BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------------
NGUYỄN VĂN TUYÊN
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SAU
KHI GIAO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TIÊN HOÀNG, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ LÂM NGHIỆP
TP. Hồ Chí Minh, 06.2009
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM TP.HỒ CHÍ MINH
----------------------------
ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG ĐẤT LÂM NGHIỆP SAU
KHI GIAO CHO CÁC HỘ GIA ĐÌNH TRÊN ĐỊA BÀN XÃ
TIÊN HOÀNG, HUYỆN CÁT TIÊN, TỈNH LÂM ĐỒNG
LUẬN VĂN TỐT NGHIỆP KỸ SƯ LÂM NGHIỆP
Hướng dẫn khoa học: TS. LA VĨNH HẢI HÀ
Sinh viên thực hiện: NGUYỄN VĂN TUYÊN
TP. Hồ Chí Minh, 06.2009
LỜI CẢM ƠN
Xin trân trọng cảm ơn:
- Ban giám hiệu Trường Đại học Nông Lâm TP. Hồ Chí Minh.
- Ban chủ nhiệm Khoa Lâm Nghiệp và Bộ môn Lâm nghiệp xã hội
- Phòng Đào tạo Trường ĐHNL TP.HCM
- Cùng toàn thể quý thầy cô, cán bộ, công nhân viên Trường Đại học
Nông Lâm đã tận tình giảng dạy, truyền đạt kiến thức quý báu và giúp
đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường.
Xin bảy tỏ lòng biết ơn sâu sắc:
- Thầy La Vĩnh Hải Hà đã nhiệt tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi hoàn
thành tốt luận văn này.
- Cảm ơn UBND xã Tiên Hoàng, Ban lâm nghiệp xã, các truởng thôn
và bà con xã Tiên Hoàng đã tạo điều kiện cho tôi trong quá trình thu
thập thông tin tại các thôn.
Xin chân thành cảm ơn:
- Toàn thể bạn bè trong và ngoài khóa đã giúp đỡ và động viên tôi
trong quá trình thực hiện đề tài nghiên cứu này.
- Gia đình và những người thân vì những mong muốn tốt đẹp cho sự
nghiệp của cá nhân cũng như toàn gia đình.
Sinh viên: Nguyễn Văn Tuyên
i
MỤC LỤC
Lời cám ơn
i
Mục lục
ii
Danh sách chữ viết tắt
iv
Tóm tắt
v
Chương 1: MỞ ĐẦU
1
1.1 Đặt vấn đề
1
1.2 Mục đích và mục tiêu
3
Chương 2: TỔNG QUAN VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
2.1 Sơ lược về quyền sử dụng đất
5
2.2 Các chính sách liên quan đến giao khoán quản lý tài nguyên rừng
7
2.3 Các kết quả liên quan đến giao đất và khoán rừng ở khu vực
8
Chương 3: MỤC TIÊU, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
11
3.1.1 Điều kiện tự nhiên
11
3.1.2 Điều kiện kinh tế và xã hội
13
3.1.3 Sơ lược về tình hình kinh tế xã hội của xã Tiên Hoàng
15
3.2 Nội dung nghiên cứu của đề tài
17
3.3 Phương pháp nghiên cứu
18
3.3.1 Phương pháp luận tổng quát
18
3.3.2 Phương pháp thu thập thông tin
18
3.3.3 Phương háp xử lý và phân tích thông tin
20
Chương 4: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN
4.1 Tiến trình thực hiện giao đất lâm nghiệp
22
4.1.1 Điều tra thiết kế diện tích giao đất lâm nghiệp
22
4.1.2 Tổ chức thực hiện giao và nhận đất lâm nghiệp
24
4.1.3 Kết quả thực hiện giao đất đến các hộ dân
25
ii
4.1.4 Quyền lợi và nghĩa vụ của hộ được giao
4.2 Thực trạng của việc sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao
28
29
4.2.1 Sơ lược đời sống của hộ gia đình được giao đất
29
4.2.2 Hiện trạng tài nguyên rừng trước khi giao
29
4.2.3 Hiện trạng sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao
33
4.2.4 Các hoạt động sản xuất trên đất sau khi giao
34
4.3 Đánh giá hiệu quả về mặt kinh tế, xã hội, môi trường sau khi giao 38
4.3.1 Đánh giá hiệu quả kinh tế
38
4.3.2 Hiệu quả về mặt xã hội và môi trường của việc giao đất
42
4.3.3 Thuận lợi, khó khăn, cơ hội và thách thức
44
Chương 5: KẾT LUẬN - KIẾN NGHỊ
5.1 Kết luận
48
5.3 Kiến nghị
50
TÀI LIỆU THAM KHẢO
52
PHẦN PHỤ LỤC
53
iii
DANH SÁNH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
BQL
Ban quản lý
BVR
Bảo vệ rừng
CCKL
Chi cục kiểm lâm
KNKL
Khuyến nông khuyến lâm
KTXH
Kinh tế xã hội
LĐ
Tỉnh Lâm Đồng
LNXH
Lâm nghiệp xã hội
NLKH
Nông Lâm kết hợp
NN&PTNT Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
PCCR
Phòng chống cháy rừng
PTLN
Phát triển Lâm nghiệp
PTNT
Phát triển nông thôn
QLBVR
Quản lý bảo vệ rừng
TCĐC
Tổng cục địa chính
TP.HCM
Thành phố Hồ Chí Minh
UBND
Ủy ban nhân dân
iv
TÓM TẮT
Đề tài “Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao cho các hộ
gia đình trên địa bàn xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng” được tiến
hành trên phạm vi 5 thôn của một xã vùng cao đã triển khai dự án giao đất giao
rừng từ năm 2003. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đánh giá việc sử dụng
đất lâm nghiệp đã giao có theo tinh thần của nghị quyết 178?QĐ-TTg? Xem xét
có cải thiện về mặt kinh tế, xã hội và môi trường?
