Tải bản đầy đủ (.pdf) (77 trang)

KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CHO GIẤY IN BÁO VỚI ĐỘ TRẮNG 58% ISO TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (767.9 KB, 77 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP

KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ DỤNG CHO
GIẤY IN BÁO VỚI ĐỘ TRẮNG 58% ISO TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN THỊ SINH
Ngành: CÔNG NGHỆ BỘT GIẤY VÀ GIẤY
Niên khoá: 2005 – 2009

Tháng 7/2009


KHẢO SÁT NGUYÊN LIỆU, HÓA CHẤT SỬ SỤNG CHO
GIẤY IN BÁO VỚI ĐỘ TRẮNG 58% ISO TẠI CÔNG
TY CỔ PHẦN GIẤY TÂN MAI

Tác giả

NGUYỄN THỊ SINH

Khóa luận được đệ trình đề để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành
Công nghệ sản xuất giấy và bột giấy

Giáo viên hướng dẫn:
Th. Hoàng Văn Hòa


Tháng 7/2009
i


CẢM TẠ
Sau một thời gian khảo sát tôi đã hoàn thành luận văn tốt nghiệp với nội dung:
Khảo sát nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho giấy in báo với độ trắng 58% ISO tại Công
ty Cổ Phần Giấy Tân Mai.
Để có thể hoàn thành tốt luận văn, ngoài sự cố gắng của bản thân, tôi đã nhận
được sự giúp đỡ nhiệt tình của nhiều cơ quan, tổ chức, nhà máy giấy và thầy cô
giáo,…
Nhân đây tôi xin chân thành cảm ơn:
Thầy Hoàng Văn hòa, giáo viên trực tiếp hướng dẫn tôi trong suốt thời gian thực hiện
đề tài.
Các thầy cô giáo trong khoa Lâm nghiệp và bộ môn Công nghệ giấy và bột giấy
trường Đại Học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh đã truyền đạt cho tôi kiến thức quí báu
trong suốt khóa học.
Tất cả các thành viên lớp DH05GB đã góp ý chân thành, giúp tôi khắc phục một số
nhược điểm của luận văn.
Công ty giấy Tân Mai đã cung cấp các tài liệu tham khảo quí báu cho nội dung của đề
tài.
Với việc thực hiện đề tài này, do trình độ và kiến thức còn hạn chế, mặc dù có
nhiều cố gắng nhưng khó tránh khỏi những thiếu xót trong lúc thực hiện đề tài, tôi rất
mong nhận được những nhận xét góp ý của quý Thầy, Cô và các bạn để đề tài ngày
càng được hoàn thiện hơn.

Tp.HCM, tháng 7/2009
Sinh viên thực hiện
Nguyễn Thị Sinh


ii


TÓM TẮT
Đề tài “Khảo sát nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho giấy in báo với độ trắng
58% ISO tại Công ty Cổ Phần Giấy Tân Mai” đã được thực hiện tại Công ty Cổ phần
giấy Tân Mai, thời gian từ tháng 3/2009 đến tháng 5/2009. Đề tài được thực hiện dựa
trên cơ sở khảo sát nguyên liệu, hóa chất sử dụng, phân tích, thu thập và xử lý số liệu
thu được.
Qua quá trình khảo sát tôi đã tìm hiểu những nguyên liệu và hóa chất sử dụng
cho giấy in báo, khảo sát các tuyến bột trong quy trình sản xuất giấy in báo, qua các
tuyến bột đó tiến hành kiểm tra một số thông số của 2 nguồn bột so với tiêu chuẩn của
công ty trước khi lên máy xeo vì những thông số đó ảnh hưởng trực tiếp đến chất
lượng sản phẩm. Nguồn nguyên liệu chính để sản xuất giấy in báo là CTMP và DIP,
ngoài nguyên liệu ra thì hóa chất cũng ảnh hưởng không kém phần quan trọng phải
dùng đúng mức cho bao nhiêu là hợp lý, cho hóa chất ở điểm nào, cho chất nào trước
chất nào sau. Và tôi đã tiến hành lấy các mẫu giấy và đo các tính chất giấy tại phòng
kiểm nghiệm máy giấy 3, tôi thấy rằng giấy in báo độ trắng 58oISO đáp ứng được các
chỉ tiêu kỹ thuật về chất lượng của giấy in báo độ trắng 58oISO của công ty đặt ra.

iii


MỤC LỤC
TRANG TỰA ..................................................................................................................i
CẢM TẠ......................................................................................................................... ii
TÓM TẮT...................................................................................................................... iii
DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT ......................................................................... vii
DANH SÁCH CÁC HÌNH.......................................................................................... viii
DANH SÁCH CÁC BẢNG .......................................................................................... ix

Chương 1. MỞ ĐẦU .......................................................................................................1
U

1.1. Tính cấp thiết của đề tài............................................................................................1
1.2. Mục đích của đề tài ..................................................................................................1
1.3. Mục tiêu của đề tài ...................................................................................................2
1.4. Giới hạn của đề tài ...................................................................................................2
Chương 2. TỔNG QUAN ...............................................................................................3
2.1. Tổng quan về công ty giấy Tân Mai ........................................................................3
2.2.1. Khả năng chạy máy của giấy in báo......................................................................5
2.2.2. Mối liên kết giữa giấy và mực khi in ....................................................................5
2.3. Sơ lược về nguyên liệu CTMP, DIP.........................................................................7
2.3.1. Khái quát về nguyên liệu CTMP ...........................................................................7
2.3.2. Khái quát về nguyên liệu DIP ...............................................................................8
2.4. Tổng quan về hóa chất sử dụng cho giấy in báo ....................................................11
2.4.1. Chất tăng độ bền khô:..........................................................................................11
2.4.2. Chất tăng độ bền ướt............................................................................................12
2.4.3. Phẩm màu ............................................................................................................15
2.4.4. Chất chống vi sinh ...............................................................................................16
2.4.5. Chất trợ bảo lưu pk435 ........................................................................................16
2.4.6. Chất độn DAVI-VN01 ........................................................................................18
2.4.7. Chất chống cặn, bùn giấy, chống bám dính lô ....................................................19
Chương 3. NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ...................................22
U

3.1. Nội dung nghiên cứu .............................................................................................22
3.1.1. Khảo sát các loại nguyên liệu sử dụng cho giấy in báo tại Công ty...................22
3.1.2.. Xác định các thông số của bột CTMP65, DIP58 trước khi bơm lên máy xeo...22
iv



