.
Pleiku, tháng 5 năm 2009.
Nguyễn Thanh Tùng

ii


MỤC LỤC

Trang
Trang tựa..........................................................................................................................i
Lời cảm ơn...................................................................................................................... ii
Mục lục .......................................................................................................................... iii
Danh sách các chữ viết tắt ...............................................................................................v
Danh sách các bảng ....................................................................................................... vi
CHƯƠNG 1. ĐẶT VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU ...........1
U

1.1 Đặt vấn đề ..............................................................................................................1
1.2 Mục tiêu nghiên cứu ..............................................................................................2
1.3 Nội dung nguyên cứu.............................................................................................3
CHƯƠNG 2. TỔNG QUAN .........................................................................................4
2.1 Cơ sở lý thuyết.......................................................................................................4
2.1.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý rừng có sự tham gia...................................4
2.1.2 Bối cảnh chính sách liên quan đến GKQLBV rừng........................................5
2.2 Các chương trình dự án lâm nghiệp đi kèm với công tác GKQLBVR tại cộng
đồng địa phương. .........................................................................................................8
CHƯƠNG 3. ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU..............................9
U

3.1 Địa điểm nghiên cứu..............................................................................................9
3.1.1 Vị trí địa lý ......................................................................................................9
3.1.2 Địa hình...........................................................................................................9
3.1.3 Đất đai ..........................................................................................................10
3.1.4 Thổ nhưỡng ...................................................................................................10
3.1.5 Khí hậu ..........................................................................................................10
3.1.6 Tài nguyên rừng ............................................................................................11
3.1.7 Dân số............................................................................................................11
3.1.8 Hiện trạng cơ sở hạ tầng ...............................................................................12

3.2 Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh ..............................................................................12
iii


3.2.1 Giới thiệu chung............................................................................................12
3.2.2 Vị trí địa lý ....................................................................................................13
3.2.3 Địa hình.........................................................................................................13
3.2.4 Tài nguyên rừng ............................................................................................14
3.3 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................18
CHƯƠNG 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN..............................................................20
4.1 Cách thức tiến hành giao khoán và hình thức bảo vệ rừng được giao khoán của
VQG và của người dân ..............................................................................................20
4.1.1 Mục đích GKQLBV của VQG đến người dân..............................................20
4.1.2 Hình thức giao khoán rừng đến tay người dân..............................................21
4.1.4 Hình thức quản lý rừng của người dân .........................................................22
4.1.5 Hình thức quản lý của VQG với hai tiểu khu đã giao...................................26
4.2 Công tác tuyên truyền và xử phạt của VQG........................................................28
4.2.1 Công tác tuyên truyền của VQG ...................................................................28
4.2.2 Cách thức xử phạt người vi phạm.................................................................29
4.3 Kết quả đạt được từ công tác GKQLBV rừng.....................................................29
4.3.1 Lợi ích mang lại cho người dân ....................................................................29
4.3.2 Kết quả đạt được của VQG trong công tác GKQLBV ................................31
CHƯƠNG 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................32
5.1 Kết luận................................................................................................................32
5.2 Kiến nghị..............................................................................................................33
TÀI LIỆU THAM KHẢO…………………………………………………………...35
PHỤ LỤC…………………………………………………………………………….36

iv



DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
Chữ viết tắt

Ý đầy đủ

GKQLBV

: Giao khoán quản lý bảo vệ

QLBV

: Quản lý bảo vệ

VQG

: Vườn quốc gia

CHXHCN

: Cộng hoà xã hội chủ nghĩa

FIPI

: Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam

UBND

: Uỷ ban nhân dân


SĐVN

: Sách đỏ Việt Nam

SĐTG

: Sách đỏ thế giới

PRA

: Phương pháp điều tra nhanh nông thôn

EN

: Nguy cấp.

VU

: Sắp nguy cấp

NT

: Sắp bị de dọa

R

: Hiếm

T


: Bị đe dọa

K, DD

: Thiếu dữ liệu
v


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Trang
Bảng 3.1: Diện tích và loại đất trên địa bàn xã. ............................................................10
Bảng 3.2: Thành phần thực vật ở VQG KonKaKinh. ...................................................14
Bảng 3.3: Danh sách các loài thực vật quí hiếm có ở VQG Kon Ka Kinh. ..................15
Bảng 3.4: Danh sách các loài động vật quí hiếm có ở VQG Kon Ka Kinh. .................17
Bảng 4.1: Hiện trạng và diện tích rừng được giao cho xã.............................................21

vi


Chương 1
ĐẶT VẤN ĐỀ, MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

1.1 Đặt vấn đề
Hiện nay, sự mất rừng ở khu vực Tây Nguyên vẫn còn diễn ra một cách mạnh mẽ
với nhiều nguyên nhân như: Khai thác tài nguyên rừng bừa bãi, quản lý quy hoạch
rừng không hợp lý dẫn đến sự mất rừng, sự di dân tự do và du nhập các phương thức
canh tác từ đồng bằng để áp dụng cho miền núi. Những nguyên nhân trên đã làm cho
nhiều diện tích rừng trở thành đất trống đồi núi trọc. Sự mất rừng đã ảnh hưởng không
nhỏ đến đời sống của cộng đồng địa phương sống xung quanh rừng, làm thay đổi sinh

