Tải bản đầy đủ (.pdf) (93 trang)

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex.Gordon) TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG, TỈNH LÂM ĐỒNG

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.29 MB, 93 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex.Gordon)
TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ HOÀI
Ngành
: LÂM NGHIỆP
Chuyên ngành
: QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN RỪNG
Niên khóa
: 2005 - 2009

Tháng 7/2009
i


NGHIÊN CỨU KHẢ NĂNG HẤP THỤ CO2 CỦA
THÔNG BA LÁ (Pinus kesiya Royle ex.Gordon)
TỰ NHIÊN TẠI HUYỆN LẠC DƯƠNG,
TỈNH LÂM ĐỒNG

Tác giả

NGUYỄN THỊ HOÀI


Khóa luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng kỹ sư ngành Lâm nghiệp
Chuyên ngành Quản lý tài nguyên rừng

Giáo viên hướng dẫn
TS. Viên Ngọc Nam

Tháng 7 năm 2009
ii


LỜI CẢM ƠN
Để có được kết quả như ngày hôm nay, tôi xin gửi lời cảm ơn tới các thầy, cô
giáo trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh, cảm ơn Thầy Giang Văn Thắng –
Trưởng Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Thầy Nguyễn Minh Cảnh – Giáo viên chủ
nhiệm lớp QR31 cùng các thầy, cô giáo thuộc Bộ môn Quản lý tài nguyên rừng, Khoa
Lâm Nghiệp đã tạo điều kiện giúp đỡ trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bày tỏ lòng biết ơn chân thành đến TS. Viên Ngọc Nam, thầy giáo hướng
dẫn trực tiếp khóa luận tốt nghiệp này, đã dành nhiều thời gian quý báu và tận tình
giúp tôi hoàn thành khóa luận.
Cảm ơn Chú Nguyễn Văn Danh và các anh, chị làm việc tại Ban Quản lý rừng
phòng hộ đầu nguồn Đa Nhim, huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng đã tạo điều kiện
thuận lợi và giúp đỡ tôi rất nhiều trong quá trình thu thập số liệu tại khu vực nghiên
cứu.
Xin cảm ơn và trân trọng ghi nhận sự giúp đỡ của anh Tôn Thiện An và hai bạn
Nguyễn Thị Mỹ Vân, Nguyễn Thị Nga đã quan tâm, hỗ trợ tôi trong quá trình thực
hiện khóa luận.
Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến những người thân trong gia đình, bạn
bè, tập thể lớp QR31 đã động viên, hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập và hoàn
thành khóa luận này.

TP. Hồ Chí Minh, ngày 10 tháng 7 năm 2009
Nguyễn Thị Hoài

i


TÓM TẮT
Đề tài Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá (Pinus kesiya
Royle ex.Gordon) tự nhiên tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng được thực hiện từ
tháng 3 - tháng 6 năm 2009 với 24 ô tiêu chuẩn được lập theo độ cao từ 1.300 m –
1.500 m với diện tích 1.000 m2 (20 x 50 m) và chọn 40 cây tiêu chuẩn đo đếm Hvn,
D1,3 trong tổng diện tích khu vực nghiên cứu là 511 ha.
Dựa theo phương pháp của tổ chức Winrock International, ô tiêu chuẩn là kiểu
ô liên kết dạng hình chữ nhật với 3 ô phụ và trong mỗi ô phụ tiến hành đo đếm những
cây có đường kính tương ứng.
Kết quả về sinh khối trung bình cây cá thể là 997,5 kg, sinh khối thân trung
bình 685,86 (kg), sinh khối cành 271,59 (kg) và sinh khối lá 40,01 (kg). Sinh khối
trung bình của quần thể là 276,65 tấn/ha.
Lượng carbon trung bình của mỗi quần thể là 138,33 tấn/ha.
Khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể chủ yếu tập trung ở phần thân trung bình
là 1.285,56 kg/cây chiếm 70,23 % tổng trữ lượng CO2 hấp thụ của cây, ở cành là
498,36 kg/cây chiếm 25,76 % còn lại lá hấp thụ ít nhất là 73,24 kg/cây chiếm 4 %
trong tổng CO2 hấp thụ của cây.
Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể trung bình là 507,65 tấn/ha.
Lập biểu tra khả năng hấp thụ CO2 của thông 3 lá, với 16,23 cm ≤ D ≤ 63,66 cm
và so sánh 3 cấp độ cao.
Tổng trữ lượng CO2 hấp thụ của rừng thông ba lá với diện tích 511 ha là
259.409,15 tấn, giá trị bằng tiền từ chỉ tiêu CO2 là 89.911.037.585,87 đồng.

ii



MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN …………………………………………………………………………i
TÓM TẮT ……………………………………………………………………………..ii
MỤC LỤC ……………………………………………..………………………….…. iii
DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ, HÌNH ẢNH ………………………………………….vi
DANH SÁCH CÁC BẢNG BIỂU …………………………………………………...vii
BẢNG VIẾT TẮT ………………………………………………………………….. viii
Chương 1: MỞ ĐẦU ...…………………………………………………….…….…….1
1.1 Đặt vấn đề ..………………………………………………………………….…... ..1
1.2 Mục tiêu đề tài …………………………………………………………………......2
1.3 Giới hạn đề tài …………………………………………………………....….….....2
Chương 2: TỔNG QUAN ………………………………..................…...………….....3
2.1 Sinh khối …………………………………………………………………………...3
2.1.1 Một số nghiên cứu sinh khối trên thế giới ..........................................................3
2.1.2 Một số nghiên cứu sinh khối trong nước ............................................................5
2.2 Hấp thụ CO2...............................................................................................................6
2.2.1 Những vấn đề liên quan đến CO2 ……………………………………………...6
2.2.1.1 Nghị định thư Kyoto ……………............................................................6
2.2.1.2 Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg .............................................................7
2.2.2 Phương pháp điều tra hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp ………….........................7
2.2.2.1 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng......................................9
2.2.2.2 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường ....................................9
2.2.2.3 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích.....................................................10
2.2.2.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần ..............................10
2.2.2.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ ....................................................11
2.2.2.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác ..................................................11
2.2.2.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng.............................................11
2.2.3 Những nghiên cứu về CO2 …………………………………………………...12