3.1.3. Xác định các đặc điểm của từng loại hóa chất sử dụng cho giấy in báo............22
3.1.4. Phân tích tác động của nguyên liệu, hóa chất đến tính chất của giấy in báo ....23
3.2. Phương pháp nghiên cứu ........................................................................................23
Chương 4. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN.....................................................................27
4.1. Kết quả khảo sát nguyên liệu sử dụng cho giấy in báo độ trắng 58% ISO. ...........27
4.1.1. Kết quả khảo sát tuyến bột của nguyên liệu CTMP65 ........................................27
4.1.2. Kết quả khảo sát tuyến bột của nguyên liệu DIP58 ............................................28
4.1.3. Kết quả khảo sát tuyến bột của nguyên liệu giấy vụn .........................................29
4.2. Kết quả kiểm soát chất lượng bột của nguyên liệu CTMP65 ở công đoạn điều chế
bột..........................................................................................................................30
4.2.1. Kết quả khảo sát nồng độ của bột CTMP65 so với tiêu chuẩn của Công ty.......30
4.2.2. Kết quả khảo sát độ nghiền của bột CTMP65 so với tiêu chuẩn của Công ty ....31
4.2.3.. Kết quả khảo sát pH của bột CTMP65 so với tiêu chuẩn của Công ty ..............32
4.2.4. Kết quả khảo sát độ trắng của bột CTMP65 so với tiêu chuẩn của Công ty.......33
4.2.5. Kết quả khảo sát chiều dài đứt của bột CTMP65 so với tiêu chuẩn của Công ty
...............................................................................................................................34
4.2.6. Bảng tổng hợp các thông số của bột CTMP65 được dùng trong Công ty ..........35
4.3. Kết quả kiểm soát chất lượng bột DIP58 ở công đoạn điều chế bột ......................35
4.3.1. Kết quả khảo sát nồng độ của bột DIP58 so với tiêu chuẩn của Công ty ...........35
4.3.2. Kết quả khảo sát độ nghiền của bột DIP58 so với tiêu chuẩn của Công ty ........36
4.3.3. Kết quả khảo sát pH của bột DIP58 so với tiêu chuẩn của Công ty ...................36
4.3.4. Kết quả khảo sát độ trắng của bột DIP58 so với tiêu chuẩn của Công ty ...........37
4.3.5. Kết quả khảo sát chiều dài đứt của bột DIP58 so với tiêu chuẩn của Công ty ...38
4.3.6. Bảng tổng hợp các thông số của bột DIP58 được dùng trong Công ty...............39
4.4. Kết quả khảo sát về đặc tính kỹ thuật, mức dùng, điểm cho, cách pha chế các hóa
chất sử dụng cho giấy in báo độ trắng 58%ISO....................................................39
4.4.1. Chất tăng độ bền khô Andust 302 .......................................................................39
4.4.2. Chất Tallofin OT .................................................................................................40
4.4.3. Chất độn DAVI-VN01 ........................................................................................41

4.4.4. Chất tăng bền ướt HP330 ....................................................................................42
4.4.5. Phẩm màu Cartazine RN .....................................................................................42
v


4.4.6. Chất bảo lưu pK435.............................................................................................43
4.4.7. Chất Busan 94......................................................................................................44
4.5. Tổng hợp các hóa chất cho sản xuất giấy in báo độ trắng 58oISO tại Công ty Giấy
tân Mai...................................................................................................................45
4.6. Độ bảo lưu và thoát nước FPR: Bảo lưu xơ sợi và hạt mịn trên thùng đầu ...........46
4.7. Kết quả khảo sát về các tính chất của Giấy in báo 58oISO tại Công Ty Giấy Tân
Mai ........................................................................................................................46
4.7.1. Tính chất cơ học ..................................................................................................46
4.7.2. Tính chất quang học ............................................................................................49
4.8. Tọa độ màu .............................................................................................................52
4.9. Tổng hợp các yếu tố chịu ảnh hưởng của nguyên liệu, hóa chất trong giấy in báo
độ trắng 58oISO.....................................................................................................53
Chương 5. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.....................................................................57
5.1. Kết luận...................................................................................................................57
5.2. Kiến nghị ................................................................................................................59
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................................60
PHỤ LỤC ......................................................................................................................61

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
CTMP

Chemi-Thermo-MeChanical pulp


DIP

Deinked pulp

ISO

International Standard Organzation

CTMP65/TM

Chemi-Thermo-MeChanical pulp 65/Tân Mai

DIP58/TM

Deinked pulp58/Tân Mai

UF

Ureformaldehyd

MF

Melamine Formaldehyd

PEA

Epichlorohydrin polyamino-amid

IB58


Giấy in báo độ trắng 58oISO

QCS

Quality Control System

ML

Mặt lưới

MM

Mặt mền

D

dọc

N

Ngang

vii


DANH SÁCH CÁC HÌNH
Hình 2.1. Phản ứng cơ bản tạo dymethylol ure ............................................................13
Hình 2.2. Phản ứng cơ bản tạo Trimethylolmelamine .................................................14
Hình 2.3. Phản ứng cơ bản tạo nhựa epiclohydrine polyaminoamide .........................14

Hình 4.1. Sơ đồ tuyến bột của nguyên liệu CTMP65 ...................................................27
Hình 4.2. Sơ đồ tuyến bột DIP58 ..................................................................................28
Hình 4.3. Sơ đồ tuyến giấy vụn .....................................................................................29
Hình 4.4. Biểu đổ thể hiện kết quả khảo sát các yếu tố ảnh hưởng của hóa chất phần
ướt giấy in báo độ trắng 58% ISO.........................................................................56