kế và phương thức canh tác truyền thống ở đó và đã gây ra không ít sự xáo trộn về mặt
xã hội ở địa phương. Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến phát triển bền vững trong
tương lai không những của cộng đồng địa phương mà còn ảnh hưởng đến các khu vực
lân cận. Chính vì vậy, mà cần phải có một phương án quản lý bảo vệ rừng hợp lý,
nhằm giảm tác động của người dân đến rừng, bao gồm các chính sách lâm nghiệp
giúp ổn định kinh tế và đời sống cho người dân sống trong và gần rừng. Khi người dân
ổn định về kinh tế, đời sống được cải thiện thì họ sẽ giảm đi sự phụ thuộc vào rừng,
từng bước nhận thức được tầm quan trọng của rừng và tham gia bảo vệ rừng tốt hơn.
Trước tình hình đó, nhà nước đã đưa ra một số chủ trương, chính sách nhằm khôi
phục và bảo vệ rừng, đồng thời tạo ra việc làm cho người dân sống gần rừng giúp họ
tăng thu nhập, trong đó chính sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng là có ý nghĩa xã hội
quan trọng nhất, vì nó xác lập quyền tham gia quản lý, chia sẻ trách nhiệm quản lý
giữa đơn vị chủ rừng và các cộng đồng địa phương. Chính sách giao khoán quản lý
bảo vệ rừng được triển khai theo những khuôn khổ chung, nhưng được các đơn vị chủ
rừng và người nhận khoán thực thi theo những cách thức tương đối khác nhau vì sự tổ
chức thực hiện phụ thuộc vào bối cảnh kinh tế xã hội và tài nguyên cụ thể trong từng
khu vực. Nghiên cứu đối chiếu các trường hợp khác nhau có thể giúp rút ra các bài học
1


thành công để áp dụng trên diện rộng, đặc biệt là trong bối cảnh đổi mới ngành lâm
nghiệp hiện nay.
Tại tỉnh Gia Lai để tăng cường công tác quản lý bảo vệ rừng và bảo tồn đa dạng
sinh học, chính phủ đã thành lập vườn quốc gia (VQG) Kon Ka Kinh trên nền tảng là
khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh cũ (Theo Quyết Định Số 167/2002/QĐ- TTg).
Cũng như nhiều VQG khác, tại VQG Kon Ka Kinh, ngoài vùng lỏi, còn có các khu
rừng thuộc vùng đệm có dân cư sinh sống. Ban giám đốc VQG đã thực hiện chính
sách giao khoán quản lý bảo vệ rừng đến từng hộ dân hoặc cộng đồng sống gần đó
nhận khoán quản lý. Sự thực hiện chủ trương này tạo ra một trường hợp đáng được
nghiên cứu đánh giá, đặc biệt là sự xem xét mối quan hệ giữa đơn vị chủ rừng (VQG

Kon Ka Kinh) và cộng đồng địa phương.
Do đó, trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp chúng tôi muốn đánh giá hiệu quả
quản lý rừng theo hình thức giao khoán, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và
bài học kinh nghiệm thông qua đề tài “Đánh giá hiệu quả quản lý bảo vệ rừng theo
hình thức giao khoán quản lý bảo vệ tại vùng đệm VQG Kon Ka Kinh thuộc làng Kon
Nak – xã Hà Đông – huyện Đăk Đoa – tỉnh Gia Lai, giai đoạn từ 2004 – 2008”.
1.2 Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm tìm hiểu việc tổ chức thực hiện và các bài học thành công của đánh giá hiệu
quả quản lý rừng theo hình thức giao khoán, đề tài này tập trung vào các mục tiêu sau
đây:
(1) Tư liệu hóa tiến trình tổ chức thực hiện việc giao khoán quản lý bảo vệ rừng tại
địa phương, phân tích các giai đoạn và các bước thực hiện;
(2) Đánh giá hiệu quả của hoạt động giao khoán đối với VQG Kon Ka Kinh và
cộng đồng địa phương, từ đó rút ra những điểm mạnh, điểm yếu và bài học kinh
nghiệm để thực hiện chủ trường này.
Như đã trình bày ở phần trên, công tác GKQLBV là một chương trình lớn, có tính
chiến lược về quản lý bảo vệ và phát triển rừng dựa vào sự chia sẻ trách nhiệm và
quyền lợi giữa các bên liên quan: Người dân, cộng đồng, cơ quan nhà nước và ngành
lâm nghiệp. Hình thức GKQLBV được tiến hành trong trong bối cảnh có nhiều chủ
2


trương chính sách có liên quan. Do đó, việc đánh giá hiệu quả của công tác QLBV
theo hình thức GKQLBV phải đặt trong bối cảnh thực thi của chủ trương và chính
sách ấy. Các cộng đồng địa phương là cấp cơ sở cuối cùng để thực tiếp nhận và thực
thi các hoạt động, và cũng là cấp thích hợp để quan sát đánh giá hiệu quả của hình
thức GKQLBV.
1.3 Nội dung nguyên cứu
Đánh giá hiệu quả của công tác QLBV rừng theo hình thức GKQLBV ở cấp cơ sở
là một vấn đề còn rất mới mẽ và phức tạp, trong phạm vi một luận văn tốt nghiệp, đề

