Tải bản đầy đủ (.doc) (70 trang)

Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của các trạng thái rừng IIA, IIB và IIIA1 tại vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.28 MB, 70 trang )

ĐẶT VẤN ĐỀ
Trong quá trình sử dụng Tài nguyên thiên nhiên (TNTN), con người
thường chú trọng đến khai thác lợi dụng, nhằm thoả mãn tối đa cho nhu cầu
trước mắt của mình mà không quan tâm đúng mức đến vấn đề khôi phục, phát
triển bền vững TNTN và tương lai của các thế hệ mai sau. Vì vậy, hầu hết các
nguồn tài nguyên quý giá đều dần bị cạn kiệt, không đảm bảo khả năng cung
ứng lâu dài, ổn định cho cuộc sống con người cũng như duy trì sự phát triển
bền vững của xã hội. Tài nguyên rừng tự nhiên có khả năng tái tạo nhưng
cũng không tránh khỏi xu thế ấy.
Rừng tự nhiên ở Việt Nam đã và đang bị suy giảm nghiêm trọng cả về
số lượng và chất lượng, nhất là từ năm 1980 đến nay. Trong vòng 50 năm qua
(1943 - 1993), chúng ta đã mất đi 5 triệu ha rừng (năm 1943 là 14,3 triệu ha
và năm 1993 chỉ còn 9,3 triệu ha) bình quân mỗi năm mất đi 100 ha. Trong
những năm gần đây, diện tích rừng có xu hướng tăng nhưng chất lượng rừng
có xu hướng giảm. Đối với rừng tự nhiên, diện tích rừng giàu và trung bình
hiện nay chỉ còn khoảng 1,4 triệu ha (chiếm 13% so với tổng diện tích có
rừng). Rừng gỗ giàu chỉ còn lại chủ yếu ở vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao,
nơi có độ dốc lớn nên khả năng khai thác, cung cấp lâm sản bị hạn chế. Đối
với rừng trồng, phần lớn là rừng sản xuất, trồng một số loài mọc nhanh, cung
cấp nguyên liệu cho ngành công nghiệp nên tác dụng với môi trường rất hạn
chế. Điều này đã làm cho chức năng bảo vệ môi trường sinh thái của rừng bị
ảnh hưởng theo chiều hướng xấu gây ra thoái hoá đất, rửa trôi, xói mòn ngày
càng nghiêm trọng, lụt lội xảy ra thường xuyên hơn ảnh hưởng đến đời sống
của con người.
Xuất phát từ thực trạng trên, sự cần thiết phải phục hồi là một nhiệm vụ
cấp bách. Tuy nhiên, để các biện pháp bảo vệ, phục hồi lại rừng đạt hiệu quả
thì phải có một sự hiểu biết đầy đủ về bản chất các quy luật sống của rừng mà
trước hết là quá trình tái sinh. Tái sinh rừng là một quá trình sinh học mang
tính đặc thù của hệ sinh thái rừng. Nó đảm bảo cho nguồn tài nguyên rừng có
1
khả năng tái sản xuất mở rộng, nếu chúng ta nắm được quy luật tái sinh,


chúng ta sẽ điểu khiển quy luật đó phục vụ cho các mục tiêu kinh doanh và
quản lý rừng. Vì vậy, tái sinh rừng trở thành vấn đề then chốt trong việc xác
định các phương thức kinh doanh và quản lý tài nguyên rừng.
Vườn Quốc gia Xuân Sơn là một quần thể sinh thái bao gồm hệ động
vật, thực vật và nguồn gen quý của Việt Nam, nằm trên ranh giới của 3 tỉnh:
Phú Thọ, Yên Bái và Sơn La, là nơi bảo tồn tính đa dạng sinh học của vùng
chuyển tiếp giữa dải núi đá vôi phía Đông Bắc với vùng Trung du Bắc Bộ và
vùng phòng hộ đầu nguồn quan trọng của 2 con sông Giày và sông Bứa huyện
Tân Sơn và Thanh sơn. Tại đây, cũng đã có một số công trình nghiên cứu về
hệ động, thực vật của các tác giả đi trước. Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa
có công trình nghiên cứu nào về tái sinh tự nhiên, vì vậy tôi thực hiện đề tài:
Nghiên cứu đặc điểm tái sinh tự nhiên của các trạng thái rừng IIA, IIB và
IIIA1 tại vùng đệm Vườn quốc gia Xuân Sơn, huyện Tân Sơn, tỉnh Phú
Thọ, để từ đó làm cơ sở đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh nhằm
nuôi dưỡng, phục hồi và phát triển rừng bền vững tại Vườn quốc gia Xuân
Sơn.
2
Chương 1
TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
1.1. Trên thế giới
Vai trò của tái sinh rừng hết sức quan trọng, nó quyết định sự tồn tại
của thảm thực vật, tái sinh rừng là tiền đề cho quá trình diễn thế rừng, đảm
bảo cho rừng luôn trong trạng thái vận động. Do vậy có thể nói những nghiên
cứu về tái sinh đã góp phần làm sáng tỏ các quy luật tồn tại và phát triển của
rừng cả trong quá khứ, hiện tại và tương lai.
Về phương pháp điều tra tái sinh, đa số các tác giả sử dụng mẫu ô
vuông theo hệ thống của Lowdermilk (1927), diện tích ô đo đếm thường từ 1-
4m
2
; nhưng phổ biến nhất là phương pháp bố trí ô đo đếm theo hệ thống trong

các diện tích nghiên cứu từ 0,25 - 1,0 ha.
Davis và Richards (1933 - 1934), trong khi nghiên cứu rừng mưa ở khu
vực sông Moraballi, Gauna, đã thống kê số cây thứ tự từ thấp đến cao, đầu
tiên là số mầm non dưới 2m, kế đến là số cây non có đường kính dưới 10cm
và chiều cao trên 4,6m, sau đó mới đến số cây gỗ có đường kính trên 10cm,
với cỡ đường kính 4 tấc Anh (10cm); cây tái sinh đã được thống kê từ dưới
2m cho đến chiều cao 4,6m với đường kính dưới 10cm. Aubre’ ville (1933)
trong biểu thành phần của ô tiêu chuẩn (OTC) trong rừng nguyên thuỷ tại
“khu rừng bảo vệ Massa Me”, thuộc bờ biển Nga cũng đã thống kê lớp cây
non gồm những cây thuộc cấp đường kính <10cm, [17]. Cho thấy cây tái sinh
đã được tính từ cây mầm cho đến cận dưới của lớp cây gỗ.
Về đặc điểm tái sinh tự nhiên (TSTN), Aubre’ vill (1950 - 1951) đã đưa
ra lý thuyết tái sinh tuần hoàn bức khảm theo đó, xem một diện tích rừng hỗn
hợp rộng lớn như một mặt khảm mà mỗi đơn vị của bản ghép hình là một tổ
hợp hình thành bởi các loài cây tái sinh không mang tính kế thừa, nhưng xét
trên một phạm vi rộng lớn thì các tổ hợp loài cây sẽ kế thừa nhau ít nhiều theo
phương thức tuần hoàn. Van Steniss (1956) đã nêu 2 đặc điểm tái sinh phổ
3
biến của rừng nhiệt đới là kiểu tái sinh phân tán và liên tục của các loài cây ưa
sáng.
Ánh sáng là nhân tố sinh thái ảnh hưởng mạnh đến sinh trưởng của cây
tái sinh, đó là quan điểm được nhiều nhà khoa học thống nhất. Mlanfora
(1929) nhận thấy các loài cây ưu thế của rừng thường xanh tại Mã Lai tái sinh
tốt nhất ở những nơi có lỗ trống với bề ngang không rộng quá 6m; ở những
nơi có lỗ trống lớn hơn, không thấy có tái sinh tại phần chính giữa. Kramer
(1933), qua các quan sát trong rừng mưa miền cao ở núi Gedeh tại Java cũng
thấy rằng trong những khoảng trống diện tích không quá 1000m
2
, cây tái sinh
sẵn có của loài ưu thế ở rừng nguyên sinh sống sót và sinh trưởng tốt. Nhưng