viii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Độ bền cơ học của bột giấy.............................................................................7
Bảng 2.2. Thành phần hóa học nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai................................8
Bảng 2.3. Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu ...........................................................................11
Bảng 4.1. Kết quả khảo sát nồng độ của bột CTMP65 ở công đoạn điều chế bột........30
Bảng 4.2. Kết quả khảo sát độ nghiền của bột CTMP65 ở công đoạn điều chế bột .....31
Bảng 4.3. Kết quả khảo sát pH của bột CTMP65 ở công đoạn điều chế bột ................32
Bảng 4.4. Kết quả khảo sát độ trắng của bột CTMP ở công đoạn điều chế bột............33
Bảng 4.5. Kết quả khảo sát chiều dài đứt của bột CTMP65 ở công đoạn điều chế bột 34
Bảng 4.6. Bảng tổng hợp các thông số của bột CTMP65 ở công đoạn điều chế bột ....35
Bảng 4.7. Kết quả khảo sát nồng độ của bột DIP58 ở công đoạn điều chế bột ............35
Bảng 4.8. Kết quả khảo sát độ nghiền của bột DIP58 ở công đoạn điều chế bột .........36
Bảng 4.9. Kết quả khảo sát pH của bột DIP58 ở công đoạn điều chế bột ....................37
Bảng 4.10. Kết quả khảo sát độ trắng của bộ DIP58 ở công đoạn điều chế bột ...........37
Bảng 4.11. Kết quả khảo sát chiều dài đứt của bột DIP58 ở công đoạn điều chế bột ..38
Bảng 4.12. Bảng tổng hợp các thông số của bột DIP58 ở công đoạn điều chế bột ......39
Bảng 4.13 Bảng tổng hợp so sánh các loại hóa chất giữa yêu cầu của công ty và kết
quả khảo sát...........................................................................................................45
Bảng 4.14.Kết quả khảo sát độ bảo lưu FPR cho sản xuất giấy in báo độ trắng 58oISO
...............................................................................................................................46
Bảng 4.15. Kết quả khảo sát chỉ số độ dày của giấy in báo độ trắng 58oISO ...............47

Bảng 4.16. Kết quả khảo sát độ chịu xé theo chiều ngang của giấy in báo độ trắng
58oISO ...................................................................................................................48
Bảng 4.17. Kết quả khảo sát chỉ số chiều dài đứt của giấy in báo độ trắng 58oISO .....49
Bảng 4.18. Kết quả khảo sát chỉ số độ trắng của giấy in báo độ trắng 58oISO.............50
Bảng 4.19. Kết quả khảo sát độ đục của giấy in báo độ trắng 58oISO..........................51
Bảng 4.20. Kết quả khảo sát độ nhám của giấy in báo độ trắng 58oISO ......................52
Bảng 4.21. Kết quả khảo sát tọa độ màu của giấy in báo độ trắng 58oISO...................53
Bảng 4.22. Bảng Tổng hợp các yếu tố chịu ảnh hưởng của hóa chất phần ướt trong
giấy in báo độ trắng 58oISO ......................................................................................... 54
ix


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Tính cấp thiết của đề tài
Căn cứ vào tình hình sản xuất ngành công nghiệp giấy nước ta hiện nay, nhu
cầu về sản phẩm chất lượng là một điều vô cùng cấn thiết. Những yếu tố tạo nên
những thương phẩm có rất nhiều nhưng yếu tố nào là quan trọng và không thể thiếu
được trong quá trình hình thành tờ giấy. Ngày nay bất kì công ty nào dù nhỏ hay lớn
cũng đòi hỏi phải có một nguồn nguyên liệu thích hợp, một lượng hóa chất đầy đủ để
quá trình tạo hình cho giấy tốt hơn.
Công nghệ in báo ngày nay không đơn thuần là chuyển tải thông tin đến người
đọc qua các trang báo có chữ in màu đen kiểu truyền thống mà cần phải nhanh chóng
thông tin đến người đọc những tin tức thời sự với hình ảnh đa dạng phong phú. Vì vậy
các máy in với tốc độ cao và hình ảnh nhiều màu đã nhanh chóng được sử dụng rộng
rãi, đương nhiên chất lượng giấy in báo cũng cần được cải thiện để phù hợp với máy in
công nghệ mới.
Vậy được sự cho phép của BGĐ công ty giấy Tân Mai và được sự phân công của
bộ môn Công Nghệ Giấy – Bột Giấy trường ĐH Nông Lâm tôi thực hiện đề tài “Khảo
sát nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho giấy in báo với độ trắng 58% ISO tại Công

ty Cổ Phần Giấy Tân Mai”. Nhằm mục đích làm rõ vai trò của nguyên liệu và tỷ lệ
sử dụng hóa chất, để từ đó nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm, có như vậy
mới đứng vững được trong thị trường cạnh tranh khốc liệt hiện nay.
1.2. Mục đích của đề tài
Tìm hiểu về các loại nguyên liệu, hóa chất sử dụng trong quá trình sản xuất. Qua
đó tiến hành kiểm tra một số thông số của nguyên liệu trước khi bơm lên máy xeo,
cũng như kiểm tra lượng hóa chất sử dụng tại nhà máy. Từ đó sẽ đề xuất những giải
pháp để nâng cao chất lượng sản phẩm, phát huy tối đa hiệu quả sản xuất, tiết kiệm
nguyên vật liệu.
1


1.3. Mục tiêu của đề tài
Để đạt được mục đích đề ra, trong quá trình khảo sát tập trung vào các mục tiêu sau:
-

Khảo sát nguyên liệu sử dụng để sản xuất giấy in báo tại Công ty.

-

Xác định các thông số của các loại bột sử dụng cho giấy in báo.

-

Xác định các loại hóa chất sử dụng cho giấy in báo.

-

Phân tích nhận xét về ảnh hưởng của nguyên liệu, hóa chất đến tính chất của


giấy in báo, qua đó đề xuất hướng khắc phục tiết kiệm nguyên liệu, hóa chất sử
dụng.
1.4. Giới hạn của đề tài
Do thời gian tiếp cận đề tài và thực tập tại nhà máy quá ngắn, không đủ để nói
lên chi tiết từng sự ảnh hưởng đối với chất lượng giấy thành phẩm. Do đó, đề tài này
tiến hành khảo sát các nguyên liệu, hóa chất sử dụng cho giấy in báo tại Công ty, đồng
thời kiểm tra các thông số đầu vào của nguyên liệu và lượng hóa chất sử dụng cho giấy
in báo.
Kết quả kiểm tra chất lượng sản phẩm, để đánh giá sự ảnh hưởng của nguyên
liệu, hóa chất sử dụng. Tôi tiến hành lấy các mẫu giấy đo các tính chất tại phòng kiểm
nghiệm máy giấy 3, phòng quản lý kỹ thuật và Phòng kinh doanh Công ty Cổ Phần
giấy Tân Mai.
.