tài này giới hạn trong các nội dung sau đây:
(1) Tư liệu hóa tiến trình GKQLBV tại cộng đồng ( cụ thể tại làng Kon Nak – xã
Hà Đông – huyện Đăk Đoa – tỉnh Gia Lai). Nhằm mô tả được quá trình GKQLBV tại
cộng đồng từ nhiều khía cạnh khác nhau: Chủ thể giao và nhận, những thuận lợi và
khó khăn của người dân trong việc sử dụng đất trước và sau khi GKQLBV và thủ tục
giao khoán.
(2) Phân tích đối tượng được nhận GKQLBV và đời sống kinh tế xã hội của họ
trước và sau khi nhận khoán, các ràng buột của người dân khi nhận khoán.
(3) Đánh giá hiệu quả và tác động của hình thức này dựa trên một số chỉ báo về tài
nguyên rừng và kinh tế xã hội mà người dân được hưởng lợi từ GKQLBV. Ở mục tiêu
này chúng tôi mong muốn phân tích được tác động về mặt kinh tế, xã hội và môi
trường của công tác giao khoán tại địa phương.
(4) Rút ra bài học thành công và hạn chế để áp dụng mô hình này rộng rãi hơn, ở
cấp qui mô lớn hơn, ở mục tiêu này chúng tôi muốn phân tích các yếu tố ảnh hưởng tới
tiến trình GKQLBV và từ đó rút ra bài học kinh nghiệm về tiến trình, thủ tục giao
khoán, sự tham gia của người dân và các bên liên quan. Phân tích kết quả đạt được từ
khi thực hiện giao khoán cho đến năm 2008.

3


Chương 2
TỔNG QUAN

2.1 Cơ sở lý thuyết
2.1.1 Khái niệm và nguyên tắc quản lý rừng có sự tham gia
Quản lý rừng có sự tham gia là một chủ đề lớn của các chính sách quản lý rừng
nhiệt đới, và trở thành một chủ đề được nhiều sự tranh luận nhất trong gần ba thập kỷ
qua, nhất là trong các nước nhiệt đới. Sự tranh luận tập trung chung quanh các vấn đề
về quyền sở hữu và sử dụng rừng và vai trò của rừng đối với sinh kế địa phương

(Hoàng Hữu Cải, 1999). Thật vậy, từ năm 1992, bản "Tuyên bố về Rừng" của Hội
nghị thượng đỉnh về trái đất ở Rio de Janeiro đã nhấn mạnh cách tiếp cận có sự tham
gia làm cân bằng giữa các mục tiêu kinh tế xã hội và môi trường của phát triển bền
vững. Sự thay đổi về chiều hướng lâm nghiệp từ kiểu quản lý thuần túy dựa vào các cơ
quan quản lý rừng của nhà nước sang sự chia sẻ trách nhiệm quản lý rừng với người
dân địa phương, bao gồm cả những người dân cá thể và các cộng đồng địa phương đã
được thực hiện theo các hình thức khác nhau: giao rừng cho cộng đồng làm chủ sở hữu
và quản lý (ví dụ các rừng cộng đồng ở Philippines, rừng làng ở Indonesia và Thái
Lan), liên kết quản lý rừng (ở Ấn Độ) tổ chức các nhóm sử dụng rừng (như ở Nepal),
giao đất lâm nghiệp và cho thuê đất lâm nghiệp, và giao khoán quản lý bảo vệ rừng (ở
Việt Nam). Các hình thức lâm nghiệp mới này làm bật vai trò trung tâm của người dân
địa phương trong quản lý rừng, bao gồm tất cả các mặt của hoạt động quản lý và phát
triển rừng. Tuy nhiên, tính chất và mức độ tham gia không phải là đồng nhất (Hoàng
Hữu Cải, 2003). Tính chất và mức độ tham gia là một vấn đề liên quan đến mối tương
quan về quyền và nghĩa vụ của các cộng đồng và của các cơ quan lâm nghiệp, một mối
tương quan rất khó đạt được sự cân bằng.

4


2.1.2 Bối cảnh chính sách liên quan đến GKQLBV rừng
Điều 17 Hiến pháp nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 1992 quy định
rằng đất, rừng và các tài nguyên khác là sở hữu toàn dân do Nhà nước thống nhất quản
lý. Trong hệ thống quản lý tập trung, nhà nước giao rừng cho các đơn vị lâm nghiệp
quốc doanh, họ được xem là các “đơn vị chủ rừng ”. Nhưng trong thực tế thì các cộng
đồng dân cư sống gần rừng ít nhiều gì thì họ cũng thực hiện các hoạt động tiếp cận, sử
dụng, định đoạt, quản lý và hưởng lợi tài nguyên rừng ngay cả khi chưa có chính sách
giao đất giao rừng. Trước thực trạng đó nhà nước và chính phủ đã đưa ra hàng loại
chính sách và quyết định nhằm hạn chế các tác động có hại của người dân đến rừng và
đồng thời cũng đưa ra nhiều chương trình, dự án nhằm khôi phục và phát triển rừng

sau đây là những tóm lược những chính sách trên:
Vào ngày 19 tháng 8 năm 1991 nhà nước ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng.
Đến năm 2004, luật này đã được sửa đổi trong đó đã thể chế hóa việc giao đất và cho
thuê đất lâm nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, 2005). Các sửa đổi này
phù hợp với luật đất đai đã được sửa đổi trước đó (2002). Luật đất đai xác lập các
quyền sử dụng đất bao gồm thuê mướn, chuyển nhượng, thừa kế, thế chấp và chuyển
đổi quyền sử dụng mảnh đất được giao. Tuy nhiên, các hình thức xác lập quyền sử
dụng rừng và đất lâm nghiệp phức tạp hơn vì được điều chỉnh theo những văn bản
khác nhau. Ngày 15 tháng 1 năm 1994 nghị định 02/CP được ban hành đã trao cho
người dân quyền sử dụng đất lâu dài: 20 năm cho đất trồng cây hàng năm và 50 năm
đối với đất trồng cây lâu năm và đất rừng. Sau này vào ngày 16 tháng 11 năm 1999
nghị định số 163/1999/NĐ – CP được ban hành thay cho nghị định 02/CP theo nghị
định này thì thời hạn giao đất cho các hộ gia đình, cá nhân sử dụng ổn định lâu dài là
50 năm. Khi hết thời hạn nếu có nguyện vọng tiếp tục sử dụng đất và trong quá trình
sử dụng đất lâm nghiệp chấp hành đúng về luật đất đai, phát luật về bảo vệ và phát
triển rừng thì được xem xét giao đất đó để tiếp tục sử dụng, trong nghị định này chủ
rừng cũng được xác nhận thông qua giầy chứng nhận quyền sử dụng đất (hay còn gọi
là sổ đỏ) theo luật đất đai.
Chương trình 327 (quyết định 327/CT) hay còn gọi là chương trình “ phủ xanh đất
trống đồi núi trọc” bắt đầu triển khai vào năm 1993, cũng đã triển khai một số hoạt
5