Đề tài sử dụng số liệu về số lượng và loại đất lâm nghiệp được giao cũng
như các hoạt động đã diễn ra trên đất ấy. Thực hiện thu thập số liệu thứ cấp từ các
cơ quan chức năng trên địa bàn huyện, sử dụng phương pháp ngẫu nhiên để chọn
hộ và điều tra các chỉ tiêu liên quan đến nội dung nghiên cứu. Việc thu thập phần
lớn dựa vào các công cụ trong bộ PRA (đánh giá nhanh nông thôn có sự tham gia
của người dân), trong đó sử dụng bảng câu hỏi đóng là công cụ chủ yếu nhất.
Qua quá trình mô tả, phân tích các mối quan hệ giữa tài nguyên rừng và các
yếu tố xã hội, đề tài có được một số kết quả sau đây:
- Đất được giao hầu hết là rừng tự nhiên, trong số đó loại rừng lồ ô xen gỗ
chiếm nhiều nhất, đối tượng rừng đưa vào giao đất cho các hộ là rừng nghèo kiệt
không còn khả năng cung cấp gỗ.
- Mỗi hộ gia đình có nhiều loại hình canh tác khác nhau. Thông thường,
một hộ nào đó khi đã trồng Điều thì thường không trồng Keo và ngược lại. Theo
đó, diện tích đất canh tác nương rẫy, trồng cây ăn quả, trồng keo bình quân trước
đây là 0,69 ha/hộ và hiện nay là 3,43 ha/hộ.
- Các hoạt động sản xuất có nhiều loại khác nhau, nhưng có thể chia thành
các nhóm chính như sau: (i) Nông nghiệp: gồm các hoạt động trồng trọt trên đất
nông nghiệp (lương thực, công nghiệp, ăn quả và hoa màu) và trồng cây nông
nghiệp trên đất lâm nghiệp (Điều); (ii) Lâm nghiệp: gồm có trồng và khai thác sản
phẩm rừng trồng (Keo), thu hái LSNG từ rừng tự nhiên.
v
- Thu nhập của người dân phụ thuộc vào các hoạt động sản xuất nông
nghiệp, lâm nghiệp và chăn nuôi, nhất là nhóm ngành trồng trọt; chưa phụ thuộc
nhiều vào các hoạt động liên quan tới rừng. Nói cách khác, thu nhập từ cây trồng
nông nghiệp là yếu tố quyết định sự sống còn của người dân ở đây, nó là yếu tố
ảnh hưởng trực tiếp tới thu nhập của hộ.
- Vai trò và tầm quan trọng của mỗi sản phẩm còn phụ thuộc vào khả năng
tiêu dùng tại chỗ và khả năng tiếp cận với thị trường. Thứ tự xếp hạng của các sản
phẩm này từ thứ 1 đến thứ 3 như sau: Lúa nước, Điều hạt, Keo nguyên liệu (trong
nhóm trồng trọt).
- Có thể khẳng định là tất cả các hoạt động liên quan chuyển đổi cây trồng
và kiểu canh tác dù ít dù nhiều đều có tác động tích cực tới kinh tế hộ gia đình
(qua thu nhập), tới xã hội (qua số hộ tham gia) và tới môi trường khu vực (qua hệ
số sử dụng và hiệu quả sử dụng đất, độ che phủ của rừng).
- Qua công tác giao đất giao rừng đến các hộ gia đình quản lý sử dụng vào
mục đích lâm nghiệp thực chất là làm cho rừng thực sự có chủ, góp phần giải
quyết công ăn việc làm, tăng thêm nguồn thu nhập cho các hộ nhận đất nhận rừng
để các hộ gia đình có thể sống dựa vào các nguồn thu nhập chính đáng từ rừng
mang lại, gián tiếp góp phần bảo vệ môi trường sinh thái nói chung, đảm bảo an
ninh trận tự -xã hội trên toàn địa bàn nói riêng.
vi
Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1 Đặt vấn đề
Trong những năm gần đây, ngành lâm nghiệp đã có những thay đổi đáng kể
trong hệ thống sản suất và những chính sách xã hội đối với các hộ dân sống trong
rừng, ven rừng. Việc giao đất lâm nghiệp cho các cá nhân, hộ gia đình để sử dụng
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp là một trong những chính sách quan trọng trong
hệ thống chính sách Lâm nghiệp Việt Nam. Nó là một bộ phận không thể thiếu
trong sự phát triển lâm nghiệp có sự tham gia của người dân và đang dẫn đến việc
sử dụng ngày càng hiệu quả nguồn tài nguyên đất đa.
Chủ trương, chính sách giao đất lâm nghiệp đã được đề ra và thực hiện từ
năm 1991. Trong quá trình thực hiện ở mỗi giai đoạn, nhà nước đều có đề ra các
chính sách và được điều chỉnh bổ sung kịp thời cho phù hợp với tình hình thực tế.
Đặc biệt, quyết định số 178/2001/QĐ-TTg ra ngày 12 /11 /2001 của Thủ tướng
Chính phủ về quyền hưởng lợi, nghĩa vụ của các hộ gia đình, cá nhân được giao,
được thuê, nhận khoán rừng và đất lâm nghiệp đã mang đến cho người dân động
lực mới. Chủ trương giao đất, quy hoạch sử dụng đất đã thực sự đi vào cuộc sống
của người dân, từng bước nâng cao đời sống vật chất cũng như tinh thần cho
người dân sống trong rừng và ven rừng, tạo điều kiện cho người dân tham gia tiến
trình sản xuất lâm nghiệp và thực sự làm chủ trên mảnh đất được giao.