nếu khoảng trống rộng đến 2000- 3000m
2
, thì sự tái sinh tự nhiên sẽ bị các
loài cây của rừng thứ sinh mọc rất mạnh, đào thải hoàn toàn (dẫn theo
Richards P.W (1952), [17]. Trong rừng mưa nhiệt đới, sự thiếu hụt ánh sáng
ảnh hưởng chủ yếu đến sự phát triển của cây non,, còn đối với sự nảy mầm và
phát triển của mầm non thì ảnh hưởng này thường không rõ (Richards P.W
(1952) [17], Baur G.N (1962), [18].
Riêng về đặc điểm tái sinh của các cây họ Dầu (Dipterocarpaceae), theo
Catinot.R (1978) [19] trong các khu rừng vùng Đông Nam Châu Á, cây họ
Dầu tái sinh thành từng vệt sau khai thác. Tuomela. K và các cộng sự (1995),
[20] qua nghiên cứu tái sinh ổ các ô trống có diện tích từ 406m
2
trở lên đến
1242m
2
trong rừng sau khai thác ở miền nam Kalimantan - Indonesia, nhận
thấy phân bố tần suất đường kính cây con ở các ô trống khác hẳn so với diện
tích rừng chung quanh, chứng tỏ cây họ Dầu ban đầu sinh trưởng mạnh sau
khi mở trống; tốc độ sinh trưởng tỷ lệ nghịch với diện tích ô trống và kích
thước ô trống thích hợp khoảng 500m
2
, qua đó cho thấy tái sinh tự nhiên cây
họ Dầu chịu ảnh hưởng lớn của nhân tố ánh sáng. Các kết luận tương tự cũng
đã được Nguyen - The và các cộng sự (1998) đưa ra trong khi nghiên cứu
rừng hỗn loài cây họ Dầu ở Đông Kalimantan - Inđonesia.
4
Về khả năng ra hoa quả, Appanah S.(1998) cho biết trong rừng tự nhiên
ở Indonesia, vào những năm sai quả trên mỗi cây họ Dầu trưởng thành có thể
cho 4triệu hoa và tạo thành khoảng 100000 quả, nhưng phần lớn bị côn trùng,

chim và các loại thú rừng phá hoại.
Các nghiên cứu về TSTN của CIFOR (2000) tại Bunlugan - Indonesia
chỉ rõ việc chặt bỏ dây leo cây bụi dưới tán nhằm xúc tiến TSTN đã làm cho
một số lâm sản ngoài gỗ như song mây trở lên cực kỳ khan hiếm.
Để đẩy nhanh tốc độ phục hồi rừng thứ sinh, ở Philipines đã áp dụng có
hiệu quả kỹ thuật ARN (Assisted Natural Regeneration), tăng cường tiến trình
TSTN thông qua hạn chế lửa rừng và chăn thả súc vật, kết hợp trồng cây nơi
đất trống (theo Lasco R.D, Visco R.G.& Pulhin J.M (2001).
1.2. Ở Việt Nam
TSTN rừng tự nhiên Việt Nam cũng đã được nhiều tác giả quan tâm.
Thái Văn Trừng (1963, 1978), [4 ] đã nêu 2 cách TSTN của các xã hợp thực
vật rừng nhiệt đới nguyên sinh hay thứ sinh là tái sinh liên tục dưới tán kín
rậm của những loài chịu bóng và tái sinh theo vệt để hàn gắn các lỗ trống đầu
tiên với các loài tiên phong. Qua đó tác giả cũng khẳng định ánh sáng là nhân
tố đã khống chế và điều khiển quá trình TSTN.
Năm 1964, các chuyên gia Trung Quốc đã xây dựng tiêu chuẩn đánh
giá TSTN theo năm cấp cho vùng Quỳ Châu, Nghệ An dựa theo mật độ cây
tái sinh, gồm: rất tốt: > 12000 cây/ha, tốt: 8000 - 12000 cây/ha, trung bình:
4000 - 8000 cây/ha, xấu: 2000 - 4000 cây/ ha và rất xấu: < 2000 cây/ha, dễ áp
dụng trong thực tế.
Nhận xét chung về tái sinh rừng tự nhiên hỗn loài, Nguyễn Ngọc Lung
(1983) cho biết đầy đủ số lượng và chất lượng cây tái sinh, bình quân 10 - 13
nghìn cây/ha từ cây mạ cho đến cây có D < 10cm; và trong quá trình phát
triển cây tái sinh bị phân hoá rất mạnh, dưới tán rừng già ở Kon Hà Nừng khó
tìm thấy cây con của một số loài ưu thế tầng trên. Sự phong phú về về số
lượng cây và loài tái sinh cũng đã được Phùng Ngọc Lan (1984), [10] qua
5
nghiên cứu rừng tự nhiên ở Tam Tấu, lâm trường Bắc Sơn - Lạng Sơn ghi
nhận có gần 30 loài tái sinh với số lượng từ 14000 - 16000 cây/ha.
Về ảnh hưởng của nhân tố ánh sáng đến quá trình tái sinh tự nhiên, theo

