Tải bản đầy đủ (.pdf) (66 trang)

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ VÀ TÌNH HÌNH SĂN BẮT TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (3.54 MB, 66 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH

KHOÁ LUẬN TỐT NGHIỆP

ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ VÀ TÌNH HÌNH
SĂN BẮT TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Họ và tên sinh viên: NGUYỄN VĂN TRẠNH
Ngành: Lâm nghiệp
Niên khoá: 2006 - 2009

Tháng 7/2009


ĐIỀU TRA THÀNH PHẦN LOÀI THÚ VÀ TÌNH HÌNH
SĂN BẮT TRÁI PHÉP ĐỘNG VẬT HOANG DÃ
TẠI VƯỜN QUỐC GIA CÁT TIÊN

Tác giả

NGUYỄN VĂN TRẠNH

Khoá luận được đệ trình để đáp ứng yêu cầu
cấp bằng Kỹ sư ngành Lâm nghiệp

Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Nga

Tháng 7 năm 2009
i




LỜI CẢM ƠN !
HH
II
Gặt hái được thành quả như ngày hôm nay tôi chân thành cảm ơn quý Ban
Giám Hiệu Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, gia đình và bạn bè đã
tạo điều kiện thuận lợi giúp tôi hoàn tất chương trình học.
Nhân dịp này tôi xin chân thành gửi lời cám ơn đến:
Quý Thầy, Cô giáo Trường Đại học Nông Lâm Thành phố Hồ Chí Minh, quý
Thầy, Cô giáo Khoa Lâm Nghiệp đã giảng dạy và truyền đạt kiến thức cho tôi trong
suốt thời gian học tập tại trường.
Chân thành cám ơn Cô Vũ Thị Nga đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong
suốt quá trình thực hiện đề tài này.
Xin chân thành cám ơn các anh chị trong VQG Cát Tiên, Hạt Kiểm lâm Cát
tiên, Hạt Kiểm lâm Bảo lộc đã giúp đỡ tôi trong quá trình thu thập số liệu.
Bảo lộc, tháng 07 năm 2009
Sinh viên thực hiện

Nguyễn Văn Trạnh

ii


TÓM TẮT
Sinh viên thực hiện: Nguyễn Văn Trạnh, lớp TC04LNLD, Khoa Lâm Nghiệp trường
Đại Học Nông Lâm Thành Phố Hồ Chí Minh.
Tên đề tài: Điều tra thành phần loài thú và tình hình săn bắn trái phép động vật hoang
dã tại VQG Cát tiên.
Giáo viên hướng dẫn: TS. Vũ Thị Nga, Bộ môn Quản lý Tài nguyên Rừng, Khoa Lâm

nghiệp, Trường Đại Học Nông Lâm, thành phố Hồ Chí Minh.
Đề tài đã được tiến hành từ tháng 3/2009 đến tháng 6/2009 tại Vườn Quốc gia
Cát Tiên, tỉnh Đồng Nai.
Đã tiến hành điều tra thành phần loài thú theo 3 phương pháp: phỏng vấn dân
và thợ săn địa phương thực hiện bằng phỏng vấn trực tiếp theo câu hỏi mở; khảo sát
thực địa đã được tiến hành điều tra theo tuyến (5 tuyến) trong rừng và phân tích mẫu
dựa vào các mẫu vật đã gặp trong dân và trong phòng trưng bày của Vườn Quốc gia
Cát Tiên.
Kết quả thu được như sau:
Thành phần loài thú ở VQG Cát Tiên rất phong phú bao gồm 105 loài thú thuộc
31 họ và 12 bộ. Trong đó bộ dơi có số loài nhiều nhất chiếm tỉ lệ 28,57%, bộ ăn thịt có
số loài nằm trong sách đỏ cao nhất là 35,5%. VQG Cát Tiên có gần như đầy đủ tất cả
các bộ và họ thú ở nước ta. Thành phần loài ở Cát Tiên chiếm 38,18% số loài trong
nước và 2,625% số loài trên thế giới.
Trong số 105 loài thú có tới 42 loài đang bị đe doạ diệt vong trong nước và Thế
giới với 32 loài có tên trong sách đỏ Việt Nam (2000), trong đó có: 12 loài mức E, 13
loài mức V, 7 loài mức R; 26 loài có trong sách đỏ của IUCN (2006): 1 mức CR, 6 loài
mức EN, 12 loài mức VU, 7 loài mức LR hoặc NT.
Kết quả điều tra phỏng vấn đã ghi nhận được 22 loài thú gồm: chồn dơi, tê tê
java, nhím đuôi ngắn, sóc bay lớn, cầy hương, cầy giông đốm lớn, chó sói lửa, mèo
rừng, cheo cheo nam dương, lợn rừng, bò tót, bò rừng, bò banteng, voi châu Á, tê giác
một sừng Việt Nam, vượn đen, chà vá chân đen, culi nhỏ, khỉ đuôi lợn, khỉ đuôi dài,
khỉ mặt đỏ, khỉ vàng.

iii


Thành phần loài ghi nhận được qua quá trình điều tra thực địa bao gồm: dơi lá
mũi, nhen, dúi mốc lớn, chồn bạc má Bắc, cheo cheo nam dương, lợn rừng, nai, gấu
ngựa, khỉ đuôi dài, khỉ vàng.

Thành phần loài đã ghi nhận được qua phân tích mẫu vạt gồm: Tê giác một
sừng Việt Nam, bò tót, cầy hương, cầy giông đốm lớn, mèo rừng, culi nhỏ, khỉ đuôi
dài và khỉ vàng.
Hiện nay tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã vẫn còn đang diễn ra
thường xuyên tại vườn. Năm 2005 xảy ra 163 vụ vi phạm, năm 2006 xảy ra 105 vụ vi
phạm với 154 người vi phạm, năm 2007 xảy ra 132 vụ với 138 người vi phạm, năm
2008 xảy ra 203 vụ với 114 người vi phạm, 6 tháng đầu năm 2009 xảy ra 56 vụ với 66
người vi phạm.
Các loại bẫy thường được sử dụng để săn bắt ĐVHD bao gồm: bẫy hom, bẫy
cáp lớn, bẫy cáp nhỏ, bẫy lò xo, bộ lưới bẫy chim, bộ lưới bẫy khỉ. Các loại dụng cụ
được sử dụng săn bắt ĐVHD rất nhiều loại gồm súng kíp, súng tự chế, ná, lưới đánh
cá, câu, đó, xuồng, cuốc, xẻng, cưa sắt, dao thậm chí còn sử dụng cả dầu hoả, xăng
trong khi săn bắt.
Các loại động vật thường bị săn bắt là cá, chim cu, cheo cheo, chồn, dúi, heo
rừng, kỳ đà, rắn, rùa và các loài llinh trưởng.