động về GKQLBV rừng. Khi người dân tham gia trồng rừng, nhận KQLBV họ sẽ
nhận được một khoản tiền công cho sự đóng góp sức lao động của mình và các khoản
thu nhập do quá trình tỉa thưa nhưng sản thẩm cuối cùng thuộc về chủ đầu tư. Tiếp
ngay sau đó là quyết định số 202/TTg ngày 02 tháng 5 năm 1994 ban hành bản quy
định về việc khoán bảo vệ rừng, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng. Các Chủ
rừng thực hiện việc giao khoán bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và trồng rừng mới
phải có các điều kiện sau đây: (1) Có quyết định giao quyền sử dụng đất của cấp có

thẩm quyền cấp. (2) Phải có luận chứng kinh tế - kỹ thuật hoặc dự án đầu tư đã được
cấp có thẩm quyền phê duyệt. (3) Có nguồn vốn thanh toán chi phí khoán theo kế
hoạch được duyệt hàng năm.
Theo nghị định số 01/CP ngày 04 tháng 01 năm 1995 ban hành bản quy định về
việc giao khoán đất sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi
trồng thủy sản trong các doanh nghiệp Nhà nước. Theo nghị định này thì các hộ ký
cam kết chăm sóc và bảo vệ rừng với các lâm trường quốc doanh sẽ được trả tiền công
theo định kỳ bởi cơ quan giao chăm sóc và bảo vệ rừng. Nghị định này nói rõ rằng nếu
như giao khoán đất nông nghiệp để trồng cây hàng năm thì thời hạn giao khoán là 20
năm, còn đối với đất lâm nghiệp Thời hạn giao khoán đối với rừng phòng hộ, rừng đặc
dụng là 50 năm, đối với rừng sản xuất thì theo chu kỳ kinh doanh.
Những nghị định này đã phần nào tạo công việc cho người dân, làm giảm được
phần nào áp lực của người dân đến rừng, làm cho rừng thật sự trở nên có chủ. Vì vậy,
mà công tác quản lý bảo vệ rừng được tốt hơn và rừng từng bước được phục hồi.
Nghị quyết số 08/1997/QH10 và Quyết định 661 QĐ – TTg được ban hành lần lượt
vào tháng 12năm 1997 và tháng 7 năm 1998 nhằm xây dựng một chương trình trồng
rừng quốc gia, gọi là Chương trình 661 hay Chương trình 5 triệu hecta rừng với mục
tiêu cơ bản: (1) Trồng mới 5 triệu ha rừng cùng với bảo vệ diện tích rừng hiện có, để
tăng độ che phủ của rừng lên 43% giai đoạn 1998 – 2010 (theo nguồn của Bộ NN &
PTNT, 1998 ), góp phần đảm bảo an ninh môi trường, giảm nhẹ thiên tai, tăng khả
năng sinh thuỷ, bảo tồn nguồn gen và tính đa dạng sinh học. (2) Sử dụng có hiệu quả
diện tích đất trống, đồi núi trọc, tạo thêm nhiều việc làm cho người lao động, góp phần
xoá đói, giảm nghèo, định canh, định cư, tăng thu nhập cho dân cư sống ở nông thôn
6


miền núi, ổn định chính trị, xã hội, quốc phòng, an ninh, nhất là ở vùng biên giới. (3)
Cung cấp gỗ làm nguyên liệu để sản xuất giấy, ván nhân tạo, đáp ứng nhu cầu gỗ, củi
và các lâm đặc sản khác cho tiêu dùng trong nước và sản xuất hàng xuất khẩu, cùng
với phát triển công nghiệp chế biến lâm sản, đưa lâm nghiệp trở thành một ngành kinh