Quy hoạch sử dụng đất và đánh giá hiệu quả sử dụng đất là một trong
những nội dung rất quan trọng, đặc biệt đối với sản xuất nông - lâm nghiệp. Đánh
giá kết quả sử dụng đất có vai trò quan trọng nhằm tổ chức lại cách sử dụng đất
đạt hiệu quả cao hơn. Nếu quy hoạch có nhiệm vụ bố trí, sắp xếp nền sản xuất lâm
- nông nghiệp thì đánh giá sử dụng đất chính là thước đo hiệu quả của việc quy
hoạch nói chung và giao đất giao rừng nói riêng.
1
Hoạt động quy hoạch sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
lâm nghiệp (sổ đỏ) là một trong những hợp phần quan trọng của Dự án giao đất
giao rừng. Nó góp phần giúp người dân an tâm trong các hoạt động sản xuất lâm
nghiệp theo quy hoạch của nhà nước. Sau khi được giao đất giao rừng, hộ gia đình
là chủ rừng nên phải có trách nhiệm quản lý bảo vệ và sử dụng rừng theo đúng các
quy định của pháp luật, điều này giúp các cơ quan quản lý nhà nước về lâm nghiệp
quản lý chặt chẽ và hiệu quả hơn. Trước khi người dân được giao đất giao rừng
(chưa được cấp sổ đỏ) thì các hoạt động như khai thác củi, gỗ làm nhà, thu hái lâm
sản phụ trong rừng đều là hoạt động phi pháp. Tuy nhiên, sau khi giao đất giao
rừng (được cấp sổ đỏ) người dân thực sự được làm chủ trên mảnh đất của mình
nên được hưởng những nguồn lợi do rừng mang lại theo quyết định số
178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ. Đánh giá về hiệu quả sử dụng đất
lâm nghiệp nghĩa là xem xét người dân đã đầu tư như thế nào trên phần diện tích
được giao? Những hoạt động gì đã được làm trên đất đó để giúp người dân có
được một sinh kế bền vững? Những vấn đề đó đến nay đã được nghiên cứu nhưng
chưa được đánh giá một cách đúng mức, cũng chưa có báo cáo hay tài liệu nghiên
cứu khoa học đánh giá cụ thể hiệu quả của công tác giao đất lâm nghiệp đối với
đời sống của người dân hay công tác quản lý một cách cụ thể. Do đó, việc đánh
giá kết quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi được giao là hết sức cần thiết, đặc biệt
là hiệu quả về mặt kinh tế -xã hội.
Huyện Cát Tiên nằm trong lưu vực sông Đồng Nai là nơi có tính đa dạng
sinh học cao, có hệ động thực vật phong phú và đa dạng. Trên điạ bàn huyện có
một phần diện tích rừng đặc dụng do Vườn Quốc gia Cát Tiên. Diện tích rừng sản
xuất trên địa bàn huyện hầu hết đã được giao cho các hộ gia đình của 5 xã gồm xã
Nam Ninh, Mỹ Lâm, Tư Nghĩa, Quảng Ngãi và Tiên Hoàng quản lý sử dụng lâu
dài vào mục đích lâm nghiệp theo Nghị định 163/1999/NĐ –CP ngày 16/11/1999
và hưởng lợi theo quyết định số 178/2001/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ từ
Dự án Bảo vệ rừng & Phát triển nông thôn (BVR&PTNT) tỉnh lâm Đồng năm
2003. Trong đó, xã có diện tích giao lớn nhất là xã Tiên Hoàng với điện tích giao
2
là 2.067,8 ha rừng sản xuất. Xã Tiên Hoàng là một xã vừa có diện tích rừng đặc
dụng do Vườn Quốc gia Cát Tiên quản lý và có một phần rừng sản xuất đã giao
cho hộ gia đình. Đây là xã có số nhân khẩu hoạt động nghề rừng lớn nhất trong
toàn huyện, đồng thời lại là xã được cấp phép cải tạo rừng tự nhiên nghèo kiệt để
trồng rừng kinh tế nên việc tiến hành nghiên cứu những hiệu quả mang lại từ việc
giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình trên địa bàn huyện là rất cần thiết. Những
thông tin trên đây đã thuyết minh lý do tôi chọn đề tài:
“Đánh giá hiệu quả sử dụng đất lâm nghiệp sau khi giao cho các hộ gia
đình trên địa bàn xã Tiên Hoàng, huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng”.
Những câu hỏi đặt ra là: Người dân có sử dụng đất lâm nghiệp đã giao theo
đúng mục đích hay không? Đời sống của người dân sau khi nhận đất có được cải
thiện về mặt kinh tế, xã hội, môi trường hơn trước khi nhận đất hay không? Việc
đánh giá kết quả này cũng là cơ hội để nhìn nhận lại tiến trình giao đất đối với các
hộ dân và rút ra những bài học kinh nghiệm để hướng tới những thay đổi cần thiết,
có ý nghĩa thiết thực đối với các chính sách cập nhật sau này cũng như trong việc
đề xuất, kiến nghị hệ thống giải pháp về quản lý, sử dụng đất được giao một cách
có hiệu quả cao góp phần phục vụ tốt cho yêu cầu phát triển –kinh tế xã hội, bảo
vệ môi trường trên địa bàn..
1.2 Mục đích và mục tiêu
Mục đích của đề tài là đánh giá hiệu quả từ việc sử dụng đất lâm nghiệp
sau khi giao cho các hộ gia đình tới đời sống vật chất và tinh thần của người dân
trên địa bàn xã Tiên Hoàng - huyện Cát Tiên - tỉnh Lâm Đồng thông qua việc
phân tích, đánh giá số liệu qua điều tra thu thập tại địa phương và qua phỏng vấn
cán bộ, hộ gia đình trên địa bàn.
Mục tiêu nghiên cứu của đề tài là nhằm đánh giá việc sử dụng đất lâm
nghiệp đã giao có theo đúng tinh thần của các nghị quyết hay không? Đời sống
của người dân sau khi nhận đất có được cải thiện về mặt kinh tế, xã hội, môi
trường hơn trước khi nhận đất hay không? Việc đánh giá kết quả này cũng là cơ
3
hội để nhìn nhận lại tiến trình giao đất đối với các hộ dân để hướng tới những thay
đổi cần thiết và có ý nghĩa thiết thực đối với các chính sách cập nhật sau này.