iv


MỤC LỤC

Trang
Chương 1 .........................................................................................................................1
MỞ ĐẦU .........................................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề.................................................................................................................1
1.2. Mục tiêu nghiên cứu .................................................................................................2
1.3. Giới hạn đề tài ..........................................................................................................2
Chương 2 .........................................................................................................................3
TỔNG QUAN TÀI LIỆU................................................................................................3
2.1. Khái niệm về thú ......................................................................................................3

2.2. Đặc điểm sinh sản của thú rừng ...............................................................................3
2.3. Thành phần loài thú ..................................................................................................4
2.4. Vai trò có lợi của thú rừng........................................................................................5
2.5. Các mối đe doạ đối với động vật hoang dã (ĐVHD) ...............................................5
Chương 3 .........................................................................................................................9
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ................................................9
3.1. Nội dung nghiên cứu ................................................................................................9
3.2. Thời gian nghiên cứu................................................................................................9
3.3. Địa điểm nghiên cứu.................................................................................................9
3.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu................................................................................10
3.4.1. Điều kiện tự nhiên VQG Cát Tiên.......................................................................10
3.4.2. Điều kiện xã hội VQG Cát Tiên ..........................................................................16
3.5. Phương tiện và phương pháp điều tra nghiên cứu..................................................17
3.5.1. Phương tiện điều tra.............................................................................................17
3.5.2. Phương pháp điều tra...........................................................................................17
Chương 4 .......................................................................................................................21
KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.............................................................21
4.1. Các kiểu cấu trúc rừng ở khu vực điều tra .............................................................21
4.2. Cấu trúc thành phần loài thú ở VQG Cát Tiên.......................................................22
v


4.3. Thành phần các loài thú tại VQG Cát Tiên ............................................................24
4.4. Những giá trị nổi bật của khu hệ thú ở VQG Cát Tiên .........................................32
4.5. Tình trạng số loài thú ở VQG Cát Tiên ..................................................................34
4.6. Tình trạng săn bắt trái phép động vật hoang dã ở VQG Cát Tiên..........................36
4.7. Đề xuất biện pháp bảo vệ ĐVHD ở VQG Cát Tiên ...............................................51
Chương 5 .......................................................................................................................53
KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ ...........................................................................................53
5.1. Kết luận...................................................................................................................53

5.2. Đề nghị ...................................................................................................................54
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................Error! Bookmark not defined.
PHỤ LỤC

vi


DANH SÁCH CÁC CHỮ VIẾT TẮT
TT

Chữ viết tắt

Tên đầy đủ

1

CR

Critical Endangered (Rất nguy cấp)

2

DD

Data Deficient Thiếu số liệu

3

ĐVHD


Động vật hoang dã

4

E

Endangered (Đang nguy cấp)

5

EN

Endangered (Nguy cấp)

6

IUCN

International Union for Conservation of Nature and Natural
Resource (Hiệp hội Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế)

7

LR

Lower Risk (Ít nguy cấp)

8

NT


Near Threatened (Gần bị đe doạ)

9

R

Rare (Hiếm)

10

V

Sẽ nguy cấp

11

VQG

Vườn quốc gía

12

VU

Vulnerable (Sẽ nguy cấp)

DANH SÁCH CÁC HÌNH
Trang
Hình 4.1: Rừng lá rộng thường xanh được phân vùng làm khu cứu hộ ĐVHD ...........21

Hình 4.2: Trảng cỏ xen với cây bụi, vũng nước............................................................22
Hình 4.3: Tỷ lệ các loài thú theo bộ ở VQG Nam Cát Tiên..........................................24
Hình 4.4: Gấu đang đi trong rừng .................................................................................31
Hình 4.5: Dấu chân và phân bò tót ................................................................................31
Hình 4.6: Số vụ vi phạm săn bắt ĐVHD trái phép........................................................47
Hình 4.8: Bẫy hom, lò xo và dây cáp bị tịch thu tại VQG Cát Tiên .............................48
Hình 4.10: Gấu chó được cứu hộ trong thời kỳ chăm sóc tại VQG Cát Tiên ..............49
Hình 4.11: Cheo và chồn bị săn bắn (đã chết) tại VQG Cát Tiên .................................50
Hình 4.12: Hổ đang được cứu hộ tại VQG Cát Tiên.....................................................50

vii


DANH SÁCH CÁC BẢNG
Trang
Bảng 4.1: Cấu trúc thành phần loài thú ở VQG Cát Tiên .............................................23
Bảng 4.2: Danh lục loài thú ở VQG Cát Tiên ...............................................................25
Bảng 4.3: Các loài thú bị đe doạ ở VQG Cát Tiên........................................................32
Bảng 4.4: Hình thức xử lý các vụ vi phạm săn bắt trái phép động vật rừng .................37
Bảng 4.5: Các loại bẫy thường được sử dụng để săn bắt động vật rừng trái phép........38
Bảng 4.6: Các loại dụng cụ thường được sử dụng để săn bắt động vật rừng trái phép.38
Bảng 4.7: Các loại động vật tịch thu được từ các vụ săn bắt động vật rừng trái phép..39
Bảng 4.8: Hình thức xử lý các vụ vi phạm săn bắt trái phép động vật rừng .................40
Bảng 4.9: Các loại bẫy thường được sử dụng để săn bắt động vật rừng trái phép........41
Bảng 4.10: Các loại dụng cụ thường được sử dụng để săn bắt động vật rừng trái phép
.......................................................................................................................................42
Bảng 4.11: Các loại động vật tịch thu được từ các vụ săn bắt động vật rừng trái phép43
Bảng 4.12: Hình thức xử lý các vụ vi phạm săn bắt trái phép động vật rừng ...............44
Bảng 4.13: Các loại bẫy thường được sử dụng để săn bắt động vật rừng trái phép......45
Bảng 4.14: Các loại dụng cụ thường được sử dụng để săn bắt động vật rừng trái phép

.......................................................................................................................................46
Bảng 4.15: Các loại động vật tịch thu được từ các vụ săn bắt động vật rừng trái phép47