Hồng Quan (1984), [12] do những cây có đường kính 12 - 30cm với chiều cao
khoảng 11 - 20m, tạo nên tầng tán chính của rừng, tầng này không bị tác động
qua khai thác, gây nên sự ứ đọng tán, không cho ánh sáng lọt xuống gây ảnh
hưởng đến tái sinh của loài cây ưa sáng.
Nguyễn Văn Trương (1986) cho rằng cây tái sinh là cây mọc tự nhiên,
có kích thước tiếp cận với chuỗi thống kê hiện hành. Nếu chuỗi thống kê bắt
đầu từ 10cm trở lên thì số cây TSTN đạt kích thước 5cm đường kính mới gọi
là cây tái sinh. Quan điểm này hoàn toàn mang tính toán học. Nhất trí với
quan điểm của Thái Văn Trừng (1999), [5]: “trong động thái của một hệ sinh
thái, cần nghiên cứu quá trình TSTN, từ lúc ra hoa, kết quả đến nảy mầm hạt
giống và sự phát triển từ giai đoạn cây mạ đến các giai đoạn cây non, cây nhỡ,
cây trưởng thành ”. Do vậy, nếu chỉ tập trung thống kê cây tái sinh từ cỡ
đường kính 5cm trở lên, không quan tâm đến lớp cây nhỏ hơn sẽ không đánh
giá được chính xác đặc điểm của quá trình TSTN.
Theo Vũ Tiến Hinh (1991), [8] trong rừng tự nhiên thứ sinh hỗn loài
khác tuổi ở lâm trường Hoành Bồ - Quảng Ninh, cây rừng tái sinh liên tục và
càng ở tuổi nhỏ số cây càng nhiều; hệ số tổ thành của tầng cây tái sinh và tầng
cây cao có mối liên hệ chặt chặt chẽ. Vũ Văn Nhâm (1992) qua nghiên cứu tái
sinh rừng tự nhiên ở vùng Đông Bắc thấy rằng trên các lâm phần có diễn thế
rừng ổn định, hệ số tổ thành tầng cây cao và tầng cây tái sinh thống nhất, còn
ở những lâm phần có diễn thế không ổn định thì có sự sai khác rõ rệt.
Trần Xuân Thiệp (1996) dựa vào cây tái sinh triển vọng (H > 1,5m)
phân cấp đánh giá tái sinh cho rừng tự nhiên ở vùng Hương sơn - Hà Tĩnh, ở
trạng thái IIIB: cấp tái sinh xấu: < 1000 cây/ha, trung bình: 100 - 3000 cây/ha,
tốt: > 3000 cây/ha; ở trạng thái IV: xấu: < 500 cây/ha, trung bình: 500 - 1500
cây/ha và tốt: > 1500 cây/ha.
6
Bên cạnh các kết quả nghiên cứu TSTN mang tính riêng lẻ, có những
công trình chuyên khảo về TSTN của một loài cây hay kiểu rừng: Nguyễn
Văn Thêm (1992) [13,14] nghiên cứu tái sinh tự nhiên Dầu Song Nàng trong

rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng lá nhiệt đới mưa mùa ở Đồng Nai.
Đinh Quang Diệp (1992), [7] nghiên cứu TSTN trên đối tượng rừng khộp ở
Đăk lăk. Qua đó các tác giả đã đề xuất biện pháp kỹ thuật khai thác, bảo vệ và
nuôi dưỡng rừng cụ thể cho từng đối tượng nghiên cứu.
Trần Đình Lý và các cộng sự (1995), [11] trong khi nghiên cứu TSTN
thảm thực vật rừng vùng núi cao Sapa, cho rằng không cần phải nghiên cứu
đo đếm tất cả các cây TSTN mà chỉ cần quan tâm đến những cây có chiều cao
từ 2m trở lên cũng đủ để đánh giá đúng tiềm năng của TSTN thảm thực vật.
Theo quan điểm lâm học và căn cứ vào ý kiến của Thái Văn Trừng đã nêu
phần trên thì nhận định này thật ra chưa hoàn toàn chính xác.
Theo Lê Sáu - Đinh Hữu Khánh - Ngô Văn Trai (1995) cho biết trên
các đối tượng rừng IIIA1 - IIIA3 sau khai thác ở Kon Hà Nừng, số lượng cây
tái sinh đạt từ 22000 - 34000 cây/ha (nhiều hơn lúc chưa khai thác), cây tái
sinh triển vọng đều đạt trên 1000 cây/ha (cao nhất ở trạng thái IIIA1 với 1996
cây/ha và thấp nhất ở trạng thái IIIA3 với 1079 cây/ha). Nhưng qua nghiên
cứu TSTN rừng lá rộng thường xanh hỗn loài tại Quỳ Châu - Nghệ An,
Nguyễn Duy Chuyên (1996), [6] cho biết ở rừng loại IV và IIIB có số cây tái
sinh lớn nhất: 3200 - 4000 cây/ha. Qua đó cho thấy có sự biến động lớn về
mật độ cây tái sinh giữa các loại rừng ở các vùng khác nhau.
Gần đây phương pháp định lượng cũng đã được nhiều tác giả áp dụng
trong khi nghiên cứu TSTN. Nguyễn Văn Thêm (1992), [13] dùng phân bố
Thomas và Neyman đã mô phỏng phân bố số cây tái sinh theo diện tích trong
nghiên cứu tái sinh Dầu Song Nàng ở rừng kín ẩm thường xanh và nửa rụng
lá tại Đồng Nai. Đinh Quang Diệp (1993) sử dụng phân bố khoảng cách và
hình học để mô phỏng phân bố N/H của cây tái sinh rừng Khộp Đăk lăk. Ngô
Kim Khôi (1999), [9] dùng tiêu chuẩn U của Clark và Evans để nghiên cứu
7
hình thái phân bố cây tái sinh trên bề mặt đất rừng; chọn hàm Meyer để mô
hình hoá quy luật cấu trúc tần số phân bố số cây, số loài tái sinh theo cấp
chiều cao cho rừng vùng đệm khu bảo tồn thiên nhiên Pù Mát - Nghệ An.

Các công trình nghiên cứu trong và ngoài nước của các tác giả về tái
sinh rừng nói trên là tiền đề cho các nội dung nghiên cứu của đề tài. Tại khu
vực nghiên cứu, tôi cũng đã áp dụng một số phương pháp của các tác giả
nhằm giải quyết vấn đề đặt ra là nghiên cứu đặc điểm tái sinh rừng phục vụ
cho việc áp dụng các biện pháp kỹ thuật lâm sinh, góp phần cho những nghiên
cứu tiếp theo về vấn đề này.
8
Chương 2
MỤC TIÊU, ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Mục tiêu nghiên cứu
- Xác định được một số đặc điểm tái sinh tự nhiên của các trạng thái
rừng IIA, IIB, IIIA1 (tổ thành loài, mật độ, phân bố số cây, tỷ lệ cây tái sinh
triển vọng).
- Nghiên cứu được một số đặc điểm cấu trúc tầng cây cao và tình hình
sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi để từ đó đánh giá ảnh hưởng của chúng
đến lớp cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu.
- Đề xuất được một số giải pháp nhằm nuôi dưỡng, phục hồi và quản lý
bền vững tại khu vực nghiên cứu.
2.2. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu trên phạm vi 3 trạng thái rừng tự nhiên IIA, IIB và
IIIA1 của Vườn Quốc gia (VQG) Xuân Sơn. Mỗi trạng thái điều tra đo đếm 3
OTC điển hình ở rừng tự nhiên phục hồi.
2.3. Nội dung nghiên cứu
Căn cứ vào mục tiêu, đối tượng nghiên cứu, đề tài thực hiện những
nội dung chính sau:
2.3.1. Nghiên cứu một số đặc điểm tầng cây cao
- Cấu trúc tổ thành
- Mật độ và đặc điểm sinh trưởng
2.3.2. Nghiên cứu đặc điểm lớp cây tái sinh