2


Chương 2
TỔNG QUAN
2.1. Tổng quan về công ty giấy Tân Mai
Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai chuyên sản xuất các loại giấy bao gồm các sản
phẩm Giấy in báo, giấy in, giấy viết, giấy photocopy,…phù hợp với nhiều đối tượng
khách hàng. Sản phẩm Giấy Tân Mai đã có mặt trên thị trường toàn quốc và trở thành
mặt hàng thân thuộc đối với khách hàng trên mọi miền đất nước, sẵn sàng đáp ứng và
làm thỏa mãn yêu cầu của khách hàng với phương châm “Cung cấp cho khách hàng
sản phẩm tốt nhất với giá cạnh tranh” đang là mục tiêu phát triển của Giấy Tân Mai.
Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai là một đơn vị sản xuất lớn nhất phía Nam và
đứng thứ 2 cả nước với quy mô sản xuất hiện đại, áp dụng kỹ thuật tiên tiến của thế
giới với đội ngũ công nhân viên lành nghề, cán bộ năng động, sáng tạo. Bắt đầu được
thành lập từ năm 1958, Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai đã không ngừng phát triển,

trước năm 1975 với năng suất chỉ 18.000 tấn giấy và 4.000 tấn bột mỗi năm. Đến nay,
năng suất đã được nâng lên 120.000 tấn giấy, 90.000 tấn bột và hơn 17.000 hecta rừng
nguyên liệu giấy tại các khu vực Đông Nam Bộ, Lâm Đồng và Daklak. Đặc biệt, sau
khi Công ty Giấy Bình An được sáp nhập vào Tân Mai, dây chuyền sản xuất giấy
Couche 45.000tấn/năm duy nhất tại Việt Nam đã đầu tư trước đó sẽ được khai thác và
sản phẩm giấy Couche sẽ trở thành sản phẩm mới chiến lược của Công ty sau sản
phẩm giấy In báo.
Giấy in báo Tân Mai là mặt hàng truyền thống, chiếm tỷ lệ 50-60% tổng sản
lượng của Công ty và luôn tự hào là sản phẩm giấy in báo duy nhất được sản xuất tại
Việt Nam với chất lượng in tương đương giấy báo cùng loại trong khu vực. Giấy in
báo Tân Mai với chất lượng không ngừng nâng cao, luôn đáp ứng yêu cầu của khách
hàng trong nhiều năm qua và hiện nay cung cấp khoảng 70% tổng nhu cầu sử dụng
giấy in báo cả nước. Các sản phẩm giấy in, giấy viết, giấy photocopy Tân Mai có chất
lượng cao phù hợp để sản xuất các ấn phẩm in, viết cao cấp và được nhiều khách hàng
3


Các sản phẩm Giấy Tân Mai đã được khách hàng chọn là hàng Việt Nam chất
lượng cao trong nhiều năm liền từ 1997 đến nay, Giải thưởng Sao Vàng Đất Việt cho
sản phẩm giấy in báo năm 2003, cho thương hiệu Giấy Tân Mai năm 2004 và nhiều
giải thưởng uy tín về thương hiệu - chất lượng khác. Các Danh hiệu này giữ vững
được cũng là niềm tự hào và là sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của toàn thể Cán bộ
Công nhân viên Công ty Cổ phần Giấy Tân Mai.
Mục tiêu của Giấy Tân Mai luôn củng cố giữ vững và mở rộng thị trường giấy
trong nước, mở rộng các hệ thống tiêu thụ sản phẩm giấy Ram văn phòng, phát triển
dòng sản phẩm mới Giấy Tráng Phấn lần đầu tiên được sản xuất và tiêu thụ tại Việt
Nam vào đầu quý 03 năm 2006. Mặc khác, việc mở rộng thị trường ra nước ngoài, tiến
tới đưa sản phẩm xuất khẩu đến các thị trường thế giới sẽ là mục tiêu phấn đấu của
Giấy Tân Mai trong tương lai.
2.2. Tổng quan về giấy in báo

Giấy in báo được chia làm 2 nhóm:
Nhóm yêu cầu về tính năng in của giấy in báo: Là tập hợp nhiều tính chất liên quan
đến độ bền, cấu trúc, sự bắt mực và màu cùng với một loạt các tính chất quang học
khác như độ nhẵn, độ trắng, độ bền bề mặt,…
Nhóm yêu cầu về tính năng sử dụng của giấy in báo được đặc trưng bằng độ bền chịu
xé. Đặc biệt là độ bền chịu xé theo hướng ngang của băng giấy, phụ thuộc vào hàm
lượng của phần xơ sợi dài trong thành phần của bột. Ngoài ra khi sản xuất giấy in báo
người ta còn chú ý đến độ chịu đứt khi kéo giãn băng giấy theo hướng dọc. Vì thế khi
lựa chọn nguyên liệu cho sản xuất, ngoài yêu cầu về tính năng in của bột như đã nêu
trên còn phải đạt được các yêu cầu về độ bền cơ học của các xơ sợi và khả năng tạo
các mối liên kết giữa các xơ sợi với nhau.
Giấy in báo là loại sản phẩm rất thông dụng trong cuộc sống hàng ngày và có
giá thành sản phẩm thấp hơn so với các loại sản phẩm giấy khác. Mặt khác các nhà sản
4


xuất và nhà tiêu thụ luôn mong muốn định lượng cơ bản của giấy in càng thấp càng
tốt, để giảm giá thành nguyên liệu in và tăng lợi nhuận thu được mà vẫn đảm bảo các
tính chất khác của giấy khi in. Điều này phụ thuộc vào cách sử dụng nguyên liệu, phụ
hóa chất và quy trình công nghệ sản xuất.
2.2.1. Khả năng chạy máy của giấy in báo
Tại máy giấy 3 chủ yếu là sản xuất giấy IB58, 48g/m2, khổ giấy đầu máy 4.25m
với vận tốc tối đa là trong khoảng 520 đến 540 m/phút, vận tốc thiết kế có thể đạt tối
đa là 600 m/phút. Đây cũng là dây chuyền sx giấy IB có công xuất lớn nhất nước ta
hiên nay với sản lượng cho sản xuất IB58, 48g/m2 là 60000 tấn /năm.
2.2.2. Mối liên kết giữa giấy và mực khi in
Sự tương tác giữa mực in và giấy được đánh giá theo khả năng thấm hút mực in
của giấy nhiều hay ít, nhanh hay chậm, khả năng của mực xâm nhập vào chiều sâu của
giấy nhiều hay ít. Những tương tác này phụ thuộc vào cấu trúc của giấy như số lượng
và kích thước các lỗ mao dẫn trên bề mặt giấy, và tính chất của mực in. Cấu trúc mao

dẫn của giấy được biểu thị qua độ xốp của giấy và tính chất của mực in được biểu thị
qua độ nhớt của mực.
Độ xốp của giấy được xác định bằng tỷ lệ phần trăm giữa thể tích không khí
chiếm chỗ với thể tích toàn bộ của giấy. Đối với các loại giấy in khác nhau thì yêu cầu
về độ xốp cũng khác nhau, độ xốp dao động trong khoảng 75% đến 13%. Cần phải
chọn giấy có độ xốp thích hợp cho từng loại mực in hoặc từng phương pháp in. Cụ thể
là:
-