viii


Chương 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Tổng diện tích rừng Việt Nam hiện nay còn khoảng 30% diện tích lãnh thổ.
Rừng không chỉ cung cấp gỗ và các lâm sản ngoài gỗ mà nó còn đóng một vai trò vô
cùng quan trọng trong vấn đề cải thiện môi trường.
Trong mấy chục năm qua do chiến tranh, do kinh doanh rừng không hợp lý, sức
ép của dân số và sự quản lý rừng không chặt chẽ đã làm cho nguồn tài nguyên của
rừng bị suy giảm cả về số lượng và trữ lượng. Năm 1975 Việt Nam còn 9,5 triệu ha
rừng trong đó rừng tự nhiên chiếm 29,1%, nhưng năm 1981 còn 7,4 triệu ha, và rừng
tự nhiên chiếm 24%. Đến năm 1989 thì nhà nước có chủ trương trồng rừng nên diện
tích rừng lúc này là 9,3 triệu ha. (dẫn theo Nguyễn Thị Ngọc Ẩn, 2001).
Khi nhắc đến tài nguyên rừng, không thể không nhắc đến nguồn tài nguyên
động vật rừng. Động vật rừng nói chung và thú rừng nói riêng có ý nghĩa vô cùng quan
trọng trong việc cân bằng hệ sinh thái rừng, bên cạnh đó làm cho hệ sinh thái đa dạng
và phong phú hơn. Tác động của loài thú đến đất rừng cũng rất rõ rệt. Nếu mật độ của
chúng thích hợp thì giúp cải tạo đất rừng. Ví dụ như một con trâu, hay một con bò
hàng năm có thể cung cấp cho đất rừng từ 3 - 4 tấn phân (Đặng Huy Huỳnh,1986).
Khu hệ động vật nước ta có gần 300 loài có giá trị săn bắn (thú móng guốc, linh
trưởng, thú ăn thịt và nhiều loài bò sát ếch nhái). Trước năm 1970, hàng năm toàn
miền Bắc nước ta khai thác 100.000 thú lớn nhỏ tương đương khoảng 50.000 tấn thịt,
16 vạn m2 da lông, 400 tấn xương nấu cao. Chính vì những giá trị to lớn mà động vật
mang lại đã làm cho tình trạng săn bắt trái phép và buôn lậu động vật hoang dã trái
phép đã và đang diễn ra gay gắt ở Việt Nam làm cho nhiều loài động vật quý hiếm

đang đứng bên bờ tuyệt diệt. Điều này dẫn đến sự suy giảm nghiêm trọng cả về số
lượng và trữ lượng loài, gây suy thoái đa dạng sinh học, tổn thất lớn cho tài nguyên
động vật rừng Việt Nam.

1


Vì những lý do trên điều tra động vật hoang dã nói chung, điều tra thú rừng nói
riêng và tình hình săn bắt động vật hoang dã trái phép ở các vườn quốc gia hiện nay là
rất cần thiết. Được sự đồng ý của Khoa Lâm nghiệp Trường Đại Học Nông Lâm Tp.
Hồ Chí Minh, dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Nga chúng tôi tiến hành đề tài:
“Điều tra thành phần loài thú và tình hình săn bắt trái phép động vật hoang dã ở Vườn
Quốc gia Cát Tiên”.
1.2. Mục tiêu nghiên cứu
Điều tra thành phần loài thú ở Vườn Quốc gia Cát Tiên góp phần xây dựng
danh lục loài thú, xác định loài ưu thế, loài có giá trị kinh tế hay quyết định đến xu thế
phát triển của hệ sinh thái. Điều tra tình săn bắt trái phép động vật hoang dã làm cơ sở
để đề xuất biện pháp bảo vệ hữu hiệu động vật hoang dã ở Vườn Quốc gia Cát Tiên.
1.3. Giới hạn đề tài
Vì thời gian và kinh phí có hạn do đó chúng tôi chỉ tiến hành điều tra thành
phần các loài thú ở phía Nam của Vườn Quốc gia (VQG) Cát Tiên thuộc tỉnh Đồng
Nai, kế thừa số liệu thống kê qua xử lý các vụ vi phạm về săn bắt động vật hoang dã
của Hạt Kiểm lâm VQG Cát tiên.

2


Chương 2
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. Khái niệm về thú

Thú (động vật có vú, Mammalia) gồm những loài động vật có xương sống, có
tổ chức cơ thể cao nhất trong giới động vật, được thể hiện qua các đặc điềm: đẻ con và
nuôi con bằng sữa, thân nhiệt cao và ổn định, các hệ cơ quan hoàn chỉnh, hệ thần kinh
rất phát triển, đặc biệt não bộ có lớp vỏ xám với nhiều nếp nhăn, có khả năng tạo lập
nhanh các phản xạ có điều kiện.
Lớp thú có 3 dạng thích nghi với môi trường sống:
Dạng có đầu mình đuôi phân biệt rõ ràng: Dạng này chiếm đa số loài trong lớp thú,
các loài này chủ yếu sống trên cạn, thí dụ như: hổ, báo, mèo, heo rừng, trâu, bò,...
Dạng có cánh: Dạng này thích nghi với môi trường sống không khí, có khả năng bay
lượn. Giữa các ngón của chi có lớp da y như cánh của các loài chim, thí dụ như dơi,
hoặc màng da nối chi trước với cổ, chi sau như: chồn bay, sóc bay.
Dạng thích nghi với bơi lội: Cơ thể có các chi biến đổi thành các vây. Lớp da trở nên
trơn và bóng hơn, thí dụ như: cá voi, bò nước,…
Động vật rừng là khái niệm chỉ các loài thuộc các lớp động vật khác nhau sống
ở rừng. Sự có mặt của một loài động vật bất kỳ nào, hoặc trực tiếp, hoặc gián tiếp, đều
có ảnh hưởng nhất định đến sự tồn tại và phát triển của rừng.
2.2. Đặc điểm sinh sản của thú rừng
Đặc điểm sinh sản của thú là thụ tinh trong, đẻ con và nuôi con bằng sữa. Sự
sai khác con đực và con cái ờ nhiều loài không rõ. Tuổi trưởng thành của nhiều loài
thú khác nhau. Thú nhỏ thường trưởng thành sinh dục sớm hơn thú lớn: dúi mốc
trưởng thành sinh dục khi được 3 tháng tuổi trong khi đó voi trưởng thành sinh dục khi
đã được 20-25 năm tuổi (Phạm Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998).
Nhiều loài động dục chỉ xảy ra một hoặc hai lần trong năm (mèo rừng, nai,
hoẵng,….). Nhiều loài động dục xảy ra hàng tháng (khỉ, vượn,…). Vào thời gian động

3


dục cơ quan sinh sản bên ngoài (dương vật và âm đạo) to lên, thú đực và thú cái thích
gần nhau hơn. Giữa các thú đực thường xảy ra hiện tượng tranh giành thú cái.