iii


2.2.3.1 Những nghiên cứu về CO2 trên thế giới ……………………………..12
2.2.3.2 Những nghiên cứu về CO2 trong nước ……………………………....13
2.2.4 Đánh giá giá trị của rừng với hấp thụ CO2 ……..…………………….…..14
2.2.5 Đánh giá giá trị rừng với hấp thụ CO2 của tổ chức Winrock International15
2.2.5.1 Xác định vùng dự án ………………...….………………………..15
2.2.5.2 Phân cấp vùng dự án……………………………………………...15
2.2.5.3 Quyết định bể carbon đo đếm…………………………………….16
2.2.5.4 Ô đo đếm……..……..……………………………………………17
2.2.6 Phương pháp nghiên cứu hấp thụ carbon của Bảo Huy ……...…………..19
2.2.6.1 Phương pháp luận ………………………………………………...19
2.2.6.2 Phương pháp cụ thể ……………………………………………....19
2.3 Nhận định ……………………………………………………………………..21
2.4 Đặc điểm đối tượng nghiên cứu ………………………………...…………….22
2.4.1 Nguồn gốc ………………………………………………………………22
2.4.2 Đặc điểm nhận biết....................................................................................22
2.4.3 Công dụng ...............................................................................................23
2.4.4 Phân bố ......................................................................................................23
2.4.5 Kỹ thuật trồng............................................................................................23
Chương 3: NỘI DUNG, PHƯƠNG PHÁP VÀ ĐẶC ĐIỂM KHU VỰC NGHIÊN CỨU ...24
3.1 Nội dung nghiên cứu............................................................................................24
3.2 Phương pháp nghiên cứu .....................................................................................24
3.2.1 Chuẩn bị ………………………………………………………………..25
3.2.2 Ngoại nghiệp……………………............................................................25
3.2.3 Nội nghiệp ……………………………………………………………...28
3.3 Đặc điểm khu vực nghiên cứu .............................................................................30
3.3.1 Vị trí địa lý...............................................................................................30
3.3.2 Địa hình ...................................................................................................30

3.3.3 Thổ nhưỡng .............................................................................................31
Chương 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU………………………………………………..32
4.1 Vị trí ô đo đếm …………………………………………………………………32
4.2 Khả năng hấp thụ CO2 của cây cá thể..................................................................33
iv


4.2.1 Tương quan giữa Hvn và D1,3 …………………………………………...33
4.2.2 Sinh khối cây cá thể ……………………………………………………..34
4.2.3 CO2 của cây cá thể ………………………………………………………36
4.2.4 Phương trình tương quan giữa CO2 và D1,3 ……………………………..40
4.3 Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể ....................................................................43
4.3.1 Sinh khối khô của quần thể ………………………………………………43
4.3.2 Carbon tích lũy của quần thể……………………………………………...44
4.3.3 CO2 của quần thể …………………………………………………………45
4.4 Thể tích (V) của cây và trữ lượng (M) của quần thể .........................................47
4.4.1 Thể tích cây và trữ lượng của quần thể ……………………...……………47
4.4.1.1 Thể tích của cây cá thể ..............................................................................47
4.4.1.2 Trữ lượng của quần thể..............................................................................48
4.4.2 Tương quan giữa CO2 với thể tích V ………………………….…...……...49
4.4.3 Mối quan hệ giữa CO2 quần thể với các chỉ tiêu lâm phần……………..........50
4.5 Khả năng hấp thụ CO2 theo độ cao......................................................................52
4.6 Lập biểu tra khả năng hấp thụ CO2 của thông ba lá.............................................52
4.7 Lượng giá năng lực hấp thụ CO2 tương đương ...................................................53
Chương 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ …………………….………………………...55
5.1 Kết luận................................................................................................................55
5.2 Tồn tại ..................................................................................................................56
5.3 Đề nghị.................................................................................................................56
TÀI LIỆU THAM KHẢO ……………………………………………………………57
PHỤ LỤC ……………………………………………………………………………….


v


DANH SÁCH CÁC BẢN ĐỒ HÌNH ẢNH

Hình 2.1: Chu trình carbon
Hình 2.2: Cây thông ba lá (Pinus kesiya)
Hình 3.1: La bàn và máy định vị GPS
Hình 3.2: Lập ô đo đếm
Hình 3.3: Đo chiều cao vút ngọn và đường kính ngang ngực D1,3 của cây.
Hình 3.4: Kích thước ô đo đếm liên kết
Hình 3.5: Kích cỡ cây để đo đếm trong các ô có kích thước khác nhau
Hình 3.6: Sơ đồ vị trí khu vực nghiên cứu
Hình 4.1: Vị trí ô điều tra từ ảnh vệ tinh
Hình 4.2: Bố trí 24 ô điều tra
Hình 4.3: Đồ thị tương quan Hvn – D1,3
Hình 4.4: Tỷ lệ sinh khối theo từng bộ phận của cây cá thể
Hình 4.5: Tỷ lệ khả năng hấp thụ CO2 theo từng bộ phận cây cá thể
Hình 4.6: CO2 thân, cành, lá và toàn cây của cá thể
Hình 4.7: Tỷ lệ CO2 trong từng ô phụ của ô đo đếm
Hình 4.8: Tương quan CO2 tc – V

vi


DANH SÁCH CÁC BẢNG

Bảng 2.1: Lượng sinh khối của các kiểu rừng ở Australia
Bảng 2.2: Ma trận quyết định bể carbon chính cho mỗi kiểu tác động

Bảng 2.3: Kích thước ô liên kết và đường kính tương ứng trong ô đo đếm
Bảng 3.1: Bảng hệ số chuyển đổi mặc định từ sinh khối khô sang carbon theo từng bộ
phận cây
Bảng 4.1: Các dạng hàm tương quan Hvn – D1,3
Bảng 4.2: Sinh khối của 40 cây tiêu chuẩn theo từng cây và từng bộ phận cây
Bảng 4.3: Lượng carbon tích lũy và tỷ lệ carbon theo từng bộ phận cây
Bảng 4.4: Cấu trúc khả năng hấp thụ CO2 theo từng bộ phận của cây cá thể
Bảng 4.5: Các dạng hàm tương quan CO2 thân – D1,3
Bảng 4.6: Các dạng hàm tương quan CO2 cành – D1,3
Bảng 4.7: Các dạng hàm tương quan CO2 lá – D1,3
Bảng 4.8: Các dạng hàm tương quan CO2 toàn cây – D1,3
Bảng 4.9: Sinh khối khô của quần thể
Bảng 4.10: Carbon tích lũy của của quần thể
Bảng 4.11: Khả năng hấp thụ CO2 của quần thể
Bảng 4.12: Kết quả xác định thể tích cây cá thể
Bảng 4.13: Phương trình tương quan giữa CO2 hấp thụ và thể tích
Bảng 4.14: Kết quả tổng hợp lượng CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu điều tra
Bảng 4.15: Kết quả phân tích ANOVA mối quan hệ giữa CO2 hấp thụ và các chỉ tiêu
Bảng 4.16: Biểu dự báo khả năng hấp thụ CO2 loài thông 3 lá, huyện Lạc Dương

vii


BẢNG VIẾT TẮT
AFBC

Aboveground forest biomass carbon - Sinh khối carbon trên mặt
đất rừng.