Đề tài đặt ra những mục tiêu cụ thể sau đây:
1. Mô tả tiến trình giao đất lâm nghiệp đã thực hiện tại một địa bàn cấp xã
thuộc huyện Cát Tiên, tỉnh Lâm Đồng.
2. Đánh giá thực trạng của việc sử dụng đất lâm nghiệp của người dân sau
khi được giao đất giao rừng.
3. Đánh giá hiệu quả kinh tế -xã hội và môi trường đối với việc cải tạo rừng
tự nhiên nghèo kiệt trên đất lâm nghiệp đã giao cho các hộ gia đình.
4
Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1 Sơ lược về quyền sử dụng đất
Luật đất đai năm 2003 và các văn bản dưới Luật đã quy định nhà nước trao
quyền sử dụng đất cho người sử dụng thông qua hình thức giao đất, cho thuê đất,
chuyển mục đích sử dụng đất, công nhận quyền sử dụng đất đối với người đang sử
dụng đất ổn định. Sau đây là một số điểm liên quan:
Về giao đất
Nhà nước giao đất cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định
lâu dài dưới các hình thức giao đất không thu tiền và giao đất có thu tiền sử dụng
đất, cụ thể:
-
Nhà nước giao đất rừng phòng hộ không thu tiền sử dụng đất cho tổ chức
quản lý rừng phòng hộ. Trường hợp chưa có tổ chức quản lý thì giao cho
hộ gia đình, cá nhân tại chỗ có nhu cầu và khả năng để bảo vệ và phát
triển.
-
Nhà nước giao đất rừng đặc dụng không thu tiền sử dụng đất cho các tổ
chức quản lý rừng đặc dụng để quản lý, bảo vệ theo quy hoạch và kế hoạch
sử dụng đất đã được duyệt.
-
Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất cho tổ chức kinh tế để sản xuất
nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thủy sản hoặc sử dụng vào mục đích
kinh doanh khác.
Chuyển mục đích sử dụng đất
-
Luật pháp hiện hành quy định người sử dụng đất được cơ quan nhà nước
có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích sử dụng đất, như chuyển đất
chuyên trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng và đất nuôi
5
trồng thủy sản; hoặc chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ sang sử
dụng vào mục đích khác; chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông
nghiệp, v.v.
Quyền sử dụng thực tế và quyền sử dụng pháp lý
Quyền sử dụng đất của các đối tượng được giao đất được xác định về mặt
pháp lý bằng giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho các cá nhân, giấy phép sử
dụng đất cho cộng đồng, giấy phép sử dụng đất cho các tổ chức xã hội. Ý nghĩa
của giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (thường gọi là “sổ đỏ” ở Việt Nam) là xác
lập sự công nhận của xã hội về một số quyền đối với đất đai.
Tuy nhiên, trong xã hội cũng tồn tại những «quyền sử dụng thực tế», nghĩa
là những trường hợp người sử dụng đất thực tế đang sử dụng một số diện tích đất
tuy chưa được công nhận về mặt pháp lý. Quyền sử dụng thực tế có thể bị chi phối
bởi sự đồng thuận hay tập quán địa phương, hay sự chậm chạp trong việc xác lập
thủ tục công nhận quyền sử dụng.
Quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng
Cũng có xu hướng phân biệt quyền sử dụng đất và quyền sử dụng rừng (tài
nguyên sinh vật trên đất rừng). Quyền sử dụng rừng theo truyền thống cũng được
ghi nhận trong một số nhóm dân cư, mặc dù họ không có quyền đối với đất lâm
nghiệp, ví dụ như các nhóm săn bắt, thu hái lâm sản ngoài gỗ.
Mặc dù được giao đất, quyền sản xuất và chuyển nhượng đất lâm nghiệp bị
chi phối bởi các quy định của ngành lâm nghiệp nhằm thực hiện quy hoạch và kế
hoạch sử dụng đất, nhưng trên thực tế ranh giới giữa đất nông nghiệp và đất lâm
nghiệp còn mập mờ, không rõ cả về căn cứ phân chia lẫn phân định ngoài trời. Do
đó, “không gian quyết định” các loại hình sản xuất (nông nghiệp, nông lâm kết
hợp, lâm nghiệp), lựa chọn cây trồng, trao đổi sản phẩm và quyền thừa kế sẽ phụ
thuộc vào mức độ kiểm soát của các quy định này. Rõ ràng, từ những nguyên
nhân trên nên đã phát sinh nhiều vấn đề phức tạp liên quan đến đất đai.
6
2.2. Các chính sách liên quan tới giao đất giao rừng, giao khoán quản lý và
bảo vệ rừng ở nước ta
Từ khi ban hành Luật bảo vệ và phát triển rừng do Quốc hội nước cộng hòa
XHCN Việt Nam thông qua ngày 19/8/1991, được sửa đổi và bổ sung vào năm
2004 thì đã có 116 văn bản pháp luật chủ yếu liên quan đến quản lý, bảo vệ, sử
dụng và phát triển rừng. Các chủ thể cơ quan nhà nước như Ban quản lý, Lâm
trường là chủ dự án. Vì vậy, công tác giao đất giao rừng được diễn ra với phương
châm chủ yếu là phát triển lâm nghiệp cộng đồng có sự tham gia của người dân
địa phương.
Có nhiều quy định về trách nhiệm quản lý rừng và đất rừng, nhưng có hai
hệ thống chuyển giao chính, đó là: giao đất lâm nghiệp và giao khoán quản lý bảo
vệ rừng. Ở đây chỉ liệt kê tới các chính sách liên quan đến giao đất lâm nghiệp.