Mùa động đực của thú rừng nước ta khác nhau và có sự liên quan đến thời kỳ
sinh con. Phần lớn động dục vào mùa đông và đẻ con vào mùa xuân hè. Thời gian
mang thai, số con trong mỗi lứa, số lứa đẻ trong một năm của các loài thú rừng có
khác nhau, thường phụ thuộc vào kích thước cơ thể, khả năng bảo vệ con và khả năng
sống sót của thú non như lợn rừng: thời gian mang thai là 4 tháng; một năm đẻ 1-2 lứa;
một lứa có thể đẻ 4-10 con, khỉ vàng chỉ đẻ một lứa và một con/năm.
Những loài thú rừng không làm tổ đẻ (nai, hoẵng, bò rừng…) thường đẻ con
khoẻ. Sau khi đẻ một vài hôm, thú con có thể đi theo mẹ. Các loài mèo rừng, hổ,
báo… phải làm tổ đẻ, con đẻ ra yếu mẹ phải chăm sóc trong một thời gian lâu (Phạm
Nhật, Đỗ Quang Huy, 1998).
2.3. Thành phần loài thú
Trên thế giới: IUCN đã thống kê được số loài thú từ 1996 - 2007 như sau: số
loài đã dược mô tả là 5.416, số loài đã được đánh giá là 4.856 và số loài hiện nay đang
bị đe doạ là 1.093.
Khu hệ thú ở một số khu di sản Thế giới thuộc vùng Inđômalai
Khu di sản thế giới

Diện tích (ha)

Số loài thú

Phong Nha - Kẻ Bàng, Việt Nam

85.800

113

Thung Yai-Huai Kha Kheng, Thái Lan

622.200


120

VQG Kaziranga, Ấn Độ

37.800

35

VQG Manas, Ấn Đ ộ

52.000

55

KBTTN Sinharaja, Sri Lanks

8.700

38

Khu di sản rừng mưa nhiệt đới Sumatra

2.600.000

180

(Nguồn: IUCN WH, 2005)
Ở Việt Nam: Theo Vũ Lê Khôi (2000), nước ta đã thống kê được 252 loài thú
thuộc 40 họ, 14 bộ.


4


Vườn Quốc gia Cát Tiên là một trong những vườn quốc gia (VQG) có thành
phần loài thú rất phong phú ở nước ta, đã thống kê được 105 loài thú trong đó có nhiều
loài có trong Sách đỏ Thế giới và Sách đỏ Việt Nam, đặc biệt có loài tê giác một sừng
Việt Nam là loài đặc hữu của VQG Cát Tiên (VQG Cát Tiên, 2008).
2.4. Vai trò có lợi của thú rừng
Thú rừng có vai trò quan trọng trong cân bằng sinh thái, nơi chúng sống từ đó
các hệ sinh thái được bền vững, diễn thế đi theo con đường tự nhiên. Chúng tạo lên các
mắt xích trong chuỗi thức ăn hay lưới thức ăn. Chúng tạo lên các giá trị bảo tồn vô
cùng quan trọng, các giá trị này không chỉ có ý nghĩa thực tại mà còn có tiềm năng sử
dụng sau này. Các loài động vật đặc hữu mang những nguồn gen quý hiếm chứa đựng
những tính trạng tốt mà các loài động vật khác không có. Thông qua các loài hoang
dại, con người có thể nghiên cứu, khai thác và sử dụng một cách hợp lý các gen này
đạt hiệu quả cao nhất. Theo đánh giá của các nhà khoa học, khu hệ động vật Việt Nam
có tính đặc hữu khá cao so với các nước vùng Đông Dương: Có tới 15 loài phân bố ở
Việt Nam trong tổng số 21 loài linh trưởng đặc hữu của vùng Đông Dương.
Từ khi loài người mới xuất hiện trên trái đất thì nguồn thức ăn chính cho con
người là các sản phẩm tự nhiên thu được từ săn bắt động vật và hái lượm. Nhiều loài
thú rừng đã được con người sử dụng làm thức ăn trong cuộc sống hàng ngày. Nhiều
loài được con người thuần hoá, nuôi dưỡng qua nhiều thế hệ tạo thành những giống gia
súc để phục vụ mình. Có thể nói nguồn đạm động vật là không thể thiếu đối với loài
người. Cho đến ngày nay vẫn còn một số lượng lớn cộng đồng địa phương dựa vào các
sản phẩm săn bắt để tồn tại.
Nhiều loài thú có thể cung cấp lông, da và là nguyên liệu quý để sản xuất dược
liệu như cao hổ cốt, cao khỉ, cao trăn,… Thú rừng còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng
trong các vườn thú, công viên để làm cảnh, phục vụ đời sống sinh hoạt, giải trí, học
tập, nghiên cứu của con người.

2.5. Các mối đe doạ đối với động vật hoang dã (ĐVHD)
Chặt phá rừng, khai thác lâm sản, xây dựng cơ sở hạ tầng và canh tác nông
nghiệp là những nguyên nhân chính làm mất sinh cảnh của các loài ĐVHD. Diện tích
rừng tự nhiên trước đây (1943) che phủ hơn 43% diện tích đất nước, hiện tại diện tích
rừng Việt Nam chỉ còn lại khoảng 30%. Việc trồng mới nhiều diện tích rừng không thể
5


khôi phục các sinh cảnh cho ĐVHD, do thiếu những loài cây bản địa. Sinh cảnh bị mất
và bị chia cắt, nhiều con đường mới được xây dựng chia cắt các cánh rừng, cản đường
di chuyển kiếm ăn và cơ hội giao phối trong mùa sinh sản của động vật. Bên cạnh đó,
cháy rừng và xâm lấn của các loài sinh vật lạ cũng làm mất sinh cảnh của ĐVHD. Vụ
cháy rừng năm 2002 ở VQG U Minh Thượng đã làm thiệt hại gần 4000 ha rừng, là nơi
cư trú của nhiều loài động vật như thuỷ sinh và bò sát, chim và thú. Tại VQG Tràm
Chim, hiện tại cây mai dương, một loại sinh vật lạ đã xâm lấn hàng nghìn ha vườn làm
ảnh hưởng đến nguồn thức ăn của sếu đầu đỏ.
Săn bắt, sưu tầm sinh vật hoang dã cũng là một nguyên nhân quan trọng dẫn
đến nạn diệt chủng. Người dân địa phương thường săn bắt ĐVHD quanh năm, đặc biệt
là mùa sinh sản, chính vì vậy nhiều con cái bị săn bắn, khả năng tái tạo đàn giảm. Do
tác động từ nhu cầu động vật hoang dã trên thị trường, đặc biệt là xuất khẩu, áp lực săn
bắn ĐVHD tại các KBTTN và VQG ngày một tăng, mặc dù Chính phủ đã có các biện
pháp tăng cường quản lý ĐVHD.
Trước những thách thức ngày càng lớn về bảo tồn thiên thiên cũng như quản lý
môi trường, Việt Nam đã ban hành nhiều văn bản qui phạm pháp luật để bảo vệ tài
nguyên thiên nhiên nói chung và động vật hoang dã nói riêng đồng thời thực thi nhiều
công tác tuyên truyền, đào tạo, nâng cao nhận thức cộng đồng đã hết sức được chú
trọng, coi đây là một trong những công cụ hiệu quả nhằm bảo tồn và sử dụng bền vững
tài nguyên thiên nhiên.
Tuy nhiên, những năm trước 1990, do nền kinh tế kém phát triển nên các cấp
lãnh đạo thường quan tâm nhiều đến tăng trưởng kinh tế. Việc khai thác tài nguyên

không chỉ phục vụ tiêu dùng mà còn để xuất khẩu. Nhiều khi việc thực hiện các mục
tiêu phát triển kinh tế chưa dựa trên cơ sở khoa học, quy hoạch tổng thể, gây nên việc
lạm dụng, khai thác quá mức làm nguồn tài nguyên sinh vật nhanh chóng suy giảm.
Bên cạnh các chính sách thể hiện mối quan tâm của Nhà nước đến công tác bảo
tồn thì nhận thức của các tầng lớp dân cư về vấn đề bảo tồn và phát triển ĐVHD chưa
cao. Đối với người dân địa phương nơi có các loài ĐVHD sinh sống, từ nhiều đời nay
việc săn bắt động vật hoang dã vẫn được coi là một nghề kiếm sống, họ không có
nhiều kiến thức về bảo tồn. Họ không biết được tại sao nguồn tài nguyên ĐVHD ngày