b, b0, b1, b2, b3


Các tham số của phương trình

C

Carbon

Cc

Carbon cành

Cl

Carbon lá

Cth

Carbon thân

CDM

Clean Development Mechanism - Cơ chế phát triển sạch

CO2

Carbon dioxide

CO2 tc

Khả năng hấp thụ CO2 của cây


CO2 t

Khả năng hấp thụ CO2 của thân cây

CO2 c

Khả năng hấp thụ CO2 của cành nhánh

CO2 l

Khả năng hấp thụ CO2 của lá cây

CV1,3

Chu vi cây ở vị trí 1,3 m

D

Tỷ trọng gỗ

Dbq

Đường kính bình quân

D1,3

Đường kính tại vị trí 1,3 m của cây

E


Hệ số chuyển đổi từ tổng sinh khối sang khai thác rừng

f1,3

Hình số của cây thông ba lá

G

Tiết diện ngang

GIS

Geographical Information System, Hệ thống thông tin địa lý

GPS

Global Position System - Hệ thống định vị toàn cầu

Hvn

Chiều cao vút ngọn

Hbq

Chiều cao bình quân

H’

Thể tích gỗ tròn

viii


ICRAF

International Center for Research in Agroforestry - Tổ chức Nông
Lâm kết hợp Thế giới

IPCC

Intergovernmental Panel on Climate Change – Ban liên chính phủ
về biến đổi khí hậu.

LANDFIRE

Landscape Fire and Resource Management Planning Tool Project
- Công cụ quản lý tài nguyên và chất đốt của cảnh quan

M

Trữ lượng quần thể

NTFPs

Lâm sản ngoài gỗ

r

Hệ số tương quan


SE

Sai số tiêu chuẩn

TEV

Tổng giá trị kinh tế

UNDP

United Nations Development Programme - Chương trình Phát
triển Liên hợp quốc

V

Thể tích cây

Wi

Sinh khối

WWF

World Wild Fund - Quỹ Bảo tồn thiên nhiên Thế Giới

ix


Chương 1
MỞ ĐẦU

1.1 Đặt vấn đề
Báo cáo phát triển con người năm 2007 – 2008 đã dành nội dung chủ yếu cho
biến đổi khí hậu, vấn đề được ghi nhận là "tình huống khẩn cấp" của một cuộc khủng
hoảng gắn liền với ngày hôm nay và mai sau. Nồng độ khí nhà kính đã vượt quá
ngưỡng tự nhiên suốt 650 nghìn năm qua. Các tảng băng ở Nam Cực, ở Greenland
đang tan chảy với tốc độ ngày càng nhanh. Đại dương xuất hiện hiện tượng acid hóa.
Rừng nhiệt đới bị thu hẹp ... Từng hiện tượng riêng hay các hiện tượng kết hợp với
nhau đều đưa thế giới tiến gần tới "điểm tràn". Theo tính toán, quỹ carbon cho toàn thế
kỷ XXI có thể sẽ bị cạn kiệt vào năm 2032. Trong thế kỷ 21, nhiệt độ thế giới có thể
tăng thêm 5oC, tương đương với sự thay đổi nhiệt độ từ thời kỳ băng hà, thời kỳ phần
lớn châu Âu và Bắc Mỹ còn nằm dưới lớp băng dầy 1 km. Trong khi đó, ngưỡng biến
đổi khí hậu nguy hiểm là tăng thêm 2oC. Nếu vượt qua ngưỡng 2oC này, kết quả phát
triển con người sẽ bị đẩy lùi trên quy mô lớn, các thảm họa sinh thái không thể đảo
ngược sẽ xảy ra (UNDP Việt Nam, 2008).
Còn tại Việt Nam, nhiệt độ sẽ tăng từ 0,3 - 0,50C đến năm 2010, từ 1- 20C vào
năm 2020, từ 1,5 - 20C vào năm 2070. Những khu vực có nhiệt độ tăng cao nhất là Tây
Bắc và Việt Bắc (Nguyễn Hữu Ninh, 2007).
Vậy đâu là nguyên nhân của hiện tượng mà cả thế giới cùng quan tâm này? Các
nhà khoa học trên thế giới đã khẳng định là do hiệu ứng nhà kính mà nguyên nhân sâu
xa là sự tăng lên của nồng độ CO2 trong khí quyển. Toàn bộ lượng cacbon dự trữ được
tạo bởi kết quả của sự hấp thu khí CO2 từ khí quyển và chuyển hóa về dạng chất hữu
cơ thực vật và trong đất. Điều này cho thấy rằng nếu tăng lượng cacbon dự trữ trong
môi trường sinh thái sẽ có khả năng giảm lượng khí CO2 trong khí quyển. Theo dự
đoán chính xác của những nhà môi trường học Nga thì trong vòng 50 năm (từ 2000
1


đến 2050) lượng cacbon dự trữ có khả năng tăng lên khoảng 100 Gt C. Con số này
tương ứng với khoảng 20% lượng CO2 xuất ra trong 50 năm này. Chúng ta có thể biến
tiềm năng trên thành thực tế, mặc dù biết rằng chỉ bằng cách tăng lượng cacbon dự trữ