tế quan trọng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội miền núi. Chương trình sẽ được thực
hiện thông qua các dự án và hoạt động có sự tham gia của người dân. Tại khoản 1
điều 2 của quyết định 661 QĐ – TTg có nêu rõ “Nhân dân là lực lượng chủ yếu trồng,
bảo vệ, khoanh nuôi tái sinh rừng và hưởng lợi ích từ nghề rừng” , điều 5 của quyết
định cũng đã nói rõ việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ( hay còn gọi là “ sổ
đỏ” ) cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân cũng được nhiều người quan tâm.
Theo quyết định số 178/2001/QĐ – TTg ban hành ngày 12 tháng 11 năm 2001,
quyết định về quyền lợi, nghĩa vụ của hộ gia đình, cá nhân được giao, được thuê, nhận
khoán rừng và đất lâm nghiệp. Theo điều 14 chương 3 của quyết định này thì hộ gia
đình, cá nhân nhận khoán bảo vệ, khoan nuôi tái sinh rừng tự nhiên ở những vùng
phòng hộ đầu nguồn thì được hưởng các quyền lợ như sau: (1) Được nhận tiền công
giao khoán bảo vệ, khoan nuôi tái sinh rừng theo hợp đồng. (2) Được thu hái các lâm
sản phụ trên mảnh rừng được nhận khoán theo hướng dẫn của Bên giao khoán. (3)
Được phép khai thác cây gỗ chết khô, cây sâu bệnh và các sản phẩm tỉa thưa. (4) Được
phếp khai thác tre, nứa với cường độ 30% khi rừng đảm bảo độ che phủ trên 80%. (5)
Được phép khai thác gỗ theo phương thức chặt chọn với cường độ khai thác không quá
20% khi rừng phòng hộ được phếp khai thác theo thiết kế do bên giao khoán lập.
Trước thực trạng người dân địa phương tác động đến rừng làm cho tài nguyên rừng
bị suy thoái nghiêm trọng, nên ban quản lý VQG Kon Ka Kinh đã áp dụng một số
chính sách lâm nghiệp liên quan nhằm giảm tác động của người dân địa phương đến
rừng. VQG đã thực theo nghị định 02/CP ban hành ngày 15/1/1994 về giao đất lâm
nghiệp cho tổ chức, cá nhân, hộ gia đình sử dụng vào mục đích lâm nghiệp. Quy định
số 202/TTG ban hành ngay 2/5/1994 về quy định GKQLBV rừng, khoan nuôi tái sinh
và trồng rừng.

7


2.2 Các chương trình dự án lâm nghiệp đi kèm với công tác GKQLBVR tại cộng
đồng địa phương

Trong thực tế, đồng thời với việc GKQLBV, nhà nước đã có nhiều chính sách quan
trọng, cụ thể hóa bằng nhiều chương trình và dự án đễ hỗ trợ cho cộng đồng và dân di
cư tự do định canh, định cư, phát triển nông sản hàng hóa, cùng với một hệ thống
chính sách lâm nghiệp với những luật lệ và quy định các chế độ khen thưởng và xử
phạt đối với những người tham gia công tác quan lý bảo vệ tài nguyên rừng. Các
trương trình hỗ trợ lâm nghiệp như: Chương trình Định canh – Định cư. Chương trình
327 với mục tiêu phục hồi rừng trên các vùng đất trống đồi núi trọc, dự án 661 (5 triệu
ha rừng ) đưa ra mục tiêu tăng cường công tác phục hồi rừng, dự án 135 cho các xã đặt
biệt khó khăn và đã có thêm dự án 135 giai đoạn II.

8


Chương 3
ĐỊA ĐIỂM VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu này được tiến hành ở làng Kon Nak – xã HÀ ĐÔNG – huyện Đăk Đoa
– tỉnh Gia Lai, một làng nằm trong vùng đệm của VQG Kon Ka Kinh.
3.1.1 Vị trí địa lý
Xã Hà Đông nằm về phía bắc và cách thị trấn Đăk Đoa 54 km.
- Phía Bắc: Giáp Huyện Kon Plông – Tỉnh Kon Tum
- Phía Nam: Giáp Xã Ayun – Huyện Mang Yang và xã Đak Sơmei
- Phía Đông: Giáp Xã Kon Pne – Huyện KBang
- Phía Tây: Giáp Xã Hà Tây – Huyện Chư Păh
+ Có tọa độ địa lý như sau:
- Vĩ độ Bắc: Từ 140 13’ 11’’ đến 140 23’ 18’’
- Kinh độ Đông: Từ 1080 12’ 00’’ đến 1080 28’02’’
3.1.2 Địa hình
Xã Hà Đông nằm về phía Bắc huyện Đăk Đoa, địa hình có xu hướng thấp dần từ
Đông sang Tây. Độ cao trung bình so với mặt nước biển là 900 m, nơi cao nhất là đỉnh

Kon Ngouk (1588m) ở phía Đông xã giáp với huyện KBang, nơi thấp nhất là suối Đak
Pơ Kei (660 m) ở phía Tây xã.
Dạng địa hình chủ yếu của xã là địa hình núi cao chia cắt mạnh, độ dốc lớn (phổ
biến có độ dốc >200) khả năng sản xuất nông nghiêp rất hạn chế, diện tích rừng bao
phủ còn lớn (7425,5ha = 38,1% diện tích tự nhiên của xã).
Ngoài ra trong địa bàn xã còn có dạng địa hình sườn dốc ven suối. Trong dạng địa
hình này cần chú ý tới diện tích đất bồi lòng suối, có thể khai thác để phát triển sản
9


xuất cây lương thực, cây công nghiệp ngắn ngày, tuy nhiên diện tích đất này nhỏ và
hẹp về chiều ngang.
3.1.3 Đất đai
Tổng diện tích của xã là 19454,5 ha trong đó:
Bảng 3.1: Diện tích và loại đất trên địa bàn xã.
Loại đất

Diện tích (ha)