- Thông tư liên bộ số 01/TT/LB của Bộ Lâm Nghiệp và Tổng cục quản lý
ruộng đất ngày 6/12/1991 đã hướng dẫn về việc giao rừng và đất để trồng rừng
cho các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng vào mục đích lâm nghiệp.
- Quyết định 327/CT của chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng ngày 15/9/1992 về
chủ trương chính sách sử dụng đất trống, đồi núi trọc, rừng, bãi bồi ven biển.
- Quyết định số 184 của Hội đồng bộ trưởng ra ngày 6/11/1992 về việc đẩy
mạnh giao rừng cho tập thể, cá nhân để trồng rừng.
- Nghị định 01/NĐ-CP ban hành ngày 04/04/1995 của Chính phủ về giao
đất nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thủy sản. Nghị định nêu rõ đối tượng
cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình. Quyết định thời gian giao đất lâm nghiệp
để trồng mới cây lâu năm là 50, cây hàng năm là 20 năm. Thời hạn giao khoán đất
lâm nghiệp đối với rừng đặc dụng, rừng phòng hộ là 50 năm; rừng sản xuất là theo
chu kỳ cây.
- Chỉ thị 29/CT-TW của Ban chấp hành trung ương Đảng ra ngày 12 tháng
11 năm 1993 về việc đẩy mạnh giao đất, giao rừng, xây dựng và tổ chức kinh
doanh theo hướng nông lâm kết hợp.
7
- Nghị định số 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ về giao
đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định,
lâu dài vào mục đích lâm nghiệp.
- Thông tư liên tịch số 62/2000/TTL-BNN-TCĐC ngày 16/6/2000 của Bộ
Nông nghiệp-PTNT & TCĐC hướng dẫn về việc cho thuê đất, giao đất và cấp
giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
- Chỉ thị số 18/1999/CT-TTg ngày 1/7/1999 của Thủ tướng Chính phủ về
một số biện pháp đẩy mạnh việc hoàn thành cấp giấy chứng nhận QSDĐ nông
nghiệp, đất lâm nghiệp, đất ở nông thôn vào năm 2000.
- Quyết định 245/1998/QĐ-TTg về thực hiện trách nhiệm quản lý Nhà
nước của các cấp về rừng và đất lâm nghiệp.
- Chỉ thị số 12/2003/CT/TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường
các biện pháp cấp bách để bảo vệ và phát triển rừng.
Ngoài ra, còn nhiều văn bản khác liên quan đến tín dụng, hỗ trợ cho việc
triển khai giao đất giao rừng cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình.
2.3 Các kết quả nghiên cứu liên quan tới việc áp dụng phương thức giao
đất giao rừng ở khu vực
Nghiên cứu của Nguyễn Quốc Bình (luận văn tốt nghiệp năm 1999) tại xã
Kado -huyện Đơn Dương -tỉnh Lâm Đồng có dẫn ra một số điểm:
- Tình hình kinh tế xã hội của địa phương còn thấp so với mặt bằng chung
của các cộng đồng ở đồng bằng và cả cộng đồng ở Lâm Đồng.
- Các cơ quan chưa có sự phối hợp chặt chẽ trong việc thực thi các chương
trình và dự án trên địa phương. Các chương trình và dự án được thực thi đem lại
những chuyển biến tích cực trong đời sống sinh hoạt của các cộng đồng người dân
tộc tại vùng gần rừng.
8
- Người dân đã dần dần thích ứng với việc canh tác theo hướng thâm canh
trên đất lâm nghiệp. Họ cũng phần nào ý thức được tầm quan trọng của việc bảo
vệ tài nguyên rừng và bảo vệ chúng ngày càng tốt hơn.
- Hệ thống canh tác đất nông nghiệp chưa được cải tiến, nhất là hệ thống
thủy lợi. Trong sản xuất nông nghiệp còn gặp nhiều khó khăn mà họ chưa tự giải
quyết được. Các nhu cầu về củi, chất đốt, gỗ xây dựng, gỗ phục vụ gia dụng, đất
canh tác là những vấn đề còn nan giải ở địa phương.
- Giải quyết vấn đề về gỗ xây dựng và gỗ, củi, … chưa đáp ứng được với
nhu cầu sử dụng của người dân, cần có những quan tâm về vấn đề này để người
dân tránh khỏi những khó khăn trong việc xây dựng nhà ở vì số nhân khẩu bình
quân trong gia đình khá đông.
Kết quả nghiên cứu của Đặng Quang Dần (luận văn tốt nghiệp 2003) tại
Lâm trường Đức Trọng, Lâm Đồng. Qua kết quả nghiên cứu của đề tài cho thấy,
tiến trình thực hiện và hiệu quả của dự án giao rừng cho các hộ thành viên quản lý
bảo vệ còn ít nhiều ảnh hưởng bởi kiểu quản lý lâm nghiệp truyền thống. Do vậy,
khi xây dựng dự án để thực thi còn mang xu thế khảo hướng từ trên xuống và
người ngoài cuộc (người quản lý lâm nghiệp) quyết định là chủ yếu. Vì vậy, trong
quá trình thực thi dự án hiệu quả đạt chưa cao và chưa duy trì ổn định tài nguyên
rừng, kinh tế -xã hội, vấn đề con người cũng chưa được giải quyết thỏa đáng.
Theo kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Luận (luận văn tốt nghiệp 2005)
tại Lâm trường Sông Kôn, Bình Định về tiến trình giao khoán đất rừng thực hiện ở
xã Vĩnh Thịnh -huyện Vĩnh Thạnh -tỉnh Bình Định. Một số kết luận bước đầu đạt
được là:
- Qua dự án, người dân có thêm thu nhập hàng năm đạt từ 2-3 triệu
đồng/hộ/năm từ tiền trả công quản lý bảo vệ rừng và tiền nhận đất trồng rừng mới,
nâng cao ý thức bảo vệ và phát triển vốn rừng của người dân.