Nếu độ chặt của giấy quá cao gặp mực in có độ nhớt cao thì sẽ dễ xảy ra trường

hợp dính bẩn mực in từ tấm giấy in đặt dưới lên tấm giấy in đặt bên trên.
-

Nếu giấy có độ xốp quá cao gặp mực in có độ nhớt thấp thì mực in dễ dàng

thấm sâu vào giấy nhiều khi sang tận bề mặt bên kia của giấy và làm giảm độ bóng của
mực in trên bề mặt cần in của giấy.
Chất lượng in còn phụ thuộc vào sự phân bố của các xơ sợi trong giấy. Các xơ
sợi cần phân bố đều theo các hướng khác nhau, và theo cả chiều sâu của giấy. Nếu các
xơ sợi chỉ phân bố chủ yếu theo hướng máy thì mực in sẽ dễ lan truyền dọc theo xơ sợi
chứ không theo các hướng khác, kết quả là hình ảnh in không có độ nét cao.

5


Thành phần hóa học của mực in bao gồm chất bột màu ở dạng rắn và chất mang ở
dạng lỏng.
Nếu bề mặt giấy có các mao quản kích thước lớn hơn kích thước các hạt rắn
trong mực in thì cả chất màu và chất lỏng đều thấm sâu vào chiều sâu của giấy, tiêu

tốn nhiều mực in và dễ gây ra hiện tượng nhìn rõ hình ảnh cần in ở mặt bên kia của
giấy. Nếu dùng giấy đã tráng phấn thì kích thước các lỗ mao quản trên bề mặt giấy nhỏ
hơn các hạt chất màu trong mực in, vì vậy các hạt chất màu không thấm sâu vào chiều
sâu của giấy được, chỉ có chất lỏng trong mực in thấm vào chiều sâu của giấy, và kết
quả là chất lượng in cao hơn so với giấy không tráng phấn. Nhưng nếu độ nhớt của
chất lỏng trong mực in quá thấp thì nó sẽ thấm sâu vào chiều sâu của giấy, bỏ lại trên
bề mặt giấy lớp chất màu thiếu chất kết dính, vì vậy có thể xảy ra hiện tượng các chất
màu này dễ bị bong ra khỏi bề mặt giấy, do đó cần sử dụng loại mực in có độ nhớt và
độ kết dính thích hợp.
Tương tác giữa giấy và mực in gốc nước phụ thuộc vào tính háo nước hay kị
nước của giấy, nghĩa là phụ thuộc vào độ gia nhựa của giấy. Tính háo nước của giấy
có được là nhờ sự có mặt của các nhóm OH tự do trên xơ sợi xenluloz. Nếu giấy có độ
gia nhựa thấp thì số nhóm OH tự do nhiều, mà nhóm OH có khả năng tạo liên kết
hydro với nước, do đó chúng tạo điều kiện tốt để các loại mực in gốc nước dễ dàng
thấm sâu vào giấy. Nếu giấy có độ gia nhựa cao thì mực in gốc nước khó thâm nhập
vào chiều sâu của giấy.
Trường hợp liên kết giữa giấy và mực in, bản thân giấy là vật liệu phân cực,
nếu sử dụng mực in có chất kết dính là chất lỏng phân cực thì sự bám dính của mực in
trên giấy là rất tốt. Mức độ phân cực của giấy còn phụ thuộc vào mức độ gia nhựa.
Nếu chất lỏng kết dính trong mực in thường là dầu thì khi mực được in trên
giấy, trong quá trình khô sẽ xảy ra sự trùng hợp của các phân tử dầu, tạo thành một lớp
màng liên kết các hạt chất màu lại với nhau bám trên bề mặt giấy, do vậy mực in có độ
bóng cao.
Muốn lớp mực in trên giấy có độ bóng nhất định thì bề mặt giấy phải có các lỗ
mao quản kích thước thật nhỏ, nghĩa là giấy cần phải được tráng phấn bề mặt, để chất
kết dính và chất màu trong mực in không thấm sâu vào chiều sâu của giấy mà phần
đọng lại trên bề mặt giấy và tạo thành lớp màng bóng trên bề mặt giấy.
6



Tóm lại, việc liên kết giữa giấy và mực là giấy phải có độ nhẵn bóng tốt, độ xốp
của giấy phải đạt yêu cầu, độ hút nước của giấy cũng cần phải đạt yêu cầu, tuy nhiên
để đạt được tờ giấy báo in có độ in sắc nét, đều và rõ ràng thì ngoài việc phải cải thiện
một số tính chất của giấy thì mực in và thiết bị in cũng cần phải đảm bảo đạt yêu cầu
về chất lượng mực in cũng như vận hành thiết bị in.
2.3. Sơ lược về nguyên liệu CTMP, DIP
2.3.1. Khái quát về nguyên liệu CTMP
Nguyên liệu dùng cho sản xuất bột CTMP khá đa dạng bao gồm cả nguyên liệu
gỗ mềm, gỗ cứng và cả nguyên liệu phi gỗ.
Đã có nhiều nghiên cứu về việc ứng dụng keo lai làm nguyên liệu cho sản xuất
giấy và kết quả thấy rằng đây là loại nguyên liệu rất thích hợp cho sản xuất giấy. Chất
lượng bột giấy nấu từ keo lai theo phương pháp sunphat cao hơn hẳn so với cây bố mẹ,
hiệu suất bột đạt 51 % (keo lá tràm 47,5 %; keo tai tượng 47,1 %) với mức dùng kiềm
như nhau (17 % Na2O so với nguyên liệu KTĐ).
Bảng 2.1. Độ bền cơ học của bột giấy
Chỉ tiêu đánh giá

Keo lá tràm
Trước

Sau tẩy

tẩy

Keo tai tượng
Trước

Sau tẩy

tẩy


Keo lai
Trước

Sau tẩy

tẩy

Độ chịu kéo (m)

6670

5660

6852

6539

8400

7100

Độ chịu gấp (đôi lần)

820

417

440


305

1300

790

Độ tro (%)

1,5

0,9

1,3

0,9

1,2

1,0

Độ trắng (%ISO)

82

81

85

Hiện nay keo lai đang được quy hoạch trồng trên diện rộng để làm nguyên liệu
sản xuất bột giấy, tại công ty giấy Tân Mai, keo lai là nguyên liệu chính để sản xuất

bột hóa nhiệt cơ tẩy trắng.