Đất có khả năng nông nghiệp

1303,1

Đất lâm nghiệp và có khả năng lâm nghiệp

7814,3

Đất khác

10337,1


Tổng

19454,5

Nhìn chung: Đất có khả năng lâm nghiệp của xã chiếm tỷ trọng lớn. Diện tích đất
chưa được khai thác sử dụng vào sản xuất còn nhiều (đất chưa sử dụng và đất khác
10337,1 ha), chủ yếu ở dạng trảng cỏ và đồi núi trọc, đây là một tiềm năng phát triển
lâm nghiệp và thu hút lao động góp phần phát triển kinh tế - xã hội và môi trường góp
phần cùng cả nước trồng và phát triển 5 triệu ha rừng đến năm 2010.
3.1.4 Thổ nhưỡng
Theo kết quả điều tra của Viện Quy Hoạch và Thiết Kế Nông Nghiệp, đất xã Hà
Đông hình thành trên đá Macma axit (chủ yếu trên đá mẹ Granit), gồm 2 loại chủ yếu
là đất đỏ vàng trên đá Macma axit và đất xám trên đá Granit.
Đất có thành phần cơ giới nhẹ đến trung bình, kết cấu rời rạc, độ PH từ 4,5 – 5,5 và
giảm dần theo độ sâu: giàu lân nghèo kali, khả năng giữ nước kém, khả năng trao đổi
và hấp thụ lớn. Đất thích hợp để phát triển sản xuất lâm nghiệp.
3.1.5 Khí hậu
Khí hậu cao nguyên, chịu sự chi phối của gió mùa rõ rệt. Trong năm có 2 mùa:
Mùa mưa đến muộn hơn so với các vùng khác của huyện từ tháng 6 – 11 lượng mưa
tâp trung nhiều (chiếm 90%), mùa khô kéo dài từ tháng 12 tới tháng 5 năm sau.
10


+ Nhiệt độ:
- Nhiêt độ trung bình năm: 31,50C
- Nhiệt độ cao nhất trong năm: 34,40C
- Nhiêt độ thấp nhất trong năm: 5,60C
+ Lượng mưa bình quân năm: 2,088 mm.
+ Độ ẩm bình quân năm: 85%

+ Gió: Tốc độ gió trung bình 3,5m/s, có 2 hướng gió chính:
- Mùa mưa hướng gió thịnh hành là Nam - Tây nam.
- Mùa khô hướng gió thịnh hành là Bắc – Đông bắc.
Nhìn chung: Điều kiện khí hậu thời tiết trong vùng thuân lợi để phát triển các loài
cây ngắn ngày như: khoai lang, ngô (bắp), sắn (mì),…, cây lâu năm như bời lời đỏ, cây
ăn quả, cây nguyên liệu.
3.1.6 Tài nguyên rừng
Rừng gồm có: Rừng gỗ, Rừng tre nứa, Rừng hỗn giao.
Trữ lượng gỗ của rừng thuộc xã Hà Đông khá lớn (1049570 m3) với các chủng loại
phong phú: Trắc, Cẩm lai, Dẻ, Dổi, Chò xót …Tuy nhiên hiện nay do tập quán canh
tác lạc hậu của đồng bào địa phương nên hiện tượng phát rừng làm nương rẫy mới và
phát rẫy luân phiên để tạo đất canh tác cây lương thực (chủ yếu là sắn (mì)) đã làm tổn
thất nhiều đến tài nguyên rừng.
Động vật rừng: Động vật rừng khá phong phú cả về số lượng cũng như chủng loại
như: Lợn rừng, Nai, Mang, Hổ, Gấu, Khỉ, Vượn, Trăn, Rắn…
3.1.7 Dân số
Dân số: Đến cuối tháng 12 năm 2008, xã có 620 hộ với 3190 khẩu, trong đó nữ
1637 người (chiếm 48,4%). Tỷ lệ gia tăng dân số tự nhiên khá cao (3,9%), dân số ở xã
100% là người đồng bào.

11


3.1.8 Hiện trạng cơ sở hạ tầng
- Y tế: Xã có 1 trạm y tế xã, nhà xây cấp IV, có 4 cán bộ y tế xã (3 y tá, 1 y sĩ),
nhưng còn thiếu nhà ở cho cán bộ y tế và nhà cho bệnh nhân nội trú.
- Giáo dục: Toàn xã có 30 phòng học 2 nhà ở giáo viên và 150 bộ bàn ghế học sinh.
Xã có 30 cán bộ giáo viên (10 cao đẳng, 7 trung cấp, 13 sơ cấp), tỷ lệ huy động học
sinh trong độ tuổi đi học là 85%.
- Giao thông: Hệ thống giao thông thuộc địa bàn xã Hà Đông hiện tại chất lượng

còn rất kém. Hệ thống cầu cống qua đường chưa được xây dựng nên về mùa mưa lũ
giao thông đi lại bị gián đoạn và rất khó khăn.
- Thủy lợi: trên địa bàn xã có 2 công trình thủy lợi nhỏ kiên cố phục vụ tưới tiêu
cho 15 ha đất nông nghiệp chủ yếu của 2 làng Kon Jốt và Kon Rơng Dram.
3.2 Vườn Quốc gia Kon Ka Kinh
3.2.1 Giới thiệu chung
VQG Kon Ka Kinh có tên trong danh sách các khu rừng đặc dụng từ năm 1986
theo Quyết định số 194/CT ngày 9 tháng 8 năm 1986 của Chủ tịch Hội đồng Bộ
trưởng CHXHCN Việt Nam, với diện tích 28.000 ha nhằm bảo tồn rừng cận nhiệt đới
núi cao với các loài hạt trần. Năm 1999, Viện điều tra qui hoạch rừng Việt Nam (FIPI)
kết hợp với Tổ chức Chim quốc tế (BirdLife Intemational) xây dựng Dự án đầu tư
thành lập Khu bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh. Dự án này được Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn, UBND tỉnh Gia Lai thẩm định, phê duyệt cùng năm, với diện
tích là 41.780 ha.
VQG Kon Ka Kinh là một vườn quốc gia của Việt Nam, được thành lập theo
Quyết định số 167/2002/QĐ-TTg ngày 25 tháng 11 năm 2002 của Thủ tướng chính
phủ Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam trên cơ sở chuyển đổi và nâng cấp từ Khu
bảo tồn thiên nhiên Kon Ka Kinh.
VQG Kon Ka Kinh là một khu vực ưu tiên về bảo tồn đa dạng sinh học của Việt
Nam, khu vực và quốc tế mà trong tương lai nó còn là một địa điểm du lịch sinh thái
hấp dẫn.
12