- Tổ thành loài cây tái sinh
- Phân bố cây tái sinh theo cỡ chiều cao
- Phân bố loài tái sinh theo cỡ chiều cao
- Phân bố cây tái sinh theo mặt phẳng nằm ngang
9
- Nguồn gốc, chất lượng cây tái sinh
2.3.3. Đánh giá ảnh hưởng của tầng cây cao và cây bụi, thảm tươi đến lớp
cây tái sinh.
Trên cơ sở nghiên cứu đặc điểm tầng cây cao và cây bụi thảm tươi ta
đánh giá ảnh hưởng của chúng đến lớp cây tái sinh tại khu vực nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của tổ thành tầng cây cao đến tổ thành cây tái sinh.
- Ảnh hưởng của cây bụi thảm tươi đến cây tái sinh.
2.3.4. Đề xuất một số biện pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả tái sinh phục hồi rừng cho đối tượng nghiên cứu
2.4. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Phương pháp kế thừa
Kế thừa những thông tin cơ bản về khu vực nghiên cứu:
- Bản đồ khu vực nghiên cứu
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và dân sinh tại khu vực nghiên
cứu.
- Các tài liệu tham khảo về vấn đề nghiên cứu ở trong và ngoài nước.
2.4.2. Phương pháp ngoại nghiệp
Để thu thập số liệu ngoại nghiệp, đề tài tiến hành lập OTC điển hình
cho từng trạng thái rừng nghiên cứu.
Trên mỗi trạng thái rừng IIA, IIB, IIIA1 lập 3 OTC. Mỗi OTC có diện
tích 1000m
2
(40x25m).
Trong mỗi OTC lập 5 ô dạng bản (ODB), với diện tích mỗi ô là 25m
2

(5x5m) được bố trí 4 ô ở 4 góc và 1 ô ở giữa OTC.
Tiến hành điều tra OTC và ODB:
a) Điều tra tầng cây cao
Trong mỗi OTC tiến hành đánh số thứ tự tất cả các cây gỗ có D
1.3

6cm và đo đếm các chỉ tiêu cần thiết sau:
- Xác định tên phổ thông của từng cá thể trong lâm phần.
10
- Số cây của từng loài.
- Đo đường kính ở vị trí 1,3m cho tất cả các cây gỗ trong OTC (D
1.3

6cm) bằng thước kẹp kính. Đo theo 2 chiều Đông Tây - Nam Bắc sau đó lấy
giá trị trung bình.
- Đo chiều cao vút ngọn (Hvn) và chiều cao dưới cành (Hdc) các cây đã
đo đường kính bằng thước Blumleiss.
- Đo đường kính tán (Dt) bằng thước dây theo 2 chiều vuông góc sau
đó lấy trung bình.
Kết quả điều tra tầng cây cao được ghi vào biểu đo đếm tầng cây cao
sau.
Biểu 2.1. Điều tra tầng cây cao
Vị trí: Ngày điều tra:
Hướng dốc: Người điều tra:
Độ dốc: Số hiệu OTC:
TT
Loài
cây
D1,3(cm) D
t

(m)
Hvn
(m)
Hdc
(m)
ĐT NB TB ĐT NB TB
1
2
b) Điều tra lớp cây tái sinh
- Xác định tên phổ thông của các loài cây tái sinh.
- Xác định số cây tái sinh trong từng ODB.
- Xác định chiều cao cho từng cây tái sinh theo cấp chiều cao có sẵn
trong biểu điều tra cây tái sinh bằng thước mét.
- Phân cấp chất lượng cây tái sinh theo 3 cấp: Tốt, trung bình, xấu.
Cây tốt: Là cây có tán lá phát triển đều, tròn, có trục chính rõ ràng,
không bị sâu bệnh, lá màu xanh, không bị khuyết tật.
Cây trung bình: Là những cây có tán lá thưa, số lá ít, ít khuyết tật.
11
Cây xấu: Là những cây có tán lá lệch, lá tập trung ở ngọn, sinh trưởng
kém, khuyết tật nhiều, bị sâu bệnh.
- Xác định nguồn gốc cây tái sinh: Tái sinh hạt hay tái sinh chồi.
Các chỉ tiêu đo đếm được ghi vào biểu điểu tra cây tái sinh.
Biểu 2.2. Điều tra cây tái sinh
TT ODB
Loài
cây
Chiều cao(m) Sinh trưởng
Số
lượng
Nguồn gốc

<0,5 0,5-1 >1 Tốt TB Xấu Hạt Chồi
1
2
c) Điều tra cây bụi thảm tươi
Tiến hành điểu tra các chỉ tiêu của tầng cây bụi, thảm tươi trong ODB:
- Xác định tên cây bụi, thảm tươi theo tên phổ thông
- Đo chiều cao bình quân của cây bụi, thảm tươi bằng thước mét.
- Xác định độ che phủ của cây bụi, thảm tươi.
- Trong mỗi ODB điều tra tình hình sinh trưởng của cây bụi, thảm tươi
theo hai cấp chất lượng: Tốt và xấu.
Kết quả ghi được vào biểu tình hình cây bụi, thảm tươi.
Biểu 2.3. Điều tra tình hình cây bụi , thảm tươi
TT ODB
Loài cây
chủ yếu
Chiều cao
bình
quân(m)
Độ che
phủ(%)
Chất lượng
Tốt Xấu
1
2

2.4.3. Phương pháp xử lý số liệu
Sử dụng phương pháp thống kê toán học trong lâm nghiệp kết hợp với
sự trợ giúp của bảng tính Excel để xử lý số liệu.
12
a) Đối với tầng cây cao

Dựa vào phương pháp tính tổ thành của Danil Marmailod:
IV% =
2
%% GiNi
+
Trong đó: IV% là một chỉ số quan trọng phản ánh tỉ số phần trăm tổ thành của
loài i so với tổng số loài trong lâm phần.
Ni% là phần trăm theo số cây của loài i trong trạng thái rừng.
Gi% là phần trăn theo tổng tiết diện ngang của loài i trong trạng thái
rừng.
Những loài có IV% ≥ 5% mới có ý nghĩa sinh thái trong lâm phần
và đưa vào công thức tổ thành.
Cách viết công thức tổ thành:
Viết từ loài có hệ số tổ thành cao đến loài có hệ số tổ thành thấp.
Phần số biểu thị hệ số tổ thành, phần chữ là viết tắt của tên loài.
b) Đối với tầng cây tái sinh
- Xác định số loài được đưa vào công thức tổ thành cây tái sinh:
n
=
m
N
m
Ni
n
i
=

=1
Trong đó: m là tổng số loài ở mỗi trạng thái.
Ni là tổng số cây của mỗi loài ở mỗi trạng thái.