6


một ít đi. Do vậy việc nâng cao nhận thức đối với người dân địa phương có vai trò hết
sức quan trọng đối với vấn đề bảo tồn ĐVHD.
Các chủ buôn vì lợi nhuận cao đã không quan tâm đến việc ngừng mua và bán
các mặt hàng ĐVHD mặc dù họ biết rằng việc buôn bán một số loài ĐVHD là vi phạm
pháp luật. Trước đây buôn bán các loài thú chủ yếu phục vụ nhu cầu thực phẩm của
người dân địa phương. Trong những năm gần đây việc buôn bán các loài thú trên thị
trường chủ yếu cung cấp cho các nhà hàng nhằm đáp ứng nhu cầu ẩm thực của người
dân thành phố và xuất khẩu. Ngoài thịt, thú rừng còn được buôn bán với mục đích làm
cảnh, tình trạng nuôi nhốt động vật diễn ra khá phổ biến. Các loài thường bị nuôi nhốt
làm cảnh như: thú linh trưởng, báo, gấu, một số loài cầy, chồn. Bên cạnh đó việc buôn
bán, săn bắt thú với mục đích sản xuất thuốc dân tộc khá phổ biến. Mật gấu, sừng tê
giác, cao khỉ, cao xương hổ ...vẫn được coi là những bài thuốc cổ truyền chữa được
nhiều loại bệnh.
Những nỗ lực liên tục của Chính phủ Việt Nam và của nhiều tổ chức quốc tế đã
giúp công chúng và các nhà hoạch định chính sách, các nhà ra quyết định nhận thấy rõ
hơn vai trò của bảo tồn và kiểm soát buôn bán ĐVHD. Tuy nhiên, nhận thức đó còn
chưa sâu sắc, đặc biệt các hoạt động truyền thông và nâng cao nhận thức còn chưa
mạnh mẽ, chưa biến thành hành động cụ thể, do đó kết quả của công việc kiểm soát

buôn bán ĐVHD còn nhiều hạn chế.
Hiện nay, trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, động vật rừng đang bị
suy giảm nghiêm trọng cả về số lượng và trữ lượng. Đặc biệt là trong những năm gần
đây số lượng động vật đang bị suy giảm đáng kể. Khoảng 30 năm trước đây, Việt Nam
được coi là thiên đường săn bắt. Từ năm 1960 - 1985 trên các quần đảo núi đá vùng
Đông Bắc chiều chiều còn gặp những đàn khỉ vàng, sơn dương nhưng chỉ từ năm
1986 đến nay nạn săn bắt, nạn phá rừng đã làm cho nguồn tài nguyên suy giảm nghiêm
trọng. Hai loài tê giác hai sừng và heo vòi đã bị loại khỏi danh lục động vật rừng ở
nước ta. Tê giác một sừng Việt Nam chỉ còn 5 - 7 con, voi không còn quá 100 con, bò
xám còn 5 - 10 con.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nguy cấp của phần lớn động vật hoang dã ở
Việt Nam hiện nay là do trong thời gian chiến tranh ở việt Nam, quân đội Mỹ đã sử
dụng 14 triệu tấn chất nổ, và khoảng 100.000 tấn chất hoá học đổ xuống Việt Nam
7


phần nào đã phá huỷ độ che phủ của rừng do đó đã làm giảm sút về trữ lượng loài.
Phá rừng là nguyên nhân quan trọng nhất gây nên tình trạng nguy cấp của các loài
động vật. Nhu cầu lương thực, phát triển nông nghiệp cũng như xây dựng nhà cửa gia
tăng, xây dựng đường giao thông làm chia cắt sinh cảnh làm cho rừng bị thu hẹp quá
mức. do bị mất nơi cư trú và nguồn thức ăn các loài động vật bị chết hoặc bị phân tán
đi nhiều nơi, ít có khả năng giao phối nên số lượng ngày càng giảm sút. Một số loài
động vật có kích thước lớn như voi có phạm vi hoạt động lớn khi bị mất nơi cư trú sẽ
có nguy cơ bị tuyệt chủng cao.
Nguyên nhân ảnh hưởng trực tiếp đến các loài động vật là nạn săn bắt trái phép.
Do nhu cấu thức ăn cũng như giải trí làm dược liệu (xương, da, ngà, mật,…) nhiều loài
động vật đã bị săn bắt đến cạn kiệt kể cả con non và con trưởng thành trong mùa sinh
sản. Hoạt động buôn bán trái phép các loài động vật hoang dã quý hiếm có giá trị cao
qua biên giới làm suy giảm nhanh chóng số lượng các loài động vật .
Do sự yếu kém trong công tác quản lý của các cấp chính quyền. Sự ô nhiễm

nguồn nước, ô nhiễm không khí do lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật và các chất thải
công nghiệp là những nguyên nhân gián tiếp làm giảm số lượng và trữ lượng các loài
thú ở nước ta.
Nhiều nguyên nhân đã làm cho việc săn bắt ĐVHD ở nước ta vẫn đang diễn ra
từng lúc, từng nơi, vẫn là mối hiểm hoạ đang làm suy kiệt số lượng loài và thành phần
loài thú của hầu hết các VQG. VQG Cát Tiên cũng là nơi đã bắt được hàng trăm vụ
săn bắt ĐVHD trái phép hàng năm. Săn bắt ĐVHD trái phép vẫn luôn là thách thức
lớn với chính quyền và cán bộ kiểm lâm địa phương của VQG Cát Tiên.