Ngoài sự đa dạng và phong phú của hệ động thực vật rừng, VQG Kon Ka Kinh
đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ lưu vực đầu nguồn của các con sông như
sông Ba và sông Đắk Pne, cung cấp nước tưới tiêu cho hàng ngàn ha cà phê, hồ tiêu,
đất nông nghiệp và cung cấp nước sinh hoạt cho các huyện của tỉnh Gia Lai và Kon
Tum. Phía tây của VQG là một phần lưu vực của nhà máy thủy điện Yaly.
VQG Kon Ka Kinh là 1 trong 4 vườn quốc gia của Việt Nam (cùng Ba Bể, Chư

Mom Ray và Hoàng Liên), đồng thời là 1 trong 27 vườn của khu vực Đông Nam Á
được công nhận là vườn di sản ASEAN.
3.2.2 Vị trí địa lý
VQG Kon Ka Kinh nằm trên cao nguyên Kon Tum, thuộc địa bàn ba huyện Mang
Yang, KBang và Đắk Đoa của tỉnh Gia Lai. Phần trung tâm nằm ở xã Ayun, huyện
Mang Yang, phía đông bắc tỉnh Gia Lai, cách thành phố Pleiku khoảng 50 km về
hướng đông bắc, phân bố trên diện tích 41.780 ha.
- Phía bắc giáp xã Đắk Roong huyện KBang.
- Phía nam giáp xã Hà Ra và một phần xã A Yun, xã Đắk Yă cùng huyện Mang
Yang,
- Phía đông giáp các xã Đắk Roong, Kon Pne, Kroong và Lơ Ku huyện KBang,
- Phía tây giáp xã Hà Đông huyện Đắk Đoa.
+ Có tọa độ địa lý như sau:
- Vĩ độ Bắc: từ 14°09′ đến 14°30′.
- Kinh độ Đông: 108°16′ đến 108°28′ .
3.2.3 Địa hình
Độ cao của VQG Kon Ka Kinh nằm trong khoảng từ 570 m (thung lũng sông Ba)
tới 1.748 m (đỉnh Kon Ka Kinh). Các dòng suối từ phía đông vườn quốc gia cấp nước
cho sông Ba, con sông chảy ngoàn ngoèo gần như theo hướng bắc – nam tới khi hợp
lưu với sông A Yun rồi đổi hướng thành gần như tây bắc – đông nam để đổ vào biển
Đông gần thành phố Tuy Hòa, trong khi ở phía tây con sông là lưu vực của các sông

13


3.2.4 Tài nguyên rừng
* Thực vật:
Do đặc điểm đa dạng về địa hình, độ cao, khí hậu, đất đai và các nhân tố hình
thành rừng khác đã tạo cho hệ thực vật rừng ở VQG Kon Ka Kinh khá phong phú và
đa dạng. Nơi đây có kiểu rừng hỗn giao cây lá rộng lá kim (thông 5 lá, Pơ mu) á nhiệt

đới, đây thật sự là các mẫu chuẩn của hệ sinh thái rừng nguyên sinh hiếm có ở vùng
Cao nguyên nên cần phải được bảo tồn. Thực vật nơi đây không những đa dạng về số
lượng loài mà còn phong phú về thành phần loài đặc hữu và quí hiếm. Trong 687 loài
thực vật có đến 11 loài đặc hữu và 34 loài quý hiếm.
+ Thành phần thực vật:
Bảng 3.2: Thành phần thực vật ở VQG KonKaKinh.
STT

Ngành thực vật

Họ

Chi

Loài

1

Ngành hạt kín hai lá mầm

104

337

528

2

Ngành hạt kín một lá mầm


15

32

111

3

Ngành hạt trần

5

8

8

4

Các ngành khuyết thực vật

16

32

40

4a

Ngành thông đất (Lycopodiophyta)


2

3

4

4b

Ngành tháp bút (Equisetophyta)

1

1

1

4c

Ngành dương (Polypodiophyta)

13

28

35

Tổng

140


459

687

(Nguồn: />14


+ Loài thực vật đặc hữu:
VQG Kon Ka Kinh có 11 loài đặc hữu: Thông 5lá, Hoa khuế, Trắc, Xoay, Lọng
hiệp, Hoàng thảo vạch đỏ, Bọ nẹp trung bộ, Gõ đỏ, Du moóc, Song bột,
+ Loài thực vật quí hiếm:
Hệ thực vật VQG Kon Ka kinh có tới 34 loài quí hiếm, có giá trị bảo tồn nguồn
gen và nguyên cứu khoa học, đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam (SĐVN) và sách đỏ
thế giới (SĐTG) như sau:
Bảng 3.3: Danh sách các loài thực vật quí hiếm có ở VQG Kon Ka Kinh.
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