- Khoảng cách giữa người dân và chính quyền được rút ngắn lại, thuận lợi
cho việc triển khai các chủ trương và chính sách của nhà nước sau này. Mặt khác,
9
người dân học hỏi được một vài kiến thức về kĩ thuật trồng cây, chăm sóc cây
thông qua các hộ dự án đaựơc triển khai thực hiện trên địa bàn.
- Hầu hết người dân vùng dự án có đời sống đặc biệt khó khăn, trình độ dân
trí thấp, dẫn đến việc triển khai dự án gặp phải một số hạn chế sau: đa số người
dân nhận khoán lúc đầu hiểu về dự án một cách rất mơ hồ, hiểu lệch về mục đích
hoạt động của dự án là tăng thu nhập, giải quyết việc làm, ổn định kinh tế -xã hội,
nâng cao ý thức bảo vệ rừng của người dân, làm ảnh hưởng đến hiệu quả bảo vệ
tài nguyên bền vững của người dân địa phương.
- Mức độ tham gia của người dân vào trong tiến trình tham gia là bị động.
Động lực kinh tế đã thúc đẩy người dân tham gia quản lý bảo vệ rừng nhưng chưa
được đa dạng.
- Khi dự án giao khoán được triển khai, vấn đề tiếp cận tự do của người dân
vào rừng bị ngăn chặn, điều này lại gây bất lợi cho người dân vùng xung quanh,
làm cho họ nghi ngờ về dự án nhiều hơn là mong đợi dự án sẽ mang lại đời sống
ấm no cho họ.
10
Chương 3
ĐỊA ĐIỂM, NỘI DUNG VÀ
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Tổng quan về địa điểm nghiên cứu
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
+ Vị trí địa lý và hành chính
Huyện Cát Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 42.657 ha, trong đó: diện tích
rừng đặc dụng 21.733 ha, diện tích rừng sản xuất 5.267 ha, đất nông nghiệp và đất
khác 15.657 ha. Đây là huyện vùng sâu, vùng xa nằm ở phía Tây – Nam tỉnh Lâm
Đồng, trung tâm huyện lỵ cách thành phố Đà Lạt khoảng 200 km về phía Đông Bắc. Huyện có vị trí nằm trong vùng chuyển tiếp giữa vùng Tây nguyên và vùng
Đông Nam Bộ, có độ cao trung bình là 600 m so với mực nước biển, được bao
bọc bởi sông Đồng Nai.
- Phía Bắc: Giáp tỉnh Đắc Nông
- Phía Nam: Giáp huyện Tân Phú, tỉnh Đồng Nai
- Phía Đông: Giáp huyện Bảo Lâm và huyện Đạ Tẻh của tỉnh Lâm Đồng
- Phía Tây: Giáp huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước
+ Khí hậu - thủy văn
Huyện Cát Tiên nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa cận xích đạo
nên nhiệt độ và bức xạ nhiệt mặt trời cao đều quanh năm. Không có gió mùa Đông
lạnh, không có gió bão. Trong một năm có 2 mùa mưa - khô rõ rệt.
- Mùa mưa: Bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11 hàng năm.
- Mùa khô: Bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 năm sau.
11
Nhiệt độ trung bình trong năm là 26oC, cao nhất từ 34 - 350C, độ ẩm trung
bình là 80%. Lượng mưa trung bình hàng năm tương đối cao khoảng từ 2.200 2.500 mm và phân bố không đều.
Về nguồn nước khá dồi dào, được cung cấp bởi các nguồn chính: nước mưa
tại chỗ, nước từ thượng lưu chảy vào các sông suối lớn nhỏ nằm trên địa bàn
huyện. Trong đó đáng kể nhất là nguồn chảy chính của sông Đồng Nai phục vụ
cho sản xuất và đời sống sinh hoạt của người dân.
Hệ thống thủy lợi chưa phát triển và cũng chưa đảm bảo nên thường xảy ra
hạn hán vào mùa khô, dễ gây ngập lụt cục bộ trong những tháng mùa mưa.
+ Địa hình – đất đai
Huyện Cát Tiên có địa hình khá phức tạp, chia thành hai tiểu vùng là tiểu
vùng trũng lượn sóng và tiểu vùng núi cao. Tiểu vùng trũng lượn sóng được chia
cắt bởi nhiều sông suối lớn tạo thành những dải lượn sóng cao thấp và các bàu
trũng xen kẽ lẫn nhau, vào mùa mưa thường bị ngập lụt. Tiểu vùng núi cao với địa
hình chủ yếu là các dãy núi cao, thảm thực vật chính gồm: rừng gỗ, rừng hỗn giao
gỗ tre nứa hoặc lồ ô.
Đất tự nhiên trên địa bàn huyện gồm 3 nhóm chính đó là: nhóm đất phù sa,
nhóm đất dốc tụ, nhóm đất đỏ vàng.
- Nhóm đất phù sa: Chiếm khoảng 13% tổng diện tích đất tự nhiên và được
phân bố dọc theo sông Đồng Nai, các suối và các vùng trũng. Đất được hình thành
chủ yếu bởi phù sa sông Đồng Nai bồi đắp phù hợp cho việc trồng lúa, hoa màu và
các cây công nghiệp ngắn ngày như bông vải, dâu nuôi tằm.
- Nhóm đất dốc tụ: Chiếm khoảng 5,9% tổng diện tích tự nhiên và được
phân bố ven các vùng đồi, thung lũng hoặc hợp thủy vùng núi do quá trình rửa trôi
đất từ các vùng núi đưa xuống. Loại đất này có tính chua nên chỉ thích hợp cho
việc trồng và canh tác lúa nước.