để giảm lượng CO2, thì chưa thể giải quyết được vấn đề nóng lên của trái đất và ô
nhiễm môi trường, tuy nhiên trước tiên đây cũng là một trong những giải pháp cơ bản.
(Olga N. Krankina và ctv, 2003)
Bằng những phương pháp khác nhau chúng ta sẽ tăng lượng cacbon dự trữ dưới
dạng cây xanh, chất hữu cơ trong đất và trong sản phẩm từ gỗ, đồng thời làm giảm
đáng kể lượng khí CO2 trong khí quyển. Chính vì vậy tích lũy cacbon dần dần trở
thành một trong những nhiệm vụ cơ bản của ngành Lâm nghiệp nói riêng, ngành Môi
trường nói chung và những ngành liên quan. Đây là vấn đề quan tâm không chỉ của
một hay vài nước mà là vấn đề toàn cầu.
Hiện nay trên thế giới nói chung và nước ta nói riêng, vấn đề nghiên cứu khả
năng hấp thụ CO2 đang được các nhà khoa học quan tâm, bên cạnh đó còn có các
chính sách làm giảm sự phát thải khí nhà kính như sự tham gia Nghị định thư Kyoto và
gần đây nhất là chiến dịch Earthhour vào ngày 28/3/2008 và theo thống kê của tổ chức
WWF có trên 3.000 thành phố trên thế giới tham gia giờ trái đất “Tắt đèn, bật tương
lai” (WWF, 2009).
Nhằm nghiên cứu về khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá, chúng tôi
thực hiện đề tài “Nghiên cứu khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông ba lá (Pinus
kesiya Royle ex.Gordon) tự nhiên tại huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng” để cung
cấp thông tin về khả năng hấp thụ CO2 của rừng khi tham gia thị trường carbon.
1.2 Mục tiêu đề tài
- Tính toán khả năng hấp thụ CO2 của rừng thông 3 lá trên mặt đất.
- Lượng giá năng lực hấp thụ CO2 tương đương của rừng.
1.3 Giới hạn đề tài
- Về nội dung: Do hạn chế về thời gian và kinh phí nên đề tài chỉ nghiên cứu khả năng
hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên thông 3 lá đối với bể carbon trên mặt đất mà không
nghiên cứu về các bể carbon như vật rụng, gỗ chết, rễ …

2



- Phạm vi nghiên cứu: Khu vực thu thập số liệu của khóa luận tại rừng thông ba lá tự
nhiên ở huyện Lạc Dương, tỉnh Lâm Đồng.

3


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1 Khái niệm về sinh khối
Sinh khối là tập hợp các sinh vật có trong hệ sinh thái rừng ở thời điểm quan sát
nó có thể biểu hiện bằng lượng cá thể, trọng lượng và đơn vị trọng lượng calo.
Trong thực tế sản xuất lâm nghiệp, để nhận định sức sản xuất của rừng, đánh
giá định lượng quá trình sinh trưởng và phát triển của thực vật rừng thì có rất nhiều chỉ
tiêu để xác định và một trong những chỉ tiêu ấy là sinh khối.
Vậy sinh khối là một chỉ tiêu có ý nghĩa quan trọng mà qua đó chúng ta có thể
so sánh giá trị lượng sản phẩm cũng như đánh giá sức sản xuất của các quần thể thực
vật khác nhau.
Việc nghiên cứu sinh khối cây rừng cũng có ý nghĩa quan trọng trong việc đánh
giá, quản lý và sử dụng rừng một cách có hiệu quả. Trong những năm gần đây, các
phương pháp nghiên cứu định lượng và mô hình dự báo sinh khối cây rừng đã được áp
dụng thông qua các mối quan hệ giữa sinh khối cây với các nhân tố điều tra dễ đo đếm
như đường kính ngang ngực, chiều cao cây, giúp cho việc dự đoán nhanh sinh khối và
tiết kiệm chi phí trong quá trình thực hiện. Đặc biệt ngày nay, việc nghiên cứu sinh
khối còn là cơ sở để xác định trữ lượng các bon tích lũy trong sinh khối rừng.
2.1.1 Một số nghiên cứu sinh khối trên thế giới
- Theo Art và Marks (1971), một héc ta rừng rụng lá ôn đới trưởng thành có sinh khối
khoảng 422 tấn, rừng nhiệt đới là 415 tấn, rừng ôn đới thường xanh là 575 tấn (Trích
dẫn từ Nguyễn Văn Thêm, 2001).
- Michael và ctv (1998) đã nghiên cứu sinh khối và năng suất trên mặt đất của các
quần thể rừng ngập mặn ở vườn Quốc gia Biscayne, Florida, Mỹ từ sau cơn bão

Andrew (1992) đã chỉ ra rằng chức năng quan trọng của cấu trúc tự nhiên của quần thể
trong việc chống bão của hệ thống rừng ngập mặn. Theo đó, đặc biệt kích thước và sự
4


phân bố của các bộ phận cấu thành sinh khối có vai trò rất lớn đến khả năng chống bão
của rừng.
- Tác giả Kiyoshi Fujimoto và ctv (1999) thực hiện nghiên cứu về: carbon tích lũy
dưới mặt đất của rừng ngập mặn Micronesia. Sinh khối carbon dưới mặt đất được khảo
sát cho rừng ngập mặn trên đảo Pohnpei, Micronesia. Carbon tích lũy trong môi
trường sống rừng ngập mặn ở một kiểu đá ngầm hình thành từ san hô gồm một lớp
than bùn dày 2 m, là một kiểu môi trường sống ở những hòn đảo nhệt đới ở Thái Bình
Dương, ở đây ước lượng khoảng 1.300 t C ha-1. Tỷ lệ carbon tích lũy trong suốt giai
đoạn của qua trình dâng lên dần dần thì có ý nghĩa hơn trong giai đoạn mực nước biển
ổn định.
- Magcale – Macandong và ctv (2006) đã xây dựng mô hình dựa trên hệ thống thông
tin địa lý (GIS) để dự đoán không gian sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh ở
Philippin. Ông và ctv đã thu thập dữ liệu về đặc điểm vật lý (loại đất, độ dốc, độ cao so
với mặt biển) và thời tiết (vùng khí hậu nông nghiệp, lượng mưa hàng năm) của những
đơn vị hành chính khác nhau của Philippin dựa vào số liệu thứ cấp và bản đồ hiện
hành. Các tác giả đã sử dụng những số liệu công bố về đường kính ngang ngực của
những cây mẫu ở rừng thứ sinh và rừng trồng hai loài cây Swietenia macrophylla và
Dipterocarpus sp. để ước lượng sinh khối trên mặt đất bằng phương trình hồi quy. Mối
quan hệ của các yếu tố về thời tiết (các biến độc lập) và sinh khối trên mặt đất (biến
phụ thuộc) được xác định thông qua phân tích hồi quy tuyến tính đa biến. Kết quả
phương trình để dự đoán sinh khối tiềm năng trên mặt đất của rừng thứ sinh ở nước
này. Từ đó hình thành một bản đồ ước lượng sinh khối trên mặt đất của rừng thứ sinh.
Nghiên cứu cũng chứng minh tiềm năng của GIS trong việc đánh giá sinh khối rừng ở
những địa phương khác nhau và những điều kiện môi trường khác nhau. Đây là một
phương pháp mới và tỏ ra rất thuận tiện cho các nhà quản lý rừng.