N là tổng số cây ở các loài ở mỗi trạng thái.
Nếu ni ≥
n
thì loài đó được tham gia vào công thức tổ thành.
- Xác định hệ số tổ thành cho mỗi loài:
K=
10×
N
Ni
Trong đó: K là hệ số tổ thành của mỗi loài.
Ni là số lượng các cá thể loài.
N là tổng số lượng cá thể các loài.
13
- Xác định mật độ cây tái sinh:
Mật độ tái sinh được tính bằng tổng của mật độ các loài tái sinh có
trong lâm phần điều tra, mật độ loài được tính theo công thức:
N/ha = (n/S) x 10000
Trong đó: N/ha là mật độ tái sinh của 1 loài trên 1 ha
n là tổng số cây tái sinh trong các ODB của 1OTC.
S là tổng diện tích của các ODB trong 1 OTC.
- Phân bố cây tái sinh theo chiều cao
Căn cứ vào phân bố thực nghiệm số cây tái sinh theo chiều cao chọn
phân bố lý thuyết để mô hình hóa quy luật phân bố.
- Phân bố số cây tái sinh trên mặt đất:
Phân bố cây tái sinh trên mặt đất được xác định trên cơ sở phân bố
Poisson, các bước tiến hành như sau:
+ Tổng hợp số liệu cây tái sinh trong ODB
+ Xác định số cá thể bình quân trên 1ODB theo công thức:
Xtb= N/n
Trong đó: Xtb là số lượng cá thể trung bình của 1ODB

N là tổng số cá thể
N là số ODB
+ Xác định phương sai về số cây giữa các ODB theo công thức:
S
2
x
=
( )



1
2
n
xxi
Trong đó: xi là số lượng cá thể của ODB thứ i
S
x
2
là phương sai số cây giữa các ODB
Xi là tổng số cây của loài thứ i
+ Xác định tỷ số: K =
x
S
2
K ≤ 1: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố đều.
14
K = 1: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố ngẫu nhiên.
K ≥ 1: Phân bố cây tái sinh trên mặt đất là phân bố cụm.
- Phân bố cây tái sinh theo chất lượng:

Để có khu rừng tốt thì phải có các cây tái sinh phẩm chất tốt. Vì vậy,
phẩm chất cây tái sinh là một yếu tố không thể bỏ qua khi nghiên cứu về tái
sinh. Đánh giá chất lượng cây tái sinh, đề tài đánh giá ở 3 mức phẩm chất: tốt,
trung bình, xấu. Tỷ số cây tái sinh theo từng cấp chất lượng được tính theo
công thức sau:
N% =
100×
N
Ni
Trong đó: N% là tỷ lệ phần trăm số cây của một cấp chất lượng trong một
OTC.
Ni là số lượng cây tái sinh của một cấp chất lượng trong 1OTC.
N là tổng số cây của 1OTC.
- Phân bố cây tái sinh theo nguồn gốc: Xác định nguồn gốc tái sinh là
từ chồi hay hạt.
Xác định cây tái sinh có triển vọng:
Cây tái sinh có triển vọng là cây có chiều cao lớn hơn hoặc bằng chiều
cao trung bình của cây bụi, thảm tươi và phẩm chất trung bình trở lên. Tỷ lệ
cây tái sinh có triển vọng được xác định theo công thức:
Ntv% =
100×
N
Ntv
Trong đó: Ntv% là tỷ lệ phần trăm tái sinh có triển vọng trong 1OTC.
Ntv là số cây tái sinh triển vọng trong 1OTC.
N là tổng số cây tái sinh trong 1OTC.
2.4.4. Đánh giá ảnh hưởng của tầng cây cao và cây bụi thảm tươi đến lớp
cây tái sinh.
Ảnh hưởng của tổ thành tầng cây cao đến tổ thành tầng cây tái sinh.
15

Ảnh hưởng của cây bụi, thảm tươi đến lớp cây tái sinh.
2.4.5. Đề xuất một số giải pháp kỹ thuật lâm sinh hợp lý nhằm nâng cao
hiệu quả tái sinh phục hồi các trạng thái rừng đã nghiên cứu.
Chương 3
ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
KHU VỰC NGHIÊN CỨU
16
3.1. Điều kiện tự nhiên
3.1.1. Vị trí địa lý
VQG Xuân Sơn nằm ở huyện Tân Sơn, Tỉnh Phú Thọ, cách thành
phố Việt Trì 80 km, có phạm vi ranh giới như sau:
- Phía Đông giáp xã Long Cốc, Vĩnh Tiến - huyện Tân Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Phù Yên - tỉnh Sơn La và huyện Đà Bắc - tỉnh
Hòa Bình.
- Phía Bắc giáp xã Đồng Sơn, Lai Đồng, Tân Phú và Tân Sơn - huyện
Tân Sơn.
- Phía Nam giáp xã Kim Thượng - huyện Tân Sơn và một phần huyện
Đà Bắc - tỉnh Hòa Bình.
- Tọa độ địa lý: Từ 21
0
03’ đến 21
0
12’ vĩ độ Bắc và từ 104
0
51’ đến
105
0
01’ kinh Đông.
VQG Xuân Sơn có diện tích vùng đệm là 18369 ha, trong đó diện tích
vùng lõi là 15048 ha, khu vực bảo vệ nghiêm ngặt là 11148 ha, phân khu phục