8


Chương 3
PHƯƠNG TIỆN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1. Nội dung nghiên cứu
- Điều tra thành phần loài thú
- Điều tra tình hình săn bắn động vật hoang dã trái phép
- Tình trạng một số loài thú quý hiếm và có giá trị kinh tế ở vườn Quốc Gia Cát Tiên
- Đề xuất biện pháp bảo vệ ĐVHD.
3.2. Thời gian nghiên cứu
Đề tài đã được tiến hành từ ngày 1 tháng 2 đến ngày 30 tháng 5 năm 2009 gồm
3 giai đoạn.
Giai đoạn 1: Từ ngày 1 tháng 2 đến cuối tháng 2, chúng tôi tiến hành đi phỏng vấn
những người sống trong và gần VQG như: kiểm lâm, nhân viên hướng dẫn du lịch, và
một số người dân địa phương. Với mục đích thu thập được những thông tin cơ bản về
tình hình tài nguyên thú rừng tại VQG Cát Tiên.
Giai đoạn 2: Từ 1 tháng 3 đến cuối tháng 4, tiến hành khảo sát thực địa.
Giai đoạn 3: Từ đầu tháng 5 đến ngày 30 tháng 6, tiến hành thu thập thêm số liệu và
xử lý số liệu đã thu thập.
3.3. Địa điểm nghiên cứu

Đề tài được thực hiện ở VQG Cát Tiên. Những nơi khảo sát đã được đánh dấu
trên bản đồ (Hình 3.1). Những nơi được chọn là những nơi dễ quan sát, những tuyến
điều tra đã có sẵn.

9


Ghi chú: Kí hiệu Ì là những điểm tiến hành khảo sát thực địa.
Hình 3.1: Bản đồ điều tra thực địa tại khu vực Nam Cát Tiên thuộc VQG Cát Tiên
3.4. Đặc điểm khu vực nghiên cứu
Hiện nay, VQG Cát Tiên là một trong những khu bảo tồn có diện tích lớn nhất
trong các khu rừng đặc dụng ở nước ta. Trụ sở VQG Cát Tiên nằm ở địa phận huyện
Tân Phú, tỉnh Đồng Nai cách TP. HCM khoảng 150 km theo quốc lộ 20. Trên đường
đi từ TP. HCM - Đà Lạt đến cột cây số 125 km (thị trấn Tân Phú), rẽ trái có con
đường dài 24 km dẫn đến trụ sở VQG Cát Tiên.
3.4.1. Điều kiện tự nhiên VQG Cát Tiên
3.4.1.1. Vị trí địa lý
Vườn QG Cát Tiên nằm trên địa bàn của 3 tỉnh: tỉnh Đồng Nai (huyện Tân Phú,
huyện Định Quán), tỉnh Lâm Đồng (huyện Cát Tiên, huyện Bảo Lâm), tỉnh Bình
Phước (huyện Bù Đăng).
Có toạ độ địa lý:
10


Từ 11020’50” vĩ độ Bắc và từ 107009’05” đến 107035’20” kinh độ Đông có tiếp giáp
giới hạn là:
- Phía Bắc và Tây Bắc giáp tỉnh Đắc Lắc và huyện Bù Đăng (tỉnh Bình Phước) giới
hạn bởi sông Đồng Nai.
- Phía Nam giáp Liên hiệp Khoa học và sản xuất LNCN La Ngà huyện Định Quán tỉnh
Đồng Nai giới hạn bởi đường lộ 323.

- Phía Đông giáp huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng và huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai giới
hạn bởi sông Đồng Nai.
- Phía Tây giáp Lâm trường Vĩnh An tỉnh Đồng Nai và Lâm trường Nghĩa Trung tỉnh
Bình Phước.
VQG Cát Tiên có tổng diện tích tự nhiên là 73.878 ha trong đó gồm:
- Khu Nam Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Đồng Nai: 38.100 ha
- Khu Bắc Cát Tiên thuộc địa phận tỉnh Lâm Đồng: 30.635 ha
- Khu Tây Cát Tiên thuộc đại phận tỉnh Bình Phước: 5.143 ha
3.4.1.2. Địa hình, địa thế
Đặc điểm nổi bật của Vườn Quốc Gia Cát Tiên là ở cuối dãy Trường Sơn, và là
vùng chuyển tiếp xuống địa hình đồng bằng Nam Bộ nên có cả địa hình vùng núi và
địa hình vùng đồi có độ cao so với mặt nước biển từ 100 - 670 m.
- Ở phía Bắc và Đông Bắc thuộc khu vực Bù Sầm xã Tiên Hoàng tỉnh Lâm Đồng
thường có độ cao so với mặt nước biển là 500 - 600 m với các núi: Dang Kla (675 m),
Dang Pốt (669 m), LaetBite (659 m), Danpreum (600 m), Sân Bay (630 m)…
- Ở phía Tây Bắc gồm các xã: Phước Cát II, Tiên Hoàng, Phước Cát I, Gia Viễn thuộc
huyện Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng thường có độ cao trung bình từ 350 m với các đỉnh
414, 376, 353, 345 m…
- Ở phía Tây Nam gồm các xã: Đăng Hà (tỉnh Bình Phước), xã Đaklua (tỉnh Đồng Nai)
thường có độ cao trung bình là 300 m với các đỉnh 336, 284, 250, 200, 150 m…
- Ở phía Nam và Đông Nam thường có độ cao trung bình nhỏ hơn 150 m.
Từ các đặc điểm địa hình của Vườn Quốc Gia Cát Tiên đã hình thành 4 kiểu địa hình
cơ bản (phân theo quy trình điều tra lập địa năm 1984 của Bộ Lâm nghiệp cũ) như sau:
- Địa hình đồi núi thấp: là phần cuối cùng của Cao nguyên Trung bộ có dạng bậc thềm
khá rõ rệt, thường có độ cao so với mặt nước biển từ 300 - 670 m, có độ dốc 20o - 30o,
11


có nơi còn trên 30o. Kiểu địa hình này thường là các dạng sườn dốc lớn phân bố giữa
thung lũng sông suối và dạng địa hình bằng phẳng, mức độ chia cắt khá phức tạp. Kiểu