- Xuexia Chen và cộng sự (2008) đã thực hiện: ước lượng sinh khối carbon rừng trên
mặt đất và sự tiêu thụ chất đốt ở U.S Utah High Plateaus sử dụng dữ liệu từ chương
trình phân tích và kiểm kê rừng, ảnh landsat và landfire. Sinh khối carbon trên mặt đất
rừng là vật chỉ thị sinh thái quan trọng, chất phát thải thoát ra trên quy mô lớn thì có
mối liên quan chặt chẽ với sự phát triển rừng bền vững và biến đổi khí hậu. Đó là một
thử thách khi muốn ước lượng chính xác từ sự phân bố không gian của AFBC trên một
5


vùng nghiên cứu rộng bởi vì không gian không đồng nhất của các kiểu rừng bao phủ
và cấu trúc độ tàn che. Trong nghiên cứu này dữ liệu FIA, Landsat và Landfire được
kết hợp trong một mô hình tương quan để ước lượng AFBC với các ô đo đếm cách
nhau 30 m. AFBC được tính toán từ 225 ô điều tra và sử dụng như là biến phụ thuộc
có thể thay đổi trong mô hình. Trong tất cả những ô đo đếm này, thì 10 % được lấy ra
theo độ cao với sự phân tầng mẫu ngẫu nhiên và 90 % còn lại là sử dụng dữ liệu thống
kê để phát triển mô hình tương quan cây. Dữ liệu cuối cùng mô tả lại 24 kiểu rừng bao
phủ cho khu vực với 4.000.000 ha. Xuexia Chen và cộng sự đã ước lượng được tổng
353 Tg AFBC với trung bình 87 MgC/ha tại Utah High Plateaus, và cũng đã ước
lượng được 8.054 Mg AFBC thoát ra từ 2,24 km2 diện tích rừng cháy trong vụ cháy
Longston. Kết quả này đã giải thích bản đồ không gian của AFBC và ước lượng sinh
khối carbon tiêu thụ có thể được phát ra từ cơ sở dữ liệu tồn tại. Phương pháp luận này
đã cung cấp một cách phù hợp, có ích và chi phí rẻ cho sự ước lượng AFBC.
2.1.2 Một số nghiên cứu sinh khối trong nước
- Tác giả Viên Ngọc Nam, 1998 đã nghiên cứu sinh khối và năng suất sơ cấp rừng
đước (Rhizophora apiculata) trồng ở Cần Giờ. Kết quả là sinh khối rừng đước có
lượng tăng sinh khối từ 5,93 – 12,44 tấn/ha/năm, trong đó tuổi 4 có lượng tăng sinh
khối thấp nhất và cao nhất ở tuổi 12; lượng tăng đường kính 0,46 – 0,81 cm/năm, trữ
lượng thảm mục tích lũy trên sàn rừng 3,4 - 12,46 tấn/ha.
- Lê Hồng Phúc, 1996 đã có công trình “Đánh giá sinh trưởng tăng trưởng, sinh khối
và năng suất rừng trồng thông ba lá (Pinus keysia) vùng Đà Lạt, Lâm Đồng”. Tác giả

đã kết luận rằng mật độ rừng trồng ảnh hưởng lớn tới sinh trưởng, tăng trưởng, sinh
khối và năng suất của rừng.
- Vũ Văn Thông, 1998 đã nghiên cứu cơ sở xác định sinh khối cây cá lẻ và lâm phần
keo lá tràm tại tỉnh Thái Nguyên. Tác giả cũng đã thiết lập được một số mô hình dự
đoán sinh khối cây cá lẻ bằng phương pháp sử dụng cây mẫu. Theo kết quả nghiên cứu
thì dạng hàm W = a + bD1,3 và LnW = a + bLnD1,3 mô tả tốt mối quan hệ giữa sinh
khối các bộ phận với chỉ tiêu sinh trưởng đường kính. Tuy nhiên, đề tài này cũng mới
dừng lại ở việc nghiên cứu sinh khối các bộ phận trên mặt đất, chưa tiến hành nghiên
cứu sinh khối rễ và lượng vật rơi.
6


2.2 Hấp thụ CO2

Hình 2.1: Chu trình carbon (Nguồn NASA, 2000)
2.2.1 Những vấn đề liên quan đến CO2
2.2.1.1 Nghị định thư Kyoto
Nghị định thư Kyoto đã được 159 quốc gia ký năm 1997 tại Kyôtô (Nhật Bản)
với mục tiêu giảm lượng khí thải điôxit carbon CO2 và các chất khí gây hiệu ứng nhà
kính, làm khí hậu trái đất nóng lên và được Nga ký ngày 11/3/1999.
Nghị định thư quy định, trong giai đoạn đầu có hiệu lực, từ năm 2008 đến năm
2012, Nga cũng như các nước công nghiệp phát triển phải cắt giảm lượng khí thải CO2
xuống mức 5,2% như năm 1990 bằng việc giảm sử dụng than, dầu và khí thiên nhiên,
chuyển sang sử dụng năng lượng sạch như năng lượng mặt trời và sức gió.
Thời kỳ sau năm 2012, mọi trách nhiệm giữa các nước sẽ được quy định trong
quá trình đàm phán được bắt đầu vào năm 2005. Tuy nhiên, để có hiệu lực, Nghị định
thư Kyoto cần phải được tối thiểu 55 nước chịu trách nhiệm về 55% lượng khí thải
toàn cầu, chủ yếu là các nước công nghiệp phát triển phê chuẩn nhưng cho đến thời
7