hồi sinh thái kết hợp bảo tồn di tích lịch sử: 3000 ha, phân khu hành chính,
dịch vụ: 900 ha. Điểm đặc trưng nhất của VQG Xuân Sơn là nơi duy nhất có
rừng nguyên sinh trên núi đá vôi (2432 ha). Xuân Sơn được đánh giá là rừng
có đa dạng sinh thái phong phú, đa dạng sinh học cao, đa dạng địa hình kiến
tạo nên đa dạng cảnh quan.
Vùng đệm VQG Xuân Sơn bao gồm các xã: Kiệt Sơn, Lai Đồng,
Minh Đài, và một phần các xã: Đồng Sơn, Tân Sơn, Kim Thượng, Xuân Đài,
đều cùng huyện.
3.1.2. Địa hình
Địa hình chia cắt mạnh bởi các dãy núi đá vôi cao độ dốc trung bình
30 - 35
0
, điểm cao nhất là đỉnh núi Voi 1386 m so với mực nước biển, nhiều
17
sông suối nhỏ xen kẽ, có nhiều hang, động núi đá vôi đẹp và nguyên sơ rất
phù hợp để phát triển du lịch.
Giữa các núi đá vôi cao là dãy đồi, núi thấp, đất đai màu mỡ. Có thể
phát triển cây lâm nghiệp, cây công nghiệp, phía dưới là các thung lũng hình
thành nên các thửa ruộng bậc thang màu mỡ. Tuy nhiên, địa hình Karster của
vùng núi đá vôi đã gây nên những khó khăn cho trồng trọt cây nông nghiệp
ngắn ngày, đặc biệt vào mùa khô.
Vùng đồi núi thấp tỏa rộng từ hữu ngạn sông Hồng sang đến tả ngạn
sông Đà bao gồm hai huyện Thanh Sơn và Tân Sơn, tỉnh Phú Thọ. Sông Bứa
và các chỉ lưu tỏa nhiều nhánh ra gần như khắp vùng. Nhìn toàn cảnh các dãy
đồi núi chỉ cao chừng 600 – 700 m, hình dáng khá mềm mại vì chúng được
cấu tạo bởi các loại đá phiến biến chất quen thuộc. Cao nhất là đỉnh núi Voi
1368 m, tiếp đến là núi Ten 1244 m, núi Cẩn 1144 m.
Các thung lũng trong vùng mở rộng và uốn lượn khá phức tạp. Sự chia
cắt theo chiều sâu cũng khá lớn, các sườn núi khá dốc, bình quân 20
0

.
Nhìn chung địa hình trong khu vực có những kiểu chính sau:
* Kiểu núi trung bình (N2): Hình thành trên đá phiến biến chất có độ
dốc cao từ 700 – 1368 m. Kiểu này phân bố chủ yếu ở Tây và Tây Nam VQG
bao gồm phần lớn hệ đá vôi Xuân Sơn và các dãy núi đất xen kẽ. Tác dụng
xâm thực mạnh, độ dốc lớn trung bình 30
0
, mức độ chia cắt phức tạp và là đầu
nguồn của hệ sông suối của sông Bứa. Kiểu địa hình này chiếm tỷ lệ 10,4%
diện tích.
* Kiểu địa hình núi thấp (N3): Được hình thành trên các đá trầm tích
lục nguyên uốn nếp, tác dụng xâm thực bóc mòn, thuộc địa hình này là các
núi có độ cao từ 300 – 700 m phân bố chủ yếu từ Nam, Tây Nam đến phía
Bắc khu vực. Núi ở đây có hình dạng mềm mại, đỉnh tròn, sườn thoải, độ dốc
trung bình chỉ 20
0
, có những thung lũng mở rộng hơn ở vùng núi phía Tây
Bắc.
18
* Kiểu đồi (Đ): Có độ cao < 300 m, phân bố chủ yếu về phía Đông khu
vực. Có hình dạng đồi lượn sóng mềm mại được cấu tạo từ các loại đá trầm
tích và biến chất hạt mịn, hiện nay đã được trồng xen Chè Shan, chè Xanh.
* Thung lũng và bồn địa (T): Đó là những vùng trũng kiến tạo giữa núi
phân bố chủ yếu ở các xã vùng đệm, trong đó có Xuân Đài. Đây là các thung
lũng sông suối mở rộng, địa hình bằng phẳng, độ dốc rất thoải, trong đó có
trầm tích phù sa rất thuận lợi cho canh tác nông nghiệp.
3.1.3. Khí hậu
3.1.3.1. Chế độ nhiệt
- Nhiệt độ trung bình năm biến động từ 22 - 23
0

C, tương đương với
tổng nhiệt năng từ 8300 - 8500
0
C (nằm trong vành đai nhiệt đới).
- Mùa lạnh từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau, ảnh hưởng của gió mùa
Đông Bắc. Nhiệt độ trong các tháng này xuống dưới 20
0
C, nhiệt độ trung bình
tháng thấp nhất là tháng 1.
- Mùa nóng, do ảnh hưởng của gió mùa Đông Nam, nên thời tiết luôn
nóng ẩm, mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình trên 25
0
C, nóng nhất vào tháng 6 và
tháng 7 (28
0
C). Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối lên tới 40,7
0
C vào tháng 6.
3.1.3.2. Chế độ mưa ẩm:
- Lượng mưa đạt mức trung bình từ 1660 mm ở Thanh Sơn đến 1826
mm ở Minh Đài. Tập trung gần 90% vào mùa mưa (từ tháng 4 đến tháng 10
hàng năm), hai tháng có lượng mưa cao nhất là tháng 8 và tháng 9 hàng năm.
- Mùa khô hạn từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau. Lượng mưa chỉ còn
chiếm dưới 10% tổng lượng mưa trong năm, nhưng hạn ít xảy ra vì có mưa
phùn (mỗi năm có trên 20 ngày) làm hạn chế sự khô hạn trong mùa khô
- Tháng 12 và tháng 1 là những tháng hanh khô nhất và lượng bốc hơi
cũng thường lớn hơn lượng nước rơi.
- Độ ẩm không khí trong vùng bình quân đạt 86%, những tháng có mưa
phùn thường độ ẩm không khí đạt chỉ số cao nhất.
19

- Lượng bốc hơi không cao (653 mm/năm), điều đó đánh giá khả năng
che phủ đất của lớp thảm thực bì còn cao, hạn chế được lượng nước bốc hơi,
làm tăng lượng nước thấm, duy trì được nguồn nước ngầm trong khu vực.
3.1.3.3. Một số hiện tượng thời tiết đáng chú ý
- Gió tây khô nóng: Vùng này chỉ chịu gió Tây (khô và nóng) vào các
tháng 4 - 7. Trong các tháng này nhiệt độ không khí có ngày lên tới 39 - 40
0
C,
bốc hơi cũng cao nhất > 70 - 80 mm, độ ẩm không khí hạ xuống thấp tuyệt
đối.
- Mưa bão: Vùng này tuy ở sâu trong lục địa, nhưng cũng chịu ảnh
hưởng nhiều của mưa bão. Hai tháng nhiều mưa bão nhất là tháng 8 và tháng
9. Bão thường kèm theo mưa lớn, gây lũ và lụt lội làm thiệt hại khá nghiêm
trọng cho nền kinh tế của địa phương và nhân dân sinh sống trong vùng.
- Sương muối: Thường xuất hiện vào mùa Đông, những ngày nhiệt độ
xuống thấp dưới 5
0
C, sương muối thường xuất hiện trong các thung lũng núi
đá vôi, mỗi đợt kéo dài vài ba ngày, ảnh hưởng rất lớn đến cây con, cây ăn
quả và cây lấy giống ra hoa kết quả vào thời gian này.
3.1.4. Thủy văn
Hệ thống sông Bứa với các chỉ lưu của nó tỏa rộng ra khắp các vùng.
Với lượng mưa khá dồi dào, trung bình năm từ 1500 - 2000 mm, lượng mưa
cực đại có thể tới 2453 mm, nhưng có năm ít mưa chỉ đo được 1414 mm, tạo
ra tiềm năng to lớn cho nghề nuôi, trồng thủy sản và chăn nuôi thủy cầm (Vịt
suối).
Trong vùng này khá giàu nước, môđun dòng chảy gần 401l/s/km
2
.
Dòng chảy cực tiểu khoảng 6 - 7l/s/cm