địa hình này hầu hết bao gồm khu Cát Lộc (phía Bắc VQG), một phần nhỏ của Lâm
trường Nghĩa Trung (khu Tây của Cát Tiên) và khu vực Lâm trường Vĩnh An (khu
Tây của Cát Tiên).
- Địa hình đồi núi cao: có độ cao so với mặt nước biển từ 200 - 300 m, là vùng thượng
nguồn của nhiều con sông lớn chảy ra sông Đồng Nai như suối Daklua, Dabao, Dabit,
Samach… chủ yếu nằm ở phía Tây và Tây Bắc giáp Lâm trường Vĩnh An tỉnh Đồng
Nai và huyện Bù Đăng tỉnh Bình Phước có độ dốc bình quân từ 15o - 20o có địa hình bị
chia cắt mạnh.
- Địa hình vùng đồi trung bình: thường tập trung ở phía Đông Bắc và Đông Nam của
khu Cát Tiên có độ cao so với mặt nước biển từ 150 - 200 m, địa hình tuy có bị chia
cắt mạnh nhưng ít hơn so với vùng đồi cao, cũng hình thành các đỉnh đồi và hệ thống
sông suối rõ rệt, có độ dốc trung bình từ 5o - 10o.
- Địa hình vùng đồi núi thấp: tập trung phân bố ở phía Đông và Đông Nam của khu
Bắc của khu Nam Cát Tiên và phía Nam của khu Bắc Cát Tiên có độ cao so với mặt
nước biển < 150 m, thường có độ dốc < 5o với 2 dạng địa hình bậc thềm suối xen kẽ
với hồ đầm.
VQG Cát Tiên có một hệ thống sông suối, đầm, bàu rất phong phú và đa dạng
bao gồm: Sông Đồng Nai bao bọc phía Bắc, phía Tây và phía Đông VQG với chiều
dài gần 90 km chạy từ thôn Năm (Trạm Bù Sa) của xã Tiên Hoàng huyện Cát Tiên
tỉnh Lâm Đồng đến ấp Tà Lài thuộc huyện Tân Phú tỉnh Đồng Nai có lưu lượng nước
bình quân là 405m3/ngày.
Có nhiều hệ thống suối lớn phân bố tương đối đều trong VQG như: Suối Leh,
Đar’soni, Đa Thai, ĐaceNac, Đa Nhor (khu Bắc Cát Tiên tỉnh Lâm Đồng), suối
ĐaLouha, Đabitt, ĐaBao, Đa Thai, Đasemath (khu Nam Cát Tiên tỉnh Đồng Nai). Hầu
hết các hệ suối này đều đổ ra sông Đồng Nai và còn nước vào mùa khô. Có rất nhiều
đầm và bàu có diện tích khá lớn như: Bàu Sấu, Bàu Chim, Bàu Cá, Bàu Tài
Bìnhdương, Bàu Rau muống (khu Nam Cát Tiên); đầm Nà ngao, Đầm Lươn ( khu Tây
Cát Tiên) và các đầm 1,2,3,4 (khu Bắc Cát Tiên) có mực nước từ 1,5 - 2,5 m trong
mùa mưa và 0,5 - 1,0 m trong mùa khô.
12



Các đầm, bàu và suối lớn thường xuyên ầm ướt và ngập nước vào mùa mưa nên
có nhiều cây bụi, cây cỏ, song mây, tre, lồ ô và dây leo phát triển mạnh hình thành
thảm thực vật nước phong phú và đa dạng.
3.4.1.3. Địa chất và đất đai
Theo các tài liệu để lại thì nền địa chất của khu vực VQG Cát tiên ở thời kỳ
trước Kỷ Đệ Tứ, toàn miền được phủ một lớp trầm tích biển đặc trưng bởi phiến đá
thạch sét. Sau Kỷ Đệ Tứ toàn miền được phủ một lớp phù sa cổ do sông Cửu Long bồi
đắp và sau đó do hoạt động của núi lửa thuộc vùng cao nguyên mà những vùng thấp
của khu vực bị phủ một lớp đá bọt núi lửa. Cùng với sự phun trào phủ lấp, quá trình
phong hoá bào mòn, rửa trôi, bồi tụ đã tạo nên một bề mặt địa hình như hiện nay. Từ
nền địa chất với 3 cấu tạo chính là: Trầm tích, bazan, và sầm phiến thạch đã phát triển
thành 4 loại đất chính của VQG Cát Tiên như sau:
Đất phát triển trên đất bazan (Fk): là loại đất có diện tích lớn nhất chiếm gần 60%
diện tích đất của VQG và chủ yếu phân bố ở khu phía Nam của VQG Cát Tiên, là một
loại đất giàu chất dinh dưỡng phân huỷ cho lại đất tốt, sâu, dày màu đỏ hoặc nâu đỏ và
nâu đen có nhiều đá núi lửa lần đầu chưa bị phong hoá hết. Ở loại đất này rừng phát
triển tốt có nhiều loài cây gỗ quý và khả năng phục hồi rừng cũng nhanh.
Đất phát triển trên đá cát (đá sầm phiến thạch) (Fq): Là loại đất chiếm diện tíh lớn
thứ 2 của VQG chiếm gần 20% phân bố chủ yếu ở phía Bắc của VQG (khu Cát Lộc).
Ở một số tài liệu khác gọi loại đất này là đất xám bạc màu trên đất axit hoặc đá cát. Về
độ phì thì loại đất này kém hơn so với loại đất phát triển trên nền đất bazan. Nhưng do
rừng ở đây chưa bị khai thác nhiều do đó loại đất này vẫn còn tốt.
Đất phát triển trên đá sét (Fs): Loại đất này có diện tích không lớn tập trung chủ
yếu ở khu vực phía Nam xen kẽ các vạt đất bazan. Loại đất này tuy có độ phì khá,
nhưng nó lại có thành phần cơ giới nặng nên khi mất rừng đất này dễ bị thoái hoá một
cách nhanh chóng.
Đất phát triển trên phù sầm cổ (Fo) (Đất xám bạc màu trên phù sa cổ): Là loại đất
gồm các loại đất được bồi tụ ven suối, ven sông Đồng Nai cũng chiếm một diện tích

không nhỏ ở khu phía Bắc và phía Đông Nam của VQG Cát Tiên. Thường được phân
bố trên các vùng địa hình khá bằng phẳng và những vùng trũng bị ngập nước vào mùa

13


mưa. Loại đất này tuy xấu nghèo chất dinh dưỡng nhưng thường có mực nước ngầm
nông nên khá thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển cây rừng vào mùa khô.
3.4.1.4. Tài nguyên đa dạng sinh học
VQG Cát Tiên nằm giữa hai vùng sinh học đại lý chuyển tiếp từ vùng cao
nguyên Trường Sơn xuống vùng Đồng Bằng Nam Bộ, do đó ở đây hội tụ được các
luồng hệ thực vật, hệ động vật phong phú, đa dạng đặc trưng cho hệ sinh thái rừng ẩm
nhiệt đới thường xanh của các tỉnh miền Đông Nam Bộ, Việt Nam.
Các kiểu rừng chính ở Cát Tiên:
Rừng lá rộng thường xanh: ưu thế là cây gỗ thuộc họ dầu (Diptercarpaceae) và họ
đậu (Fabaceae) như: dầu trái (Dipterocarpus alatus), sao đen (Hopea odorata), cẩm lai
Bà Rịa (Dalbergia bariaensis), giáng hương (Pterocarpus macrocarpus)…
Rừng nửa rụng lá: Thành phần các loài cây gỗ rụng lá trong mùa khô như bằng
lăng (Lagerstromia spp), tùng (Tetramelesnudiflora), râm (Hedyotis merguensis).
Rừng hỗn giao gỗ tre nứa: Đây là kiểu phụ thứ sinh do con người tác động vào
rừng thường xanh và rừng nửa rụng lá, do bị lửa rừng, chất độc hoá học làm rừng bị
mở tán và tre nứa xen vào. Thành phần gỗ thường gặp là bằng lăng (Lagerstremia
spp.), cẩm xe (Xylia xylocarpa)…hai loại tre nứa chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera)
và mum (Gigantochloa sp.).
Rừng tre nứa thuần loại: là kiểu rừng thứ sinh do sự tác động của con người, sau
khi rừng bị phá làm nương rẫy rồi bỏ hoá, các loài tre nứa xâm nhập và phát triển. Hai
loại tre chủ yếu là lồ ô (Bambusa procera) và mum (Gigantochloa sp.) tạo thành các
rừng lớn, những nơi ngập nước chỉ có tre La ngà (Bambus blumeana) tồn tại.
Thảm thực vật đất ngập nước: VQG Cát Tiên có diện tích đầm lầy lớn, nguồn nước
chưa bị ô nhiễm. Trong mùa mưa, nước sông tràn lên một diện tích rộng khoảng 2.500