điểm ngày 30/9/2004 khi chính phủ Nga thông qua dự luật ''Phê chuẩn Nghị định thư
Kyoto trong khuôn khổ Công ước khung của Liên Hợp Quốc về thay đổi khí hậu", các
nước đã phê chuẩn Nghị định thư Kyoto mới chỉ chịu trách nhiệm 44,2 % lượng khí
thải toàn cầu.
2.2.1.2 Quyết định số 47/2007/QĐ - TTg, ngày 06 tháng 04 năm 2007 của Thủ
tướng Chính phủ về việc phê duyệt Kế hoạch tổ chức thực hiện Nghị định thư Kyoto
thuộc Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu giai đoạn 2007 - 2010.
1. Huy động mọi nguồn lực nhằm góp phần thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã
hội giai đoạn 2007 - 2010 của đất nước theo hướng phát triển nhanh, bền vững, bảo vệ
môi trường và đóng góp vào việc tổ chức thực hiện Công ước khung của Liên hợp
quốc về biến đổi khí hậu (Công ước khí hậu), Nghị định thư Kyoto thuộc Công ước
khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu (Nghị định thư Kyoto) và Cơ chế phát
triển sạch (CDM).
2. Tận dụng triệt để các quyền và lợi ích mà Công ước khí hậu và Nghị định thư
Kyoto dành cho các nước đang phát triển.
3. Thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước vào các dự án CDM, khuyến khích cải tiến
công nghệ, tiếp nhận, ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, kỹ thuật hiện đại.
4. Góp phần quản lý, khai thác, sử dụng hợp lý, có hiệu quả các nguồn tài nguyên
thiên nhiên, bảo vệ tài nguyên, môi trường, khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính.
2.2.2 Phương pháp điều tra hấp thụ CO2 trong lâm nghiệp
Quá trình biến đổi carbon trong hệ sinh thái được xác định từ cân bằng carbon
gồm carbon đi vào hệ thống – thông qua quang hợp và tiếp thu các hợp chất hữu cơ
khác – và carbon mất đi từ quá trình hô hấp của thực vật và động vật, lửa, khai thác,
sinh vật chết cũng như những quá trình khác.
Sinh khối cũng được xác định là tất cả chất hữu cơ ở dạng sống và chết (còn ở
trên cây, ở trên hoặc ở dưới mặt đất). Sinh khối là đơn vị đánh giá năng suất của lâm
phần. Mặt khác để có được số liệu về hấp thụ carbon, khả năng và động thái quá trình
hấp thụ carbon của rừng, người ta phải tính từ sinh khối của rừng. Chính vì vậy điều
tra sinh khối cũng chính là điều tra hấp thụ carbon của rừng. Đề tài này chỉ nghiên cứu

đến carbon trên mặt đất, vì vậy sau đây sẽ giới thiệu các phương pháp xác định sinh
8


khối và hấp thụ carbon trên mặt đất (Brown, 1997; McKenzie và ctv., 2000; Snowdon
và ctv., 2000; Snowdon và ctv., 2002) dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung,
2006.
2.2.2.1 Phương pháp dựa trên mật độ sinh khối của rừng
Theo phương pháp này, tổng lượng sinh khối trên bề mặt đất có thể được tính
bằng cách nhân diện tích của một lâm phần với mật độ sinh khối tương ứng (thông
thường là trọng lượng của sinh khối trên mặt đất/ha). Carbon thường được tính từ sinh
khối bằng cách nhân hệ số chuyển đổi là cố định 0,5. Vì vậy việc chọn hệ số chuyển
đổi có vai trò rất quan trọng cho tính chính xác của phương pháp này.
Lượng sinh khối của rừng phụ thuộc chủ yếu vào tổ thành loài cây, độ phì của
đất và tuổi rừng. Gifford (2000) đã tính được lượng sinh khối cho các kiểu rừng ở
Australia ở bảng 2.1 dưới đây (Grierson và ctv., 1992; Gifford, 2000) dẫn bởi Phan
Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006.
Bảng 2.1: Lượng sinh khối của các kiểu rừng ở Australia
(Nguồn dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006)
Kiểu rừng

Mật độ sinh

Kiểu rừng

khối (tấn/ha)

Mật độ sinh
khối (tấn/ha)


Rừng kín cao

450

Rừng mở thấp

200

Rừng kín trung bình

356

Trảng cây gỗ cao

200

Rừng kín thấp

300

Trảng cây gỗ trung bình

150

Rừng mở cao

279

Trảng gỗ thấp


100

Rừng mở trung bình

272

Rừng trồng

244

2.2.2.2 Phương pháp dựa trên điều tra rừng thông thường
Để điều tra sinh khối và hấp thụ carbon của rừng, phương pháp đo đếm trực tiếp
truyền thống trên một số lượng ô tiêu chuẩn đủ lớn của các đối tượng rừng khác nhau
cho kết quả đáng tin cậy. Tuy nhiên, phương pháp này khá tốn kém. Ngoài ra, khi tiến
hành điều tra, các cây không có giá trị thương mại hoặc cây nhỏ thường không được
đo đếm.
9


2.2.2.3 Phương pháp dựa trên điều tra thể tích
Phương pháp dựa trên điều tra thể tích là sử dụng hệ số chuyển đổi để tính tổng
sinh khối trên mặt đất từ sinh khối thân cây. Đặc điểm cơ bản của phương pháp này
bao gồm ba bước:
1. Tính thể tích gỗ thân cây từ số liệu điều tra;
2. Chuyển đổi từ thể tích gỗ thân cây thành sinh khối và carbon của cây bằng cách
nhân với tỷ trọng gỗ và hàm lượng carbon trong gỗ;
3. Tính tổng sinh khối trên mặt đất bằng cách nhân với hệ số chuyển đổi sinh khối (tỷ
lệ giữa tổng sinh khối /sinh khối thân).
Phương pháp sử dụng hệ số chuyển đổi sinh khối – carbon đã được sử dụng để tính
sinh khối và carbon cho nhiều loại rừng trên thế giới trong đó có rừng tự nhiên nhiệt