2
. Lưu vực Sông Bứa khá rộng. Địa
hình lưu vực lại thuận lợi cho việc xây dựng các hồ thủy lợi để phục vụ sản
xuất nông nghiệp. Sông Bứa có hai chỉ lưu lớn là Sông Vèo bắt nguồn từ các
vùng núi cao phía Đông huyện Phù Yên tỉnh Sơn La và Sông Giày bắt nguồn
từ các dãy núi cao trung bình ở ranh giới giữa Phú Thọ và Hòa Bình. Hai sông
này hợp nhau tại làng Kệ Sơn, rồi đổ vào sông Hồng tại Phong vực. Tổng
20
chiều dài của sông là 120 km, chiều rộng trung bình 200 m có khả năng vận
chuyển lâm sản từ thượng nguồn về sông Hồng khá thuận lợi.
3.1.5. Địa chất và thổ nhưỡng
3.1.5.1. Địa chất
Theo tài liệu địa chất miền Bắc Việt Nam cho biết: khu vực Vườn
Quốc gia có các quá trình phát triển địa chất rất phức tạp, các nhà địa chất gọi
đây là vùng đồi núi thấp sông Mua. Toàn vùng có cấu trúc dạng phức nếp lồi.
Nhan thạch gồm nhiều loại và có tuổi khác nhau nằm xen kẽ thành các giải
nhỏ và hẹp.
Phía Tây và Tây Nam có các dãy núi thấp và trung bình được cấu tạo
bằng các loại đá Trầm Tích và biến chất màu đỏ có kết cấu hạt mịn, tuổi Jura
-creta.
Từ trung tâm xã Xuân Sơn (theo hướng Tây Bắc) có dãy núi đá vôi
khá cao, cao nhất có đỉnh 1200 m. Đá vôi có màu trắng xám, cấu tạo khối.
Trong dãy núi đá vôi này thường gặp các thung tròn có nước chảy trên mặt
như thung làng Lạng, làng Dù, làng Lấp,… Các thung được lấp đầy các tàn
tích đá vôi và có suối nước chảy quanh năm. Những thung biến thành các
đồng dạng này khá rộng và trở thành các cánh đồng phù sa màu mỡ.
3.1.5.2. Thổ nhưỡng
Được hình thành trong một nền địa chất phức tạp (có nhiều kiểu địa
hình và nhiều loại đá mẹ tạo đất khác nhau) cùng với sự phân hóa khí hậu,
thủy văn đa dạng và phong phú,… nên có nhiều loại đất được tạo thành trong

khu vực này:
- Đất feralit có mùn trên núi trung bình (FH): Được hình thành trong
điều kiện mát ẩm, độ dốc lớn, không có nước đọng, không có kết von và tầng
mùn dày, tỷ lệ mùn cao 8 - 10%. Phân bố từ 700 – 1386 m, tập trung phía Tây
của khu vực, giáp huyện Đà Bắc (Hòa Bình) và Phú Yên (Sơn La).
- Đất feralit đỏ vàng phát triển trên vùng đồi núi thấp (F): Là loại đất
có quá trình Feralit mạnh và điển hình, màu sắc phụ thuộc vào từng loại đá
21
mẹ và độ ẩm của đất. Phân bố dưới 700 m thành phần cơ giới nặng, tầng đất
dầy, ít đá lẫn, đất khá màu mỡ, thích hợp cho các loài cây rừng phát triển.
- Đất Rangin (hay đất hình thành trong vùng núi đá vôi) - R: Đá vôi
là loại đá cứng, khó phong hóa, địa hình lại dốc đứng nên khi phong hóa đến
đâu lại bị rửa trôi đến đó, đất chỉ hình thành trong các hang hốc hoặc chân núi
đá.
- Đất dốc tụ và phù sa sông suối trong các bồn địa thung lũng (DL):
Là loại đất phì nhiêu, tầng dầy, màu nâu, thành phần cơ giới chủ yếu là limon
(L). Hàng năm thường được bồi thêm một lớp phù sa mới khá màu mỡ.
3.2. Đặc điểm kinh tế xã hội
3.2.1. Đặc điểm dân cư
Trong VQG Xuân Sơn có 10 xóm gồm: Cỏi, Lấp, Dù, Lạng, Lùng,
Mằng (thuộc xã Xuân Sơn); Xoan, Tân Ong, Hạ Bằng (thuộc xã Kim
Thượng).
Các xóm này phân bố chủ yếu dưới chân các dãy núi đá vôi và núi đất,
ở độ cao từ 200 – 400 m so với mực nước biển, tập trung phần lớn ở phía
Đông, 1 phần ở phía Bắc và phía Nam của VQG.
3.2.2. Đặc điểm dân tộc
Dân cư của các xóm này chủ yếu là 2 dân tộc: Dao (Mán) chiếm
65,42% dân số và Mường chiếm 34,43% dân số, chỉ có 4 khẩu người Kinh
sinh sống tại khu vực này.
3.2.3. Đời sống sinh hoạt