7


Bảng 2.2. Thành phần hóa học nguyên liệu gỗ keo lai tại Tân Mai
STT

Các chỉ số

Hàm lượng (%)

1

Xenluloz

48,0

2

Lignin

23,6

3

Pentozan

18,1


4

Chất trích ly (axeton)

4,61

5

Tan trong NaOH 1%

11,8

6

Tan trong nước nóng

4,15

7

Tan trong nước lạnh

3,06

8

Tro

0,61


• Ảnh hưởng của bột CTMP lên tính chất của giấy in báo.
Bột CTMP làm tăng tính chất in của giấy, trong giấy in báo thì thành phần bột
CTMP cao nhất nên tính chất in của giấy báo là rất tốt: giấy mỏng nhưng có độ đục
cao, khả năng thấm mực in tốt, sự phân bố xơ sợi đồng đều nên độ thấu sáng tốt, tăng
khả năng bắt mực của giấy in báo. Tuy nhiên, sự có mặt của bột CTMP trong thành
phần bột giấy cũng gây ra những điều bất lợi cho giấy là: độ trắng thấp, độ hồi màu
cao, độ bền cơ lý thấp, độ nhẵn giảm, khả năng bảo quản lâu của giấy giảm.
2.3.2. Khái quát về nguyên liệu DIP
Giấy thu hồi được định nghĩa gồm các loại giấy đã qua ít nhất một lần sử dụng,
hoặc các loại giấy đứt, giấy xén loại ra từ các phân xưởng sản xuất giấy hay từ các
xưởng in. Giấy thu hồi thường là hỗn hợp với hàm lượng không ổn định của bột hoá
và bột cơ học.
Giấy thu hồi giữ một vai trò rất quan trọng, nó được xem là nguồn nguyên liệu
thay thế cho ngành giấy. Việc sử dụng giấy thu hồi còn là một giải pháp làm sạch môi
trường, nó giúp cho việc bảo vệ rừng tốt hơn. Công nghệ sản xuất giấy từ nguồn sợi
giấy thu hồi còn giúp giảm năng lượng và nước tiêu tốn cho một định mức sản xuất so
với gỗ. Sử dụng giấy báo cũ thu hồi trong nước không chỉ giảm thiểu rủi ro cho công
ty khi phải sử dụng ngoại tệ nhập khẩu nguyên liệu, mà còn tiết kiệm nguồn tài nguyên
gỗ của đất nước.
8


Tóm lại việc tái sử dụng giấy thu hồi có những ưu điểm là giá rẻ, tốn ít năng
lượng nghiền, có thể thay thế một phần bột giấy mới, hiệu quả kinh tế cao, góp phần
tiết kiệm nguồn tài nguyên gỗ từ rừng và giảm được vấn đề ô nhiễm môi trường.
Chất lượng giấy thu hồi được xác định dựa vào các yếu tố như độ sạch, độ đồng đều,
chất lượng xơ sợi. Việc kiểm soát chất lượng giấy thu hồi cần phải được thực hiện
nghiêm ngặt nhằm mục đích ổn định chất lượng đầu vào, góp phần đảm bảo quá trình
khử mực tối ưu.
• Độ sạch: Độ sạch của nguồn cung cấp ban đầu là yếu tố đầu tiên ảnh hưởng

đến khả năng loại bẩn của hệ thống thiết bị. Mặc dù công nghệ về dây chuyền xử lý
bột giấy vụn của mỗi nhà máy có khác nhau nhưng đều có một mục đích là loại bỏ tạp
chất, và cho đến nay vẫn chưa có công bố nào về khả năng tách hoàn toàn chất bẩn. Do
đó khâu chọn lựa kiểm soát nguyên liệu đầu vào sẽ loại được phần lớn tạp chất thô
chuẩn bị cho quá trình xử lý về sau.
• Độ đồng đều: Đây là phạm vi xác định thành phần ổn định của nguyên liệu.
Nếu nguyên liệu được tập hợp bởi một số các chủng loại giấy thì tỉ lệ giữa chúng phải
được giữ ở một mức chung nào đó. Khi đó công nghệ và chất lượng bột cũ sẽ ổn định.
Chất lượng xơ sợi: Tính chất của xơ sợi có trong giấy thu hồi như bột hóa, bột cơ, bột
tẩy hoặc không tẩy, sợi ngắn hay sợi dài sẽ quyết định chất lượng bột tái sinh.
• Ưu điểm
Qua khảo sát khi sử dụng bột giấy thu hồi ở tỷ lệ 15-20% thì sản phẩm giấy đạt
độ đồng đều cao, tính chất in tốt và giảm được hiện tượng đứt giấy. Khi sản xuất giấy
báo từ 100% giấy báo và tạp chí thu hồi có khử mực in thì những sản phẩm này có tính
chất in tốt, độ đục cao, độ chịu xé cao. Các chỉ tiêu khác thì tương tự như sử dụng bột
cơ trong sản xuất giấy báo. Ngoài ra việc sử dụng bột giấy thu hồi có khử mực in để
sản xuất giấy lớp ngoài của cacton sóng có tính mềm mại, làm tăng tính dẻo, giảm sự
biến dạng của giấy khi gặp ẩm và có thể in màu lên bề mặt giấy.
• Nhược điểm
Bột giấy từ nguyên liệu giấy thu hồi có tính chất tạo giấy của xơ sợi này kém
hơn so với xơ sợi của bột chính phẩm do quá trình sản xuất và sử dụng đã làm xơ sợi
bị lão hoá một phần. Khi nghiên cứu tính chất tạo giấy của bột giấy thu hồi (giấy tạp
chí có chứa 30- 40% bột cơ, nồng độ 15%) thì người ta kết luận rằng thời gian bảo
9


quản nếu quá 10 ngày sẽ dẫn đến sự giảm đáng kể về độ bền cơ lý do bị vi sinh vật
phân huỷ.
Ngoài ra nếu sử dụng những loại giấy thu hồi có tráng keo bề mặt để sản xuất
giấy sẽ dẫn đến hiện tượng làm bẩn chăn lưới của máy xeo do keo tráng bề mặt giấy