đới (Brown và Lugo, 1984; Gifford, 1992; Grierson và ctv., 1992; Schroeder, 1992;
Brown, 1996, 1997; Gifford, 2000; IPCC, 2000, 2003). IPCC cho rằng, phương pháp
này có sai số lớn nếu sử dụng tỷ lệ mặc định, vì vậy cần thiết phải xác định hệ số
chuyển đổi cho từng loại rừng, từng địa phương cụ thể (IPCC, 2000). “Hệ số chuyển
đổi là tỷ số giữa tổng sinh khối trên bề mặt đất với sinh khối gỗ có giá trị thương mại”,
hệ số chuyển đổi có quan hệ khá chặt trẽ với chiều cao, đường kính, tiết diện ngang,
tuổi và tổng lượng cácbon trên mặt đất của lâm phần (Kirscbaum, 2000) (Snowdon và
ctv, 2000). (Dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006).
2.2.2.4 Phương pháp dựa trên các nhân tố điều tra lâm phần
Các nhân tố điều tra lâm phần như sinh khối, tổng tiết diện ngang, mật độ, tuổi,
chiều cao tầng trội, và thậm chí các các yếu tố khí hậu và đất đai có mối liên hệ với
nhau và được mô phỏng bằng các phương trình quan hệ. Các phương trình này được
sử dụng để xác định sinh khối và hấp thụ carbon cho lâm phần.
Theo phương pháp này sinh khối lâm phần được xác định từ phương trình
đường thẳng để dự đoán sinh khối từ các phép đo đếm cây cá lẻ đơn giản. Hạn chế
chính của phương pháp này là yêu cầu phải thu thập một số lượng nhất định số liệu các
nhân tố điều tra của lâm phần để có thể xây dựng được phương trình.

10


2.2.2.5 Phương pháp dựa trên số liệu cây cá lẻ
Hầu hết các nghiên cứu từ trước cho đến nay về sinh khối và hấp thụ carbon là
dựa trên kết quả nghiên cứu của cây cá lẻ, trong đó có hàm lượng carbon trong các bộ
phận của cây (Snowdon và ctv, 2000). Theo phương pháp này, sinh khối cây cá lẻ
được xác định từ mối quan hệ của nó với các nhân tố điều tra khác của cây cá lẻ như
chiều cao, đường kính ngang ngực, tiết diện ngang, thể tích hoặc tổ hợp của các nhân
tố này… của cây.
Y (sinh khối, hấp thụ carbon) = f (nhân tố điều tra cây cá lẻ).
2.2.2.6 Phương pháp dựa trên vật liệu khai thác

Lượng carbon mất đi từ rừng từ khai thác kinh tế được tính bằng công thức:
C = H’ * E * D
Trong đó H’ là thể tích gỗ tròn khai thác được; D là tỷ trọng gỗ (wood density)
và E là hệ số chuyển đổi từ tổng sinh khối khai thác từ rừng. Từ đó tính được sinh
khối, lượng carbon và động thái quá trình này, đặc biệt sau khai thác (Snowdon và
ctv., 2002).
Phương pháp này thường được sử dụng để ước lượng lượng carbon bị mất do
khai thác gỗ thương mại. Vì thế nó giúp cho việc tính tổng lượng carbon của rừng và
động thái của biến đổi carbon trong rừng.
2.2.2.7 Phương pháp dựa trên mô hình sinh trưởng
Mô hình sinh trưởng từ những biểu đồ đơn giản nhất cho đến những phần mềm
máy tính phức tạp đã và đang là những công cụ quan trọng trong quản lý rừng. Sinh
khối và hấp thụ carbon có thể được xác định bằng mô hình sinh trưởng. Trên thế giới
đã có rất nhiều mô hình sinh trưởng đã được phát triển và không thể tìm hiểu được
phương pháp cụ thể của mỗi mô hình. Vì vậy cần phải xác định được những điểm
chung để phân loại mô hình. Rất nhiều tác giả đã cố gắng để phân loại mô hình theo
các nhóm khác nhau với những tiêu chuẩn khác nhau
1. Mô hình thực nghiệm/thống kê dựa trên những đo đếm của sinh trưởng và các
điều kiện tự nhiên của thời điểm đo đếm mà không xét đến các quá trình sinh lý học.
2. Mô hình động thái /mô hình sinh lý học mô tả đầy đủ các cơ chế hóa sinh, lý sinh
trong hệ sinh thái và sinh vật.
11


3. Mô hình hỗn hợp, kết hợp phương pháp xây dựng hai loại mô hình trên đây để xây
dựng mô hình hỗn hợp.
2.2.3 Những nghiên cứu về CO2
Trong những năm gần đây, khi mà cả thế giới đều hướng sự quan tâm đến biến
đổi khí hậu do hiệu ứng nhà kính ngày càng tăng, thì những nghiên cứu về vấn đề về
giảm lượng CO2 trong không khí được quan tâm đáng kể. Các nhà khoa học nghiên

cứu trên nhiều hướng về vấn đề CO2 sao cho lượng CO2 hấp thụ ngày càng cao của các
thành phần tự nhiên đặc biệt là cây rừng.
2.2.3.1 Những nghiên cứu về CO2 trên thế giới
- Đánh giá nhanh về dự trữ carbon tại huyện Nunukan, phía đông Kalimantan,
Indonesia. Đây là phương pháp sử dụng công cụ RaCSA, công cụ đánh giá tổng hợp
nhanh dự trữ carbon trong cảnh quan, khu vực Đông Nam Á, TUL-SEA. Kết quả
đánh giá dự trữ carbon cảnh quan cho thấy lượng carbon năm 1996 là 166 Mg ha-1
trong giai đoạn từ 1996 – 2003, rừng nguyên sinh bị chuyển đổi sang các trạng thái
khác với tỷ lệ 3,9 % trên năm. Sự ước lượng hấp thụ carbon đối với hệ thống Jakaw là
3,7 Mg ha-1 năm-1 và hệ thống nông lâm kết hợp là 2 Mg ha-1 năm-1. Kết quả mô hình
hóa cho tất cả thu nhập và dự trữ carbon cấp cảnh quan ở Nunukan đang giảm xuống,
hoạt động khai thác rừng không bền vững là lựa chọn sử dụng loại đất mang lại lợi
nhuận cao nhất.
- Subarudi và ctv, 2004 đã phân tích chi phí cho việc thiết kế và triển khai dự án CDM
tại tỉnh Cianjur, miền Tây Java, Indonesia với diện tích là 17,5 ha (đất của các hộ nông
dân). Đây là một trong những dự án CDM đã được thiết lập trong một số tỉnh ở
Indonesia và được cấp vốn bởi tổ chức JIFPRO của Nhật Bản. Kết quả cho thấy trữ
lượng các bon hấp thụ từ 19,5 – 25,5 tấn C/ha, chi phí để tạo ra một tấn các bon là 35,6
– 45,9 USD. Một tấn C tương đương với 3,67 tấn CO2, vì thế giá bán một tấn CO2 là
từ 9,5 – 12,5 USD. Nghiên cứu này cũng đã đưa ra được những bài học và khuyến cáo
cho việc thực hiện những dự án tiếp theo.
- Poonsri Wanthongchai và Somsak Piriyayota (2006) đã nghiên cứu vai trò của rừng
ngập mặn trong hấp thụ carbon ở tỉnh Trat, Thái Lan với phương pháp phân tích hàm
lượng các bon chứa trong sinh khối khô của cây. Kết quả cho thấy lượng carbon trung
12


bình chứa trong ba loài nghiên cứu (Rhizophora mucronata, R. apiculata, R.
cylindrica) chiếm 47,77 % trọng lượng khô và ở rừng nhiều tuổi thì hấp thu lượng
carbon nhiều hơn rừng ít tuổi. Lượng carbon cao nhất là loài R. apiculata 11 tuổi với