ha. Mùa khô nước rút đi để lại nhiều bàu, đầm lầy có diện tích thu hẹp khoảng 100 150 ha. Thảm thực vật ngập nước là sinh cảnh thích hợp cho các loài cá sấu xiêm
(Crocodylus siamensis), các loài thực vật thuỷ sinh, các loài chim nước, các loài cá
nước ngọt. Đây là nơi định cư của các loài thú lớn như: lợn rừng (Sus scrofa), nai
(Cervus unicolor), bò rừng (Bos gaurus)… vào mùa khô.
VQG Cát Tiên là một khu vực đa dạng về thiên nhiên, cảnh quan phong phú và có
nhiều kiểu rừng, các cảnh sinh đặc trưng cho vùng Đông Nam bộ, đây là khu hệ thực
14


vật phong phú có số họ trên ½ số họ thực vật Nam bộ với các họ cây gỗ đặc trưng là
họ dầu (Dipterocarpaceae), họ đậu (Fabaceae).
Hệ thực vật
Trên cơ sở các số liệu cũ trước đây, VQG Cát Tiên đã thống kê được 1.362 loài,
73 bộ, 151 họ, 638 chi.
Các nhóm thực vật:
Cây gỗ lớn: 140 loài chiếm 10,2% tổng số loài đã biết.
Cây gỗ nhỏ: 300 loài chiếm 22,0%
Cây tiểu mộc (bụi): 256 loài chiếm 18,7%
Thảm tươi: 272 loài chiếm 20,2%
Dây leo: 180 loài chiếm 13,2%
Thực vật phụ sinh, ký sinh: 164 loài chiếm 12,3%
Khuyết thực vật: 50 loài chiếm 3,5%
Hệ động vật
Khu hệ động vật của VQG Cát Tiên có những nét đặc trưng của khu hệ động
vật vùng bình nguyên Đông Trường Sơn, có quan hệ chặt chẽ với Tây Nguyên, nổi bật
là thành phần thuộc bộ móng guốc (Artiodactyla) với 06 loài chiếm ưu thế là: Lợn
rừng (Susscrofa), cheo cheo (Tragulus javanicus), hoẵng (Mutiacus muntjak), bò
banteng (Bos banteng), nai (Cervus unicolor) và là một trong những vùng của Việt
Nam có thể quan sát được nhiều đại diện thuộc họ bò (Bovidae).
Thú: Gổm loài thuộc 30 họ của 11 bộ. Đặc biệt VQG Cát Tiên còn tồn tại một quần

thể nhỏ tê giác một sừng Việt Nam (Rhinoceros somdaicus annamiticus), là phân loài
của Tê giác Java, với số lượng còn khoảng 5 - 7 con đang đứng trước tình trạng tuyệt
chủng rất gần. Đây là loài đặc hữu và quý hiếm không chỉ đối với Việt Nam mà còn cả
thế giới, cần sự quan tâm bảo vệ đặc biệt.
Cá: trên 133 loài trong đó có 10 loài mới cho Việt Nam;

chim: 348 loài

thuộc 18 bộ; bò sát: 79 loài thuộc 17 họ và phân họ, 4 bộ; lưỡng cư: 41 loài thuộc 6 họ
và 2 bộ; côn trùng: 457 loài bướm, trong đó có 30 loài mới cho Việt Nam, 2 loài phụ
mới cho khoa học.

15


3.4.1.5. Thắng cảnh và du lịch
Khu du lịch VQG Cát Tiên là một trong những điểm hẹn du lịch sinh thái lý
tưởng, cũng như là khu nghiên cứu khoa học ở trong nước và quốc tế. Hiện nay ở đây
đang thực hiện dự án (10 tỳ đồng) để đầu tư xây dựng trung tâm du lịch dã ngoại
thanh thiếu niên của tỉnh đoàn Đồng Nai. Tuy nhiên mức độ đầu tư chưa đáp ứng được
với yêu cầu phát triển hiện nay.
3.4.1.6. Giao thông và điện
Thực hiện chương trình 135 và chương trình định canh định cư, chương trình
xây dựng hệ thống vùng ven đã đều được mở rộng đảm bảo cho giao thông thuận lợi,
một số đường đã được bê tông hoá.
Đến nay lưới điện quốc gia đã cung cấp được gần 90% nhu cầu giúp điều kiện
sinh hoạt, học tập được nâng cao.
3.4.2. Khí hậu, thời tiết VQG Cát Tiên
VQG Cát Tiên nằm trong khí hậu nhiệt đới gió mùa. Trong năm có 2 mùa mưa
và khô rõ rệt. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm

sau. Vì địa hình của VQG Cát Tiên nằm trên 2 vùng địa hình vùng núi và vùng đồi có
độ cao so với mặt nước biển khác nhau nên về khí hậu của 2 vùng có sự khác biệt
giữa 2 vùng Bắc và Nam Cát Tiên.
Nhiệt độ trung bình trong năm 26oc,cao nhất từ 34-35oc, độ ẩm trung bình là
80%, lượng mưa trung bình trong năm tương đối cao từ 2.200 - 2.500 mm và phân bố
không đều (Nguồn: Trạm khí tượng Cát Tiên, 2008).
3.4.2. Điều kiện xã hội VQG Cát Tiên
Vùng đệm VQG Cát Tiên có 32 Xã, Thị trấn thuộc 3 tỉnh Đồng Nai, Bình
Phước, Lâm Đồng với khoảng 17 vạn người đang cư trú và sinh sống. Tuy nhiên đáng
chú ý là có một số thôn thuộc 6 xã nằm trong vườn với tổng dân số lên đến 12.347
người. Phần lớn người dân trong các thôn này được bố trí trong chương trình xây dựng
vùng kinh tế mới sau chiến tranh và cộng đồng tại chỗ. Tình hình dân sinh kinh tế của
các địa phương vùng đệm có ảnh hưởng rất lớn đến việc quản lý, bảo vệ tài nguyên
thiên nhiên của vườn. Các nhu cầu về nông sản, có các tập quán sống chủ yếu dựa vào
tài nguyên rừng còn nhiều. Do vậy đã dẫn đến các hình thức vi phạm như phá rừng
làm rẫy, săn bắt, bẫy chim thú, lấn chiếm đất rừng, khai thác lâm sản…
16


×