- Nhóm đất đỏ vàng: Gồm đất đỏ vàng hình thành trên đá phiến sét (chiếm
51,7%) phân bố chủ yếu ở các vùng núi phía Đông và phía Nam của huyện, có độ
12
dốc thích hợp với việc trồng các loài cây lâm nghiệp và cây công nghiệp dài ngày.
Đất đỏ vàng hình thành trên đá bazan (chiếm khoảng 27%) tổng diện tích tự nhiên,
phân bố chủ yếu ở vùng núi phía Bắc và phía Tây của huyện. Đây là loại đất tốt
nhất trong các loại đất đồi núi, rất phù hợp với nhiều loại cây trồng công nghiệp,
lâm nghiệp.
+ Đặc điểm tài nguyên sinh vật
Hệ thực vật, động vật rừng trên địa bàn huyện rất phong phú và đa dạng.
Huyện Cát Tiên có phần lớn diện tích thuộc về Vườn Quốc gia Cát Tiên, nơi có hệ
động, thực vật phong phú với hơn 554 loài thực vật, 44 loài thú và gần 200 loài
chim với nhiều loài động, thực vật qúy hiếm cần được bảo vệ đặc biệt là loài Tê
giác một sừng vì đây là loài hiện chỉ còn dấu hiệu tồn tại ở Vườn Quốc gia Cát
Tiên..
3.1.2. Điều kiện kinh tế -xã hội
+ Xã hội
Huyện Cát Tiên được tách ra từ huyện Đa Huoai trước đây, huyện bao gồm
12 xã, 1 thị trấn, trong đó có 1 xã đồng bào dân tộc thiểu số tại chỗ.
Dân số huyện Cát Tiên khoảng hơn 40.000 người với hơn 8.200 hộ. Trong
đó, dân số thành thị chiếm khoảng 19,2% dân số của huyện. Huyện Cát Tiên hội
tụ 18 dân tộc khác nhau cùng chung sống, dân tộc Kinh chiếm đại đa số với 81%,
còn lại 19% là người dân tộc khác. Châu Mạ, Stieng là dân tộc bản địa ở đây và
còn có các dân tộc khác như Tày, Nùng, Dao... Đại bộ phận nhân dân trong huyện
sống chủ yếu dựa vào nghề nông nghiệp như trồng lúa nước, canh tác nương rẫy
nên còn gặp rất nhiều khó khăn, nhất là đối với các hộ đồng bào dân tộc.
Tốc độ tăng dân số bình quân khoảng 1,3%, mật độ dân số trung bình thấp,
khoảng 92 người/ha. Các dân tộc trên địa bàn huyện đoàn kết, gắn bó nhau, cần cù
và có kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp. Do là nơi tập trung nhiều vùng dân
cư trong cả nước nên có nhiều phong tục và tập quán khác nhau, có nhiều kinh
nghiệm sản xuất khác nhau và đã tạo ra sự đa dạng trong nền kinh tế.
13
- Cơ sở hạ tầng: Cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển kinh tế xã hội, có 100%
số xã có đường giao thông đến trung tâm xã và mạng lưới giao thông nông thôn
phủ kín trên địa bàn thuận lợi đi lại của người dân địa phương. Đường ĐT721 nối
liền giữa huyện Đạ Tẻh và Bình Phước đã tạo điều kiện lưu thông sản phẩm nông
nghiệp và giao lưu giữa các huyện, tỉnh.
- Lao động: Huyện Cát Tiên có hơn 20.000 lao động, trong đó lao động
nông nghiệp chiếm 79,6%. Bình quân mỗi lao động có khoảng hơn 0,5 ha đất canh
tác. Lực lượng lao động kỹ thuật còn mỏng, cán bộ khoa học kỹ thuật chủ yếu
dừng lại ở cấp huyện. Lao động phổ thông chiếm tỷ lệ cao nhưng chủ yếu hoạt
động trong sản xuất nông nghiệp nên thường xảy ra thất nghiệp trong thời gian
nông nhàn.
- Giáo dục, y tế: Cơ sở vật chất phục vụ cho công tác dạy và học ở các
trường trong huyện được đầu tư khá lớn từ nguồn ngân sách và qũy xã hội hoá
giáo dục, chất lượng phòng học tương đối được đảm bảo. Công tác xoá nạn mù
chữ, phổ cập giáo dục được đặc biệt quan tâm. Đội ngũ giáo viên từng bước được
chuẩn hoá theo tiêu chuẩn của Bộ giáo dục và đào tạo. 100% các xã đã có trạm y
tế, các chương trình y tế cũng được đẩy mạnh như phong trào chống dịch bệnh,
tiêm chủng mở rộng, chăm sóc sức khoẻ và bảo vệ bà mẹ, trẻ em.
+ Tình hình phát triển kinh tế
Hiện nay, Cát Tiên chủ yếu phát triển về nông nghiệp, lâm nghiệp và tiểu
thủ công nghiệp.
- Nông nghiệp: Được xác định là vùng trọng điểm sản xuất lương thực của
tỉnh với tổng diện tích gieo trồng được tăng dần qua từng năm, tổng sản lượng
lương thực hàng năm tăng, bình quân lương thực theo đầu người trên 484
kg/người/năm.
- Lâm nghiệp: Với tổng diện tích đất lâm nghiệp sản xuất 5.267 ha. Trong
các năm qua đã tiến hành trồng cải tạo lại rừng tự nhiên nghèo kiệt với tổng diện
tích khoảng hơn 2.000 ha, chủ yếu trồng bằng các loài cây như Điều, Keo... Sản
14
lượng khai thác lâm sản hàng năm tăng chủ yếu là sản lượng gỗ nguyên liệu, lồ ô,
gỗ tận dụng trong cải tạo lại rừng tự nhiên ...
- Tiểu thủ công nghiệp: Trong huyện có 2 xí nghiệp ươm tơ và dệt len; có
khoảng 5 cơ sở chế biến bóc tách hạt điều, vì vậy đã góp phần giải quyết việc làm
cho một bộ phận dân cư lao động phổ thông trong huyện.