1

Ráng cát tu, cẩu tích

Cibotium barometz

K

2


Thông 5 lá

Pinus dalatensis

R

E

3

Pơ mu

Fokienia hodginsii

K

R

4

Hoàng đàn giả

Dacrydium elatum

K

5

Kim giao


Nageia fleuryi

V

V

6

Đỉnh tùng

Cephalotaxus hainanensis

R

V

7

Sói gỗ

Pachylarnax precalva

V

8

Giên làng

Xylopia pierrei


V

9

Dây vằng đắng

Coscinium fenentratum

V

10

Cứu mộc

Cinnamomum parthenoxylon

K

11

Sum trái nhỏ

Adinandra microcarpa

R

12

Nuốt


Casearia annamensis

R

13

Cây núi hon

Craibiodendron scleranthum

R

14

Trợ hoa

Enkiaanthus quinqueflorus

R

15

Đỗ quyên fleury

Rhododendor fleury

15

SĐVN


SĐTG

R

R


16

Gõ đỏ, Cà te

Afzelia xylocarpa

V

17

Xây, Xoan

Dialium cochinchinensis

K

18

Trắc, Cẩm lai nam bộ

Daibergia cochinchinensis


V

19

Giáng hương trái to

Pterocarpus macrocarpus

K

20

Trầm hương

Aquilaria crassna

E

21

Chùy đầu đương hình

Rhopalocnema phalloides

R

22

Sưng có đuôi


Semecarpus caudate

23

Lát hoa

Chukrasia tabularis.velutina

24

Chân chim Kon tum

Scheflera kontumensis

R

25

An tiên poilan

Altingia poilanei

R

26

Hồng quang champion

Rhodoleia championii


27

Ba gạt Cam bốt

Rauvolfia camboidiana

T

28

Song bột

Calamu poilanei

K

29

Sặt Ba vì

Pleioblatus baviensis

30

Giải thùy Roxburgh

Anoectochilum Roxburghii

E


31

Lan cầu diệp

Bulbophyllum hiepii

R

32

Lan

Dendrobium ochreceum

R

33

Thượng duyên

Epigeneium chapaense

R

34

Nhẵn diệp Sapa

Liparis sapaensis


R

R
K

Ghi chú: R: Hiếm;, E: Có nguy cơ; V: Sắp nguy cấp; K: Rất nguy cấp

16

R


* Động vật:
Theo kết quả điều tra cho thấy hệ động vật rừng VQG Kon Ka Kinh cũng rất
đa dạng và phong phú về số lượng loài và thành phần loài đặc hữu và quí hiếm. Trong
223 loài động vật có xương sống có đến 15 loài đặc hữu và 38 loài quí hiếm. Đặc biệt
có 1 loài động vật lần đầu tiên được phát hiện ở Kon Ka Kinh đó là Khướu Kon Ka
Kinh (Garrulax konkakinhensis ).
Bảng 3.4: Danh sách các loài động vật quí hiếm có ở VQG Kon Ka Kinh.
STT

Tên Việt Nam

Tên khoa học

SĐVN SĐ TG

Lớp thú
1


Hổ

Panthera tigris

E

EN

2

Voọc ngũ sắc

Pygathrix nemaeus

3

Khỉ đuôi lợn

Macaca nemestrina

V

VU

4

Khỉ mặt đỏ

Macaca acrtoides


V

VU

5

Vượn má hung

Hylobetes gabriellae

E

DD

6

Sơn dương

Naemorhedus sumatraensis

V

VU

7

Nhím

Hystrix brachyuran


VU

8

Tê tê java

Manis javanica

NT

9

Gấu ngựa

Ursus thibetanus

E

10

Cầy tai trắng

Arctogalidia trivirgata

V

EN

VU


Lớp chim
1

Gà lôi lông tía

Lophura diardi

T

VU

2

Trèo cây mỏ vàng

Sitta solangiae

T

VU

3

Khướu mỏ dài

Jabouilleia danjoui

T

VU


4

Gà lôi vằn

Lophura nycthenera

E

5

Hồng hoàng

Buceros bicornis

T

6

Niệu nâu

Anorrhinus tickelli

T

Stork-billed

Halcyon capensin

T


Psarisomus dalhuoside

T

7

kingfisher
8

Mỏ rộng xanh

17

NT


9

Giẻ cùi vàng

Urocissa whiteheadi

NT

10

Giẻ cùi bụng vàng

Cissa hypoleuca


NT

11

Khách đuôi cơ

Temmurus temmurus

T

12

Khưới đầu đen

Garrutax milleti

R

13

Khưới đầu xám

Garrutax vassali

T

14

Khưới đuôi đỏ


Garrutax milnei

VU
NT

Lớp bò sát, ếch nhái
1

Tắc kè

Gecko gecko

T

2

Ô rô vảy

Acanthosaura lepidogaster

T

3

Rồng đất

Physgnathus cocincinus

V


4

Kỳ đà vân

Varanus nebulosus

V

5

Kỳ đà hoa

Varanus salvator

V

6

Trăn đất

Python molurus

V

7

Rắn ráo thường

Ptyas korros


T

8

Rắn cạp nong

Bungarus fasciatus

T

9

Rắn hổ mang

Naja naja

T

10

Rùa núi viền

Manouria impressa

V

11

Cóc mày gai mí


Leptobrachium

R

palpebralespinosa
12

Cóc mắt chân dài

Megophrys longipes

T

13

Cóc rừng

Bufo galeatus

R

14

Chàng Anđecsơn

Rana andersoni

T


Ghi chú: EN: Nguy cấp; VU,V: Sắp nguy cấp; NT: Sắp bị de dọa; R: Hiếm; T: Bị
đe dọa; K, DD: Thiếu dữ liệu
3.3 Phương pháp nghiên cứu
Sau khi chọn được địa điểm thực hiện đề tài chúng tôi bắt đầu vào việc thu thập
thông tin cần thiết phục vụ cho đề tài của mình bằng nhiều phương pháp như:
+ Thu thập các văn bản của nhà nước và địa phương có liên quan đến việc
GKQLBV rừng của VQG Kon Ka Kinh.
18


×