Theo các chỉ tiêu phân loại hộ gia đình quốc gia, toàn bộ các hộ gia
đình trong VQG được xếp vào loại nghèo đói. Thu nhập bình quân các hộ gia
đình chưa đạt 700000 đ/năm.
Điều kiện sinh hoạt trong các hộ gia đình hết sức đơn giản, hiện nay chỉ
có khoảng 30% hộ có thủy điện nhỏ thắp sáng, 5% hộ có tivi. Tuy sống gần
rừng có nhiều loại gỗ quý nhưng người dân chưa biết tận dụng nên cuộc sống
22
vẫn rất khó khăn, tạm bợ. Hầu hết các hộ gia đình thiều lương thực từ 1 tháng
trở lên.
3.3. Đặc điểm tài nguyên rừng và sản xuất lâm nghiệp
3.3.1. Đặc điểm tài nguyên rừng
VQG Xuân Sơn có nhiều sinh cảnh độc đáo, bao gồm: Rừng nhiệt đới
thường xanh còn mang tính nguyên sinh ít bị tác động, phân bố trên núi đất và
núi đá vôi vùng thấp, rừng á nhiệt đới ít bị tác động trên núi đất và núi đá vôi,
rừng thứ sinh nhiệt đới và á nhiệt đới, trảng cỏ, cây bụi, cây gỗ, hệ sinh thái
nương rẫy, hệ sinh thái đồng ruộng và dân cư. Đặc biệt là trong khu vực còn
tồn tại 2432 ha rừng trên núi đá vôi, trong đó có 883 ha phân bố ở độ cao trên
700 m.
3.3.1.1. Khu hệ thực vật
Kết quả điều tra bước đầu là tập hợp tài liệu đã thống kê được 726 loài
thực vật bậc cao có mạch thuộc 475 chi và 134 họ. Trong các ngành thực vật
đã ghi nhận thì ngành Ngọc Lan chiếm đa số, sau đó là ngành Dương xỉ, rồi
đến ngành Thông Đất, ngành Thông và ít loài nhất là 2 ngành Khuyết lá
Thông và ngành Quản bút.
Thành phần thực vật ở Vườn Quốc gia Xuân Sơn cho thấy có đủ các
yếu tố thực vật có liên quan đến khu hệ thực vật Việt Nam - Nam Trung Hoa
gồm các đại diện tiêu biều là các cây trong họ Dẻ, họ Re, họ Xoan, họ Ngọc
Lan,… Đây là yếu tố chiếm ưu thế trong hệ thực vật ở VQG Xuân Sơn. Ngoài
ra còn có các luồng thực vật di cư khác.
Luồng di cư thứ nhất, từ phía Nam đi lên là luồng các yếu tố Malaixia

-Indonesia trong đó họ Dầu là họ tiêu biểu với 6 loài: Chò nâu, Chò chỉ, Sao
trung hoa, Táu nước, Táu lá duối, Táu muối đều là những loài họ Dầu di cư
lên phía Bắc.
Luồng thứ 2, từ phía Tây Bắc đi xuống bao gồm các yếu tố vùng ôn đới
theo vĩ độ Vân Nam - Quý Châu và chân dãy núi Himalaya. Trong đó, có các
23
loài cây ngành Thông, họ Đỗ Xuyên và các loài cây lá rộng rụng lá họ Dẻ, họ
Thích.
Luồng thứ 3, từ phía Tây và Tây Nam lại, là luồng các yếu tố Indonesia
- Malaysia của vùng khô hạn Ấn độ - Miến điện, tiêu biểu là một số loài rụng
lá như Sâng, họ Bàng.
3.3.1.2. Khu hệ động vật
- Đặc điểm hệ động vật:
Khu hệ động vật có xương sống trên cạn đã được khảo sát từ 1991, khi
xây dựng dự án đầu tư (2003) và thống kê được 365 loài, trong đó thú 69 loài,
chim 240 loài, bò sát 32 loài và lưỡng cư 24 loài. So với các kết quả khảo sát
cũ, thì đợt khảo sát năm 2003 đã bổ sung 70 loài chim, 8 loài thú và một số
loài lưỡng cư, bò sát cho thành phần động vật của VQG Xuân Sơn.
- Sơ bộ đánh giá tình trạng nguồn lợi:
Nhìn chung, tình trạng nguồn lợi động vật rừng tương đối nghèo. Có
tới 7 loài gần như đã rơi vào tình trạng bị tiêu diệt ở Xuân Sơn, đó là: Vượn
đen tuyền, Hồng hoàng, Voọc má bạc, Nai, Cheo cheo, Hổ, Báo hoa mai.
Những loài có giá trị kinh tế khác đều ở cấp mức độ thấp: Rùa, Kỳ đà, Trăn
và các loài rắn có giá trị thương mại hoặc dược liệu, đều đã trở lên hiếm. Có
khoảng 50 loài ở cấp mật độ cao, phần lớn là những loài chim nhỏ thuộc họ
Chim chích, chim sâu, các loài chim sẻ, một số thuộc những loài bò sát, lưỡng
cư.
3.3.2. Tình hình sản xuất Lâm nghiệp
Trong khu vực không có Lâm trường và không phải là vùng rừng sản
xuất, bởi vậy sản xuất lâm nghiệp ở đây chủ yếu là việc thu hái lâm sản tự

phát của người dân.
Trước đây, lâm sản chính do người dân khai thác từ rừng là gỗ, các loài
động vật, phục vụ làm nhà và làm thực phẩm, đôi khi trở thành hàng hóa. Từ
khi thành lập khu bảo tồn thiên nhiên, hiện tượng khai thác gỗ đã giảm dần.
Các sản phẩm lâm nghiệp người dân thu hái chủ yếu là mật Ong, Song mây,
24
Sa nhân, lá Cọ, các loài cây thuốc,… Tuy nhiên, trong quá trình thu hái không
có định mức nên các nguồn tài nguyên này cũng đã suy giảm.
Trong năm 2001, một số hộ gia đình đã được nhận đất rừng nhưng đã
nhượng lại cho Lâm trường trồng rừng Keo lai làm gỗ nguyên liệu. Diện tích
rừng này tuy không lớn nhưng ban quản lý VQG Xuân Sơn cần có giải pháp
thu hồi và đền bù cho Lâm trường để tiếp tục tiến hành trồng rừng cây bản
địa.
Ngoài ra, người dân xã Xuân Sơn còn tham gia trồng rừng, bảo vệ rừng
bằng cây bản địa do Ban quản lý VQG triển khai. Hiện nay, mỗi xã kể cả
vùng lõi và vùng đệm đều có một cán bộ lâm nghiệp xã hoạt động với Ban
quản lý thực thi công tác theo dõi, quản lý, bảo vệ rừng.
3.4. Các chương trình và dự án phát triển kinh tế - xã hội
Hiện nay trong khu vực đã có một số dự án phát triển kinh tế, xã hội.
Các dự án này tập trung vào y tế, giáo dục, giao thông làm hệ thống nước
sạch.
Biểu 3.1:Các dự án phát triển kinh tế - xã hội ở VQG Xuân Sơn
Tên dự án Nơi thực hiện Nội dung Thời gian
Dự án 135 Huyện Thanh Sơn
Xây trường trung tâm xã
Xuân Sơn
2003
Nước sạch cho các xóm
Cỏi, Lấp, Dù, lớp học
cho xóm Lấp

2000
Xây dựng trạm y tế 2001
Dự án làm đường VQG Xuân Sơn
Làm đường từ suối Cả
tới xóm Dù 30km
2000-2001
Dự án 327
661
Khoán bảo vệ rừng
trồng chè Shan, trồng
Giổi
2000-2002
Các dự án này đã đem lại hiệu quả khá rõ nét về phát triển kinh tế - xã
hội. Một số dự án gắn phát triển kinh tế với bảo tồn như dự án 661, dự án làm
25

×