còn xót lại dính vào.
• Ảnh hưởng của bột DIP lên tính chất của giấy in báo.
Các kết quả nhận được của các nghiên cứu từ trước tới nay đều cho rằng các loại
giấy được sản xuất từ bột tái sinh có tính chất cơ học thấp hơn so với mặt hàng cùng
loại được sản xuất từ bột nguyên thuỷ. Có nhiều nguyên nhân gây nên sự giảm các tính
chất cơ học này. Để có những đánh giá khách quan nhất cho bột giấy tái sinh, người ta
đưa ra 4 tính chất và đây cũng là các tính chất quan trọng hàng đầu cần quan tâm để có
thể sản xuất được giấy hoặc cactong có độ bền cao hơn:
+ Độ bền xơ sợi: Thường được kiểm tra thông qua việc xác định độ bền
kéo của sản phẩm giấy sau khi xeo. Độ bền kéo của sản phẩm luôn chịu ảnh
hưởng trực tiếp của độ dài xơ sợi. Trong quá trình tái sinh do bị cắt ngắn trong
khi nghiền nên các xơ sợi luôn có xu hướng cứng lên và bị ngắn đi.
+ Khả năng trương nở của xơ sợi.
+ Khả năng tạo liên kết của xơ sợi.
Độ thoát nước của bột sau tái sinh tăng nhưng không nhiều. Khi nghiền lại, độ
nghiền của bột tăng chậm. Yếu tố chính gây nên sự thay đổi các tính chất này là do
khả năng tạo liên kết của các xơ sợi đã bị giảm. Sự giảm khả năng tạo liên kết của các
xơ sợi được gây ra bởi một hiện tượng gọi là sừng hoá xơ sợi và hiện tượng này xuất
hiện và phát triển kèm theo quá trình sấy. Từ các nghiên cứu từ trước đến nay thì hiện
tượng sừng hoá gây ảnh hưởng không tốt tới khả năng tạo liên kết giữa các xơ sợi và
xảy ra theo hai hướng.
Thứ nhất là do thay đổi trên bề mặt xơ sợi. Các thay đổi này làm giảm các cơ hội
thâm nhập của nước vào bên trong xơ sợi, kết quả là giảm sự trương nở và giảm khả
năng dẻo hoá của xơ sợi.
Thứ hai, do các thay đổi bên trong xơ sợi làm cho các fibril trở nên dễ bị đập vỡ,
vì vậy chúng làm giảm khả năng dẻo hoá của xơ sợi dưới tác động cơ học trong quá

10



trình nghiền bột. Điều này cũng giải thích nguyên nhân độ chịu xé và độ cứng của giấy
tái sinh đếu tăng sau mỗi lần tái sinh.
Bảng 2.3. Tỷ lệ phối trộn nguyên liệu
CTMP65/TM

60 ± 3

DIP58/TM

40 ± 3

Giấy in báo cần độ đục cao, mà độ đục của giấy phụ thuộc vào loại bột, sự liên
kết của các xơ sợi. Bột giấy từ xơ sợi thực vật không có màu nhưng cũng không trong
suốt vì trong đó còn chứa một lượng nhỏ lignin, các chất nhựa cây và những tạp chất
khác, những tạp chất này làm cho giấy có sắc vàng. Mà một trong những loại bột có độ
đục cao nhất là bột CTMP.
Nguyên nhân là trong các loại bột này, thành phần các chất không phải là là
xenluloz cao, xơ sợi ngắn, do vậy làm tăng sự không đồng nhất về hướng của tia khúc
xạ và tăng độ đục của giấy. Do vậy mà tỉ lệ của CTMP luôn luôn cao hơn so với DIP,
qui trình sản xuất DIP khá đơn giản, lại rẻ tiền, nên công ty tận dụng để phối trộn với
CTMP. Đây là tỉ lệ chuẩn của công ty khi dùng giấy in báo độ trắng 58 % ISO.
Trước khi bơm bột sang bể trộn chung lên máy xeo, tiến hành kiểm tra một số
thông số và tính chất của bột CTMP, DIP đạt tiêu chuẩn chất lượng hay chưa, nếu như
thấy chưa đạt phải điều chỉnh lượng bột. Một số thông số của bột và tính chất của giấy
như nồng độ, độ nghiền, pH, độ bền xé, độ trắng. Những yếu tố này ảnh hưởng trực
tiếp đầu vào của bột, chúng quyết định thành phẩm cuối cùng của giấy in báo.
2.4. Tổng quan về hóa chất sử dụng cho giấy in báo
2.4.1. Chất tăng độ bền khô:
Chất chống bóc sợi, tăng độ bền khô sử dụng cho giấy IB58 tại Công Ty giấy
Tân Mai là chất Andust 302.

Là hỗn hợp keo catiomic polyamide. Andust 302 giúp các nhà in sẽ in được
nhiều bản hơn, giảm bớt thời gian phải ngưng máy để vệ sinh Drum in. Andust 302 có
hiệu quả trong khoảng pH rộng từ 5-9, vì thế phù hợp cả môi trường axit, trung tính và
kiềm tính, nó còn cải thiện độ dai, độ bục của giấy và giấy bìa.

11


-

Mục đích sử dụng:

Chống bóc sợi, xù lông.
Tăng độ dai.
Giảm bụi do việc sử dụng nhiều giấy tái sinh.
Tăng liên kết giữa các xơ sợi, tăng độ bền cơ lý của giấy ở trạng thái khô.
-

Tác dụng:

Độ bền cơ lý của tờ giấy phụ thuộc vào độ bền của bản thân xơ sợi, độ liên kết
giữa những xơ sợi đó, số lượng liên kết và sự phân bố của các liên kết.
Độ bền tờ giấy có thể tăng bằng cách:
Thay đổi thành phần xơ sợi như thêm xơ sợi sớ dài.
Giảm hàm lượng chất độn.
Thêm chất keo bền khô.
Cải thiện một số yếu tố trong quá trình sản xuất giấy như tăng độ đồng
đều, tăng pH, tăng độ nén ướt.
Trong đó biện pháp tăng độ nghiền là hay được sử dụng nhất để tăng độ bền cho tờ
giấy. Tuy nhiên, phương pháp này vẫn có những nhược điểm sau: tiêu tốn năng lượng,

tăng độ chặt, giảm độ xốp, độ đục và giảm độ cứng, độ bền xé của tờ giấy.
2.4.2. Chất tăng độ bền ướt
Tại Tân Mai chất tăng bền ướt sử dụng cho giấy IB58 là: HP330C
HP 330C là một hỗn hợp nhựa phản ứng mang điện tích (+) của Polyamide và
Epichlorohydrin. Nhờ có những ion (+) tự nhiên có mức độ cao mà HP330C có thể
được sử dụng để cải thiện sự bảo lưu các xơ sợi mịn và các hạt chất độn khi qua phần
lưới xeo. Tốc độ thoát nước của bột giấy có liên quan tới việc cải thiện độ bền ướt này,
giấy ít bị đứt ở công đoạn sấy và vì vậy hiệu quả sản xuất đạt được cũng tăng lên.
+ Mục đích sử dụng:
Cải thiện đáng kể độ bền ướt bằng cách làm tăng thêm các liên kết bổ sung không bị
nước làm đứt đoạn.
Bản chất tác dụng của keo bền ướt là tạo ra những liên kết giữa xơ sợi mà
những liên kết này không bị phân hủy khi gặp nước.