74,75 tấn/ha, Rhizophora mucronata với 65,50 tấn/ha trong khi cũng tuổi đó R.
cylindrica chỉ có 1,47 tấn/ha bởi vì hai loài trên sinh trưởng tốt hơn.
2.2.3.2 Những nghiên cứu về CO2 trong nước
- Bảo Huy, 2008. Đã thực hiện nghiên cứu phương pháp ước tính trữ lượng carbon của
rừng tự nhiên làm cơ sở tính toán lượng CO2 phát thải từ suy thoái và mất rừng ở Việt
Nam. Kết quả thu được như sau:
Để xác định sinh khối rừng và khả năng hấp thụ CO2 của rừng tự nhiên, cần
nghiên cứu một cách có hệ thống thông qua các phương pháp rút mẫu thực nghiệm
trên hiện trường, phân tích carbon tích lũy trong các bể chứa trên và dưới mặt đất, mô
hình hóa các mối quan hệ giữa sinh khối, lượng carbon tích lũy, CO2 hấp thụ của cây
rừng và lâm phần với các nhân tố điều tra, sinh thái rừng. Đây là cơ sở quan trọng cho
việc xác định, dự báo năng lực hấp thụ CO2 của các trạng thái, kiểu rừng khác nhau.
Các trạng thái rừng non, nghèo hiện tại đã bị hạn chế về giá trị lâm sản thuần
túy, tuy nhiên vẫn còn có giá trị hấp thụ CO2; vì vậy nếu gắn việc quản lý bảo vệ rừng
của cộng đồng dân cư trong giao đất giao rừng với chương trình REDD, sẽ là cơ hội
tạo ra thu nhập cho người dân, là động lực thúc đNy quản lý và nuôi dưỡng những khu
rừng tự nhiên nghèo vì mục đích môi trường.
- Vũ Tấn Phương, 2006. Đã nghiên cứu trữ lượng các bon thảm tươi và cây bụi tại các
vùng đất không có rừng ở các huyện Cao Phong và Đông Bắc và Hà Trung, Thạch
Thành và Ngọc Lạc, tỉnh Thanh Hóa. Năm dạng cỏ được nghiên cứu là cỏ chỉ, cỏ lông
lợn, cỏ lá tre, lau lách và tế guột; cây bụi gồm cây cao dưới 2 m và cây cao 2 - 3 m.
Tác giả xác định trữ lượng các bon thông qua việc xác định sinh khối tươi và khô của
thảm tươi và cây bụi. Kết quả cho thấy lau lách có trữ lượng các bon cao nhất 20
tấn/ha, cây bụi 2 - 3 m khoảng 14 tấn/ha. Cỏ chỉ, cỏ lông lợn có lượng các bon thấp
nhất khoảng 3,9 tấn/ha.

13


- Nguyễn Ngọc Lung đã sử dụng phương pháp biểu quá trình sinh trưởng để tính toán

hấp thụ CO2 cho rừng thông ba lá ở Lâm Đồng (Ngô Đình Quế và ctv, 2006 trích
dẫn).
2.2.4 Đánh giá giá trị của rừng với hấp thụ CO2
Rừng có chức năng sinh thái và môi trường quan trọng nếu được quản lý một
cách bền vững. Quản lý rừng bền vững có thể cung cấp nguồn thu nhập ổn định lâu dài
từ các sản phẩm như gỗ, lâm sản ngoài gỗ. Ngoài ra rừng còn gián tiếp bảo đảm cho
sản xuất bền vững của các ngành khác như nông nghiệp, thủy sản bằng những ích lợi
và chức năng sinh thái của nó như nguồn nước, bảo vệ đất, và tạo ra các kiểu khí hậu
ổn định.
Từ lâu, giá trị của tài nguyên rừng là một trong những vấn đề nghiên cứu trung
tâm của lâm nghiệp. Tuy nhiên, phải đến tận gần đây, các nghiên cứu ngoài việc đánh
giá giá trị của gỗ thì đã quan tâm nghiên cứu đến giá trị do những sản phẩm và dịch vụ
khác do rừng mang lại.
Tổng giá trị kinh tế (Total economic values - TEV) của rừng được xác định:
TEV = {Giá trị sử dụng} + {Các giá trị lựa chọn} + {Giá trị chưa được sử dụng}
(Nguồn dẫn bởi Phan Minh Sang và Lưu Cảnh Trung, 2006)
- Giá trị sử dụng: Gồm giá trị sử dụng trực tiếp là những giá trị lên quan trực tiếp đến
sử dụng các sản phẩm hay dịch vụ từ rừng như gỗ, cọc, củi đun, (còn được gọi là các
sản phẩm bằng gỗ); Lâm sản ngoài gỗ (NTFPs); giải trí, giáo dục, du lịch… Giá trị sử
dụng không trực tiếp là các chức năng sinh thái của rừng như bảo vệ nguồn nước, ngăn
lửa, tái tạo nước, hấp thụ carbon, đa dạng sinh học, nâng cao độ phì của đất và năng
suất cây nông nghiệp.
- Các giá trị lựa chọn: đề cập đến những giá trị tương lai của rừng (trực tiếp hoặc gián
tiếp). Nó thể hiện ở chỗ, những người quan tâm trả tiền cho các dịch vụ môi trường, đa
dạng sinh học để bảo tồn rừng.
- Các giá trị chưa sử dụng: là những giá trị không liên quan đến sự sử dụng của con
người đối với rừng. Như sự tồn tại và phát triển của các loài, dạng sống, sự đòi hỏi của
bảo tồn rừng cho thế hệ tương lai....

14



×