- Sản xuất lâm nghiệp: Thực hiện chủ trương xã hội hoá về công tác bảo vệ
rừng và thực hiện Dự án Bảo vệ rừng & Phát triển nông thôn, trong năm 2003
UBND huyện đã tiến hành giao 4.316,9 ha đất rừng sản xuất cho 873 hộ gia đình
trên địa bàn các xã Nam Ninh, Mỹ Lâm, Tiên Hoàng, Tư Nghĩa và Quảng Ngãi
như trình bày ở bảng 3.1:
Bảng 3.1: Số hộ và diện tích giao rừng ở các xã trong huyện Cát Tiên
STT
Tên xã
Số hộ được giao
Diện tích giao
(hộ)
(ha)
1
Tiên Hoàng
267
2.067,8
2
Mỹ Lâm
131
654,3
3
Nam Ninh
247
1.044,8
4
Tư Nghĩa
150
443,3
5
Quảng Ngãi
78
126,7
Tổng
873
4.316,9
(Nguồn: Hồ sơ thuyết minh thiết kế giao đất lâm nghiệp của Dự án Bảo vệ rừng
& Phát triển nông thôn, năm 2003)
3.1.3. Sơ lược về tình hình dân số, kinh tế và xã hội của xã Tiên Hoàng
- Lịch sử hình thành xã Tiên Hoàng:
Xã Tiên Hoàng được thành lập năm 1986, dân số trên địa bàn xã chủ yếu là
người dân phía Bắc di cư vào vùng kinh tế mới theo chủ chương của nhà nước,
trong đó chủ yếu thuộc hai huyện Gia Sinh và Gia Viễn của tỉnh Ninh Bình.
15
Xã Tiên Hoàng nằm ở phía Bắc huyện Cát Tiên, cách trung tâm huyện 13
km về phía Bắc.
- Ranh giới hành chính:
+ Phía Bắc giáp xã Đồng Nai Thượng - huyện Cát Tiên.
+ Phía Nam giáp xã Gia Viễn và xã Nam Ninh - huyện Cát Tiên.
+ Phía Tây giáp xã Phước Cát 2 - huyện Cát Tiên.
+ Phía Đông giáp huyện Đạ Tẻh.
- Vị trí địa lý:
+ Từ 13o63’25” đến 11o80’9” độ vĩ Bắc.
+ Từ 107o36’2” đến 107o52’6” độ kinh Đông.
- Dân số và lao động:
Toàn xã là 2.565 người với 542 hộ, trong đó dân tộc Kinh chiếm đa số. Số
lao động của toàn xã là 962 người, chiếm 37,5% tổng dân số, trong đó phần lớn là
lao động nông lâm nghiệp.
- Tình hình sản xuất nông lâm nghiệp:
Hiện ngành nông -lâm nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu thu nhập của
người dân trong xã, trong khi đó tốc độ chuyển đổi cơ cấu kinh tế chậm, chưa đáp
ứng được tiềm năng phát triển đất lâm nghiệp. Thu nhập bình quân đầu người
khoảng 1,7 triệu đồng/năm, thấp hơn so với bình quân chung của toàn huyện.
Do điều kiện sản xuất nông nghiệp còn thiếu nên cuộc sống của người dân
gặp nhiều khó khăn. Vì vậy, một bộ phận nhỏ dân cư còn kiếm kế sinh nhai từ
rừng thông qua các hoạt động như:
+ Khai thác lồ ô, củi làm chất đốt.
+ Khai thác gỗ, lô ô để bán và sửa chữa nhà ở .
+ Khai thác măng, mật ong, quả ươi để ăn hoặc bán.
+ Săn, bắt động vật rừng.
16
- Tình hình tài nguyên rừng:
Trạng thái rừng ở đây chủ yếu là rừng hỗn giao lô ô-gỗ, gỗ-lồ ô và rừng lồ
ô thuần loại có mật độ và trữ lượng trung bình hoặc thấp. Cây lồ ô có đường kính
nhỏ, còn những loài gỗ tạp chủ yếu từ nhóm 3 đến nhóm 8 như: Dổi, Cà chích,
Cầy, Dẻ, Trâm, Ươi... Nguyên nhân là do những năm trước đây (1993) khi còn
Lâm trường Cát Tiên, việc khai thác gỗ củi chưa đảm bảo theo quy trình, quy
phạm, rừng đã bị khai thác quá mức. Mặt khác nhu cầu sử dụng các sản phẩm từ
rừng còn rất lớn, vì vậy người dân đã và đang khai thác các sản phẩm rừng, dẫn
tới chất lượng của rừng giảm cả về số lượng lẫn chất lượng đặc biệt là đối với cây
lồ ô và cây ươi.
3.2 Nội dung nghiên cứu
Để đạt được 3 mục tiêu chính đã nêu ở trên, đề tài thực hiện các nội dung
chính như sau:
(1) Tiến trình giao đất lâm nghiệp
- Tiến trình giao đất giao rừng thuộc Dự án Bảo vệ rừng & Phát triển nông
thôn năm 2003.
- Kết quả giao đất lâm nghiệp cho các hộ gia đình trên xã Tiên Hoàng.
(2) Thực trạng của việc sử dụng đất lâm nghiệp sau khi được giao đất giao
rừng năm 2003
- Hiện trạng sử dụng đất và sử dụng tài nguyên rừng trước khi đất được
giao cho hộ gia đình.
- Tình hình sử dụng đất sau khi được giao đất lâm nghiệp và chuyển đổi
cây trồng kinh tế đến nay.
(3) Đánh giá hiệu quả kinh tế, xã hội và môi trường sau khi giao đất lâm
nghiệp cho các hộ gia đình
- Hiệu quả kinh tế mang lại từ việc trồng cây (Điều, Keo).
- Hiệu quả xã hội và môi trường của việc giao đất lâm nghiệp
17