12


+ Cơ chế hoạt động:
Keo bền ướt, tùy theo loại, tăng độ bền khi gặp nước của giấy theo một số hoặc
tất cả các giai đoạn sau:
Tăng cường liên kết giữa các xơ sợi.
Bảo vệ các liên kết xơ sợi khỏi tác động của nước.
Hình thành liên kết cộng hóa trị bền với nước.
Hình thành mạng lưới polymer bao quanh xơ sợi.
Các chất keo bền ướt sẽ được hấp thụ lên trên xơ sợi sau quá trình xeo. Nếu keo
bền ướt không mang điện tích hoặc điện tích âm (UF, MF, Glyoxal) thì cần sự hỗ trợ
của các polymer mang điện tích âm để tăng độ bảo lưu. Nếu được sử dụng ở pH thích
hợp (khoảng 4-6 đối với UF và MF và 6-9 đối với PEA), khi qua quá trình sấy, các
polymer bền ướt này sẽ tạo các liên kết với xơ sợi và hình thành các liên kết ngang để
tạo thành mạng lưới bao quanh các liên kết hydro giữa các xơ sợi nhằm giúp các liên

kết này chống lại sự xâm nhập của nước.
• Nhựa ureformaldehyd (UF): Được tổng hợp từ ure và formaldehyd.
Đầu tiên là sự tạo thành các dymethylol ure (DMU) ở môi trường kiềm (Hình
2.1). DMU tan tốt trong nước, thường được trộn trong huyền phù sợi trước khi đến
máy xeo. Khi chuyển sang môi trường axit hoặc khi được sấy nóng ở nhiệt độ cao, sẽ
xảy ra sự tạo liên kết ngang để cho ta một Polyme không tan trong nước.

Hình 2.1. Phản ứng cơ bản tạo dymethylol ure
• Nhựa melamin formaldehyd (MF): Loại nhựa này cũng đóng rắn theo cơ chế
tương tự nhựa ureformaldehyd trong quá trình sấy.
13


Hình 2.2. Phản ứng cơ bản tạo Trimethylolmelamine
Cả hai loại nhựa ure và melamine formaldehyd đều có những ảnh hưởng ngược
lên độ thấm nước của giấy. Vấn đề này là do nhựa sau khi đã đóng rắn nó trở nên kị
nước, để giải quyết vấn đề này người ta sử dụng nhựa gia cường ướt epiclohydrine
polyaminoamide (PEA)
• Nhựa epiclohydrine polyaminoamide (PEA): Được sản xuất từ phản ứng của
dietylentriamin với axit adipic. Polyamide sinh ra sẽ phản ứng với epiclohydrine theo
cơ chế chuyển các amin bậc hai thành bậc ba (Hình 2.3). Đặc trưng của loại nhựa này
là khả năng hấp thụ của nó trên xơ sợi và có thể đóng rắn để cho một loại nhụa không
tan có độ liên kết ngang cao trong điều kiện môi trường kiềm và trung tính, pH từ 6 ÷
10 là thích hợp nhất. Khi pH cao hơn, giấy hoặc cactông sẽ có độ bền cao hơn nữa khi
được sấy nóng. Tính hút nước được cải thiện.

Hình 2.3. Phản ứng cơ bản tạo nhựa epiclohydrine polyaminoamide
Ngoài ra, còn một số chất tăng bền ướt khác như: Nhũ uretan, nhũ latex,
Polyethylenimine


14


2.4.3. Phẩm màu
Tại Tân Mai phẩm màu sử dụng cho giấy IB58 là Màu Cartazine RN
Màu Cartazine RN là dung dịch màu tím (dung dịch Cartazine pigment preparation).
Công dụng của màu tím là tăng độ sáng cho tờ giấy, giúp tờ giấy trông có vẻ trắng hơn
khi ở ngoài ánh sáng.
+ Mục đích sử dụng:
Các chất màu dùng trong công nghiệp giấy với nhiều lý do vừa mang vẻ mỹ quan
vừa để mã hóa nhận biết sản phẩm. Việc chọn màu cho thích hợp phụ thuộc vào nhiều
yếu tố như yêu cầu sử dụng cuối cùng, các tính chất lý hóa, các đặc tính tồn trữ.
+ Điều kiện và cơ chế nhuộm màu
Sự nhuộm màu đòi hỏi độ cứng của nước (>15odH, 30oF). Độ cứng chủ yếu được
định nghĩa bởi sự hiện diện của ion Ca 2+ và Mg 2+.
Độ cứng nước ngăn cản lực đẩy giữa phân tử phẩm nhuộm điện tích âm và bề mặt
cellulose điện tích âm.
Trong những khu vực nước mềm, phải thêm MgSO4 (Bittersalz) để tăng độ cứng
cho nước.
Phẩm nhuộm nên được được pha loãng trực tiếp với nước mềm (2-10%)
Áp lực nước pha loãng nên được giữ ổn định ( để tránh dao động nồng độ)
Phải đảm bảo xơ sợi không bít ống gia màu vào.
Nếu thêm vào nhiều dòng bột phải bảo đảm lượng màu tương xứng với lưu lượng
bột khô để tránh màu bị lốm đốm.
+ Ưu điểm
Thời gian tiếp xúc lâu, độ bền màu tốt và tiêu hao phẩm màu thấp hơn. Sự hiệu
chỉnh màu nhanh và ít rủi ro thừa màu. Độ linh động cao.
+ Nhược điểm
Gia màu ở nhiều vị trí, tốn công.
Phù hợp cho nhiều loại giấy, màu thấm sâu hơn cách nhuộm màu liên tục.

Điều kiện và vị trí gia màu liên tục.
Lợi ích gia màu vào bột:
Thời gian chuyển tiếp màu giảm đáng kể .
Hiệu quả hiệu chỉnh màu <5 phút.
15


×